Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Tư tưởng Lễ trị của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến đường lối trị nước thời Hậu Lê (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.1 KB, 162 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THỦY

TƯ TƯỞNG LỄ TRỊ CỦA NHO GIÁO VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐƯỜNG LỐI TRỊ NƯỚC
THỜI HẬU LÊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THỦY

TƯ TƯỞNG LỄ TRỊ CỦA NHO GIÁO VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐƯỜNG LỐI TRỊ NƯỚC
THỜI HẬU LÊ

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 9229001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Nguyên Việt

Hà Nội, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu đã sử dụng trong luận án là trung thực.
Những kết luận của luận án chưa có công trình khoa học nào
công bố.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Thị Thủy


MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ....................................................................................................................5
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở hình thành và nội dung tư
tưởng “Lễ trị” của Nho giáo Trung Quốc ...................................................................5
1.2. Những công trình nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng “Lễ trị” đến đường lối trị
nước thời Hậu Lê.......................................................................................................12
1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị và hạn chế của đường lối trị nước thời
Hậu Lê dưới ảnh hưởng tư tưởng “Lễ trị” ................................................................17
Tiểu kết chương 1......................................................................................................21
Chương 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG LỄ TRỊ CỦA

NHO GIÁO TRUNG QUỐC..................................................................................23
2.1. Những điều kiện và tiền đề cơ bản cho sự hình thành tư tưởng “Lễ trị” của Nho
giáo ............................................................................................................................23
2.2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng “Lễ trị” của Nho giáo .....................................28
Tiểu kết chương 2......................................................................................................65
Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG LỄ TRỊ ĐẾN ĐƯỜNG LỐI TRỊ
NƯỚC THỜI HẬU LÊ ...........................................................................................67
3.1. Những nhân tố ảnh hưởng của tư tưởng Lễ trị đến đường lối trị nước thời Hậu
Lê ...............................................................................................................................67
3.2. Ảnh hưởng của tư tưởng “Lễ trị” trong việc tu dưỡng đạo đức của nhà vua và
tầng lớp quan lại thời Hậu Lê ....................................................................................77
3.3. Ảnh hưởng của tư tưởng “Lễ trị” trong chủ trương giáo hóa dân và chính sách
an dân của nhà Hậu Lê ..............................................................................................88
3.4. Ảnh hưởng của tư tưởng “Lễ trị” trong việc xây dựng và ban hành pháp luật 101
Tiểu kết chương 3....................................................................................................110
Chương 4. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA ĐƯỜNG
LỐI TRỊ NƯỚC THỜI HẬU LÊ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG LỄ
TRỊ ..........................................................................................................................112


4.1. Những giá trị, hạn chế của đường lối trị nước thời Hậu Lê dưới ảnh hưởng của tư tưởng
“Lễ trị”......................................................................................................................112
4.2. Ý nghĩa hiện thời của đường lối trị nước thời Hậu Lê dưới ảnh hưởng của tư
tưởng Lễ trị ..............................................................................................................132
Tiểu kết chương 4....................................................................................................143
KẾT LUẬN ............................................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................149



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức do Khổng Tử sáng lập, ra đời
vào khoảng thế kỷ VI TCN. Học thuyết này gắn bó mật thiết với các vấn đề về tổ
chức nhà nước và quản lý xã hội dưới thời phong kiến. Với bản chất chính trị và sự
tham chính của giai cấp phong kiến, từ thời nhà Hán đến cách mạng Tân Hợi
(1911), Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng thống trị của xã hội Trung Quốc.
Tư tưởng chủ đạo của Nho giáo là chính trị - đạo đức, bởi “Nho giáo chủ
trương Đức trị, nghĩa là lấy đạo đức để răn dạy con người, từ đó ổn định xã hội,
nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân” [55, tr.9]. Tuy nhiên, “đạo
đức chỉ có sức mạnh bền vững khi được củng cố bằng những nghi thức và bằng
những quy tắc trong đời sống <…> Thái độ của bề tôi đối với vua, của con cái đối
với cha mẹ, của vợ đối với chồng đều được xác định rành rọt. Lễ trị là biện pháp
chặt chẽ nhất để thực hiện Đức trị” [55, tr.21-22].
“Lễ” của Nho giáo được du nhập vào nước ta từ những năm đầu công
nguyên, nhằm phục vụ cho mục đích đô hộ và đồng hóa nhân dân ta của các thế lực
phong kiến phương Bắc. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nó đã đáp ứng được nhu cầu
của giai cấp phong kiến nên dần trở thành một thứ lễ giáo chính thống trong lịch sử.
Sau khi giành được độc lập, tư tưởng “Lễ trị” của Nho giáo tuy không được các
triều đại phong kiến Việt Nam ở thế kỷ X (Ngô, Đinh, Tiền Lê) chú trọng, nhưng từ
thời Lý, nó đã dần chiếm lĩnh vị trí quản lý nhà nước và trở thành công cụ quyền
lực của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập. Tuy nhiên, tư tưởng “Lễ trị” trong
thời kỳ này chưa thực sự chiếm vị trí độc tôn trong xã hội. Phải đến thế kỷ XV, khi
vương triều Lê Sơ được thành lập thì tư tưởng “Lễ trị” của Nho giáo mới thực sự
trở thành hệ tư tưởng chính thống, xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước phong
kiến trung ương tập quyền. Đây cũng là vương triều đầu tiên trong lịch sử phong
kiến Việt Nam xác nhận vai trò và vị thế của “Lễ” trong đường lối trị nước. Đường
lối trị nước của nhà Hậu Lê là đức trị kết hợp với pháp trị, trong đó đạo đức là chủ
đạo, còn pháp luật là bổ trợ. Sự pháp luật hóa các điển lễ, các hành vi ứng xử của

con người là hệ quả của sự kết hợp “đức - pháp”. Do đó, tư tưởng “Lễ trị” thời Hậu
1


Lê tuy được xem là một trong những biểu hiện của đường lối Đức trị, song nội hàm của
nó vẫn không phải hoàn toàn trùng hợp với Đức trị mà Khổng Tử đề xuất.
Tư tưởng “Lễ” và “Lễ trị” của Nho giáo đã có ảnh hưởng rất sâu đậm trong
đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của dân tộc ta, là công cụ đáp ứng yêu cầu
quản lý xã hội phong kiến, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc. Do
đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng “Lễ trị” của Nho giáo, đặc biệt là ảnh
hưởng của nó tới mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế điển hình dưới thời Hậu
Lê vào quản lý xã hội, trên cơ sở đó rút ra các bài học có giá trị phục vụ yêu cầu
phát triển đất nước hiện nay, theo chúng tôi, rõ ràng là cần thiết, đồng thời có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
Ngày nay, tuy cơ sở xã hội cho sự tồn tại của tư tưởng “Lễ trị” không còn,
nhưng những tàn dư của “Lễ”, những quy tắc ứng xử, chuẩn mực, lễ nghĩa của
Nho gia…vẫn còn im đậm trong tâm thức của nhiều người. Ảnh hưởng của “Lễ”
trong đạo đức, phong tục tập quán, tâm lý xã hội…ở nước ta vẫn còn. Bên cạnh
đó, khi đời sống văn hóa, đạo đức mới chưa hoàn thiện, nhiều hiện tượng đạo đức
tiêu cực trong quan hệ cha con, anh em, vợ chồng… đang nảy sinh hàng ngày
trong cuộc sống. Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước ta hiện nay
đòi hỏi phải phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế, ngăn ngừa những ảnh hưởng
tiêu cực của chúng.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn
đề: “Tư tưởng Lễ trị của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến đường lối trị nước
thời Hậu Lê” làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích:
Trên cơ sở phân tích, trình bày cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng “Lễ trị”
của Nho giáo Trung Quốc, luận án làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng Lễ trị đến

đường lối trị nước thời Hậu Lê và ý nghĩa hiện thời của nó.
- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung làm rõ những nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:

2


+ Trình bày cơ sở hình thành và nội dung cơ bản trong tư tưởng “Lễ trị”
của Nho giáo.
+ Trình bày ảnh hưởng của tư tưởng “Lễ trị” đến đường lối trị nước thời
Hậu Lê.
+ Chỉ ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng “Lễ trị” trong đường lối trị
nước thời Hậu Lê, từ đó làm rõ ý nghĩa của tư tưởng Lễ trị đối với các triều đại
phong kiến về sau cũng như rút ra bài học lịch sử đối với xã hội ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng:
Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng “Lễ trị” của Nho giáo và ảnh hưởng
của nó đến đường lối trị nước thời Hậu Lê.
- Phạm vi:
+ Tìm hiểu quan niệm về “Lễ” và “Lễ trị” trong các tác phẩm kinh điển của
Nho giáo, chủ yếu trong Nho giáo sơ kỳ.
+ Phân tích những biểu hiện của tư tưởng “Lễ trị” trong đường lối trị nước thời Hậu
Lê gồm giai đoạn Lê Sơ, nhà Mạc và Lê Trung hưng.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
chính trị và đạo đức, lối sống.
- Đề tài chủ yếu dùng các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội
như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở kết hợp các phương pháp

liên ngành triết học, sử học, đạo đức học, chính trị học.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Làm rõ các điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tư tưởng “Lễ trị” của Nho giáo.
- Làm sáng tỏ nội dung cơ bản trong tư tưởng “Lễ trị” của Nho giáo.
- Làm sáng tỏ ảnh hưởng của tư tưởng “Lễ trị” đối với đường lối trị nước
thời Hậu Lê.
- Chỉ ra được giá trị và hạn chế của tư tưởng “Lễ trị”, từ đó làm rõ ý nghĩa của
nó đối với các triều đại phong kiến về sau cũng như việc rút ra bài học lịch sử đối xã
hội ta hiện nay.
3


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần vào việc tìm hiểu tư tưởng “Lễ trị” - một nội dung cơ bản
trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo, từ đó chỉ ra ảnh hưởng tích cực
cũng như hạn chế của nó đến đường lối trị nước ở thời Hậu Lê.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy triết học, chính trị, đạo đức nói chung và Nho giáo nói riêng ở các trường Đại
học, Cao đẳng chuyên và không chuyên triết học.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Lễ trị của Nho giáo
Trung Quốc.
Chương 3. Ảnh hưởng của tư tưởng Lễ trị đến đường lối trị nước thời Hậu Lê.
Chương 4. Giá trị, hạn chế của và ý nghĩa hiện thời của đường lối trị nước
thời Hậu Lê dưới ảnh hưởng của tư tưởng Lễ trị .

4



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
Nho giáo ra đời trong phong trào “bách gia tranh minh” phản ánh khá rõ nét
nhu cầu của thời đại, đó là ổn định trật tự xã hội và tiến tới thiết lập mô hình xã hội
lý tưởng. Do chủ trương của các nhà sáng lập Nho giáo ở chỗ lấy đạo đức để cảm
hóa con người nên những phạm trù đạo đức trở thành chuẩn mực của lối sống, được
luật pháp hóa từ thời Hán trở đi, đã làm cho học thuyết này trở thành một trong
những cách thức trị nước có tầm ảnh hưởng khá mạnh không chỉ ở Trung Quốc, mà
còn ở các nước đồng văn. Đường lối trị nước của Nho giáo được gọi là Đức trị với
nhiều phương diện biểu hiện cụ thể của nó, trong đó có “Lễ trị”. Chính vì vậy, học
thuyết Nho giáo nói chung và tư tưởng “Lễ trị” của nó nói riêng trong lịch sử chế độ
quân chủ Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, đặc biệt là từ đầu thế kỷ
XX đến nay. Do đó liên quan đến vấn đề này từ trước đến nay có khá nhiều công
trình nghiên cứu theo những phương diện khác nhau. Để tiện theo dõi và khảo cứu,
chúng tôi phân định thành một số nhóm các vấn đề cơ bản sau đây:
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở hình thành và nội dung
tư tưởng “Lễ trị” của Nho giáo Trung Quốc
Các công trình thuộc hướng nghiên cứu này tuy đi sâu vào việc luận giải cơ sở
hình thành, nội dung của Nho giáo, song ở mức độ nhất định đều đề cập đến tư tưởng
“Lễ” và “Lễ trị” của học thuyết này. Trong số các công trình tiêu biểu cả về nội dung
lẫn thời điểm xuất hiện của chúng, phải kể đến các công trình nghiên cứu của Trần
Trọng Kim, Phan Bội Châu, Đào Duy Anh, Quang Đạm, Lã Trấn Vũ, Cao Xuân Huy,
Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Khắc Viện… Các tác giả đã có nhiều đóng góp quan trọng
trong việc phân tích, trình bày một số nội dung cơ bản của phạm trù “Lễ”, đồng thời
nhấn mạnh những yếu tố tích cực và nêu được vai trò của nó đối với đời sống tinh thần
xã hội.
Trước hết, đó là cuốn “Nho giáo” của Trần Trọng Kim, được in lần đầu tại Hà

Nội vào những năm 30 của thế kỷ XX. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày, phân
tích những tư tưởng cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình thành và phát triển của
5


nó. Khi đánh giá về Nho giáo, tác giả đã đề cao những nhân tố tích cực của Nho
giáo, cho rằng đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiện
đạo đức cho con người và ổn định trật tự, kỷ cương của xã hội. Đặc biệt, khi bàn về
phạm trù “Lễ”, tác giả đã viết: “Chữ lễ trước tiên dùng để nói cách thờ thần cho
được phúc, tức là chỉ có nghĩa cúng tế, thuộc về đường tông giáo mà thôi. Sau dùng
rộng ra, nói gồm cả những quy củ mà phong tục và tập quán của nhân quần xã hội
đã thừa nhận…Sau cùng chữ lễ lại có nghĩa thật rộng nói gồm cả cái quyền bính của
vua và cách tiết chế sự hành vi của nhân chúng” [59, tr.137-138]. Không chỉ khái
quát được nội dung cơ bản của “Lễ”, tác giả còn chỉ ra được tác dụng của “Lễ”.
Theo ông, tác dụng của “Lễ” có thể chia ra làm 4 chủ đích như sau: Thứ nhất, là để
“hàm dưỡng tính tình” [59, tr.138]; Thứ hai, là để “giữ những tình cảm cho thích
hợp đạo trung” [59, tr.140]. Nghĩa là, dùng “Lễ” để tiết chế hành vi của con người
ta cho có chừng mực, để lúc nào cũng phù hợp với đạo trung; Thứ ba, là dùng “Lễ”
để phân định phải trái, tình thân sơ và trật tự trên dưới cho phân minh; Thứ tư, là
dùng “Lễ” để “tiết chế cái thường tình của người ta” [59, tr.143], để người ta ngày
càng tránh xa điều tội, gần với điều thiện. Tuy tác giả đã khái quát được nội dung cơ
bản của “Lễ” và chỉ ra vai trò của nó, song việc xem xét “Lễ” như một phạm trù của
đường lối trị nước, tức là “Lễ trị”, thì chưa được tác giả làm rõ.
Tiếp đó, phải kể đến cuốn “Khổng giáo phê bình tiểu luận” của Đào Duy
Anh, Nhà xuất bản Quan Hải Tùng Thư, Huế, năm 1939. Theo ông, để đánh giá
đúng Nho giáo, cần phải có thái độ khách quan, toàn diện, khoa học, không nên đề
cao Nho giáo quá mức, cho rằng đó là một “học thuyết bất di, bất dịch”, cũng không
nên phê phán Nho giáo là “vạn ác chi đoan”. Từ cách tiếp cận như vậy, tác giả đã
khẳng định, các nhà nho đều chủ trương dùng lễ nhạc để cai trị: “Khổng giáo lại
chủ trương cả nhạc và lễ <…> Nhạc cũng có quan hệ về chính trị như lễ…, cho nên

lễ nhạc thường đi đôi với nhau. Nhưng mỗi bên có một hiệu dụng riêng: lễ là cốt ở
sự trung kính, để giữ trật tự phân minh ở ngoài xã hội, mà nhạc thì cốt ở cảm
thương, để điều hòa tâm tính người ta ở bên trong, hai cái dung hòa với nhau thì
mới hoàn toàn, cho nên Khổng Tử cho rằng chính trị bằng lễ nhạc là chính trị lý
tưởng” [1, tr.67-68]. Tuy tác giả đã có trình bày về sự ảnh hưởng của Nho giáo đến
Việt Nam, song tác giả cũng chưa phân tích cụ thể ở một giai đoạn lịch sử nào.
6


Vào những năm 30 của thế kỷ XX, Sào Nam Phan Bội Châu cũng khởi thảo
cuốn “Khổng học đăng”, được xuất bản lần đầu tiên tại Huế vào năm 1957. Tác giả
đã phân tích quá trình phát triển và những tư tưởng cơ bản của Nho giáo. Ông cũng
đặc biệt đề cao những giá trị của Nho giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò cực
kỳ to lớn đối với việc làm chính trị. Khi luận giải tư tưởng chính trị của Khổng Tử,
tác giả phân tích như sau: “Phương pháp trị dân ở một nước, chỉ theo ở đường ngọn,
không bằng theo ở đường gốc. “Ngọn” là gì? Là Pháp luật. “Gốc” là gì? Là giáo
hóa. Pháp luật không phải là không hiệu lực, nhưng hiệu lực chỉ ở trong một lúc; tất
phải vun trồng ở nơi cội gốc bằng giáo hóa thời hiệu lực mới được lâu xa <…> Nhà
chính trị muốn cho công hiệu xa lớn, có chi bằng chú trọng vào đường giáo dục:
một phương diện lấy đạo đức giữa tâm thân mà mở mang bày vẽ cho nó, lại một
phương diện lấy văn hóa lễ nghĩa mà dắt đưa nó vào khuôn trật tự…” [13, tr.77].
Mặc dù đã nhấn mạnh công hiệu của “Lễ” trong việc làm chính trị, song do mục
đích nghiên cứu của tác phẩm nên tác giả chỉ dừng lại ở việc trình bày những tư
tưởng cơ bản của Nho giáo mà chưa đi sâu phân tích khái niệm “Lễ” và “Lễ trị”,
chưa chỉ ra được sự ảnh hưởng của nó tới chế độ quân chủ Việt Nam, điển hình là
dưới thời Hậu Lê. Tuy nhiên, đó cũng là cơ sở để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên
cứu theo hướng này.
Tác giả Lã Trấn Vũ trong cuốn “Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc”
(Trần Văn Tấn dịch, Nhà xuất bản Sự Thật, năm 1964), đã đứng trên lập trường của
chủ nghĩa Mác - Lênin, của giai cấp công nhân để nghiên cứu, giải thích các học

thuyết triết học Trung Quốc. Trong cuốn sách này đã có sự phân tích, so sánh những
quan điểm, chủ trương của những nhà lý luận và hoạt động chính trị từng thời đại;
phân tích những mâu thuẫn nội tại giữa cái mới và cũ, giữa cái bị trị với thống trị ...
ở Trung Quốc. Khi trình bày về học thuyết chính trị của Khổng Tử, tác giả đã đề
cập tới các thuyết chính danh, “Lễ trị”, “đức” và “hình”… Bàn về “Lễ”, tác giả
nhận định: ““Lễ” mà Khổng Tử nói tới, không những là một thứ nguyên tắc về
chính trị, một văn bản về nghi tiết, mà còn là một thứ chế độ. Trong các tầng lớp do
chế độ đẳng cấp tạo nên thì có một loại thước đo để phân biệt họ, do đó mà có
“danh” để đặt ra đạo nghĩa, đạo nghĩa để đặt ra “Lễ”. Đó là nguồn gốc của cái gọi là
dùng “lễ để cai trị”” [134, tr.92]. Tác giả cũng đã bước đầu có sự phân tích, so sánh
7


và chỉ ra sự kế tục trong tư tưởng “Lễ trị” ở ba nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ. Khi
phân tích khái niệm “Lễ” và “Pháp” của Tuân Tử, tác giả cho rằng “Lễ” của Tuân
Tử về cơ bản vẫn giống như Khổng, Mạnh nhưng có phần cụ thể hơn. Đối các với
luận điểm của Tuân Tử (Lễ tức là cái phận lớn của pháp luật vậy; pháp luật mà
không được thi hành là do người trên phạm pháp) tác giả nhấn mạnh: “Lý luận ấy là
nhịp cầu cho sự quá độ từ chủ nghĩa “cai trị bằng lễ” của Khổng Mạnh đến chủ
nghĩa “cai trị bằng pháp luật” của Hàn Phi, Lý Tư”[134, tr.270-271]. Tuy nhiên,
trong tác phẩm này tác giả mới chỉ dừng lại ở tư tưởng “Lễ trị” của ba nhà sáng lập
Nho giáo, chưa trình bày thành hệ thống quan điểm mà mới chỉ dưới dạng những
nhận định, quan điểm đơn lẻ.
Cuốn “Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu”, của tác
giả Cao Xuân Huy, Nhà xuất bản Văn học, năm 1995, là tập hợp những bài giảng về
triết học phương Đông được trình bày tại Viện Văn học từ năm 1962 -1963. Trong
phần III của cuốn sách (Đề cương bài giảng triết học cổ đại Trung Quốc), tác giả đã
tập trung nghiên cứu về tư tưởng triết học của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử.
Khi trình bày về tư tưởng chính trị và nhân sinh quan của Khổng Tử, tác giả cũng
đề cập đến phạm trù “Lễ”, mối quan hệ của nó với các phạm trù khác. Theo tác giả

““Lễ” là cái phạm trù tôn giáo cơ bản, làm công cụ cho sự thống trị của quý tộc, thị
tộc <…> “Lễ là để phân biệt quý tiện” cho nên Khổng Tử chủ trương lễ trị mà phản
đối pháp trị, vì pháp luật không phân biệt quý tiện” [46, tr.404].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu
về lịch sử triết học Trung Quốc nói chung và Nho giáo nói riêng, trong đó phải kể tới
các tác phẩm: “Khổng Tử”, “Mạnh Tử”, “Tuân Tử”, “Đại cương triết học Trung
Quốc”...Trong cuốn “Khổng Tử”, Nguyễn Hiến Lê đã trình bày những nội dung cơ
bản trong triết học của Khổng Tử như: vấn đề con người, tư tưởng chính trị, chính
sách trị dân, đạo làm người. Khi trình bày về tư tưởng chính trị và chính sách trị dân
ông cũng dành một phần để bàn về tư tưởng “Đức trị”, “Lễ trị”. Không chỉ khái
quát nội dung cơ bản của “Lễ”, tác giả còn chỉ ra được tác dụng của “Lễ”: “Dù tích
cực, hay tiêu cực, lễ cùng có mục đích tập cho ta “khắc kỷ” để tu thân. Dân tộc nào
trọng lễ thì cũng trọng sự khắc kỷ, và hễ khắc kỷ thì tinh thần hi sinh cao mà nước
dễ hùng cường, như dân tộc Nhật trước thế chiến vừa rồi” [66, tr.173]. Trong cuốn
8


“Mạnh Tử”, Nguyễn Hiến Lê trình bày tư tưởng chính trị và tư tưởng kinh tế của
Mạnh Tử. Trong đó, tác giả đã đề cập đến chính sách trọng hiền, vai trò của dân,
chủ trương “dưỡng dân” “giáo dân”, chủ trương hạn chế chiến tranh của Mạnh Tử.
Trong cuốn “Tuân Tử”, Nguyễn Hiến Lê viết riêng một chương “Bàn về chính trị”
(chương X). Trong đó, tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản trong chủ trương
chính trị của Tuân Tử, thể hiện tập trung ở các phần Vương chính, Lễ trị, Phú quốc,
Cường binh, những nội dung này thể hiện rõ nét chính sách của Tuân Tử nhằm xây
dựng một quốc gia thịnh trị.
Bộ sách “Khổng Tử”, “Mạnh Tử”, “Tuân Tử” (bản thảo được hoàn thành vào
năm 1978) của Nguyễn Hiến Lê là những công trình nghiên cứu hệ thống và công phu,
trong đó tác giả đã trình bày khá đầy đủ những nội dung cơ bản của Nho giáo sơ kỳ. Tư
tưởng “Lễ trị” cũng đã được trình bày trong chủ trương chính trị của các nhà tư
tưởng đó. Đặc biệt, các tác phẩm trên của Nguyễn Hiến Lê cũng đã bước đầu có sự

so sánh, đánh giá sự kế thừa, phát triển trong tư tưởng “Lễ trị” từ Khổng Tử, Mạnh
Tử đến Tuân Tử.
Trong cuốn “Đại cương triết học Trung Quốc” của Giản Chi và Nguyễn Hiến
Lê, Quyển 1 và Quyển 2, xuất bản năm 1992, các tác giả đã nói về nhân sinh quan của
Khổng Tử, đi sâu vào phân tích các khái niệm: Nhân, Trí, Dũng, Lễ, Trung, Hiếu,
Đễ…Về phạm trù “Lễ”, tác giả cho rằng: Khổng Tử dùng chữ “Lễ” theo nghĩa rộng,
bao quát cả những việc thích hợp và lẽ phải, coi lễ với nghĩa là một. Các tác giả chủ
yếu bàn về “Lễ” trong quan niệm của Khổng Tử và Tuân Tử mà ít đề cập đến sự
vận động, phát triển của nó trong các giai đoạn lịch sử về sau, bởi lẽ họ cho rằng
các giai đoạn sau này của Nho gia ít bàn đến “Lễ”.
Mặc dù chủ yếu đề cập đến “Lễ” từ góc độ lịch sử tư tưởng, thiên về trình
bày, mô tả, giải thích kinh điển, nhưng các công trình nghiên cứu trên cung cấp
những tài liệu cần thiết cho việc tiếp tục đi sâu, làm rõ hơn nội dung của “Lễ” trong
học thuyết Nho giáo, đặc biệt xem xét nghiên cứu về “Lễ” với tư cách là một đường
lối trị nước.
Khác với thái độ cực đoan về Nho giáo, hoặc sùng bái, ca ngợi, muốn làm
sống lại Nho giáo, cuốn “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện, xuất bản năm
1993, đã đề cập đến cả hai mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo. Nói về những
9


điều tâm đắc của mình khi nghiên cứu, tìm hiểu Nho giáo, Nguyễn Khắc Viện đã
đánh giá cao tính “vừa phải” (không thái quá) trong đạo làm người của Nho giáo và
vấn đề “xử thế” (xử thế trong mọi tình huống, đối với người này, người khác, với bề
trên, kẻ dưới...) của Nho giáo. Ông viết: “Mỗi lời nói, mỗi hành động của người
quân tử phải làm theo đúng lễ: Đây là nét đặc biệt của học thuyết Nho giáo. Có lễ
để kính thờ cha mẹ, để đối xử giữa vợ chồng, giữa anh chị em, lễ trong quan hệ với
bạn bè, với người dưới và người trên, lễ độ với vua. Có lễ để biểu thị sự vui, giận,
để tang, ăn uống, và cả khi ngủ…” [128, tr.23]. Điều đó cho thấy, trong cuốn sách
này tác giả chủ yếu đề cập đến “Lễ” ở khía cạnh văn hóa, đạo đức, chưa phân tích

“Lễ” ở khía cạnh chính trị một cách chuyên biệt.
Trong cuốn “Nho giáo xưa và nay” của Quang Đạm, xuất bản năm 1994, tác
giả cho rằng, sức sống dai dẳng của Nho giáo chủ yếu ở chữ “Lễ”: “Mặc dù các văn
miếu và các nền tư văn không còn phảng phất chút khói hương nào, Nho giáo vẫn
còn sống bằng chữ lễ trong đầu óc và trong nền văn hóa con người ở nhiều nơi” [32,
tr.148]. Theo tác giả, điều nguy hiểm của “Lễ” là ở chỗ, nó như một cái lưới bủa ra
rất rộng và xiết lại rất chặt, nó là xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự vươn lên của con
người. Đề cập đến “Lễ” trên phương diện chính trị, tác giả khẳng định: “Lễ còn là
một công cụ chính trị mạnh mẽ và là vũ khí của một phương pháp trị nước trị dân
đắc lực lâu đời mà Nho giáo đã cống hiến cho bao nhiêu thời đại đế vương. Phương
pháp ấy là phương pháp lễ trị” [32, tr.149]. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích
nội dung của đường lối “Lễ trị”, chưa làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng “Lễ trị” tới
đường lối trị nước của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Tác phẩm “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” của Vi Chính Thông, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1996 (sách dịch theo nguyên bản tiếng Trung,
nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, năm 1990). Tác giả đã tập trung phân tích một
số nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nho gia và ảnh hưởng của nó đối với xã hội,
con người Trung Quốc truyền thống cũng như hiện tại dưới cái nhìn phản biện. Khi
trình bày về tư tưởng chính trị của Nho gia, tác giả cho rằng: “Ngày nay, chúng ta
vẫn coi trọng mặt tích cực của tư tưởng chính trị Nho gia. Chúng ta coi trọng nhưng
không phải như những người sùng bái truyền thống, nói tới cái gì cũng bảo xưa kia
đã có rồi <…> Điều chúng ta cần suy nghĩ là làm như thế nào để những tư tưởng
10


vẫn còn giá trị, mà trước đây bị các nhà nho lãng quên, nay được phát hiện dưới ánh
sáng của học thuật hiện đại”[105, tr.189].
Trong cuốn “Khổng Tử” của tác giả Lý Tường Hải (Nguyễn Quốc Thái dịch từ
nguyên bản Trung văn, nhà xuất bản Tứ Xuyên, Trung Quốc, năm 1995), đã dành phần
lớn nội dung tác phẩm trình bày về tư tưởng triết học Khổng Tử và ảnh hưởng của nó

đến xã hội Trung Quốc. Trong đó, tác giả đã có những nhận định xác đáng về tư tưởng
“Lễ trị” của Khổng Tử: “Lấy lễ trị quốc thành ra cương lĩnh cơ bản của Khổng Tử liên
quan đến an bang trị quốc. Song tư tưởng lấy lễ trị quốc của Khổng Tử không giống
như ở một số học giả đã nêu, là lấy đức trị đối lập với pháp trị. Thực ra trong hành vi
chính trị thực tế chúng hỗ trợ cho nhau, trên một ý nghĩa nhất định, tư tưởng an bang trị
quốc của Khổng Tử được coi là lấy lễ làm vành lưới, lấy phép tắc làm phụ trợ” [43,
tr.130-131].
Trong cuốn “Nho giáo Trung Quốc”, xuất bản năm 2005, do Nguyễn Tôn
Nhan biên soạn, đã giới thiệu khái quát quá trình phát triển cũng như nội dung của Nho
giáo qua các thời kỳ (từ trước thời Tần cho đến thời kỳ Nho giáo ngưng kết vào thời
Minh và Thanh). Khi trình bày về nội dung tư tưởng triết học của Khổng Tử, tác giả
cho rằng: “Dùng lễ trị nước là truyền thống đời Chu, cũng là ý kiến phổ biến của các
chính trị gia thời Xuân Thu” [85, tr.173]. Nguyễn Tôn Nhan chủ yếu phân tích phạm
trù “Lễ” ở phương diện tế lễ, song theo tác giả, tế lễ cũng là hành vi chính trị quan
trọng: “Lễ nghi tế thần là tế lễ, mà tế lễ không chỉ đơn giản là tế cáo hay cầu nguyện
được ban phúc mà là bản thân tế lễ đã là một hành vi chính trị quan trọng, một loại
lễ quan trọng nhất trong việc trị nước. Khổng Tử chủ trương dùng “Lễ” trị nước,
trước tiên cũng là tế lễ.” [85, tr.181]. Tác phẩm cũng có trình bày sự vận động, phát
triển của “Lễ” qua các thời kỳ. Tuy nhiên, như trên đã nói, trong tác phẩm, tác giả
chỉ mới chỉ khai thác “Lễ” ở phương diện tế lễ chưa đi sâu phân tích “Lễ” trong
trong lĩnh vực chính trị như một đường lối trị nước.
Nhìn chung, những cuốn sách trên đây là những công trình khá bổ ích cho
những ai quan tâm và nghiên cứu Nho giáo. Song cũng do lập trường, mục đích của
những người nghiên cứu Nho giáo ít nhiều có sự khác nhau, chính vì thế mà những
công trình trên vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng “Lễ trị” với tư cách là tư
tưởng trị nước để từ đó làm rõ ảnh hưởng của nó ở mức nào, giai đoạn lịch sử cụ thể
11


nào của nước ta. Điều đó là vấn đề đặt ra để chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và

làm sáng tỏ trong luận án của mình.
1.2. Những công trình nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng “Lễ trị” đến đường
lối trị nước thời Hậu Lê
Nhóm công trình này đi sâu nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam như một
yếu tố quan trọng hình thành nên các giá trị đạo đức, tinh thần của con người Việt
Nam xưa và nay. Trong nhóm các công trình này cũng có sự phân tích ảnh hưởng
của tư tưởng “Lễ” và “Lễ Trị” ở Việt Nam trong xã hội phong kiến, điển hình dưới
thời Hậu Lê. Liên quan đến vấn đề này có tác giả: Lê Sĩ Thắng, Nguyễn Đăng Duy,
Vũ Khiêu, Nguyễn Tài Thư, Phan Đại Doãn… Bên cạnh việc phê phán những ảnh
hưởng tiêu cực trong tư tưởng “Lễ” của Nho giáo, nhiều tác giả còn đặt ra vấn đề kế
thừa và phát triển những giá trị tích cực của nó nhằm khắc phục những mặt tiêu cực,
góp phần xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay.
Vào các năm 1973 và 1978, trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu lịch
sử tư tưởng Việt Nam, viện Triết học đã tổ chức hai cuộc hội thảo với đề tài “Nho
giáo trong lịch sử và tàn dư của nó trong xã hội Việt Nam”. Cuốn “Nho giáo tại
Việt Nam”, do Lê Sĩ Thắng chủ biên, xuất bản năm 1994, là tập hợp các bài viết của
các nhà nghiên cứu trong các cuộc hội thảo trên. Khi nghiên cứu Nho giáo và ảnh
hưởng của nó đến Việt Nam trong lịch sử và hiện tại, các tác giả đã đề cập đến cả
những mặt tích cực và tiêu cực trong tư tưởng “Lễ trị” của Nho giáo. Cụ thể:
Trong bài viết: “Góp phần phê phán lễ giáo phong kiến” của tác giả Hà Thúc
Minh, đã phân tích về quá trình du nhập và hình thành của lễ giáo, thực chất của
“Lễ” và tàn dư của nó. Theo tác giả, ở nhà Hậu Lê, đặc biệt là triều Lê Thánh Tông,
lễ giáo được đặt lên hàng đầu, trở thành tiêu chuẩn của mọi thước đo trong xã hội,
mọi cử chỉ hành vi con người nhất cử nhất động đều được lấy lễ giáo để soi rọi và
cứ như vậy, lễ giáo ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội phong kiến: “Lễ
giáo ngày càng củng cố được quyền uy. Lễ giáo không những chỉ ở trong lĩnh vực
đạo đức mà còn được luật pháp công nhận và bảo hộ. Từ luật Hồng Đức đến luật
Gia Long pháp luật làm hậu thuẫn mạnh mẽ cho lễ giáo và lễ giáo cũng tiếp nối cho
những nơi mà luật pháp không với tay đến được” [103, tr.360]. Từ chỗ chỉ ra những
mặt tiêu cực của “Lễ”, tác giả lưu ý đến việc cần phải khắc phục tàn dư của lễ giáo

12


để góp phần khắc phục những hiện tượng không tốt trong xã hội, từ đó, xây dựng
một nếp sống lành mạnh, khoa học.
Đặc biệt, trong bài viết: “Vị trí của Nho giáo thời kỳ cực thịnh của chế độ
phong kiến Việt Nam” của Nguyễn Đức Sự. Tác giả đã lý giải về cơ sở giúp cho
Nho giáo chiếm được vị trí độc tôn, các phạm trù đạo đức Nho giáo thâm nhập vào
đời sống con người Việt Nam trong thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến Việt
Nam. Về sự phát triển của tư tưởng “Lễ” trong giai đoạn này, tác giả viết: “Triều
đình phong kiến và cả một đội ngũ quan liêu Nho sĩ đã tìm mọi cách làm cho Nho
gia thâm nhập vào quần chúng bằng giáo dục và pháp luật, bằng khen thưởng và
trừng phạt. Nhà vua đã ban ra không biết bao nhiêu những hứa điều, những bài cáo
dụ và những quy định về nghi lễ để phổ biến Nho giáo vào tận thôn xóm” [103,
tr.432]. Cũng trong bài viết này tác giả còn đề cập đến những tác dụng tích cực và
tiêu cực của Nho giáo trong xã hội Việt Nam ở thế kỷ XV - thời kỳ cực thịnh của
Nho giáo.
Vào thập niên 90 của thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Vũ Khiêu cũng có nhiều công
trình nghiên cứu về Nho giáo như: “Đại học và Trung dung Nho giáo”, “Nho giáo xưa
và nay”, “Nho giáo và đạo đức”, “Nho giáo và gia đình”, “Đức trị và pháp trị trong
Nho giáo”, “Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam”…
Trong cuốn “Nho giáo và đạo đức”, xuất bản năm 1995, tác giả Vũ Khiêu
cho rằng, khi đánh giá lại Nho giáo không chỉ một chiều đề cao quá mức tư tưởng
đạo đức của học thuyết này mà bỏ quên mặt tiêu cực của nó trong giáo dục ràng
buộc con người vào những nghi lễ hà khắc. Nho giáo luôn luôn lấy khuôn mẫu của
người đời xưa giáo dục đời nay: “Theo lịch nhà Hạ, đi xe nhà Ân, mang mũ niệm
nhà Chu, dùng nhạc Thiều của vua Vũ. Nho giáo khuyên răn con người ta bảo thủ
và an phận; Đạo đức Nho giáo đối lập với tinh thần bình đẳng và dân chủ giữa
người với người; Nho giáo đem Đức trị đối lập với Pháp trị…” [53, tr.8]. Từ nhận
định đó, tác giả chỉ rõ: trước những mạnh yếu của đạo đức Nho giáo, chúng ta có

thể tiếp thu những gì để phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước. Nhân, Nghĩa, Lễ,
Tín…nếu được tước bỏ đi những yếu tố tiêu cực vẫn đầy sức thuyết phục. Cuốn sách
có ý nghĩa tham khảo khá quan trọng đối với những người nghiên cứu về tư tưởng đạo
đức và “Lễ” của Nho giáo. Song cuốn sách mới dừng lại ở việc nêu lên những câu trích
13


của Nho giáo về “Lễ” chứ chưa có sự phân tích, đánh giá, bình luận sâu sắc hơn về
những câu trích đó.
Trong cuốn“Đức trị và pháp trị trong Nho giáo”, xuất bản năm 1995, tác giả
Vũ Khiêu đã nhấn mạnh quan điểm của Nho giáo về vai trò của “Lễ” trong lĩnh vực
chính trị: “Dùng lễ thì việc gì cũng thi hành được” [55, tr.55]. Tuy nhiên theo tác
giả tư tưởng “Lễ trị” cũng có những hạn chế của nó: “Chế độ đức trị còn sản sinh ra
đông đảo phần tử đạo đức giả, những kẻ kiếm ăn trong “nghề đạo đức”, những kẻ
bề ngoài nói điều nhân nghĩa, nhưng bên trong đầy rẫy những tật xấu <...> Thực
hành đức trị, giai cấp phong kiến đã đưa lợi ích và trật tự xã hội của nó thành những
quy tắc đạo đức chung của mọi người. Bởi vậy sức mạnh của Nho giáo là suốt mấy
ngàn năm lịch sử, nó đã duy trì xã hội phương Đông trong một trạng thái trì trệ và bảo thủ
bằng cái gọi là đạo đức” [55, tr.22-23].
Cuốn “Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam”, của tác giả Vũ Khiêu, xuất
bản năm 1997, bao gồm ba phần. Phần 1: Nho giáo trong lịch sử - sự ra đời và phát
triển; Phần 2: Việc đánh giá lại Khổng Tử và những bài học vận dụng Nho giáo ở
thời đại ta hiện nay; Phần 3: Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam ngày
nay. Khi đánh giá về mặt hạn chế của tư tưởng “Lễ trị” tác giả viết: “Lễ trị là biện
pháp chặt chẽ nhất để thực hiện đức trị. Vi phạm những nguyên tắc gọi là lễ ấy đều
bị gia đình lên án, xã hội xỉ vả, nhà nước trừng trị. Không cần kể ra đây những bất
công mà người lao động, người phụ nữ phải gánh chịu dưới ách đức trị và lễ trị
này” [57, tr.124].
Mặc dù có đề cập đến vấn đề dùng “Lễ” để cai trị của nhà Hậu Lê, nhưng các
công trình trên của Vũ Khiêu dường như chưa đi sâu làm rõ biểu hiện của tư tưởng

“Lễ trị” dưới thời Hậu Lê và ở đây tác giả cũng chủ yếu bàn đến triều đại Lê Sơ,
chưa tìm hiểu sự vận động biến đổi của tư tưởng “Lễ” ở giai đoạn cực thịnh cho đến
thời kỳ suy thoái của triều đại này.
Năm 1998, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách “Một số vấn
đề về Nho giáo Việt Nam” do Phan Đại Doãn chủ biên. Trong cuốn sách này, các tác giả
đã phân tích rõ những nét cơ bản của tiến trình xác lập vị thế và những thành tựu của
Nho giáo Việt Nam trong chặng đường lịch sử từ thế kỷ XV đến thế XX, mà đỉnh cao
của nó là thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Đây là thời kỳ Nho giáo Việt Nam chiếm vị
14


trí độc tôn trong sự thịnh trị của chế độ quân chủ chuyên chế ở nước ta. Tuy nhiên, cuốn
sách chủ yếu đề cập tới vấn đề văn hóa, giáo dục, khoa cử, chứ chưa nghiên cứu về vai
trò của tư tưởng chính trị của Nho giáo.
Cuốn “Nho giáo với văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, Nhà xuất
bản Hà Nội, năm 1998. Đây là công trình nghiên cứu Nho giáo trên nhiều phương
diện, từ đó làm rõ sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam… Đặc
biệt, trong Chương 6: “Nho giáo với văn hóa chính trị”, tác giả đã trình bày khái
quát nội dung tư tưởng chính trị của Nho giáo, từ đó rút ra nhận xét và phân tích sự
ảnh hưởng của nó đối với văn hóa chính trị trong lịch sử Việt Nam. Tác giả cho
rằng: “Nho giáo dựa vào Lễ. Lễ là một trong năm tiêu chuẩn đạo đức, song đứng về
tư tưởng chính trị, lễ là phương tiện để vận hành chính trị” [31, tr.229]. Đồng thời
tác giả cũng khẳng định Nho giáo chiếm vị trí tuyệt đối trong đời sống tư tưởng và
văn hóa tinh thần từ đầu thế kỷ XV trở đi, tư tưởng chính trị của Nho giáo cũng có
ảnh hưởng sâu sắc tới đường lối trị nước của các vị vua triều Lê.
Hội thảo “Nho giáo ở Việt Nam”, do Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện
Harvard - Yenching (Mỹ) phối hợp tổ chức trong hai ngày 17 và 18 tháng 12 năm
2004. Nội dung các tham luận trình bày trong Hội thảo được chia thành ba phần:
Phần 1: Quá trình du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam; Phần 2: Thư
tịch Hán Nôm Việt Nam về Nho giáo; Phần 3: Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời

sống xã hội Việt Nam thời phong kiến. Trong đó đáng chú ý là các bài viết:“Vai trò
của Nhà nước trong quá trình Nho giáo hóa xã hội thời Lê”, của Trần Thị Kim
Anh; “Nội dung Nho học và văn sách thi Đình thời Lê Sơ và cuối Nguyễn” của Đinh
Thanh Hiếu; “Luật pháp thời Lê dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo” của
Nguyễn Ngọc Thuận… Các bài viết trên hầu hết đều khẳng định rằng, Nho giáo và
tư tưởng “Lễ trị” của nó giữ một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của
xã hội Việt Nam thời Hậu Lê.
Ngoài các công trình kể trên còn có các luận văn, luận án tiến sỹ cũng đề cập
đến một số khía cạnh của Nho giáo về con người, đạo đức, về tư tưởng chính
trị…và sự ảnh hưởng của nó ở Việt Nam như luận án “Vấn đề con người trong Nho
học sơ kỳ của Nguyễn Tài Thư”; luận án “Ảnh hưởng của Nho giáo đối với chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống” của Trần Thị Hồng Thuý; luận án “Một số
15


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full






×