Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MCDONALS thực trạng và hoàn thiện giải pháp bố trí mặt bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.63 KB, 18 trang )

THÀNH VIÊN NHÓM
1
2
3
4
5

PHẠM THỊ THƯƠNG
CAO THỊ KIỀU
VÕ THỊ LIÊN
TRƯƠNG THỊ HUY
LÊ THỊ HUYỀN.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN
XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.

-

-

THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1.1. Thực chất của bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là quá tình tổ chức, sắp xếp, định dạng về
mặt không gian máy móc thiết bị, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ sản
xuất và cung cấp dịch vụ.
Bố trí sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản trị kinh
doanh, trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh


của doanh nghiệp. Bố trí sản xuất khoa học, hợp lý sẽ tạo ra năng suất, chất lượng
hoạt động hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, cho phép tận dụng tốt nhất mọi nguồn
lực nhằm thực hiện thành công những mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Việc bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp xây
dựng mới mà bao gồm những doanh nghiệp thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi
thiết kế sản phẩm hay qui trình công nghệ sản phẩm mới hoặc thậm chí cách bố trí
hiện tại không hợp lý cần điều chỉnh lại.
1.1.2. Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất
Xuất phát từ tầm quan trọng, tính chất phức tạp và những khó khăn về quá
trình tổ chức phương án bố trí sản xuất được xem là đạt chất lượng cao, thích hợp
với từng lĩnh vực kinh doanh cũng như từng điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp
cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất. Phù hợp với đặc điểm thiết kế của sản
phẩm, dịch vụ và khối lượng sản phẩm cần sản xuất.
Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất. Quy luật phát triển thường dẫn đến sản lượng
sản xuất hoặc đa dạng hóa sản phẩm. Vì vậy, ngay từ khi chọn địa điểm bố trí mặt
bằng sản xuất phải dự kiến có khả năng mở rộng trong tương lai.
Đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn trong sản xuất.
Tận dụng hợp lý trong không gian và diện tích mặt bằng.


1.2.

Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống và hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái ở cả bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp.
Tránh hay giảm thiểu những trường hợp dòng di chuyển nguyên vật liệu đi ngược
chiều.
CÁC HÌNH THỨC BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT
Việc lựa chọn loại hình bố trí nào phụ thuộc vào quy trình sản xuất, đặc điểm

của sản phẩm – dịch vụ của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Mỗi loại hình bố trí
có ưu nhược điểm riêng, việc kết hợp các loại hình bố trí trên theo những cách thức
khác nhau giúp cho doanh nghiệp đưa ra hình thức bố trí phù hợp với điều kiện của
mình. Có ba loại hình bố trí mặt bằng cơ bản trong sản xuất.
1.2.1. Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm
Bố trí sản xuất theo sản phẩm hay còn gọi là bố trí theo dây chuyền hoàn
thiện, thực chất đây là việc sắp xếp những hoạt động theo một dòng liên tục những
việc cần thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.
Hình thức bố trí này phù hợp với sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối
lượng sản xuất lớn, những công việc có tính chất lặp lại và nhu cầu ổn định. Ví dụ:
dây chuyền lắp ráp ô tô, tủ lạnh, dây chuyền sản xuất bánh kẹo, nước đóng chai,…
Hình thức bố trí này còn phù hợp với các ngành dịch vụ như ngân hàng, bưu điện,
phục vụ đồ ăn nhanh,…
Dòng di chuyển của sản phẩm có thể là theo một đường thẳng, đường gấp
khúc, có dạng chữ U, L, M hay xương cá. Chọn bố trí mặt bằng như thế nào phụ
thuộc vào diện tích và không gian của nhà xưởng; tính chất của thiết bị; quy trình
công nghệ; mức độ dễ dàng giám sát hoặc các hoạt động tác nghiệp khác.
Sơ đồ bố trí sản xuất theo đường thẳng và hình chữ U

Bố trí theo sản phẩm có khả năng sử dụng tối đa lực lượng lao động và máy
móc thiết bị vào sản xuất, nhờ đó mà số lượng bán thành phẩm tồn đọng không


-

-

-

-


đáng kể. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất có thể bị gián đoạn nếu một vị trí làm việc,
một công đoạn hay thiết bị nào đó gặp sự cố. Vì vậy, trong quá trình hoạt động cần
thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng, dự phòng và thay thế kịp thời những bộ
phận dễ bị hỏng hóc theo kết quả kiểm tra định kỳ. Mặt khác, phải dự trữ đầy đủ
các chi tiết, phụ tùng thay thế.; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, nhân viên phục vụ việc xây dựng hệ thống sửa chữa nhanh, nhằm đảm bảo cho
loại hình bố trí sản xuất này vận hành đạt hiệu quả cao.
 Những ưu điểm chính của bố trí sản phẩm là:
Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh;
Chi phí đơn vị sản phẩm thấp;
Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng suất;
Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao; hệ thống sản xuất ít bị ngừng vì những
trục trặc của máy móc thiết bị và con người;
Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định;
Dễ dàng trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát họat
động sản xuất cao.
 Hạn chế
Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng, chủng loại,
thiết kế sản phẩm; mỗi lần thay đổi sản phẩm phải thiết kế lại mặt bằng;
Các công việc bị phụ thuộc vào thời gian và trình tự do đó hệ thống sản xuất có thể
bị gián đoạn khi có một công đoạn bị trục trặc;
- Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc, thiết bị lớn;
Không áp dụng được chế độ khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân. Và
công việc dễ gây sự nhàm chán cho công nhân.
1.2.2. Bố trí mặt bằng sản xuất theo quá trình
Bố trí theo quá trình, hay còn gọi là bố trí theo chức năng hoặc bố trí theo
công nghệ, thực chất là nhóm những công việc tương tự nhau thành những bộ phận
có cùng quá trình hoặc chức năng thực hiện.
Bố trí sản xuất theo quá trình phù hợp với loại hình sản xuất gián đoạn, quy

mô sản xuất nhỏ, chủng loại sản phẩm đa dạng. Sản phẩm hoặc các chi tiết, bộ
phận đòi hỏi quá trình chế biến khác nhau, thứ tự công việc không giống nhau và
sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng theo những con đường
khác nhau. Sản phẩm trong quá trình chế tạo di chuyển từ bộ phận này sang bộ
phận khác theo trình tự công đoạn phải thực hiện. Kiểu bố trí này rất phổ biến trong
các doanh nghiệp cơ khí và trong lĩnh vực dịch vụ như các cửa hàng bán lẻ, ngân
hàng, bưu điện, trường học, bệnh viện (bố trí theo khoa)…


Ưu điểm:
Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao; hệ thống sản xuất ít bị gián đoạn vì bị
những lý do trục trặc của thiết bị, con người; tính độc lập trong chế tạo các chi tiết
của bộ phận cao;
Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao;
Đầu tư thiết bị ban đầu nhỏ;
Công việc đa dạng khiến công nhân không bị nhàm chán; có thể áp dụng và phát
huy được chế độ khuyến khích nâng cao năng suất lao động cá biệt.
 Hạn chế
Chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao;
Lịch sản xuất và các hoạt động không ổn định;
Sử dụng nguyên liệu kém hiệu quả; mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp;
Khó kiểm soát hoạt động và chi phí kiểm soát phát sinh cao;


-

-

-


Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất theo quá trình
1.2.3. Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định:
Theo kiểu bố trí này mang tính đặc thù của dự án sản xuất, sản phẩm đứng cố
định ở một vị trí còn máy móc thiết bị, vật tư và lao động được chuyển đến đó để
tiến hành sản xuất. Bố trí sản xuất theo vị trí cố định được áp dụng trong trường
hợp sản phẩm mỏng manh, dễ vỡ hoặc quá cồng kềnh, quá nặng nề khiến cho việc
di chuyển vô cùng khó khăn. Ví dụ như: xây dựng cầu đường, đóng tàu, xây nhà,…


Sơ đồ bố trí mặt bằng theo vị trí cố định
Ưu điểm
Hạn chế tối đa việc di chuyển đối tượng chế tạo, nhờ đó giảm thiểu hư hỏng đối với
sản phẩm và chi phí dịch chuyển;
Vì sản phẩm không phải di chuyển từ phân xưởng này tới phân xưởng khác nên
việc phân công lao động được liên tục, công việc đa dạng.
 Nhược điểm
Đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao;
Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị, con người cao;
Hiệu suất sử dụng thiết bị thấp, khó kiểm soát con người.
1.2.4. Bố trí hỗn hợp
Ba loại hình bố trí sản xuất nêu trên là những kiểu tổ chức kinh điển thuần túy
về mặt lý luận. Trong thực tế thường sử dụng các hình thức bố trí hỗn hợp với sự
kết hợp các loại hình đó ở những mức độ và dưới dạng khác nhau. Các kiểu bố trí
hỗn hợp này phát huy những ưu điểm, đồng thời hạn chế những nhược điểm của
từng loại hình bố trí trên. Do đó chúng được dùng phổ biến hơn và trong nhiều
trường hợp người ta cố gắng thiết kế phương án kết hợp tốt nhất ứng với từng lĩnh
vực sản xuất kinh doanh cụ thể. Lý tưởng là lựa chọn được hệ thống bố trí vừa linh
hoạt vừa có chi phí sản xuất thấp.
1.2.4.1. Tế bào sản xuất:
Là một kiểu bố trí trong đó máy móc thiết bị được nhóm vào một tế bào mà ở

đó có thể chế biến các sản phẩm, chi tiết giống nhau hoặc các bộ phận có cùng
những đòi hỏi về mặt chế biến. Bố trí tế bào bao gồm các yếu tố của bố trí theo sản
phẩm lẫn bố trí theo quá trình. Bố trí máy móc trong mỗi tế bào giống như một dây
chuyền sản xuất nhỏ, các công nhân phụ trách từng công đoạn khác nhau diễn ra
trong một ô. Vì vậy, mỗi công nhân được huấn luyện thực hiện từng công đoạn
trong ô đó.


-


Ưu điểm:
Thời gian vận chuyển và di chuyển nguyên liệu giảm;
Quy trình liên tục, không có sự chờ đợi giữa các công đoạn sản xuất;
Dễ kiểm soát, dễ tự động hóa;
Sử dụng nhân lực tốt hơn; tăng cường trách nhiệm của công nhân và nâng cao chất
lượng thực hiện.
 Hạn chế
Chi phí đầu tư cho việc chuyển đổi từ các hình thức khác sang bố trí theo tế bào
khá lớn;
Chi phí đào tạo công nhân tăng lên.
Vì thế, nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình tế bào cho một số công đoạn
chứ không áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất. Ví dụ như các công đoạn cắt xẻ,
lắp ráp và hoàn thiện trong sản xuất đồ gỗ.
1.2.4.2. Bố trí theo nhóm:
Là việc xác định các chi tiết bộ phận giống nhau cả về đặc điểm thiết kế và
đặc điểm sản xuất để nhóm chúng thành các nhóm sản phẩm có đặc điểm tính
tương tự nhau. Những đặc điểm thiết kế bao gồm kích thước, hình dạng và chức
năng. Đặc điểm về sản xuất bao gồm kiểu và thứ tự thao tác cần thiết. Bố trí theo
nhóm là sự kết hợp giữa bố trí theo sản phẩm và bố trí theo quá trình.

 Ưu điểm
Tiết kiệm được không gian sản xuất; giảm dự trữ nguyên liệu và thành phẩm;
Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất ; tăng mức độ sử dụng thiết bị, máy móc;
Đơn giản hóa trong hoạch định công việc; phối hợp các công việc dễ dàng.
1.2.4.3. Hệ thống sản xuất linh hoạt
Hệ thống sản xuất linh hoạt là hệ thống sản xuất khối lượng vừa và nhỏ có thể
điều chỉnh nhanh để thay đổi mặt hàng dựa trên cơ sở tự động hóa với sự điều
khiển bằng chương trình máy tính. Ngày nay, hệ thống sản xuất linh hoạt đang trở


-

-

-


thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới vì nó phản ánh
được việc ứng dụng tiến bộ công nghệ mới, hiện đại đồng thời tạo ra khả năng
thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Hệ thống linh hoạt áp
dụng rộng rãi trong tế bào sản xuất. Hệ thống này có ưu điểm là:
- Rút ngắn thời gian sản xuất;
- Giảm vốn đầu tư; giảm lao động trực tiếp;
- Kiểm soát công việc tốt hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN
XUẤT CỦA MCDONALD’S
2.1. KHÁI QUÁT VỀ MCDONALD’S VIỆT NAM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Mc Donald’s là thương hiệu fastfood hàng đầu thế giới.

- Do 2 anh em Richard và Maurice Mcdonald thành lập.
- Xây dựng nhà hàng McDonald’s đầu tiên năm 1940 và mở
-

-

rộng trên toàn nước Mỹ

năm 1955.
5 năm sau đó ông đăng ký độc quyền cho thương hiệu McDonald’s. Hiện đã có
khoảng 400 cửa hiệu McDonald’s tại Philippines, 260 ở Malaysia, 195 ở Thái Lan
và 150 ở Indonesia. Việt Nam là thị trường Đông Nam Á mới nhất của McDonald’s
kể từ khi nhà hàng này mở cửa hiệu đầu tiên tại Brunei vào năm 1992.
Khai trương cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 8/2/2014 tại thành phố Hồ Chí
Minh. Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới- McDonald’s sẽ làm nóng
thêm “cuộc chiến” fastfood tại đây. Chỉ sau 3 năm có mặt tại Việt Nam McDonald’s
đã có 13 cửa hàng với quy mô khác nhau tại khu vực quận 1, quận 6, quận 7, quận
Gò Vấp, quận 10 và quận 2, quận 4, quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.


McDonald’s cho biết có thể sẽ mở 100 cửa hiệu tại Việt Nam trong vòng một thập
kỷ tới.
- Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay, McDonald’s mong muốn
phục vụ những bữa ăn nhanh nhưng hợp vệ sinh, đầy đủ dưỡng chất cùng với cung
cách phục vụ chuyên nghiệp, McDonald’s cam kết sẽ làm bạn hài lòng với dòng
sản phẩm nổi tiếng khắp thế giới của chúng tôi như Big Mac, Chicken McNuggets,
Egg McMuffin. Không chỉ nổi tiếng về thức ăn ngon, McDonald’s còn nổi tiếng về
chuỗi tiêu chuẩn “Chất Lượng, Dịch Vụ, Vệ Sinh và Giá trị”.
2.1.2. Sản phẩm
McDonald’s Việt Nam là nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên phục vụ

suốt 24 giờ, nhằm mang đến cho bạn và gia đình những bữa ăn ngon trong một
không gian thoải mái và an toàn vào bất cứ lúc nào trong ngày.
Những sản phẩm của McDonald’s luôn được khách hàng yêu thích như món
khoai tây chiên lừng danh thế giới French Fries, bánh burger Big Mac, hay Chicken
McNuggets, và trên hết là những trải nghiệm mà bạn chỉ có thể có được tại nhà
hàng của McDonald’s.
Các dòng sản phẩm chủ yếu:
- Các món gà: đặc biệt như Gà McNuggets™, Cánh Gà Chicken McWings™
- Bánh burger: Burger bò Đặc biệt, Burger heo đặc biệt sốt mè Tonkatsu, Burger gà
rau tươi và sốt Mayo…
- Phần ăn EVM: là phần ăn tiết kiệm với các món chính, khoai tây chiên và
Cocacola. Một số phần ăn đặc biệt như: Phần ăn Burger phi-lê cá (Filet-O-Fish™),
phần ăn 6 miếng gà McNuggets™ (6 chicken McNuggets™), phần ăn Burger Bò
phô-mai đặc biệt (Cheeseburger Deluxe)…
- Phần ăn trẻ em: Đối với phần ăn trẻ em, bên cạnh những thức ăn Muffin ốp-la,
Muffin Thịt Gà, Bánh Hotcakes,… các em còn được tặng những món đồ chơi xinh
xắn khi mua trọn 1 phần.
- McCafeTM: thức uống nóng, thức uống đá, thức uống đá xay, thức ăn.
- Tráng miệng: Sau khi thưởng thức các món chính, thực khách có nhiều sự lựa chọn
để tráng miệng như: kem ốc quế, bánh táo nướng, Kem McSundae™ sốt Sôcôla,
Kem xay bánh Oreo™…
- Thức uống khác: Cocacola, các loại nước ngọt giải khát khác.
2.2. BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT TẠI MCDONALD’S
2.2.1. Quy trình làm việc
2.2.1.1. Các công việc chính trong bếp
- Dọn vệ sinh


- Sơ chế gà
- Tẩm bột gà

- Vận hành máy chiên
- Làm Hamburger
2.2.1.2. Công việc chung trong
- Sáng

-

-

-

-

ngày:

+ Lắp các loại máy: máy chiên, máy áp chảo, máy giữ ấm, máy chứa nước
ngọt, tra sốt, sắp xếp các dụng cụ
+ Khởi động các loại máy
+ Tổng vệ sinh (nếu rơi vào ngày định kỳ theo lịch hàng tuần)
+ Sơ chế gà
- Trong ngày:
+ Phục vụ các đơn hàng
+ Lấy nguyên liệu, dụng cụ ở trụ sở
- Cuối ngày:
Vệ sinh bếp: vệ sinh máy móc, rửa bát đĩa, bảo quản thực phẩm thừa.
2.2.1.3. Quy trình chế biến gà:

Sau khi nhận được đơn hàng
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
+ Lấy lượng thịt gà đủ chế biến : thường là 1-2 con (9 miếng) tuỳ nếu thiếu

phần thịt ở đùi hay cánh thì sẽ lấy thêm.
+ Tẩm bột ở thùng bột.
Bước 2: Chế biến
+ Gà rán: cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy chiên dầu.
+ Gà nướng: cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào lò vi sóng khởi động cho máy
chạy theo thời gian đã quy định.
Bước 3: Hoàn thiện suất ăn
+ Xếp gà vào các đĩa theo các suất (suất nhiều nhất là 20 miếng gà).
Quy định: gà chiên xong không được để quá 1 giờ
2.2.1.4. Quy trình chế biến bánh Burger
 Sau khi nhận được đơn hàng
Đặc điểm sản phẩm:
+ Gồm nhiều thành phần: thịt bò, thịt lợn, philê gà rán, gà nướng, xà lách,
sốt, trứng, phomai


-

Nguyên tắc chế biến:
+ Chế biến, xử lý ưu tiên các nguyên liệu có thời gian chế biến lâu nhất trước
(thông thường là gà,thịt bò, trứng)
 Các bước chế biến
- Bước 1: Xử lý, chế biến các thành phần của bánh
- Bước 2: Khi bước 1 còn từ 1-2 phút nướng bánh -> tra sốt
- Bước 3: Cho các thành phần đã được chế biến vào bánh-> đóng hộp.

Sơ đồ quy trình chung

Nguyên liệu
thô


Sơ chế

Nhận đơn
hàng

Chế biến

Bao gói suất
ăn

Chuyển thành
phẩm phục vụ
khách

2.2.2. Phương pháp bố trí mặt bằng tại McDonald’s
2.2.2.1.

Phương pháp bố trí mặt bằng chung tại cửa hàng McDonald’s


Sơ đồ bố trí mặt bằng tại cửa hàng McDonald’s
-

Sơ đồ bố trí mặt bằng chung tại cửa hàng McDonald’s gồm 4 khu vực chính
+ Khu vực 1: khu bàn ăn cho khách, được bài trí trang nhã, sang trọng, mang
phong cách khá hiện đại. Có nhiều dãy bàn ở ngoài trời và trong nhà, các dãy bàn
khá đa dạng cho nhiều dạng khách hàng như bàn nhóm, đơn, đôi, ghế đặc biệt cho
trẻ em,... Ngoài ra cửa hàng của McDonald’s còn có 1 không gian riêng dành cho
trẻ em vui chơi.

+ Khu vực 2: khu đặt món. Dãy bàn đặt món có 6 hàng, tương ứng với các
loại đồ ăn thức uống trong thực đơn. Cách phục vụ không khác gì các cửa hàng
thức ăn nhanh khác đó là tự phục vụ. Sau khi gọi món, khách hàng có thể đứng tại
chỗ chờ thức ăn.
+ Khu vực 3: khu chế biến và kho hàng. Được chia làm 3 khu vực nhỏ là: khu
chế biến khoai tây, khu chế biến gà, và khu chế biến bánh Burger. Được trang bị
các loại máy chế biến hiện đại, nhân viên được bố trí đảm nhiệm một hoặc một vài
công đoạn chế biến. Kho hàng nằm ngay gần khu chế biến để thuận tiện cho việc
vận chuyển và chế biến.
+ Khu vực 4: mô hình Drive – Thru. Drive - Thru là một hình thức dịch vụ
mua hàng mà thực khách có thể mua hàng trực tiếp ngay trên xe của mình.
McDonald’s là cửa hàng đầu tiên trên thế giới phục vụ theo mô hình Drive-thru từ





-

-

-

-

năm 1975 và cũng là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu cũng như áp dụng mô
hình này. Cửa hàng McDonald’s đưa ra dịch vụ Drive – Thru nhằm mang tới cho
những khách hàng bận rộn, không có nhiều thời gian một bữa ăn ngon miệng
nhưng với một thời gian ngắn nhất và tiện lợi nhất. Mô hình này đã nhận được
nhiềuu phản ứng tích cực từ người mua hàng. Mô hình gồm 3 điểm chính:

Điểm 1: xem thực đơn và đặt món ăn qua máy hoặc với nhân viên bán hàng tại
quầy Đặt hàng.
Điểm 2: thanh toán tại quầy Thanh toán.
Điểm 3: nhận món ăn tại quầy Nhận hàng.
Phương pháp bố trí ở McDonald’s trong tất cả các cửa hàng gần như là giống
nhau… Fastfood Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ
nhanh nên không gian bên trong McDonald’s được bố trí rộng rãi, sang trọng, xứng
đáng với tầm cỡ của một thương hiệu chuỗi thức ăn lớn trên thế giới. Khách hàng
rất hài lòng với không gian được bố trí như vậy.
Phương pháp bố trí của McDonald’s là theo hình thức bố trí theo nhóm. Nghĩa là
con người và máy móc được sắp xếp thành một nhóm để có thể sản xuất tiện lợi và
nhanh gọn. Bố trí theo nhóm là kết hợp của bố trí theo sản phẩm và bố trí theo quá
trình.
Nhờ phương pháp bố trí này mà McDonald’s đã tận dụng được rất nhiều ưu thế:
+ Tiết kiệm được không gian sản xuất.
+ Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất chế biến.
+ Tăng mức độ sử dụng máy móc thiết bị
+ Tăng cường sự linh hoạt của nhân viên.
+ Phối hợp các công việc dễ dàng.
+ Giảm dự trữ thành phẩm.
+ Thức ăn được chế biến trực tiếp nóng giòn làm hài lòng khách hàng.
Với phương pháp bố trí dịch
Khu vụ
chếtheo
biếnnhóm
khoaivà
tâyphong cách của McDonald’s là “Tự
phục vụ” cho nên McDonald’s đã tối đa về hiệu quả bố trí mặt bằng và hạn chế tối
thiểu được sự gián đoạn trong hoạt động do không gian chật hẹp của mặt bằng.
Nơi chứa thành phẩm

2.2.2.2. Phương pháp bố trí mặt bằng sản xuất sản phẩm của McDonald’s
Kho hàng
Khu chế biến gà rán
Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất sản phẩm của McDonald’s

Khu làm bánh hambuger


-

Mặt bằng sản xuất của McDonald’s là hình thức bố trí theo nhóm giúp đạt
được nhiều mục tiêu của nhờ khả năng loại trừ nhiều hoạt động không tạo ra
giá trị tăng thêm từ quy trình sản xuất như thời gian chờ đợi, tắc nghẽn, di
chuyển vật liệu và bán thành phẩm.

-

Ở từng khu chế biến được bố trí theo hình thức bố trí theo sản phẩm:
+ Khu chế biến gà: khi nhận đơn đặt hàng, lấy gà đã qua sơ chế tẩm bột ở

thùng bột. Sau đó đưa sang chế biến ở máy chiên dầu nếu là gà chiên hoặc lò vi
sóng nếu là gà nướng. Bước tiếp theo là lấy gà ra và xếp vào đĩa hoặc cho vào hộp
theo các suất ăn được khách hàng đặt. Cuối cùng là giao cho khách hàng khi gà vẫn
còn nóng.
Sơ đồ dây chuyền chế biến gà ở McDonald’s

+ Khu chế biến bánh Burger: Sau khi nhận được đơn hàng. Chế biến, xử lý ưu


tiên các nguyên liệu có thời gian chế biến lâu nhất trước (thông thường là gà, thịt

bò, trứng). Các bước chế biến: đầu tiên là xử lý, chế biến các thành phần của bánh
như gà, thịt bò, trứng. Khi bước chế biến còn từ 1-2 phút nướng bánh sau đó tra sốt
vào bánh. Cuối cùng cho các thành phần đã được chế biến vào bánh và đóng hộp
sau đó giao cho khách khi bánh còn nóng.

Sơ đồ dây chuyền chế biến bánh Burger

-

Khối lượng các sản phẩm tương đối nhỏ, phần lớn chúng được lưu giữ tạm
thời trên tủ để nguyên vật liệu. Do đó việc chế biến sẽ rất nhanh chóng.

-

Nhân viên bếp có tay nghề vừa phải, thường phụ trách hai hay nhiều khâu.

-

Sử dụng những loại máy chuyên dùng đặc biệt, bếp chiên nhúng, lò vi sóng,
máy áp chảo…

-

Ít cần quy định chi tiết trình tự kiểm tra sản xuất.

-

Đầu tư lớn vào các máy móc chuyên dùng.



-

Ưu điểm của phương pháp bố trí theo sản phẩm của McDonald’s:

Tốc độ chế biến các sản phẩm tương đối nhanh. Sản phẩm chế biến xong vẫn
còn nóng cho khách hàng thưởng thức ngon miệng hơn.

-

Giảm chi phí thuê lao động khi 1 người có thể phụ trách hai hay nhiều khâu.


-

Sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại, hệ thống ít bị những trục trặc của
máy móc thiết bị và con người. Bảo đảm an toàn vệ sinh.

-

Dễ dàng kiểm tra chất lượng, dự trữ nguyên vật liệu chế biến và kiểm soát
hoạt động sản xuất.


-

Nhược điểm:

Khi McDonald’s phát triển sản phẩm mới phải tính đến việc thay đổi và thiết
kế lại mặt bằng.


-

Các công việc bị phụ thuộc vào thời gian và trình tự. Khi có một khâu nào đó
bị trục trặc thì dây chuyền chế biến có thể bị gián đoạn. Làm ảnh hưởng đến
khách hàng.

2.3.
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ
2.3.1. Những kết quả đạt được
-

-

-

-

-

KHÓ KHĂN CÒN TỒN ĐỌNG

Thời gian vận chuyển và di chuyển nguyên vật liệu giảm: Ở McDonald’s, tủ để
nguyên vật liệu được bố trí ở vị trí gần với các khu chế biến nên dễ dàng vận
chuyển tới các khu chế biến mà không tốn nhiều thời gian di chuyển.
Thời gian chuẩn bị sản xuất giảm nhờ rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên liệu
giảm mà theo đó thời gian chuẩn bị sản xuất cũng được giảm.
Giảm tồn kho sản phẩm sản xuất dở dang: Cách bố trí mặt bằng của McDonald’s
theo dạng nhóm, đã giảm đáng kể thời gian chuẩn bị sản xuất, vận chuyển nguyên
liệu, vì vậy mà McDonald’s sản xuất chủ yếu theo đơn hàng, theo nhu cầu. Không
phải sản xuất trước và sản xuất hàng loạt, vì vậy giảm được các sản phẩm sản xuất

dở dang.
Sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn: Mỗi công nhân có thể đảm trách được nhiều vị trí
và cùng lúc, nhờ đó sử dụng được hiệu quả. McDonald’s có thể tính toán lượng
nhân viên hợp lý để tối đa hóa hiệu quả sử dụng nhân lực, tối thiểu hóa thời gian
rảnh rỗi của nhân lực.
Tăng cường chất lượng của công nhân và nâng cao chất lượng thực hiện (chuyên
môn hóa cao).
Mô hình Drive – Thru hoạt động hiệu quả và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ
khách hàng. Phục vụ nhanh chóng làm cho khách hàng vô cùng hài lòng.
2.3.2. Khó khăn còn tồn đọng
Khi đông khách sẽ dẫn đến quá tải hay có những mặt hàng vào nhiều thời điểm bị
cháy hàng hay bị tồn đọng nhiều (dòng sản phẩm này thừa, dòng kia lại thiếu).


-

-

-

-

-

-

Quy trình chế biến sản phẩm sử dụng các bố trí theo sản phẩm do đó các công việc
bị phụ thuộc vào thời gian và trình tự. Khi có một khâu nào đó bị trục trặc thì dây
chuyền chế biến có thể bị gián đoạn. Làm ảnh hưởng đến khách hàng.
Hầu hết khách hàng đến với McDonald’s nói riêng và fastfood nói chung đều bởi

nguyên nhân họ quá bận rộn, không có thời gian để nấu nướng chuấn bị đồ ăn và
cũng không có quá nhiều thời gian cho các bữa ăn, do đó khi tìm đến fastfood họ
luôn có yêu cầu được phục vụ trong thời gian ngắn nhất, ít phải chờ đợi. Tuy nhiên,
trong số các khách hàng của McDonald’s tham gia phỏng vấn, có tới 67% khách
hàng cho rằng thời gian chờ đợi ở McDonald’s (trung bình 10 phút) là quá lâu.
McDonald’s đã có những biện pháp để rút ngắn thời gian chờ đợi như các món ăn
chính là khoai tây chiên, gà rán... đều được chế biến chín sẵn, khi có khách hàng
gọi món sẽ chỉ hâm nóng lại; hoặc các biện pháp tạo cho khách hàng bớt cảm giác
chán trong thời gian chờ đợi như bố trí các màn hình TV lớn, các đồ uống và các
món ăn phụ như bánh kem, salad... sẽ được phục vụ ngay tại quầy sau khi khách
hàng gọi món. Mặc dù vậy, khách hàng vẫn chưa cảm thấy hài lòng về thời gian
chờ đợi ở đây.
2.4.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Để tránh tình trạng cháy hàng hoặc tồn đọng hàng, McDonald’s cần nghiên cứu kỹ
nhu cầu khách hàng về các sản phẩm của cửa hàng để biết khách hàng yêu thích
nhất những sản phẩm nào, ít sử dụng sản phẩm nào. Từ đó, chuẩn bị nguồn nguyên
liệu tương ứng. Luôn luôn dự trữ nguyên liệu để tránh thiếu hụt. Mặt khác, khi xảy
ra tồn đọng hàng nhiều, McDonald’s có thể mở chương trình khuyến mãi vào cuối
ngày để tiêu thụ lượng sản phẩm còn thừa như giảm giá, hoặc đưa các sản phẩm đó
vào combo cùng với các sản phẩm khác với giá hấp dẫn…
McDonald’s cần kiểm tra, sửa chữa máy móc thường xuyên để duy trì tiến độ chế
biến, tránh những trục trặc làm cho dây chuyền chế biến bị gián đoạn. Thay mới
máy móc khi sử dụng lâu và hư hỏng nhiều.
Để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, McDonald’s cần đầu tư thêm dây
chuyền sản xuất và máy móc để quá trình chế biến diễn ra nhanh hơn. Đào tạo nhân
viên có tay nghề cao hơn và nhanh nhẹn hơn.
Ngoài ra, các cửa hàng nằm trong hệ thống McDonald’s có thể đưa ra hệ thống đặt
chỗ trước hoặc có các máy chọn thực đơn, giúp trong thời gian đông khách, khách
hàng tự gọi món, tạo cảm giác đang được tiêu dùng dịch vụ của cửa hàng, đồng

thời, tránh tình trạng nhân viên làm việc quá công suất mà vẫn chưa đáp ứng kịp.


KẾT LUẬN:
Bố trí mặt bằng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh giai
đoạn hiện nay, nó giúp cho các doanh nghiệp có khả năng nâng cao chất lượng dịch
vụ tăng sức cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường nhờ đó doanh
nghiệp có thể phát triển một cách bền vững. Nhờ sự bố trí hợp lý giữa các quy trình
sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp và khách hàng dễ gần nhau và hiểu rõ
hơn. Điển hình trong việc vận dụng các đặc điểm của việc bố trí mặt bằng sản xuất
là chuỗi của hàng ăn nhanh McDonald’s, họ đã tạo nên được những ưu thế vượt trội
trong hoạt động kinh doanh như giá thành hợp lí, tối đa nguồn nhân lực, bố trí
không gian sản xuất và phục vụ….. Tất cả điều đó là kết quả của sự bố trí mặt bằng
sản xuất kinh doanh một cách khoa học để có thể khẳng định sự phát triển bền
vững của chính mình.



×