Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Chương I. Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói mỳ ăn liền là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng khơng
chỉ tại Việt Nam mà trên tồn thế giới. Mỳ ăn liền rất tiện lợi trong việc sử dụng, phục
vụ cho các bữa ăn nhanh, ăn sáng với nhiều khẩu vị khác nhau. Tại thị trường Việt
Nam, chúng ta khẳng định được rằng khơng có loại sản phẩm nào có tầm phủ sóng
rộng khắp như mỳ ăn liền. Mỳ ăn liền có thể lan tới mọi thơn làng, mọi xóm của khắp
các tỉnh thành trên cả nước, từ thành thị tới nông thôn, vùng núi cao, biên giới và hải
đảo, đâu đâu cũng có thể bắt gặp sản phẩm mỳ ăn liền. Hệ thống các nhà máy sản xuất
mỳ ăn liền tại nước ta cũng rất phong phú đa dạng, phân bố rộng khắp 3 miền Bắc,
Trung, Nam, với các hãng nổi tiếng như Vina Acecook, Asian Food, Vifon, Massan…
Và thị trường tiêu thụ của sản phẩm mỳ ăn liền cũng rất đa dạng, phong phú và giàu
tiềm năng. Cụ thể, chỉ trong năm 2008, lượng mỳ ăn liền tiêu thụ trên thị trường nước
ta là hơn 5 tỷ gói mỳ, trong năm 2009 là xấp xỉ 6 tỷ gói, và trong năm 2010 là 7 tỷ 1
gói. Hơn nữa, thị trường mỳ ăn liền nước ta luôn đạt được mức tăng trưởng cao trong
vài năm gần đây với tốc độ tăng bình quân từ 15% tới 20% mỗi năm. Việc thị trường
tiêu thụ giàu tiềm năng đã khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư mạnh vào việc sản xuất,
kinh doanh mặt hàng này.
Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế
nước ta nói riêng, chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới,
lạm phát có xu hướng tăng, đã và đang gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh sản phẩm này. Việc chi phí sản xuất có xu hướng gia tăng gây ảnh
hưởng không nhỏ tới việc sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền của các hãng. Với việc bỏ
tiền tỷ ra để đầu tư dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền, thêm vào đó là giá điện nước,
xăng dầu tăng cao, mức lương cơ bản có xu hướng tăng lên, đã gây ảnh hưởng lớn đối
với bài tốn chi phí của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỳ ăn liền. Như vậy,
mặc dù thị trường giàu tiềm năng, tốc độ tăng trưởng cao từ 15% tới 20% mỗi năm,
nhưng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỳ ăn liền đang phải đối mặt với vấn đề
giá cả đầu vào có nhiều biến động. Vì vậy các doanh nghiệp đang cần có những giải
pháp để hạn chế sự biến động đó.
Trong q trình thực tập tại nhà máy mỳ Hapro thuộc Tổng công ty Thương
mại Hà Nội, em nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, em đã chọn nghiên cứu
đề tài : “Một số giải pháp nhằm hạn chế sự biến động của giá đầu vào đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của nhà máy mỳ Hapro thuộc Tổng công ty Thương mại Hà
Nội”.
1.2.
Xác lập và tuyên bố đề tài
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Đề tài nghiên cứu sự biến động giá đầu vào xăng dầu, điện nước, bột mỳ, tiền
lương công nhân đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất mỳ
thông qua việc làm rõ các vấn đề sau:
1.
Trong thời gian qua tình hình biến động giá đầu vào của các yếu tố đầu
vào xăng dầu, điện nước, bột mỳ, tiền lương nhân công như thế nào?
2.
Sự biến động này có ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng mỳ ăn liền nói chung và của nhà
máy mỳ Hapro nói riêng?
3.
Nhà máy mỳ Hapro đã và đang giải quyết như thế nào đối với vấn đề
này?
4.
Trong thời gian tới, nhà máy cần có biện pháp nào để hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của sự biến động giá đầu vào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình?
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
Hệ thống các lý thuyết liên quan tới giá cả, sự biến động giá cả đầu vào trong
một doanh nghiệp.
Đánh giá được tác động của sự biến động giá cả đầu vào đến các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền nói chung và của nhà máy mỳ Hapro nói riêng.
Làm rõ nguyên nhân của sự biến động và dự báo xu hướng giá đầu vào trong
thời gian tới của nhóm ngành sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền.
Đưa ra được những định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm hạn chế sự
tác động của sự biến động giá đầu vào trong nhóm ngành sản xuất mỳ ăn liền.
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về sự biến động giá cả các đầu vào của một số
đầu vào cơ bản là: giá điện nước, giá xăng dầu, giá bột mỳ( nguyên liệu chính), tiền
lương nhân cơng trong thời gian từ năm 2008 tới năm 2010, và tác động của nó tới
doanh thu, lợi nhuận, chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy mỳ Hapro. Từ đó đưa
ra được một số giải pháp nhằm hạn chế sự biến động này.
1.5.
Một số khái niệm và nội dung nghiên cứu của đề tài
1.5.1.
Một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài
1.5.1.1. Khái niệm về biến động giá
Khái niệm:
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Quan điểm của Mác cho rằng giá cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của
một hàng hóa nhất định, là hình thức biểu hiện giá trị xã hội của hàng hóa thông qua
phương tiện là tiền tệ.
Theo Lenin, giá cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa
nhất định, của một đợn vị giá trị sử dụng nhất định.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, giá cả là sự biểu hiện bằng
tiền của giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, đồng thời cũng biểu hiện tổng hợp các
mối quan hệ lớn trong nền kinh tế quốc dân như quan hệ tích lũy đối với tiêu dùng,
quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, quan hệ giữa các ngành các vùng trong nền
kinh tế, quan hệ giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội với nhau….(trích từ “ giáo trình
cơ sở hình thành giá cả” trang 25- Nhà xuất bản tài chính 2007).
Biến động là thước đo thống kê cho thấy khuynh hướng của một thị trường sẽ
tăng hay giảm giá trong một thời gian nhất định.
Biến động giá nguyên liệu đầu vào là sự gia tăng hay giảm giá của các nguyên
liệu đầu vào trong một thời gian nhất định. Các nguyên liệu đầu vào chủ yếu như điện,
nước, xăng dầu… sự biến động này có thể gây ra tác động tiêu cực hoặc tích cực tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng
các nguyên liệu đầu vào có sự biến động lớn về giá cả.( Trang web Bộ Xây dựng
www.moc.gov.vn).
Các loại biến động giá đầu vào:
Tiền thuê đất đai được coi là tiền mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng
đất đai đó phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lượng tiền
này thường được trả trong thời gian dài, từ 1 năm cho tới 50 năm, và được tính vào chi
phí cố định của doanh nghiệp, do vậy có thể coi giá thuê đất đai không biến động.
Tiền công lao động hay tiền lương:
Theo Mác, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tiền lương là giá cả của sức lao
động, biểu hiện ra bên ngoài như giá cả lao động.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương là một phần thu nhập của
quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tê, được nhà nước phân phối một cách có kế
hoạch cho cơng nhân viên căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà họ cống
hiến.
Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là số lượng tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ
sở thỏa thuận( theo hợp đồng lao động).
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Theo điều 55 chương “ Tiền lương” của Bộ luật lao động Việt Nam ban hành
năm 1994 thì tiền lương của người lao động do 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng lao
động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của công việc.
Biến động giá đầu vào cơ bản: là sự biến động giá, tiền mua, chi phí để sử dụng
các yếu tố đầu vào cơ bản phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể
như điện, nước, xăng dầu…
1.5.1.2. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a)
Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh: là một phạm trù kinh tế phản
ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất
kinh doanh đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp thường được biểu hiện qua lợi nhuận. Đơn giản nhất hiệu quả
kinh doanh được tính theo cơng thức:
H =kết quả đầu ra/ chi phí đầu vào
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách
lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn
vị tính là %. Cơng thức tính tỷ số này như sau:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100%
x
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau
thuế)
Doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số
này mang giá trị dương nghĩa là cơng ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng
lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
- Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh
lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi
nhuận rịng dành cho cổ đơng. Cịn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ phần phổ
thông. Công thức của tỷ số này như sau:
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100%
Bình qn vốn cổ phần phổ
x
thơng
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của
công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị
dương, là cơng ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Tỷ số doanh thu trên lao động trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy tổng
doanh thu trong kỳ chia cho tổng số lao động tham gia vào quá trình sản xuất trong kỳ đó.
Đơn vị tính là %. Cơng thức của tỷ số này như sau:
Tỷ số doanh thu trên lao động = 100% x
Doanh thu
Số lao động
Tỷ số doanh thu trên lao động cho biết cứ 100 lao động tạo ra bao nhiêu doanh
thu cho công ty. Nếu tỷ số này mang giá trị dương thì hiệu suất làm việc của lao động
tăng và tạo ra doanh thu cho công ty, và ngược lại nếu tỷ số này âm thì hiệu suất làm
việc của lao động âm và không tạo doanh thu cho công ty.
Tỷ suất doanh thu trên vốn trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy
tổng doanh thu trong kỳ chia cho tổng lượng vốn bỏ ra trong kỳ đó. Đơn vị tính là %.
Cơng thức của tỷ số này như sau:
Doanh
Tỷ số doanh thu trên vốn = 100% thu
x
Tổng vốn
Tỷ số doanh thu trên vốn cho biết cứ 100 đơn vị vốn tạo ra bao nhiêu doanh thu cho
công ty. Nếu tỷ số này mang giá trị dương thì cơng ty đã sử dụng vốn hiệu quả, và ngược lại
nếu tỷ số này âm thì cơng ty đã sử dụng vốn không hiệu quả.
b)
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Các nhân tố khách
quan gồm: nhân tố môi trường quốc tế và khu vực, nhân tố môi trường nền kinh tế
quốc dân, nhân tố môi trường ngành. Các nhân tố chủ quan gồm: bộ máy quản trị của
doanh nghiệp, lao động và tiền lương, tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc tính
của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, nguyên vật liệu và công tác chuẩn
bị nguyên vật liệu, cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
Các nhân tố khách quan:
Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực: Các xu hướng chính trị trên thế
giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến
tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới...
ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như
việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động
trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn
định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp trong khu
vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân: gồm nhân tố mơi trường
chính trị pháp lt, mơi trường văn hóa xã hội, mơi trường kinh tế, điều kiện tự nhiên
và cơ sở hạ tầng, môi trường khoa học kĩ thuật.
Nhân tố môi trường ngành bao gồm: sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp có trong ngành, khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp, sản phẩm thay
thế, người cung ứng và người mua.
Các nhân tố chủ quan:
Bộ máy quản trị của doanh nghiệp: thực hiện các nhiệm vụ xây dựng
chiến lược kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các
kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tổ chức kiểm tra giám sát
đánh giá hoạt động của quá trình thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Lao động và tiền lương: lao động là yếu tố đầu vào của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Chất lượng lao động tốt giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra yếu tố tiền lương góp phần đáng kể vào
việc thu hút được lao động có tay nghề, có trình độ vào làm việc. Khi đó doanh nghiệp
dễ đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp: doanh nghiệp có tình hình tài
chính mạnh khơng những giúp cho doanh nghiệp có thể đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh hiện tại ổn định và liên tục, mà cịn giúp cho doanh nghiệp có khả
năng đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo cả chiều
rộng và chiều sâu. Hơn nữa doanh nghiệp có tài chính tốt sẽ tạo được uy tín tốt đối với
khách hàng tiêu dùng và các đối tác.
Đặc tính của sản phẩm và cơng tác tiêu thụ sản phẩm: đặc tính của sản
phẩm giúp cho cơng ty định vị được thị trường hoạt động của doanh nghiệp, các nhân
tố đặc tính sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó ảnh
hưởng tới doanh thu doanh số bán hàng và lợi nhuận, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.5.2.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
1.5.2.1. Nguyên nhân của biến động giá đầu vào đối với nền kinh tế.
Biến động giá đầu vào có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em xin đưa ra một số nguyên nhân làm cho giá đầu
vào biến đổi. Đó là do lạm phát, do cung cầu.
Nguyên nhân do lạm phát: lạm phát là sự gia tăng mức giá chung trong nền
kinh tế(theo Kinh tế học vĩ mô- David Begg trang 167- Nhà xuất bản Thống kê năm
2008). Ngay trong khái niệm chúng ta hiểu được rằng lạm phát là một nguyên nhân
làm biến động mức giá. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, mức giá chung của nền kinh
tế tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc giá các nguyên liệu đầu vào sản xuất kinh
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
doanh cũng tăng lên. Như vậy lạm phát làm cho giá đầu vào biến đổi. Việc biến đổi
này được tính theo thơng số chỉ số giá tiêu dùng viết tắt tiếng anh là CPI. Theo thống
kê của Tổng cục Thống kê, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước sự gia tăng rất
nhanh của chỉ số giá tiêu dùng kể từ hơn 10 năm trở lại đây.
Bảng 1: biểu đồ CPI qua các tháng
Biểu đồ CPI qua các tháng năm 2007-2010. Nguồn: GSO, NDHMoney
Nguyên nhân do quan hệ cung thị trường với giá cả: khi có sự gia tăng cung
ứng nguyên vật liệu đầu vào sản xuất do lượng hàng nhập khẩu tăng lên, hoặc do
lượng hàng hóa dùng để xuất khẩu giảm xuống và các yếu tố khác không đổi và cuối
cùng dẫn đến gia tăng sản lượng cung ứng và làm đường cầu dịch chuyển sang phải,
và dẫn đến giá cả giảm xuống. Trong trường hợp này, mức sản lượng gia tăng từ Y 0
đến Y1 có xu hướng làm giảm chi phí biên cho một đơn vị đầu ra, dẫn đến đường cung
thoải hơn hay đường cung thay đổi độ dốc. Tuy nhiên, mức giá thay dổi nhiều hay ít
tùy thuộc vào độ dốc đường cầu. Giá cả giảm xuống từ P 0 xuống P1, điểm cân bằng
dịch chuyển từ E0 đến E1.
p
S1
S0
E0
P0
E1
P1
D
SV: Trần văn Vượng
0
Lớp K43F4
y0
y1
Q
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Hình 1.1 giá cả thay đổi do sự tăng đột biến về cung.
Song có thể do thiên tai, mất nguồn hàng nhập khẩu, giảm lượng sản xuất tại
nhà máy,… lượng cung NVL đầu vào giảm bất thường, để sản xuất thêm một đơn vị
sản phẩm, các doanh nghiệp phải huy động thêm nguồn lực vào q trình sản xuất, chi
phí cho một đơn vị sản phẩm tăng, đường cung có độ dốc lớn. Cụ thể là khi cung sụt
giảm, đường cung dịch chuyển sang trái,sản lượng giảm từ Y 1 xuống Y2, làm giá tăng
từ P1 đến P2.
P
S1
S0
P2
E1
E0
P1
D1
0
Y2
Y1
Q1
Hình 1.2 giá cả thay đổi do sự giảm đột biến của cung
Nguyên nhân do quan hệ cầu thị trường và giá cả: khi ngành công nghiệp thực
phẩm phát triển, nhu cầu sử dụng các sản phẩm ăn nhanh như mỳ ăn liền tăng cao, có
nhiều doanh nghiệp nhà máy đầu mạnh vào trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mỳ ăn
liền làm cho nguồn cầu về NVL đầu vào cho sản xuất mỳ ăn liền tăng lên đáng kể.
Đồng nghĩa với đó là việc tăng giá của NVL đầu vào khi cầu tăng, và ngược lại giảm
giá NVL đầu vào khi cầu giảm. Biến động của thị trường mỳ ăn liền sẽ trực tiếp gây ra
biến động giá của NVL đầu vào sản xuất, biểu hiện cụ thể qua sự dịch chuyển của
p
đường cầu do ảnh hưởng của các nhân
tố ngoài giá.D2Khi Cầu về NVL đầu vào trên thị
1
trường tăng lên, sản lượng tăng từ Y 1 đến Y2, Dđường
cầu dịch chuyển sang phải, từ đó
S
dẫn đến tăng từ P1 đến P2. Ngược lại, khi Dcầu sụt giảm, sản lượng giảm từ Y1 xuống Y3,
E
3
P2 quả là giá giảm xuống 2từ P xuống P . Tuy nhiên,
đường cầu dịch chuyển sang trái. Kết
1
3
E
1
P
1
việc tăng hay giảm của mức giá và sản
lượng Enhư thế nào còng tùy thuộc vào co giãn
của cầu với sản lượng
SV: Trần văn Vượng
P3
3
Lớp K43F4
0
y3
y1
y2
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Hình 1.3 tác động của cầu thị trường tới giá cả.
1.5.2.2. Tác động của biến động giá đầu vào đối với nền kinh tế:
Khi xảy ra hiện tượng biến động giá nguyên vật liệu nói chung thì có sự tác động
khơng nhỏ đến nền kinh tế, đời sống xã hội, tác động xấu đến sản xuất kinh doanh, đến
chính sách vĩ mơ, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa đó.
Ảnh hưởng của biến động của giá NVL đến nền kinh tế, cụ thể:
- Đối với cơ cấu kinh tế: Biến động giá nguyên vật liệu có thể làm thay đổi cơ
cấu kinh tế do khi giá ngun vật liệu tăng thì đã có khơng ít các nhà đầu tư nước
ngồi đã phải bỏ ý đồ đầu tư tại Việt Nam hay làm dãn tiến độ thi công, một số nhà
thầu sau khi trúng thầu nhưng không thực hiện … tất cả đã làm ảnh hưởng trực tiếp
đến cơ cấu kinh tế
- Đối với hiệu quả kinh tế: Biến động giá có thể tạo ra một số tác động làm cho
việc sử dụng nguồn lực trở nên kém hiệu quả do:
Biến động giá làm sai lệch tín hiệu: giá là tín hiệu quan trọng để giúp cho người
mua có được quyết định tối ưu. Khi giá nguyên vật liệu thay đổi quá nhanh khiến các
nhà đầu tư không bắt kịp được giá thị trường và đã gây ra tình trạng là lỗ
- Đối với cơ cấu đầu tư: Khi giá cả có diễn biến thất thường sẽ làm giảm hiệu
quả của các khoản đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư dài hạn. Hiện tượng thoái lui
đầu tư diễn ra do các nhà đầu tư không tin tưởng vào hiệu quả của các dự án đó mang
lại thay vào đó là xu hướng dự trữ những tài sản hoặc hàng hóa có giá trị hơn là giữ
tiền mặt cũng như đầu tư nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản của
họ. Giá cả tăng cao khuyến khích các hoạt động đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các
hoạt động sản xuất. Cơ cấu các nguồn lực được phân bổ lại một cách kém hiệu quả từ
đó ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
- Đối với nguồn nhân lực: Sự biến động tăng lên của giá NVL đã làm dãn tiến độ
thi công, điều chỉnh làm ảnh hưởng đến tình trạng cơng nhân khơng có việc làm, cơng
nhân bị thất nghiệp không thời hạn.
1.5.2.3. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền
Kinh tế Việt Nam trong vài năm gần đây luôn chịu tác động của các cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính 2008 -2009. Nền kinh tế
thế giới khủng hoảng làm cho giá cả tất cả các mặt hàng tăng lên. Giá các nguyên liệu
đầu vào cũng tăng, do q trình sản xuất khó khăn. Hàng hóa khan hiếm, làm cho thị
trường ảm đạm. Các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc. Các doanh nghiệp
trong nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng chung từ tình hình phát triển của nền kinh tế
đó. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, thì các doanh nghiệp cũng có nhiều
thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm bán ra dễ tiêu thụ hơn, lượng lao động
ổn định hơn, nhờ đó có khả năng đạt được doanh thu và lợi nhuận cao. Ngược lại, nếu
nền kinh tế nước đó ảm đạm, ln trong tình trạng suy thối thì doanh nghiệp cũng
khó thể phát triển được. Tình hình kinh tế suy thối làm cho việc tiêu dùng giảm đi,
mức sống giảm, lượng hàng hóa tiêu thụ giảm, do đó doanh nghiệp khơng thể mở rộng
quy mơ sản xuất. Từ đó doanh nghiệp khó đạt được lợi nhuận và doanh thu cao.
Lạm phát cũng được coi là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát làm cho giá các yếu tố sản xuất tăng cao,
gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc mua đủ nguyên liệu phục vụ cho quy mơ
sản xuất sẵn có, chứ chưa nói tới việc mở rộng quy mô. Hơn nữa lạm phát làm ảnh
hưởng chung tới tiêu dùng trong nền kinh tế, giảm tiêu dùng, làm ảnh hưởng tới hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp sản xuất mỳ ăn liền ở Việt Nam đạt được nhiều bước phát
triển mạn trong nhiều năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng của ngành này luôn ở mức
cao, dao động từ 20% trong năm 2008 cho tới 17% năm 2009 và 16.8% trong năm
2010. Sản lượng của ngành này cũng tăng đáng kể với mức tiêu thụ trong năm 2008
đạt hơn 5 tỷ gói mỳ, năm 2009 là 5,85 tỉ gói, năm 2010 là xấp xỉ 6,9 tỉ gói. Chính sự
phát triển mạnh của ngành này làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như các
công ty trong nước đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền. Rất nhiều
nhà máy mỳ ăn liền được xây dựng thuộc các hãng khác nhau như của Massan( Hàn
Quốc), Acecook, Vifon… điều này đã tạo ra mơi trường cạnh tranh bình đẳng nhưng
quyết liệt giữa các nhà máy, các hãng, các thương hiệu mỳ ăn liền tại lãnh thổ Việt
Nam.
Với đặc thù của ngành là phải nhập nguyên liệu bột mỳ, nên tỷ giá hối đoái ảnh
hưởng lớn tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. khi tỷ giá hối đoái biến
động cũng làm cho việc nhập khẩu nguyên liệu gặp khó khăn.
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
1.5.2.4. Ảnh hưởng của biến động giá đầu vào đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền
Tác động tới doanh thu bán hàng: giá NVL đầu vào tăng lên làm cho giá thành
sản phẩm tăng lên, điều này làm tăng giá bán của sản phẩm. Mức giá bán tăng cao giá
tiền lương biến động ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tiền
lương tăng lên, nhân viên có tâm lý thoải mái hơn, nên có xu hướng tập trung nhiều
hơn vào cho cơng việc, dẫn tới kết quả kinh doanh có khả năng tăng cao.
Tác động đối với chi phí sản xuất trực tiếp: giá các đầu vào biến đổi, làm thay
đổi trực tiếp tới tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tổng chi phí của doanh
nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh như: chi
phí thuê nhà xưởng, đất đai, chi phí th nhân cơng, chi phí mua ngun liệu sản xuất,
chi phí điện nước… Khi mà các yếu tố đầu vào có sự biến động về giá, tổng chi phí
sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng theo. Sự ảnh hưởng này tuân theo quy luật
đồng biến, giá đầu vào tăng lên, làm cho tổng chi phí sản xuất trực tiếp cũng tăng lên
và ngược lại. Ví dụ, đối với doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển, khi giá xăng dầu tăng
lên, làm cho chi phí để thực hiện một chuyến hàng 100km cũng tăng lên so với trước
lúc giá xăng dầu tăng lên. Hay là việc tăng giá bột mỳ nguyên chất cũng làm tăng chi
phí sản xuất trực tiếp của các doanh nghiệp sản xuất mỳ ăn liền.
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích tình hình biến động giá
đầu vào đến hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng mỳ Kuksu của nhà máy mỳ
Hapro.
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau, nhưng chủ yếu là hai phương pháp: phương pháp thu thập số liệu và phương
pháp xử lý phân tích số liệu.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
Các dữ liệu cần thu thập trong quá trình nghiên cứu gồm:
Giá một số đầu vào cơ bản như: giá điện, giá nước, xăng dầu, lương
công nhân và chi phí nguyên vật liệu.
Các số liệu liên quan đến chi phí sản xuất.
Các thơng tin đánh giá của các chun gia về nguyên nhân dẫn tới sự
biến động giá đầu vào trong việc sản xuất sản phẩm mỳ ăn liền.
Các giải pháp hạn chế sự biến động giá đầu vào từ phía Nhà nước và từ
phía các doanh nghiệp.
Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau:
- Từ các trang web chính thức của Bộ Cơng thương, Tổng cục Thống kê…
- Qua sách báo, tạp chí, phương tiện thơng tin đại chúng…
- Trực tiếp tìm hiểu tại nhà máy mỳ Hapro thông qua hoạt động thực tập, tham
gia hội chợ và tìm hiểu giá cả mặt hàng mỳ ăn liền tại các siêu thị thuộc hệ thống siêu
thị của Hapro, hệ thống siêu thị Fivimart…
- Thực hiện phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt trong công ty nơi thực tập thông
qua phiếu điều tra, đặt câu hỏi trực tiếp.
2.1.2. Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu.
Từ những dữ liệu đã thu thập được đi tiến hành phân tích các dữ liệu. Đầu tiên
cần tổng hợp lại các dữ liệu đã thu thập được, sau đó minh họa các dữ liệu dưới dạng
bảng cột để thấy được rõ sự biến động giá đầu vào trong thời gian qua.
Sau đó, cần sử dụng phương pháp định tính để đưa ra được những nhận xét
đánh giá về tình hình, dự báo xu hướng biến động giá trong thời gian tới và đưa ra
được một số giải pháp nhằm hạn chế sự biến động giá đầu vào cho hoạt động sản xuất
kinh doanh mặt hàng mỳ ăn liền nói chung, và nhà máy mỳ Hapro nói riêng.
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
2.2. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới sự biến
động giá đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền.
2.2.1. Tổng quan về tình hình về sự biến động giá đầu vào của hoạt động sản
xuất kinh doanh mặt hàng mỳ ăn liền.
2.2.1.1. Các vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới biến động giá đầu vào của hoạt
động sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền:
Tăng trưởng kinh tế: Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự
phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Hình 1 cho thấy
có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt
5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và quý IV đạt 7,41%. GDP cả năm
2010 tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới
vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt
được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc
độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc
dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD.
Lạm phát và giá cả: Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ
đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở
mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những
tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI
tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới
9,58%. Nguyên nhân của lạm phát là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự phục hồi của
nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai,
lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật
liệu xây dựng… Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị
trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế tồn cầu làm tăng chi phí sản xuất
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm
cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo.
Tỷ giá hối đoái: Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước
(NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn
biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá
liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và
tỷ giá trên thị trường tự do ln ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ
giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường
tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD. Mức tỷ giá cao này gây khó khăn cho các doanh
nghiệp trong việc nhập khẩu nguyên liệu( chủ yếu là bột mỳ) để phục vụ cho sản xuất
mặt hàng mỳ ăn liền.
Biến động giá cả đầu vào: các đầu vào cơ bản như điện, xăng dầu, bột
mỳ đều có biến động về mặt giá cả đã gây khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh mặt hàng mỳ ăn liền. Chỉ riêng đối với mặt hàng xăng dầu, trong năm
2010, mặt hàng này đã được điều chỉnh giá tăng giảm 3 lẩn. Lần 1 vào ngày 03/3 với
mức điều chỉnh giảm xuống. Lần 2 vào ngày 08/6, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm
xuống 500đ/lít. Điều này giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu được một phần nhỏ
chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến 09/8, giá xăng dầu
được điều chỉnh tăng lên 410đ/lít với tất cả các loại xăng, làm cho doanh nghiệp chịu
thêm chi phí đầu vào, từ đó tăng gánh nặng chi phí sản xuất. Đối với giá của bột mỳ,
do chúng ta chủ yếu phải đi nhập bột mỳ từ các nước khác. Trong năm 2009 bột mỳ
luôn tăng giá, đã làm tăng đáng kể chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh mỳ ăn liền. Nguyên nhân tăng giá bột mỳ liên tục là do trong năm 2009, hạn
hán xảy ra nhiều, sản lượng ngũ cốc giảm sút mạnh mẽ, các nước xuất khẩu bột mỳ
cũng chịu nhiều khó khăn khi khơng đủ sản lượng, tình trạng khan hiếm kéo dài. Việc
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
giá bột mỳ tăng cao, khiến cho chi phí sản xuất tăng, do trong sản xuất mỳ ăn liền, bột
mỳ chiếm tỉ trọng lớn trong gói mỳ. Ngồi ra việc nhà nước điều chỉnh lương cơ bản
trong các năm làm cho quỹ tiền lương của doanh nghiệp tăng lên. Điều này cũng gây
thêm gánh nặng về chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm, và
liên quan kéo theo là ảnh hưởng tới doanh số bán hàng, doanh thu và lợi nhuận của các
doanh nghiệp.
Bảng 2: giá lúa mì trong thời gian qua( đơn vị cent/bushel) nguồn tổng hợp từ CME
group
2.2.1.2. Chính sách vĩ mơ liên quan tới việc biến động giá đầu vào của các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng mỳ ăn liền.
Chính sách tỷ giá: trong vài năm gần đây, ngân hàng nhà nước luôn kiên trì việc
bình ổn tỷ giá theo chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ USD.
Việc ngân hàng nhà nước tiến hành điều chỉnh tỉ giá tăng lên làm cho việc nhập khẩu
nguyên liệu bột mỳ gặp nhiều khó khăn. Đồng USD tăng giá làm giá thành nhập khẩu
bột mỳ tăng. Nguyên liệu chủ yếu của mỳ ăn liền tăng giá, làm cho chi phí sản xuất
tăng theo.
Chính sách tiền tệ thắt chặt: ngân hàng nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ thắt
chặt làm cho lãi suất ngân hàng tăng lên. Điều này làm cho chi phí vay mượn để sản
xuất kinh doanh tăng lên, hay chi phí sử dụng vốn tăng lên. Doanh nghiệp sẽ phải gánh
thêm chi phí do lãi suất tăng. Phần chi phí này sẽ được doanh nghiệp tăng thêm vào
trong giá thành sản phẩm, làm cho giá sản phẩm tăng cao.
2.2.2.
Tổng quan tình hình kinh doanh mặt hàng mỳ ăn liền ở Việt Nam.
2.2.2.1. Về nguồn cung.
Nguồn cung mỳ ăn liền ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng về các loại sản
phẩm như hảo hảo, miliket, số đỏ, tiến vua, kuksu.. và đa dạng về hương vị như chua
cay, thịt băm… Theo thống kê hiện tại trên thị trường Việt Nam có khoảng hơn 50
doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng mỳ
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
ăn liền với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Tốc độ tăng trưởng của ngành này tương
đối cao, luôn trong khoảng từ 15% đến 20% mỗi năm, và đạt doanh số kỉ lục từ 5 tỷ
gói trong năm 2008 đã lên tới xấp xỉ 7 tỷ gói trong năm 2010. Trong đó các doanh
nghiệp đang chiếm đa số với các hãng lớn như Vina Acecook, Asia food, Vifon… với
tổng chiếm lĩnh hơn 90% thị phần. Tổng sản lượng tiêu thụ của các hãng trong nước
này đạt xấp xỉ 5 tỉ gói mỗi năm. Phần cịn lại được chia cho các hãng nước ngoài khác.
Đối với thị phần các doanh nghiệp, Vina Acecook là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn
nhất với gần 65% thị phần. Ngay sau đó là Asia food với hơn 20% thị phần với các
thương hiệu Gấu đỏ, Hello… Kênh phân phối của các doanh nghiệp trong nước phân
phối rộng khắp trên mọi miền, từ thành thị tới nông thôn, từ vùng đồng bằng tới vùng
núi, đâu đâu cũng có thể bắt gặp gói mỳ ăn liền của các hãng khác nhau.
Mặc dù mỳ ăn liền là một hàng hóa thơng thường, nhưng thị trường mỳ ăn liền
cũng có sự phân khúc rõ ràng giữa các sản phẩm bình dân với giá từ 1.500đ/gói tới
2.500đ/gói cho tới các sản phẩm cao cấp với giá trên 6000đ/gói. Ngồi ra thị trường
mỳ ăn liền cũng có sự phân hóa theo khu vực miền. Cụ thể người miền Bắc có xu
hướng thích tiêu dùng các sản phẩm có sự đơn giản về khẩu vị như Miliket 4 tơm, cịn
người miền Nam lại ưa chuộng các loại mỳ ăn liền có nhiều chất béo, nhiều gia vị đậm
đà, và người miền Trung lại ưa chuộng các loại mỳ có độ cay cao như Hảo Hảo…
Dù chia làm nhiều phân khúc thị trường khác nhau, nhưng theo đánh giá tổng
quan của các chuyên gia, thị trường cấp thấp và trung cấp( với mức giá từ 1500đ/gói
tới 2500đ/gói) chiếm ưu thế vượt trội so với thị trường cao cấp( mức giá trên
6000đ/gói). Lý giải điều này, nhiều người cho đều đồng tình với việc mỳ ăn liền chỉ là
sản phẩm được lựa chọn vì tiện lợi, cịn với mức giá cao ở phân khúc thị trường cao
cấp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn được nhiều sản phẩm thay thế có hàm lượng
dinh dưỡng cao hơn như phở, hủ tiếu, cháo, xôi…
Dẫn đầu phân khúc thị trường cấp thấp và trung cấp trong vài năm gần đây phải
kể tới Hảo Hảo, Hảo 100 và Gấu đỏ với hơn 50% ngân sách của ngành và mật độ bao
phủ dày đặc. Để có được sự tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm như vậy, các
doanh nghiệp đã thực hiện tốt trong việc quảng cáo để chiếm được lòng tin của người
tiêu dùng. Với mỗi doanh nghiệp họ chọn cách tiếp thị, quảng cáo, chiếm lĩnh thị
trường khác nhau. Ví dụ Vina Acecook nhấn mạnh tới yếu tố chất lượng, được đảm
bảo với tiêu chuẩn của Nhật Bản, quốc gia xuất sứ của mỳ ăn liền. Trong khi đó Vifon
tạo dựng sức mạnh từ thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam. Ngồi ra có nhiều nhãn hiệu
cũng tạo được sự đột phá trong cách tiếp cận tới người tiêu dùng, như Omachi với đặc
tính khơng sợ nóng, hay Tiến vua với khẩu hiệu không dùng dầu chiên đi chiên lại
nhiều lần… điều này cũng tạo được ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng. Theo
nhận định của các chuyên gia kinh tế, thị trường mỳ ăn liền Việt Nam sẽ tiếp tục phát
triển mạnh trong năm 2011 với lượng tiêu thụ ước đạt gần 8 tỷ gói. Đồng thời các
doanh nghiệp sẽ có xu hướng sản xuất theo chiều sâu, đa dạng các sản phẩm, không
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
ngừng nâng cao chất lượng của các sản phẩm, để tăng tính cạnh tranh, thay vì lựa chọn
hướng phát triển theo chiều rộng.
2.2.2.2. Về nhu cầu.
Có thể nói nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm mỳ ăn liền của Việt Nam đang tăng
lên một cách chóng mặt. Với dân số hơn 80 triệu người, mà tốc độ tiêu thụ mỳ luôn đạt
ở mức cao, năm 2008 là 5 tỷ gói, năm 2009 là 5,85 tỉ gói, và năm 2010 là 6,9 tỉ gói.
Đó đều là những con số đáng ngạc nhiên cho thấy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mỳ ăn
liền ở nước ta. Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành, nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm mỳ ăn liền ở nước ta sẽ tăng thêm khoảng 6 đến 7 tỳ gói nữa trong vịng chưa tới
3 năm tới. Ngồi ra, nhu cầu được sử dụng các sản phẩm an toàn, đảm bảo dinh
dưỡng, và khơng nóng của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Trước kia người tiêu
dùng lựa chọn sản phẩm mà ko đắn đo quá kĩ càng, thì nay lại khác. Họ chuyển dần
sang quan tâm tới các loại mỳ phù hợp với bản thân hơn, như khơng gây nóng, khơng
sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Phân khúc thị trường cao cấp tăng lên, trong
khi thị trường trung cấp và cấp thấp vẫn ổn định do các sản phẩm thuộc phân khúc đó
phù hợp với túi tiền của đa số người tiên dùng.
2.2.2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mỳ ở nhà máy mỳ Hapro.
Phân tích chung về tình hình kinh doanh mặt hàng mỳ của nhà máy mỳ Hapro.
Nhà máy mỳ Hapro chính thức được đi vào hoạt động từ năm 2008, với quy mô
120 công nhân sản xuất mỳ ăn liền tại nhà máy mỳ Hapro thuộc khu công nghiệp
Hapro tại xã Lệ Chi huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Tuy mới đi vào hoạt động
nhưng nhà máy mỳ Hapro đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển thị
trường, chiếm lĩnh thị trường tại khu vực miền Bắc. Sản phẩm của nhà máy mỳ Hapro
đa dạng về các chủng loại như mỳ Kuksu, mỳ bò hầm, mỳ gà, mỳ thịt bò… và nhiều
hương vị khác nhau như vị chua cay, vị kim chi, vị thịt băm…
Khách hàng chủ yếu mà nhà máy mỳ Hapro hướng tới là người tiêu dùng ở các tỉnh
miền Bắc, chủ yếu các tình Hà Nội, Hải Phịng, Thái Bình, Quảng Ninh, Hưng n,
Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh…, và đối tượng chủ yếu mà nhà máy hướng tới là
tầng lớp bình dân với dịng sản phẩm mỳ gói, tầng lớp cao cấp với dịng sản phẩm mỳ
bát.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà máy mỳ Hapro sử dụng chủ yếu các đầu
vào như bột mỳ, gia vị, hương liệu, dầu ăn, xăng dầu, điện nước, lao động phổ thơng.
Trong đó thì bột mỳ, xăng dầu, điện nước, và lao động phổ thông là các đầu vào chiếm
tỉ trọng cao trong việc quyết định giá thành sản phẩm mỳ ăn liền của nhà máy mỳ
Hapro. Trong đó bột mỳ chiếm tới 80% thành phần của gói mỳ, và chiếm tới 80% chi
phí sản xuất mỳ của nhà máy mỳ Hapro. Các đầu vào còn lại chiếm phần nhỏ chi phí
trong cấu thành giá bán của gói mỳ, xăng dầu chiếm 5%, lương cơng nhân chiếm 7%,
chi phí điện nước chiếm 4%.
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Bảng 3: tình hình kinh doanh mỳ của nhà máy mỳ Hapro
Đơn vị đồng
Năm
Doanh thu
Lợi nhuận
2008
8 tỷ
1,8 tỷ
2009
13 tỷ
3,5 tỷ
2010
16,9 tỷ
4,7 tỷ
Nguồn: báo cáo tài chính nhà máy mỳ Hapro các năm 2008, 2009, 2010
Bảng 4: chi phí một số đầu vào chính của hoạt động sản xuất kinh doanh mỳ tại
nhà máy mỳ Hapro.
Đơn vị triệu đồng
Chi phí
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Điện
600
670
756
Xăng dầu
750
820
945
Lương cơng nhân
1050
1171,8
1523
Giá nguyên liệu bột mỳ
2.5 tỷ
3,2 tỷ
3.36 tỷ
Nguồn: trích từ Bảng cân đối kế toán của nhà máy mỳ Hapro các năm 2008, 2009,
2010
Thuận lợi: trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy mỳ Hapro
có những thuận lợi sau.
Thứ nhất, với đặc thù là 1 doanh nghiệp Nhà nước nên nguồn vốn của nhà máy
khá dồi dào, tiềm lực tài chính lớn mạnh, đủ để đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến
phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu.
Thứ hai, tiền thân của nhà máy mỳ Hapro là một xưởng chế biến trong khối
thực phẩm của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, đã nắm bắt được thị hiếu của người
tiêu dùng khu vực miền Bắc nên khi thành lập, sản phẩm của nhà máy đáp ứng được
thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng. Từ đó lượng doanh thu ln cao và ổn định, thị
trường được củng cố và mở rộng.
Thứ ba, các sản phẩm của nhà máy đa dạng về chủng loại, mẫu mã, trọng
lượng, giá cả đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của cả tầng lớp bình dân và tầng lớp cao
cấp.
Tuy nhiên, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, nhà máy mỳ Hapro cũng gặp một
số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau:
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Thứ nhất, nhà máy mỳ Hapro là doanh nghiệp đi sau trong lĩnh vực sản xuất sản
phẩm mỳ ăn liền, dó đó lúc đầu sản phẩm của nhà máy gặp nhiều khó khăn trong việc
tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.
Thứ hai, nhà máy gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các thương hiệu
nhãn hiệu nổi tiếng khác như của Acecook….
Thứ ba, do mới vào hoạt động tại lĩnh vực sản xuất mỳ ăn liền, nên nhà máy
gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ sản xuất, trong thời gian đầu chưa lựa
chọn được công nghệ phù hợp.
2.2.2.4. Đánh giá tổng quan của nhân tố môi trường tới hoạt động kinh doanh
mặt hàng mỳ ăn liền.
Những ảnh hưởng tích cực: mặt tích cực của biến động giá đầu vào đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của nhà máy mỳ Hapro thể hiện ở 2 điểm, đó là sự giảm giá
xăng trong năm 2008 và sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng giúp cho việc tiêu dùng các mặt hàng nói
chung, và mặt hàng mỳ ăn liền nói riêng cũng có xu hướng tăng lên. Nhìn vào bảng
doanh thu của 3 năm ta thấy doanh thu năm 2009 tăng 5 tỷ so với năm 2008 tương ứng
là 62,5%. Sang năm 2010 doanh thu tăng thêm 3,9 tỷ đồng, tương ứng 30%.
Việc giá xăng dầu giảm nhẹ trong nhiều tháng liên tiếp của năm 2008 làm cho
chi phí của nhà máy giảm đi phần nào trong giai đoạn đó. Cụ thể nếu giá xăng khơng
đổi, ứng với tỉ lệ chi phí là 5%, so với 4% của điện nước, thì chi phí xăng dầu của năm
2008 sẽ phải là 837 triệu đồng, nhưng dựa vào bảng ta thấy con số đó chỉ là 820 triệu
đồng, giảm 17 triệu đồng.
2.2.2.4.1.
Những ảnh hưởng tiêu cực.
Nền kinh tế thế giới trong năm 2008 2009 nói chung chịu sự tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này cũng tác động tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh mỳ ăn liền. Giá dầu thô trên thế giới tăng liên tục khiến cho giá xăng dầu nhập
khẩu cũng tăng lên. Cụ thể chi phí cho xăng dầu qua các năm đều tăng cao, năm 2009
tăng 70 triệu đồng, năm 2010 tăng là 125 triệu đồng. Việc điều chỉnh giá xăng tăng
trong năm 2009 và 2010 đã làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên. Điều
này làm cho giá thành sản phẩm bị đội lên, dẫn tới kết quả kinh doanh cũng bị ảnh
hưởng theo.
Lạm phát trong thời gian này tăng cao, vượt qua sự kiểm soát của nhà nước,
đẩy giá cả leo thang, tăng chóng mặt, cũng gây ảnh hưởng tới mặt hàng mỳ ăn liền.
Giá bán của mỳ ăn liền cũng tăng lên, từ mức 1000đ/gói lên tới mức 2500đ tới 3000đ
một gói. Điều này làm cho doanh thu bán mỳ ăn liền có xu hướng chững lại hoặc tăng
chậm.
SV: Trần văn Vượng
Lớp K43F4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Kinh tế
Tỷ giá hối đoái theo quan điểm ổn định đồng tiền theo đồng đô la Mỹ USD
cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu là bột
mỳ. Khi đồng USD tăng giá so với đồng VNĐ, doanh nghiệp phải trả thêm nhiều chi
phí hơn cho việc nhập khẩu bột mỳ, nguyên liệu chính của việc sản xuất kinh doanh
mỳ ăn liền. Chi phí cho việc mua bột mỳ tăng dần qua các năm. Trong năm 2008 chi
phí này chỉ là 2,5 tỷ đồng thì tới năm 2009 con số này là 3,2 tỷ đồng, tăng 700 triệu
đồng, tương ứng mức tăng 28%. Lý giải nguyên nhân của việc tăng mạnh này là do
năm 2009 trên thế giới hạn hán xảy ra nhiều, các nước cung cấp chủ yếu nguồn
nguyên liệu bột mỳ như Úc cũng bị mất mùa, dẫn tới sản lượng bột mỳ giảm sút mạnh
mẽ, không đủ để cung cấp cho các đơn đặt hàng. Đến năm 2010 chi phí cho việc thu
mua bột mỳ cũng tăng nhưng tăng nhẹ với mức tăng 160 triệu đồng. Nguyên nhân là
do nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng đã có dấu hiệu phục hổi, các nước đầu tư
mạnh vào trồng lúa mỳ nhằm bình ổn lương thực, nên sản lượng tăng mạnh.
2.3.
Các kết quả phân tích dữ liệu về ảnh hưởng của biến động giá đầu
vào đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy mỳ Hapro.
2.3.1. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp về ảnh hưởng của biến động giá đầu vào
đối với mặt hàng mỳ ăn liền
2.3.1.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm
Để góp phần làm phong phú thông tin của bài báo cao, em đã tiến hành thu thập
ý kiến của các anh chị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng mỳ ăn
liền bằng các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm đánh giá khách quan về tác động của sự
biến động giá đầu vào đến hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng mỳ ăn liền. Số
phiếu là 20, mỗi phiếu có 4 câu hỏi, em thu được kết quả như sau:
Stt
Nội dung câu hỏi
Kết quả đánh giá
Mức
độ
1
Tỉ lệ %
Theo ông/bà tình hình trên thế giới cũng như ở Việt Nam Ít
trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến sự biến động giá
Bình
đầu vào cơ bản ở mức nào?
thường
8
12
80
Nhiều
2
Sự biến động giá đầu vào cơ bản trong thời gian qua có Ít
SV: Trần văn Vượng
6
Lớp K43F4