Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

“Tổ chức hoạt động ngoại khoá tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh trung học phổ thông”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.4 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Mục lục …………………………………………………...1
Danh mục các chữ cái viết tắt……………………………… 2
1.Mở đầu ………………………………………………….. 3
1.1.Lý do chọn đề tài ………………………………3
1.2.Mục đích nghiên cứu ………………………......3
1.3 Đối tượng nghiên cứu………………………….3
1.4.Phương pháp nghiên cứu......................................3
1.5.Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu …………………………3
1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm……………..4
1.8. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm………………4
2. Nội dung ……………………………………….……… 4
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề ………………………………………4
2.2.Thực trạng của vấn đề………………………………………… 4
2.3 Các biện pháp đã tiến hành……………………………….4
2.4 Kết quả đạt được……………25
3.Kết luận và kiến nghị ………………..26
3.1 Kết Luận …………………………………26
3.2 Kiến Nghị …………………………26
Tài liệu tham khảo …………………………… 28

1


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Stt
1
2
3


Các chữ viết tắt
THPT
NXB
ss

Viết đầy đủ
Trung học phổ thong
Nhà xuất bản
Students

2


1.MỞ ĐẦU
1.1Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và thông tin thì
xu thế toàn cầu hóa, hội nhập giữa các nước cũng đặt ra một nhiệm vụ hết sức
quan trọng cho ngành giáo dục nước ta. Trên hết mọi thời đại, bất đồng ngôn
ngữ là một rào cản nặng nề cho công cuộc hợp tác, tiếp thu những tiến bộ khoa
học kỹ thuật và văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc. Nhiều nước trên thế giới
đang sử dụng tiếng Anh là tiếng quốc ngữ, tiếng Anh đã được chọn là ngôn ngữ
quốc tế. Do đó Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa tiếng Anh vào chương trình giáo
dục của Việt Nam ngay từ cấp Tiểu học. Tuy vậy khả năng giáo tiếp bằng tiếng
anh của Học sinh, Sinh viên Việt Nam còn chưa được thành thạo, chưa tương
xứng với trình độ so với các môn học khác. Thiết nghĩ tạo ra môi trường giao
tiếp để Học sinh có điều kiện thực hành là phương pháp cần thiết để nâng cao
khả năng học ngoại ngữ. Tuy nhiên thời gian trên lớp có hạn với nội dung kiến
thức nhiều và lượng học sinh lớn, do đó việc thực hiện những buổi ngoại khóa
vừa nâng cao tinh thần yêu thích môn học và củng cố lượng kiến thức trên lớp
vừa tạo không khí thoải mái để giao tiếp là vô cùng hữu ích để khắc phục những

khó khăn trên. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Anh trong trường THPT
và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tôi chọn đề tài Sáng kiến kinh
nghiệm: “Tổ chức hoạt động ngoại khoá tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học
sinh trung học phổ thông”
1.2 Mục tiêu:
- Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa
- Thiết kế một số hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh
- Tổ chức một số buổi ngoại khóa cho học sinh
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động ngoại khoá nhằm giúp học sinh hứng thú học Tiếng Anh tốt hơn.
3


1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp hoạt động ngoại khóa
- Nghiên cứu các tài liệu, phương tiện phục vụ cho hoạt động ngoại khóa
- Phân tích nội dung kiến thức chương trình Anh Văn THPT từ đó xác định
nội dung Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
1.5 . Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống kiến thức cơ bản và chuyên sâu về “ kỹ năng ngôn ngữ” trong Tiếng
anh THPT
- Các tài liệu về hoạt động ngoại khóa trong học tập, phát triển kỹ năng giao
tiếp, phát triển tư duy, nâng cao tầm hiểu biết kiến thức bộ môn cũng như xã hội.
- Các phương pháp thiết kế các buổi hoạt động ngoại khóa trong việc dạy và học
kiến về kỹ năng đọc hiểu, nghe, nói, ngữ pháp của Tiếng Anh 10,11,12.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Sách giáo khoa bậc trung học phổ thông
- Sử dụng hình thức trò chuyện với giáo viên và học sinh để điều tra dạy và học
gây sự hứng thú cho học sinh bậc THPT cũng như hình thức áp dụng hoạt động
ngoại khóa

- Tiến hành nghiên cứu tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho
đề tài.
- Tìm hiểu thông tin trên sách , báo, internet…
1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.1. Mục đích
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của việc
tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa bộ môn Anh Văn trong dạy và học kiến
thức Tiếng anh bậc phổ thông từ đó rút ra những biện pháp điều chỉnh thích hợp
nhằm phát huy tác dụng của sinh hoạt ngoại khóa.
7.2. Chuẩn bị:
- Gửi nội dung các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho giáo viên hướng dẫn xem xét,
chỉnh sửa
4


- Xin phép nhà trường và giáo viên phổ thông về thực nghiệm
7.3 Đối tượng:
- Tôi đã chọn 2 lớp ở khối 10 đó là: 10A1 và 10A2 trường THPT Krông Nôtỉnh Đăk Nông
7.4. Nội dung
- Tôi đã tiến hành 3 buổi hoạt động ngoại khóa dựa vào kiến thức trong chương
trình chuẩn với cùng một nội dung.
7.5 Bố trí thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm được chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm là lớp
10A1 và nhóm đối chứng là 10A2
- Nhóm thực nghiệm: khi dạy thực nghiệm có sữ dụng hoạt động ngoại
khóa để cũng cố kiến thức, kiểm tra bài cũ cho học sinh.
- Nhóm đối chứng: khi dạy đối chứng không sử dụng hoạt động ngoại khóa
mà chỉ dùng câu hỏi thông thường để cũng cố, kiểm tra bài cũ.
7.6. Kiểm tra đánh giá:
Sau khi dạy từng bài sẽ kiểm tra chất lượng ghi nhớ kiến thức và khả năng vận

dụng kiến thức của học sinh của cả hai nhóm theo cùng một đề kiểm tra. Sau đó
tiến hành chấm điểm và so sánh phân tích kết quả giữa nhóm thực nghiệm và
đối chứng.
1.8. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
Để giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc học ngoại ngữ
có hiệu quả, tôi đã cố gắng tìm tòi , nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp,
cộng với những trãi nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy. Tôi đã rút ra một
số kinh nghiệm hay trong phương pháp dạy và tạo ra sự thích thú cho học sinh
về môn Tiếng Anh. Tôi hy vọng kinh nghiệm của tôi sẽ là một tài liệu nhỏ để các
bạn đồng nghiệp tham khảo.
Điều mà các em thích nhất ở lớp học đó là được thường xuyên ứng dụng giao
tiếp tiếng Anh trong nhiều tình huống khác nhau ngay trên lớp để học sinh tư
duy tốt và phản xạ nhanh. Sự nhiệt tình của giáo viên cộng với những chủ đề thú

5


vị giúp học sinh vượt qua những rào cản về cả tâm lý lẫn ngôn ngữ để không khí
lớp học luôn sôi nổi, hào hứng
“Những buổi học rất thú vị, những hoạt động ngoại khóa sôi nổi làm học sinh
hào hứng học tiếng Anh. Sau khóa học, các em không chỉ nói tiếng Anh lưu loát,
nghe tốt, đọc chuẩn và viết đúng văn phong mà còn mạnh dạn hơn rất nhiều
trong việc giao tiếp cùng nhau. Các hoạt động ngoại khóa chính là những cơ hội
tốt để học sinh ứng dụng tiếng Anh trong thực tế đồng thời cũng là cơ hội đê
giáo viên nhìn nhận được khả năng của từng em trong lớp”.
Với phương châm “Học là phải dùng được”, áp dụng phương pháp dạy và
học ứng dụng. Bởi lẽ đó nên chúng ta phải tạo ra cơ hội cho học sinh để chúng
có thể áp dụng luyện tập nhũng gì mình có. Muốn lôi cuốn được các em thì giáo
viên phải chuẩn bị các hoạt động có ý nghĩa thực tế, có tính hấp dẫn. Đa số học
sinh của chúng ta học mà chưa dùng được, vì chưa có một tầm nhìn rộng, bản

thân các em chưa nhận thấy được tầm quan trọng của Tiếng Anh phục vụ cho
công việc sau này.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
II.1. Tìm hiểu ‘’Hoạt động ngoại khóa’’.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, gần đây, trên các diễn đàn
nghiên cứu, các hội nghị, hội thảo, người ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học. Mối quan tâm bức xúc đối với những người trực tiếp
giảng dạy ở nhà trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng
tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê
hứng thú học tập các bộ môn trong tình hình hiện nay.
Giải quyết thực trạng trên, cần phải kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy
cả giờ chính khoá lẫn hoạt động ngoại khoá, mà trước hết là phải có một quan
niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của những hoạt động ngoại khoá.
Hoạt động ngoại khoá theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một
hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn
6


đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho học
sinh; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất
lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá, vì thế, vừa là hoạt
động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "Góp phần tạo ra lối sống văn hoá và
khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại
khoá, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục"
(Phan Trọng luận, Phương pháp dạy học. Nxb Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381)
II.2. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa.
Qua các trò chơi ngoài trời và các buổi thảo luận nhóm, các em sẽ được
rèn luyện những kỹ năng lãnh đạo, bao gồm kỹ năng xác định tầm nhìn và mục
tiêu, động viên nhóm, lên kế hoạch dự án, và có ý chí kiên nhẫn vượt qua thử

thách. Quan trọng hơn, các buổi chia sẻ của các anh chị về cách theo đuổi, sáng
tạo các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh sau chương trình định hình sẽ bắt
đầu hoạt động của bản thân từ đâu.
Do đó, tuy phụ huynh hoặc học sinh có thể tìm được các hoạt động ngoại
khoá, nếu không đáp ứng được các yếu tố trên, học sinh sẽ khó trở nên “đặc
biệt” đối với khả năng của mình.
Theo dõi quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông
trong những năm gần đây, nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính
khoá, còn hình thức ngoại khóa thì ít được chú trọng triển khai. Phải chăng hoạt
động ngoài giờ của học sinh là không quan trọng, không đóng vai trò trong việc
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn? Đã đến lúc cần xác định lại
vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá, phát huy cao độ tính năng động sáng
tạo, niềm hứng thú của học sinh
II.3. Cơ sở lý luận
Ngoại ngữ là một trong những kĩ năng thuộc về ngôn ngữ trong quá trình thực
hiện giao tiếp. Giống như kĩ năng học tiếng việt khi còn là một đứa trẻ, vì ngôn
bản được tiếp thu qua nghe là lời nói. Học từ những bài trong sách giáo khoa cả
một năm học sẽ làm cho học sinh nhàm chán vá áp lực. Khi dạy các nội dung
7


trong sách giáo khoa, giáo viên thường phải logic theo trật tự của nội dung
chương trình giãng dạy, sắp xếp có trật tự như quy định của bộ giáo dục; việc
dạy và học giữa giáo viên và học sinh hay lặp đi lặp lại xuyên suốt cả một năm
học. Để tạo ra một không khí mới, một không gian mới, thì chúng ta phải thay
đổi không gian và thời gian cho các em, để các em có cơ hội thoải mái tư tưởng,
thoát ra khỏi áp lực học hành. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn tạo ra một số tiết
học ngoại khóa trong một học kỳ. Tiết học ngoại khóa do giáo viên chủ động về
thời gian, không gian cho học sinh, tùy vào địa điểm thuận lợi của trường học.
Hơn nữa khi tham gia ngoại khóa sẽ giúp các em năng nổ hơn, dạn dĩ hơn. Chỉ

cần thực hiện 2-3 lần trong một học kỳ cũng đã giúp các em có hứng thú trong
việc học tiếng anh, tạo cho các em có cơ hội áp dụng những gì mà mình có được
khi học trên lớp. Do đó, khi dạy học ngoại ngữ, ngoài những thủ thuật chung áp
dụng cho các kĩ năng tiếp thụ, GV còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các
hoạt động ngoại khóa của học sinh.
Để có một buổi hoạt động ngoại khóa chất lượng, giáo viên cần thực hiện các
thủ thuật cơ bản trong việc dạy như sau:
II.3.1. Xác định rõ cho học sinh hiểu về học ngoại khóa môn Anh văn.
Tại sao học Tiếng Anh lại là một việc khó khăn?
Khi học sinh học thì được giáo viên truyền đạt kiến thức, các em đã quen với
việc chỉ cần học ngữ pháp làm bài tập. Ngoài ra thầy cô cũng đề cao việc thể
hiện ngôn ngữ qua các bài tập, cho nên hình thành thói quen khó có thể thay đổi
trong việc học ngôn ngữ. Do đó việc học ngoại ngữ trở nên khó khăn hơn. Khi
học, học sinh phải đối mặt với những khó khăn sau:
- Không kiểm soát được khối lượng ngôn ngữ của bản thân.
- Đề cao kỹ năng đọc viết để tham gia các kỳ thi.
- Bài học có nhiều từ mới, lười học bài.
- không chú tâm phát âm, ngữ điệu, giọng điệu.
- Hoc sinh không nghe và nói thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các
em biết.

8


Vậy làm thế nào để giúp các em mở rộng phạm vi học ngoại ngữ, để một tiết
học tiếng anh bớt căng thẳng và trở nên thú vị. Đó là điều mà rất nhiều giáo
viên đang trăn trở?
Học sinh có cảm thấy bối rối khi phải nói Tiếng Anh hay không? có ngại vì
phát âm dở? hay còn mắc nhiều lỗi ngữ pháp khi nói chăng?
Các em gặp khó khăn khi cố gắng hiểu người bản ngữ nói chuyện? hay có cảm

thấy thất bại vì bạn không hiểu được ngôn ngữ của những nhân vật trong phim
một cách dễ dàng?
Có phải học sinh của chúng ta sẽ không bao giờ học Tiếng Anh tốt? các em
có buồn vì học tiếng anh trong nhiều năm mà vẫn không thể nói Tiếng Anh dễ
dàng?
Để cải thiện được tình hình và trả lời được những thắc mắc trên thù đó chính
là nhiệm vụ của giáo viên chúng ta.
Các trường THPT đều muốn tạo dựng một môi trường đa dạng và phong phú,
họ cũng coi trọng việc học ngoài lớp (từ môi trường và cộng đồng xung quanh)
như việc học trong lớp. Vì vậy, họ cần các học sinh với những sở thích và hoạt
động ngoại khóa khác nhau để đóng góp cho hàng trăm câu lạc bộ và chương
trình ở trường. Mặt khác, chính những học sinh toàn diện này sẽ tận dụng tốt
nhất các cơ hội ở trường đại học để trưởng thành không chỉ về học tập mà còn
về xã hội, văn hóa và nhân cách.
Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính
khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Bạn có thể tham gia
hoạt động ngoại khóa ở lớp/ trường hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn
khác nhau: Thể thao, Văn hóa, Nghệ thuật, Tình nguyện, Tổ chức…Hoạt động
ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh
nghiệm sống cho bạn, giúp bạn trở thành một con người toàn diện và thú vị hơn.
Sinh hoạt ngoại khóa của bộ môn tiếng anh không đơn giản, giáo viên phải
chuẩn bị nhiều dụng cụ trực quan, nhằm giúp kích thích sự tò mò, hứng thú của
học sinh đối với bộ môn này

9


II.3.2. Các biện pháp tạo ra một buổi hoạt động ngoại khóa tiếng anh
có hiệu quả:
- Cho học sinh tự chọn chủ đề hay nội dung được giáo viên giới hạn sẵn.

Điều này tạo sự chú ý cho học sinh vào chủ đề và gây hứng thú cho học sinh đối
với bài học
- Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến trong
buổi sinh hoạt: khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung của
chủ đề, gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp thảo luận.
- Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết: tuy nhiên là không cần giới
thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Nếu học
sinh không hiểu nghĩa của từ, tôi sẽ giải nghĩa bằng định nghĩa hoặc cho ví dụ.
- Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và vai trò cụ thể của từng buối sinh hoạt
ngoại khóa.
- Khi tiến hành các hoạt động, việc dùng giáo cụ trực quan, tranh, hình
ảnh minh hoạ, phim, nhạc hoặc đóng vai các nhân vật của một câu chuyên. kèm
theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung thảo luận. Tranh
ảnh là phương tiện để kiểm tra mức độ hiểu của học sinh.
- Tiến hành theo ba giai đoạn: trước khi, trong khi và sau khi sinh hoạt
ngoại khóa. Chia quá trình thành từng bước: ví dụ xem đoạn video clip tùy chủ
đề thì tôi phân ra ba phần
+ Thảo luận ý chính, trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán.
+ Xem chi tiết đoạn phim đó.
+ Thảo luận làm theo yêu cầu của tôi về đoạn clip vừa xém.
- Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, các nhóm và so sánh
kết quả, thảo luận sau khi trả lời.
- Đảm bảo chất lượng buổi sinh hoạt.
+ Băng đài, máy chiếu hình ảnh có chất lượng tốt
+ Giáo viên hoạt động với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác, hướng dẫn
rõ ràng chi tiết.
II.3.3. Các dạng của hoạt động ngoại khóa.
10



Nếu bạn biết kiểm soát thời gian và có phương pháp học tập đúng đắn, bạn sẽ
có thời gian cho những ngoại khóa(extra-curricular) rất hấp dẫn. Việc tham gia
các hoạt động này sẽ giúp cho bạn khám phá bản thân, phát hiện ra những phẩm
chất khác ngoài tư chất thông minh trong học tập. Vì thế, nếu bạn chưa từng
tham gia, bây giờ là lúc để thả mình (throw yourself out there) và khám phá bản
thân mình. Cho dù không phục vụ mục đích du học thì những hoạt động này
cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống.
Nghe hấp dẫn phải không? Sau đây là một số những gợi ý về các phong trào,
hoạt động ngoại khoá mà bạn có thể tham gia.
Dạng 1:
Hoạt động trò chơi: Bạn có thể tham gia vào một trò chơi an toàn giao thông,
một đội tiến hành thực hiện theo sự chỉ dẫn của đội kia ( bằng Tiếng Anh) …
Không nhất thiết là phải có một thành tích hay bằng khen. Vì vậy bạn có thể sắp
xếp thời gian luyện tập không quá căng thẳng phù hợp với lịch học tập của
mình.
Dạng 2:
Hoạt động văn nghệ: Bạn có tài ca hát, chơi nhạc cụ hoặc nhảy break dance,
nhảy cổ điển và đã tham gia biểu diễn trước trường hoặc trong các buổi dạ hội…
Hoạt động văn nghệ thường rất phong phú và không đòi hỏi bạn phải có tài năng
phi thường. Ví dụ như việc tham gia hát trong các chương trình văn nghệ không
yêu cầu bạn phải có giọng ca vàng của ca sĩ, chỉ cần bạn có tự tin để lên sân
khấu. Hoặc những bài biểu diễn nhảy break không nhất thiết phải ở mức độ
chuyên nghiệp, hãy cùng bạn bè của mình luyện tập để biểu diễn hoặc chỉ để tập
cho biết.

11


Dạng 3:
Hoạt động tổ chức – Leadership: Bạn làm lớp trưởng, lớp phó, bí thư đoàn

trường, bí thư lớp….Đó là những danh hiệu cá nhân có sức thuyết phục cho khả
năng lãnh đạo của bạn. Tuy nhiên, không nhất thiết phải có một “danh hiệu” để
bạn có thể là một người năng động, một nhà lãnh đạo. Bạn có thể tham gia công
tác đoàn trường, tổ chức các buổi dạ hội, các chương trình giao lưu giữa lớp,
khối trước trường,… Những công việc tổ chức này tập cho bạn cách làm việc có
kế hoạch, có trách nhiệm và khả năng làm việc theo nhóm. Vì thế, đừng chỉ là
những người tham gia cuộc vui, hãy là những người tạo nên cuộc vui
Dạng 4:
Tài năng: Bạn giỏi thiết kế, bạn học vẽ từ nhỏ, bạn học thanh nhạc, bạn chơi
nhạc cụ (guitar, piano, violin…) rất giỏi,… Những tài năng đặc biệt này phân
biệt bạn với những “applicant” khác. Với những tài năng này, bạn sẽ rất dễ dàng
“đóng góp cho campus” của trường học trong tương lai

12


II.3.5. Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế buổi hoạt động ngoại khóa.
- Yêu cầu phù hợp với chương trình sách giáo khoa.
- Yêu cầu phù hợp với đối tượng.
- Yêu cầu tiện lợi, hữu dụng.
- Yêu cầu về ngôn ngữ.
2.2.Thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi
Với thời đại phát triển công nghệ như hiện nay, các em đang tiếp xúc với
thông tin đại chúng ngày càng nhiều. Bộ giáo dục đã tổ chức nhiều cuộc thi trên
phạm vi toàn quốc như: Thi Tiếng Anh trên Internet toàn quốc ( The internet’s
competition), kiến thức quanh ta cấp trường…đã tạo ta một sân chơi hữu ích lôi
cuốn giúp các em ngày càng hứng thú với bộ môn này.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong sự nghiệp giáo dục giảng dạy, luôn tìm tòi
sáng tạo tìm ra những phương pháp dạy học tích cực và phù phợp với trình độ,

tư duy của học sinh.
2. Khó khăn
Học sinh của chúng ta chưa nhận thấy được ý nghĩa thiết thực của Ngoại Ngữ.
Đó là lý do mà các em cảm thấy ngôn ngữ nước ngoài không quan trọng, nên
không cần cố gắng và dần dần lâu ngày dồn lại thiếu kiến thức quá nhiều dẫn
đến tư tưởng: “Tiếng Anh là một bộ môn khó”. Hiểu được những trăn trở này,
chính giáo viên chúng ta là người sữa đổi, định hướng cho các em để các em sửa
13


chữa, bổ xung kịp thời những lỗ hổng của kiến thức. Muốn làm được điều đó thì
tôi đã áp dụng một vài phương pháp hoạt động ngoại khóa nhằm thúc đẩy tinh
thần, gây hứng thú cho học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh.
Giáo viên thường không theo các phương pháp của bộ môn Anh văn, do một
số lý do như: cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, không đồng đều, không
có băng đài hoặc băng đài chất lượng kém, thiếu ổ cắm ở lớp học, cuối kỳ, cuối
năm không thi nghe, nói.
Tính chất của hoạt động ngoại khóa là cần có thời gian, không gian rộng,
các vật liệu để học tập... Vì thế, một số trường không có điều kiện thời gian,
không gian, vật chất thì chỉ đành nói "Không" với các hoạt động ngoại khóa.
Vẫn còn rất nhiều trường, xem thường các hoạt động ngoại khóa chỉ chú trọng
đến việc học văn hóa của học sinh. Một số trường tổ chức làm các hoạt động
ngoại khóa quá sơ xài .
2.3.Các biện pháp tiến hành hoạt động ngoại khoá
Để hoạt động ngoại khóa mang tính lôi cuốn hấp dẫn, thì tôi đã chuẩn bị
cho mình nhiều hình thức khác nhau để thay đổi nội dung hoạt động. Chẳng hạn
như: Xem một đoạn phim, nghe nhạc, xem một chương trình thi tài năng trên
truyền hình của Hoa Kỳ, hoặc cho đóng kịch các nhân vật trong câu chuyện mà
các em tự chọn… Sau đây tôi xin trình bày một thể loại là xem các chương trình
thi tài năng ở Anh

1. Mở Đầu
a) Giới thiệu từ vựng mới
Như trên tôi đã trình bày, không nhất thiết phải giới thiệu tất cả các từ
mới trước khi học. Các em có thể được phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc hiểu
bằng cách thực hành đoán nghĩa của từ thông qua hình ảnh của video. Chỉ có
những từ khó học sinh không hiểu được nội dung của bài nghe mới cần được
thảo luận trước
b) Chuẩn bị cho học sinh xem, nghĩ về điều sắp xem, sắp xếp, dự đoán.
Hoàn thành các dạng bài tập trước khi xem đoạn phim ngắn, hay một chương
14


trình bằng tiếng anh. Tuy nhiên đây là một tiết hoạt động ngoại khóa, chúng ta
không nên áp dụng các dạng bài tập như trong sách giáo khoa nhiều vì đó sẽ là
lý do gây sự nhàm chán cho học sinh.
2. Quá trình xem
Học sinh tập trung xem chi tiết để hoàn thành yêu cầu... Mở đoạn phim 2 - 3
lần, yêu cầu học sinh xem chi tiết, làm các dạng bài tập theo yêu cầu do giáo
viên thiết kế như:
Các dạng bài tập đó là:
+ Chọn câu đúng, sai (Defining T – F)
Giáo viên cho 3 đến 5 câu đúng sai vào một mẩu giấy nhỏ phát cho từng
nhóm đã quy định về ý chính của đoạn phim đó.
+ Trả lời câu hỏi (Answer the comprehension question)
Giáo viên cho một vài câu hỏi có chứa ý chính của đoạn phim để tập trung sự
chú ý của học sinh trong khi nghe. Học sinh không phải đoán câu trả lời, sau khi
nghe lần một, yêu cầu học sinh trả lời.
+ Điền từ vào thông tin còn trống (Filling in the gap, chart)
Giáo viên chuẩn bị sẵn bài tập phát cho học sinh theo nhóm, để học sinh lấy
được thông tin chính trong quá trình xem video

+ Tìm lỗi sai của thông tin (Lediberate mistake)
3. Sau khi xem phim
Giáo viên có thể chọn nhiều hình thức khác nhau cho các em luyện tập:
thay đổi thông tin, nêu ý kiến cá nhân, nêu các vấn đề tương tự cho học sinh liên
hệ bản thân, có thể tổ chức một cuộc thi tài năng trong lớp để thực hành lại các
ngôn ngữ mà các em có được từ video đã xem…Hoạt động có thể là:
a) Recall the story: Cho học sinh kể lại bằng ngôn ngữ của mình. Giáo
viên có thể giúp học sinh bằng những gợi ý nhỏ như tranh, câu đơn giản.
b) Write it up: Yêu cầu học sinh viết lại những thông tin nghe được, xem
được bằng ngôn ngữ của mình, sử dụng thông tin ở trong ngữ cảnh đó
c) Roll- story: Học sinh đóng vai nhân vật trong đoạn phim vừa xem.
d) Disscussion: Thảo luận vấn đề trong bài theo cặp - nhóm.
15


Trên đây là một số thủ thuật ngoại khóa để rèn luyện, nâng cao ý thức học
Tiếng Anh cho học sinh. Việc thiết kế các hoạt động ngoại khóa để làm nền tảng
và củng cố cho học sinh có hiệu quả. Nếu chúng ta thực hiện tốt các phương
pháp, thủ thuật thì sẽ dần dần khắc phục việc dạy học, gây hứng thú cho học
sinh đối với môn ngoại ngữ.
Tiết dạy minh họa
(các giai đoạn của một buổi hoạt động ngoại khóa)
I. Mục đích (Aim):
- Luyện kỹ năng nghe hiểu lấy thông tin chính
- Luyện kỹ năng sống
- Luyện kỹ năng ứng dụng thực tế
- Học sinh xem một đoạn băng về cuộc thi tài năng và hoàn thành các yêu cầu
của giáo viên.
II. Các bước tiến hành (Stage of teaching)
1) Trước khi xem đoạn phim

- Giáo viên giới thiệu chủ đề: Chúng ta sẽ xem một đoạn video về một bộ phim
nổi tiếng. Trên cơ sở đó giáo viên cho học sinh đoán nghĩa một số từ quan trọng.
- Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi đoán trước khi xem đoạn phim:
Giáo viên đặt một vài câu hỏi thảo luận bằng Tiếng Anh hay tiếng Việt tùy
theo mức độ câu hỏi và mức độ học lực của học sinh để giúp học sinh có một số
vốn từ trong khi xem đoạn clip đó. Chẳng hạn như: Đây là một bộ phim, vậy
theo các em là thể loại phim gì “What kind of film is it? " Ai là nhân vật chính?
“Who are the main characters?” Nếu các em không có từ vựng thì giáo viên sẽ
cung cấp trong các câu hỏi và trả lời.

16


Hình 1: minh họa trong đoạn clip số 1
+ GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, đoán câu trả lời.
+ GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
2) Trong quá trình xem
Lần 1 : Học sinh xem phim, kiểm tra lại phần dự đoán
Hỏi học sinh: Em có thể cho biết tên thể loại phim? “What kind of film is
it??"
 GV yêu cầu học sinh xem đoạn clip và chú ý cách thí sinh dự thi giao tiếp
với ban giám khảo. Đây là một chức năng thu thập và xác nhận thông tin
(information-led funtion).
17


Nhóm thu thập và xác nhận thông tin ( information-led function)
-

Thu thập thông tin (asking for information/garthering information):

Để hỏi thông tin chưa biết chúng ta dùng các loại câu hỏi nhằm thu
thập các thông tin khác nhau vì thế cách trả lời khác nhau

Do you like this film?

Yes, I like it very much
.
Lần 2: GV yêu cầu học sinh đọc kỹ các thông tin cho trước trong bảng và sau đó
nghe băng để điền các thông tin còn thiếu (nghe 2 lần)
+ GV yêu cầu HS so sánh đáp án với bạn.
+ Yêu cầu HS trình bày kết quả.
Lần 3 : GV yêu cầu học sinh xem lại, kiểm tra đáp án.
Sau khi xem giáo viên phát cho các nhóm một số câu hỏi, tự nghiên cứu và trả
lời. Sau đó trình bày trước lớp
3) Sau khi xem
Cho HS tóm tắt lại các nội dung mà các em thu thập được trong quá trình thực
hành các bài tập trước.
Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm để tóm tắt lại nội dung bài.
2.4KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua một thời gian tiến hành các tiết ngoại khóa theo phương pháp đã trình
bày ở trên, tôi thấy có những ưu điểm sau :
- Học sinh có điều kiện thực hành theo cặp " pairwork' và theo nhóm "
groupwork".
-Với việc xem bằng hình ảnh âm thanh một vài lần, học sinh có thể nắm được
thông tin chính của bài đồng thời phát triển được các kỹ năng phụ khác như:
Nghe lướt, khả năng suy luận và đoán nghĩa của từ, ứng dụng thực tế trong giao
tiếp, học xong dùng ngay được.
- Giờ học sinh động hơn, học sinh được tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau.
18



- GV có thể dễ dàng giúp đỡ những học sinh lười học tiếng anh.
- Học sinh được rèn luyện cả 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói. Kỹ năng
đọc được thể hiện qua việc làm bài tập. Kỹ năng viết được thể hiện qua việc viết
và trình bày kết quả các bài tập.
-Với việc dạy một tiết ngoại khóa theo phương pháp trên, kết quả trong các tiết
học chính của học sinh cũng có tiến triển rõ rệt. Thấy rõ sự sôi nỗi đối với bộ
môn này.
Bảng phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS qua 2
bài kiểm tra
Lần KT

Phương

1
2

án
TN
ĐC
TN
ĐC

Số bài
40
40
40
40

Yếu,


Trung

kém(%)
12,5
20
7,5
25

bình(%)
57,5
60
37,5
40

khá(%)

Giỏi(%)

25
20
40
30

5
0
15
5

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Mỗi người có một suy nghĩ, mỗi giáo viên có một phong cách lên lớp . Song
tôi nghĩ dù phương pháp nào đi nữa cũng đều có mục đích chung là truyền đạt
cho các em học đúng, đủ kiến thức, giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức
một cách nhanh nhất, giúp các em có sự đam mê trong bộ môn của mình. Với bộ
môn này tôi thiết nghĩ, có được một phương pháp chung trong dạy học để đạt
hiệu quả cao nhất là điều khiến mỗi giáo viên phải tìm tòi, song không phải ai
cũng dễ dàng đạt được điều đó.
Những suy nghĩ của tôi trên đây về việc “Tạo hứng thú học Tiếng Anh” chỉ
là những kinh nghiệm rút ra từ phương pháp cũ và mới trong thực tế giảng dạy.
Để dạy tốt Tiếng Anh, tôi nghĩ tất cả các giáo viên phải nhiệt tình trong công tác
giảng dạy, thường xuyên học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn nâng cao hơn
nữa năng lực của học sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
3.2.Kiến nghị
Về học sinh:
19


Cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, trong khi học phải thật chú ý lắng
nghe bài giảng, tích cực phát biểu đưa ra những ý tưởng, tình huống hay để áp
dụng vào bài viết.
Tránh rụt rè, nhút nhát phải tự tin vào chính mình.
Về giáo viên:
Chuẩn bị bài dạy một cách công phu, tỉ mỉ, lời hướng dẫn rõ ràng, hệ thống câu
hỏi đơn giản, các dạng bài tập phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Cần kiểm tra và đánh giá kết quả bài viết của học sinh một cách khoa học, chính
xác.
Tạo không khí cởi mở, chân thành trong giờ học giúp học sinh say mê, yêu thích
môn học.
Giới thiệu những quyển sách hay cho học sinh tham khảo.

Về nhà trường:
Đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy như tranh ảnh, băng đĩa, bảng phụ, sách
tham khảo … .
Tạo sân chơi bổ ích cho việc học Tiếng Anh.

Krông Nô, ngày 25 tháng 1 năm 2017
Người viết đề tài

LÊ THỊ BÍCH NGỌC

Giáo viên Tiếng Anh trường THPT Krông Nô, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Academic writing – Oxford Press
2. Oxford Advanced Learner’s Dictionary (7th edition)
3. Tứ Anh – Phan Hà – May Vi Phương – Hồ Tấn, Sổ tay người dạy Tiếng Anh,
NXB Giáo Dục 2004.
4. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Anh 10 - NXB Giáo dục Việt Nam
2010.
5. Thiết kế bài giảng Tiếng Anh 10, NXB Hà Nội 2009
6. Thiết kế hoạt động dạy và học Tiếng Anh 10, tập II, NXB Giáo dục Hà Nội.
7.
8.

21




×