Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tạo Hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.46 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2
II. GIỚI THIỆU 3
1. Hiện trạng 3
2. Giải pháp thay thế 4
3. Một số đề tài gần đây 4
4. Vấn đề nghiên cứu 5
5. Giả thuyết nghiên cứu 5
III. PHƯƠNG PHÁP 5
1. Khách thể nghiên cứu 5
2. Thiết kế nghiên cứu 5
3. Quy trình nghiên cứu 6
4. Đo lường và thu thập dữ liệu 7
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 7
1. Phân tích dữ liệu 7
2. Bàn luận kết quả 8
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 9
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 11
PHỤ LỤC I: Xác định đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 11
PHỤ LỤC II: Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 12
PHỤ LỤC III: Thang đo thái độ kiểm tra trước và sau tác động 13
PHỤ LỤC IV: Bảng điểm 14
PHỤ LỤC V: Bảng tổng hợp điểm thang đo thái độ kiểm tra trước và sau tác
động 18
PHỤ LỤC VI: Kế hoạch bài học 19
PHỤ LỤC VII: Kế hoạch tổ chức chuyên đề 23
- 1 -
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
'' TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA VỚI VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 8''


Người thực hiện: NGUYỄN KHÔI NGUYÊN
Đơn vị: Trường THCS Sơn Lâm – Khánh Sơn – Khánh Hòa
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong quá trình dạy văn - quá trình rèn luyện toàn diện ( lời cựu thủ tướng Phạm
Văn Đồng). Hoạt động ngoại khóa là sự nối dài, bổ sung tích cực cho nội khóa văn học.
Đã từng có một nhà bác học khẳng định: '' Phương án giáo dục trẻ tốt nhất là giáo dục
lòng ham mê của trẻ ''. Tuy nhiên chọn phương án nào là quyền của mỗi chúng ta. Nhưng
cần phải luôn nuôi dưỡng, phát triển hứng thú của các em đối với môn học, đặc biệt đối
với môn Ngữ văn mà đối tượng học tập nghiên cứu cơ bản là tiếng mẹ đẻ, là tác phẩm
văn chương thì yêu cầu này trở nên quan trọng, hơn nữa có tính quyết định.
Có thể nói rằng môn Ngữ văn có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư
tưởng tình cảm cho học sinh, ngoài việc hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn, các
hành vi và thói quen tốt, các kĩ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội
về chính trị, đạo đức, pháp luật còn phải giúp các em bổ sung và hoàn thiện những tri
thức đã học ở trên lớp. Vậy quá trình giáo dục không chỉ được thực hiện thông qua các
hoạt động giáo dục trên lớp mà còn phải thông qua các tiết hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục, càng đặc
biệt hơn đối với bộ môn Ngữ văn. Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn, gần
đây người ta đã bàn nhiều về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Và mối quan tâm
trực tiếp của những người giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường THCS làm thế nào phát
huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ, khơi gợi
niềm say mê hứng thú học tập môn Ngữ văn trong điều kiện hiện nay, đó là chúng ta phải
kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ chính khóa lẫn hoạt động ngoại khóa.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn? Làm cách nào
để học sinh yêu thích môn Ngữ văn từ đó chăm học nâng cao kết quả học tập? Một trong
số các giải pháp mà tôi mạnh dạn lựa chọn để cải thiện tình hình đó là tạo hứng thú cho
học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương của trường THCS Sơn Lâm.
Hai nhóm tương đương nhau về số lượng, trình độ, giới tính, thành phần sắc tộc giống
nhau. Lớp 8B là lớp thực nghiệm có 32 học sinh, lớp 8A là lớp đối chứng có 32 học sinh.

Lớp đối chứng thực hiện theo kế hoạch soạn giảng bình thường. Lớp thực nghiệm được
thực hiện giải pháp trên khi dạy có tổ chức hoạt động ngoại khóa.
Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến hứng thú học tập của học sinh.
Kết quả kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 38,84 và kết
quả kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 35,31. Kết quả kiểm
chứng T-test độc lập sau tác động có giá trị p = 0,0005 < 0,05 có nghĩa là sự khác biệt lớn
giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó cho thấy việc
tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho các
em học sinh
II. GIỚI THIỆU
- 2 -
1. Hiện trạng:
Môn Văn là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở cấp phổ thông nói
chung và cấp Trung học Cơ sở nói riêng. Cùng với các môn học khác môn Văn góp phần
không nhỏ vào việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm và nhân cách học sinh. Thế nhưng thực trạng dạy học môn Văn hiện nay như
thế nào? Tại sao học sinh quay lưng lại với môn Văn ? Thực tế đáng buồn đó do nhiều
nguyên nhân, có thể do yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan, song trước hết có lẽ dạy
văn và học văn là công việc khó. Người dạy cũng như người học trước hết phải có niềm
say mê, yêu thích văn chương, có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, thêm vào đó là một
vốn tri thức phong phú, vốn tiếng Việt dồi dào Đó là những yêu cầu khắt khe mang tính
đặc thù.
Hiện nay, phần lớn học sinh không thích học môn Ngữ văn. Các em chưa thấy
được việc học Văn là để giáo dục lí tưởng, tình cảm, bồi dưỡng tính nhân bản, nhân văn
của con người. Điều này xuất phát từ việc các em ít đọc sách, không chịu học bài, soạn
bài để tăng thêm vốn sống, vốn văn học, vốn hiểu biết để thấy được cái hay, cái đẹp của
văn chương. Cùng với thời đại công nghiệp điện tử phát triển, các em bị cuốn hút vào
các chương trình internet, thời kì kinh tế thị trường làm cho con người thực tế hơn với
các môn khoa học tự nhiên dễ kiếm ra lợi nhuận Bên cạnh đó vấn đề cốt yếu là ý chí
học tập của các em chưa cao, chưa có quyết tâm và ý chí tiến thủ, chưa say mê với việc

học của mình, chưa thấy được tầm quan trọng của ” Văn học là nhân học” từ đó các em
chểnh mãng hoặc lãng quên với bộ môn Ngữ văn.
Mặt khác, thực trạng học sinh không yêu thích bộ môn Ngữ văn không chỉ xuất
phát từ phía người học mà còn xuất phát từ phía người dạy. Bởi người dạy chính là cầu
nối giữa học sinh với văn học. Có thể thấy giáo viên ngại đổi mới phương pháp giảng
dạy nên còn nhiều hạn chế và bất cập, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy chưa phổ biến, hợp lí và đồng bộ, các tiết dạy vẫn còn tình trạng đọc – chép,
hoặc chiếu – chép dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào độc
thoại, độc diễn trên bục giảng điều này đã trở nên đơn điệu, không phù hợp với tâm lí
con người hiện đại, ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập, khả năng sáng tạo của
học sinh.
Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp cũng góp phần dẫn đến tình
trạng học sinh không còn hứng thú với bộ môn Ngữ văn.
Theo dõi quá trình đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS trong
những năm gần đây, nhận thấy nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính khóa,
còn hình thức ngoại khóa ít được chú trọng, triển khai. Phải chăng hoạt động ngoài giờ
của học sinh không quan trọng ? Không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập bộ môn ?
Đặc biệt đối với một xã miền núi cánh Tây của huyện, đa số phần lớn con em
người lao động, chủ yếu tập trung học sinh dân tộc Raglay các em còn nhút nhát, rụt rè,
lạ lẫm với môi trường xung quanh nên việc tiếp thu kiến thức các em còn nhiều hạn chế,
chưa nhận thức được việc học tập của mình nên dẫn đến việc lười học, thụ động, thiếu
tính tích cực. Bên cạnh đó phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em
mình.

Thông qua quá trình công tác tại trường tôi nhận thấy có rất ngiều nhiều nguyên
nhân tác động nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là các em không yêu thích học môn
Ngữ văn.
- 3 -
2. Giải pháp thay thế:

Để truyền niềm đam mê yêu thích học Văn trước hết người học cần xác định lại
mục tiêu học tập từ đó có thái độ đúng đắn cho bộ môn Ngữ văn.
Giáo viên cần đầu tư thời gian không chỉ cho việc soạn bài mà còn phải đưa ra
các phương pháp giảng dạy phù hợp ( sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu, phim văn học ),
nhằm thu hút các em. Cần có sự kết hợp dạy học tích cực để tạo tâm thế tốt cho các em
dễ đi sâu vào nội dung kiến thức bài học, không quá gò bó lệ thuộc vào giáo án. Lấy học
sinh làm đối tượng trung tâm phát huy tính đối thoại, giao lưu trao đổi trong giờ học, đưa
ra những câu hỏi có tính vấn đề, tăng cường các giờ thực hành để học sinh tìm hiểu và trả
lời từ đó tạo nên những giờ học tích cực, ý nghĩa Cùng với chủ trương dạy học theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng giúp cho giáo viên thoát ly được sách giáo khoa xác định được
nội dung nào là cơ bản nhất, trọng tâm nhất cần tập trung đạt được, từ đó giáo viên có
thời gian cho việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực.
Bên cạnh đó để học sinh yêu thích môn Ngữ văn chúng ta cần đưa vào chương
trình những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Cần giúp cho học sinh tri giác,
cảm thụ tác phẩm, hiểu ngôn ngữ, tình tiết, chủ đề…để các em có thể cảm nhận được
hình tượng nghệ thuật trong sự toàn vẹn của các chi tiết; giúp học sinh tiếp xúc với ý đồ
sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư
tưởng, tình cảm tác giả; giúp học sinh đưa hình tượng nghệ thuật vào văn cảnh đời sống
và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm đồng cảm; giúp học sinh nâng cấp, lí giải
tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị trí của tác phẩm trong lịch sử,
văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật.
Ngoài ra tổ chức các hoạt động ngoại khóa gắn với các giờ dạy để tạo hứng thú
cho học sinh. Do đó cần sáng tạo trong nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp
tổ chức để tạo niềm say mê cho cho người học và người dạy. Đồng thời thường xuyên
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng cho môn học, phát huy được sức mạnh của
các tổ chức, cá nhân, nhà trường để đảm bảo công tác dạy và học theo đúng tinh thần đổi
mới của ngành Giáo dục đề ra.

Chúng ta thấy rằng có rất nhiều giải pháp để khắc phục được những hiện trạng
nêu trên. Tuy nhiên mỗi giải pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nào đó nhất

định. Trong những giải pháp trên tôi chọn giải pháp :" Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa
với việc dạy học dạy học Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh."
3. Một số đề tài gần đây:
SKKN: " Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh hứng thú với môn Ngữ văn" của
giáo viên Hoàng Thị Trang trường THCS Nguyễn Bá Phát.
SKKN: "Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương
trình Ngữ văn 8" của giáo viên Nguyễn Đức Dũng trường THCS Lạc Hòa.
SKKN: " Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy – đọc hiểu văn bản truyện
ngắn ở sách giáo khoa Ngữ văn 8" của giáo viên Đặng Thị Thúy trường THCS Đặng
Thai Mai.
SKKN: " Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong tiết đọc –
hiểu văn bản và tiết luyện nói Ngữ văn 9" của giáo viên Bùi Thị Bích Trâm trường
THCS Nguyễn Hiền.
- 4 -
Các đề tài trên và còn rất nhiều đề tài khác có liên quan đều nhằm mục đích tạo
hứng thú và tăng kết quả học tập môn Ngữ văn với nhiều nội dung và hình thức khác
nhau
Để giúp học sinh thấy được tầm quan trọng môn Ngữ văn tôi đưa ra đề tài tổ chức
hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8 nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
4. Vấn đề nghiên cứu:
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học Ngữ văn 8 có tạo hứng thú cho
học sinh không?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học dạy học Ngữ văn 8 sẽ tạo
hứng thú cho các em học sinh.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi chọn hai lớp 8A và 8B để nghiên cứu vì hai lớp này có nhiều điểm tương đồng
về sĩ số, về trình độ nhận thức, thái độ học tập, giới tính, dân tộc và do chính tôi trực tiếp
giảng dạy nên thuận lợi cho việc nghiên cứu. Cụ thể như sau:

Lớp
Số HS các nhóm Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Kinh Raglay
8A 32 14 18 19 13
8B 32 9 23 21 11
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của
tất cả các môn học.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8A là nhóm đối chứng và 8B là nhóm thực nghiệm.
Tôi sử dụng thang đo thái độ làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy
điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau. Do đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-Test
độc lập để kiểm tra sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác
động và thu được kết quả sau:
Nhóm Thực nghiệm Nhóm Đối chứng
36,00 34,09
Giá trị p 0,12
Lúc này thu được giá trị p = 0,12 > 0,05. Từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số
trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được
coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
được mô tả ở bảng sau:
Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ
Thực nghiệm
(8B: 32HS)
O
1
Dạy học có tổ chức hoạt
động ngoại khóa
O

3
- 5 -
Đối chứng
(8A: 32HS)
O
2
Không tác động O
4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập để xác định hiệu quả của
việc tác động đối với nhóm thực nghiệm.
3. Quy trình nghiên cứu:
Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh
thực hiện theo bốn bước sau.
Bước 1: Xây dựng phiếu đánh giá lấy ý kiến từ phía học sinh bắt đầu từ tháng
12 năm 2013.
Bước 2: Lựa chọn chủ đề và lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa từ tháng 12
năm 2014 đến tháng 3 năm 2014.
Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Xây dựng nội dung cho hoạt động ngoại khóa dưới dạng những nhiệm vụ học tập cụ
thể:
Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết.
Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức.
Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch. Triển khai dạy có tổ
chức hoạt động ngoại khóa trong môn Ngữ văn 8. Ngoài ra thông qua việc tổ chức
chuyên đề.
Bước 4: Sau khi đã tổ chức hoạt động ngoại khóa, cuối tháng 3 năm 2014 lấy
ý kiến học sinh lần 2 rút ra nhận xét và kết luận việc tổ chức hoạt động ngoại khóa có
tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn 8 không ?
a. Chuẩn bị của giáo viên:

Lớp thực nghiệm 8B: Thiết kế kế hoạch bài học có tổ chức hoạt động ngoại khóa.
Lớp đối chứng 8A: Thiết kế kế hoạch bài học bình thường.
b. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường
và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Thứ, ngày Lớp
Tiết theo lịch
báo giảng
Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy
Thứ hai
23/12/2013
8A 2,3
69-70
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN :
LÀM THƠ 7 CHỮ
Thứ ba
24/12/2013
8B 3,4
Ngoài thời gian tiến hành cụ thể hai 04 tiết dạy trên, tôi tiến hành tổ chức hoạt động
ngoại khóa thông qua các giờ học nội khóa và chính khóa, các hoạt động chuyên đề thời
gian từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014 ( có phụ lục đính kèm).
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- 6 -
Qua quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng thang đo thái độ để thu thập dữ liệu của học
sinh cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong giờ học Ngữ văn ở cả hai thời điểm
trước và sau tác động (có phụ lục đính kèm).
Học sinh phải trả lời 10 mệnh đề (C1 → C10). Trong 10 mệnh đề này có hai dạng
đó là dạng khẳng định và dạng phủ định. Các mệnh đề 1, 2, 3, 5, 8, 10 là các mệnh đề

khẳng định. Mệnh đề số 4, 6, 7, 9 là các mệnh đề phủ định .
Sau khi cho học sinh trả lời xong thì tôi tiến hành chấm bài. Kết quả trả lời các
mệnh đề được biểu thị bằng các số từ 1 → 5.
Thái độ
Mệnh đề
Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng
ý
Rất không
đồng ý
Khẳng định 5 4 3 2 1
Phủ định 1 2 3 4 5
Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu thu được tôi dùng phương pháp chia đôi dữ
liệu. Có nghĩa là chia dữ liệu đó thành hai phần và kiểm tra tính nhất quán giữa các điểm
số của hai phần đó bằng công thức Spearman-Brown (r
sb
). Sau đó so sánh giá trị của r
sb
xem có lớn hơn 0,7 hay không ? Nếu lớn hơn thì dữ liệu thu được là đáng tin cậy.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu:
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ
Độ tin cậy Spearman-Brown (r
sb
) 0,71 0,72 0,71 0,71
Giá trị trung bình 36,00 38,84 34,09 35,31
Độ lệch chuẩn (SD) 5,16 3,74 4,46 3,93
Chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn (SMD)
0,90

Giá trị p 0,0005
Để kiểm tra xem dữ liệu thu được có tin cậy hay không thì tôi đã sử dụng phương
pháp chia đôi dữ liệu. Kết quả là r
sb
của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả hai thời
điểm trước và sau tác động đều có giá trị lớn hơn 0,7. Điều này chứng tỏ dữ liệu thu thập
được là đáng tin cậy.
Ở phần thiết kế nghiên cứu đã chứng minh được rằng kết quả hai nhóm trước tác
động là tương đương. Sau tác động kết quả thu được ở bảng trên, điểm trung bình bài
kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 38,84 (SD = 3,74) và của nhóm đối
chứng là 35,31 (SD = 3,91). Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập sau tác động giữa
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thu được giá trị p = 0,0005 < 0,05. Điều này cho
thấy nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao vượt trội so với nhóm đối chứng. Tức là, chênh
lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối
chứng không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 38,84 – 35,31 = 0,90
3,93
- 7 -
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tạo hứng thú cho học sinh trong việc
tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học Ngữ văn 8 ở lớp thực nghiệm là lớn.

Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Như vậy, giả thuyết của đề tài là : “ Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc
dạy học Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho học sinh” ở trường THCS Sơn Lâm đã được
kiểm chứng trong thực tế.
2. Bàn luận kết quả:
Sau khi tác động nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 38,84 và nhóm đối chứng có
điểm trung bình là 35,31. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 3,53. Điều đó cho thấy
điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm

được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,90 đối chiếu
với bảng tiêu chí của Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Sau khi tác động sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập kiểm tra giá trị trung bình
của cả hai nhóm cho ra giá trị p = 0,0005 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch
điểm trung bình của hai nhóm khơng phải là do ngẫu nhiên mà do tác động.
Tuy nhiên nghiên cứu này thực hiện trong phạm vi một lớp học, cho thấy việc tác
động có ảnh hưởng lớn đến thái độ học tập của học sinh. Mặt khác, khi áp dụng sẽ gặp
một số khó khăn: điều kiện thời gian, độ nhạy bén của học sinh…
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết ḷn:
Qua q trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu đã thu được kết quả như trên, cho
thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học, đã góp phần làm tăng sự hứng
thú học tập mơn Ngữ văn 8 cho học sinh. Từ đó, có thể góp phần nâng cao kết quả học
tập của học sinh và giúp cho các em u thích mơn Ngữ văn hơn.
Đối với học sinh việc tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ trang bị cho học sinh
những kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó phát huy
được tính dân chủ, sáng tạo và trí tuệ của tập thể học sinh, tạo cho học sinh có thể bàn
- 8 -
bạc, đề xuất chủ đề, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức để các hoạt động ngày
càng đạt kết quả cao.
Đối với giáo viên việc tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp cho người dạy khắc
phục những bất cập trong nội dung, chương trình, giữa thời gian cho phép với nội dung
kiến thức cần truyền đạt, có thể mở rộng đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung và
làm rõ những vấn đề khó hiểu và trừu tượng trong chương trình chính khóa.
Đối với nhà trường thông qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần
nâng cao chất lượng môn học, khắc phục được tình trạng xơ cứng, thiếu hứng thú của
học sinh đối với môn học. Ngoài ra việc tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa sẽ tạo ra sân
chơi bổ ích cho học sinh, góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả
năng sáng tạo, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học hiện đại,

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu đã thu được kết quả như trên cho
thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học sẽ có một ý nghĩa nhất định đối với
sự đổi mới phương pháp dạy và học trong bộ môn Ngữ văn. Vì hoạt động ngoại khóa vừa
là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mĩ góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả
năng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức,
thể dục và mĩ dục. Mặt khác thông qua hoạt động ngoại khóa phát huy được khả năng
của từng cá nhân trong tập thể, có tinh thần trách nhiệm với trường với lớp và chính bản
thân mình trong quá trình học tập.
2. Khuyến nghị:
Vì đây là một hình thức mới mẻ nên việc áp dụng còn nhiều lúng túng trong công
tác giảng dạy, đặc biệt đối với sách giáo khoa được biên soạn cải tiến hơn, nên yêu cầu
cũng cao hơn. Do đó giáo viên cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng
nghiệp, sưu tầm các kinh nghiệm trong thực tế để phục vụ cho việc giảng dạy nhằm gây
sự hứng thú học tập cho học sinh đồng thời cũng nâng cao chất lượng môn Ngữ văn.
Mặt khác điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều khó khăn nhất là đối
với các vùng sâu, vùng xa như trường THCS Sơn Lâm. Bên cạnh đó thời gian dành cho
hoạt động còn ít, kinh phí tổ chức còn eo hẹp nên việc tổ chức các hoạt động còn gặp
nhiều hạn chế.
Vậy để làm tốt công việc chúng ta cần có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm
quan trọng của hoạt động ngoại khóa, có sự quan tâm đầu tư đúng mức về mọi mặt. Mặt
khác cần có sự chỉ đạo, tổ chức chặt chẽ, hình thức linh hoạt sáng tạo, tạo được nhiều sân
chơi bổ ích sáng tạo.
Tuy nhiên, với bước đầu nghiên cứu thông qua đề tài này tôi mong rằng các bạn
đồng nghiệp có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình. Từ đó, xây dựng đề tài
này được ngày một hoàn thiện hơn để góp phần đưa vào áp dụng một cách rộng rãi trong
việc dạy học môn Ngữ văn có tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các trường THCS.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Tài liệu hướng dẫn viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ giáo
dục và đào tạo dự án Việt – Bỉ.
+ Mạng Internet: tvtlbachkim.com, giaovien.net, flash.violet.vn,

+ Sách giáo khoa Ngữ văn 8
+ Sách giáo viên Ngữ văn 8
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng
- 9 -
VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC I:
XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tìm và chọn nguyên nhân:
2. Tìm giải pháp tác động:
3.Tên đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa
với việc dạy học môn Ngữ văn 8.
- 10 -
Chọn giải pháp
Chọn giải pháp
Học sinh không yêu
thích môn Ngữ văn
Học sinh chưa nhận
thức được việc học
của mình
Phương pháp dạy
học chưa phù hợp
Điều kiện cơ sở vật
chất còn hạn chế
Học sinh lười học,
thụ động, thiếu tính
tích cực
Phụ huynh chưa thật
sự quan tâm đến việc
học của học sinh
Giáo viên ngại đổi

mới phương pháp
Học sinh chưa
hứng thú với
môn Ngữ văn
Đưa ra câu hỏi có
vấn đề để học sinh
tìm hiểu và trả lời
Tăng cường cơ sở
vật chất
Tổ chức hoạt động
ngoại khóa
Tăng cường các giờ
học thực hành
Giáo viên đầu tư về
đồ dùng dạy học
Đổi mới phương
pháp dạy học lấy học
sinh làm trung tâm
Hiện trạng
Chọn nguyên nhân
PHỤ LỤC II:
KẾ HOẠCH NCKHSPƯD
Tên đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với
việc dạy học môn Ngữ văn 8.
Bước Hoạt động
1. Hiện trạng
Học sinh không hứng thú trong các tiết học môn Ngữ văn 8 do không
hứng thú, cảm thấy nhàm chán.
2. Giải pháp thay
thế

Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học dạy học Ngữ văn
8 sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh.
3. Vấn đề nghiên
cứu, giả thuyết
nghiên cứu
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học Ngữ văn 8 có tạo
hứng thú cho học sinh không ?
Có, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học dạy học Ngữ
văn 8 sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh.
4. Thiết kế
Lựa chọn thiết kế trước tác động và sau tác động với các nhóm tương
đương.
Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ
Thực nghiệm
(8B: 32HS)
O
1
Dạy học có tổ
chức hoạt động
ngoại khóa.
O
3
Đối chứng
(8A: 32HS)
O
2
Không tác động O
4
5. Đo lường
Thu thập dữ liệu qua thang đo thái độ của học sinh.

Kiểm chứng độ tin cậy bằng phương pháp chia đôi dữ liệu.
6. Phân tích dữ
liệu
Sử dụng công thức Spearman-Brown (r
sb
có giá trị lớn hơn 0,7)
Lựa chọn phép kiểm chứng T-test độc lập để so sánh giá trị trung bình
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
7. Kết quả
Đánh giá kết quả với vấn đề nghiên cứu có nghĩa không ?
Nếu có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng như thế nào?
- 11 -
PHỤ LỤC III:
THANG ĐO THÁI ĐỘ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Họ và tên: ……… Lớp:…… Trường THCS Sơn Lâm
STT
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Bình
thường
Không
đồng ý
Rất
không
đồng ý
1 Trong giờ học Ngữ văn luôn tập
trung.
5 4 3 2 1

2 Tôi chắc chắn mình có khả năng
học Ngữ văn.
5 4 3 2 1
3 Tôi tham gia phát biểu khi được
học giờ Ngữ văn có tổ chức hoạt
động ngoại khóa
5 4 3 2 1
4 Tôi không nhớ nội dung của các
bài học.
1 2 3 4 5
5 Bài giảng của cô giáo rất cuốn hút
tôi
5 4 3 2 1
6 Tôi không tin mình có khả năng
cảm thụ văn chương.
1 2 3 4 5
7 Môn Ngữ văn không giúp ích
nhiều trong cuộc sống của tôi.
1 2 3 4 5
8 Môn Ngữ văn gần gũi với cuộc
sống.
5 4 3 2 1
9 Tôi thường không thuộc bài môn
Ngữ văn
1 2 3 4 5
10 Tôi mơ ước trở thành nhà Phê
bình văn học.
5 4 3 2 1
- 12 -
PHỤ LỤC IV:

BẢNG ĐIỂM
NHÓM ĐỐI CHỨNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG (Lớp 8A)
TT Họ và Tên HS C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 TC Lẻ Chẵn
1 Cao Thị Bình
3 3 5 4 5 4 5 4 4 4 41 22 19
2 Tro Thị Châu
4 4 4 4 5 5 5 4 5 4 44 23 21
3 Cao Danh
5 3 5 3 5 4 5 4 5 3 42 25 17
4 Cao Dấn
4 3 4 4 3 5 5 3 4 3 38 20 18
5 Huỳnh T. Ngọc Diễm
3 3 3 3 5 4 4 4 3 4 36 18 18
6 Phan Văn Duy
4 2 4 2 3 5 4 4 3 4 35 18 17
7 Cao Dương
5 2 3 3 3 4 3 5 3 3 34 17 17
8 Cao Thị Dương
5 1 3 4 2 5 4 5 5 4 38 19 19
9 Phạm N Thùy Dương
1 2 2 3 3 4 5 4 4 4 32 15 17
10 Nguyễn Minh Đạt
2 3 2 4 5 5 4 4 3 4 36 16 20
11 Mấu Đê
4 4 3 3 2 4 4 2 3 2 31 16 15
12 Mấu Thị Ly Đơ
5 5 3 4 3 5 3 2 5 3 38 19 19
13 Nguyễn Hồng Hạnh
5 5 3 3 2 4 4 2 5 3 36 19 17
14 Lê Văn Hoàng

4 5 4 4 3 3 5 4 4 3 39 20 19
15 Trương B.Quốc Khánh
5 2 1 3 3 4 3 5 3 3 32 15 17
16 Huỳnh Thị Kim Loan
5 3 2 4 3 5 2 1 5 4 34 17 17
17 Lâm Ngọc Minh
4 2 3 5 4 4 5 3 3 3 36 19 17
18 Phạm N. Như Mơ
4 3 1 5 4 3 3 1 3 3 30 15 15
19 Đoàn T.L.Bảo Ngọc
3 5 3 4 3 4 4 1 3 3 33 16 17
20 Nguyễn T Bích Ngọc
3 4 2 4 2 4 3 1 3 2 28 13 15
21 Tro Thị Nguyệt
3 5 5 4 2 4 5 2 2 3 35 17 18
22 Võ Minh Nhật
1 3 3 3 3 4 3 3 3 2 28 13 15
23 Mấu Thị Nhiện
3 5 5 5 2 5 3 4 4 2 38 17 21
24 Cao Thị Niệu
3 3 3 4 3 4 4 3 3 2 32 16 16
25 Trần Thị Sơn
3 3 2 3 3 4 4 3 3 3 31 15 16
26 Cao Hồng Tân
4 3 1 2 4 5 5 3 4 2 33 18 15
27 Cao Thị Thạo
1 2 3 1 2 4 2 3 2 3 23 10 13
28 Trần Võ Minh Thư
3 3 3 2 3 2 4 3 4 2 29 17 12
29 Cao Văn Tiên

4 5 2 3 4 3 3 4 3 2 33 16 17
30 Nguyễn Công Truyền
2 3 4 4 3 5 4 4 4 2 35 17 18
31 Lê Thành Tý
3 2 5 3 2 4 3 2 3 2 29 16 13
32 Võ Thị Thu Vinh
3 4 4 4 3 4 3 2 3 2 32 16 16


34.
1
Hệ số tương quan chẵn lẻ (rhh) 0.55
Độ tin cậy S-B ( Rsb) 0.71 ( > 0.7 dữ liệu đáng tin cậy)
- 13 -
NHÓM THỰC NGHIỆM TRƯỚC TÁC ĐỘNG (Lớp 8B)
TT Họ và Tên HS C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 TC Lẻ Chẵn
1 Cao Thị Chi
3 3 2 4 5 4 5 3 1 4 34 16 18
2 Lưu T. H. Minh Hiếu
4 5 3 3 2 4 3 4 5 4 37 17 20
3 Cao Thị Hinh
5 5 4 4 5 4 5 4 5 3 44 24 20
4 Cao Thị Hoa
4 4 3 5 3 5 5 3 4 3 39 19 20
5 Mấu Thị Hơn
3 3 3 3 5 4 4 4 3 4 36 18 18
6 Ngô N. Ngọc Hương
4 4 3 3 3 5 2 4 3 4 35 17 20
7 Cao Văn Lài
5 5 4 3 3 4 3 5 3 3 38 18 20

8 Cao Thị Liễu
4 2 5 2 3 5 2 5 4 3 35 16 17
9 Cao Thị Mính
4 3 4 4 5 4 5 4 4 3 40 23 18
10 Cao Thị Ngạnh
3 4 3 4 5 5 4 4 1 5 38 21 22
11 Nguyễn Trung Nhẫn
3 4 2 3 2 4 3 5 4 2 32 17 18
12 Cao Thị Sơ
4 4 2 4 5 5 3 3 4 3 58 18 19
13 Nguyễn Văn Sơn
2 5 3 3 5 4 5 4 1 3 35 15 19
14 Hồ Văn Sỹ
2 4 3 4 4 3 5 4 1 5 35 21 20
15 Nguyễn Văn Thành
4 3 3 5 3 4 3 4 3 4 36 16 20
16 Nguyễn Đình Thắng
3 5 4 3 3 3 2 4 5 2 34 17 17
17 Nguyễn Thị Vân Thì
2 5 3 5 5 4 5 3 2 3 37 19 20
18 Đoàn Thái Thiên
3 5 4 5 5 1 3 3 3 3 35 18 17
19 Mấu Thị Kim Thiện
3 3 4 3 4 4 4 5 3 1 34 17 16
20 Nguyễn Thị Thanh Tính
4 2 3 2 4 4 5 2 5 2 33 17 12
21 Nguyễn N. Quỳnh Trang
3 2 4 3 3 5 3 5 4 5 37 21 20
22 Trần Thị Trinh
2 5 5 3 4 3 4 3 3 2 34 16 16

23 Võ Văn Trung
4 3 2 5 3 5 5 3 5 5 40 21 21
24 Cao Thị Tuyển
3 3 3 4 3 3 2 3 3 4 31 16 17
25 Cao Thị Úc
4 2 2 4 3 4 5 4 4 2 34 18 16
26 Nguyễn Thảo Uyên
2 3 1 1 2 3 5 4 4 4 29 14 15
27 Trần Võ Đoan Uyên
2 4 5 1 3 4 3 5 4 4 35 17 18
28 Lê Thị Cẩm Vân
5 2 4 2 3 5 4 5 3 3 36 19 17
29 Lê Thị Thu Hồng Vân
4 4 5 3 2 1 3 5 1 1 29 15 14
30 Võ Minh Việt
4 3 4 4 5 4 5 4 2 4 39 20 19
31 Huỳnh T. Ngọc Xương
4 3 4 4 2 3 4 3 2 3 32 16 16
32 Cao Thị Minh Ý
3 4 2 2 3 3 3 2 4 5 31 15 16



36,
0
Hệ số tương quan chẵn lẻ (rhh) 0.55
Độ tin cậy SB (Rsb) 0.71 (>0.7 dữ liệu đáng tin cậy)
NHÓM ĐỐI CHỨNG SAU TÁC ĐỘNG (Lớp 8A)
- 14 -
TT Họ và Tên HS C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 TC Lẻ Chẵn

1 Cao Thị Bình
5 3 5 4 5 4 5 4 4 4 43 24 19
2 Tro Thị Châu
4 4 4 4 5 5 5 4 5 4 44 23 21
3 Cao Danh
5 5 5 3 5 4 5 4 5 3 44 25 19
4 Cao Dấn
5 4 4 4 3 5 5 3 4 3 40 21 19
5 Huỳnh Thị Ngọc Diễm
5 3 3 3 5 4 4 4 3 4 38 20 18
6 Phan Văn Duy
4 2 4 5 3 5 4 4 3 4 38 18 20
7 Cao Dương
5 2 3 3 3 4 3 5 3 3 34 17 17
8 Cao Thị Dương
5 4 3 5 5 4 4 3 4 5 42 21 21
9 Phạm N.Thùy Dương
3 3 4 3 5 3 4 4 2 4 35 18 17
10 Nguyễn Minh Đạt
2 3 4 3 3 4 4 3 5 4 35 18 17
11 Mấu Đê
4 4 4 3 4 5 4 2 4 2 36 20 16
12 Mấu Thị Ly Đơ
5 5 3 4 3 5 3 2 4 3 37 18 19
13 Nguyễn Hồng Hạnh
2 3 3 4 4 4 4 2 5 2 33 18 15
14 Lê Văn Hoàng
2 2 2 1 3 4 5 4 5 5 33 17 16
15 Trương B.Quốc Khánh
4 3 4 4 3 4 5 4 2 3 36 18 18

16 Huỳnh Thị Kim Loan
4 2 3 4 3 4 3 5 3 3 34 16 18
17 Lâm Ngọc Minh
4 3 4 2 3 3 4 4 2 3 32 17 15
18 Phạm Nguyễn Như Mơ
1 4 3 4 4 2 4 4 3 1 30 15 15
19 Đoàn T. L. Bảo Ngọc
4 3 4 4 2 4 2 4 5 4 36 17 19
20 Nguyễn Thị Bích Ngọc
4 2 3 1 5 4 3 4 2 5 33 17 16
21 Tro Thị Nguyệt
4 3 4 3 4 2 2 4 5 5 36 19 17
22 Võ Minh Nhật
5 5 3 4 4 4 2 2 4 4 37 18 19
23 Mấu Thị Nhiện
4 2 3 3 1 2 4 1 4 5 29 16 13
24 Cao Thị Niệu
3 2 4 4 4 3 4 4 2 4 34 17 17
25 Trần Thị Sơn
4 3 5 4 2 3 2 3 3 4 33 16 17
26 Cao Hồng Tân
5 3 2 4 3 3 3 3 4 4 34 17 17
27 Cao Thị Thạo
3 4 5 5 2 3 2 4 5 2 35 17 18
28 Trần Võ Minh Thư
4 1 4 4 2 5 3 4 3 3 33 16 17
29 Cao Văn Tiên
4 3 3 4 4 3 2 4 3 4 34 16 18
30 Nguyễn Công Truyền
4 3 2 3 4 1 2 4 3 4 30 15 15

31 Lê Thành Tý
3 2 5 4 4 3 4 3 2 1 31 18 13
32 Võ Thị Thu Vinh
5 3 2 2 3 4 3 2 2 5 31 15 16

35,
3
Hệ số tương quan chẵn lẻ (rhh) 0.55
Độ tin cậy SB ((Rsb) 0.71 (> 0.7 dữ liệu thu được đáng tin cậy)

NHÓM THỰC NGHIỆM SAU TÁC ĐỘNG (Lớp 8B)
TT Họ và Tên HS C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 TC Lẻ Chẵn
- 15 -
1 Cao Thị Chi
5 5 5 4 5 4 5 4 4 4 45 24 21
2 Lưu T.H. Minh Hiếu
4 5 4 4 5 5 5 4 5 4 45 23 22
3 Cao Thị Hinh
5 5 5 3 5 4 5 4 5 3 44 25 19
4 Cao Thị Hoa
5 5 4 4 3 5 5 3 4 3 41 21 20
5 Mấu Thị Hơn
5 5 3 3 5 4 4 4 3 4 40 20 20
6 Ngô N. Ngọc Hương
4 2 4 5 3 5 4 4 3 4 38 18 20
7 Cao Văn Lài
3 2 5 3 1 4 3 2 3 3 29 15 14
8 Cao Thị Liễu
5 4 5 3 4 4 4 5 2 2 38 20 18
9 Cao Thị Mính

1 2 2 3 5 4 5 4 4 4 34 17 17
10 Cao Thị Ngạnh
4 3 2 4 3 2 4 4 5 4 35 18 17
11 Nguyễn Trung Nhẫn
2 4 4 3 4 5 5 4 5 4 40 20 20
12 Cao Thị Sơ
3 3 4 4 3 5 3 5 5 3 38 18 20
13 Nguyễn Văn Sơn
5 5 4 3 4 5 4 5 4 3 42 21 21
14 Hồ Văn Sỹ
5 5 4 5 4 2 5 5 3 3 41 21 20
15 Nguyễn Văn Thành
5 4 3 5 4 3 3 4 5 4 40 20 20
16 Nguyễn Đình Thắng
5 4 4 4 3 4 4 5 4 5 42 20 22
17 Nguyễn Thị Vân Thì
5 2 3 4 3 4 2 4 5 5 37 18 19
18 Đoàn Thái Thiên
5 5 2 3 4 5 4 5 4 3 40 19 21
19 Mấu Thị Kim Thiện
4 3 5 5 4 4 5 4 3 4 41 21 20
20 Nguyễn T. Thanh Tính
3 4 3 3 5 4 3 4 4 4 37 18 19
21 Nguyễn N.Quỳnh Trang
5 4 4 5 4 4 5 5 4 3 43 22 21
22 Trần Thị Trinh
4 4 5 4 5 2 1 4 4 5 38 19 19
23 Võ Văn Trung
3 4 3 2 5 5 4 3 4 5 38 19 19
24 Cao Thị Tuyển

5 3 5 5 4 3 4 5 5 2 41 23 18
25 Cao Thị Úc
3 3 2 3 5 4 3 4 5 4 36 18 18
26 Nguyễn Thảo Uyên
5 4 5 3 4 5 4 5 4 4 43 22 21
27 Trần Võ Đoan Uyên
2 2 2 3 5 4 5 4 4 3 34 18 16
28 Lê Thị Cẩm Vân
4 3 2 3 3 4 3 4 4 4 34 16 18
29 Lê Thị Thu Hồng Vân
5 5 4 5 2 3 2 3 4 5 38 17 21
30 Võ Minh Việt
2 2 1 2 4 5 4 5 4 3 32 15 17
31 Huỳnh T. Ngọc Xương
5 2 4 4 5 4 5 5 2 5 41 21 20
32 Cao Thị Minh Ý
4 4 3 4 4 3 4 5 3 4 38 18 20
38,84375
Hệ số tương quan chẵn lẻ (rhh) 0.56
Độ tin cậy SB ( Rsb) 0.72 (> 0.7 dữ liệu thu được đáng tin cậy)
PHỤ LỤC V:
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM THANG ĐO THÁI ĐỘ KIỂM TRA
TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
TT
Họ và tên HS
Nhóm TN ( 8B)
Họ và tên HS
Nhóm ĐC (8A)
- 16 -
Trước


Sau

Trước

Sau

1 Cao Thị Chi
34

45
Cao Thị Bình
41 43
2 Lưu T.H. Minh Hiếu 37 45 Tro Thị Châu 44 44
3 Cao Thị Hinh 44 44 Cao Danh 42 44
4 Cao Thị Hoa 39 41 Cao Dấn 38 40
5 Mấu Thị Hơn 36 40 Huỳnh T. Ngọc Diễm 36 38
6 Ngô N. Ngọc Hương 35 38 Phan Văn Duy 35 38
7 Cao Văn Lài 38 29 Cao Dương 34 34
8 Cao Thị Liễu 35 38 Cao Thị Dương 38 42
9 Cao Thị Mính 40 34 Phạm N.Thùy Dương 32 35
10 Cao Thị Ngạnh 38 35 Nguyễn Minh Đạt 36 35
11 Nguyễn Trung Nhẫn 32 40 Mấu Đê 31 36
12 Cao Thị Sơ 58 38 Mấu Thị Ly Đơ 38 37
13 Nguyễn Văn Sơn 35 42 Nguyễn Hồng Hạnh 36 33
14 Hồ Văn Sỹ 35 41 Lê Văn Hoàng 39 33
15 Nguyễn Văn Thành 36 40 Trương B.Quốc Khánh 32 36
16 Nguyễn Đình Thắng 34 42 Huỳnh Thị Kim Loan 34 34
17 Nguyễn Thị Vân Thì 37 37 Lâm Ngọc Minh 36 32
18 Đoàn Thái Thiên 35 40 Phạm Nguyễn Như Mơ 30 30

19 Mấu Thị Kim Thiện 34 41 Đoàn T. L. Bảo Ngọc 33 36
20 Nguyễn Thị Thanh Tính 33 37 Nguyễn Thị Bích Ngọc 28 33
21 Nguyễn N.Quỳnh Trang 37 43 Tro Thị Nguyệt 35 36
22 Trần Thị Trinh 34 38 Võ Minh Nhật 28 37
23 Võ Văn Trung 40 38 Mấu Thị Nhiện 38 29
24 Cao Thị Tuyển 31 41 Cao Thị Niệu 32 34
25 Cao Thị Úc 34 36 Trần Thị Sơn 31 33
26 NguyễnThảo Uyên 29 43 Cao Hồng Tân 33 34
27 Trần Võ Đoan Uyên 35 34 Cao Thị Thạo 23 35
28 Lê Thị Cẩm Vân 36 34 Trần Võ Minh Thư 29 33
29 Lê Thị Thu Hồng Vân 29 38 Cao Văn Tiên 33 34
30 Võ Minh Việt 39 32 Nguyễn Công Truyền 35 30
31 Huỳnh T. Ngọc Xương 32 41 Lê Thành Tý 29 31
32 Cao Thị Minh Ý 31 38 Võ T. Thu Vinh 32 31
Mốt 35 38 Mốt 38 34
Trung vị 35 39 Trung vị 34 34.5
Giá trị trung bình 36.00 38.84 Giá trị trung bình 34.09 35.31
Độ lệch chuẩn 5.16 3.74 Độ lệch chuẩn 4.46 3.93
Giá trị p
0.0005
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
0.90
PHỤ LỤC VI
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuaàn: 18 Tieát: 69-70
Ngày soạn:
Ngày dạy:
- 17 -
I/ Mc tiờu cn t :
1) Kin thc :

- Nhng yờu cu ti thiu khi lm th 7 ch
2) K nng :
- Nhn bit th 7 ch
- t cõu th 7 ch vi cỏc yờu cu i, nhp, vn
3) Thỏi :
- To khụng khớ mnh dn, sỏng to vui v.
II/ Phng phỏp:
- Vn ỏp, thc hnh, tho lun
III/ Cỏc bc lờn lp :
1) n nh lp :
2) Kim tra bi c :
- Kim tra s chun b ca hc sinh.
3) Bi mi :
Th th 7 ch l mt th th c ỏo v cng l th th rt thụng dng trong vn
chng v trong i sng. Song trong thc t nhiu hc sinh vn khụng nm c th th ny,
khi cn phi lm sai hoc thy ngi khỏc lm sai cng khụng nhn ra. Vỡ vy tp lm th 7 ch
l mt yờu cu chớnh ỏng. Tit hc hụm nay cụ s giỳp cỏc em tỡm hiu v lm thnh tho th
th ny.
Tin trỡnh t chc cỏc hot ng Ghi bng
Hot ng 1: Tỡm hiu khỏi nim th 7 ch
Th no l th th 7 ch?
Th by ch gm cú nhng loi th nh th
no?
Phm vi luyn tp ca bi hc l gỡ?
- Lm th bn cõu by ch (tht ngụn t
tuyt).
- Gii hn cỏch ngt nhp. Gieo ỳng vn,
ỳng lut bng trc gia cỏc cõu.
c im chớnh ca th by ch?
- Cõu ? Cõu thc? Cõu lun? Cõu kt?

- S cõu? S ch? S ting trong c bi? Quy
lut bng trc ca th th? Cỏch gieo vn ca
th th? Cỏch ngt nhp ph bin ca mi
dũng?
* GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
KT phần tập làm và su tầm thơ 7 chữ của H.
* Đọc kỹ các VD a, b, c (165/Sgk)
I- Khỏi nim th 7 ch :
- Thơ 7 chữ là hình thức thơ lấy câu thơ 7 chữ
(tiếng) làm đơn vị nhịp điệu (thơ 7 chữ cổ thể 8
câu 7 chữ) 4 câu 7 chữ, thơ hiện đại nhiều khổ
với câu thơ 7 chữ)
- Cú th by ch c th, th ng lut tỏm
cõu by ch - tht ngụn bỏt cỳ.
- Bn cõu by ch - Tht ngụn t tuyt.
- Th hin i nhiu kh v mi kh l bn
cõu, mi cõu by ch .v.v.
- Phạm vi luyện tập.
+ Thơ 4 câu 7 chữ (Thất ngôn tứ tuyệt) giới hạn
ngắt nhịp, gieo đúng vần, đúng luật B-T giữa
các câu.
a) Bi th Banh trụi nc (Thất ngôn tứ tuyệt)
1) Số dòng: 4 (số chữ tiếng / câu: 7) Số tiếng:
- 18 -
HOT NG NG VN : LM TH BY CH
Nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt
nhịp, gieo vần, luật B - T trong câu ?
Tất cả các khổ đầu theo thể khởi đầu
bằng tiếng thứ 2 là T
* GV lu ý HS: Để có nhạc điệu của thơ

7 chữ.
* GV gọi HS đọc những bài thơ đã su
tầm đợc.
* Gọi HS đọc bài thơ Bốn câu bảy chữ
do - HS tự làm. Cho H tự nhận xét nhau về số
câu, vần, ngắt nhịp theo luật B - T đã đúng cha.
* GV chấm cho điểm khuyến khích HS
mạnh dạn đọc những sáng tác của mình.
Hot ng 2: Nhn din lut th
Hãy đọc, gạch nhịp & chỉ ra các tiếng
gieo vần, mqh B - T của 2 câu thơ kề nhau
trong bài thơ Chiều (Đoàn Văn Cừ) ?
Vị trí gieo vần là ở đâu ? (Cuối câu
chẵn có khi cả câu 1)
Ngoài mô hình B - T trên còn có mô
hình nào khác ?
TT BB TT B
BB TT T B B
BB TT B TT
TT BB T BB
Bài thơ Tối (Đoàn Văn Cừ) đã bị
chép sai. Em hãy chỉ ra chỗ sai. Nói rõ lý do
vì sao sai ?
* Gọi 1 HS sửa
Em sẽ chữa những lỗi sai ấy ntn ?
(Tìm chữ hiệp vần với chữ che ở câu 1 cho
thích hợp : Xanh lè hoặc vàng khè hoặc Bóng
đèn mờ tỏ bóng đêm nhoè ; ánh trăng loe )
TIT 2
Hot ng 3: Tp lm th 7 ch

Chia lp thnh 3 nhúm lờn bng trỡnh by phn
chun b nh
1. Thi tỡm th 7 ch ó hc
Hỡnh thc: Ln lt mi nhúm s lờn
bng trỡnh by bi th ó tỡm. Cỏc nhúm khỏc
di theo dừi v nhn xột.
Thang im: 10 im
2. Ha theo th
Giỏo viờn chun b 3 kh th khỏc
28
2) Lut b ằng - trắc: (nhị, tứ, lục)
Dòng 1: B T B
2: T B T
3: B T B
3) Đối, niêm
- B đối với T : (Câu 1 >< câu 2 ; cõu 3 >< cõu 4
- Niêm : Các cặp Nổi - Nát
T - T
Chìm - Dầu
B - B
Nớc - Kẻ
T - T
4) Nhịp : 2/2/3 2/2/3 2/2/3
5) Vần: Chân, tròn, non, son thể bằng.
b) Bài th i - Tố Hữu (Thất tuyệt - Thất ngôn
tuyệt cú)
* L u ý:
+ Cõu 1&2: B-T đối nhau
+ Cõu 2&3: B-T giống nhau (niêm)
+ Cõu 3&4: B-T đối nhau

II. Nhõn diờn luõt th :
a) Bài thơ: Chiờu (Đoàn Văn Cừ)
- Nhịp: 4/3
- Gieo vần: (1, 2, 4 - Về, nghe, lê)
- Bằng trắc: BB TT T BB
TT BB T TB
TT BB B TT
BB BT T BB (thể B)
b) Bài thơ: Tụi (Đoàn Văn Cừ)
- Sai: Dùng dấu phẩy cha đúng vị trí -> sai cách
ngắt nhịp của câu thơ.
- Gieo vần sai ở tiếng cuối câu 2.
- Chữa cho đúng.
Trong túp lều tranh cánh liếp che
Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Nh bớc đếm quãng khuya
III. Tp lm th 7 ch :
1. Thi tỡm th 7 ch ó hc
Nhúm 1:
Nhúm 2:
Nhúm 3:
2. Ha theo th
- 19 -
nhau cho 3 nhóm ( bảng phụ) , các nhóm nhận
xét về vần ( vần liền, vần cách, vần chính, vần
thông).
Thang điểm : 10 điểm ( mỗi yêu cầu
được 2,5 điểm)


3. Làm thơ tiếp nối
Giáo viên nêu câu thơ đầu tiên các
nhóm lần lượt lên trình bày câu thơ của mình
thành một bài thơ hoàn chỉnh ( mỗi nhóm 1 câu
thơ)
Thang điểm: 10 điểm
Yêu cầu: đúng nội dung, hiệp vần và
nhịp theo câu thơ đầu tiên.
4. Đọc và bình thơ
Mỗi nhóm chuẩn bị trước ở nhà một
bài thơ. Theo thứ tự lần lượt các nhóm lên
bảng trình bày, treo bảng phụ ghi sẵn bài thơ
của các nhóm. Sau đó đọc diễn cảm và bình bài
thơ đã chọn.
Thang điểm :10 điểm
Yêu cầu: đúng nội dung 2 điểm, đọc
diễn cảm 3 điểm, bình thơ hay được 3 điểm, 2
điểm cho phần nhận diện luật thơ
Giáo viên nhận xét.
5 Tổng kết
Giáo viên nhận xét phần thi giữa ba nhóm,
công bố kết quả. Nhận xét tiết học
Nhóm 1: Mời trầu (Hồ Xuân Hương)
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
T B B T T B B
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
B T B B T T B
Có phải duyên nhau thì thắm lại
T T B B B T T
Đừng xanh như lá bạc như vôi

B B B T T B B
+ Vần: hôi – rồi – vôi ( thể bằng )
Nhóm 2 : Thăm cõi Bác xưa ( Tố Hữu)
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
B T B B T T B
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
B B B T T B B
Có hồ nước lặng soi tôm cá
T B T T B B T
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa
T T B B T T B
+ Vần : xưa – đưa- dừa ( thể bằng)
Nhóm 3: Chiếc rổ mây ( Tế Hanh)
Lơ thơ chỉ rôi sợi con con
B B T B T B B
Những cái kim hư, hột nút mòn
T T B B T T B
Tiễn tặn để dành trong lọ nhỏ:
T T T B B T T
Vải lành gói ghém mấy khoanh tròn
T B T T T B B
+ Vần : con – mòn – tròn ( thể bằng)
3. Làm thơ tiếp nối
Đề bài : “ Vui sao ngày đã chuyển sang hè”
B B B T T B B
4. Đọc và bình thơ
5. Tổng kết
- 20 -
4) Củng cố : - Nh¾c l¹i luËt th¬ 7 ch÷
5) Dặn dò : - Về nhà tiếp tục tập làm th¬ 7 ch÷

- Sọan bài : Nhớ rừng (Thế Lữ)
+ Thế nào là phong trào Thơ mới ?
+ Tìm hiểu chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán
ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do
+ Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng
• Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC VIII
KẾ HOẠCH
Tổ chức Chuyên đề bộ môn Ngữ văn
Tháng 03 - Năm 2013
- 21 -
Căn cứ kế hoạch năm học 2013 – 2014 của Ngành Giáo dục và Đào tạo Khánh
Sơn.
Thực hiện kế hoạch năm học của bộ phận chuyên môn trường THCS Sơn Lâm và
được sự nhất trí của Lãnh đạo trường THCS Sơn Lâm tập thể tổ chuyên môn Xã hội
trường THCS Sơn Lâm tổ chức chuyên đề Ngữ văn « Em vui với văn học » theo kế
hoạch như sau :
A. Mục đích – Yêu cầu:
- Nhằm nâng cao ý thức học tập cũng như lòng yêu thích đối với bộ
môn Ngữ văn của học sinh.
- Hỗ trợ học sinh tham gia vừa học vừa chơi, rèn kĩ năng hoạt động
tập thể.
- Giúp học sinh trau dồi, củng cố kiến thức về bộ môn Ngữ văn.
- Đổi mới cách tiếp cận và cách thức giáo dục đối với học sinh thông
qua bộ môn Ngữ văn.
B. Nội dung:
- Trình bày lí do thực hiện chuyên đề.
- Tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về văn học dân gian qua 4 phần
thi.

- Thảo luận, trao đổi, rút kinh nghiệm cho những chuyên đề lần sau.
C. Kế hoạch thực hiện:
1/ Thời gian – Địa điểm:
- Thời gian: 14 giờ, ngày thứ Ba 18/03/2014;
- Địa điểm: Trường THCS Sơn Lâm.
2/ Ban tổ chức:
- Đ/c: Nguyễn Cảnh Trung – Tổ trưởng tổ Xã hội.
- Đ/c: Phạm Thị Kiều Diễm – Tổ phó tổ Xã hội.
- Đ/c: Nguyễn Khôi Nguyên – Giáo viên bộ môn Ngữ văn.
3/ Hình thức tổ chức:
Tổ chức học sinh khối lớp làm 2 đội, mỗi đội 4 học sinh thi tìm hiểu kiến thức về
môn Ngữ văn qua 4 phần thi: Khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc, về đích.
4/Phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện:
- Đ/c: Nguyễn Cảnh Trung đưa ra kế hoạch – phụ trách chung.
- Đ/c: Nguyễn Khôi Nguyên phụ trách nội dung – xây dựng các slile trình chiếu.
- Đ/c: Võ Thị Như Quỳnh; Nguyễn Thị Hoài phụ trách quản lí học sinh.
- 22 -
- /c: Nguyn Th Dng; Phm Th Kiu Dim, Trn Th Tho ph trỏch trang
trớ.
- /c: Hong Ngha Nam ph trỏch õm thanh.
5/ Thnh phn tham d:
- Ton th giỏo viờn trng THCS Sn Lõm.
6/ Khỏch mi:
- /c: Nguyn Vn Minh - Hiu trng Trng THCS Sn Lõm.
- /c: Nguyn Vn Thin Quõn - Phú hiu trng Trng THCS Sn Lõm.
NI DUNG CHUYấN
- Gồm 4 phần thi:
- Phần 1: Khởi động:
- Mỗi 1 đội thi đợc trả lời 1 bộ câu hỏi gồm 5 câu, đợc ra theo hình thức trắc
nghiệm khách quan. Mỗi câu trả lời đúng đợc 10 điểm. Thời gian suy nghĩ dành

cho 1 câu hỏi là 10 giây.
- Bộ1: Thạch sanh
- 1. Nụ cời của cô gái trong ca dao đợc so sánh với hình ảnh:
a) Mùa thu toả nắng b)Hoa ngâu
c)Hoa sen d)10 thang thuốc bổ
- 2. Theo em chi tiết tạo nên sự bất ngờ trong "tam đại con gà" là gì:
a)Thầy bảo học trò đọc khẽ b)Xin thổ công của thầy đồ
c)Trò vâng lời thầy đọc to d)Lý giải tam đại con gà của thầy đồ
- 3. "Vừa bằng cái nong cả làng đong không hết " là cái gì?
a)Cái ao b)Cái hố c)Cái giếng d)Cái hồ
- 4. Câu tục ngữ "chuột sa chĩnh gạo" cùng nghĩa với câu nào sau đây:
a)Mèo mù vớ cá rán b)Của nh non ăn mòn cũng hết
c)Năng nhặt chặt bị d)Kẻ cắp gặp bà già
- 5. Thể loại văn học dân gian nào mà nhân vật thờng hoá thân:
a)Truyện cời b)Cổ tích c)Ngụ ngôn d)Tục ngữ
- Bộ 2: Thánh Gióng
- 1. Vì sao văn học dân gian đợc gọi là văn học truyền miệng:
a) Vì nó là những sáng tác tập thể của nhân dân
b) Vì nó đợc sáng tác và lu truyền trong nhân dân lao động
c) Vì truyền miệng là phơng thức sáng tác và lu truyền
d) Cả ABC đều đúng
- 2. Truyện Tấm Cám phản ánh ớc mơ chủ yếu nào của nhân dân:
a)Về cuộc sống ấm no b)Về sự hoá thân của con ngời
c)Về sự giúp đỡ của bụt d)Về ớc mơ công bằng xã hội
- 23 -
- 3. "Nắng ba năm ta không bỏ bạn
Ma một ngày bạn lại bỏ ta" Là cái gì?
a)Cái cày b)Cái bừa c)Cái gáo tát nớc d)Cái bóng
- 4. Cách sử dụng hình ảnh "cây cầu" nào dới đây không nằm trong hệ thống những
cây cầu còn lại:

a)Hai ta cách một con sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang
b)Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
c)Gần đây mà chẳng sang chơi
Để anh ngắt ngọn nồng tơi bắc cầu
d)Cách nhau có một con đầm
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang
- 5. Sự sáng tạo thế giới và con ngời đợc thể hiện rõ nhất ở thể loại nào:
a)Sử thi b)Truyền thuyết c)Cổ tích d)Thần thoại
- Bộ 3 : Sơn Tinh
- 1. Đặc trng cơ bản của thi pháp văn học dân gian là gì?
a)Xây dựng nhân vật điển hình b)Sự lặp lại của các mô tuýp
c)Nhiều tình tiết ly kỳ gay cấn d)Nhiều chi tiết h cấu tởng tợng
- 2. Chuyện An Dơng Vơng - Mị Châu Trọng - Thuỷ thuộc chủ đề nào:
a)Nguồn gốc dân tộc b)Tình yêu đôi lứa
c)Giải thích hiện tợng thiên nhiên d)Dựng nớc và giữ nớc
- 3. "Năm ông cầm hai cây sào
Đuổi đàn cò trắng chạy vào trong hang" Là hành động gì?
a)ăn cơm b)Cày ruộng c)Đánh cá d)Bắt trộm
- 4. Câu nào sau đây là ca dao:
a)Ngời về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
- b)Ngời về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
- c)Ngời đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không
- d)Tháp mời đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
- 5. Thể loại văn học dân gian nào chứa đựng các yếu tố lịch sử:

- 24 -
a)Thần thoại b)Sử thi c)Truyền thuyết d)Ca dao
- Phần 2 : Vợt chớng ngại vật:
Chớng ngại vật trong cuộc thi ngày hôm nay là một câu ca dao, là lời khuyên của
cha ông ta với học trò. Có 6 câu hỏi gợi ý để cho các đội chơi tìm ra chớng ngại
vật. Đáp án của các câu đó có thể là từ thuộc chớng ngại vật hoặc thể hiện ý của
chớng ngại vật . Các đội thi trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đáp án ra bảng. Các
đội thi lần lợt chọn các câu hỏi .Trả lời đúng: đội lựa chọn câu hỏi đợc 20 điểm
các đội còn lại đợc 10 điểm, trả lời sai không có điểm. Thời gian suy nghĩ cho 1
câu hỏi là 15 giây. Sau lợt lựa chọn thứ 3 các đội thi có quyền trả lời chớng ngại
vật, nếu trả lời đúng đợc 60 điểm, nếu sai bị loại khỏi cuộc chơi . Sau 6 câu hỏi
mà các đội thi vẫn cha tìm ra chớng ngại vật thì sẽ có 1 gợi ý và 20 giây suy nghĩ
cho các đội, trả lời đúng đợc 30 điểm.
*)Gợi ý 1: Đây là lời khuyên của cha ông ta với học trò?
1. Gồm 10 chữ cái: Tên một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du sử dụng rất thành
công ca dao, tục ngữ. (Truyện kiều)
2. Gồm 3 chữ cái: Trong ca dao nếu nh sông chỉ rộng có 1 gang thì cô gái sẽ sử
dụng dải yếm làm gì để mời chàng trai sang chơi ? (Cầu)
3. Gồm 10 chữ cái: Trong bài hát nghề tôi yêu đã sử dụng cụm từ nào để chỉ
nghề dạy học? (Kỹ s tâm hồn)
4. Gồm 3 chữ cái: Từ còn thiếu bào câu ca dao sau
" nhau tâm trí hao mòn
đến thác vẫn còn nhau"
5. Gồm 7 chữ cái: Nêu tên của bài hát sau : ( Bụi phấn)
6. Gồm 5 chữ cái: Tên của bài thơ có đoạn thơ sau: ( ông đồ)
"Bao nhiêu ngời
phợng bay"
*) Gợi ý 2: Nó thể hiện truyền thống tôn s trọng đạo của dân tộc ta, gồm 14
tiếng.
- Phần 3 : Tăng tốc:

Các đội thi biểu diễn các bài hát mang âm hởng dân ca, Ban cố vấn sẽ nhận xét
và cho điểm, điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm.
Câu hỏi khán giả
1. Câu hát ru "Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Đêm năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm" Là câu hát ru của vùng nào?
a)Miền bắc b)Miền Trung c)Miền Nam
2.Tục ngữ không thể hiện điều gì ?
a). Trí tuệ dân gian b). Tiếng nói trữ tình dân gian
c). Trí thức bách khoa dân gian d). Triết lí dân gian
3. "Có con mà chẳng có cha
Có lỡi không miệng đó là vật chi"
a)Cái cuốc b)Con dao c)Cái bào d)Cái ca
4. Truyện cời có đặc điểm gần nhất với thẻ loại nào sau đây:
a)Tiểu thuyết b)Phóng sự c)Hài kịch d)Tùy bút
5. Văn học dân gian đợc gọi là sách giáo khoa về cuộc sống là vì:
a)Nó cung cấp nhiều tri thức về tự nhiên và xã hội
b)Nó phát huy truyền thống yêu nớc nhân đạo
c)Vì nó là kho tàng tiếng Việt phong phú
d)Cả ABC đều đúng
- 25 -

×