Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ TỪ CÁC NGUỒN NGÂN SÁCH KHÁC NHAU TRÊN ĐỊA BÀN TP QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá công tác kiểm kê lập phương án bồi thường, thu hồi và hỗ trợ tái định cư
dự án khu văn hóa thiên mã, xã tịnh khê, Tp Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ HỖ TRỢ
TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN CÓ VỐN
ĐẦU TƯ TỪ CÁC NGUỒN NGÂN SÁCH KHÁC NHAU TRÊN ĐỊA BÀN TP
QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện

:
:

Th.S. PHẠM GIA TÙNG

ĐỖ TẤN HUY

Khoa

:

TNĐ VÀ MTNN


Mssv

:

12LT401029

PHẦN 1
Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhiều khu công nghiệp, dân
cư, khu đô thị mọc lên, thêm vào đó cùng với sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì đất đai
ngày càng có giá trị và khan hiếm. Chính vì lẽ đó mà việc sử dụng đất phải đúng
mục đích, hợp lý, hiệu quả là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay.
1


Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng phát triển, điều này đã làm cho
việc xây dựng các cơ sở kinh tế, các khu trung tâm thương mại - dịch vụ, các khu dân
cư mới, các khu công nghiệp…Tăng lên một cách mạnh mẽ và để có đất phục vụ cho các
quá trình đó thì việc quy hoạch GPMB nhằm đáp ứng đất đai cho quá trình phát triển là
việc làm tất yếu. Nhưng công tác đền bù, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề hết
sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Giải quyết
không tốt, không thỏa đáng quyền lợi của người có đất bị thu hồi thì rất dễ dẫn đến khiếu
kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể đông người làm cho tình hình trở nên phức tạp, từ
đó gây nên sự mất ổn định về kinh tế, xã hội và chính trị nói chung.
Thành phố Quảng Ngãi là một trong những đô thị đang trên đà phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội, xây dựng hạ tầng kĩ thuật, mở rộng không gian đô thị vì vậy, công tác
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác bồi thường GPMB đang được tiến hành rất
mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất. Tuy nhiên, hiện nay bồi thường GPMB ở đây
vẫn là vấn đề nan giải, khó khăn như tiến độ GPMB diễn ra còn chậm, đời sống, việc làm

của người dân có đất bị thu hồi vẫn đang là nỗi bức xúc trong xã hội. Nhằm đề xuất một
số những giải pháp tích cực trong công tác quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, giải quyết
các vấn đề xã hội bức xúc hiện nay, trên cơ sở đó cải thiện, nâng cao đời sống của người
dân ở những khu vực tái định cư. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, Thạc sỹ Phạm Gia
Tùng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng và hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án có vốn đầu tư từ
các nguồn ngân sách khác nhau trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi”
1.2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
1.2.1.1. Mục đích chung
Đánh giá việc thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp góp phần cho việc thực hiện tốt hơn công tác GPMB hỗ trợ tái
định cư cho người dân được hoàn thiện hơn.

2


1.2.1.2. Mục đích cụ thể
Tìm hiểu công tác bồi thường GPMB và hỗ trợ tái định cư của dự án có vốn đầu tư
từ các nguồn ngân sách khác nhau.
Phân tích những tác động của các dự án đó đến đời sống của người dân khi Nhà
nước tiến hành thu hồi đất.
Đưa ra các giải pháp nhằm tháo gở những khó khăn trong quá trình thực hiện góp
phần ổn định cuộc sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất.
1.2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu của đề tài tôi xác định đề tài gồm những nhiệm vụ
sau:
Thứ nhất: Đánh giá được công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư trên địa

bàn thành phố Quảng Ngãi.
Thứ hai: Chỉ ra được những mặt tác động tích cực và tiêu cực của các dự án có
nguồn vốn đầu tư khác nhau: Cụ thể nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn
vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài thực hiện có ý nghĩa sâu sắc góp phần làm sáng tỏ vấn đề về công tác đền bù,
GPMB và hỗ trợ tái định cư.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thực hiện góp phần làm sáng tỏ vấn đề thực tiển trong công tác đền bù,
GPMB, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi, thêm vào
đó giúp chúng ta tìm ra một số giải pháp tháo gở khó khăn cho địa phương.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái quát về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư
2.1.1.1. Thu hồi đất
Thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất
hoặc thu lại đất để giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo
quy định của Luật Đất đai 2003.
2.1.1.2. Bồi thường giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà
cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định
được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng, hoặc xây dựng công trình mới.
Bồi thường là đền bù những vấn đề tồn tại gây ra (Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa
Việt nam, bộ Giáo dục và đào tạo (1998) đại từ điển tiếng việt, NXB Văn hóa – Thông tin

Hà Nội).
Bồi thường thiệt hại về đất là biện pháp để phân bố lại tài nguyên đất trên quan điểm
lấy bao nhiêu bù bấy nhiêu.
Bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất: Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng
đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Luật Đất đai 2003, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội).
2.1.1.3. Hỗ trợ tái định cư
Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông
qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
Tái định cư là một biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống của những người bị
ảnh hưởng bởi các dự án của Nhà nước, khi mà đất nơi tái đinh cư cũ bị thu hồi hết hoặc

4


bồi thường không hết, phần còn lại không còn đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống, phải
chuyển đến nơi ở mới
Tái định cư được hiểu là một quá trình bồi thường thiệt hại về đất, tài sản, di chuyển
đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất,
tinh thần tại đó. Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về
kinh tế-xã hội đối với bộ phận dân cư đã gánh chịu về sự phát triển chung.
Hiện nay, ở nước ta khi Nhà nước thu hồi đất mà di chuyển chỗ ở thì người sử dụng
đất được bối trí tái định cư bằng các hình thức sau:
Bồi thường bằng nhà ở
Bồi thường bằng giao đất ở mới
Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo nơi ở mới
Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính
sách giải phóng mặt bằng. Các dự án tái định cư cũng được coi là các dự án phát triển và
phải thực hiện như các dự án phát triển khác.
Đối với các dự án tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở và tiến hành phân lô theo

quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bối trí lại cho các hộ giải tỏa sau khi
đã thi công hạ tầng cơ sở thì được gọi là tái định cư tại chỗ. Việc bố trí tái định cư tại nơi ở
mới phải có điều kiện sinh hoạt tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
Giải tỏa, bồi thường và bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế
là những hành vi được quy định tại Hiến Pháp năm 1992, mục 4 chương II, luật Đất đai
2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.1.2. Đặc điểm của việc đền bù, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư
Mỗi dự án có một nét đặc thù riêng nên công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC sẽ
diễn ra theo những mức độ đa dạng, khó khăn và phức tạp khác nhau.
-

Tính đa dạng:

Mỗi dự án được tiến hành trên một đơn vị diện tích thuộc các vùng lãnh thổ khác
nhau, các khu vực khác nhau. Yếu tố không gian, địa hình khác nhau sẽ có các điều kiện
5


tự nhiên, kinh tế, xã hội, trình độ dân trí, việc làm, mật độ dân cư, phong tục tập quán...
khác nhau. Do đó công tác đền bù, GPMB và bố trí TĐC đối với từng dự án cũng khác
nhau.
Đối với dự án thu hồi đất nông nghiệp: Người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp, sau khi thu hồi đất thì người dân sẽ không còn đất để sản xuất vì vậy họ phải
chuyển sang lĩnh vực ngành nghề khác để làm ăn sinh sống, đây không phải là vấn đề đơn
giản mà người nào cũng tìm được công việc phù hợp. Do đó công tác bồi thường cần tiến
hành với những đặc điểm riêng và có những chính sách hỗ trợ để người bị thiệt hại không
rơi vào cảnh thất nghiệp.
Đối với dự án thu hồi đất thổ cư: Giá trị đền bù về đất đai lớn vì vậy quá trình đền bù
sẽ phải có giải pháp giải quyết phù hợp để việc thực hiện nhận được sự đồng tình, ủng hộ

của người dân. Mặt khác ở trong thành phố người dân sinh sống bằng những ngành nghề
khác nhau: Kinh doanh, thương mại, dịch vụ... vốn có vị trí mặt bằng tốt, điều kiện thích
hợp cho công việc làm ăn của họ, đến khi bàn giao mặt bằng phục vụ dự án họ biết dựa
vào đâu để làm ăn sinh sống vì thế đây là công việc không đơn giản, các cơ quan có thẩm
quyền cần thực hiện một cách hợp lý, bồi thường thoả đáng để người dân không bị thiệt
thòi.
-

Tính phức tạp:

Công tác bồi thường GPMB và bố trí TĐC liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành,
áp dụng nhiều hệ thống văn bản khác nhau làm cho quá trình thực hiện diễn ra trong thời
gian dài và trải qua nhiều giai đoạn.
Việc xác định đối tượng, điều kiện được đền bù hết sức phức tạp nó liên quan đến
nguồn gốc hình thành thửa đất, giấy tờ liên quan về nguồn gốc sử dụng đất còn thiếu, bị
thất lạc chưa thống nhất về ranh giới… gây khó khăn trở ngại trong công việc thực hiện
bồi thường thiệt hại.
Công tác bồi thường GPMB và bố trí TĐC bị gián đoạn do trở ngại về nguồn vốn
làm chậm trễ tiến độ bàn giao mặt bằng.
Những đơn thư khiếu nại của người bị thiệt hại cần được giải quyết thoả đáng.
Nơi TĐC không đảm bảo chất lượng.
6


Vấn đề giải quyết công việc, ổn định đời sống kinh tế - xã hội cũng hết sức phức tạp
cần đảm bảo tính hợp lý, công bằng.
Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp
mà đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ của người dân thấp, khả năng
chuyển đổi nghề nghiệp không cao. Vì vậy mà công tác tuyên truyền, vận động dân cư
tham gia di chuyển là rất khó khăn, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều kiện cần

thiết để đảm bảo cuộc sống dân cư sau này. Mặt khác cây trồng, vật nuôi ở vùng nông thôn
cũng rất đa dạng, do vậy đã gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường.
Ngoài ra công tác bồi thường GPMB và bố trí TĐC còn mang tính nhạy cảm, tuy
nhiên muốn công tác này thực hiện tốt thì cần thay đổi hệ thống văn bản pháp luật, quyết
định về đất đai cho phù hợp.
2.1.3. Bản chất của việc bồi thường giải phóng mặt bằng
Bồi thường có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào
đó bị thiệt hại vì hành vi của một chủ thể khác.
GPMB là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây
cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở
rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó.
Công tác bồi thường GPMB thực hiện từ khi thành lập Hội đồng GPMB cho tới khi
bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Về mặt hành chính GPMB là một quá trình không tự
nguyện, người bị thu hồi đất ngoài mất mát về mặt vật chất nhiều trường hợp còn mất mát
về cả tinh thần nhất là khi phải TCĐ hoặc có mộ người thân bị di chuyển...
Việc bồi thường có thể vô hình (xin lỗi) hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền, bằng
vật chất khác), có thể do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thoả thuận giữa các
chủ thể. Ngoài ra có một hình thức bồi thường khác đó là hỗ trợ như hỗ trợ di chuyển, hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp...
Bản chất của công tác bồi thường, GPMB trong tình hình hiện nay không đơn thuần
là bồi thường về mặt vật chất mà còn phải đảm bảo lợi ích của người dân sau khi bị thu
hồi đất, đó là có một chỗ ở ổn định với điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, được hỗ
trợ đào tạo chuyển đổi nghề nhằm ổn định và nâng cao đời sống.
7


2.1.4. Vai trò của việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với sự phát triển đất nước
- Đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng
+ Về tiến độ dự án
Giải phóng mặt bằng đúng tiến độ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và sớm thực

hiện dự án và đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Ngược lại làm chậm tiến độ
thực hiện dự án, lãng phí thời gian, tăng chi phí, giảm hiệu quả dự án.
+ Về kinh tế dự án:
Thực hiện GPMB tốt sẽ giảm chi phí, có điều kiện tập trung vốn cho mở rộng đầu
tư. Ngược lại, chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến quay
vòng vốn chậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh nếu không đáp ứng đúng tiến độ đầu tư
thì mất cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp.
Đối với dự án đầu tư không kinh doanh, thời gian thi công kéo dài, tiến độ thi hành bị
ngắt quãng gây ra lãng phí và ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
+ Đời sống xã hội
Công tác giải phóng mặt bằng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, khai thác các
nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian
này được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư khắp các vùng, miền trên cả nước. Đặc biệt,
tại các thành phố lớn đã đóng góp vào sự thành công bước đầu của công cuộc CNH - HĐH
đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng nhu cầu, vật chất tinh thần của nhân dân. Đạt
được kết quả nêu trên công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đóng vai trò không nhỏ để
các dự án phát huy hiệu quả.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Hàn Quốc

8


Luật bồi thường thiệt hại ở Hàn Quốc được chia làm 2 thể chế. Một là đặc lệ liên
quan đến bồi thường thiệt hại cho đất công cộng đã được theo thủ tục thương lượng của
pháp luật. Hai là luật sung công đất theo thủ tục quy định cưỡng chế của công pháp.
Luật sung công đất được thiết lập trước năm 1962. Sau đó, theo pháp luật ngoài mục
đích thương lượng thu hồi đất công cộng thì còn muốn thống nhất việc này trên toàn quốc

và đảm bảo quyền tài sản của công nên luật này được lập vào năm 1975.
Tuy nhiên, dưới hai thể chế luật và trong quá trình thực hiện luật Đặc lệ thương
lượng không đạt được thỏa thuận thì luật Sung công đất được thực hiện bằng cách cưỡng
chế, nhưng nếu như thế thì phải lặp đi lặp lại quá trình này và đôi khi bị trùng hợp cho nên
thời gian có thể bị kéo dài hoặc chi phí bồi thường sẽ tăng lên. Do đó, cho đến nay đã có
nhiều thỏa thuận thống nhất hai thể chế này thành một và thi hành vào tháng 01/2003
Thực hiện luật bồi thường của Hàn Quốc theo luật mới thì sẽ thực hiện theo ba giai
đoạn:
Thứ nhất, tiền đền bù đất đai sẽ được giám định viên công cộng đánh giá quy định để
thu hồi đất phục vụ cho công trình công cộng. Giá quy định không dựa vào những lợi
nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo sự khách quan trong việc bồi thường.
Thứ hai, pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người có quyền sở hữu
đất trong quá trình thương lượng chấp nhận thu hồi đất. Quy trình chấp nhận theo thứ tự là
công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai, thương lượng chấp nhận thu hồi đất.
Thứ ba, biện pháp di dời là một đặc điểm quan trọng. Chế độ này được Nhà nước hỗ
trợ tích cực về mọi chính sách đảm bảo sự sinh hoạt của con người, cung cấp đất đai cho
những người bị mất nơi cư trú do thực hiện công trình công cộng cần thiết của nhà nước.
Đây là công việc có hiệu quả lôi cuốn người dân tự nguyện di dời và liên quan rất nhiều
tới việc giải phóng mặt bằng. Theo luật bồi thường, nếu như tòa nhà nơi dự án thực hiện
có trên 10 người sở hữu thì phải xây dựng cho các đối tượng, xây dựng cư trú hoặc hỗ trợ
30% giá trị tòa nhà đó. Còn nếu là dự án xây dựng nhà chung cư thì cung cấp cho các đối
tượng này nhà chung cư hoặc nhà ở thấp hơn giá thành.

9


Luật bồi thường ở Hàn Quốc được thực hiện theo ba nguyên tắc trên đối với đất đai,
bất động sản và các quyền kinh doanh, nông nghiệp, ngư nghiệp, khoáng sản... để cung
cấp tiền bồi thường và chi phí di dời.
Chế độ và luật GPMB: Theo luật sung công đất thì nếu như đã trả hoặc đặt cọc tiền

bồi thường xong nhưng không chịu di dời thì được xem như gây hại cho lợi ích công cộng.
Do đó, phải thi hành cưỡng chế giải tỏa và được thực hiện quyền thi hành theo luật thi
hành hành chính cũng như phải tuân theo thủ tục pháp lệnh cảnh báo theo quy định. Thực
chất, biện pháp GPMB thường bị các dân tộc hoặc các người bị thu hồi phản đối và chống
trả quyết liệt gây ảnh hưởng xấu đến xã hội cho nên tốt nhất phải có sự nghiên cứu tìm ra
biện pháp cho dân tự nguyện di dời là hay hơn cả. (Hội khoa học kỹ thuật xây dựng Việt
Nam, Bộ Xây dựng, kỷ yếu hội thảo đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở
Việt Nam, Hà Nội, 2002).
2.2.1.2. Trung Quốc
Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu, gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể. Đất đai ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu tập thể, nông dân lao
động. Theo quy định của luật Đất đai năm 1998, đất đai thuộc sở hữu nhà nước được giao
cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và
cho thuê đất.
Đất thuộc diện được cấp bao gồm đất sử dụng cho cơ quan Nhà nước, phục vụ mục
đích công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì được Nhà nước giao đất theo hình thức
giao đất có thu tiền sử dụng hoặc là cho thuê đất.
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích
công cộng, lợi ích quốc gia... Thì Nhà nước có chính sách bồi thường và tổ chức TĐC cho
người bị thu hồi đất.
Vấn đề bồi thường có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai Trung Quốc quy định như sau:
Về thẩm quyền thu hồi đất: Chỉ có Chính phủ (Quốc vụ viện) và chính quyền tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền thu hồi đất. Quốc vụ viện có thẩm quyền
thu hồi đất nông nghiệp từ 35 ha trở lên và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác. Dưới
10


hạn mức này thì do chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thu
hồi đất. Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể thành đất

thuộc sở hữu Nhà nước.
Về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định, người nào sử
dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Phần lớn tiền bồi thường do người sử
dụng đất trả. Tiền bồi thường bao gồm các khoản như lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà
nước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, pháp luật đất đai Trung
Quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người dân bị thu hồi đất là nông
dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mới khi mới bị mất đất nông nghiệp,
khoảng từ 442.000 - 2.175.000 nhân dân tệ/ha.
Các khoản phải trả cho người bị thu hồi đất gồm tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp
TĐC, tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền
trợ cấp TĐC căn cứ theo giá trị tổng sản lượng đất đai của những năm trước đây rồi nhân
với một hệ số do Nhà nước quy định. Còn đối với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên
đất thì xác định theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất.
Về nguyên tắc bồi thường: Các khoản tiền bồi thường phải đảm bảo cho người dân bị
thu hồi đất có nơi ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ. Ở Bắc Kinh phần lớn các hộ gia
đình dùng số tiền bồi thường đó cộng với khoản tiền tiết kiệm của họ có thể mua được căn
hộ mới. Còn đối với người dân ở khu vực nông thôn có thể dùng khoản tiền bồi thường
mua được hai căn hộ ở cùng một nơi.
Tuy nhiên ở thành thị, cá biệt cũng có một số hộ gia đình sau khi được bồi thường
cũng không mua nổi một căn hộ để ở. Những đối tượng trong diện giả tỏa mặt bằng
thường được hưởng chính sách mua nhà ưu đãi của Nhà nước, song trên thực tế họ thường
mua nhà bên ngoài thị trường.
Nhìn hệ thống pháp luật về bồi thường và TĐC của Trung Quốc đều nhằm bảo vệ
những người mà mức sống có thể bị giảm do việc thu hồi đất để thực hiện các dự án. Theo
một nghiên cứu mới đây của WB về các luật về TĐC của Trung Quốc đối với các dự án
phát triển đô thị, công nghiêp và giao thông “đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của WB trong
tài liệu hướng dẫn thực hiện TĐC”.

11



2.2.1.3. Nhật Bản
Luật trưng dụng đất đai của Nhật Bản ban hành năm 1951 quy định về việc trưng
dụng đất có bồi thường để xây dựng công trình hạ tầng phải được pháp luật cho phép,
chẳng hạn như: công viên, đường sá, đê điều, hồ chứa nước, cảng biển… Khuyến khích
mọi trường hợp sử dụng đất kể cả trường hợp thuộc diện trưng dụng đất thực hiện chuyển
đổi đất đai tự nguyện qua việc giao dịch đất đai thông thường. Nhà nước sẽ quay trở lại
biện pháp trưng dụng đất đai khi giao dịch đất đai thông thường bị trở ngại và phải được
người có thẩm quyền cho phép khi thấy phù hợp với lợi ích công cộng và hội đủ điều kiện
cần thiết.
Việc bồi thường thực hiện bằng tiền, mức bồi thường tính toán tại thời điểm công bố
trưng dụng, có điều chỉnh cho phù hợp với biến động giá trước lúc ra quyết định trưng
dụng. Nội dung bồi thường gồm: Bồi thường thiệt hại tài sản theo giá thị trường; bồi
thường thiệt hại thông thường khác do nguyên nhân trưng dụng; bồi thường thiệt hại do
sống tách rời cộng đồng ban đầu; bồi thường thiệt hại do phải chuyển nghề; bồi thường
thiệt hại do môi trường kém đi như tiếng ồn, rác thải, khí thải…(Đào Trung Chính, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Kinh nghiệm quốc tế và bài học áp dụng vào Việt
Nam, tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 2010,24(110), trang số 18).
2.2.1.4. Thái Lan
Pháp luật đất đai Thái lan cho phép hình thành sở hữu cá nhân về đất đai do vậy về
nguyên tắc khi Nhà nước hoặc các tổ chức lấy đất để làm bất cứ việc gì đều phải có sự
thỏa thuận về sử dụng đất giữa chủ dự án và chủ đang sử dụng khu đất đó (Chủ sở hữu)
trên cơ sở một hợp đồng.
Việc bồi thường thiệt hại chủ yếu bằng tiền mặt, sau đó người bị thu hồi đất tự do
mua đất tại khu vực khác. Nếu phải di chuyển nhà ở đến nơi ở mới, Ủy ban này sẽ cho
người dân biết mình phải đến đâu, phải trả tiền một lần, được cho thuê hay phải trả góp…
Tuy nhiên cũng có việc bên bị thu hồi không chấp hành, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
sẽ kiểm tra một lần nữa và khẳng định mức giá đền bù đã hợp lý chưa và đúng hay không
đúng, nếu người đó bị thu hồi không di chuyển sẽ bị cưỡng chế.


12


Về giá đất để làm căn cứ bồi thường thiệt hại, các bên căn cứ mức giá do Ủy ban của
chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường chuyển nhượng bất động sản.
Việc khiếu nại tiếp tục sẽ do tòa án giải quyết. Thực tế hầu như không có trường hợp
nào phải nhờ đến tòa án. ( Nguyễn Thị Dung, Chính sách bồi thường khi thu hồi đất của
một số nước trong khu vực và Việt nam, Tạp chí cộng sản, 2009, số 11 (179)).
2.2.1.6. Tổ chức ngân hàng quốc tế
Ngân hàng quốc tế (WB) là một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên đưa ra chính
sách về TĐC bắt buộc. Tháng 2/1980, lần đầu tiên chính sách TĐC được ban hành dưới
dạng một thông báo, hướng dẫn hoạt động nội bộ cho nhân viên, từ đó đến nay chính sách
TĐC đã được sửa đổi và ban hành lại nhiều lần.
Như chúng ta đã biết, khi nhà nước thu hồi đất và TĐC thì những người bị ảnh
hưởng là những người mà hậu quả của dự án họ phải chịu thiệt hại toàn bộ hay một phần
tài sản vật chất và phi vật chất, bao gồm nhà cửa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội, các phương tiện sản xuất bao gồm đất đai, nguồn thu nhập, kế sinh nhai do đất đai tạo
ra, đặc trưng văn hóa và tiềm năng về sự hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo đời sống, tài nguyên
cho sinh tồn và hệ sinh thái.
Từ tháng 2/1994, ngân hàng phát triển Châu Á đã bắt đầu áp dụng bản hướng dẫn
hoạt động của WB về tái định cư và từ tháng 11/1995 Ngân hàng này đã có chính sách
riêng của mình về TĐC bắt buộc.
Đối với đất đai và tài sản được bồi thường, chính sách của WB và ngân hàng phát
triển Châu Á là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây
dựng và quy định thời hạn bồi thường TĐC hoàn thành trước một tháng khi dự án triển
khai thực hiện.
Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường, TĐC được các tổ chức cho vay vốn quốc
tế coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ
thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ tăng động dự án. Kế hoạch bồi thường,
TĐC phải được coi là một phần chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn

cơ hội cho các hộ bị ảnh hưởng, ngoài ra, còn áp dụng các biện pháp sao cho người bị di
chuyển hòa nhập được với cộng đồng mới.
13


Về quyền được tư vấn và tham gia của các hộ bị ảnh hưởng, các tổ chức quốc tế quy
định các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường TĐC của dự án phải đ ược
thông báo đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến hợp tác, thậm chí trao quyền cho các hộ bị
ảnh hưởng và tìm mọi cách thỏa mãn nhu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình lập kế
hoạch bồi thường, TĐC cho tới khi công tác lập kế hoạch.
2.2.2. Các chính sách của Việt Nam về bồi thường, hỗ trợ tái định cư qua các thời kỳ
2.2.2.1. Trước khi có Luật đất đai 2003
Hiến pháp năm 1992 ra đời thay thế Hiến pháp 1980 đã có nhiều thay đổi đặc biệt
quan trọng trong công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC, quy định tài sản hợp pháp
của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá, trong trường hợp thật sự cần thiết vì lý do
Quốc phòng, An ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi
thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường, thể thức trưng mua, trưng
dụng do luật định.
Luật Đất đai năm 2003 ra đời thay thế cho luật Đất đai năm 1988 đã có những quy
định rõ ràng cụ thể việc quản lý đất đai. Trong đó, xác định cụ thể giá các loại đất để tính
thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất. Tính giá trị tài sản
khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại
đất đối với từng vùng theo thời gian và khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền
bù thiệt hại.
Trong quá trình áp dụng vào thực tiễn thì vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết khắc
phục, nóng bỏng vẫn là công tác bồi thường, GPMB và bố trí TCĐ. Trên cơ sở đó Luật
sửa đổi một số điều của Luật đất đai ban hành năm 1998, luật Đất đai sửa đổi năm 2001
lần lượt ra đời nhưng vẫn dựa trên nền tảng của luật cũ.
Sau khi luật đất đai năm 1993 ra đời, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản dưới

luật như sau:
+ NĐ 87/CP ngày 17/08/1994 của CP ban hành khung giá các loại đất.

14


+ NĐ 90/CP ngày 17/09/1994 của CP quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
+ Thông tư liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của liên bộ Tài chính - Xây dựng - Tổng
cục địa chính - Ban vật giá CP hướng dẫn thi hành NĐ 87/CP.
+ NĐ 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của CP về bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi
nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục địch quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và lợi
ích công cộng.
+ NĐ 22/1998/NĐ-CP ra đời thay thế cho NĐ 90/CP.
+ Thông tư 145/1998/TT-BTC của bộ Tài chính hướng dẫn thi hành NĐ 22/1998/NĐ-CP
bao gồm các phương pháp xác định các hệ số K, nội dung và chế độ quản lý, phương án
đền bù và một số nội dung quan trọng khác.
2.2.2.2 Sau khi có luật Đất đai 2003
Các văn bản, Nghị định cũ không còn đáp ứng kịp thời những nhu cầu bức xúc cần
giải quyết thì sự ra đời của luật Đất đai năm 2003 đã khắc phục được những hạn chế mà
luật cũ mắc phải.
Sau khi có luật Đất đai năm 2003 ra đời, các văn bản dưới luật được ban hành như
sau:
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của CP hướng dẫn thi hành luật Đất đai
năm 2003.
+ Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của bộ Tài nguyên môi trường hướng
dẫn thi hành một số điều của nghị định 181/2004/NĐ-CP.
+ NĐ 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của CP về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ.
+ NĐ 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của CP về phương pháp xác định giá đất và

khung giá các loại đất.
+ NĐ 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của CP về bồi thường, hỗ trợ và TCĐ khi nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích
công cộng.
15


+ NĐ 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của CP về thu tiền sử dụng đất.
+ Thông tư 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện NĐ
198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất.
+ Thông tư 28/2004/TT-BTC ngày 01/11/2004 của bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài nguyên Môi trường hướng
dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
+ Thông tư 116/2004/TT-BTC của bộ Tài chính thay thế thông tư số 145/1998/TT-BTC
ngày 04/11/1998/NĐ-CP của bộ Tài chính hướng dẫn thi hành NĐ số 22/1998/NĐ-CP
ngày 24/04/1998 của CP về việc bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
2.3. Hội đồng bồi thường và hỗ trợ tái định cư
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh giao việc thực hiện bồi
thường, hỗ trợ và TCĐ.
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ TCĐ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Tổ chức phát triển quỹ đất.
Về thành phần hội đồng bồi thường hỗ trợ và TCĐ cấp huyện:
- Phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện

: Chủ tịch hội đồng

- Đại diện cơ quan Tài chính


: Phó chủ tịch hội đồng

- Chủ đầu tư

: Uỷ viên thường trực

- Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường
- Đại diện UBND cấp xã có đất bị thu hồi

: Uỷ viên
: Uỷ viên

- Đại diện của những hộ có đất bị thu hồi từ một đến hai người.
- Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TCĐ quyết định cho
phù hợp với thực tế địa phương.
2.4. Trách nhiệm của hội đồng bồi thường và hỗ trợ tái định cư
16


Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TCĐ giúp UBND cùng cấp lập và tổ chức thực hiện
phương án bồi thường, hỗ trợ và TCĐ; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết
định theo đa số; Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của
Chủ tịch Hội đồng
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng:
- Chủ tịch hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực
hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và TCĐ.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng lập phương án bồi thường, hỗ
trợ và TCĐ; bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và TCĐ.
- Đại diện những người bị thu hồi có trách nhiệm: Phản ánh nguyện vọng của người
bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở, vận động người bị thu hồi đất thực hiện di

chuyển, GPMB đúng tiến độ.
- Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ
tịch Hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TCĐ chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lí của
số liệu kiểm kê, tính pháp lí của đất đai, và tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không
được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và TCĐ.
2.5. Trình tự tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng
- Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất.
- Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi.
- Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và TĐC.
- Thông báo về việc thu hồi đất.
- Quyết định thu hồi đất.
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất.
- Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai
- Lập, thẩm định, xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC

17


- Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có thẩm quyền phê duyệt, tổ
chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC có trách nhiệm niêm yết
công khai phương án tại trụ sở làm việc của đơn vị và ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
bị thu hồi, thông báo kế hoạch, thời gian chi trả bồi thường, giải quyết TĐC và thực hiện
GPMB.
- Bàn giao đất đã bị thu hồi
- Cưỡng chế thu hồi đất
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường hỗ trợ TĐC hoặc quyết định
cưỡng chế thu hồi đất.
2.6. Ảnh hưởng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư
đến kinh tế, xã hội của địa phương

Hiện nay trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tốc độ đô thị hoá đang diễn ra mạnh
mẽ, nhiều công trình, dự án quy hoạch trọng điểm mở rộng không gian đô thị, khu vui
chơi giải trí, khu TĐC, các công trình nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường giao thông
do đó cần phải có quỹ đất để tiến hành thực hiện.
Thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB và bố trí TĐC đảm bảo tính công bằng sẽ
nhanh chóng điều chỉnh hiện trạng sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch, làm cho hiệu
quả sử dụng đất tốt hơn, người dân trong diện giải tỏa nhanh chóng ổn định cuộc sống của
mình. Đồng thời công tác này sẽ được tiến hành suôn sẻ theo đúng thời gian thi công đã
định sẵn từ đó giảm được sự hao tổn về kinh phí. Ngược lại công tác này thực hiện không
tốt ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sản xuất của địa phương, dễ dẫn đến mất ổn định
chính trị. Quá trình làm không tốt sẽ dẫn tới khiếu nại của người bị thiệt hại ảnh hưởng tới
công việc chung của nhiều người, kéo dài thời gian thực hiện dự án, hao tổn kinh phí,
công trình xây dựng nằm ngổn ngang mất mỹ quan đô thị, mùa mưa thì bùn lầy, mùa nắng
thì bụi bặm cản trở việc đi lại, buôn bán của người dân.
Tuy nhiên, thông qua công tác bồi thường, GPMB và bố trí TCĐ góp phần mở rộng
không gian đô thị, vừa giải quyết nhu cầu nhà ở cho nhân dân, vừa mang lại kiến trúc
không gian đẹp, sang trọng, hiện đại. Các dự án được triển khai trên địa bàn thành phố
nhằm khai thác lợi thế địa hình và cảnh quan khu vực tạo quỹ đất xây dựng nhà ở và phục
18


vụ cho nhu cầu công cộng khác. Bên cạnh đó bảo tồn các công trình văn hoá - kiến trúc
truyền thống hiện có, giải quyết một phần nhu cầu nhà ở của bộ phận dân cư trên địa bàn
thành phố, tạo điều kiện dãn dân ở khu vực trung tâm tránh tình trạng chia tách hộ bán đất
làm vườn xây dựng nhà ở tự phát, chỉnh trang nâng cấp, sắp xếp lại khu dân cư cũ chưa
hợp lý thành một tổng thể hài hoà, phù hợp với sự phát triển của địa phương. Hoàn chỉnh
kiến trúc quy hoạch của khu vực, ổn định và cải tạo môi trường cảnh quan đô thị, thu hút
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, tạo ra
nhiều việc làm mới cho người dân.
Mặt khác cùng với tốc độ đô thị hoá tạo nhiều thời cơ thuận lợi cho địa phương phát

triển kinh tế - xã hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền địa
phương như sự gia tăng dân số, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh cần giải quyết, quản lý hộ
tịch, hộ khẩu, quản lý đất đai, an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì vậy công tác bồi thường GPMB và bố trí TĐC phải được tiến hành đồng thời với
việc thiết lập quy hoạch, kế hoạch của địa phương nhằm ổn định đời sống, việc làm của
người bị thu hồi đất.
2.7. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu về chính sách bồi thường GPMB ở nước ta
Con người cụ thể vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển nên những quy định
đã có là chưa đầy đủ, xét về mặt xã hội thì chưa đảm bảo cân bằng giữa lợi ích chung (Nhà
nước, xã hội, công đồng) và lợi ích riêng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng).
Trong nhiều trường hợp mục tiêu GPMB nhanh gọn ít tốn kém được quan tâm nhiều hơn
so với mục tiêu đền bù sao cho người chịu ảnh hưởng khôi phục được mức sống ban đầu.
Vấn đề cần được nhận thức lại cho thật đầy đủ là việc bồi thường GPMB là một phần
không thể xem nhẹ của nội dung phát triển, không thể chấp nhận một tình trạng là trong
khi các công trình xây dựng mang lại lợi ích cho số đông thì lại đẩy một số người đang sử
dụng đất vốn đang khó khăn càng khó khăn hơn thậm chí không được như trước khi xây
dựng công trình.
Do chưa hoàn toàn thoát khỏi cơ chế bao cấp nên kinh phí bồi thường GPMB đều rút
từ ngân sách Nhà nước trong khi lợi ích do phát triển mang lại chưa trở thành nguồn thu
đầy đủ, ổn định và hợp pháp của nhà đầu tư.
19


Hầu hết các dự án xây dựng ở nước ta đều bị ách tắc bởi việc bồi thường GPMB làm
cho tiến độ thi công công trình không đạt kế hoạch, điều đó đã gây thiệt hại không nhỏ
cho đầu tư xây dựng.
Đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh do không đáp ứng được tiến độ đầu tư
nên nhiều dự án đã mất cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh tế thấp.
Nhiều nơi mặc dù việc bồi thường GPMB được thực hiện bằng các biện pháp hành
chính đã dẫn đến khiếu kiện của nhân dân kéo dài không thể giải quyết được, trong khiếu

kiện đó cái chính là người dân không thoả mãn với việc bồi thường của chủ dự án hoặc
trong việc định giá thiếu công bằng.

20


PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư của 2 dự án trên địa
bàn TP Quảng ngãi
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi không gian
Tập trung nghiên cứu vào 2 dự án:
+ Dự án có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: Dự án bờ kè chống sạt lở bờ nam
sông Trà khúc, giai đoạn 2010-2012
+ Dự án có vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước: Dự án xây dựng khu đô thị mới
An Phú Sinh, giai đoạn 2011-2013
3.2.2. Phạm vi thời gian
Thực hiện đề tài từ ngày 1/07 đến tháng 11/2013, tập trung nghiên cứu về công tác
bồi thường, GPMB và hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong giai đoạn từ năm
2010-2013.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra của đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu những nội dung
sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu, tình hình đền bù GPMB,
cũng như công tác hỗ trợ tái định cư của các dự án trên địa bàn TP Quảng Ngãi.
- Tìm hiểu và chọn ra 2 dự án có nguồn vốn đầu tư khác nhau để tiến hành so sánh
đánh giá.


21


- Điều tra cuộc sống của người dân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng 2 dự án
nói trên.
- Nắm được các văn bản pháp lý về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ
trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, đóng góp vào việc hoàn thiện
hơn nữa các chính sách về công tác đền bù, GPMB hỗ trợ tái định cư.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Cụ thể trong đề tài tôi đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp về:
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các Nghị định, Thông tư, Quyết định Nhà nước ban
hành về công tác quản lý đất đai. Tiến hành phỏng vấn các hộ dân có đất bị thu hồi thuộc
các dự án nghiên cứu với tổng số phiếu điều tra là 40 phiếu.
3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc những
thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phân loại các số liệu, tài liệu theo từng lĩnh vực và mục đích sử dụng khác nhau.
- Ứng dụng phần mềm Excel để sắp sếp và lọc các thông tin phù hợp với yêu cầu của
đề tài.
3.4.3. Phương pháp kế thừa bổ sung
Kế thừa các số liệu, tài liệu của những nghiên cứu trước đó, đồng thời bổ sung những
vấn đề, số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu
3.3.4. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài có những tài liệu, số liệu không thể trực tiếp thu thập
qua khảo sát thực địa, phiếu điều tra...nên tôi tiến hành thu thập thông tin gián tiếp thông
qua những người am hiểu, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai tại
Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi và cán bộ địa chính tại các phường.


22


23


PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Quảng Ngãi
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Quảng Ngãi là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật và an ninh - quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi; thành phố Quảng Ngãi
nằm vị trí gần trung độ của tỉnh, cách thành phố Đà Nẵng 123 km, cách thành phố Quy
Nhơn 170 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 821 Km và cách Thủ đô Hà Nội 889 Km. Có
toạ độ địa lý từ 15010’ đến 15011’ vĩ độ Bắc và từ 108051’ đến 108053’ kinh độ Đông.

Hình 4.1: sơ đồ vị trí thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi:
24


- Phía Bắc giáp huyện Sơn Tịnh
- Phía nam giáp huyện Tư Nghĩa
Diện tích tự nhiên 37,12 Km2.
Chức năng là trung tâm vùng: Thành phố Quảng Ngãi nằm ở trung đoạn giữa thủ đô
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, là đầu mối giao thông của khu vực Trung trung bộ và

Tây Nguyên, nằm trên các trục giao thông đường bộ, đường sắt của quốc gia như: Quốc lộ
1A, Quốc lộ 24, đường sắt thống nhất Bắc Nam gắn với sân bay Quốc tế Chu Lai và cảng
biển nước sâu Dung Quất nên thuận lợi trong việc giao với các tỉnh, thành phố trong cả
nước và Quốc tế. Có đường tỉnh lộ 625 đi Thạch Nham liên hệ các huyện phía Tây, đường
tỉnh lộ 627 nối liền thành phố Quảng Ngãi với các huyện Minh Long, BaTơ và tỉnh
KomTum, tỉnh Gia Lai, đường tỉnh lộ 626 thành phố Quảng Ngãi đi Cổ Lũy liên hệ phần
phía Đông ra biển và nối liền với đường chiến lược vùng ven biển Dung Quất – Sa
Huỳnh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
4.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế
Kinh tế của thành phố phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt
9.721 tỷ đồng, tăng 17,45% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là khá cao, trong
đó dịch vụ tăng 22,09%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,49%, nông nghiệp giữ mức ổn
định so với năm 2012. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng dịch vụ
chiếm 50,47%, công nghiệp - xây dựng chiếm 47,07%, sản xuất nông nghiệp chiếm 2,47%
Biểu đồ 4.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Quảng Ngãi

25


×