SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
ĐỀ THI 8 TUẦN HKI; NĂM HỌC 2017 -2018
TRƯỜNG THPT TRỰC NINH
MÔN THI: LỊCH SỬ 12
(Đề thi gồm 04 trang, 40 câu)
(Thời gian làm bài 50 phút)
-------------------------------------------------Mã đề thi:134
(Thí sinh làm bài ra phiếu trả lời trắc nghiệm)
Họ và tên thí sinh…………………. ……………………………..………
Số báo danh…………………
Câu 1: Trong những năm CNXH ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng,
Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng:
A. CNXH Việt Nam không chịu tác động, những vẫn cần phải đúc kết bài học kinh nghiệm
B. mô hình CNXH không phù hợp ở châu Âu.
C. CNXH Việt Nam không chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này nên không cần điều chỉnh.
D. hệ thống XNCH đã chịu tác động sâu sắc, nên đã điều chỉnh và tiến hành đổi mới đất nước.
Câu 2: Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới
thứ 2 là?
A. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ.
B. Tận dụng tố các cơ hội bên ngoài.
C. Lãnh thổ rộng, tài nguyên phong phú, khí hậu thuận lợi.
D. Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật để tăng năng suất, hạ giá thành….
Câu 3: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới II là
A. quá trình xây dựng và phát triển đất nước ASEAN.
B. sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
C. nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
D. vị thế của tổ chức ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc
Câu 4: Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN?
A. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương giành thắng lợi.
B. Vấn đề Campuchia được giải quyết .
C. Hiệp ước Bali
D. Hiệp định Viêng Chăn.
Câu 5: Liên minh châu Âu (EU) ra đời nhằm mục đích hợp tác về:
A. kinh tế và chính trị.
B. kinh tế và khoa học
C. kinh tế và văn hóa.
D. chính trị, văn hóa.
Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ Latinh khác với châu Á và châu Phi là:
A. Là thuộc địa kiểu mới của Mĩ
B. Đều là thuộc địa của Tây Ban Nha
C. Sớm giành được độc lập đầu thế kỉ XX
D. Đấu tranh giành độc lập bằng con đường ngoại giao
Câu 7: Từ sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản, Việt Nam cần học tập gì trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay?
A. Thu hút nhân tài, hợp tác kinh tế quốc tế.
B. Đầu tư có hiệu quả cho giáo dục, khoa học - kỹ thuật.
C. Mở rộng quan hệ đối ngoại, giảm chi phí quốc phòng.
D. Tự lực, tự cường, thúc đẩy kinh tế phát triển bằng mọi giá
Câu 8: Ý đúng nhất về chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. hoà bình, trung lập
B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến cuả Mĩ
C. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người.
D. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
Câu 9: Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề
phức tạp ở Biển Đông hiện nay?
A. Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn.
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
Trang 1/5 - Mã đề thi 134
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
Câu 10: Nước khởi xướng chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Mĩ
D. Nhật Bản.
Câu 11: Mục tiêu của công cuộc cải cách, mở cửa mà Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra từ
tháng 12/1978 là
A. đưa Trung Quốc thành cường quốc về kinh tế.
B. biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
C. nâng cao vị thế Trung Quốc trên quốc tế.
D. phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 12: Bức hình dưới đây là nhân vật lịch sử nào và liên quan đến sự kiện gì?
A. Dương Lợi Vĩ bay vào không gian
B. Amstrong, đi bộ trên mặt trăng
C. Phạm Tuân, bay vào vũ trụ
D. Gagarin, bay vòng quanh trái đất
Câu 13: Theo thỏa thuận của các nước tại Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng
lãnh thổ: Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên?
A. Liên Xô.
B. Mĩ.
C. Anh.
D. Pháp.
Câu 14: Người khởi xướng đường lối cải cách, mở cửa ở Trung Quốc là:
A. Đặng Tiểu Bình.
B. Giang Trạch Dân
C. Triệu Tử Dương.
D. Hồ Cẩm Đào.
Câu 15: Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN vào năm 1967 là:
A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo.
B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo.
C. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây.
D. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia.
Câu 16: Ý không phản ánh đúng tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Giàu lên nhờ thu được chiến lợi phẩm từ các nước phát xít bại trận
B. Đất nước bị tàn phá nặng nề, chính trị khủng hoảng.
C. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc tàn phế.
D. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.
Câu 17: Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được gọi là “lục địa bùng cháy”?
A. Ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng.
B. Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập.
C. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi.
D. Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi.
Câu 18: Xu thế hòa hoãn Đông Tây bắt đầu từ thời gian nào?
A. Giữa thập niên 80 ( thế kỉ XX)
B. giữa thập niên 70 ( thế kỉ XX)
C. Đầu thập niên 70 ( thế kỉ XX)
D. Đầu thập niên 80 ( thế kỉ XX)
Câu 19: Cơ hội lớn nhất của nước ta trước xu thế toàn cầu hóa là:
A. Nhập khẩu hàng hóa với giá thấp.
B. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
C. Đẩy mạnh giao lưu hợp tác
D. Tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ.
Câu 20: Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nào?
A. Lĩnh vực quân sự.
B. Lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
C. Lĩnh vực sản xuất quân dụng.
D. Lĩnh vực sản xuất dân dụng.
Trang 2/5 - Mã đề thi 134
Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc?
A. Quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 22: Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989).
B. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).
C. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.
D. Định ước Henxinki năm 1975.
Câu 23: Sự ra đời nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa đánh dấu
A. việc xóa bỏ ách thống trị của đế quốc thực dân và tàn dư phong kiến ở Trung Quốc.
B. xóa bỏ ách thống trị của đế quốc, thực dân ở Trung Quốc
C. lực lượng cách mạng Trung Quốc đã lớn mạnh.
D. xóa bỏ chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
Câu 24: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài duy nhất của thế giới trong thời gian nào của thế kỉ XX ?
A. Thập niên 50 - 60.
B. Thập niên 60 - 70.
C. Thập niên 40 - 50.
D. Thập niên 70 - 80.
Câu 25: Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đã trở thành:
A. Nước đi đầu thế giới trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai.
B. Nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên mặt trăng.
C. Cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
D. Nước xuất khẩu vũ khí và lương thực số 1 thế giới.
Câu 26: Vấn đề không được đặt ra trong Hội nghị Ianta là:
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
C. Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
Câu 27: Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế
hướng nội với mục tiêu:
A. Nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs).
B. Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước
C. Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
D. Khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước.
Câu 28: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ là
A. thời gian ứng dụng các phát minh vào sản xuất và đời sống diễn ra nhanh.
B. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. khoa học gắn liền với kĩ thuật.
Câu 29: Cho các sự kiện sau:
1. Chiến tranh thế gới thứ hai kết thúc
2. Hội nghị Ianta được triệu tập.
3. Mĩ và các nước tư bản phương Tây thành lập tổ chức NATO.
4. Xô-Mĩ chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh
Hãy sắp sếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian?
A. 1-3-4-2
B. 2-1-3-4
C. 4-2-3-1
Câu 30: Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải làm gì?
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài.
C. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách.
D. 3-4-2-1
Trang 3/5 - Mã đề thi 134
Câu 31: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô bắt tay khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH
trong hoàn cảnh:
A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp vẫn là đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau
B. được sự giúp đỡ của các nước trong phe XHCN
C. là nước thắng trận, thu nhiêu lợi nhuận và thành quả từ hội nghị Ianta
D. đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của
Câu 32: Năm 1991, quan hệ quốc tế thay đổi như thế nào?
A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
B. Mĩ - Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
D. Mĩ và Liên Xô tuyên bố hợp tác với nhau
Câu 33: Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của:
A. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
B. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
C. quá trình thống nhất thị trường thế giới.
D. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 34: Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát
triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật
B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
C. Sự lãnh đạo, quẩn lí có hiệu quả của nhà nước.
D. Chi phí ít cho quốc phòng.
Câu 35: Những quốc gia nào ở Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945?
A. In đô nê xi a – Việt Nam – Cam pu chia.
B. In đô nê xi a – Việt Nam – Lào.
C. Việt Nam – Mianma – In đô nê xi a.
D. Việt Nam – Lào – Mianma.
Câu 36: Mục đích thành lập tổ chức Liên hợp quốc?
A. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, y tế, nhân đạo...
B. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
Câu 37: Thách thức lớn nhất khi Việt Nam gia nhập ASEAN là gì?
A. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Hiện tượng chảy máu chất xám ngày càng tăng.
C. Tình trạng thất nghiệp gia tăng do trình độ tay nghề thấp.
D. Hạn chế về vốn, trình độ quản lý kinh tế, môi trường cạnh tranh quyết liệt.
Câu 38: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành:
A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
B. cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ hai thế giới .
C. trung tâm công nghiệp – quốc phòng duy nhất của thế giới.
D. trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.
Câu 39: Các nguyên thủ quốc gia tham gia hội nghị I-an-ta (tháng 02/1945) là:
A. Tơ-ru-man, Hít-le, Xta-lin.
B. Xta-lin, Sớc-sin, Ru-dơ-ven.
C. Sớc-sin, Xta-lin, Tơ-ru-man.
D. Hít-le, Sớc-sin, Ru-dơ-ven.
Câu 40: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm:
A. 1949.
B. 1950.
C. 1957.
D. 1961.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Trang 4/5 - Mã đề thi 134
Đề thi thử môn Lịch Sử
Mã đề 134
1
D
11
B
21
C
31
D
2
D
12
D
22
A
32
A
3
C
13
A
23
A
33
B
4
C
14
A
24
B
34
D
5
A
15
B
25
C
35
B
6
A
16
A
26
C
36
B
7
B
17
D
27
C
37
D
8
D
18
C
28
C
38
A
9
C
19
D
29
B
39
B
10
C
20
B
30
D
40
A
Trang 5/5 - Mã đề thi 134