Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tài nguyên sinh vật và biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG

MÔN CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Đề Tài

Tài nguyên sinh vật và biện pháp bảo vệ tài
nguyên sinh vật

A. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Ngân
B. Sinh viên thực hiện: Nhóm 500 gồm 5 thành viên:
1. Nguyễn Thị Xuân Cảnh
2. Nguyễn Ngọc Anh Thư
3. Võ Hoàng Xuân Trúc
4. Nguyễn Nhất Tín
5. Trịnh Minh Thiện
C. Quá trình làm việc: Cả 5 thành viên cùng nhau tìm kiếm
tài liệu, cùng nhau hoàn chỉnh từng phần của bài tiểu
luận.

♥ ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH ♥

1


2


I.


II.

III.

IV.

MỤC LỤC
Khái quát chung
Vai trò của một số sinh vật
1. Rừng
2. Động thực vật
a. Thực vật
b. Động vật
Thực trạng về nguồn tài nguyên sinh vật
1. Sự phân bố đa dạng sinh học trên thế giới
2. Thực trạng suy thoái tài nguyên rừng
3. Hiện trạng ở Việt Nam
4. Thực trạng suy thoái tài nguyên động vật và thực:
a.Nguy cơ cao đối với thực vật
b.Hiện trạng ở Việt Nam
Nguyên nhân
1.Tác động tự nhiên
2.Tác động con người
a. Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên
b.Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái
c.Tác động vào cân bằng sinh thái

V.

Giải pháp

1.Giải pháp từ nhà nước Việt Nam
2.Một quy định xử phạt của nước ta
a.Vi phạm quy định về phá rừng để làm nương rẫy
b.Hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt quy định tại
Chương II Nghị định 99/2009/NĐ-CP có những sửa đổi, bổ
sung cơ bản
3. Giải pháp của mỗi cá nhân ( Ý thức )

3


I.Khái quát chung
- Tài nguyên sinh vật là tất cả những loài động thực vật và vi sinh vật
trong các loại môi trường trên hành tinh chúng ta.
- Đến nay con người đã nhận biết và gọi tên được hơn 1.400.000 loài
sinh vật trên thế giới. Nhưng trong những khu rừng nhiệt đới hay
trong lòng đại dương bao la vẫn còn nhiều loài sinh vật mà con
người chưa từng biết về chúng.
- Theo ước tính của các nhà khoa học, trên Trái Đất có khoảng 10
triệu loài sinh vật. Cũng có con số thống kê lên đến 30.000.000 loài.
Từ đó có thể thấy rằng, hiểu biết của loài người chúng ta về thế giới
sinh vật phong phú này còn rất khiêm tốn
- Trong số 1 .400.000 loài sinh vật đã được con người nhận biết có
khoảng hơn 300.000 loài thực vật, hơn 1.000.000 loài động vật.
Trong đó thực vật có hoa khoảng hơn 200.000 loài, chiếm 2/3 số loài
thực vật đã biết. Trong động vật, côn trùng có khoảng 780.000 loài,
chiếm 3/4 đến 4/5 số loài động vật đã biết.
- Đại đa số thực vật là thực vật hạt kín có khả năng nở hoa kết trái.
Còn trong.thế giới động vật, những loài côn trùng bé nhỏ lại chiếm
ưu thế. Điều thú vị hơn nữa là trong lịch sử tiến hoá và phát triển

của động vật và thực vật, thực vật nở hoa và côn trùng lại có rất
nhiều đặc điểm tiến hoá đồng thời với nhau, hỗ trợ phát triển lẫn
nhau. Từ đó khiến cho động vật và thực vật song song phát triển
ngày càng phồn thịnh
II. Vai trò của một số sinh vật chủ yếu :
1. Rừng:
Rừng giữ không khí
trong
lành: Do chức
năng quang hợp của
cây xanh, rừng là một
nhà máy sinh học tự
nhiên thường xuyên thu
nhận CO2 và cung cấp
O2.. Đặc biệt ngày nay
khi hiện tượng nóng
dần lên của trái đất do
hiệu ứng nhà kính, vai
trò của rừng trong việc
giảm lượng khí CO2 là
rất quan trọng. Rừng
4


điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều
hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng
nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được
xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được
dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông,
nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa

mưa).
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng
có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn,
nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt
không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không
bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu
cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và
đất tốt nuôi lại rừng tốt.
Rừng ngập mặn tác dụng ngăn các đợt thủy triều, giảm bớt ngập
mặn, chắn sóng, chắn gió, là nơi cư trú của các sinh vật thủy sinh,…

Rừng là nơi cư trú của các loài động vật, nguồn thức ăn của động
vật, là nơi để con người tham quan, du lịch, Cung cấp đồ gỗ xây
dựng, làm đồ dùng, nguyên liệu sản xuất, là nơi nghiên cứu khoa
học.

5


2. Động thực vật
a. Thực vật:
Cây mọc ven đường cho
bóng râm và làm đẹp
cho thành phố, làng
quê. Người ta đã tính
rằng cứ một cây xanh
trồng trong thành phố
bằng 5 máy điều hòa
chạy liên tục 20 giờ 1
ngày. Cây còn tác dụng

cản bớt ánh sáng và cản
sức gió nên có vai trò
quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu
vực.
Trong quá trình quang hợp cây lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi
cung cấp cho quá trình hô hấp của con người và động vật. Người ta
ước tính rằng cứ 1 hécta cây trồng cung cấp đủ ôxi cho 30 người
sống khỏe mạnh trong 1 năm. Những nơi có nhiều cây cối thường có
không khí trong lành, cây còn có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi
khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường. Thực vật nhờ có tán cây cản bớt
sức chảy của dòng nước do mưa lớn gây ra, rễ cây giữ đất nên góp

6


phần quan trọng chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước
ngầm, tránh hạn hán.
Thực vật là nguyên liệu để sản xuất giấy, đồ gỗ, nhựa, dầu thực vật,
tinh dầu thực vật, thức ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh và các dụng cụ
phục vụ cho đời sống như thảm, túi xách, chổi …

Các sản phẩm làm từ thực vật

b. Động vật:Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên
nhiên mà còn cả với đời sống con người về mặt có lợi như : Là nguồn
thức ăn của con người, cung cấp nguyên liệu thự phẩm như lông,
da , làm thí nghiệm, hỗ trợ con người trong lao động, giải trí.

7



Thức ăn

Thú cưng

III. Thực trạng về nguồn tài nguyên sinh vật :
1. Sự phân bố đa dạng sinh học trên thế giới
Sự sống có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên trái đất, ngay cả ở
những nơi có những điều kiện rất khắc nghiệt như ở vùng cực hay
những vùng khô hạn. Tuy nhiên, vùng nhiệt đới là nơi có độ đa dạng
sinh học ( ĐDSH ) cao nhất. Chúng chỉ chiếm 6% diện tích bề mặt
trái đất nhưng chứa hơn 50% số loài thực vật toàn cầu. Nếu trên 1
m2 đất rừng ôn đới có thể trú ngụ 200.000 ve bét thì trên cùng diện
tích bền mặt ở vùng nhiệt đới có thể trú ngụ 32 triệu tuyến trùng và
1 g đất có thể chứa đến 90 triệu vi khuẩn và các vi sinh vật khác.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ trong chương trình thu mẫu tăng cường
ở vùng biển Đại tây dương, đã ước tính số loài sống trong lớp trầm
tích sâu của đại dương có thể lên đến hơn 10 triệu, có thể so sánh
với những gì chúng ta tìm được trong các khu rừng nhiệt đới.
Môi trường giàu có nhất về số loài là những khu rừng mưa nhiệt đới;
những dải san hô, những khu đầm, hồ ở vùng nhiệt đới và những khu
vực sâu nhất của biển (Pianka, 1966; Goombrige, 1992). Sự giàu có
về loài cũng được tìm thấy trong các nơi cư trú trên cạn khác của
vùng nhiệt đới như những khu rừng rụng lá, savan cây bụi, đồng cỏ
và sa mạc (Mares, 1992) và các rừng cây bụi thuộc vùng ôn đới.
Trong các rừng mưa nhiệt đới, sự ĐDSH là sự giàu có của các loài côn
trùng. Tại các rạn san hô, sự đa dạng trải rộng ra ở nhiều ngành và
lớp khác nhau. Sự đa dạng tại các khu vực sâu của biển có thể là do
thời gian, diện tích rộng lớn và độ ổn định của môi trường cũng như
là do những tính chất đặc biệt của các loại trầm tích nơi đó (Etter

and Grassle, 1992). Sự phong phú của những loài cá và các loài khác
trong những hồ rộng ở vùng nhiệt đới là do sự phân ly thích nghi
trong một chuỗi những khu cư trú tách biệt và giàu chất dinh dưỡng.

8


Các hệ sinh thái (HST) nông nghiệp thường không phong phú về
thành phần loài, do đó có tính ổn định thấp. Tuy vậy, không phải là
các HST nông nghiệp lúc nào cũng không ổn định. Sự ổn định của
HST nông nghiệp có thể giữ được bằng tác động của con người
thông qua các phương thức canh tác, sự phong phú trong loài và đa
dạng hóa cây trồng.
Sự phong phú (diversity) trong loài là thành phần các giống cây
trồng cùng một loài được trồng trong một HST hay nói theo di truyền
học là sự phong phú về kiểu di truyền (genotypes) hay về gen.
Trong nông nghiệp cổ truyền, lúc nông dân còn dùng các giống địa
phương, sự phong phú về di truyền của các HST nông nghiệp được
đảm bảo vì mỗi vùng sản xuất có rất nhiều giống địa phương. Bản
thân mỗi giống địa phương là một giống đa gen, một quần thể lại
không thuần nhất về di truyền, có nhiều kiểu di truyền khác nhau
nhưng kiểu hình lại tương đối giống nhau. Khi các tiến bộ khoa học
kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, công tác chọn giống được phát
triển, các giống năng suất cao dần dần thay thế các giống địa
phương. Các giống này thuần nhất về mặt di truyền và thường được
trồng với diện tích rất rộng, có lúc là độc nhất trong các HST nông
nghiệp (hệ thống độc canh). Sự đồng nhất về mặt di truyền của các
giống mới cho năng suất cao được xem như là mối rủi ro đáng lo
ngại. Trong quá khứ đã có những nạn dịch lớn về bệnh cây trồng do
sự đơn điệu về thành phần di truyền của giống trong HST nông

nghiệp.
Tình trạng suy thoái đa dạng sinh vật ở Việt Nam hiện nay: trong hội
nghị môi trường toàn quốc diễn ra ở Hà Nội, các nhà khoa học cho
rằng sự suy thoái đa dạng sinh học đa dạng sinh học được thể hiện ở
sự suy giảm của diện tích rừng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng,
số lượng cá thể của các loài sinh vật biển, các loài hoang dã, các
nguồn gen hoang dã.

2.Thực trạng suy thoái tài nguyên rừng
Sự suy giảm diện tích rừng và suy thoái rừng. Theo tài liệu mới công
bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian
30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi
gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32
triệu km2, với tốc độ giảm trung bình 160.000km2/năm. Sự mất
rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung
9


bình mỗi năm rừng bị
thu
hẹp
19.000km2 trong
suốt hơn 20 năm
qua. Bốn loại rừng bị
hủy diệt khá lớn là
rừng hỗn hợp và rừng
ôn đới lá rộng 60%,
rừng lá kim khoảng
30%, rừng ẩm nhiệt
đới khoảng 45% và

rừng khô nhiệt đới
lên đến khoảng 70%.
Châu Á là nơi mất
rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%.
3.Hiện trạng ở Việt Nam
Năm 1943 diện tích rừng của việt nam ước tính có khoảng 14 triệu
Ha, với tỷ lệ che phủ 43%. Năm 1985 còn 9,3 triệu Ha và che phủ
còn 30%, năm 1995 có tỷ lệ che phủ 28%, diện tích bình quân cho
một người là 0.13Ha, thấp hơn mức trung bình của Đông Nam Á là
0.42Ha. Tính đến năm 1999 cả nước có 10.8 triệu Ha rừng trong đó
rừng tự nhiên là 9.49 triệu Ha, độ che phủ rừng là 33%. Rừng nghèo,
rừng trồng hoặc rừng đang phục hồi chiếm 2/3 diejn tích rừng VN,
còn rừng già và rừng kín chiếm 4.6% (2004) Rừng nguyên sinh chỉ
còn khoảng 0.17 triệu Ha và khả năng phục hồi còn rất thấp. Điều
đáng lo lắng là rừng ngập mặn ở Việt Nam đang trên đà suy thoái.
Tổng diện tích rừng còn khoảng 155290 Ha và trung bình mỗi năm
mất khoảng 4400 Ha rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn nguyên sinh

không còn . 62% tổng diện tích rừng ngập mặn hiện nay là rừng mới
trồng , thuần loại . Nhiều loại động thực vật trên đà suy thoái
nghiêm trọng .
Về chất lượng ,hiện nay chất lượng rừng đã giảm xuống đáng kể chỉ
còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế chưa cao . Diện tích
10


rừng giàu và trung bình
không nhiều phân bố chủ
yếu ở các vùng hẻo lánh
vùng đầu nguồn khó khăn

khác. Trữ lượng gỗ rừng
năm 1993 ước tính vào
khoảng 525 triệu m3 , tốc
độ tăng trưởng trung bình
của rừng Việt Nam ước
tính khoảng 1 đến 3 triệu
m3/năm .
4.Thực trạng suy thoái
tài nguyên động vật và
thực:
Đối với động vật:
Chỉ số các loài động vật đang sống trên hành tinh là nguồn số liệu
của Cơ quan Động vật học Luân Đôn cùng hợp tác với WWF theo dõi
cuộc sống của hơn 1.400 loài cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật
có vú có sử dụng đến số liệu của các ấn phẩm khoa học và cơ sở dữ
liệu trên mạng. Bộ chỉ số này cho thấy số lượng các loài đã giảm
27% trong vòng hơn 35 năm qua.
Số lượng loài bị suy giảm mạnh nhất là các loài sinh vật biển với con
số là 28% chỉ trong vòng hơn 10 năm kể từ năm 1995. Số lượng các
loài chim giảm đi 30% kể từ giữa những năm 90.
Các nhà khoa học cảnh báo tới năm 2020, lượng động vật hoang dã
chỉ còn có hơn 1/3 so với hồi năm 1970 với tốc độ suy giảm đang
nằm ở mức 2% mỗi năm và không có dấu hiệu chậm đi.
Cụ thể, các nhà khoa học tại Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF)
đã tiến hành tái thống kê dựa trên 14.152 quần thể của 3706 loài
động vật có vú, chim, cá, lưỡng cư và bò sát trên khắp thế giới. Kết
quả cho thấy tính tới 2012, lượng động vật hoang dã đã giảm 58%
so với hồi năm 1970 với mức giảm bình quân là 2%. Không hề có
dấu hiệu chậm lại của sự suy giảm và do đó, tới năm 2020, các quần
thể động vật có xương sống có thể sẽ giảm 67% nếu không có

những biện pháp đảo ngược tình hình.
Về tổng thể, số lượng những loài sống trên cạn vốn phân bổ từ đồng
cỏ cho tới rừng rậm đã bị suy giảm 2/5 tính từ năm 1970. Tệ hơn,
những loài động vật nước ngọt bị giảm tới 4/5 chỉ trong giai đoạn
1970 - 2012. Quần thể sinh vật ở những vùng ngập nước có sự tăng
11


nhẹ từ năm 2005 và sinh vật biển có sự ổn định về số lượng từ năm
1988.

Đối với thực vật:
Trong một điều tra chưa từng có về số lượng các loài thực vật toàn
cầu, nhóm nghiên cứu đến từ Vườn thực vật hoàng gia Kew, phái tây
nam thủ đô London (Anh) ngày 10/5 đưa ra lời cảnh báo rằng, 1/5
các loài thực vật trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng.
Nghiên cứu ước tính có tổng cộng 390.900 loài thực vật được khoa
học biết đến, được tìm thấy và được trồng đang đối mặt với mối đe
dọa tuyệt chủng lớn nhất.
Báo cáo cho thấy, khoảng 1.771 khu vực trên thế giới được xác định
là “khu vực thực vật quan trọng”, tuy nhiên có rất ít biện pháp để
bảo tồn
b.Hiện trạng ở Việt Nam
Nhiều loại động vật, thực vật hoang dã của Việt Nam đang bị đe dọa
nghiêm trọng. Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì tổng số loài
động thực vật hoang dã trong thiên nhiên ở Việt Nam đang bị đe dọa
hiện nay là 828 loài. Có tới 9 loài động vật được xem tuyệt chủng
ngoài tự nhiên tại Việt Nam như tê giác 2 sừng, heo vòi, cá sấu hoa
cà. Trong hệ thức vật, 2 loài lan Hài quý đã tuyệt chủng ngoài thiên

nhiên. Số lượng các loài thủy sinh vậy có giá trị kinh tế giảm sút

nhanh chóng.
Cá sấu hoa cà và tê giác 2 sừng đã bị tuyệt chủng ở Việt
Nam
Suy thoái tài nguyên sinh vật còn thể hiện ở sụ suy giảm môi trường
sống của hầu hết các loài sinh vật biển. Theo thống kê, có 236 loài
thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở các cấp độ khác nhau, trong đó có
12


hơn 70 loài sinh vật biển đã được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam
.Nguồn lợi hải sản bị khai thác ngày càng bị cạn kiệt cả số lượng và
chất lượng. Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm
1990 xuống còn 3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của
cá và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể.
Ths. Nguyễn Văn Hiếu, Viện Nghiên cứu hải sản, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cho biết: "Dữ liệu độ phủ san hô cứng được
tổng hợp đồng thời tại các nghiên cứu cho thấy, mức suy giảm
nghiêm trọng độ phủ san hô cứng tại ven đảo Cát Bà từ năm 1993 2011 khoảng 64,57%. Hai loài phổ biến, đặc trưng nhất của Cát Bà
là tu hài và vẹm xanh hiện nay có mật độ rất thấp và hiếm gặp
trong tự nhiên. Hai loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như bào
ngư, ốc đụn cái có thể nói là đã tuyệt chủng tại khu vực này".
Các sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng

Cục Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Mạng
lưới Giám sát Hoạt động Buôn bán động, thực vật Hoang dã Toàn cầu
(TRAFFIC) cảnh báo tình trạng buôn bán bất hợp pháp các loài động
thực vật hoang dã tại Việt Nam đang ở mức báo động.
Hai cơ quan này cho biết bình quân mỗi năm có khoảng 3.700-4.500

tấn động vật và gần 50.000 tấn thực vật hoang dã bị khai thác và
buôn bán bất hợp pháp, chủ yếu là các loài linh trưởng, gấu, tê tê,
cá, rùa, rắn, hoa lan và các thành phẩm, dẫn xuất của các loài động
thực vật hoang dã.
Gỗ tùng và cẩm lai nằm trong sách đỏ Việt Nam cần bảo tồn

13


IV. Nguyên nhân
1.Tác động tự nhiên: Do điều kiện thời tiết khí hậu khắc nhiệt và
thất thường như khô hạn, bảo, bũ lụt, lốc xoáy, lũ quét, sặc lỡ,..
2.Tác động con người:
a. Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên
Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn
khí CO2, SO2 v.v.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do
đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh
thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan
hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Ðồng thời, các hoạt
động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước,
ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v...
Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay
đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v...
Khí thải công nghiệp
không quy hoạch

Xây nhà máy thủy điện

14



b.Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái
Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự
nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:
- Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại
động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều
hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...
-Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập
nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh
vật và con người.
- Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu
đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục
bộ.
Rừng bị chặt phá làm nương rẫy và lấy gỗ

15


- Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội
khác nhau.
c.Tác động vào cân bằng sinh thái
Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:
- Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số
loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
- Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể
dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
Sự săn bắt quá mức của con người gây ra nguy cơ tuyệt chủng một

số loài


16


- Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực
vật.

- Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự
nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái.
Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác
động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
- Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh
vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu
mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...
Tràn dầu trên biên gây ảnh hướng đến nhiều sinh vật

17


V. Giải pháp :
Dựa vào tình hình đáng báo động nêu trên, nhiều tổ chức đã được
thành lập nhằm mục đích bảo tồn sinh vật trên thế giới như :
International Union for Conservation of Nature (IUCN) Hiệp hội quốc
tế về bảo tồn thiên nhiên, The World Conservation Monitoring Centre
(WCMC), The World Wild Fund for Nature (WWF) Quỹ động vật hoang
dã thế giới,.. nhưng muốn giải quyết được triệt để phải có sự tham
gia của nhà nước của mỗi quốc gia và mỗi người dân trên toàn thế
giới.
1.Giải pháp từ nhà nước Việt Nam:
Sự quản lí của Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng
được thể hiện qua những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và

phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng
sản xuất.
+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi
dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật
của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và
chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất
lượng đất rừng.
Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước đã tiến hành
giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn
thiên nhiên. Năm 1986 có 87 khu với 7 vườn quốc gia. Đến năm
2007, đã có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn
loài sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự
trữ sinh quyển của thế giới.
- Ban hành Sách đỏ Việt Nam. Để bảo vệ nguồn gen động, thực vật
quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350
loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
- Quy định việc khai thác. Để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi
sinh vật của đất nước, Nhà nước đã ban hành các quy định trong
khai thác như: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non;
cấm gây cháy rừng; cấm săn bắt động vật trái phép; cấm dùng chất
nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc
hại cho môi trường nước.
18


2.Một quy định xử phạt của nước ta :
Bộ Luật Hình Sự (1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 đã có quy định về Tội vi phạm các
quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm tại Điều 190. Khi Bộ
luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 190 được sửa đổi
thành Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, các hành vi
săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển,
buôn bán trái phép sản phẩm, bộ phận cơ thể của của loại động vật
đó có thể bị phạt lên tới 7 năm tù giam.
Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2013 Quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định các hành vi khai thác, mua bán,
thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến các loài thủy sinh nguy cấp
quý hiếm hoặc khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển
các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác sẽ bị xử phạt vi
phạm hành chính với mức phạt tối đa lên đến 100 triệu đồng tùy
thuộc vào khối lượng của loài thủy sinh hoặc thủy sản.
Toàn bộ số thủy sinh quý hiếm/ thủy sản sẽ bị tịch thu và thả lại môi
trường sống của chúng (nếu còn sống) hoặc chuyển giao cho cơ
quan có thẩm quyền để xử lý (nếu đã chết).
Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Nghị định 157/2013/NĐ-CP là văn bản quy định mức độ xử phạt hành
chính đối với các vi phạm trong hoạt động quản lý, phát triển, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản (trong đó có ĐVHD).
Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ mà các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt, lấy
dẫn xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng; vận chuyển lâm sản
trái pháp luật hoặc mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản

không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản
không đúng nội dung hồ sơ … sẽ bị xử phạt đến 500 triệu đồng đối
với cá nhân và 1 tỉ đồng đối với tổ chức.
Vi phạm quy định về phá rừng để làm nương rẫy
Người có hành vi phá rừng trái phép để làm nương rẫy bị xử phạt
như sau:
1. Đối với rừng sản xuất:
a) Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại
đến 7.000 m2.
19


b) Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.500 đồng/m2 nếu gây thiệt hại
từ trên 7.000 m2 đến 15.000 m2.
2. Đối với rừng phòng hộ:
a) Phạt tiền từ 1.400 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại
đến 5.000 m2.
b) Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại
từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.
3. Đối với rừng đặc dụng:
a) Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại
đến 3.500 m2.
b) Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 5.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại
từ trên 3.500 m2 đến 7.500 m2.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính
quy định tại Điều này.
5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn bị buộc trồng
lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.
Hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt quy định tại
Chương II Nghị định 99/2009/NĐ-CP có những sửa đổi, bổ

sung cơ bản như sau:
Sửa đổi cơ bản quy định xử phạt hành vi vận chuyển lâm sản trái
pháp luật quy định tại Điều 20 Nghị định 99, như sau:
- Người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật (người điều
khiển phương tiện) bị xử phạt trên cơ sở khối lượng, giá trị lâm sản
vận chuyển trái pháp luật, không kể lâm sản vận chuyển trái pháp
luật là của ai;
- Đối với chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi: Mua, bán, cất giữ, chế
biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước quy
định tại Điều 21 Nghị định 99.
Những sửa đổi, bổ sung nêu trên tại điều này cho thấy trong bất cứ
trường hợp nào, người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản
cho mình hoặc cho người khác; lâm sản có chủ hoặc không chứng
minh được chủ lâm sản thì người điều khiển phương tiện vận chuyển
lâm sản trái pháp luật đều bị xử phạt. Trường hợp có nghi vấn lâm
sản vận chuyển trái pháp luật là của người khác nhưng người điều
khiển phương tiện nhận thay cho người đó thì cơ quan Nhà nước có
trách nhiệm phải chứng minh chủ lâm sản để xử lý theo quy định.
- Chủ sở hữu phương tiện bị xử phạt như quy định đối với người có
hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật (trừ trường hợp phương
tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép).
Như vậy trong trường hợp chủ phương tiện cũng là người điều
khiển phương tiện thực hiện hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp
luật thì bị xử phạt về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật; còn
trường hợp chủ phương tiện giao phương tiện cho người điều khiển
20


phương tiện thực hiện hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật thì
chủ phương tiện cũng bị xử phạt như quy định đối với người điều

khiển phương tiện.
3. Giải pháp của mỗi cá nhân ( ý thức )
- Không đốt rừng, sữ dụng nguồn tài nguyên rừng nếu không được
cho phép.
- Không săn bắt, chặt phá những động thực vật quý hiếm.
- Tham gia phòng, chống, bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên sinh
vật.
- Báo cáo các cơ quan có thẩm quyền nếu thấy các hành động gây
ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, nâng cao hiểu biết cá nhân,
không để người khác lợi dụng, gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên.
- Tham gia các hoạt động trồng rừng, trồng cây xanh nơi công cộng,
bảo vệ môi trường sống, ...
- Hạn chế sữ dụng các chất hóa học cho cây trồng, và kiểm soát
nguồn nước thải thi nuôi trồng thủy sản, tránh ảnh hưởng đến nguồn
nước tự nhiên,...

Báo cáo ngay cơ quan có chức năng nếu thấy săn bắt động vật quý
hiếm

21


Không sử dụng mật gấu và các động vật quý hiếm khác

HẾT !

HÃY SỐNG HÀI HÒA VỚI THIÊN
NHIÊN!!!
CÁM ƠN THẦY ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐỌC BÀI TIỂU LUẬN CỦA

NHÓM 500

22



×