Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

viet bai tap lam van so 6 lop 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.7 KB, 11 trang )

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – VĂN NGHỊ LUẬN

(làm tại lớp)

Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của
em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc
Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
a) Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước hào hùng của dân
tộc ta.
- Trong sự nghiệp ấy, các vị anh hùng dân tộc, các vị vua anh minh có công lao rất
lớn.
b) Thân bài.
- Vai trò của Lí Công Uẩn:
+ Thẳng thắn và cặn kẽ chỉ ra những hạn chế của viẹc định đô lâu ở Hoa Lư.
+ Khẳng định việc dời đô là tuân theo “mệnh trời” – đó là một cái nhìn thấu suốt
lịch sử bằng tài năng và bằng tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
+ Nhìn ra những thuận lợi mang tính dài lâu của nơi định đô mới.
- Vai trò của Trần Quốc Tuấn:
+ Phân tích mục đích viết bài hịch của Trần Quốc Tuấn.
+ Tác dụng của những lời khích lệ của người tướng quân đối với binh sĩ và với vận
mệnh quốc gia.


c) Kết bài. Khẳng định vai trò của các vị vua, các vị tướng soái đối với vận mệnh
của dân tộc.
Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy
nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
a) Mở bài.
- Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập.
- Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.


b) Thân bài.
- Giải thích câu nói: Thế nào là “Học đi đôi với hành”?
- Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?
+ Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.
+ Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân
văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên.
- Tác dụng của việc học đi đôi với hành.
+ Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn.
+ Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập.
- Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phe phán thói học vẹt, học
chay, lười học,…
c) Kết bài. Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn.


Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến
thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
a) Mở bài.

- Giới thiệu câu nói của Go-rơ-ki.

- Nêu ý nghĩa của câu nói.

b) Thân bài.
- Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?
+ Sách lưu giữ tri thức của nhân loại hàng ngàn năm nay.
+ Sách là nguồn cung cấp kiến thức về mọi lĩnh vực vượt qua thời gian và không
gian.
- Tại sao nói: Chỉ có sách mới là con đường sống?
+ Sách ở đây ý nói là sự học.
+ Cuộc sống luôn cần tri thức không chỉ để mở mang hiểu biết mà trước hết, nó

giúp chúng ta có một cái nghề chân chính để tồn tại.
+ Cuộc sống càng phát triển, người ta càng cần phải học tập nhiều hơn.
+ Nêu những tác dụng của sách. - Bài học rút ra cho bản thân:
+ Phải yêu quý và trân trọng sách.
+ Phải coi trọng sự học và lựa chọn phương pháp học cho đúng đắn và hiệu quả.
c) Kết luận. Khẳng định lại vai trò lớn lao của sách đối với nhân loại và đối với
mỗi chúng ta.
A. YÊU CẦU


- Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc
giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em. - Tự đánh giá chính
xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần
thiết để các bài làm văn đạt kết quả tốt hơn.
B. GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ BÀI
ĐỂ BÀI THAM KHẢO
Đề 1. Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của
em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công uẩn và Trần Quốc
Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Đề 2. Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy
nghĩ mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề 3. Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến
thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
Gợi ý a) Lưu ý những Yêu cầu nêu trong SGK (trang 85). b) Những vấn đề nêu ra
trong đề bài tham khảo là những nội dung các em được luyện tập trước đó. Lần
này, các em phải kết hợp trình bày nhiều luận điểm nối tiếp nhau để thành một bài
tập làm vãn (kiểu bài chứng minh hoặc giải thích). * Ví dụ, ở để 1 có thể đưa ra các
luận điểm sau : - Giới thiệu văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ và vai trò của
những người lãnh đạo anh minh. - Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đểu là những
người lãnh đạo anh minh. Trước hết, cả hai đều là những người có lòng yêu nước

thiết tha, căm thù sâu sắc : Lí Công Uẩn dời đô vì muốn đất nước hưng thịnh dài
lâu, Trần Quốc Tuấn yêu nước đến “thường tới bữa quên, nửa đêm vỗ gối; ruột đau
như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ cảm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống


máu quân thù”. - Nghiêm khắc phê phán những điểu sai trái, khồng có lợi cho quốc
gia: Lí Công Uẩn phê phán hai triều Đinh, Lê không biết nhìn xa trông rộng mà dời
đô khiến cho muôn dân cơ cực; Trần Quốc Tuấn phê phán tướng sĩ không biết lo
cho vận mệnh đất nước, chỉ ham ăn chơi hưởng lạc. - Cả hai đều là những người
sáng suốt, mưu lược : Lí Công Uẩn nhìn ra Thăng Long là nơi thuận lợi để đóng
đô, Trần Quốc Tuấn khích lệ tướng sĩ lòng tự hào dân tộc, tự trọng cá nhân, ý chí
diệt giặc cứu nước, viết Binh thư yếu lược để tướng sĩ học tập binh pháp. - Hai vị
có công đánh giặc cứu nước và xây dựng quốc gia hưng thịnh, bển vững. * Ví dụ.
ở đề 2 có thể đưa ra các luận điểm sau : - Hiểu được: “hành” là thực hành, luyện
tập, áp dụng lí luận vào thực tiễn; “học” là nắm lí thuyết, nắm kiến thức. - “Học”
và “hành” phải đi đôi với nhau, quan hệ gắn bó, hỗ trợ nhau. - “Học” mà không
“hành” thì chỉ là lí thuyết suông, là học không có mục đích. - “Hành” mà không
“học” thì làm sẽ không biết đường hướng, phải mày mò, mất nhi^u thời gian và dễ
sai lệch mục đích. Bài làm Bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu
dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh
đạo anh minh như Lý Công uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những
người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá... Đứng
trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa
trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của
cả dân tộc. Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên
bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương
chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương
những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự
Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất

không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh
đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.


Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại
Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến
thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà
Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê
phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công
Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình,
Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa! Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ
thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng
hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước
ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó
mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng
bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược
lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai. Giặc như vậy còn lực
lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng
kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ
“hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất
yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm
thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo
đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”… Từ việc nhìn nhận thấu suốt
tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân
và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo
bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển. Lí Thái Tổ xác
định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành
Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông
dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp
nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của

thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng


đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này. Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ
huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc
của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh
sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra
sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư
yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân. Bài viết số 6 lớp 8 đề 2:
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ
mối quan hệ giữa “học” và “hành”. “Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà
không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”., phải
chăng lời nó của bác chỉ là suông vậy thôi sao, nó không có ý nghĩa hay một mối
quan hệ nào giữa học và hành. Không đâu, học và hành luôn luôn đi dôi với nhau.
Nhiều năm gần đây, đất nước mở cửa, ta luôn luôn tiếp nhận các phương pháp học
mới của nước ngoài. Nhưng những phương pháp này hầu như chưa đạt dến hiệu
quả, yêu cầu trình độ đủ để phát triển đất nước. Nhiều thầy cô giáo vẫn lúng túng
trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá lý
thuyết qua thực tiễn… Kết quả là, vẫn còn tình trạng các bậc phụ huynh và học
sinh kêu trời vì mớ lý thuyết và bài tập nặng nề mà thầy cô giáo giao cho. Và hậu
quả sâu xa hơn là, có những học sinh kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác
khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa vẫn chưa biết việc chọn trường chọn
ngành của mình đã đúng hay chưa… Để giúp vua Quang Trung trị nước, La Sơn
Phu Tử Nguyễn Thiếp đã trình lên vua một bài tấu, trong đó phần cuối, ông đã bàn
về phép học( Luận học pháp) .”Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà
làm”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã đề cao việc học phải đi đôi với hành. Chủ tịch
Hồ chí minh cũng đã khẳng định một câu: “Học để hành,học với hành phải đi
đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi
chảy”. Vậy, học và hành có song hành cùng nhau không? Trước hết ta cần phải
hiểu học và hành là gì. Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là



nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận
những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí
tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là
tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên,
chinh phục vũ trụ. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí
thuyết cho thực tiễn đời sống. Nhưng nếu không khéo, không đưa ra điều mình học
mà thực hành hợp lý thì khác nào ta chính là kẻ phá hoại mục đích của việc học.
bởi vậy học và hành là mũi tên hai chiều nhắm đến cùng một cái đích. Nếu chỉ cần
thiếu đi một chiều, thì chiều kia cũng sẽ chẳng có tác dụng gì. Hiện nay tỉ lệ học
sinh giỏi, đậu đại học, tốt nghiệp đại học loại giỏi, được cấp bằng thạc sĩ ngày ngày
càng nhiều, không thua kém gì các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả
năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có
được. Đó là do cái lối học vẹt, cái lối học hình thức, lối học cầu danh vọng mà La
Sơn Phu Tử đã đề cập tới ở bài:”bàn luận về phép học”.Học phải đúng cách thì mới
có thể đạt hiệu quả. Nhũng điểm số, những thành tích trong nhà trường chỉ là
phương tiện để động viên, để khích lệ tinh thần học tập chăm chỉ của chúng ta mà
thôi. Vậy học với hành quan hệ thế nào với nhau? “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy
gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho
gọn, theo điều học mà làm”. Đúng thế, nhưng đó là cách học thời xưa của La Sơn
Phu Tử. Còn bây giờ ta phải học thế nào? Học Tiếng việt, học văn để hiểu rõ thêm
về văn hoá của dân tộc/, góp phần xây dựng tinh hoa văn hoá của đất nước. Người
biết ứng dụng văn chương vào trong giao tiếp, họ sẽ được mọi người kính nể. Học
khoa học để có thể giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, các thành tựu
khoa học kĩ thuật trong đời sống. Một ví dụ nhỏ: học được thành phần các chất
dinh dưỡng trong thức ăn, về nhà chúng ta áp dụng vào bữa cơm gia đình, nâng cao
chất lượng dinh dưỡng , đáp ứng nhu cầu thiết thực của cơ thể . Học ngoại ngữ để
ta biết them nhiều thứ tiếng trên thế giới, ta có thể dễ dàng giao tiếp với người



nước ngoài, không chỉ vậy ta còn có thể học hỏi cách nhanh chóng nền văn minh
của các nước khác… Xác định được tầm quan trọng của việc học trong nhà trường
vẫn chưa đủ. Chúng ta còn cần phải học thêm các kiến thức khác chung quanh ta.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn trong học tập, ta còn phải chú ý lắng nghe giáo viên giảng
bài, không có kiểu vừa chơi vừa học, làm ồn lớp,mất trật tự. Đặc biệt là phải biết
vận dụng bài học vào ngay trong cuộc sống theo cách hiểu của mình. Có như vậy
hiệu quả học, hành mới được nâng cao. Học mà không hành chẳng khác gì chuẩn
bị hết tất cả các vật liệu(gạch, xi măng, cát,…) mà không bắt tay vào thi công.
Cũng vậy hành mà không học như muốn xây nhà mà thiếu vật liệu, thì ngôi nhà có
hoàn thành chắc chắn được hay không? Thực tế, có nhiều anh chị sinh viên ra
trường khi trong tay có bằng kế toán lại đi làm Marketting, học quản trị kinh doanh
lại đi làm công nghệ thông tin… Vậy chẳng khác nào phá huỷ ngôi nhà kiến thức
của chính mình? Vì vậy, mỗi người cần chọn cho mình một lối đi vào đời, theo
từng ngành nghề mà mình yêu thích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa phí
công học tập, lại không giúp ích gì được cho nước nhà. Phương pháp học của La
Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày nay vẫn còn ảnh hưởng. Học và hành để có tri
thức, để làm một con người sống đạo đức. Như thế mới có thể đạt được những
thành tựu mà mình mong ước, và góp phần xây dựng đất nước. Bài viết số 6 lớp 8
đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến
thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? Câu nói của M.Gorki
vận dụng lối diễn đạt rất logic: Hãy yêu sách – sách là tri thức - tri thức là con
đường sống. Vậy nhà văn Nga lỗi lạc muốn nhắn nhủ với người đọc rằng: Hãy biết
yêu sách vì đó là con đường sống của nhân loại. Vậy sách là gì? Trước đây, khi
chưa có giấy, người cổ đại thường viết lại những hiểu biết, kinh nghiệm của bản
thân lên giấy papyrus (người Ai Cập), mai rùa, thân trúc (người Trung Quốc), đất
sét, xương động vật (người Lưỡng Hà). Đó là cách đo đạc ruộng đất, cách xây
dựng Kim tự tháp, các cuộc chiến tranh... Khi giấy viết ra đời, những hiểu biết ấy



lại được sao chép và lưu truyền rộng rãi. Chúng được gọi là sách - là nơi lưu giữ
những kho tàng tri thức nhân loại. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sách trở thành
nơi kết tụ những hiểu biết phong phú, đa dạng của con người về tự nhiên và xã hội.
Những công thức toán học, những thí nghiệm vật lí, hóa học., giúp con người
khám phá thế giới còn được lưu lại trong sách. Nhờ sách, ta biết đến ơclit, Pitago,
Edison, Giêm Oát.. biết đến những vườn treo, những Kim tự tháp, những bóng đèn
điện, đầu máy hơi nước... Cũng nhờ sách, ta biết đến những đất nước xa xôi, hiểu
được các phong tục tập quán, các nền văn hóa, các mối quan hệ xã hội phong phú,
đa dạng... Đó là dân tộc Nhật giàu ý chí nghị lực; dân tộc Trung Hoa thâm thúy,
sâu sắc; con người Vương quốc Anh lại “phớt Ăng-lê” rất độc đáo... Đó còn là đạo
Phật từ bi hỉ xả, là đạo Lão thần bí cao siêu, đạo Thiên Chúa bác ái nhân văn.. Có
thể nói, sách là nguồn tri thức vô tận giúp con người hiểu biết tận tường về thế giới
bao la. Nhưng tại sao chỉ có tri thức - chỉ có sách mới là con đường sống? Sống là
quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội để tạo ra giá trị vật
chất và tinh thần phục vụ đời sống cho bản thân và xã hội. Vậy muốn chinh phục
đối tượng ấy phải có hiểu biết về chúng và tri thức chính là phương tiện giúp đỡ
con người trên hành trình gian khó ấy. Thật vậy, muốn trồng được cây lúa cho hạt
thóc hạt gạo, người nông dân phải có hiểu biết về giống lúa, về cách cấy cày, chăm
bón, gặt hái. Muốn làm được chiếc máy, người công nhân phải biết cách chế tạo
các chi tiết máy, cách lắp ráp các bộ phận... Muốn dựng được một tiết mục múa
người nghệ sĩ phải hiểu biết về văn hóa, về các động tác múa, về âm nhạc,... Muốn
quản lí một doanh nghiệp, người giám đốc phải hiểu về cách thức quản lí, có tri
thức về vấn đề nhân sự, về công việc... Có thể nói, tri thức là cây cầu dẫn đến sự
sống và những cuốn sách đã hiến thân mình để làm nên những nhịp cầu ấy. Sách có
vai trò quan trọng như vậy, vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào với sách?
M.Gorki đã nhắn nhủ: “Hãy yêu sách”. Đúng vậy, hãy biết nâng niu, gìn giữ những
cuốn sách và đọc hiểu chúng. Cha ông ta từng nói: “Mười kho vàng không bằng


một nang sách”. Chính bởi những điều quí giá mà con người thu lượm được khi

đọc sách. Và điều quan trọng là chúng ta cần biết cách đọc sách cũng như chọn lựa
sách để đọc. Đọc sách có phương pháp mới giúp ta đọc nhanh, đọc nhiều và nắm
được thông tin cần thiêt. Đọc sách cũng cần chọn lọc để tránh đọc phải sách mang
nội dung xấu. Là những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa có nhiều
hiểu biết cũng như kinh nghiệm cuộc sống, với người học sinh, việc đọc sách vô
cùng quan trọng. Chúng ta đọc sách giáo khoa, đọc các sách tham khảo, đọc báo...
Đó chính là chìa khóa giúp chúng ta mở cánh cửa vào cuộc sống.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×