Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.79 KB, 5 trang )

Thực trạng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam hiện nay
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Xếp hạng tín nhiệm là gì?
Xếp hạng tín nhiệm (credit ratings) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh (credit: sự
tín nhiệm, ratings: sự xếp hạng) do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn
“Cẩm nang chứng khoán đường sắt”. Trong suốt hơn 50 năm, việc xếp hạng tín
nhiệm chỉ được phổ biến ở Mỹ, chỉ từ những năm 1970 đến nay, dịch vụ xếp hạng
tín nhiệm mới được mở rộng và phát triển khá mạnh ở nhiều nước.
- Theo công ty Moody’s: “Xếp hạng tín nhiệm( XHTN) là ý kiến về khả
năng và sự sẵn sàng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho
một khoản nợ nhất định trong suốt thời hạn tồn tại của khoản nợ”.
- Theo từ điển thị trường chứng khoán: “Xếp hạng tín nhiệm là cách ước tính
chính thức tín nhiệm từ trước đến nay của cá nhân hay công ty về khả năng chi trả
bao gồm tất cả các số liệu kiểm tra, phân tích, hồ sơ lưu trữ về khả năng trách
nhiệm tín dụng của cá nhân và công ty kinh doanh”.
Từ các định nghĩa trên, chúng ta đưa ra định nghĩa chung: Xếp hạng tín
nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện
khả năng và thiện ý trả nợ của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo kí hiệu.
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới

1


Nhắc đến các công ty XHTN nổi tiếng trên thế giới người ta thường nhắc đến các
hãng như: Standard& Poor’s, Moody’s và Fitch ratings. Ba hãng đánh giá XHTN
với vai trò là những hãng phân tích độc lập đã trở thành một phần quan trọng trong
hệ thống tài chính toàn cầu.
Moody’s
Moody’s Corporation là công ty chủ quản của các công ty dịch vụ đầu tư thuộc tập


đoàn Moody’s, thực hiện các nghiên cứu và phân tích tài chính cho các doanh
nghiệp và các thể chế. Hiện tại Moody’s chiếm 40% thị phần thị trường đánh giá
tín dụng trên toàn thế giới.
Fitch
Fitch được đánh giá là một trong những công ty XHTN hàng đầu trên thế giới,với
hệ thống văn phòng và các công ty liên doanh ở trên 49 khu vực và lãnh thổ của 90
quốc gia, cùng với khoảng hơn 2000 công ty bảo hiểm. Fitch ratings được ủy ban
chứng khoán Mỹ SEC chứng nhận là một trong những công ty XHTN ở bậc quốc
gia.
Standard& Poor’s (S&P)
S&P là nguồn cung cấp các XHTN, đầu tư nghiên cứu, đánh giá rủi ro và các dữ
liệu. S&P hoạt động với tư cách là một công ty dịch vụ tài chính độc lập, là một
trong những nhà cung cấp thông tin hàng đầu của thị trường tài chính quốc tế.
Thực trạng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam hiện nay
Thực trạng

2


Trong năm 2010, các hãng đánh giá XHTN có uy tín trên thế giới như: S&P,
Moody’s và Fitch ratings đều đồng loạt hạ mức XHTN của Việt Nam xuống mức
B.
+ Ngày 29/7/2010, Fitch cũng quyết định XHTN dài hạn của Việt Nam từ
BB- xuống B+. Theo báo cáo được Fitch công bố, có 2 chỉ tiêu bị đánh tụt hạng, đó
là định mức tín nhiệm đối với các khoản vay dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ và đối
với trái phiếu ngoại tệ của Việt Nam, đều bị hạ một bậc từ BB- xuống B+. Trong
khi đó, đánh giá đối với các khoản vay ngắn hạn vẫn được Fitch giữ ở điểm B.
Do bị tụt hạng tín dụng dài hạn, Việt Nam đã lùi 4 bậc so với điểm đầu tư
(xếp hạng tín dụng quốc gia nằm trong khoảng BBB đến AAA được coi là có điểm
đầu tư - investment grade). Việt Nam cũng là trường hợp hiếm hoi trong số các nền

kinh tế mới nổi bị hạ xếp hạng tín dụng trong báo cáo này của Fitch (Indonesia,
Ukraine và một số quốc gia khác đều nhận được đánh giá lạc quan).
+ Tháng 12/2009, Moody's đã hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu Việt Nam,
từ Ba3 xuống B1, đồng thời hạ định mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ từ mức B1
xuống B2 đối với 6 ngân hàng của Việt Nam. Trong báo cáo thường niên công bố
ngày 20/4/2010, Moody’s đã đặt xếp hạng B1 của Việt Nam dưới triển vọng tiêu
cực.
+ Standard & Poor's mới đây cũng đưa xếp hạng BB- của Việt Nam vào triển
vọng tiêu cực. Trong khi hãng bảo hiểm tín dụng hàng đầu của Pháp Coface hạ xếp
hạng của Việt Nam từ B xuống C.
Nguyên nhân

3


+ Do lo ngại về nguy cơ bất ổn với cán cân thanh toán của Việt Nam, khi thâm hụt
thương mại ngày một lớn, làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài gia tăng,
mà hệ quả trực tiếp là sụt giảm dự trữ ngoại hối quốc gia và tạo sức ép hơn nữa tới
giá trị đồng nội tệ.
+ Do quan ngại lạm phát hai con số sẽ tạo sức ép nhiều hơn tới tỉ giá cũng như
dòng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách thắt chặt để ổn định vĩ
mô có thể dẫn tới hệ quả không mong muốn là gia tăng nghĩa vụ nợ của Chính phủ,
ngân hàng cũng như doanh nghiệp.
+ Do nhận thấy nhu cầu sử dụng vốn bên ngoài của nền kinh tế tiếp tục tăng trong
khi nguồn cung yếu đi. Mặt khác, khung chính sách kinh tế của Việt Nam hiện
chưa thực sự nhất quán và hệ thống ngân hàng còn tồn tại nhiều yếu kém.
+ Do các yếu tố làm gia tăng rủi ro thanh toán các khoản nợ( nhiễu tín hiệu từ
chính sách kinh tế vĩ mô cũng như khả năng thanh toán quốc tế).
Giải pháp
Với những đánh giá không mấy lạc quan của các tổ chức XHTN uy tín trên thế

giới, Việt Nam cần có những biện pháp tích cực để cải thiện và khắc phục thực
trạng này, cụ thể như:
+ Chính phủ cần chú trọng ổn định dự trữ ngoại tệ, nhằm giảm thiểu rủi ro thanh
toán quốc tế.
+ Bên cạnh đó, cần giải quyết đồng bộ các khó khăn như thâm hụt thương mại và
thâm hụt tài khoản vãng lai, lạm phát cũng như yếu kém của hệ thống ngân hàng.

4


+ Mặt khác, cần phải áp dụng các biện pháp thắt chặt để kiềm lạm phát và ổn định
tỷ giá, đồng thời cần tích cực xây dựng khung chính sách kinh tế thực sự nhất
quán, nhằm tạo cơ sở pháp lý, tạo dựng lòng tin cho các nhà đầu tư trong nước
cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.
_________________________
Tài liệu tham khảo:
1.

/>
2.

/>
3.

/>
5




×