Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN hạn đối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284 KB, 38 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NHTM
1.1 Lý luận chung về hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1Khái niệm cho vay
Theo quyết định số 1627/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam, thì “cho
vay là hình thức cấp tín dụng mà theo đó các tổ chức tín dụng giao cho khách hàng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích nhất định đã thõa thuận với nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi”.
Bản chất của cho vay là một giao dịch về tiền hoặc tài sản trên cơ sở có hoàn trả
mà thực chất là sự vay mượn dựa trên cơ sở tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau trong đó sự
hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của cho vay.
Cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng, vì vậy
chúng ta thường hay gọi hoạt động cho vay của ngân hàng cũng chính là hoạt động
tín dụng của ngân hàng. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng vừa đóng vai trò là
người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay. Hay nói cách khác ngân hàng
đóng vai trò trung gian là người đi vay để cho vay.
1.1.2. Phân loại cho vay
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phong
phú với nhiều loại hình tin dụng khác nhau. Việc áp dụng hình thức cho vay nào là
tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng
và quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc
điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng.
Trên thực tế việc phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
1.1.2.1. Phân theo mục đích vay
a. Cho vay mua bán bất động sản.


b. Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
c. Cho vay nông nghiệp.
d. Cho vay tiêu dùng cá nhân.
e. Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1.2.2. Phân loại theo thời hạn vay
a. Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng. Mục đích của
loại cho vay này thường để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về vốn lưu
động, mua hàng trả góp, tài trợ xuất nhập khẩu.

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

1


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

b. Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.
Vốn vay trung dạn dùng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách
hàng, đầu tư mua sắm TSCĐ, xây dựng các dự án đầu tư có quy mô nhỏ.
c. Cho vay dài hạn: loại hình cho vay từ 60 tháng trở lên. Vốn vay này đáp
ứng nhu cầu dài hạn tài trợ dự án có quy mô lớn, xây dựng nhà xưởng xí
nghiệp
1.1.2.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm của khách hàng
a. Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,
cầm cố, hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản
thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay

b. Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho
tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào
khác.
1.1.2.4. Phân loại theo phương thức cho vay
a. Cho vay từng lần
Là loại hình mà mỗi lần vay vốn thì khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục cho
vay, ký kết hợp đồng. Loại cho vay này có đặc điểm là khách hàng xin vay món nào
thì phải làm hồ sơ xin vay món đó.
b. Cho vay theo hạn mức tín dụng
Là loại hình mà khách hàng và ngân hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức tín
dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Đặc điểm của loại cho vay này là
một hồ sơ vay dùng để xin vay cho nhiều món vay.
c. Cho vay hợp vốn
Là loại hình cho vay mà một nhóm các ngân hàng cùng cho vay đối với một dự án vay
của khách hàng. Trong đó, có một số tổ chức tín dụng làm đầu mối phối hợp với các
ngân hàng khác để cùng cho vay. Phương thức cho vay này phù hợp với cho vay trung
dài hạn.
d. Cho vay trả góp:
Khi vay vốn, các ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải
trả cộng với nợ gốc để chia ra trả theo kì hạn trong thời gian cho vay
e. Cho vay khác

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

2


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên


GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

Ngoại các loại hình cho vay trên còn có cho vay theo thời hạn mức thấu chi, cho vay
theo hạn mức tín dụng dự phòng….
1.1.2.5. Phân loại theo phương thức hoàn trả nợ vay
a. Cho vay hoàn trả một lần
Là loại hình trong đó người vay trả một lần cả gốc lẫn lãi. Đây là hình thức cho vay
mà khách hàng khi trả nợ cho ngân hàng thì phải trả toàn bộ số vốn vay cả gốc và lãi
một lần như quy định trong hợp đồng, thường là các món vay nhỏ của các cá nhân,…
b. Cho vay hoàn trả nhiều lần
Là loại hình trong đó trời gian hoàn trả chia ra nhiều lần theo quy định cam kết trong
hợp đồng giữa hai bên, khách hàng có thể trả nợ món vay này trong nhiều lần và đây
thường là các món vay lớn.
1.1.3. Nguyên tắc cho vay
-

Nguyên tắc 1: Phải hoàn trả gốc và lãi đúng hạn:

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho
vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử
dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy
động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời gian nhất định,
khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho
khách hàng gửi tiền.
Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử
dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả , cả gốc và
lãi.
-


Nguyên tắc 2: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng:

Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa
thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích
thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này.
Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của
khách hàng, đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như
mục đích đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng
mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí
khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng.
Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân
hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ
vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này.
-

Nguyên tắc 3: Vốn vay phải có đảm bảo, việc đảm bảo tiền vay phải được thực

hiện theo quy định.

Nền kinh tế luôn biến động không ngừng và rất khó dự đoán. Do vậy, chúng ta khó
mà xác định chính xác người sử dụng vốn vay có khả năng trả nợ hay không. Cho nên
để đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo trong hoạt động tín dụng là nguyên tắc hoàn trả thì cần
phải có nguyên tắc thứ ba hổ trợ cho nguyên tắc thứ nhất.
1.1.4. Điều kiện cho vay:
- Khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý.
- Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp.
- Khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền
vay đúng hạn đã cam kết.
- Khách hàng phải có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả.
- Khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định.
1.2. Lý luận chung về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại các
NHTM
1.2.1. Lý luận chung về doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Theo điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh”.
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Theo bản chất kinh tế của chủ sở hữu, có thể chia các tổ chức doanh nghiệp ra
làm 3 loại hình chính dựa trên hình thức và giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu:
 Doanh nghiệp tư nhân.
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

4



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

 Doanh nghiệp hợp danh.
 Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn.
1.2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp
Căn cứ theo điều 4 luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
 Là đơn vị kinh tế, hoạt động trên thương trường, có trụ sở giao dịch ổn
định, có tài sản.
 Đã được đăng kí kinh doanh.
 Hoạt động kinh doanh.
1.2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu
tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh
nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất,
huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào
phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham
gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp,
xoá đói, giảm nghèo...
- Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn
của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế,
cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
- Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân
tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực

cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
- Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt
kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội.
1 2.2. Lý luận chung về cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
- Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp là việc NHTM sử dụng từ nguồn vốn
chủ sở hữu, nguồn vốn huy động, các nguồn vốn khác của mình để cho các doanh
nghiệp có nhu cầu vay, NHTM thu hồi vốn gốc và lãi với thời hạn dưới 12 tháng.
- Nhu cầu vay ngắn hạn xuất phát từ độ lệch của lưu chuyển tiền tệ của các
doanh nghiệp, từ dòng tiền vào và ra thường không ăn khớp với nhau về mặt thời gian
và quy mô. Đây là một hiện tượng tất yếu do chu kỳ hoạt động và ngân quỹ của doanh
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

5


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

nghiệp quyết định. Vì vậy, cho vay ngắn hạn của ngân hàng chủ yếu là đáp nhu cầu
vốn lưu động thời vụ của các doanh nghiệp, tức là nhu cầu tài sản lưu động thời vụ,
trong đó chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
- Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay ngắn
hạn vì các lý do khác như cho vay tạm thời để chờ giải ngân các khoản vay dài hạn
hoặc phát hành trái phiếu, cho vay để xử lý các tình huống đặc biệt như để thay đổi các
khoản nợ khác, bổ sung vốn do thua lỗ hoặc lợi nhuận giảm,…
1.2.2.2. Phân loại cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

a. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay:
 Cho vay kinh doanh:
Cho vay sản xuất kinh doanh là hoạt động cho vay vào các dự án kinh doanh, cho
vay đối với các hộ sản xuất thủ công, nghề truyền thống, sản xuất gia công,….
 Cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng là hoạt động cho vay nhằm tài trợ cho các hoạt động tiêu dùng
như mua sắm đồ dùng, sữa chữa nhà ở, mua xe. Bên cạnh đó những chi tiêu cho nhu
cầu giáo dục, y tế, du lịch,… cũng được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng.
b. Căn cứ vào phương pháp cho vay:
 Cho vay từng lần
 Cho vay theo hạn mức TD
 Cho vay khác
c. Căn cứ vào loại đồng tiền:
 Cho vay ngoại tệ
 Cho vay nội tệ
d. Căn cứ vào tính chất cung ứng vốn:
 Cho vay bổ sung vốn.
 Cho vay trên tài sản (chiết khấu, bao thanh toán)
e. Căn cứ vào đảm bảo tiền vay:
 Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
 Cho vay có đảm bảo không bằng tài sản (tín chấp, bảo lãnh bằng tín chấp)
f. Căn cứ vào phương thức trả nợ:
 Cho vay hoàn trả 1 lần
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

6


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

 Cho vay hoàn trả nhiều lần
i. Căn cứ vào đối tương vốn vay:
 Cho vay trực tiếp
 Cho vay gián tiếp
1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp
a. Các nhân tố khách quan
- Môi trường chính trị xã hội: Khi nền chính trị ổn định sẽ tạo ra được sự tin
tưởng lớn đối với các nhà đầu tư. Lúc này các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để mở rộng
phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng khi có những biến động bất ổn về chính trị thì
sẽ làm hạn chế đầu tư, hạn chế các khoản vay làm ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động
của các doanh nghiệp.
Nói đến các yếu tố xã hội người ta thường đề cập đến trình độ dân trí, tư cách đạo đức
của người vay. Một xã hội có sự ổn định cao, trình độ dân trí cao thì tạo điều kiện cho
việc mở rộng cho vay. Trong nền kinh tế mà tư cách đạo đức của người vay thấp thì sẽ
tạo ra rủi ro đạo đức đối với người cho vay vì người đi vay có ý định lừa gạt ngân hàng
từ lúc bắt đầu vay vốn. Như vậy sự ổn định về xã hội tác động mạnh đến chất lượng
các khoản vay.
- Môi trường kinh tế: Một nền kinh tế dù mạnh hay yếu đều phải trải qua chu
kỳ “ khủng hoảng - suy thoái - phát triển - hưng thịnh”. Do vậy một nền kinh tế tăng
trưởng lành mạnh, tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội càng lớn thì hoạt động
sản xuất kinh doanh có điều kiện tốt để phát triển. Một nền kinh tế mà đang ở trạng
thái tăng trưởng cao và ổn định thì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ diễn
ra theo chiều hướng tốt như vậy nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao tạo điều
kiện cho ngân hàng tăng các khoản cho vay. Ngược lại trong nền kinh tế khủng hoảng
đang trên đà xuống dốc, thu nhập của tất cả các thành viên trong xã hội giảm xuống,

lạm phát tăng vọt, giá cả đồng tiền giảm xuống, sản xuất bị đình đốn thì khả năng sản
xuất kinh doanh là rất kém, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói
chung và khả năng thu hồi công nợ của ngân hàng nói riêng. Đồng thời hoạt động cho
vay của ngân hàng cũng bị thu hẹp và khó có thể phát triển được. Mặt khác các biến số
kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất huy động thay đổi theo xu hướng tăng lên sẽ gây
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

7


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

ra hao mòn vô hình cho các khoản cho vay của ngân hàng và từ đó sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng khoản vay.
Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường doanh nghiêp luôn phải đương đầu với rất nhiều
khó khăn từ các đối thủ cạnh tranh về mọi mặt nên đối với các doanh nghiệp có ít vốn
và công nghệ chưa cao, kinh nghiệm còn thấp thì dễ bị đẩy ra khỏi thị trường. Điều
này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho vay của ngân hàng do lo sợ nguy cơ
phá sản.
- Môi trường pháp lí:

Hành lang pháp lý là một trong những yếu tố quan

trọng để doanh nghiệp hoạt động theo khuôn khổ nhất định. Ngân hàng hoạt động kinh
doanh trong một lĩnh vực mà đối tượng là hàng hoá đặc biệt “ tiền tệ”. Cái mà ngân
hàng cần trước hết là hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu của

nền kinh tế. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa đầy
đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các
hoạt động kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Pháp
luật còn là cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. Chấp
hành đúng pháp luật sẽ đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
b. Các nhân tố chủ quan
- Nhân tố thuộc về phía NHTM
 Chính sách tín dụng: hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống của
ngân hàng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho nên thường phải theo một chính
sách nhất định, được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, nó phản ánh cương
lĩnh tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và toàn
bộ nhân viên ngân hàng. Chính sách cho vay của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào nhu
cầu vốn của khách hàng cũng như khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách
hàng từ đó ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay phù hợp.
 Hệ thống thông tin tín dụng: ngân hàng hoạt động kinh doanh dựa trên
cơ sở “nhận tiền gửi và đi vay để cho vay” khi ngân hàng nhận tiền gửi và đi vay
thì ngân hàng phải hoàn trả đúng hạn do vậy ngân hàng cũng đòi hỏi người đi vay
phải có khả năng và thiện chí trả nợ đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng. Do
vậy khi cho vay ngân hàng cần tìm hiểu kỹ các thông tin về người đi vay. Các
thông tin này có thể lấy từ nhiều nguồn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Đồng thời
ngân hàng phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

8


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên


GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

cáo tài chính của người vay. Việc thu thập thông tin đầy đủ sẽ giúp cho ngân hàng
có những đánh giá chính xác về người vay từ đó ra quyết định đúng đắn đảm bảo
chất lượng cho vay được nâng cao.
 Trình độ của đội ngũ nhân viên: để hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thành công thì đòi hỏi nhân viên phải có chuyên môn vững vàng, nhanh nhẹn trong
mọi tình huống bất ngờ xảy ra, khả năng nhạy bén khi xác định phân tích vấn đề tài
chính hay các rủi ro sẽ gặp phải. Ngược lại khi nhân viên chưa có năng lực đầy đủ
thì sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh giá một cách chính xác về khách hàng vay
vốn, không thấy được hết mọi rủi ro cũng như sai sót khi cho khách hàng vay vốn
từ đó. Vì thế nhân viên ngân hàng cần phải cân bằng giữa năng lực bản thân và
thích ứng nhanh với mọi tình huống xảy ra để hoạt động cho vay diễn ra an toàn
và hiệu quả hơn, cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn, hiệu quả làm việc tốt nhất
đem lại lợi ích cho ngân hàng.
 Qui mô nguồn vốn: qui mô nguồn vốn đặc biệt là qui mô vốn chủ sở hữu
là một nhân tố quan trọng quyết định đến việc cho vay của ngân hàng. Ngoài ra nó
còn ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập ròng của các loại hình cho vay.
 Công nghệ của ngân hàng: ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ giúp
cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng
của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện
một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng
hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn
chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng.
- Nhân tố thuộc về phía khách hàng
 Nguồn vốn của doanh nghiệp: năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ
thể hiện khả năng chi trả trong mọi hoàn cảnh; nếu như năng lực tài chính của doanh
nghiệp yếu, các hệ số tài chính không ổn định thì sẽ gây khó khăn khi vay vốn. Vì

ngân hàng chỉ cho vay dựa trên việc doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố cần
thiết nên doanh nghiệp phải có nguồn tài chính đảm bảo dù không cao. Nhìn chung
vốn của doanh nghiệp đủ lớn sẽ tạo điều kiện các khoản nợ, hạn chế mức thấp nhất tổn
thất với ngân hàng khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, góp phần nâng cao
chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp .

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

9


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

 Uy tín của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp đã có một vị thế, uy tín lớn
trên thị trường thì việc vay vốn sẽ dễ dàng hơn và tạo độ an toàn cho ngân hàng và
cũng sẽ đảm bảo hơn cho ngân hàng khi thu hồi lãi, gốc đến hạn, đảm bảo chất lượng
khoản vay. Mối quan hệ tốt và lâu dài với ngân hàng sẽ giúp DN có nhiều khoản vay
tốt và ưu đãi hơn.

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

10


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ QUA 3 NĂM 2011-2013
2.1.

Giới thiệu khái quát tình hình cơ bản của ngân Hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam (Vietcombank)- chi nhánh Huế.

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Thành lập ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại Thương VIệt Nam (Vietcomback)
đươc nhà nước xếp hạng là một hạng la một trong 23 doanh nghiệp đăc biệt. Với uy tín
trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thánh toán
quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng .
Ngày 10/08/1993 theo quyết định 68-QĐNH của Tổng giám đốc Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam. Chi nhánh NHNT-Huế đươc thành lập và chính thức đi vào
hoạt động ngày 02/11/1993.Tên giao dịch của Ngân hàng với các tổ chức cá nhân
trong nước là chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương huế,tên giao dịch quốc tế là
Vietcombank Huế.Trụ sở chính đóng tại 78 đường Hùng Vương .
Ngày 02/06/2008 căn cứ vào quyết định số 421/QĐ-TCCB-ĐT của Hội đồng quản
trị Ngân hàng thuương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam chuyển đổi chi
nhánh Ngân hàng ngoại thương Huế thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương- Chi
nhánh Huế .
Tên gọi :Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế .
Tên tiếng Anh: Joint stock commercial Bank for foreign of VietNam- Hue branch.
Tên giao dịch quốc tế: Vietcombank Hue.

Trụ sở chính :78 Hùng Vương
Điên thoại:

0543811900

Fax:

0543824631

Ngoại ra còn có các các phòng giao dịch số1, số 2, phòng giao dịch Mai Thúc
Loan, Phạm Văn Đồng , Bến Ngự .
Trải qua 20 năm hoạt động (từ năm 1993 đến năm 2013) với sự đồng tâm nỗ lực
của cán bộ công nhân viên , Vietcombank-Hue đã đạt được những thành quả đánh
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

11


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

khính lệ, số lượng cán bộ, nguồn vốn, lợi nhuận của chi nhánh đến tăng qua môi năm.
Với phong cách làm việc hiền đại nên Vietcombank-Hue đã không ngừng trang bị
những thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Với phương châm
làm việc nhanh chóng, phuc vụ tận tình, chú đáo, an toàn. Vietcombank-Hue ngày
càng xây dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Vietcombank-Hue đã từng
bước trưởng thành và khẳng định mình là một Ngân hàng mạnh của tỉnh và không

ngừng vươn lên .
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và các lĩnh vưc hoạt động
Vietcombank Hue hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán và các dịnh
vụ ngân hàng đối với tất cả các thành phần kinh tế , góp phần phát triển sản xuất lưu
thông , thực thi chính sách tiền tệ và ổn định tiền tệ .Vietcombank Huế thực hiện hạch
toán kinh tế độc lập , từ chủ về tài chính . Các chức năng chủ yếu của Vietcombank
Huế bao gồm:
+Nhận tiền và gửi vào tài khoản, tiết kiệm đồng Việt Nam và ngọai tệ.
+Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngọai tệ
+Thanh toán xuất nhập khẩu.
+ Nhận mua bán giao ngay , có kỳ hạn và hoán đổi các ngoại tệ mạnh.
+Bảo lảnh và tái bảo lãnh .
+Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi sec du lịch , nhờ thu trơn…
+Phát hành thẻ tín dụng và thẻ ATM –connect24
+Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, MasterCARD
Ameerican Express, JCB và Dinner Club.
+Thực hiên thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIST…
+Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính.
+Dịch vụ E-Banking,Home Banking,SMS Banking.
Với những sản phẩm dịch vụ hiện có cũng như những sản phẩm dịch vụ mới dự
kiến sẽ cung cấp trong tương lai, Vietcombank-Huế hứa hẹn sẽ tiếp tục nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình và đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của khách
hàng trên địa bàn.

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

12


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

Quyên

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Phòng khách hàng
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc
1
Phó giám đốc
2
Phó giám đốc
3

Tổ xử lý nợ xấu
Phòng hành chính
nhân sự
Phòng kiểm tra và
giám sát tuân thủ
Phòng tổng hợp
Phòng kế toán
Phòng thanh toán
quốc tế
Phòng KD dịch vụ

Phòng khách hàng

doanh nghiệp
Tổ
marketing

Phòng thanh toán
thẻ
Phòng ngân quỹ
Tổ vi tính
Phòng quản lý nợ
Phòng khách hàng
thể nhân
Phòng giao dịch số
1
Phòng GD Mai Thúc
Loan

Phòng giao dịch số
2
Phòng GD Phạm Văn
Đồng
Phòng GD Bến
Ngự

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP ngoại thương Huế
Ghi chú : Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

13



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

2.13.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Bộ máy quản lý của chi nhánh được tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức
năng,VCB Huế có các phòng ban cùng với các chức năng và nhiệm vụ sau:
-Gíam đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động
của NH.
-Phó Gíam đốc: Chịu sự ủy quyền của Gíam đốc, chịu trách nhiệm và có quyền
ra các quyết định trong phạm vi theo quy định của NHTW,trực tiếp quản lý các bộ
phận.
- Bộ phận kiểm tra và giám sát tuân thủ: Có nhiệm vụ giám sát các chế đô
̣,hoạt động nội bộ của chi nhánh.
-Phòng Hành chính- Nhân sự:Có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng
tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý tổ chức,nhân sự,quy hoạt đào tạo và đề
bạt cán bộ.
-Phòng Khách hàng:Tiếp xúc với khách hàng trong quan hệ giao dịch.
-Phòng Khách hàng thể nhân:Cho vay cá nhân.
-Phòng thanh toán thẻ:Là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ thanh toán The
̉:Connect 24,JCB,Master Card,Visa Card.
-Phòng Thanh toán Quốc tế:Có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế
trong các giao dịch với ngân hàng nước ngoài.
-Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong khi giao dịch
với khách hàng,kiểm tra các hoạt động kinh doanh và tài chính của chi nhánh,giúp
Gíam đốc điều hành trong công tác tổ chức hạch toán công tác kế toán, hạch toán kinh
doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

-Phòng kinh doanh dịch vụ:Nhận chuyển tiền,thực hiện các sản phẩm dịch vu
̣,thiết lập quan hệ đại lý với các NH nước ngoài.
-Phòng tổng hợp:Có nhiệm vụ lập kế hoạch,định hướng cho chi nhánh trong
từng thời điểm và từng giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn,cân đối kế
hoạch tín dụng,xây dựng lãi xuất đầu vào,lãi xuất đầu ra…
-Phòng quản lý nợ:Lưu giữ hồ sơ vay vốn và quản lý các món vay,khai báo dữ
liệu vào hệ thống.
-Tổ xử lý nợ xấu:Xử lý những món nợ khó đòi,chịu sự điều hành của Giám đốc
chuyên xử lý nợ xấu.
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

14


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

-Phòng ngân quỹ:Có nhiệm vụ quản lý các quỹ tiền mặt,các giấy tờ có giá.
-Tổ vi tính:Chịu trách nhiệm về hệ thống mạng nội bộ.
-Phòng giao dịch số 1,số 2,Mai Thúc Loan,Phạm Văn Đồng,Phòng Giao dịch
Bến Ngự:Trực tiếp tiếp xúc và thực hiện các giao dịch với khách hàng.
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013.
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, muốn
hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế càng cao thì điều trước tiên phải có nguồn vốn
dồi dào.
Trong những năm gần đây hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng cạnh
tranh rất gay gắt .Vì vậy để có được mức vốn huy động cao cần phải nhờ vào sự cố

gắng không nghừng của chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng ,điều chỉnh lãi suất
tiền gửi thích hợp trên thị trường vừa có tính cạnh tranh,giữ uy tín với khách hàng hửi
tiền cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc rút và gửi tiền, tác
phong của cán bộ nhân viên, hiện đại hóa các thiết bị trong ngân hàng ,đã thu hút được
một số lượng khách hàng dùng hình thức thanh toán qua ngân hàng.Vì vậy để thu hút
nguồn vốn từ bên ngoài là một quá trình hết sức khó khăn đòi hỏi nhiều yếu tố.Từ
bảng 2.1 ta sẽ thấy rõ ở giai đoạn 2011-2013 về nguồn vốn huy động của ngân hàng
như sau:

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

15


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc Quyên

Bảng 2.1:Tình hình huy động vốn của Vietcombank chi nhánh Huế qua 3 năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng

2011

Chỉ tiêu
GT
Tổng vốn huy động
I.Từ tiền gửi KH

Năm
2012


2.528.200
2.519.000

%
100
99,64

GT

2013

%

2.986.270
100
2.981.000 99,82

2012/2011

So sánh
2013/2012

GT

%

+/-

%


+/-

%

3.319.670

100
99,6

458.070
462.000

18,12
18,34

333.400 11,16
327.280 10,98

-134.000
396.000
205.000
-5000

-51,94
0,34
0,21
-0,04

301.000

28000
-109.000
10.700

6
3
.
3
0
8
0
2
8
0
I.Theo kỳ hạn
1.Tiền gửi không kỳ hạn
2.Tiền gửi có kỳ hạn
-Ngắn hạn
-Trung dài hạn

258.000
1.161.000
976.000
124.000

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

11,31
46,09
38,75

4,92

124.000
1.557.000
1.181.000
119.000

4,16
52,23
39,62
3,99

425.000
1.585.000
1.072.000
226.280
16

12,85
47,91
32,40
6,84

2,43
0,018
-0.092
0,899


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc Quyên

II.TG TCTD

6000

0,24

5.120

0,17

11.320

0,34

-880

III.Phát hành GTCG

3200

0,13

150

5,02

70


0,21

-3050
-0,95
-80
(Nguồn:Phòng tổng hợp)

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

17

-0,15

6200

1,21
-0,53


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

Qua bảng 2.1:
Nhìn chung ta thấy giá trị huy động vốn tăng dần trong giai đoạn 20112013.Năm 2012 giá trị tổng vốn huy động tăng hơn 458.070 triệu đồng,tương ứng tăng
18,12% so với năm 2011,và tiếp tục tăng trong năm 2013 với lượng giá trị huy động
vốn tăng hơn 333.400 triệu đồng tương ứng tăng 11,16% so với năm 2012.Có được sự

tăng trưởng này là do chi nhánh đã và đang tiếp tục sử dụng nhiều chính sách thu hút
vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư .Bên cạnh đó, chính sách lãi
suất là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động , do đó lãi
suất huy động luôn được điều chỉnh thường xuyên theo sự biến động của tình hình
kinh tế và khả năng huy động vốn của chi nhánh.Đặc biệt, thương hiệu và uy tín là
nguyên nhân tích cực làm cho vốn huy động của chi nhánh luôn chiếm thị phần cao so
với các NHTM khác.
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay chung đối với doanh nghiệp tại ngân
hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Huế qua 3 năm 2011-2013
Do biến động của nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế
thị trường có quản lý của Nhà nước với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ,ngân hàng chỉ
có thể cho vay đối với những Doanh nghiệp có khả năng trả nợ bao gồm cả gốc và
lãi,mở rộng đầu tư đa dạng hóa đối với mọi thành phần ,ngành kinh tế,thể hiện rõ ở
bảng sau:

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

18


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc Quyên

Bảng 2.2:Thực trạng cho vay chung đối với Doanh nghiệp tại Vietcombank chi nhánh Huế giai đoạn 2011-2013
ĐVT:triệu đồng
Năm
2011

Chỉ tiêu


So sánh

2012

2013

2012/2011

2013/2012

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%


1.Doanh số cho vay

1.578.045

100

2.045.319

100

2.476.479

100

467.274

29,61

431.160

21,08

-Ngắn hạn

1.203.179

76,24

1.735.034


84,83

2.206.188

89,09

531.855

44,20

471.154

27,16

-Trung dài hạn

374.866

23,76

310.285

15,17

270.291

10,91

-64.581


-17,23

-39.994

-12,89

2.Doanh số thu nợ

1.486.223

100

1.996.319

100

1.967.479

100

510.096

34.32

-28.840

-1,44

-Ngắn hạn


1.260.833

84,83

1.737.256

87,02

1.896.050

96,37

476.423

37,79

158.794

9,14

-Trung dài hạn

225.390

15,17

259.063

12,98


71.429

3,63

33. 673

14,94

-187.634

-72,43

3.Dư Nợ

1.564.000

100

1.613.000

100

2.122.000

100

49.000

3,13


509.000

31,56

-Ngắn hạn

594.414

38,01

592.192

36,71

902.330

42,52

-2.222

-0,37

310.138

52,37

-Trung dài hạn

969.586


61,99

1.020.808

63,29

1.219.670

57,48

51.222

5,28

198.862

19,48

4.Nợ Xấu

9.376

100

8.237

100

5.530


100

-1.139

-12,15

-2.707

-32,86

-Ngắn hạn

5.914

63,08

4.260

51,72

655

11,85

-1654

-27,97

-3.605


-84,62

-Trung dài hạn

3.462

36,92

3.977

48,28

4875

88,15

515

14,88

898

22,58

5.Tỉ lệ nợ xấu/dư nợ
(%)

1,56


1,39

0,6

-Ngắn hạn

0,99

0,72

0,07

-Trung dài hạn

0,36

0,39

0,4

(Nguồn:Phòng tổng hợp)
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

19


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên


GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

Ngân hàng Vietcombank là một trong những ngân hàng đi đầu trong công tác cho
vay, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay đối với các Doanh nghiệp là một thế mạnh của
Vietcombank,doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp tại NH luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng doanh số cho vay của NH.Qua bảng 2.2 ta thấy doanh số cho vay liên tục
tăng qua 3 năm ,năm 2011 là 1.578.045 triệu đồng,năm 2012 là 2.045.319 triệu đồng
với mức tăng 467.274 triệu đồng tương ứng tăng 29,61%. và năm 2013 là 431.160
triệu đồng..
-Doanh số cho vay :
Doanh số cho vay ngắn hạn cao và có biến động tăng qua các năm.Cụ thể năm
2012 cho vay ngắn hạn tăng 44,20% tương ứng tăng 531.855 triệu đồng so với năm
2011.
Ngược lại sự biến động tăng của cho vay ngắn hạn thì cho vay trung dài hạn lại
có xu hướng giảm dần qua các năm.Cụ thể năm 2012 giảm 64.581triệu đồng so với
năm 2011,năm 2013 giảm 39.994 triệu đồng so với năm 2012.
-Doanh số thu nợ:
Doanh số thu nợ cũng tăng lên đáng kể qua năm 2012 tăng 34,32 tương ứng tăng
510.096 triệu đồng so với năm 2011.
Bắt nhịp với sự gia tăng của DSCV ngắn hạn thì DSTN ngắn hạn cũng có xu
hướng tăng qua các năm.Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự nổ lực của nhân viên tín dụng
của chi nhánh đã thành công trong chất lượng tín dụng ngắn hạn.
2.1.4.3.Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013
Qua nhiều năm hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn có tính ổn định
cao.Trong những giai đoạn nền kinh tế biến động,khủng hoảng,kết quả hoạt động kinh
doanh của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng ít nhiều do có nhiều Doanh nghiệp gặp khó
khăn,thậm chí phá sản.Tuy nhiên với những chính sách kịp thời,đúng đắn của Ban lãnh
đạo,ngay sau những giai đoạn khủng hoảng đó,hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã
nhanh chóng phục hồi,đạt được những kết quả cao.Điều này thể hiện rõ ở bảng số liệu
sau:


SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

20


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

Quyên

Bảng 2.3:Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh
Huế giai đoạn 2011-2013
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011

Năm
2012

So sánh
2013

I.Thu
từ lãi
-Thu lãi
cho vay

373.637,2

7
233.988,5
0

374.879,7
2
184.126,3
3

381.351,7
9
140.080,4
3

-Thu lãi
tiền gửi
-Thu
khác về
HDTD
II.Thu
ngoài
lãi
-Thu từ
nghiệp
vụ bảo
lãnh
-Thu
phí dịch
vụ
thanh

toán
-Thu
phí dịch
vụ ngân
quỹ
-Thu từ
các dịch
vụ
-Lãi từ
KDNH

135.501,1
6
4.147,62

187.079,2
2
3.674,17

25.021,27

-Thu
nhập bất
thường
III.Chi
trả lãi
1.Chi

2012/2011
+/+/-


2013/2012
+/+/-

1.242,45

0,33

6.472,07

1,73

44.045,9
0
49.568,5
9
949.38

18.616,88

49.553,67

-6.404,39

30.936,7
9

166,1
8


900.73

953.62

-

52.89

21,3
1
38,0
6
11,4
1
25,6
0
5,87

-23,92

236.647,8
1
4.623,55

49.862,1
7
51.578,0
6
-473.45


-953.62

-100

7.195,28

6.301,07

9.010,12

-894.21

12,4
3

-2.709,05

42,99

1.341,56

1.285,55

1.422,37

-56.01

-4,17

136.82


10,64

3.215,00

1.950,00

2.374,57

-1.265,00

424.57

21,77

9.569,00

4.165,53

4.898,52

-5.403,47

732.99

14,60

2.799,69

3.961,11


31.848,10

1.161,42

39,3
5
56,4
7
41,4
8

27.886,9
9

704,0
2

301.005,3
8
227.272,3

308.661,5
9
207.281,8

333.034,1
0
223.126,1


7.565,21

2,54

7,90

-

-8,80

24.372,5
1
15.844,3

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

26,50
25,84

7,64
21


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
trả lãi
-Chi trả
lãi TG
-Chi trả
lãi tiền
vay

-Chi trả
lãi
PHGTC
2.Chi
phí
ngoài
lãi
III.Lợi
nhuận
trước
thuế
IV.Thuế
TNDN
V.Lợi
nhuận
sau
thuế

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

Quyên

4

0

8

19.990,5
4

8.175,60

8

184.123,8
5
42.980,00

192.299,4
5
14.980,23

215.299,9
4
7.824,65

168.49

2.12

1.59

27.999,7
7
-166.37

73.733,04

101.379,7
9


109.907,9
2

27.646,7
5

65,1
5
98,7
4
37,5
0

97,653.16

84,835.01

97,871.36

12,818.1
5

0

0

0

97.653,16


84.835,01

97.871,36

4,44

23.000,4 11,96
9
-7.155,58 -47,77
-53

-25,00

8.528,13

8,41

13,1
3

13,036.3
5

15,37

0

0


0

0

12.818,1
5

13,1
3

13.036,3
5

15,37

(Nguồn:Phòng tổng hợp)

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

22


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

Về thu nhập:Vào năm 2011,cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực
tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta.Trong bối cảnh đó,năm 2011 VCB-Huế đã thắt

chặt hơn chính sách cho vay dẫn đến thu lãi từ hoạt động cho vay của chi nhánh giảm
mạnh ,nhưng sau khi trải qua cuộc khủng hoảng đó vào năm 2012 thu lãi từ hoạt động
cho vay tăng hơn 1.242,451 triệu đồng tương ứng tăng 0,33%.Điều này thể hiện tính
hiệu quả của việc sử dụng biện pháp khắc phục tình hình hoạt động kinh doanh của chi
nhánh đã có những chuyển biến tích cực thông qua việc nới lỏng chính sách tín
dụng.Năm 2013 tiếp tục tăng lên hơn 6.472,07 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng
tăng 1,73%.Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh thông qua hoạt
động cho vay là rất có hiệu quả và có thể thấy ngoài năm 2011 ra thì năm 2012 và năm
2013 thu nhập từ khoản mục thu từ lãi là chiếm tỷ trọng rất cao so với thu ngoài lãi
.Năm 2012 đạt 374.879,72 triệu đồng và năm 2013 tăng lên 381.351,79 triệu đồng.Tuy
nhiên chi nhánh cũng gặp phải rất nhiều khó khăn như:Sự biến động về tỷ giá,lãi suất
và yêu cầu về tỷ lện an toàn vốn theo thông tư 13/201/TT-NHNN…nên cũng ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH là không cao.Khoản mục thu nhập
ngoài lãi thì nằm ngoài năm 2011 là do áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng nên
nguồn thu nhập từ ngoài lãi là chủ yếu nên năm này chiếm tỷ trọng là 60,01% còn
những năm sau chiếm tỷ trọng không cao chỉ dao động từ 5-10%.Cho thấy hoạt động
của ngân hàng chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng.
Về chi phí:thì khoản mục chi phí ngoài lãi và trả lãi tiền gửi biến đọng tỷ lệ thuận
với nhau qua 3 năm.Chi phí ngoài lãi trong năm 2012 tăng hơn 27.646,75 triệu đồng
so với năm 2011 tương ứng tăng 37,50% thì chi trả lãi tiền gửi cũng tăng lên hơn
8.528,13 triệu đồng tương ứng tăng 8,41%,đồng thời chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng
lên hơn 23.000,49 triệu đồng tương ứng tăng 11,96% so với năm 2012.Ta có thể nói là
tăng nhưng biến động tăng về chi phí có tác động không tốt đến thu nhập của chi
nhánh.Tuy nhiên các chi phí còn lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ và ít ảnh hưởng đến sự
biến động của tổng chi phí.
Cùng với sự tăng giảm của thu nhập và chi phí như vậy,lợi nhuận của ngân hàng
qua 3 năm đạt được như sau:năm 2012 tổng thu nhập không cao hơn so với năm
2011,tuy nhiên hoạt động kinh của NH không hề bị thua lỗ mà đạt hơn 84.835,01 triệu
đồng.Năm 2011 đạt lợi nhuận hơn 97.635,16 triệu đồng và năm 2013 lợi nhuận đạt
SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2


23


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

hơn 97.871,36 triệu đồng.Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh,tăng thu từ hoạt động tín dụng,tăng thu hoạt động tín dụng ,tăng thu
hoạt động dịch vụ và các khoản thu khác.
Từ những số liệu trên cho thấy VCB-Huế là một đơn vị có hoạt động kinh doanh
có tiềm lực khá mạnh,có được sự tin cậy vững chắc của khách hàng,đã và đang phát
triển với tốc độ rất nhanh,hòa nhập với nhịp sống mạnh mẽ của nền kinh tế.
2.2.Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại ngân hàng
TMCP ngoại thương chi nhánh Huế qua 3 năm 2011-2013
2.2.1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại ngân hàng
qua 3 năm 2011-2013
Với bất kỳ một ngân hàng thương mại nào thì nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động
cho vay,đặc biệt là cho vay ngắn hạn đối với DN,vì thế ngân hàng nên phát huy hết
khả năng cho vay từ nguồn vốn mà mình có.Bảng số liêhu sau phần nào phản ánh
được hoạt động cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp của NH giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.4:Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Vietcombank
giai đoạn 2011-2013

Năm
So sánh
2011

2012
2013
2012/2011
2013/2012
Chỉ tiêu
GT
GT
GT
+/%
+/%
Doanh số CV 1.203.179 1.735.034 2.206.188 531.855 44,20 471.154 27,16
Doanh số TN 1.260.833 1.737.256 1.896.050 476.423 37,79 158.794 55,34
Dư Nợ
594.414
592.192 902.330 -2.222 -0,37 310.138 52,37
Nợ Xấu
5.914
4.260
655
-1.654 -27,97 -3.605 -84,62
Tỉ
lệ
nợ
0,99
0,72
0,07
xấu/dư
nợ
(%)
(Phòng khách hàng)

Để phân tích rõ hơn về tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của chi
nhánh trong giai đoạn 2011-2013.Xem bảng 2.3 ta thấy:
+ DSCV:DSCV ngắn hạn đối với doanh nghiệp năm 2012 tăng 531.855 triệu
đồng tương ứng tăng 44,20% so với năm 2011.Điều này có thể giải thích vì đa số các
doanh nghiệp trên địa bàn có chu kì vốn ngắn chiếm đa số .Mục đích của Doanh
nghiệp này vốn vay vốn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động cho một số hoạt động kinh

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

24


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quyên

GVHD: Lê Nguy ễn Ng ọc

doanh và sẽ hoàn trả khi hết chu kì sản xuất,vì vậy đa số các doanh nghiệp có nhu cầu
vay ngắn hạn.
+DSTN: Cùng với DSCV thì DSTN là một vấn đề mà NH đặc biệt quan
tâm.Khoản mục DSCV tỷ lệ thuận với DSTN.Qua 3 năm tăng lên như sau :Năm 2012
tăng 476.423 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 37,79%, đây là dấu hiệu tốt
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong việc sử dụng hiệu quả các công cụ xử
lý và thu hồi nợ.
+Dư nợ: Tình hình dư nợ ngắn hạn đối với DN giai đoạn 2011-2013 có sự biến động
không đều.Cụ thể năm 2012 so với năm 2011 DN giảm -2,222 triệu đồng tương ứng giảm
0.37%,nhưng qua năm 2013 so với năm 2012 thì lại có xu hướng tăng cụ thể là 310,138
triệu đồng tương ứng tăng 52,37%.
+Nợ xấu :Tình hình nợ xấu qua 3 năm chiếm tỷ trọng là rất thấp và có xu hướng

giảm, cụ thể :Năm 2012 nợ xấu giảm so với năm 2011 là 1.654 triệu đồng tương ứng
giảm 27,97%,năm 2013 giá trị nợ xấu là 655 triệu đồng giảm 84,62% tương ứng giảm
3.650 triệu đồng.Điều này thấy được hoạt động cho vay ngắn hạn được thực hiện tốt từ
khâu thẩm định đến khâu quản lý các khoản đã giải ngân một cách hiệu quả của bộ
phận tín dụng trong ngân hàng.

SV: Trần Thị Phương Oanh – Lớp D18QNHB2

25


×