Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

SKKN: Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc thông qua dạy học lịch sử bài 20 (SGK Lịch sử 10 cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 70 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
TỔ : SỬ - GDCD

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
TÌM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
THÔNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI 20
(SGK LỊCH SỬ 10 - CƠ BẢN)

Giáo viên : Ngọ Thị Hiền
Năm học: 2014-2015


MỤC LỤC
Phần mở đầu.........................................................................................................1
I.Lý do chọn đề tài:...............................................................................................2
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài..........................................................................2
1. Mục tiêu ...........................................................................................................2
2. Nhiệm vụ..........................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
Phần nội dung ......................................................................................................3
I. Cơ sở lý luận.....................................................................................................3
1. Khái niệm “bản sắc” và “bản sắc dân tộc”.......................................................3
2. Những đặc trưng cơ bản của BSVH dân tộc....................................................3
3. Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam ...................................................4
4. Tính bức thiết phải giáo dục BSVH dân tộc cho thế hệ trẻ..............................4
5. Nguyên tắc làm nổi bật BSVH dân tộc trong dạy học LS bài 20.....................5
II. Thực trạng .......................................................................................................5


1. Thuận lợi, khó khăn..........................................................................................5
2. Thành công và hạn chế.....................................................................................7
3. Mặt mạnh, mặt yếu...........................................................................................7
4. Nguyên nhân tác động .....................................................................................7
III. Giải pháp, biên pháp ......................................................................................8
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp ...................................................................8
2. Nội dùng và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ....................................8
3. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ......................26
Phần kết luận và kiến nghị .................................................................................28
1. Kết luận..........................................................................................................28
2. Kiến nghị........................................................................................................28
Tài liệu tham khảo..............................................................................................30


NHỮNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BSVH: Bản sắc văn hóa
SGK: Sách giáo khoa
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
G/C: Giai cấp
LS: Lịch sử
PK: Phong kiến
GD: Giáo dục
TQ: Trung Quốc
PG: Phật giáo
KHKT: Khoa học kĩ thuật


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài

Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, cái quan trọng nhất, cao qúy nhất là
giá trị văn hóa. Học giả người Pháp là Edouard Herriot đã nói rằng: ”Văn hóa là
những gì còn lại, khi tất cả đã mất đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất
cả”. Văn hóa vốn là giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc, được hun đúc từ
ngàn xưa cho đến nay. Vì vậy đi sâu tìm hiểu giá trị văn hóa chính là cú lội
ngược dòng vào trong tâm khảm để tìm lại những giá trị bền vững, truyền thống,
tinh hoa được kết tụ ngàn năm trong mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
đó là điều cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam đã để lại biết bao truyền thống vô cùng quý giá. Đó là truyền thống yêu
nước, ý chí tự cường dân tộc, truyền thống đoàn kết cộng đồng, truyền thống
nhân ái, khoan dung, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và nhiều truyền
thống tốt đẹp khác. Những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc đã
tạo nên BSVH Việt Nam. Nhờ có các giá trị văn hóa truyền thống mà dân tộc
Việt Nam đã luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Những
giá trị văn hóa truyền thống hơn lúc nào hết cần được giáo dục, tuyên truyền và
khơi sâu trong tâm thức của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Có nhiều biện pháp để giúp mọi người nhận thức sâu sắc giá trị văn hóa
dân tộc. Trong nhà trường phổ thông, biện pháp thiết thực và hữu hiệu nhất là
thông qua nội dung các môn học có liên quan đến văn hóa, giáo viên cần đi sâu
làm rõ BSVH của dân tộc mình cho các em học sinh. Lịch sử lại là môn học đề
cập nhiều nhất các thành tựu văn hóa của dân tộc và nhân loại. Thông qua dạy
học lịch sử, giáo viên cần giáo dục về những giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh
là hợp lý và cần thiết.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV đề cập một cách
toàn diện các thành tựu chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa của nước ta. Mỗi
thành tựu là một nội dung độc lập trong mỗi bài học. Điều đó chứng minh tầm
quan trọng và ý nghĩa của các thành tựu trên là rất lớn. Nó phản ánh đúng thời
kỳ phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam.
Xét riêng về thành tựu văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV, ở lời mở

đầu bài 20 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV (SGK
Lịch sử 10 cơ bản - trang 101) có đoạn viết: “Trong các thế kỷ X-XV..., nhân dân
Việt Nam đã từng bước xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc
1


dân tộc...Những thành tựu văn hóa đạt được...đặt nền móng vững chắc lâu dài
cho dân tộc”. Vậy bản sắc văn hóa là gì? BSVH dân tộc bao gồm những nội
dung cụ thể nào? Phải làm sao để tìm thấy bản sắc dân tộc trong các thành tựu
văn hóa? Việc tìm ra bản sắc dân tộc trong văn hóa có ý nghĩa to lớn gì? Đây là
những vấn đề mà không phải giáo viên nào cũng làm rõ được trong quá trình
giảng dạy bài 20.
Để làm sáng tỏ được những vấn đề trên và để nâng cao hơn nữa hiệu quả
của giờ học lịch sử, tôi quyết định chọn đề tài: ”Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc
dân tộc thông qua dạy học Lịch sử bài 20 ( SGK Lịch sử 10- cơ bản)” làm
sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
1. Mục tiêu
Thông qua dạy học lịch sử bài 20, giáo viên phải làm nổi bật BSVH dân
tộc để giáo dục học sinh nhận thức rõ hơn những giá trị văn hóa của cha ông, từ
đó nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc.
2. Nhiệm vụ
- Làm rõ khái niệm BSVH và BSVH dân tộc.
- Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của BSVH dân tộc.
- Phân tích cơ sở hình thành của BSVH dân tộc.
- Chỉ ra tính cấp thiết của việc giáo dục BSVH dân tộc đối với thế hệ trẻ,
đặc biệt là thanh niên học sinh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng về giáo dục BSVH dân tộc cho học sinh
trong nhà trường thông qua các môn học đặc biệt là môn học Lich sử.

- Nghiên cứu kĩ nội dung lịch sử bài 20 (SGK Lịch sử 10 cơ bản). Xác
định những đặc trưng của BSVH dân tộc ẩn chứa bên trong nội dung bài học.
Sau đó tìm ra phương hướng, giải pháp để sáng tỏ những đặc trưng ấy thông qua
tiết giảng của GV.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về BSVH dân tộc thông qua dạy học lịch sử bài 20
(SGK Lịch sử 10 cơ bản).

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
2


Đề tài nghiên cứu về BSVH dân tộc dựa trên những thành tựu văn hóa
trong các thế kỷ X-XV và được biểu hiện qua một tiết dạy lịch sử cụ thể ở bài 20
(SGK Lịch sử 10- Cơ bản).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên những tài liệu lý thuyết có
liên quan tới văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV như SGK, sách giáo viên,
giáo trình Đại học. Dựa vào tài liệu của các công trình nghiên cứu về BSVH nói
chung. Tôi đã đọc, nghiên cứu, phân tích, so sánh và chọn lọc để làm nổi bật
những vấn đề của BSVH dân tộc trong bài giảng.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua dự giờ của đồng nghiệp,
trao đổi với học sinh để học hỏi, rút kinh nghiệm và thấy được tính cần thiết của
đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm giảng dạy
lịch sử bài 20 (SGK Lịch sử 10 cơ bản) theo hướng đi sâu làm rõ những giá trị
BSVH dân tộc ở các lớp.
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các số liệu (điểm số) bằng xác
suất thống kê toán học và tính độ lệch chuẩn của học sinh.
PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm ”bản sắc” và ”bản sắc văn hóa dân tộc”
- Khái niệm ”bản sắc”: Theo từ điển tiếng Việt, “Bản“ có nghĩa là cái gốc,
cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân bên trong của một sự vật. ”Sắc“ là cái thể hiện
ra ngoài của sự vật mà con người có thể nhận biết được.
- Khái niệm ”BSVH dân tộc” là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những
giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị tiêu biểu nhất, bản
chất nhất chúng mang tính dân tộc sâu sắc tạo nên cái riêng cái đặc thù dân tộc.
Chúng mang tính bền vững, trường tồn, được nhận biết nhờ những sắc thái văn
hóa biểu hiện cụ thể, phong phú, đa dạng.
2. Những đặc trưng cơ bản của BSVH dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm các đặc trưng cơ bản sau:
- Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc.
- Tình đoàn kết gắn bó keo sơn.
- Tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo.
- Đạo lý luôn hướng về nguồn cội.
3


- Tinh thần nhân ái, khoan dung.
- Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo.
- Ngoài ra, BSVH dân tộc còn được thể hiện trong vẻ đẹp của VHDG.
3. Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam
BSVH dân tộc không phải tự nhiên mà có, nó được tạo thành dần dần và
được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của dân
tộc trên những cơ sở sau đây:
- Thứ nhất: Hoàn cảnh địa lý chính trị của nước ta là một dân tộc nằm sát
cạnh một nước Trung Hoa khổng lồ, một dân tộc Hán đông dân nhất thế giới, tự
cao tự đại về một nền văn hóa, văn minh cổ xưa, tự cho mình là nước trung tâm
của trời đất, là dân tộc thượng đẳng. Một hoàn cảnh địa lý chính trị như vậy bắt

buộc nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam muốn giữ vững độc lập, muốn khỏi bị
đồng hóa, phải nuôi dưỡng lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự cường dân tộc,
tình yêu quê hương thắm thiết, tình thương đồng bào sâu sắc ”bầu ơi thương lấy
bí lấy cùng”, phải đoàn kết gắn bó keo sơn như ”ba cây chụm lại” như ”bó đũa
buộc chặt” vậy.
- Thứ hai: Điều kiện địa lý tự nhiên của nước ta nằm trong khu vực châu
Á gió mùa, khí hậu có nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm thiên tai như lũ lụt, hạn
hán. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Chính những điều kiện tự nhiên và
kinh tế như vậy đã tác động đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam. Người
Việt Nam luôn cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó, linh hoạt, sáng tạo
trong lao động sản xuất; đoàn gắn bó trong phòng chống thiên tai, lụt lội; hòa
đồng gần gũi yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình, trong tình làng nghĩa
xóm, chân thật, giản dị trong lối sống, đậm đà tình nghĩa, đạo lý trong cách đối
xử giữa người với người.
4. Tính bức thiết phải giáo dục BSVH dân tộc cho thế hệ trẻ
Một là: Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập giao lưu với thế giới, văn hóa
bên ngoài theo đó tràn vào, những thứ văn hóa mới bao giờ cũng hiện đại và đầy
quyến rũ. Trong bối cảnh như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt
dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế.
Hai là: Thế hệ trẻ với tính cách nhanh nhạy, năng động, và luôn muốn thử
nghiệm cái mới. Điều này rất dễ dẫn đến việc chạy theo những hình thức văn
hóa lai căng phù phiếm và quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc.

4


Ba là: Thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá.
Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá
dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.
Bốn là: Là sự sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận học sinh đó là

tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, với thầy cô
giáo, nói tục, không trung thực, ham chơi, xa rời những giá trị truyền thống,
thích hướng ngoại, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường như hiện nay đang
gây nên sự bức xúc lớn trong dư luận xã hội.
Năm là: Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc,
là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế
giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ,
mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân
loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, việc
giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng
cần thiết hơn bao giờ hết.
5. Nguyên tắc làm nổi bật BSVH dân tộc trong dạy học LS bài 20
- Phải đảm bảo mục đích khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học.
- Phải đảm bảo yêu cầu giáo dục nhân cách của lứa tuổi HS.
- Đảm bảo mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển cho học sinh trong
khuôn khổ một giờ học nội khóa.
II. Thực trạng
1. Thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi:
+ Bàn về vấn đề BSVH dân tộc cũng như giáo dục ý thức gìn giữ và phát
huy BSVH dân tộc là một vần đề bức xúc được toàn xã hội quan tâm. Vì vậy
xoay quanh chủ đề này có nhiều tài liệu đề cập tới. Do vậy tôi có thể tìm hiểu,
tham khảo để làm sáng tỏ nội dung cơ sở lý luận của đề tài.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, với việc kết nối mạng
internet giúp tôi tìm kiếm thông tin tài liệu, tranh ảnh phục vụ đề tài một cách dễ
dàng hơn.
+ Với SKKN năm 2012- 2013 mang tên ”Hệ thống đồ dùng trực quan quy
ước bằng sơ đồ và niên biểu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X-XV”
(Lớp 10 ban cơ bản) có phần nội dung liên quan đến văn hóa dân tộc. Điều này
giúp tôi hoàn thiện hơn khi thực hiện nội dung của đề tài mới.

5


+ Là một giáo viên lịch sử bên cạnh kiến thức chuyên môn vững vàng.
Tôi luôn luôn được trang bị kỹ năng lập luận, trình bày, phân tích, chứng minh
vấn đề một cách lô gic và khoa học. Cũng nhờ những kỹ năng này tôi đã làm
sáng tỏ nội dung đề tài và thực nghiệm một cách hiệu quả.
+ Các em học sinh trong trường hầu hết đều rất chăm ngoan, với tuổi trẻ
năng động, nhạy bén thích tư duy, ham tìm tòi, học hỏi, ưa những khám phá
mới. Chính các em là nguồn động lực lớn để tôi luôn tìm tòi đổi mới nội dung và
phương pháp giảng dạy.
- Khó khăn:
+ Nội dung lịch sử bài 20, kết cấu bài viết trong SGK thiên về trình bày
những thành tựu, đặc điểm văn hóa dân tộc về tư tưởng tôn giáo, giáo dục, văn
học, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật. Với cách trình bày khá dàn trải, nặng về
ghi nhớ sự kiện. Theo cách giảng dạy thông thường, giáo viên có thể giúp học
sinh có thể nhận tính toàn diện, phong phú, đa dạng của văn hóa nhưng rất khó
nhận biết bản sắc dân tộc (tính dân tộc) của văn hóa biểu hiện ra sao. Vì vậy
trong quá trình giảng dạy, để làm nổi bật bản sắc dân tộc trong các thành tựu văn
hóa yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học, có kiến thức chuyên
môn sâu, có năng lực tư duy cùng với khả năng phân tích và lập luận vấn đê sắc
bén, thuyết phục thì mục đích đặt ra mới được thực hiện. Yêu cầu này là một
khó khăn vì không phải người giáo viên nào cũng có khả năng làm được.
+ Thực tế, trong quá trình dạy học lịch sử ở trường Ngô Gia Tự, tôi thấy
rất ít khi các thầy cô chọn bài dạy có nội dung về văn hóa để thao giảng. Có thể
nội dung liên quan đến văn hóa bao giờ cũng dài hơn, và thường khó để giảng
thành công hơn so với những nội dung về chính trị, kinh tế, quân sự. Bài 20
(SGK Lịch sử 10 cơ bản) là một ví dụ. Tham khảo những tiết giảng thông
thường của các thầy cô khi dạy bài 20, tôi nhận hầu như họ đã thể hiện được tính
phong phú đa dạng biểu hiện trong các thành tựu văn hóa và chưa làm nổi bật

được tính dân tộc (bản sắc dân tộc) của văn hóa. Vì là một vấn đề mới nên
những kinh nghiệm cần học hỏi trong quá trình thực hiện đề tài là rất ít.
+ Hầu hết các em học sinh trong nhà học theo ban tự nhiên nên không có
kiến thức chuyên sâu về các môn khoa học xã hội, những hiểu biết về nội dung
lịch sử nói chung và lịch sử văn hóa dân tộc nói riêng chưa sâu. Đấy là chưa kể
đến tình trạng lịch sử luôn bị coi là môn học phụ, học sinh không có hứng thú,
lười học lịch sử là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Mơ hồ về lịch sử dân
tộc đồng nghĩa với việc mơ hồ về những giá trị văn hóa truyền thống của cha
6


ông. Vì vậy việc đi sâu làm rõ BSVH dân tộc đến các em là cần thiết nhưng
cũng rất khó khăn.
+ Bài học với dung lượng kiến thức khá dài, trong một giờ nội khóa, phải
làm sao để giải quyết tốt một bên là lượng kiến thức cơ bản cần truyền đạt với
một bên là vấn đề BSVH dân tộc cũng cần được làm rõ. Đây là một khó khăn rất
lớn đối với giáo viên.
2. Thành công và hạn chế
- Thành công:
+ Thông qua nội dung dạy học bài 20, tôi đã làm sáng tỏ những đặc trưng
của bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Giúp học sinh nhận ra BSVH dân tộc không gì khác chính là những giá
trị văn hóa truyền thống hết sức thiêng liêng và quý báu đó của dân tộc ta. Từ đó
có ý nghĩa giáo dục học sinh ý thức trân trọng, gìn giữ và phát huy BSVH dân
tộc.
+ Học sinh được tiếp cận bài giảng theo ý tưởng của đề tài sẽ hiểu bài một
cách sâu sắc, có hệ thống có tư duy và có liên hệ thực tiễn phong phú
+Thành công của đề tài còn nằm ở ý tưởng tìm tòi, mang tính tư duy sáng
tạo cao, không bị rập khuôn theo bất cứ mô hình bài giảng nào.
+ Học sinh hiểu bài, cảm thụ nội dung kiến thức theo chiều sâu, càng

hứng thú, say mê với giờ học lịch sử.
- Hạn chế:
+ Đề tài chưa được áp dụng phổ biến rộng rãi.
+ Đòi hỏi giáo viên mất nhiều thời gian trong quá trình nghiên cứu.
3. Mặt mạnh và mặt yếu:
- Mặt mạnh:
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy ở khối 10 nên dễ triển khai, áp dụng đề tài
vào thực tế.
+ Học sinh ở các lớp đều hăng hái nhiệt tình trong khi triển khai áp dụng
đề tài.
- Mặt yếu: Nhiều ý tưởng hay mang tính thực tiễn để giáo dục BSVH dân
tộc cho học sinh vẫn chưa được thể hiện một cách sâu sắc
4. Nguyên nhân tác động
- Kinh nghiệm chuyên môn còn có hạn.
- Nội dung bài học tương đối dài.
- Thời gian có hạn (trong một tiết học).
7


- Hoàn cảnh gia đình tác động đến thời gian nghiên cứu.
III. Giải pháp, biện pháp
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Làm sáng tỏ được những đặc trưng của bản sắc văn hóa trong dạy học
Lịch sử bài 20.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa phong phú đa dạng mang đậm
bản sắc dân tộc.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa.
2. Nội dung và cách thức thức hiện giải pháp, biện pháp
Thứ nhất: Xác định những đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc trong

nội dung bài 20 (SGK Lịch sử 10)
Các mục
Tư tưởng tôn giáo
Giáo dục
Văn học

Nghệ thuật

Khoa học
kỹ thuật

Nội dung bản sắc văn hóa được phát
hiện
- Ý thức tự cường dân tộc
- Đạo lý hướng về nguồn cội
- Ý thức tự cường dân tộc
- Tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo
- Ý thức tự cường dân tộc
- Niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu
sắc
- Ý thức tự cường dân tộc
- Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo
- Coi trọng giá trị văn hóa dân gian

Biện pháp chung
để phát hiện.
- Trình bày miệng
- Dạy học nêu vấn
đề
- Sử dụng đồ

dùng trực quan
tranh ảnh, sơ đồ,
niên biểu
- Sử dụng kiến
thức liên môn
- Liên hệ thục tế

- Ý thức tự cường dân tộc
- Tinh thần yêu nước sâu sắc

Thứ hai: Biện pháp cụ thể làm sáng tỏ những đặc trưng BSVH dân tộc
thể hiện trong nội dung giáo án.

8


GIÁO ÁN DẠY LỚP THỰC NGHIỆM
Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC
TRONG CÁC THẾ KỶ X-XV
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được:
1. Kiến thức
- Trong các thế kỷ X-XV, nhân dân ta đã xây dựng một nền văn hóa toàn
diện, phong phú, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng-tôn giáo, giáo dục,
văn học, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật.
- Thấy được nền văn hóa Đại Việt (Văn hóa Thăng Long) được hình thành
mang đậm bản sắc dân tộc, phản rõ ý thức tự cường, độc lập dân tộc, tinh thần
yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc của nhân dân ta.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa phong phú, đa dạng đậm bản sắc

dân tộc.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa.
3. Kỹ năng
- Kỹ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó rút ra tính chất
của nền văn hóa đó là mang tính dân tộc sâu sắc hay còn gọi là tinh thần dân tộc,
bản sắc dân tộc.
- Kỹ năng khai thác tranh ảnh về những thành tựu văn hóa.
- Kỹ năng lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa.
- Kỹ năng phân tích, so sánh, liên hệ thực tế.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1. Thiết bị
Máy tính, máy chiếu, giấy A4, nam châm.
2. Tài liệu
- SGK Lịch sử 10 cơ bản, sách GV, và các sách tham khảo khác.
- Một số tranh ảnh nghệ thuật kiến trúc điêu khắc.
- Một số bài thơ, phú của các nhà văn lớn thời kỳ đó.
- Những tranh ảnh mang tính minh họa khác liên quan đến nội dung bài
học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
9


- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan như tranh ảnh, bảng biểu, sơ
đồ.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp tích hợp kiến thức liên quan về văn hóa.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

TG: (3 phút)
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu dẫn dắt vào bài mới
Thời Bắc thuộc, Văn hóa dân tộc chịu sự áp đặt, nô dịch của Văn hóa
Trung Quốc. Dẫu vậy, nhân dân ta không bị đồng hóa. Nhân dân ta biết tiếp
nhận và ”Việt hóa” những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa và giữ gìn
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Để trên cơ sở đó, bước vào thời
kỳ độc lập, nhân dân ta có đủ điều kiện thuận lợi xây dựng một nền văn hóa độc
lập tự chủ mang đậm bản sắc dân tộc. Vậy nền văn hóa mang đậm bản sắc dân
tộc mà nhân dân ta xây dựng trong các thế kỷ X-XV biểu hiện như thế nào? Nội
dung bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn học I- TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO
sinh tìm hiểu tình hình tư tưởng, tôn
giáo của nước ta trong các thế kỷ XXV. (10 phút)
GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời
câu hỏi:
Trong các thế kỷ X-XV, ở nước ta xuất
hiện những tôn giáo nào?
HS theo dõi SGK trả lời
GV chốt ý:
HS chú ý quan sát lĩnh hội
GV chiếu hình ảnh về Khổng Tử, Lão
Tử, Thích ca Mâu ni (Hình 1- H1) để
nói rõ hơn về nguồn gốc của ba tôn
giáo này (Nho, Phật, Đạo giáo).
HS chú ý lĩnh hội.
10



GV yêu cầu HS tiếp tục theo dõi SGK
trả lời câu hỏi:
Tình hình tư tưởng tôn giáo ở nước ta
trong các thế kỷ X-XV có những điểm
gì nổi bật?
GV chiếu bảng hệ thống định hướng
nội dung (Xem bảng 1,phụ lục 2) và
gợi ý HS trả lời theo định hướng của
bảng hệ thống.
HS quan sát, dựa vào SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý về đặc
điểm của từng lĩnh vực tôn giáo qua
các thời kỳ để được bảng nội dung học
tập hoàn chỉnh.
HS quan sát lĩnh hội, ghi chép.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Tại sao Nho giáo trở thành hệ tưởng
chính của G/c thống trị và chiếm vị trí
độc tôn ở thời Lê sơ?
GV gợi ý HS dựa vào học thuyết của
Nho giáo và hoàn cảnh đất nước).
HS dựa vào SGK tư duy trả lời.
GV nhấn mạnh thêm: Nho giáo với các
học thuyết tích cực về ”trung quân”,
”tam cương”, ”ngũ thường”, ”chính
danh định phận” ... đã đáp ứng được
những nhu cầu thiết thân của đất nước
như xây dựng và tổ chức bộ máy nhà
nước phong kiến trung ương tập quyền

với đỉnh cao dưới thời Lê sơ, củng cố
trật tự của xã hội PK và nhu cầu phát
triển văn hoá và giáo dục nước ta lúc
bấy giờ. Do vậy Nho giáo được G/c
thống trị tiếp nhận nâng lên thành tư
tưởng chính thống của nhà nước.
11

- Các Tôn giáo: Nho, Phật và Đạo
giáo du nhập vào nước ta thời Bắc
thuộc, sang thời kỳ độc lập có điều
kiện phát triển mạnh.


HS lắng nghe, lĩnh hội.
GV nhấn mạnh: Nho giáo rõ ràng được
giai cấp thống trị PK tiếp nhận trên tinh
thần chủ động, có hiệu chỉnh. Từ một
tôn giáo bên ngoài, Nho giáo trở thành
tôn giáo chính thống của của nước ta.
Đó cũng chính là tính tự cường của cha
ông trong xây dựng ý thức hệ.
HS lắng nghe, lĩnh hội.
GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi
SGK trả lời câu hỏi:
Tại sao nói rằng trong các thế kỷ
X-XIV, ở nước ta, Phật giáo giữ
một vị trí rất quan trọng và phổ
biến?
HS dựa vào SGK tư duy trả lời.

GV mở rộng kiến thức về PG: Thời Lý,
Trần và PG trở thành quốc giáo. Nhiều
nhà sư được triều đình tôn trọng và mời
ra bàn việc nước và được phong vị cao
như Ngô Chân Lưu được phong
Khuông Việt Đại sư (Đại sư phò giúp
nước Việt), Vạn Hạnh, Viên Thông,
Viên Chiếu được phong làm quốc sư
(cố vấn chính trị cho triều đình và cả
nước.
HS lắng nghe, lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh minh họa về Trần
Nhân Tông (H2) tiếp tục trình bày:
Thời Trần, vua Trần Nhân Tông khi lên
làm Thái Thượng hoàng đã xuất gia
đầu Phật và lập ra dòng Thiền Trúc
Lâm Đại Việt. Đây là dòng Phật giáo
mang đậm bản sắc dân tộc (tu tại tâm,
gắn đạo với đời).
12

Thời
kỳ

Đặc điểm tư tưởng- tôn giáo
Nho
Phật
Đạo
TN
giáo

giáo
giáo
dân
tộc
Thế - Dần là - Giữ vị - Tồn
kỷ X hệ tư
trí đặc
tại
đến
tưởng
biệt
cùng
Phổ
thế
chính
quan
Nho
biến
kỷ
của g/c trọng
giáo

XIV thống
và PG phát
trị.
triển
- Ít ảnh - Rất
- Hòa qua
hưởng
phổ

lẫn
các
trong
biến
tín.n
thời
nhân
trong
dân
kỳ
dân.
nhân
gian.
dân.

Cuối
th.kỉ - Giữ vị
XIV trí độc
- Suy giảm
đến
tôn.
đầu
th.kỉ
XV.


HS quan sát lắng nghe, lĩnh hội.
GV nhấn mạnh: Việc làm này của vua
Trần Nhân Tông một lần nữa minh
chứng ý thức tự cường của cha ông

trong việc muốn sáng lập dòng tôn giáo
riêng mang đậm bản sắc dân tộc mình.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Tại sao trong nhân dân, Nho giáo ít
ảnh hưởng còn Phật giáo lại rất phổ
biến?
HS tư duy trả lời.
GV chiếu bảng phụ về một số đặc điểm
của Nho giáo và Phật giáo làm cơ sở
giải thích (xem bảng 2, phụ lục 2).
HS quan sát, so sánh, phát hiện vấn đề.
GV mở rộng liên hệ về PG: Ngày nay
Phật giáo vẫn ”đứng vững” trong tâm
linh đông đảo người dân (khoảng 10
triệu tín đồ). Với nhân dân ta không có
cánh cửa nào rộng mở như cửa chùa và
mái chùa muôn đời vẫn là nơi ”che chở
hồn dân tộc”, nơi giữ gìn những giá trị
văn hóa truyền thống của cha ông.
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”
Huyền Không (Thích Mãn Giác)
HS lĩnh hội.
GV giải thích nguyên nhân PG suy
giảm dưới thời Lê sơ: Thời Lê sơ cùng
với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước
phong kiến theo hướng quân chủ
chuyên chế Nho giáo đã trở thành công
cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã
hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được

nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã
13


hội. Nhà nước phong kiến đã ban hành
nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát
triển của Phật giáo, đưa Phật giáo
xuống hàng thứ yếu nên vị trí Phật giáo
suy giảm.
HS lĩnh hội.
GV mở rộng kiến thức về Đạo giáo:
Đạo giáo cũng có nhiều điểm tương
đồng với tín ngưỡng dân gian như thần
trú, bùa phép để trừ tà, chữa bệnh, thờ
cúng các vị thần tiên nên nhanh chóng
được hòa lẫn với các tín ngưỡng đó.
HS lĩnh hội.
GV nhấn mạnh: Đối với nhân dân
những yếu tố nào của Nho, Phật, Đạo
gần gũi với phong tục tập quán, đạo lý
cổ truyền dân tộc mới có tầm ảnh
hưởng mạnh mẽ (điển hình là Phật
giáo). Như vậy nhân dân ta luôn thể
hiện bản lĩnh của mình trong quá trình
tiếp nhận các tư tưởng bên ngoài.
HS lĩnh hội
GV chiếu hình ảnh minh họa về tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên (H3) và nhấn
mạnh: Mặc dù tiếp nhận hệ tưởng bên
ngoài, nhân dân vẫn luôn bảo tồn và

phát huy những tín ngưỡng cổ truyền
như thờ cúng tổ tiên, những anh hùng
có công với nước, với làng.
GV chiếu hình hình ảnh Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương (H4) minh
chứng thêm cho đạo lý uống nước nhớ
nguồn của người Việt Nam.
HS quan sát, lĩnh hội
GV kết luận chung: Tư tưởng tôn giáo
14


nước ta thời kỳ này phong phú, đa
dạng, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bên
ngoài; xong vẫn mang đậm ý thức dân
tộc.
HS lĩnh hội
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn học
sinh tìm hiểu những thành tựu về
giáo dục, văn học, nghệ thuật, và
khoa học kỹ thuật của Việt Nam trong
các thế kỷ X-XV. (27 phút)
GV sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm. Chia lớp thành 8 nhóm, 2 nhóm
thảo luận một nội dung. Nội dung thảo
luận như sau:
+ Nhóm 1,2: Trình bày tóm lược sự
phát triển của giáo dục trong các thế kỷ
X-XV theo phiếu học tập và cho biết
tác dụng, hạn chế của giáo dục nước ta

thời kỳ này.
+ Nhóm 3,4: Thống kê các thành tựu
văn học tiêu biểu ở các thế kỷ XI-XV
theo phiếu học tập và cho biết đặc điểm
(nội dung) của văn học thời kỳ này
+ Nhóm 5,6: Thống kê các thành tựu
nghệ thuật tiêu biểu ở các thế kỷ XIXV theo phiếu học tập và nêu nhận xét
về đời sống văn hóa của nhân dân ta
thời kỳ này.
+ Nhóm 7,8: Thống kê các thành tựu
khoa học-kỹ thuật theo phiếu học tập
và nêu rõ nguyên nhân của sự phát
triển khoa học kỹ thuật thời kỳ này.
HS hình thành nhóm, nắm bắt nội thảo
luận.
GV phát phiếu học tập (Xem phiếu học
15


tập ở bảng 3,4,5, 6, 7-phần phụ lục 2)
HS nhận phiếu học tập, thảo luận
GV quy định TG thảo luận nhóm là 7p.
HS chú ý thảo luận đúng thời gian.
GV yêu cầu đại diện nhóm 1 lên bảng
dán kết quả thảo luận. Các nhóm còn
lại quan sát nhận xét.
HS đại diện nhóm 1 dán KQ lên bảng, II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC,
nhóm khác nhận xét bổ sung.
NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC GV chiếu KQ phiếu học tập có nội KỸ THUẬT
dung về tình hình giáo dục.

HS đối chiếu, hoàn thiệc vào vở ghi.
GV chiếu ảnh về Văn Miếu (Hà Nội)
(H5) và nhấn mạnh: Việc nhà Lý lập
Văn Miếu và mở Quốc Tử Giám đã
chứng tỏ nền giáo dục Nho học ở nước
ta chính thức được xác lập, thể hiện ý
thức tự cường dân tộc của cha ông
mong muốn xây dựng cho nước nhà
một nền giáo dục riêng, đồng thời cũng
thể hiện lòng tôn sư trọng đạo, biết ơn
những người đã sáng lập ra Nho học.
GV chiếu hình ảnh bia Tiến sĩ tại Văn
Miếu-Hà Nội. (H6), yêu cầu HS quan
sát và trả lời câu hỏi:
Hãy cho biết việc dựng bia Tiến sĩ có
tác dụng gì?
HS theo dõi SGK, tư duy trả lời
GV nhấn mạnh thêm: Việc dựng bia
Tiến sĩ không chỉ nhằm vinh danh
người tài, khuyến khích học hành. Việc
làm đó còn xuất phát từ truyền thống
hiếu học, tôn sư trọng đạo của ông cha
ta.
HS lĩnh hội
16


GV sử dụng (H6), giới thiệu thêm về
bia Tiến sĩ tại Văn Miếu (Hà Nội) và
nhấn mạnh: Bia được đặt trên lưng rùa

đá để biểu thị sự trường tồn của tinh
hoa dân tộc. Mỗi tấm bia đá vừa là
nguồn sử liệu vô cùng quý giá vừa là
một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh
tế và độc đáo. Unesco đã công nhận 82
bia đá ở Văn Miếu là Di sản tư liệu thế
giới (2010) Đây cũng là sự vinh danh
cho một dân tộc luôn biết đề cao tinh
thần hiếu học và truyền thống tôn sư
trọng đạo.
HS lĩnh hội
GV tiếp tục chiếu nội dung về tác dụng
và hạn chế của giáo dục
HS quan sát đối chiếu, hoàn thiện và
ghi chép.
GV chiếu hình ảnh minh họa (H7) và
mở rộng kiến thức: Các nhân tài của
đất nước thời kỳ này tiêu biểu như Lê
Văn Thịnh (thời Lý), Nguyễn Hiền, Lê
Văn Hưu, Mạc Đỉnh Chi (thời Trần),
Lương Thế Vinh, Nguyễn Trãi (thời Lê
sơ)...
GV kể chuyện về nhân tài tiêu biểu
Lương Thế Vinh với giai thoại ngắn
”Phương pháp học” và ”Cân voi”, (Nội
dung giai thoại xem phần phụ lục 3).
HS lĩnh hội
GV chiếu hình ảnh Chu Văn An (H8)
và yêu cầu HS quan sát và trả lời câu
hỏi.

Hãy cho biết Ông là ai? Ông có vai trò
gì trong nền giáo dục đương thời?
17


HS tư duy trả lời
1.Giáo dục
GV nhấn mạnh thêm: Chu Văn An là
người thầy- nhà sư phạm mẫu mực tài Thời Nội dung sự kiện
đại
năng và đức độ, tiết tháo cao thượng.

- Năm 1070, lập Văn
Ông có công lớn trong việc truyền bá
Miếu
- Năm 1075, mở khoa
Nho giáo, xây dựng và phát triển nền
thi quốc gia đầu tiên.
giáo dục Nho học, đào tạo nhiều nhân
- Năm 1076, mở trường
tài cho đất nước như Phạm Sư Mạnh,
Quốc Tử Giám
Lê Quát... Ông xứng đáng danh vị
Trần - Năm 1247, đặt lệ lấy
đứng đầu các nhà giáo từ xưa đến nay.
Tam
khôi
(Trạng
nguyên, Bảng nhãn,
HS lĩnh hội.

Thám hoa).
GV yêu cầu HS trả lời:
- Mở rộng Quốc Tử
Để phát huy truyền thống hiếu học,
Giám trong nhân dân
truyền thống tôn sư trọng đạo em sẽ
làm gì?
Lê sơ - Quy định 3 năm mở
một kì thi Hội đế lựa
HS liên hệ bản thân trả lời
chọn tiến sĩ.
GV chiếu hình ảnh HS Việt Nam đạt
- Thời Lê Thánh Tông
giải cao trong các kì thi Olimpic (H9)
(1640- 1497), đã tổ
và nhấn mạnh: Phát huy truyền thống
chức 12 khoa thi Hội,
hiếu học của cha ông, thế hệ trẻ Việt
lấy đỗ hàng trăm Tiến
Nam hôm nay đang ra sức học tập và
sĩ.
- Năm 1484, cho dựng
rèn luyện, đóng góp công sức mang
bia ghi Tiến sĩ.
vinh quang về cho Tổ quốc.
HS quan sát lĩnh hội
GV làm rõ hạn chế của GD Nho học:
GD Nho học không quan tâm đến khoa
học tự nhiên và kỹ thuật nên không tạo
điều kiện cho kinh tế phát triển.

HS lĩnh hội
GV yêu cầu đại diện nhóm 3 lên bảng
dán kết quả thảo luận. Các nhóm còn
lại quan sát nhận xét.
HS đại diện nhóm 3 dán KQ thảo luận
lên bảng, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV chiếu KQ phiếu học tập về văn học
18

Nhận
xét
Được
xác
lập

Từng
bước
hoàn
thiện

phát
triển
Phát
triển
đến
đỉnh
cao


HS quan sát, đối chiếu và hoàn thiện

vào vở ghi.
GV thuyết giảng: Với ý thức tự cường
dân tộc cha ông ta đã xây dựng cho
mình một ý thức hệ riêng, nền giáo dục
riêng và tiếp đến là một nền văn học
riêng. Nền văn học dân tộc chính thức
ra đời chủ yếu vẫn là văn học chữ Hán.
Chữ Nôm tuy ra đời muộn hơn nhưng
đây là sản phẩm của tinh thần dân tộc
thể hiện rõ ý thức tự cường và bản lĩnh
dân tộc trong việc sử dụng chữ viết của
tiếng Việt làm ngôn ngữ văn chương.
HS lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh về văn học (H10),
vận dụng kiến thức văn học thuyết
giảng: Những câu thơ, lời hịch tiêu
biểu của Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi,
Trần Quốc Tuấn thể hiện rõ tinh thần
yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Tinh
thần ấy vang lên trong thơ Lý Thường
Kiệt hào sảng, chắc nịch ”Sông núi
nước Nam vua Nam ở”, đầy phấn khích
của Nguyễn Trãi “Như nước Đại Việt
ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã
lâu”. Lời thơ là những bản tuyên ngôn
tuyên bố đanh thép về chủ quyền độc
lập dân tộc. Đến Trần Quốc Tuấn là
một tinh thần sắt đá quyết tâm chiến
đấu tới cùng để giữ vững nền độc lập
ấy ”Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài

nội cỏ, nghìn xác này gói trong da
ngựa ta cũng cam lòng”.
HS quan sát lắng nghe, lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh TQ vi phạm chủ
19

- Tác dụng: Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân tài cho đất nước.
- Hạn chế: Không tạo điều kiện cho
kinh tế phát triển.


quyền biển đảo Việt Nam (H11) và yêu
cầu HS trả lời câu hỏi:
Những biểu hiện về tinh thần yêu nước
của nhân dân ta trước hành động TQ
đặt giàn khoan trái phép lên vùng biển
nước ta là gì?
HS quan sát liên hệ tực tế trả lời.
GV chiếu hình ảnh ngư dân Việt Nam
quyết tâm bám biển (H12) và nhấn
mạnh: Trong mọi thời kỳ, tinh thần yêu
nước của dân tộc được thể hiện rõ nhất
mỗi khi chủ quyền đất nước bị xâm hại.
Cả dân tộc luôn phát huy tinh thần
đoàn kết, kiên quyết đấu tranh để giữ
vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc.
HS quan sát lắng nghe, lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh các tập thơ Nôm

(H13) và nhấn mạnh tác phẩm ”Quốc
Âm thi tập”: Tập thơ gồm 254 bài thơ.
Bài nào trong tập thơ cũng thắm đượm
tinh thần dân tộc, tình yêu cuộc sống
lao động bình dị nơi thôn dã của làng
quê Việt Nam ”Ao cạn vớt bèo cấy
muống. Đìa thanh phát cỏ ương sen”.
Tập thơ cũng là những xúc cảm dạt dào
tình yêu nước thương dân của Nguyễn
Trãi ”Bui có một lòng trung lẫn hiếu.
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”
(Trích Thuật hứng số 24)
HS quan sát lắng nghe, lĩnh hội.
GV kết luận: Nội dung chính của văn
học thời kỳ này kể cả chữ Hán và chữ
Nôm đều mang đậm tinh thần dân tộc,
đó là niềm tự hào dân tộc và lòng yêu
20


nước sâu sắc.
GV: Chiếu nội dung đặc điểm văn học.
HS quan sát, đối chiếu hoàn thiện vào
vở ghi.
GV yêu cầu đại diện nhóm 5 dán KQ 2. Văn học
thảo luận lên bảng, nhóm khác quan sát
nhận xét bổ sung.
Lĩnh
Tác phẩm
HS đại diện nhóm 5 dán KQ thảo luận,

vực
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Văn
- Nam quốc sơn
GV chiếu KQ phiếu học tập.
học

HS đối chiếu, hoàn thiện vào vở ghi.
chữ
GV chiếu hình ảnh tổng hợp một số Hán
- Hịch tướng sĩ
- Bạch Đằng
công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu
giang Phú
biểu (H14), yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Hãy quan sát hình ảnh về một số công
- Bình Ngô Đại
trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu và
cáo
cho biết đâu là những công trình chịu
Văn
- Quốc âm thi tập
học
- Hồng Đức quốc
ảnh hưởng của PG, đâu là những công
chữ
âm thi tập
trình chịu ảnh hưởng của Nho giáo?
Nôm
HS quan sát tư duy trả lời.

GV nhấn mạnh: Mặc dù chịu ảnh
hưởng của các yếu tố bên ngoài nhưng
các công trình nghệ thuật vẫn luôn thể
hiện được vẻ đẹp độc đáo mang bản
sắc riêng, biểu hiện ý thức tự cường
của cha ông trong sáng tạo nghệ thuật.
GV chiếu hình ảnh chùa Một Cột
(H15) và thuyết giảng: Mang vẻ đẹp
độc đáo và tinh thần dân tộc trong nghệ
thuật kiến trúc thời đó tiêu biểu nhất là
công trình chùa Một Cột. Chùa còn có
tên gọi là Diên Hựu (kéo dài tuổi thọmong ước đất nước dân tộc luôn được
trường tồn, độc lập). Nhìn từ xa, chùa
như đóa sen nghìn cánh vươn lên từ
21

Tác giả
- Lý
Thường
Kiệt
- Trần Quốc
Tuấn
- Trương
Hán Siêu
- Nguyễn
Trãi
- Nguyễn
Trãi
- Lê Thánh
Tông



gương nước trong xanh, biểu hiện một
sự thanh cao, trong sạch, thấm đượm
tinh thần của PG và cũng biểu trưng
cho cốt cách tinh thần của người Việt
trong sáng, giản dị, hướng thượng, luôn
biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
GV chiếu lại hình ảnh (H15) và giới
thiệu một số công trình kiến trúc, điêu
khắc đặc sắc khác:
+ Kinh Thành Thăng Long thời Lý,
Trần và Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa
(H16,17)
+ Rồng đá điện Kính Thiên (H18) và
nhấn mạnh: Tác phẩm được đánh giá là
di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho
nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ. Với
nét chạm tinh xảo, hình tượng rồng
mang dáng vẻ mạnh mẽ, khỏe khoắn.
Đó cũng là biểu tượng cho uy quyền và
sức mạnh của vua, của nhà nước phong
kiến Đại Việt thế kỷ XV.
HS lắng nghe lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh một số công trình
điêu khắc đặc sắc) (H19), yêu cầu học
sinh trả lời câu hỏi:
Để có những tác phẩm điêu khắc đẹp
và tinh xảo như trên phải cần đức tính
gì ở người lao động?

HS quan sát, tư duy trả lời.
GV nhấn mạnh thêm: Nhờ có tinh thân
lao động cần cù, đức tính bền bỉ, tinh
tế, tài năng khéo léo, thông minh, sáng
tạo của cha ông nên mới có được
những công trình có giá trị như vậy.
HS quan sát, lắng nghe lĩnh hội.
22


×