Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.76 KB, 6 trang )

I)Đặt vấn đề
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề mà bất kì quốc gia nào cũng
quan tâm và hướng tới. Bởi lẽ, bản sắc văn hóa dân tộc là cái "hồn", là sức sống
nội sinh, là cái thẻ căn cước của mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân
tộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình
trong quá trình giao lưu và hội nhập.
Hiện nay nước ta đang trong tiến trình hội nhập với thế giới. Đó là một cơ
hội không ai có thể phủ nhận tuy nhiên những thách thức mà chúng ta phải đối
mặt cũng không hề nhỏ. Quá trình hội nhập có thể làm triệt tiêu sự khác biệt về
văn hoá giữa các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia,
làm xói mòn ý thức dân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hoá. Đó là lý do mà vấn đề
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay là một
vấn đề rất được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm.
II) giải quyết vấn đề
1) Thực trạng quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của nước ta trong
thời kì hội nhập.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tổng thể những phẩm chất, tính
cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của
dân tộc ta; nó là sức sống bên trong của dân tộc, nó bao gồm những giá trị
văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được
vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bản
sắc ấy thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội các dân tộc
người Việt từ tư duy đến cách sống , cách làm, nết ăn nết ở, và nhất là trong
hệ giá trị của dân tộc.
Trong quá trình hội nhập hôm nay, chúng ta vẫn luôn giữ được bản sắc
văn hóa của dân tộc, những nét riêng cốt lõi và truyền thống từ đời ông cha
1
ngàn xưa. Với chủ trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, tại Nghị quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương
Đảng khóa VII Đảng có những nhận định rất đúng đắn về thực trạng giữ gìn
nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của nước nhà.


Từ ngàn xưa, lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu hi sinh vì tổ quốc của
nhân dân ta vẫn luôn được bồi đắp, nuôi dưỡng cho đến ngày hôm nay.
Không thể hiện bằng nòng súng, bằng chiến đấu quả cảm sống còn với kẻ
thù nơi sa trường, thế hệ người Việt hôm nay đã mang niềm tự tôn dân tộc
cùng với trí tuệ vinh danh khắp năm châu, đem tài năng và sức trẻ góp vào
xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống
được giữ gìn; nhiều bộ sưu tập công phu từ kho tàng văn học dân gian và văn
hóa bác học Việt Nam trong nhiều thế kỉ được xuất bản. Điều đó đã tạo cơ
sở cho việc bảo tồn, nghiên cứu và phát huy những giá trị tư tưởng, học thuật
và thẩm mĩ của dân tộc.
Về phong tục tập quán, người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc
bền. Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính. Ngày nay cuộc sống
khấm khá hơn, đầy đủ hơn, bữa cơm phố thị của con cháu Việt có nhiều thịt
cá nhưng vẫn không quên vị dưa cà. Xưa phổ biến mặc yếm, váy, áo tứ thân
sau này đổi thành chiếc áo dài hiện đại. Đó là nét bản sắc văn hóa đậm đà
của phụ nữ Việt Nam, làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo trong một xã hội ăn
sâu tư tưởng "cái nết đánh chết cái đẹp".
Nước ta là đất nước của tết nhất và lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa
xuân, nông nhàn. Mỗi vùng thường có lễ hội riêng. Ngoài ra còn có các lễ
hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn
hóa (hội chùa). Mặc dù cuộc sống ngày càng bân rộn tuy nhiên đã là con dân
đất Việt thì đều không quên háo hức trước mỗi mùa lễ hội.
2
Tuy nhiên, nước ta đang trong quá trình hội nhập, vì vậy nên văn hóa của
chúng ta không thể phủ nhận rằng không bị lai tạp ít nhiều.Điều này cũng
được nhận định trong Nghị quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung
ương Đảng khóa VIII:
Có một bộ phận người dân còn mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác
trước những luận điệu của thế lực thù địch. Nhiều cá nhân sống ích kỉ, thực

dụng, coi thường những giá trị truyền thống , quay lưng lại với những bộ
môn nghệ thuật dân gian. Không ít người thuộc thế hệ trẻ bị ảnh hưởng bởi
lối sống lai căng, sùng bái nước ngoài, chưa kể đến những tệ nạn xã hội ngày
càng gia tăng cùng những hủ tục cũ và mới. Nghiêm trọng hơn đó là sự suy
thoái về đạo đức, lối sống trong đó có cả những cán bộ, Đảng viên.
2) Quan điểm chủ trương của Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc trong thời kì hội nhập.
Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc và
trong thực trang của nó trong tình hình hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã có
những chủ trương và chính sách cụ thể và kịp thời nhằm giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc trong quá trình hội nhập. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua Nghị
quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII. Đảng
đưa ra những quan điểm chỉ đạo cơ bản như sau:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc. nền văn hóa tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong
hình thức biểu hiện trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Bảo vệ bản săc
dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế , tiếp thu có chọn lọc những
cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải
đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán, lề thói cũ.
3
Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh
đạo trong đó có đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng.
Văn hóa là 1 mặt trận, xây dựng và phát triển nó lại là một sự nghiệp cách
mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.
Cụ thể hơn những nhận định trên, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
Đảng đề ra nhiệm vụ phải bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa là tài sản vô

giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản săc dân tộc, cơ sở để sáng tạo
những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách
mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cuus và giáo dục sâu
rộng những đạo lí dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.
3) Phương hướng
Về phương hướng, nhằm giữ gìn nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc trong
quá trình hội nhập , trước hết Đảng và nhà nước ta cần chú trọng về xây dựng,
ban hành luật pháp và các chính sach văn hóa (theo nghi quyết hội nghị lần thứ
5 ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ VIII).
Đảng và nhà nước chủ truong xây dựng các luật, pháp lệnh, các văn bản
pháp quy điều chỉnh các hoat động trên lĩnh vực văn hóa. Bổ sung những luật đã
ban hành cho phù hợp với tình hình mới, nghiên cứu xây dựng luật di sản dân
tộc,…
Xây dựng, ban hành các chính sách về văn hóa như bảo tồn , phát huy di sản
văn hóa dân tộc hướng vào cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Tiên hành sớm
việc kiểm kê, sưu tầm , chỉnh lí vốn văn hóa truyền thống của người Việt và các
4
dân tộc thiểu số; phiên dịch, giới thiệu kho tàng văn hóa Hán Nôm. Bảo tồn các
di tích lịch sử, văn hóa và các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, nghề truyền
thống. trọng đãi những nghệ nhân bậc thầy trong các ngành nghề truyền thống.
Ngoài ra, nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập, Đảng
còn đưa ra những phướng hướng là tăng cường nguồn lực và phương tiện cho
hoạt động văn hóa. Cụ thể như tăng mức đầu tư cho văn hóa từ nguồn chi
thường xuyên và chi đầu tư phát triển của ngân sách ; thực hiện các chương
trình có mục tiêu văn hóa nhằm đầu tư trọng điểm; củng cố hoàn thiện tổ chức
bộ máy về quản lí văn hóa hoàn thiện và có hiệu quả.
III) Kết thúc vấn đề.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội phải luôn đi kèm với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc

dân tộc. Sở dĩ cần phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến để chúng ta không
tụt hậu so với thế giới, nhưng cần giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc để
không bị mất đi những giá trị đích thực của dân tộc ta.
Mỗi dân tộc trên thế giới có nền văn hóa của riêng mình. Khi tất cả đã mất, văn
hóa là cái sẽ còn lại, và nó là cái để phân biệt dân tộc này với dân tộc kia. Vì
vậy, nếu chúng ta đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình, có khác gì chúng ta
là những người mất nước ? Việc giữ vững văn hóa dân tộc thể hiện bản ngã của
dân tộc, và làm cơ sở để khẳng định vị trí của dân tộc trên thế giới.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta cứng nhắc giữ riêng văn hóa của mình
mà bài trừ hoàn toàn những nét đẹp trong văn hóa của các quốc gia khác. Cần
tiếp thu một cách có chọn lọc văn hóa của họ, và biến nó thành văn hóa của
riêng mình. Là thành công khi chúng ta hòa nhập mà không hòa tan.
5

×