Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.75 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHU MINH KHÔI

CÁC TRƯỜNG HỢP
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN CỪ

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự
hỗ trợ của người hướng dẫn. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong luận văn đảm
bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công


trình nào khác.

Tác giả luận văn

CHU MINH KHÔI


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ........................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ......................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ....................................................................... 4
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài .............................................. 5
6. Cơ cấu của luận văn........................................................................................ 5
Chương 1: NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014................................................................... 6
1.1. Khái quát chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 ........................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm tài sản ...................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng ..................................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm…………………………………………………………….….7
1.1.2.2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận………...………………….9
1.1.2.3. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định……………………………14
1.2. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. .................... 17
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 17
1.2.2. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.19
1.2.2.1. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận………………………………………19

1.2.2.2. Trường hợp vợ, chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân………………………………………………………………..……….22
1.2.3. Hậu quả pháp lý chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân22
1.2.3.1. Về quan hệ nhân thân của vợ chồng…………………………………...22


1.2.3.2. Về sở hữu tài sản của vợ chồng…………………………………….….24
1.3. Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên vợ, chồng
chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết.................. 26
1.3.1. Nguyên tắc chia ...................................................................................... 26
1.3.2. Hậu quả pháp lý ...................................................................................... 34
1.3.2.1. Về nhân thân……………………………………………………….…..34
1.3.2.2. Về tài sản…………………………………………………………….....36
1.3.3. Khôi phục chế độ tài sản của vợ chồng khi vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố
đã chết mà lại trở về ......................................................................................... 36
1.4. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ........................................... 37
1.4.1. Nguyên tắc chia ...................................................................................... 38
1.4.1.1. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận…….… 38
1.4.1.2. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định………… 39
1.4.2. Hậu quả pháp lý về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn .............. 43
1.4.2.1. Về nhân thân……………………………………………………….…. 43
1.4.2.2. Về tài sản…………………………………………………………….... 44
Chương 2: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VIỆC CHIA TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG ........................................................................... 45
2.1. Tiếp tục hoàn thiện những quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014 về
chia tài sản chung của vợ chồng hiện nay ......................................................... 46
2.1.1. Về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận ...................................... 46
2.1.2. Về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định ........................................ 50
2.1.3. Về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng ...................................... 55
2.1.4. Về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong các

trường hợp cụ thể. ............................................................................................ 59
2.1.4.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân……………...59
2.1.4.2. Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên vợ, chồng
chết hoặc có quyết định của Toà án tuyên bố vợ, chồng đã chết…………….…60
2.1.4.3. Chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn………………………..………62


2.2. Một số giải pháp khác nhằm đạt hiệu quả trong thực tiễn về chia tài sản
chung của vợ chồng .......................................................................................... 63
2.2.1. Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ áp dụng pháp
luật ................................................................................................................... 63
2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của
nhân dân ........................................................................................................... 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

:

Bộ luật dân sự

HN&GĐ

:


Hôn nhân và gia đình

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP :

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

:

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

ngày

03/10/ 2001 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa một người đàn ông
và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, theo quy
định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình
hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Không có mối quan hệ, sự đồng

cảm hay đồng hành nào đáng yêu, thân thiện và quyến rũ hơn một cuộc hôn nhân
tốt đẹp. Kết hôn không phải là dấu chấm hết cho một tình yêu mà đó là sự
chuyển biến của tình yêu sang một giai đoạn mới-cuộc sống gia đình. Hôn nhân
chỉ có tình yêu không thôi là chưa đủ mà còn cần phải có tài sản-cơ sở kinh tế
độc lập-để “nuôi” sống gia đình. Khi chưa kết hôn, giữa hai bên nam hoặc nữ
đều có tài sản riêng và có toàn quyền đối với tài sản của mình. Tuy nhiên, khi
bước vào đời sống hôn nhân thì không còn như vậy nữa. Hai người sẽ cùng tạo
lập, duy trì, sử dụng và định đoạt những tài chung vì lợi ích chung của vợ chồng
và gia đình. Xuất phát từ tính chất, mục đích của quan hệ vợ chồng được xác lập,
Nhà nước bằng pháp luật phải quy định về chế độ tài sản của vợ chồng.
Trong tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam có thể kể đến hai bộ
luật cổ xưa nhất đó là: bộ Quốc triều hình luật (triều Lê), Hoàng việt luật lệ (triều
Nguyễn). Hai bộ luật này sớm đã có những quy định điều chỉnh về vấn đề hôn
nhân và gia đình (HN&GĐ), trong đó cũng đã chú trọng đến vấn đề tài sản
chung của vợ chồng. Truyền thống lập pháp đó đã được các nhà làm luật sau kế
thừa và phát triển qua từng giai đoạn lịch sử, thông qua: Bộ dân luật Bắc kỳ năm
1931, Bộ dân luật Trung kì năm 1936, Tập dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883,
Luật gia đình năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986,
Luật HN&GĐ năm 2000.
Ngày 19/6/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
khóa XIII, kì họp lần thứ 7 đã thông qua Luật HN&GĐ năm 2014 gồm 9 chương
với 133 Điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật HN&GĐ năm


2

2000. Luật HN&GĐ năm 2014 đã có nhiều quy định mới tương đối cụ thể về
chế độ tài sản của vợ chồng, phát huy được hiệu quả trong việc điều chỉnh các
quan hệ pháp luật về HN&GĐ, góp phần xây dựng và phát triển chế độ
HN&GĐ, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ,

chồng và các thành viên khác trong gia đình.
Cùng với những đổi mới tích cực trong đời sống kinh tế-xã hội, các quan
hệ HN&GĐ đã có những thay đổi tích cực; nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn tác
động tiêu cực, nhất là các vấn đề về tranh chấp tài sản của vợ chồng. Đặc biệt,
vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng ngày càng đa dạng và phức tạp, ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống gia đình. Luật HN&GĐ năm 2014 mới có hiệu
lực được 05 tháng, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa cũng như góp phần làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận về các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng;
dựa trên cơ sở kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập và tình hình áp dụng
pháp luật thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài:“Các trường hợp chia tài sản
chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm trở lại đây, xu thế toàn cầu hóa-khu vực hóa, ngày càng
tác động mạnh mẽ tới đất nước, con người Việt Nam. Các mối quan hệ về tài sản
của vợ chồng cũng thường xuyên thay đổi và phát triển không ngừng để theo kịp
xu thế thời đại. Tuy nhiên, không phải quan hệ nào cũng được pháp luật dự liệu
kịp thời để đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Bởi vậy, có nhiều công trình khoa
học, cũng như những bài viết bàn về vấn đề tài sản của vợ chồng nói chung cũng
như chia tài sản chung của vợ chồng nói riêng, luôn thu hút được sự quan tâm
của nhiều người. Tiêu biểu có thể kể đến:
Nhóm giáo trình, sách chuyên khảo:
- Trường Đại học Luật Hà nội (2008), Giáo trình Luật HN&GĐ Việt nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà nội.


3

- Nguyễn Văn Cừ-Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

- Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt
Nam, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.
-…
Nhóm các luận án, luận văn :
- Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ
Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà nội.
- Nguyễn Hồng Hải (2002), Xác định chế độ tài sản của vợ chồng-một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà nội.
- Trương Ngọc Tuyết (2002), Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo
Luật HN&GĐ năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật-Đại học quốc gia
Hà nội.
-…
Nhóm các công trình nghiên cứu; bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên
ngành pháp luật:
- Thu Hương-Duy Kiên (2013), Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ-thực tiễn giải quyết, tạp chí
Tòa án nhân dân, số 5/2013.
- ThS. Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong
pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam, tạp chí Luật học, số 11/2009.
- TS. Nguyễn Phương Lan (2008), Tài sản vợ chồng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Đại học Luật Hà nội.
-…
Các công trình nghiên cứu này hoặc có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập
đến nhiều khía cạnh của vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng hoặc chỉ đề cập
đến một khía cạnh nhỏ của vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng; chưa đi sâu
phân tích toàn diện và chuyên sâu về các trường hợp chia tài sản chung của vợ
chồng. Quan trọng nhất đó là các công trình nghiên cứu về Luật HN&GĐ năm


4


2000 trở về trước chứ không phải nghiên cứu về Luật HN&GĐ năm 2014. Có
thể nói, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc
về các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm
2014.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý
luận chung về chế độ tài sản của vợ chồng; chia tài sản chung của vợ chồng
trong các trường hợp cụ thể theo Luật HN&GĐ năm 2014.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn đi sâu nghiên cứu về các trường hợp chia
tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014 bao gồm: chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản chung của vợ chồng
trong trường hợp một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên
bố vợ, chồng đã chết; chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin với các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu các quy định chia tài
sản chung của vợ chồng có từ trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích về các
trường hợp chia tài sản chung; khái quát được những nội dung cơ bản của từng
vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
- Phương pháp so sánh được thực hiện khi đối chiếu các quy định về chia
tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014 so với các quy định
pháp luật của những năm trước đây.
- Phương pháp phân tích-dự báo khoa học được thực hiện khi đưa ra các
nội dung mà Luật HN&GĐ năm 2014 còn chưa dự liệu.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa vào các quy định của Luật
HN&GĐ cùng các quy định pháp luật có liên quan, trên cơ sở lý luận về chế độ



5

tài sản của vợ chồng, chỉ rõ các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo
Luật HN&GĐ năm 2014; đánh giá những ưu điểm, bất cập khi áp dụng vào thực
tiễn; qua đó đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện việc chia tài sản chung của
vợ chồng.
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích khái quát các vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng
theo Luật HN&GĐ năm 2014, chỉ ra được bản chất pháp lý của chế định tài sản
và tài sản của vợ chồng.
- Làm sáng tỏ các trường hợp cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng
theo Luật HN&GĐ năm 2014.
- Đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện các quy định
của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng; tạo nhận thức và áp dụng pháp
luật thống nhất.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu của
luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Nội dung quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong
các trường hợp cụ thể theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Chương 2: Một số kiến nghị hoàn thiện việc chia tài sản chung của vợ
chồng.


6

Chương 1
NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

1.1. Khái quát chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014
1.1.1. Khái niệm tài sản
Sở hữu tài sản là quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến
pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:“Mọi người có
quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư
liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác”(Điều 32). Luật HN&GĐ Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ về nhân thân và tài
sản1. Xét trong mối quan hệ với các ngành luật khác, các quan hệ nhân thân và
tài sản trong lĩnh vực HN&GĐ với những quan hệ dân sự là những quan hệ cùng
loại nên tài sản chung của vợ chồng cũng là một loại tài sản theo pháp luật dân
sự. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng cũng được Bộ luật dân sự
(BLDS) năm 2005 ghi nhận (tại chương XII). Nghiên cứu vấn đề chia tài sản
chung của vợ chồng cần phải đặt trong mối liên hệ với chế định tài sản nói chung
của BLDS. Tài sản-với tư cách là khách thể của quyền sở hữu-đã được Điều 163
BLDS năm 2005 xác định như sau:“Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và
các quyền tài sản”.
Điều 219 BLDS năm 2005 xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ
chồng là sở hữu chung hợp nhất. Đây là khối tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ
1

Xem: Trường Đại học Luật Hà nội (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an
nhân dân, Hà nội, tr.25.



7

chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ
chồng thỏa thuận là tài sản chung. Ngoài tài sản chung, vợ hoặc chồng còn có
thể có tài sản riêng như: tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia
riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản
khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
1.1.2. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng
1.1.2.1. Khái niệm
Hôn nhân là một điều tuyệt vời trong cuộc sống của mỗi người. Lãng mạn
là phép màu để thắp lửa tình yêu thì tài sản là điều kiện vật chất để nuôi sống gia
đình. Tài sản tuy không thể làm nên hạnh phúc nhưng nó là nhân tố quan trọng
có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống chung của hai vợ chồng. Trong Luật dân sự,
quan hệ tài sản là quan hệ hàng hóa, tiền tệ và có tính chất đền bù, ngang giá thì
quan hệ tài sản trong Luật HN&GĐ không mang tính chất đấy, mặc dù quan hệ
tài sản trong quan hệ HN&GĐ Việt Nam cũng cùng một gốc với quan hệ tài sản
trong pháp luật dân sự. Khi đã kết hôn, hai vợ chồng cùng chung sức, chung lòng
nên không thể rạch ròi như lý thuyết về tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự
cũng như các lý thuyết về tài sản khác. Tất nhiên tính chất đền bù, ngang giá
trong Luật dân sự không bắt buộc phải có trong mọi trường hợp. Thế nhưng phải
nói rằng nếu như đối với Luật HN&GĐ không có tính chất đền bù, ngang giá là
về nguyên tắc thì đối với Luật dân sự, đó là trường hợp ngoại lệ2. Hơn nữa, trong
cuộc sống thường ngày sẽ phát sinh những giao dịch liên quan đến tài sản cần có
sự quyết định nhanh chóng, có thể do hai vợ chồng cùng quyết định hoặc khi thì
do người chồng quyết định, lúc khác lại do người vợ quyết định. Bởi lẽ đó, với
tính chất và mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập, đòi hỏi cần phải có

2


Xem: Trường Đại học Luật Hà nội (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam, Đại học Luật
Hà nội, Nxb.Công an nhân dân, Hà nội, tr.47.


8

một quy chế pháp lý đặc biệt điều chỉnh vấn đề tài sản chung của vợ chồng. Nhà
nước bằng pháp luật cần quy định chế độ tài sản của vợ chồng.
Theo Giáo trình Luật HN&GĐ, tập 2, Khoa Luật Đại học Cần Thơ
thì:“Chế độ tài sản vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
quan hệ tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản,
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc
phân chia tài sản giữa vợ và chồng. Tài sản được phân loại gồm: tài sản chung
và tài sản riêng. Với quan hệ tài sản chung, vợ chồng cùng tham gia vào việc tạo
lập, duy trì và phát triển khối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi
quan hệ tài sản riêng bảo tồn sự độc lập của mỗi người trong việc xác lập và
thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản”. Định nghĩa khá dài này đã cho thấy
những nội dung cơ bản của chế độ tài sản của vợ chồng, tuy nhiên còn có điểm
chưa chính xác khi cho rằng chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh “quan hệ tài sản” của vợ chồng. Theo tinh thần của
Luật HN&GĐ thì quan hệ tài sản của vợ chồng gồm ba vấn đề cơ bản: quyền sở
hữu tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng, quyền
thừa kế tài sản; trong khi đó, nói đến chế độ tài sản của vợ chồng thường chỉ bao
gồm vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản của vợ và chồng mà thôi.
Theo TS. Nguyễn Văn Cừ “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các
quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các
quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài
sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và
chồng theo luật định”3. Tương tự như định nghĩa trên của Khoa Luật Đại học

Cần Thơ, định nghĩa này đã chỉ ra những nội dung cơ bản của chế độ tài sản của
vợ chồng. Tuy nhiên, đời sống vợ chồng là một quan hệ xã hội mở nên pháp luật
không thể điều chỉnh hoàn toàn hết được. Hơn nữa không chỉ ở các nước khác
trên thế giới mà hiện nay Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đã quy định chia chế độ
3

Xem: TS. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt nam,
NXb. Tư pháp, Hà nội, tr.8


9

tài sản của vợ chồng thành hai loại: chế độ tài sản ước định, chế độ tài sản pháp
định.
Khi quan hệ hôn nhân tồn tại hợp pháp thì vợ, chồng trở thành chủ thể
quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản của vợ chồng. Căn cứ xác lập, chấm dứt chế
độ tài sản của vợ chồng đi kèm với căn cứ phát sinh và chấm dứt quan hệ hôn
nhân. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ước định hay chế độ tài sản pháp định
thì chế độ tài sản của vợ chồng luôn được pháp luật dự liệu làm chuẩn mực pháp
lý cho hành vi ứng xử của mỗi bên vợ, chồng.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu chế độ tài sản của vợ chồng là tổng
thể các quy tắc xử sự về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng bao gồm: căn cứ xác
lập quyền sở hữu tài sản; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng với tài sản chung
hoặc tài sản riêng; phân chia tài sản của vợ chồng.
1.1.2.2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là một loại chế độ tài sản
trong đó sự thỏa thuận được thực hiện theo văn bản (hợp đồng) do vợ chồng kết
lập với nhau từ trước khi kết hôn nhằm điều chỉnh về chế độ tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân. Văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng được áp dụng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới:

Pháp, Mỹ, Anh, Nam Phi, Philipphin, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật
Bản,…
Ngay từ thời La Mã cổ đại, phụ nữ và nam giới trước khi kết hôn thường
tự lập thỏa thuận, trong đó xác định trước vấn đề tài sản giữa họ với nhau trong
cuộc sống tương lai, đồng thời cũng nêu rõ những điều kiện thừa kế tài sản khi
một bên vợ hoặc chồng chết. Bộ Luật Hamurabi đã thể hiện rõ vấn đề này thông
qua các Điều 128,133,137,149,163,…Điều 163 quy định:
“Nếu dân tự do lấy vợ, người vợ chưa sinh con cái cho y mà về sau người
đàn bà này chết, nếu bố vợ đòi lại lễ hỏi của người tự do này thì người chồng


10

của người đàn bà đó không được đòi của hồi môn của người đàn bà đó, của hồi
môn của thị chỉ thuộc về gia đình của bố thị” 4.
Pháp là quốc gia áp dụng chế độ tài sản ước định lâu đời trong lịch sử. Ở
nước này, sự xuất hiện của hôn ước gắn liền với sự cần thiết giữ gìn, bảo vệ
quyền của những người phụ nữ lập gia đình và người thân thích của họ trong
việc định đoạt tài sản có trước khi kết hôn cũng như sử dụng hoa lợi, lợi tức của
những tài sản này. Điều 1387 BLDS Cộng hòa Pháp quy định:
“Vợ chồng có thể tự do lập hôn ước, miễn là những thỏa thuận trong hôn
ước không trái với thuần phong mỹ tục hoặc không trái với các quy định của
pháp luật về điều kiện thừa nhận tính hợp pháp của hôn ước”.
Ở Nhật Bản có riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức của
hôn ước và các vấn đề trong đăng kí hôn ước. Điều 755 BLDS Nhật Bản ghi
nhận quyền được lập hôn ước của các cặp vợ chồng:
“Các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sẽ được tuân theo các
quy định dưới đây nếu như vợ chồng không ký và một hợp đồng quy định trước
về tài sản của họ trước khi đăng ký kết hôn”.
Tại Thái Lan, ngoài những điểm chung về hôn ước như nhiều quốc gia

khác thì hôn ước ở Thái Lan có thêm điều kiện về luật áp dụng điều chỉnh và
không cho phép vợ chồng được chọn áp dụng là luật nước ngoài. Cụ thể, Điều
1465 quy định:
“Trong trường hợp vợ chồng trước khi kết hôn không có thỏa thuận đặc
biệt về tài sản của họ (hôn ước) thì quan hệ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh
bởi những quy định chung của chương này. Hôn ước sẽ vô hiệu nếu có bất cứ
điều khoản nào trái với trật tự công hoặc đạo đức xã hội hoặc quy định rằng
quan hệ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh bởi luật nước ngoài”.
Cùng chung hệ thống xã hội chủ nghĩa với Việt Nam, trước đây Cộng hòa
dân chủ Đức bên cạnh việc quy định chế độ tài sản pháp định mà vợ chồng phải
4

Xem tại địa chỉ truy cập: />

11

tuân theo đã ghi nhận vợ chồng có quyền thỏa thuận thay đổi một số nội dung
trong chế độ tài sản được pháp luật quy định. Điều 14 Luật Gia đình của Cộng
hòa dân chủ Đức quy định:
“Vợ chồng được giao ước với nhau khác với quy định của Điều 13 (chế
độ sở hữu và tài sản của vợ chồng). Giao ước phải viết thành văn bản. Không
được giao ước điều gì trái với quy định về những vật thuộc sở hữu và tài sản
chung phục vụ cho đời sống chung trong gia đình”.5
Theo lịch sử pháp luật Việt Nam, trong cổ luật mà hai đại diện tiêu biểu là
bộ Quốc triều hình luật và bộ Hoàng Việt luật lệ, tuy có quy định về vấn đề
HN&GĐ, xong không nhắc tới vấn đề thỏa thuận tài sản của vợ chồng bởi nó
không phù hợp với phong tục và điều kiện của người Việt Nam vốn xem trọng
yếu tố tình cảm gia đình và tôn thờ đạo Nho, đạo Phật. Bộ Quốc triều hình luật
chỉ nhắc đến một số trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi một bên vợ, chồng
chết trước (Điều 374, 375, 376) và đến Bộ Hoàng Việt luật lệ có sử dụng thuật

ngữ “hôn thư”(tư ước) với ý nghĩa ghi nhận sự đính hôn giữa hai bên gia đình
gả con cái cho nhau chứ không phải là một sự thỏa thuận về tài sản của vợ
chồng.
Dưới thời kì Pháp thuộc, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền
khác nhau và ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng (Bộ dân
luật Bắc kỳ năm1931; Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936; Tập dân luật giản yếu
Nam kỳ năm 1883) để điều chỉnh quan hệ HN&GĐ trong đó có những quy định
về hôn ước-chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Cả ba văn bản luật này
đều xây dựng dựa theo quy định trong BLDS Cộng hòa Pháp năm 1804 và hệ
thống phong tục, tập quán của xã hội phong kiến Việt Nam. Ở Nam kỳ với Tập
dân luật giản yếu khi điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ không nói gì đến chế độ
tài sản của vợ chồng, di sản và tự sản, cũng như không quy định về hôn ước. Tại
Bắc kỳ và Trung kỳ, các nhà làm luật đã có những dự liệu về chế độ tài sản ước
5

Xem: TS. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt nam,
Nxb. Tư pháp, Hà nội, tr.121.


12

định và áp dụng nguyên tắc bất di, bất dịch của chế độ tài sản của vợ chồng theo
hôn khế. Điều 104 Bộ dân luật Bắc kỳ quy định:“Về đường tài sản, pháp luật chỉ
can thiệp đến đoàn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước
riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng ấy không được trái với phong tục và
không được trái với quyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn
thể”;“phàm tư ước về tài sản của vợ chồng khi đã làm giá thú thì không được
thay đổi gì nữa”(Điều 105). Quy định chế độ tài sản ước định này lần đầu tiên
đã được dự liệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam theo quan niệm của các nhà
làm luật tư sản, tuy nhiên, quy định này đã không phù hợp với tục lệ truyền

thống của người Việt Nam như đã phân tích ở trên, nên thường không được các
cặp vợ chồng thỏa thuận lựa chọn.
Ở miền Nam Việt Nam trước ngày thống nhất đất nước, pháp luật điều
chỉnh quan hệ HN&GĐ đã có những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng
thông qua ba văn bản pháp luật: Luật gia đình ngày 02/01/1959; Sắc luật Số
15/64 ngày 23/7/1964 quy định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng; BLDS
ngày 20/12/1972. Cả ba văn bản này đều quy định vợ, chồng có quyền thỏa
thuận về tài sản tiền hôn nhân, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước
thoả thuận về vấn đề tài sản, miễn là sự thỏa thuận bằng hôn ước đó không trái
với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của con cái (Điều 45
Luật gia đình năm 1959; Điều 49 Sắc luật số 15/64 và Điều 144;145 BLDS năm
1972). BLDS năm 1972 quy định:“vợ chồng có thể tự do lập hôn ước tùy muốn,
miễn không trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục”(Điều 145).
Theo pháp luật HN&GĐ của nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám năm
1945 cho đến nay, trong giai đoạn năm 1945-1950 quan hệ hôn nhân vẫn được
điều chỉnh bởi ba văn bản luật: Bộ dân luật Bắc kỳ 1931; Bộ dân luật Trung kỳ
năm 1936; Tập dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883 theo Sắc lệnh số 90-SL
ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày
22/5/1950 Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa


13

được ban hành trong đó có 08 Điều quy định về HN&GĐ; ngày 17/11/1950 Sắc
lệnh số 159/SL quy định về vấn đề ly hôn cũng được ban hành nhưng không hề
đề cập gì tới vấn đề thỏa thuận tài sản của vợ, chồng. Sau đó, Luật HN&GĐ năm
1959, Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta lần
lượt được ban hành nhưng đều không dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận, bởi không phù hợp với tập quán truyền thống của gia đình Việt
Nam6. Mặc dù cả Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 không

thừa nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận nhưng lại đều cho phép
vợ chồng được thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 18
Luật HN&GĐ năm 1986; sau đó kế thừa tại Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000.
Như vậy, có thể thấy trong suốt một khoảng thời gian dài, pháp luật Việt Nam
không quy định về chế độ tài sản ước định của vợ chồng, bởi khác với quan điểm
của các nhà làm luật tư sản; các nhà làm luật xã hội chủ nghĩa không quan niệm
hôn nhân là một “hợp đồng dân sự” mà hôn nhân là một sự liên kết đặc biệt giữa
một người nam và một người nữ trong quan hệ đặc biệt được gọi là vợ chồng.
Trong mối quan hệ ấy là sự yêu thương, quý trọng, bình đẳng và trách nhiệm
giữa các thành viên trong gia đình vì mục tiêu xây dựng gia đình dân chủ, hòa
thuận, hạnh phúc và bền vững. Đây là một quan niệm mang tính nguyên tắc
dược ghi nhận trong Luật HN&GĐ của Liên Xô (cũ), Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa, Cộng hòa dân chủ Đức, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (cũ),…
Với xu hướng hội nhập quốc tế cùng với tình hình phát triển kinh tế của
đất nước, nhận thấy tính cứng nhắc, không linh hoạt trong quy định về chế độ tài
sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 2014 của nhà nước ta đã quy định về chế
độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (tại Điều 47, 48, 49, 50 và 59). Đây là
một quy định mới, xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo quyền tối cao trong định
đoạt tài sản của vợ chồng; công khai minh bạch về quyền và nghĩa vụ tài sản của

6

Xem: Nguyễn Văn Cừ (2012), Một số vấn đề về hôn ước và quan điểm áp dụng ở Việt nam hiện nay, Tạp
chí luật học, (10).


14

vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của những người có liên quan tới chế độ tài sản của vợ chồng.

1.1.2.3. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
Các nước trên thế giới trong hệ thống pháp luật của mình đều có những
quy định điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản theo luật định
là:“chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu trước về căn cứ, nguồn gốc,
thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền
và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp và
nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan
tới các khoản nợ chung hay nợ riêng của vợ, chồng”.7
Ở các quốc gia tư bản, chế độ tài sản theo luật định được áp dụng cho các
cặp vợ chồng khi xác lập hôn nhân mà không lập văn bản thỏa thuận về tài sản
của vợ chồng hoặc để vợ, chồng có thêm lựa chọn chế độ tài sản áp dụng. Ở
Pháp, BLDS Cộng hòa Pháp quy định:
“Chế độ cộng đồng tài sản được thiết lập khi không có hôn ước hoặc khi
vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài sản” (Điều 1400).
Với các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa như đã phân tích ở trên
thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được coi là duy nhất để áp dụng
cho các cặp vợ chồng khi kết hôn. Tại Cu-ba, Điều 29 Luật gia đình Cộng hòa
Cu-ba quy định:
“Chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung theo quy định của
bộ luật này. Chế độ tài sản này được áp dụng kể từ ngày việc kết hôn được chính
quyền công nhận hoặc từ ngày có cuộc sống chung”.8
Tại Trung Quốc, Điều 13 Luật hôn nhân năm 1980 quy định:

7

Xem: TS. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt
nam, Nxb.Tư pháp, Hà nội, tr.33
8
Xem: TS. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt nam,
Nxb. Tư pháp, Hà nội, tr.35.



15

“Tài sản của vợ chồng làm ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản
chung của vợ chồng, ngoài ra, mỗi bên có thể có tài sản riêng ngoài quy định
trên”.9
Ở Việt Nam, trong cổ luật phong kiến không quy định về chế độ tài sản
của vợ chồng nên các quy định điều chỉnh về vấn đề tài sản của vợ chồng trong
hai bộ luật: Quốc triều hình luật (tại Điều 274, 375, 376) và Hoàng Việt luật lệ
(tại Điều 94) là chế độ luật định mà cụ thể là chế độ cộng đồng toàn sản. Theo
đó, toàn bộ tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc do vợ chồng
tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng bao
gồm: động sản và bất động sản, được đặt dưới sự quản lý của người chồng-người
chủ gia đình và chỉ được chia khi một bên vợ hoặc chồng chết trước mà không
có con chung. Bất động sản chủ yếu là điền sản.
Đến thời kỳ Pháp thuộc, pháp luật đã có những quy định về chế độ
HN&GĐ trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng. Trong trường hợp vợ, chồng
không lập khế ước trước hôn nhân, bộ Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Nam kỳ đều
dự liệu một chế độ tài sản pháp định áp dụng cho họ. Tập dân luật giản yếu Nam
kỳ không đả động gì tới chế độ tài sản của vợ, chồng nên việc điều chỉnh chế độ
tài sản của vợ chồng chủ yếu được dựa theo án lệ. Ngược lại, Điều 106; 107 Dân
luật Bắc kỳ và Điều 105 Dân luật Trung kỳ ghi nhận: nếu hai vợ chồng không có
tư ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản
của chồng và của vợ hợp làm một mà chung nhau. Sự hợp nhất về tài sản này chỉ
được coi là tạm thời và tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản của vợ
chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung của vợ chồng. Khi hôn
nhân chất dứt, tài sản riêng của vợ, chồng có trước khi kết hôn được tách ra từ
khối tài sản chung của vợ chồng và trở về với chủ chính thức của nó; tài sản
chung của vợ chồng sẽ được chia đôi.


9

Xem: TS. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt nam,
Nxb. Tư pháp, Hà nội, tr.120.


16

Ở miền Nam Việt Nam trước ngày thống nhất đất nước (1954-1975), với
các quy định của pháp luật, quyền tự do lập hôn ước đã trở thành nguyên tắc
trong luật và chế độ hôn sản pháp định chỉ đặt ra khi vợ chồng đã từ chối lập hôn
ước hoặc có lập hôn ước nhưng vi phạm trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục
và quyền lợi của con. Luật gia đình năm 1959 quy định từ Điều 45 đến Điều 54;
Sắc luật số 15/64 quy định từ Điều 49 đến Điều 61, BLDS năm 1972 quy định từ
Điều 144 đến Điều 169. Theo Luật gia đình năm 1959, chế độ tài sản theo luật
định là chế độ cộng đồng toàn sản giống như chế độ tài sản của vợ chồng đã
được áp dụng trong bộ Dân luật Bắc kỳ và bộ Dân luật Trung kỳ trước kia. Luật
gia đình không cho phép vợ chồng ly hôn nên không dự liệu việc chia tài sản khi
vợ chồng ly hôn, trường hợp phải phân chia tài sản của vợ chồng thì tài sản của
riêng ai trả cho người đó. Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 dự liệu chế độ
luật định áp dụng cho các cặp vợ chồng là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản
(Điều 53 Sắc luật số 15/64 và Điều 150 BLDS 1972). Trong vấn đề chia tài sản
chung của vợ chồng, Sắc luật số 15/64 không đề cập tới vấn đề chia tài sản
chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước mà chỉ dự liệu tới vấn đề
chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng ly thân hoặc ly hôn.
BLDS năm 1972 ghi nhận việc chia tài sản trong cả ba trường hợp: vợ, chồng
chết; khi vợ chồng ly hôn; khi vợ chồng ly thân. Nếu có hôn ước thì chia theo
hôn ước, nếu không có hôn ước thì chia theo nguyên tắc: tài sản của bên nào vẫn
thuộc quyền sở hữu của bên đó; tài sản chung của vợ chồng được chia đôi mỗi

người một nửa (Điều 94 Sắc luật số 15/64 và Điều 201 BLDS 1972).
Sau thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời. Ngày 17/11/1950 Sắc lệnh số 159/SL quy định về vấn đề ly
hôn cũng được ban hành nhưng không hề đề cập gì tới vấn đề chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn. Luật HN&GĐ năm 1959 ra đời quy định chế độ tài sản
luật định áp dụng chung cho các cặp vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản và
dự liệu hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là khi vợ, chồng chết
trước (Điều 16) và khi vợ chồng ly hôn (Điều 29). Đất nước thống nhất, Luật


17

HN&GĐ năm 1986 được ban hành. Chế độ tài của vợ chồng là chế độ cộng
đồng tài sản pháp định thông qua các Điều 14, 15, 16 17, 18 và 42 của Luật. Khi
chia tài sản chung của vợ chồng, Luật đã dự liệu ba trường hợp: chia tài sản
chung khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 17); khi hôn nhân đang tồn tại
(Điều 18); khi vợ, chồng ly hôn (Điều 42) theo nguyên tắc chia đôi tài sản
chung. Trước yêu cầu đổi mới, Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành và quy
định chế độ cộng đồng tạo sản do luật định, áp dụng cho các cặp vợ chồng. Khi
chia tài sản chung của vợ chồng cũng có ba trường hợp: chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân (Điều 29); chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn
(Điều 95); chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước
hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết (Điều 31). Trong bối cảnh hội nhập khu vực
và quốc tế Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành. Về chế độ tài sản của vợ
chồng, Luật đã quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận bên cạnh
chế độ tài sản luật định là chế độ cộng đồng tạo sản.“Chế độ tài sản của vợ
chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn
áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản
nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của
Luật hôn nhân và gia đình”(Điều 7 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP).

1.2 . Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
1.2.1. Khái niệm
Tình yêu là thiên đàng, hôn nhân là sự cao quý, là vẻ đẹp của sự kết hợp
giữa người vợ và người chồng trong hôn nhân. Tuy vậy, bên cạnh đời sống tình
cảm, sau những phút giây yêu thương, các thành viên trong gia đình và đặc biệt
là vợ chồng không thể không quan tâm tới điều kiện vật chất-tài sản-cơ sở kinh
tế để xây dựng gia đình hạnh phúc, đáp ứng những yêu cầu về vật chất và tinh
thần cho các thành viên trong gia đình. Kết hôn là sự kiện pháp lý xác lập chế độ
tài sản chung của vợ chồng. Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản


18

riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được
quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài
sản chung”.
Đất nước đổi mới từng ngày. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có định
hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ khiến cho khối tài sản chung của vợ chồng
cũng ngày một tăng lên cả về khối lượng và giá trị.“Một khi tư liệu sản xuất
được chuyển thành tài sản xã hội, thì gia đình cá thể không còn là đơn vị kinh tế
của xã hội nữa. Việc quản lí gia đình riêng trở thành một ngành lao động xã
hội”10. Tâm lý về sở hữu đối với tài sản nhằm phục vụ cho nhu cầu của cuộc
sống, công việc, sinh hoạt cá nhân một cách chủ động dần hình thành và ngày
càng nâng cao trong ý thức mỗi người. Ngoài ra, không ít trường hợp vợ hoặc
chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng (món nợ vay trước hôn nhân, cấp
dưỡng, bồi thường thiệt hại,…) mà tài sản riêng không đủ để trả đã gây không ít
khó khăn cho cả bên có nghĩa vụ và bên trái chủ. Bởi vậy, Luật HN&GĐ năm

2014, tiếp tục phát triển các quy định tại Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986; Điều
29; 30 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân để tạo cơ sở cho vợ, chồng tự do tham gia vào các quan
hệ xã hội; củng cố, giữ vững hạnh phúc gia đình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của chính vợ, chồng và người thứ ba trong các quan hệ, giao dịch cũng như
tạo cơ sở pháp lý giúp cho các Tòa án giải quyết nhanh chóng các tranh chấp liên
quan đến tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, chia sản tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành điều chỉnh các trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng trên
cơ sở vợ chồng tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án quyết định.

10

Xem: F.Engels (1884), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, truy cập tại
/>

19

1.2.2. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân
1.2.2.1. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận để chia tài sản
chung. Khoản 1 Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:
“Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần
hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này;
nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Khác với Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18) và Luật HN&GĐ năm 2000
(khoản 1 Điều 29), Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định căn cứ khi chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây là quy định khá “mở”, trao quyền lớn cho
vợ chồng tự định đoạt tài sản chung của mình. Nếu xét trên tinh thần chung của

Luật thì quy định này khá phù hợp khi các quy định của pháp luật ngày càng dân
chủ, không can thiệp sâu vào cuộc sống hôn nhân của vợ chồng, tạo sự linh hoạt
trong việc giải quyết các vấn đề về tài sản chung. Tuy nhiên, xét về kỹ thuật lập
pháp, quy định như trên dễ bị vợ, chồng lạm dụng gây hậu quả xấu, ảnh hưởng
tới lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Nhiều khi chỉ vì một lý do “không
đâu” cũng chia tài sản chung sẽ làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, phá vỡ
kết cấu nền tảng xã hội.
Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng tự do thỏa thuận chia tài sản
chung theo yêu cầu của một bên vợ, chồng hoặc do cả hai người. Cũng chỉ có vợ
chồng mới có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân mà không chủ thể nào khác có quyền này. Với tính chất đề cao
quan hệ HN&GĐ, bảo vệ lợi ích gia đình, pháp luật đã không thừa nhận quyền
yêu cầu chia tài sản của chủ thể thứ ba-người có lợi ích liên quan. Điều này
nhiều khi ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích của những người này khi
trong nhiều trường hợp vợ, chồng có nghĩa vụ với họ nhưng không chịu thực
hiện hoặc trây ỳ không thực hiện. Rõ ràng, đây là một hạn chế của pháp luật.


×