Tải bản đầy đủ (.pdf) (297 trang)

Pháp luật môi trường trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 297 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
MÃ SỐ: LH - 2010 - 04/ĐHL - HN

PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
TRONG KINH DOANH

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Thị Duyên Thuỷ
Khoa Pháp luật kinh tế

HÀ NỘI 2011


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. TS. Vũ Thị Duyên Thuỷ, Phó trưởng Bộ môn Luật Môi trường, Khoa
pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội - Chủ nhiệm đề tài
2. Ths. Lưu Ngọc Tố Tâm, Bộ môn Luật Môi trường, Khoa pháp luật kinh
tế, Trường Đại học Luật Hà Nội – Thư ký đề tài
3. TS. Vũ Thu Hạnh, Phó chủ nhiệm Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại
học Luật Hà Nội – Thành viên đề tài
4. TS. Nguyễn Văn Phương, Trưởng bộ môn Luật Môi trường, Khoa Pháp
luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội – Thành viên đề tài
5. Ths. Đặng Hoàng Sơn, Bộ môn Luật Môi trường, Khoa pháp luật kinh tế,
Trường Đại học Luật Hà Nội – Thành viên đề tài
6. Cử nhân Nguyễn Thị Hằng, Bộ môn Luật Môi trường, Khoa pháp luật


kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội – Thành viên đề tài


MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT: BÁO CÁO TỔNG THUẬT

1. Tính cấp thiết, mục tiêu và quá trình thực hiện đề tài

1

1.1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài

1

1.2. Phương pháp thực hiện đề tài

3

1.3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3

1.4. Lực lượng tham gia đề tài

4

1.5. Qúa trình thực hiện đề tài

4


2. Kết quả thực hiện đề tài

5

2.1. Khái quát về pháp luật môi trường trong kinh doanh

5

2.2. Pháp luật môi trường trong các lĩnh vực kinh doanh

19

3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật môi trường trong kinh

40

doanh
3.1. Nhóm giải pháp chung

40

3.2. Nhóm giải pháp cho từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể

41

PHẦN THỨ HAI: CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chuyên đề 1


Những vấn đề lý luận về pháp luật môi trường trong kinh
doanh

Chuyên đề 2

Thực thi pháp luật môi trường và tác động của nó tới

66

hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế
Chuyên đề 3

Hiệu quả của công cụ kinh tế trong kinh doanh và quản

75

lý môi trường trong kinh doanh
Chuyên đề 4

Pháp luật môi trường với vấn đề biến đổi khí hậu do các
hoạt động kinh doanh

97


Chuyên đề 5

Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng và thực thi 113
pháp luật môi trường trong kinh doanh


Chuyên đề 6

Pháp luật môi trường trong lĩnh vực sản xuất công 127
nghiệp

Chuyên đề 7

Pháp luật môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải

154

Chuyên đề 8

Pháp luật môi trường trong lĩnh vực xây dựng

168

Chuyên đề 9

Pháp luật môi trường trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu

189

Chuyên đề 10 Pháp luật môi trường trong lĩnh vực du lịch

214

Chuyên đề 11 Pháp luật môi trường trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ

234


Chuyên đề 12 Pháp luật môi trường trong lĩnh vực trồng trọt

250

Chuyên đề 13 Pháp luật môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi

267

Chuyên đề 14 Ý nghĩa của đề tài trong việc triển khai môn học pháp 283
luật môi trường trong kinh doanh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

289

PHỤ LỤC

292


PHẦN I:
BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
1. TÍNH CẤP THIẾT, PHƯƠNG PHÁP, MỤC TIÊU VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI

1.1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động
kinh doanh ở Việt nam đã đạt được nhiều thành công lớn, góp phần không nhỏ cho công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy

nhiên, những tác động bất lợi mà các hoạt động này gây ra cho môi trường cũng không
nhỏ. Tình trạng làm ô nhiễm và suy thoái môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt
động kinh doanh đang ngày một gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu của nó bắt nguồn từ
sự thiếu hiệu quả của công tác quản lý môi trường trong kinh doanh bằng pháp luật.
Những hạn chế của pháp luật thực định, sự thiếu hiểu biết của các chủ thể kinh doanh về
các quy định của pháp luật môi trường trong kinh doanh, trình độ và năng lực quản lý
môi trường trong kinh doanh còn yếu kém của các cơ quan quản lý nói chung và cán bộ
quản lý, các doanh nghiệp nói riêng… đang là những vấn đề bức xúc cần được nhìn nhận
đánh giá một cách khoa học để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này ở
nước ta hiện nay cũng như trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu khoa học về pháp luật môi trường
trong kinh doanh lại được thực hiện chưa nhiều. Phần lớn các công trình nghiên cứu
trong lĩnh vực này ở nước ta thời gian qua mới chỉ tập trung nghiên cứu chung về mối
quan hệ giữa môi trường và thương mại hay nghiên cứu về bảo vệ môi trường trong một
số hoạt động kinh doanh cụ thể như: ấn phẩm Một số vấn đề về kinh tế và quản lý môi
trường của các tác giả Đăng Như Toàn và Nguyễn Thế Chinh do Nhà xuất bản Xây dựng
ấn hành năm 1997; một số bài viết trong cuốn Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
của nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 2008: Làng nghề Việt Nam và quá trình phát

1


triển bền vững của PGS.TS. Đặng Kim Chi, Bảo vệ môi trường trong hoạt động
năng lượng ở Việt Nam của TS. Đinh Văn Sâm và Ngô Thị Nga…
Nghiên cứu về pháp luật môi trường trong kinh doanh hiện mới chỉ có một số
công trình nghiên cứu các định chế pháp lý quốc tế về thương mại và môi trường
hay nghiên cứu một vài vấn đề cụ thể về pháp luật môi trường trong kinh doanh
như: Luận văn thạc sĩ của Dương Thanh An năm 2001 với đề tài Mối quan hệ giữa
bảo vệ môi trường và thương mại trong các liên kết thương mại quốc tế và ảnh
hưởng của chúng tới hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam; bài viết Thương mại

và vấn đề môi trường Việt Nam khi gia nhập WTO của TS. Nguyễn Hồng Thao
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8/2005; đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thực hiện năm 2006 Các vấn đề
môi trường trong hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới, khu vực thương mại
tự do ASEAN và các vấn đề xử lý đặt ra đối với ngành thương mại Việt Nam; ấn
phẩm Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế của tác giả Trần Thanh Lan do Nhà
xuất bản Lao động ấn hành năm 2006...
Như vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về pháp luật môi trường
trong kinh doanh cũng như trang bị hệ thống kiến thức về lĩnh vực này cho cho các
cử nhân luật - những người trực tiếp xây dựng pháp luật, thực thi và giám sát thực
thi pháp luật sau này là hết sức cần thiết. Song nội dung này hiện chưa được đưa
vào giảng dạy và học tập trong chương trình đào tạo của trường Đại học Luật Hà
Nội. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Pháp luật môi trường trong kinh doanh” không
chỉ có ý nghĩa đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật môi trường nói chung,
pháp luật môi trường trong kinh doanh nói riêng mà còn là cơ sở để triển khai một
nội dung mới trong chương trình đào tạo của nhà trường, đảm bảo trang bị một hệ
thống kiến thức và kỹ năng toàn diện cho sinh viên, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi
về trình độ của cử nhân luật trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững.

2


1.2. Phương pháp thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: phân tích, thống kê, so sánh, lịch sử, chứng minh, tổng hợp, quy nạp cũng
được kết hợp sử dụng để triển khai thực hiện đề tài. Trong đó, phân tích, thống kê,
so sánh và chứng minh được xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu
của đề tài. Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và khái quát hoá được sử dụng ở tất cả các chuyên

đề của đề tài để làm sáng tỏ các căn cứ, cơ sở khoa học cho việc cần thiết phải
hoàn thiện pháp luật môi trường trong kinh doanh
- Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lí các tài liệu, số liệu...
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu, đánh giá các quan điểm
khác nhau của một số quốc gia trên thế giới; so sánh quy định của pháp luật một số
quốc gia với quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý môi trường trong kinh
doanh
- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm, các
nhận định về thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật môi trường trong kinh
doanh ở Việt Nam và các yêu cầu, đề xuất phương án xây dựng, hoàn thiện pháp
luật môi trường trong kinh doanh.
1.3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề chung về
pháp luật môi trường trong kinh doanh, đánh giá thực trạng pháp luật môi trường
trong kinh doanh, làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật môi trường trong kinh
doanh ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trực tiếp phục vụ việc giảng dạy môn học
Luật môi trường trong kinh doanh.
3


- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, đánh giá việc bảo vệ môi trường trong các hoạt động kinh
doanh từ khía cạnh pháp luật thực định và thực tiễn pháp lý tại Việt Nam, đồng
thời có tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề này.
1.4. Lực lượng tham gia đề tài
Đề tài được thực hiện bởi:
7. TS. Vũ Thị Duyên Thuỷ, Phó trưởng Bộ môn Luật Môi trường, Khoa

pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội - Chủ nhiệm đề tài
8. Ths. Lưu Ngọc Tố Tâm, Bộ môn Luật Môi trường, Khoa pháp luật kinh
tế, Trường Đại học Luật Hà Nội – Thư ký đề tài
9. TS. Vũ Thu Hạnh, Phó chủ nhiệm Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại
học Luật Hà Nội – Thành viên đề tài
10.TS. Nguyễn Văn Phương, Trưởng bộ môn Luật Môi trường, Khoa Pháp
luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội – Thành viên đề tài
11.Ths. Đặng Hoàng Sơn, Bộ môn Luật Môi trường, Khoa pháp luật kinh tế,
Trường Đại học Luật Hà Nội – Thành viên đề tài
12.Cử nhân Nguyễn Thị Hằng, Bộ môn Luật Môi trường, Khoa pháp luật
kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội – Thành viên đề tài
1.5. Qúa trình thực hiện đề tài
- Xây dựng đề cương nghiên cứu: Sản phảm của giai đoạn này là đề cương
khái quát của đề tài. Thời gian thực hiện: Tháng 1 năm 2010
- Xây dựng đề cương các chuyên đề nghiên cứu: Sản phẩm của giai đoạn này
là đề cương chi tiết của mười bốn (14) chuyên đề nghiên cứu. Thời gian thực hiện:
Tháng 2 và tháng 3 năm 2010
- Viết các báo cáo khoa học của đề tài: Sản phẩm của giai đoạn này là các
Báo cáo chuyên đề của các thành viên đề tài. Thời gian thực hiện: từ tháng 4/2010
đến tháng 7/2010
4


- Hoàn chỉnh các báo cáo khoa học của đề tài: Sản phẩm của giai đoạn này là
các Báo cáo chuyên đề hoàn chỉnh của các thành viên đề tài (sau khi đã được chỉnh
sửa). Thời gian thực hiện: từ tháng 8/2010 đến tháng 10/2010
- Viết Báo cáo tổng thuật đề tài và in ấn sản phẩm: Sản phẩm của giai đoạn
này là xây dựng, chỉnh sửa và in ấn Báo cáo tổng thuật đề tài cùng toàn bộ kết quả
nghiên cứu của đề tài. Thời gian thực hiện: Tháng 11 và tháng 12 năm 2010.
- Bảo vệ đề tài

2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về pháp luật môi trường trong kinh doanh
2.1.1. Bảo vệ môi trường trong kinh doanh và pháp luật môi trường trong kinh
doanh
2.1.1.1. Quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và vấn đề môi trường
Hoạt động kinh doanh có những tác động tích cực tới môi trường nhưng
cũng làm phát sinh những tác động tiêu cực tới môi trường. Trong một chừng mực
nhất định, hoạt động kinh doanh có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải
thiện môi trường. Hoạt động kinh doanh còn tạo điều kiện vật chất cho việc thực
hiện các hoạt động động bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách
nhà nước - một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Bên
cạnh đó, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải còn có thể góp phần
giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh sẽ làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra những ảnh
hưởng bất lợi cho môi trường. Cùng với quá trình này, việc phát sinh chất thải cũng
sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường. Đặc biệt, ngày nay, trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động kinh doanh cũng có thể làm phát sinh những
vấn đề môi trường thông qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (xuất khẩu tài
5


nguyên thiên nhiên, nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi
trường...)
Cũng giống như tác động của hoạt động kinh doanh tới môi trường, vấn đề môi
trường cũng có tác động tới hoạt động kinh doanh ở cả hai khía cạnh: tác động tích
cực và tác động tiêu cực.
Các thành phần môi trường, đặc biệt là các nguồn tài nguyên, là một trong

những điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Chất lượng môi
trường phù hợp sẽ bảo đảm cho hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững thông
qua sự ổn định về chất lượng sức lao động, chất lượng nguồn nguyên, nhiên, vật
liệu.
Tuy nhiên, chất lượng môi trường có thể làm phát sinh những chi phí cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh thông qua những vấn đề liên quan đến sức lao động, chi
phí ngoại ứng đối với nguồn nguyên, vật liệu và làm tăng giá thành sản phẩm. Nếu
chất lượng môi trường không bảo đảm sẽ ảnh hưởng tới tính bền vững trong hoạt
động kinh doanh. Những bất ổn này có thể là sự bất ổn về nguồn cung cho sản xuất
kinh doanh, những bất ổn phát sinh từ thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra cho
các chủ thể kinh doanh.
Như vậy, có thể thấy, giữa môi trường và kinh doanh có mối liên hệ tác động
qua lại mật thiết với nhau. Giải quyết tốt mối quan hệ này không chỉ đạt được mục
tiêu bảo vệ môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Phát triển bền vững là quan điểm mà các quốc gia cũng như Việt Nam theo
đuổi nhằm giải quyết mối quan quan hệ giữa môi trường và phát triển, trong đó có
mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và vấn đề môi trường. Nguyên tắc 8 của
Tuyên bố chung của Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển 1992
đưa ra phương thức giải quyết mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và
vấn đề môi trường. Theo đó, “để đạt được sự phát triển lâu bền và một chất lượng
cuộc sống cao hơn cho mọi người, các quốc gia nên giảm dần và loại trừ những
6


phương thức sản xuất và tiêu dùng không lâu bền”. Như vậy, bản chất của phát
triển bền vững trong hoạt động kinh doanh là việc thay đổi phương thức sản xuất
kinh doanh và hướng tới sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường.
2.1.1.2. Bảo vệ môi trường trong kinh doanh
Các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh được thực hiện bởi Nhà

nước và các chủ thể kinh doanh. Để bảo vệ môi trường trong kinh doanh, Nhà
nước có thể áp dụng các biện pháp như: biện pháp mang tính chính trị; biện pháp
tuyên truyền giáo dục; biện pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ; biện pháp kinh tế tài chính và biện pháp pháp lý.
Các chủ thể kinh doanh, vì lợi ích của mình cũng có thể áp dụng những biện
pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh. Các biện pháp bảo vệ môi trường của
các chủ thể kinh doanh rất đa dạng nhưng có thể bao gồm các biện pháp chủ yếu là:
nâng cao ý thức của người lao động trong vấn đề vệ sinh môi trường, giảm thiểu
phát sinh chất thải; nghiên cứu, áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật để sản
xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường và các biện pháp mang tính tổ chức,
quản lý nhằm giảm chi phí trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng
vẫn đảm bảo quản lý tốt môi trường.
2.1.1.3. Pháp luật môi trường trong kinh doanh
Pháp luật môi trường trong kinh doanh là tổng hợp các quy phạm pháp luật,
các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quá
trình bảo vệ có hiệu quả môi trường sống của con người khi các chủ thể tiến hành
hoạt động kinh doanh.
Pháp luật môi trường trong kinh doanh, với tư cách là “màng lọc” những ảnh
hưởng tới môi trường của hoạt động kinh doanh, có mục đích hạn chế hoặc loại trừ
các ảnh hưởng tới môi trường của hoạt động kinh doanh nhằm bảo vệ môi trường
và phát triển kinh tế. Pháp luật môi trường trong kinh doanh được xây dựng và
thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản. Đó là: nguyên tắc bảo đảm phát triển
bền vững; nguyên tắc bảo đảm tính hợp lý giữa sự can thiệp của Nhà nước và và sự
7


tự quyết của chủ thể kinh doanh trong hoạt động bảo vệ môi trường; nguyên tắc
hợp tác.
Pháp luật môi trường trong kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng. Vai trò
này được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật môi trường trong kinh doanh thể chế hóa những yêu cầu

bảo vệ môi trường của Nhà nước, của cộng đồng đối với hoạt động kinh doanh
Thứ hai, pháp luật môi trường trong hoạt động kinh doanh định hướng xây
dựng một “nền kinh tế xanh”, thân thiện với môi trường
Thứ ba, pháp luật môi trường trong hoạt động kinh doanh góp phần hình
thành ý thức “trách nhiệm xã hội” của các chủ thể kinh doanh.
2.1.2. Thực thi pháp luật môi trường và tác động của nó tới hoạt động kinh
doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế
2.1.2.1. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế với các vấn đề về môi trường
Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế và các vấn đề về môi trường có sự tác
động qua lại, bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực. Hội nhập kinh tế tạo
điều kiện tốt hơn cho quá trình phát triển kinh tế cao và từ đó tạo nguồn tài chính
cho việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Thông qua hội nhập kinh tế,
đặc biệt là dòng đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã tiếp cận được với công nghệ tiên
tiến, xanh và thân thiện hơn với môi trường.
Tuy nhiên, cùng với hội nhập kinh tế, mục tiêu tăng trưởng cao tạo ra những
sức ép về môi trường và nhu cầu cao về khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên ở tất cả các ngành kinh tế. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
gây tác động không nhỏ, làm cản trở quá trình tăng trường kinh tế. Bên cạnh đó,
hội nhập kinh tế cũng gia tăng nguy cơ dịch chuyển ô nhiễm từ các quốc gia khác
vào Việt Nam.
2.1.2.2. Tác động của pháp luật môi trường tới hoạt động kinh doanh
* Tác động tích cực
8


Nếu chỉ xem xét những tác động trước mắt và tác động trực tiếp của pháp
luật môi trường trong kinh doanh đối với chủ thể kinh doanh thì dường như pháp
luật môi trường trong kinh doanh chỉ có những tác động tiêu cực về kinh tế. Tuy
nhiên, nếu xem xét một cách tổng thể các mối quan hệ giữa các chủ thể thì các chủ
thể kinh doanh khi thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật môi trường

trong kinh doanh cũng thu được những lợi ích nhất định. Đó là:
- Việc tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật môi trường là điều kiện để
thực hiện một số hoạt động kinh doanh.
- Việc tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật môi trường
trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tránh bị áp dụng các trách nhiệm pháp lý
làm ảnh hưởng tới tính liên tục, bền vững của hoạt động kinh doanh hoặc ảnh
hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm do gặp phải sự phản ứng của người tiêu dùng, ảnh
hưởng tới uy tín, hình ảnh, thương hiệu của chủ thể kinh doanh.
- Việc tuân thủ pháp luật môi trường trong kinh doanh có thể góp phần giảm
chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Việc tuân thủ pháp luật môi trường trong kinh doanh sẽ hỗ trợ cho hoạt
động tiêu thụ sản phẩm và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, việc thực thi pháp luật môi trường cũng
làm phát sinh những tác động tiêu cực về mặt kinh tế đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Cụ thể là:
- Việc thực thi pháp luật môi trường trong kinh doanh làm tăng chi phí đầu
tư cho chủ thể kinh doanh. Đối với chủ thể kinh doanh, các đầu tư cho bảo vệ môi
trường là những đầu tư không sinh lời: đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải,
chi trả phí xử lý chất thải...
- Việc thực thi pháp luật môi trường có thể làm giảm sức cạnh tranh của
hàng hóa, sản phẩm. Bên cạnh các chi phí sản xuất kinh doanh, các chủ thể kinh
doanh còn phải chi trả những khoản chi phí như thuế môi trường, phí bảo vệ môi
9


trường.... Các khoản chi phí này sẽ làm tăng giá sản phẩm và từ đó có thể ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
`- Trong trường hợp chủ thể kinh doanh không tuân thủ pháp luật môi
trường, các khoản phạt và bồi thường sẽ là gánh nặng tài chính và đây là nguyên

nhân gây bất ổn cho quá trình kinh doanh.
Ngoài ra, những phản ứng có thể là quá khích của người dân (như cản trở
hoạt động sản xuất, đập phá máy móc nhà xưởng...) đối với những hoạt động kinh
doanh gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng nặng nề cho hoạt động kinh doanh.
2.1.2.3. Các yêu cầu đặt ra đối với xây dựng và thực thi pháp luật môi trường
trong kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế
Để quá trình hội nhập kinh tế phù hợp với quan điểm phát triển bền vững,
cần nhận thức đúng đắn và giải quyết có hiệu quả mối quan hệ biện chứng giữa
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, cụ thể:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là nền tảng để phát triển bền vững song phát
triển bền vững là tiêu chuẩn để kiểm định chất lượng của tăng trưởng.
Thứ hai, các chính sách thương mại và các chính sách về tài nguyên, môi
trường có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và nó có thể
giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi
trường.
Thứ ba, chính sách và pháp luật môi trường không chỉ nhằm bảo vệ môi
trường Việt nam và góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu mà còn phải hỗ trợ cho
hoạt động phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập thông qua việc thúc đẩy, tạo
điều kiện phát triển thương mại quốc tế.
Trên cơ sở nhận thức này, việc xây dựng và thực thi pháp luật môi trường
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần đáp ứng những yêu cầu sau:

10


- Pháp luật môi trường trong kinh doanh vừa phải bảo đảm mục tiêu bảo
đảm chất lượng môi trường, khai thác hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
vừa phải tạo hành lang pháp lý bảo đảm tính bền vững trong hoạt động kinh doanh.
- Pháp luật môi trường trong kinh doanh phải bảo đảm cho hàng hóa Việt

Nam có thể xâm nhập thị trường các quốc gia phát triển.
- Pháp luật môi trường trong kinh doanh phải bảo đảm việc ngăn chặn những
hoạt động nhập khẩu các loại hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
2.1.3. Hiệu quả của công cụ kinh tế đối với kinh doanh và quản lý môi trường
trong kinh doanh
2.1.3.1. Khái quát về công cụ kinh tế và hiệu quả của nó đối với kinh doanh, quản
lý môi trường trong kinh doanh
Trong kinh doanh và quản lý môi trường trong kinh doanh, sử dụng công cụ
kinh tế có thể đem lại những hiệu quả to lớn. Cụ thể như sau:
- Công cụ kinh tế góp phần làm thay đổi hành vi của các chủ thể kinh doanh
theo hướng có lợi cho môi trường.
- Công cụ kinh tế góp phần khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong
nghiên cứu và ứng dụng những quy trình công nghệ phù hợp để giảm thiểu chất
thải, qua đó tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
- Công cụ kinh tế có thể tạo sự chủ động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh
trong quá trình hoạt động, cũng như chủ động ứng phó với các sự cố môi trường có
thể xảy ra.
- Sử dụng công cụ kinh tế có thể làm giảm bớt gánh nặng quản lý cho hệ
thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
2.1.3.2. Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trong kinh doanh ở Việt
Nam
Tại Việt Nam, trong quản lý môi trường nói chung và quản lý môi trường
trong kinh doanh nói riêng, các công cụ kinh tế hiện được sử dụng khá hạn chế,
11


nhiều loại công cụ kinh tế còn đang trong giai đoạn khởi đầu nghiên cứu và áp
dụng. Một số loại công cụ kinh tế đã và đang bước đầu được được triển khai áp
dụng trong lĩnh vực này ở nước ta là:

* Thuế tài nguyên: Đây là loại công cụ kinh tế được sử dụng sớm nhất trong
quản lý môi trường ở nước ta. Thuế tài nguyên được chính thức áp dụng trên thực
tế ở Việt Nam từ năm 1990 theo quy định của Pháp lệnh Thuế tài nguyên ban hành
ngày 30 tháng 3 năm 1990. Để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn quản
lý các nguồn tài nguyên cũng như những thay đổi của đời sống kinh tế, xã hội, các
quy định pháp luật về thuế tài nguyên luôn được chỉnh sửa. Pháp lệnh thuế tài
nguyên (1990) được sửa đổi, bổ sung năm 1998 bởi Pháp lệnh thuế tài nguyên số
05/1998/PL-UBTVQH10 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài
nguyên số 07/2008/PL-UBTVQH12. Năm 2009, các Pháp lệnh này được thay thế
bằng Luật thuế tài nguyên, thông qua ngày 25/11/2009 và có hiệu lực từ ngày
01/7/2010. Tiếp đó, ngày 14/5/2010 Nghị định số 50/2010/NĐ-CP quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên cũng được ban hành.
* Thuế môi trường
Nếu như thuế tài nguyên được áp dụng từ khá sớm trong quản lý môi trường ở
Việt Nam thì thuế môi trường lại là loại công cụ kinh tế còn khá mới mẻ, đang
trong giai đoạn nghiên cứu để triển khai áp dụng trên thực tế. Luật Bảo vệ môi
trường 2005 là văn bản pháp luật đầu tiên của nước ta có quy định về loại thuế này.
Điều 112 của Đạo luật này có quy định về thuế môi trường như sau: Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu
dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường. Chính phủ
trình Quốc hội quyết định danh mục, thuế suất đối với các sản phẩm, loại hình sản
xuất, kinh doanh phải chịu thuế môi trường.
Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật thuế bảo vệ môi
trường (Đạo luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012). Theo
đó, thuế bảo vệ môi trường loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hoá khi sử
12


dụng gây tác động xấu đối với môi trường: xăng dầu, than đá, túi nilông, thuốc diệt
cỏ... Căn cứ tính thuế là số lượng hàng hoá tính thuế và mức thuế tuyệt đối. Mức

thuế tuyệt đối được quy định theo biểu khung thuế cụ thể, tuỳ theo từng đối tượng
chịu thuế.
* Phí bảo vệ môi trường
Phí bảo vệ môi trường đã được triển khai áp dụng ở Việt Nam từ khoảng gần
chục năm trở lại đây, bao gồm Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là loại phí do cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thu dựa trên số lượng và/hoặc chất lượng
chất ô nhiễm do cơ sở công nghiệp thải vào môi trường. Loại phí này hiện được áp
dụng theo quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP; Nghị định số
26/2010/NĐ-CP ngày 22/3/2010 sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8 Nghị định số
67/2003/NĐ-CP…
- Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được áp dụng muộn hơn so với
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Vấn đề này hiện được quy định chi tiết tại
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn và Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP.
Nhìn chung, mức thu phí bảo vệ môi trường hiện nay được quy định khá
thấp, đã làm hạn chế đáng kể mục đích của việc sử dụng loại phí này. Bên cạnh đó,
các quy định pháp luật hiện hành còn bỏ ngỏ quy định về phí bảo vệ môi trường
đối với khí thải. Cùng là thải chất thải vào môi trường, cùng làm ô nhiễm môi
trường, song nếu xả thải chất thải rắn và nước thải trong kinh doanh thì phải nộp
phí bảo vệ môi trường, còn nếu xả thải khí thải thì không phải nộp phí. Sự bất bình
đẳng này là một thực tế khó chấp nhận trong quản lý môi trường nói chung và quản
13


lý môi trường trong kinh doanh nói riêng ở nước ta hiện nay.

* Ký quỹ (Hệ thống đặt cọc – hoàn trả)
Đây là loại công cụ kinh tế đã được áp dụng ở nước ta từ năm 1996, theo
quy định của Luật Khoáng sản (ban hành năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2000,
năm 2005) và chỉ áp dụng với một đối tượng duy nhất là tổ chức, cá nhân tiến hành
hoạt động khoáng sản. Cụ thể hóa quy định này, ngày 29/5/2008 Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Luật bảo vệ môi trường 2005 ra đời đã mở rộng thêm phạm vi áp dụng loại
công cụ này để quản lý môi trường trong kinh doanh tại Điều 114. Theo đó, tổ
chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên trước khi khai thác phải thực hiện
việc ký quỹ tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc quỹ bảo vệ môi trường của địa
phương nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, cho đến nay, Thủ tướng
Chính phủ vẫn chưa ban hành được quy định cụ thể về mức ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường đối với từng loại tài nguyên nên chưa thể triển khai trên thực tế.
* Các biện pháp hỗ trợ tài chính
Các biện pháp hộ trợ tài chính của nhà nước cho các hoạt động kinh doanh
được quy định tại Luật bảo vệ môi trường; Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày
14/01/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; Thông tư số
101/2010/TT-BTC hướng dẫn việc miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Nghị
định số 04/2009/NĐ-CP… Theo quy định tại các văn bản pháp luật này, để thực
hiện quản lý môi trường trong kinh doanh, các ưa đãi về đất đai; miễn hoặc giảm
thuế, phí; ưu tiên vay vốn… sẽ được áp dụng cho các hoạt động bảo vệ môi trường
như: xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại,
khu chôn lấp chất thải; xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường và công trình bảo
vệ môi trường khác phục vụ lợi ích công về bảo vệ môi trường; sản xuất năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo…
14


Có thể thấy, những ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với các hoạt động kinh

doanh nêu trên là cần thiết để đạt tới mục tiêu tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những quy định cụ thể để có thể triển
khai một cách thống nhất các ưu đãi, hỗ trợ này trên thực tiễn.
2.1.4. Pháp luật môi trường với vấn đề biến đổi khí hậu do các hoạt động kinh
doanh
Xuất phát từ nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với
mọi mặt của đời sống xã hội, Việt Nam xác định việc phòng chống, giảm thiểu và
thích nghi với biến đổi khí hậu là một trong những mục tiêu ưu tiên. Từ đó, cả hệ
thống chính trị được huy động để thực hiện mục tiêu này. Cụ thể là một số Chiến
lược quan trọng liên quan đến BĐKH đã được ban hành, có vai trò định hướng
nhận thức và hành vi của mọi chủ thể trong xã hội, gồm: Chiến lược BVMT quốc
gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược phát triển lâm nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2006- 2020; Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì
mục đích hoà bình đến năm 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả 2006-2015... Việt Nam đã ký Công ước khung của Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu vào ngày 11/6/1992 (viết tắt là UNFCCC) và phê
chuẩn UNFCCC vào ngày 16/11/1994; ký Nghị định thư Kyoto (viết tắt là KP) vào
ngày 3/12/1998 và phê chuẩn KP ngày 25/6/2002 nên được hưởng quyền lợi dành
cho các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao
công nghệ mới từ các nước phát triển thông qua dự án có tên gọi là cơ chế phát
triển sạch (viết tắt là CDM) …
Từ khía cạnh pháp lý, pháp luật môi trường với vấn đề biến đổi khí hậu do các
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đang từng bước được hoàn thiện, với nội dung
chính, gồm: các quy định về giảm phát thải khí nhà kính và các biện pháp pháp lý
và công cụ kinh tế hỗ trợ việc giảm phát thải khí nhà kính.

15


So với các quy định về giảm phát thải khí nhà kính, các quy định hỗ trợ việc

giảm phát thải khí nhà kính thông qua các biện pháp, công cụ kinh tế chú trọng hơn.
Cụ thể là:
- Về sử dụng năng lượng sạch: Pháp luật đã có những chính sách về ưu đãi tài
chính đối với sản xuất, sử dụng năng lượng sạch thông qua ưu đãi về thuế, tiền
thuê đất và các quy định về thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường nhằm “trừng
phạt” đối với những hoạt động không thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chỉ với
những quy định hiện hành, các nhà đầu tư rất khó có thể có đầy đủ cơ sở pháp lý để
có thể tiếp cận với các ưu đãi cũng như bị “trừng phạt’ về tài chính. Việc hoàn
thiện nhằm cụ thể hóa các quy định nhằm thực hiện chính sách ưu đãi và “trừng
phạt” về mặt tài chính là nhu cầu tất yếu trong thời gian tới.
- Về cơ chế phát triển sạch (CDM): Kể từ ngày Nghị định thư Kyoto có hiệu
lực (ngày 16/2/2005), Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện cơ chế phát triển sạch. Để
thúc đẩy các hoạt động này, một số chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo
CDM đã được ban hành. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự hoàn thiện cơ chế phát
triển sạch (CDM) mới chỉ thể hiện trong các quy định pháp luật mà chưa có điều
kiện phát huy một cách có hiệu quả trên thực tế. Lí do là vì hiện tại Việt Nam chưa
phải thực hiện nghĩa vụ giảm thiểu phát thải theo UNFCCC và KP nên thị trường
chuyển nhượng trong nước vẫn chưa thực sự hình thành và phát triển.
2.1.5. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng và thực thi pháp luật môi
trường trong kinh doanh
Trên thế giới hiện có 2 cách thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa Luật Môi
trường với hoạt động kinh doanh. Một là, "Luật Môi trường đối với hoạt động kinh
doanh: Environmental Law for business" mà Liên minh châu Âu là đại diện tiên
tiến, thể hiện đầy đủ rõ nét nhất mối quan hệ trên; Hai là, "Luật Môi trường và hoạt
động kinh doanh: Environmental Law and Business" mà Mỹ là nước thể hiện đầy
đủ nhất những nội dung chính của Luật Môi trường và kinh doanh.
2.1.5.1. Kinh nghiệm của Mỹ.
16



Tại Mỹ, từ khía cạnh bảo vệ môi trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
trong phạm vi quốc gia đều được điều chỉnh bởi Luật môi trường. Các hoạt động
kinh doanh liên quan đến chất thải nguy hại phải tuân thủ theo hệ thống khai báo
của Cục Bảo vệ môi trường và việc thải bỏ chúng, bao gồm các quy định về thải bỏ
cả 2 loại chất thải: chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại. Pháp luật còn
yêu cầu các doanh nghiệp phải đẩy mạnh việc tự mình làm sạch hoặc chi trả cho
việc làm sạch môi trường bị ô nhiễm do việc làm của họ trong quá khứ và hiện tại.
Từ khía cạnh thiết chế bảo vệ môi trường, nước Mỹ có một hệ thống cơ quan
quản lý, bảo vệ môi trường khá hoàn thiện. Cục Bảo vệ môi trường liên bang và cơ
quan chức năng cấp tiểu bang là chủ thể thi hành Luật môi trường tại Mỹ. Tại 50
bang của nước Mỹ đều có cơ quan quản lý môi trường "đồng dạng" với Cục Bảo
vệ môi trường liên bang. Cơ quan quản lý môi trường cấp tiểu bang là đơn vị bảo
đảm cho các hoạt động kinh doanh thực hiện Luật môi trường một cách thường
xuyên. Một số cơ quan quản lý khác, cả ở cấp liên bang và tiểu bang cũng có chức
năng cưỡng chế thi hành luật môi trường như: Cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn
hầm mỏ; Cơ quan quản lý đất đai; Cơ quan quản lý thủy sản và các loài hoang
dã…
Tóm lại, quan tâm đến môi trường và tôn trọng triệt để luật và các quy định về
môi trường đã trở nên quan trọng hàng ngày đối với các hoạt động kinh doanh tại
Mỹ và trên toàn thế giới. Nhiều doanh nghiệp ngày nay đã sử dụng "kiểm toán môi
trường" để xác định có hay không có điều kiện vật chất và sự vận hành đáp ứng và
thực hiện tất cả các yêu cầu của pháp luật về môi trường.
2.1.5.2. Kinh nghiệm của Cộng đồng chung châu Âu
Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty có tác động lớn đến môi
trường nên họ phải áp dụng các nguyên tắc môi trường của Cộng đồng chung châu
Âu trong rất nhiều lĩnh vực như chất lượng không khí, hóa chất và quản lý chất
thải... Hiện tại có khá nhiều quy định pháp luật môi trường của EU liên quan đến
doanh nghiệp vừa và nhỏ (viết tắt là SMEs), như quy định về chất lượng không
17



khí, thương mại phát thải và tiếng ồn; hóa chất, năng lượng, quản lý môi trường,
sản xuất xanh, chất thải, nước, đất và trợ giúp của nhà nước trong bảo vệ môi
trường. Cụ thể là:
- Quy định về chất lượng không khí: EU đã thiết lập một mức trần phát thải có
hiệu lực từ năm 2010 đối với 4 chất gây ô nhiễm là sulphur dioxide (SO2), nitrogen
oxide (NOx), volatile organic compounds (VOC) và ammonia (NH3). Thêm vào
đó, có hàng loạt giới hạn đối với các chất sulphur dioxide, nitrogen dioxide và
nitrogen oxides, đặc biệt là những chất thải thẳng vào không khí.
- Quy định về hóa chất: Tất cả các công ty sản xuất hoặc sử dụng hóa chất
phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về đăng ký, dán nhãn, an toàn hoá chất...
Các cơ sở sản xuất kinh doanh và người nhập khẩu phải thông báo đầy đủ các đặc
tính của tất cả các hóa chất sản xuất hoặc nhập khẩu với số lượng nhiều hơn một
tấn và đăng ký chúng với cơ sở dữ liệu trung tâm. Người sử dụng hóa chất phải áp
dụng các biện pháp quản lý rủi ro đối với một số chất nhất định và cung cấp thông
tin về việc sử dụng chúng cho bên cung cấp.
- Quy định về năng lượng: Các quy định về quản lý năng lượng được xác định
là một trong những ưu tiên của pháp luật môi trường trong kinh doanh. Các quy
định về năng lượng gồm hiệu suất năng lượng, chính sách năng lượng châu Âu, thị
trường năng lượng nội địa, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái sinh..., trong đó
tập trung vào những nội dung chính là: Hiệu suất năng lượng; chính sách về năng
lượng; thị trường năng lượng nội địa và năng lượng hạt nhân
- Quy định về quản lý môi trường: EU có khá nhiều ý tưởng để thử nghiệm và
khuyến khích các doanh nghiệp đưa quản lý môi trường vào trong các hoạt động
của họ, như cơ chế kiểm toán và quản lý sinh thái, đánh giá vòng đời cuộc sống, và
xã hội hợp nhất và trách nhiệm môi trường, bao gồm: Cơ chế kiểm toán và quản lý
sinh thái; quy định về đánh giá vòng đời sản phẩm; quy định trách nhiệm chung về
môi trường và xã hội.
18



- Quy định về chất thải: Có khá nhiều quy định cụ thể của pháp luật EU về
các lĩnh vực khác nhau của chất thải và quản lý chất thải. Chúng quy trách nhiệm
để doanh nghiệp bảo đảm rằng chất thải trong quá trình sản xuất của họ được xử lý
một cách hiệu quả, an toàn và bằng các phương pháp thân thiện. Phần lớn các quy
định hiện hành của pháp luật EU về quản lý chất thải thể hiện cách tiếp cận đối với
một sản phẩm cụ thể, như bao bì, phương tiện giao thông, pin hoặc thiết bị điện.
- Quy định về quản lý nước: Do tầm quan trọng của nước nên Cộng đồng
chung châu Âu đã có hẳn một Quyết định khung về nước và liên kết các quy định
này với các chính sách khác về nước như Quyết định về khung chiến lược biển,
hay pháp luật EU về nước uống và nước tắm...
- Quy định về quản lý đất: Có khá nhiều quy định cụ thể của pháp luật về xả
thải, chôn vùi chất gây ô nhiễm vào đất. Chúng bao gồm các quy định về các chất
tẩy rửa, các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, nitơ hóa và thủy ngân. Các
hoạt động cụ thể tác động lên đất cũng được pháp luật quy định như chôn lấp chất
thải, công nghiệp khai khoáng và sản xuất nông nghiệp.
- Quy định sự trợ giúp của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường: Hướng
dẫn mới về sự trợ giúp của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường được thông qua
đầu năm 2008, trong đó đề cập đến những nội dung sau: i) Các biện pháp đẩy
mạnh bảo vệ môi trường vượt trên cả tiêu chuẩn EU hoặc ở những nơi không tồn
tại tiêu chuẩn; ii) Nghiên cứu môi trường; iii) Sáng kiến lưu giữ năng lượng; năng
lượng tái sinh; iv) quản lý chất thải; v) khắc phục ô nhiễm; vi) di rời các cơ sở hoạt
động; vii) thu hút sự trợ giúp trong cơ chế thương mại hóa cấp phép; viii) trợ giúp
thông qua hình thức miễn giảm thuế môi trường...
2.2. Pháp luật môi trường trong các lĩnh vực kinh doanh
2.2.1. Pháp luật môi trường trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, để ngăn ngừa và giảm thiểu những ảnh
hưởng xấu đến môi trường, Việt Nam đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật
điều chỉnh về vấn đề này. Có thể kể đến một số văn bản pháp luật hiện hành như:
19



Luật bảo vệ môi trường (2005); Luật Hoá chất (2007); Nghị định 80/2006/NĐ-CP
ngày 08 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và Nghị
định 21/2008/NĐ-CP ngày sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
80/2006/NĐ-CP; Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp; Quyết định số
52/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
ban hành Quy chế tạm thời về bảo vệ môi trường ngành công thương; Thông tư số
39/2009 ngày 28 tháng 12 năm 2009 quy định thực hiện một số nội dung của Quy
chế quản lý cụm công nghiệp…
Liên quan đến yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, các
văn bản pháp luật trên điều chỉnh một số vấn đề cơ bản sau đây:
* Vấn đề thứ nhất: Bảo vệ môi trường trong xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển công nghiệp.
Điều chỉnh về vấn đề này, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn
thi hành có quy định các cơ quan xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch
phát triển công nghiệp có trách nhiệm thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
(ĐMC). Theo đó, các chủ thể này phải lập Báo cáo ĐMC đồng thời với quá trình
lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (sau đây gọi chung là dự án). Báo cáo này sẽ
được thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
môi trường; Bộ trưởng Bộ chuyên ngành hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thành lập.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện các quy định này ở nước ta trong thời
gian qua hầu như chỉ mang tính hình thức. Việc lập báo cáo ĐMC khi xây dựng
các chiến lược, quy hoach hoặc là bị bỏ qua, hoặc “chỉ để có” nên việc dự báo,
phân tích các vấn đề môi trường khi triển khai các quy hoạch, kế hoạch đó hầu như
không có nhiều ý nghĩa về khoa học cũng như thực tiễn.
* Vấn đề thứ hai: Bảo vệ môi trường tại các khu/ cụm công nghiệp.
Tại các các khu/ cụm công nghiệp, yêu cầu về bảo vệ môi trường thường đặt

20


ra khắt khe hơn, đòi hỏi tính tổ chức cao hơn so với các cơ sở sản xuất công nghiệp
nhỏ lẻ, bao gồm:
- Bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu/ cụm
công nghiệp: Hai vấn đề chính được điều chỉnh trong lĩnh vực này là: Bảo vệ môi
trường trong việc lập quy hoạch xây dựng khu/ cụm công nghiệp và bảo vệ môi
trường đối với thiết kế hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu/ cụm công nghiệp.
- Bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng khu/ cụm
công nghiệp: Trong giai đoạn này, để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ làm ô
nhiễm môi trường khi thi công xây dựng khu/ cụm công nghiệp, các vấn đề chủ
yếu được pháp luật điều chỉnh là: trách nhiệm của Ban Quản lý khu công nghiệp,
cơ quan quản lý cụm công nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư…
- Bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động của khu/ cụm công nghiệp:
Để bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình tại
các khu vực này, chủ cơ sở sản xuất phải thực hiện quản lý chất thải theo quy
định, phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn…
* Vấn đề thứ ba: Bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp
Trong hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong kinh doanh
ở nước ta hiện nay, không có văn băn pháp luật điều chỉnh riêng cho vấn đề bảo vệ
môi trường tại các cơ sở công nghiệp. Các cơ sở này thực hiện trách nhiệm bảo vệ
môi trường giống như các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói chung được quy
định tại một số văn bản pháp luật như: Luật bảo vệ môi trường; Nghị định
80/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số
21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP; Nghị
định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn; Thông tư số 12/2006/TTBTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và cấp phép quản lý chất thải nguy hại…
Theo quy định tại các văn bản pháp luật này, các cơ sở sản xuất công nghiệp có
trách nhiệm thực hiện các nhóm nghĩa vụ chủ yếu sau:

21


×