Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DƢƠNG THỊ XUÂN QUÝ

PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60380105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. DƢƠNG TUYẾT MIÊN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trường Đại học
Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy các chuyên đề thuộc chương trình cao học và
cung cấp cho em những kiến thức quí báu, bổ ích.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS
Dương Tuyết Miên - Người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong
suốt quá trình viết luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều
kiện thuận lợi cho em cũng như là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong suốt


quá trình nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Học viên

Dương Thị Xuân Qúy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ,
giúp đỡ từ Người hướng dẫn là PGS. TS. Dương Tuyết Miên. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận
xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được
thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Người viết

Dương Thị Xuân Qúy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài........................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................2
4.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài ................................................................2
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ..............................................................................2
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................3
6. Cơ cấu luận văn .................................................................................................3
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI
NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 ....................................................4
1.1. Thực trạng của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn 2008 – 2014 ...................................................................................................4
1.1.1. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2008 – 2014 xét về mức độ ......................................................................................4
1.1.2. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2008 – 2014 xét về tính chất ...................................................................................9
1.2. Diễn biến của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn 2008 -2014 .....................................................................................................25
1.2.1. Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2008 – 2014 xét về mức độ ......................................................................................25


1.2.2. Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2008 – 2014 xét về tính chất ...................................................................................30
CHƢƠNG 2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2014 ..............................36
2.1. Nguyên nhân liên quan đến kinh tế - xã hội ................................................36
2.2. Nguyên nhân liên quan đến công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến
pháp luật ................................................................................................................39
2.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế của công tác quản lý nhà nƣớc trong
lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội...............................................................43
2.4. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tiến
hành tố tụng và thi hành án .................................................................................45

2.5. Nguyên nhân xuất phát từ phía ngƣời phạm tội .........................................47
2.6. Nguyên nhân liên quan đến nạn nhân ..........................................................50
CHƢƠNG 3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI ................................53
3.1. Dự báo tình hình tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời
gian tới ....................................................................................................................53
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết ngƣời trên địa bà
tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................54
3.2.1. Biện pháp về kinh tế - xã hội .........................................................................54
3.2.2. Biện pháp về giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật ..............................57
3.2.3. Biện pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về an ninh
trật tự, anh toàn xã hội ............................................................................................59


3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng
và thi hành án ..........................................................................................................60
3.2.5. Biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành người phạm tội..................................62
3.2.6. Biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân ...........................................65
KẾT LUẬN ............................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

BLHS

Bộ luật hình sự


2

HSST

Hình sự sơ thẩm

3

NPT

Người phạm tội

4

UBND

Ủy ban nhân dân

5

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 .............................................. 5
Bảng 1.2. Tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm
so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc

chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 ........................... 5
Biểu đồ 1.1. So sánh tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét
xử sơ thẩm so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các
tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014............ 6
Bảng 1.3. Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2014 (tính trên 100.000 dân) ............... 6
Bảng 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái và cả nước giai đoạn
2008 – 2014 (tính trên 100.000 dân) ......................................................................... 7
Biểu đồ 1.2. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết
người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái và cả nước giai
đoạn 2008 – 2014 (tính trên 100.000 dân) ................................................................ 7
Bảng 1.5. Cơ cấu theo loại tội phạm .............................................................. 9
Biểu đồ 1.3. Cơ cấu theo loại tội phạm ........................................................ .10
Bảng 1.6. Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội . 10
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng áp dụng với người
phạm tội ................................................................................................................... 10
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu theo hình thức phạm tội ............................................... 11
Bảng 1.7. Cơ cấu theo có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương tiện
phạm tội ................................................................................................................... 12
Biểu đồ 1.6. Cơ cấu theo có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương tiện
phạm tội ................................................................................................................... 12
Bảng 1.8. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội ....................................................... 13
Biểu đồ 1.7. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội ................................................... 13
Bảng 1.9. Cơ cấu theo thời gian phạm tội .................................................... 14


Biểu đồ 1.8. Cơ cấu theo thời gian phạm tội ................................................ 15
Bảng 1.10. Cơ cấu theo địa điểm phạm tội................................................... 15
Biểu đồ 1.9. Cơ cấu theo địa điểm phạm tội ................................................ 16

Biểu đồ 1.10. Cơ cấu theo tình tiết “có tính chất côn đồ” ............................ 16
Bảng 1.11. Cơ cấu theo động cơ phạm tội.................................................... 17
Biểu đồ 1.11. Cơ cấu theo động cơ phạm tội ............................................... 17
Bảng 1.12. Cơ cấu theo đặc điểm về giới tính, tuổi của người phạm tội ..... 18
Biểu đồ 1.12. Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội .............................. 18
Biểu đồ 1.13. Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội ................................ 19
Biểu đồ 1.14. Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội ................. 20
Bảng 1.13. Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội ............................ 20
Biểu đồ 1.15. Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội ........................ 21
Bảng 1.14. Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của nạn nhân............................... 23
Bảng 1.15. Cơ cấu theo mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội .... 23
Bảng 1.16. Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân ............................... 24
Biểu đồ 1.16. Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân ........................... 24
Bảng 1.17. Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014........................................................................ 26
Biểu đồ 1.17. Diễn biến của số vụ và số người phạm tội giết người trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014.......................................................... 26
Bảng 1.18. So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người và các tội
thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 ............... 27
Biểu đồ 1.18. So sánh diễn biến của số vụ phạm tội giết người và số vụ phạm
các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 ... 28
Biểu đồ 1.19. So sánh diễn biến của số người phạm tội giết người và số người
phạm các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008
- 2014....................................................................................................................... 29
Bảng 1.19. Mức độ tăng, giảm hàng năm của các loại tội phạm trong cơ cấu
theo loại tội phạm .................................................................................................... 30
Biểu đồ 1.20. Diễn biến về cơ cấu theo loại tội phạm .................................. 30


Bảng 1.20. Mức độ tăng, giảm hàng năm của các hình phạt tù trong cơ cấu

theo mức hình phạt tù áp dụng với người phạm tội ................................................ 31
Biểu đồ 1.21. Diễn biến về cơ cấu theo mức hình phạt tù ............................ 32
Bảng 1.21. Mức độ tăng, giảm hàng năm của số vụ trong cơ cấu về tình tiết
“có tính chất côn đồ” ............................................................................................... 32
Biểu đồ 1.22. Diễn biến cơ cấu về tình tiết “có tính chất côn đồ” ............... 33
Bảng 1.22. Mức độ tăng, giảm hàng năm trong cơ cấu về đặc điểm nhân thân
theo độ tuổi của người phạm tội.............................................................................. 33
Biểu đồ 1.23. Diễn biến cơ cấu về đặc điểm nhân thân theo độ tuổi của người
phạm tội ................................................................................................................... 34


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của khu Việt
Bắc nói riêng, của vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung, là cửa ngõ giao
lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thái
Nguyên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, có nhiều địa
danh du lịch lịnh sử, sinh thái–danh thắng nổi tiếng. Dân số Thái Nguyên khoảng
gần 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó
là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán

chay, Hoa và Dao. Ngoài ra,

Thái

Nguyên còn được biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 của cả
nước với 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung
tâm dạy nghề. Trong những năm gần đây, tỉnh đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp

hóa, đô thị hoá trên chiều rộng và chiều sâu. Các hoạt động kèm theo quá trình này
như giải tỏa, thu hồi, giải phóng mặt bằng, di dân... làm cho dân cư có sự biến động
lớn; số người ở địa phương khác đến tỉnh lao động, học tập, làm việc tăng; các loại
hình kinh doanh như cầm đồ, hỗ trợ tài chính, quán bar, karaoke, khách sạn, nhà
nghỉ, phát triển mạnh... Trong khi đó, những vấn đề vốn đã tồn tại của địa phương
như tội phạm, tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp, lực lượng lao động có trình độ thấp... vẫn
chưa được giải quyết dứt điểm. Điều đó càng đặt ra những thách thức lớn đối với
Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Nguyên trong công tác quản lý nhà nước về an
ninh trật tự, đặc biệt là tình hình tội phạm. Trong số đó, tội giết người diễn ra ở Thái
Nguyên đang có những diễn biến rất phức tạp. Trong những năm gần đây, tình hình
tội giết người có xu hướng gia tăng, tuy không tăng mạnh nhưng có chứa những yếu
tố đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp. Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu về tình hình
tội giết người, tìm ra nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,
dự báo tình hình tội giết người trong thời gian tới, từ đó xây dựng các biện pháp
nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh là vô cùng cần thiết.
Với lí do đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội giết người trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.


2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội giết người dưới góc độ
tội phạm học, trong đó có:
+ Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà “Tội giết người trong
Luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này”, Hà Nội năm
2006;
+ Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Bùi Trọng Tuệ “Đấu tranh phòng
chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Hà Nam”, Hà Nội năm 2004;
+ Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà “Đấu tranh

phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Hà Nội năm 2007;
+ Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thương “Phòng ngừa tội
giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Hà Nội năm 2012;
+ Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Hoàng Khánh Chi “Phòng ngừa tội
giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, Hà Nội năm 2013.
Các công trình nghiên cứu này đã khái quát được tình hình tội giết người trên
phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn nhất định để từ đó giải thích nguyên nhân của
tội giết người và đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm
này. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về
tội giết người dưới góc độ tội phạm học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, tác
giả đã lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học tội giết người trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
4.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu tội giết người dưới góc độ tội phạm học nhằm đề xuất
các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Thái Nguyên, từ đó có
thể giảm tỉ lệ tội phạm này trên địa bàn tỉnh.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích trên, tác giả sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:


3

- Đánh giá tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn 2008-2014.
- Giải thích nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 2008-2014.

- Đưa ra các dự báo về tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong thời gian tới.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội giết
người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học được sử dụng cụ thể
như sau: Phương pháp tiếp cận định lượng, phương pháp tiếp cận tổng thể, phương
pháp tiếp cận bộ phận, phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu, phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp chứng minh trực tiếp. Ngoài ra còn kết hợp phương pháp so
sánh, phân tích và tổng hợp.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn 2008-2014.
Chương 2: Nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 2008-2014.
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.


4

CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2014
“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong
đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định”[6; tr.100]. Từ định nghĩa trên có

thể thấy tình hình tội phạm được hợp thành bởi hai yếu tố, đó là yếu tố thực trạng và
yếu tố diễn biến. Trong đó, thực trạng phản ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn
diễn biến phản ánh tội phạm xét trong tổng thể vận động. Trong mỗi mội dung
“tĩnh” và nội dung “động” đều bao gồm nội dung định lượng (mức độ) và nội dung
định tính (tính chất).
Để làm sáng tỏ được tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 2008-2014, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa án
nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Tòa án nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Công an tỉnh
Thái Nguyên và số liệu do tác giả thu thập từ 102 bản án hình sự sơ thẩm xét xử về
tội phạm này ở tỉnh Thái Nguyên.
1.1. Thực trạng của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn 2008-2014
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong
đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất”[6; tr.102].
1.1.1. Thực trạng của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn 2008-2014 xét về mức độ
Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2008–2014 xét về mức độ được đánh giá thông qua thực trạng xét về mức độ của tội
phạm rõ và thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn.
* Thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ
Thực trạng của tội giết người xét về mức độ của tội phạm rõ được phản ánh
qua thông số về tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008–2014, được thể hiện dưới bảng số
liệu dưới đây:


5

Bảng 1.1: Tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008–2014

Tổng số vụ

Tổng số ngƣời phạm tội

Tổng

102

161

TB/năm

14,5

23

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Từ bảng thống kê trên cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2014, Tòa án nhân
dân tỉnh Thái Nguyên đã xét xử sơ thẩm 102 vụ và 161 người phạm tội giết người.
Bình quân mỗi năm có khoảng 14,5 vụ với khoảng 23 người phạm tội bị xét xử sơ
thẩm về tội giết người.
Để làm rõ “bức tranh” về tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn 2008-2014 tác giả so sánh nó trong mối tương quan với các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (các tội thuộc chương XII)
trong cùng khoảng thời gian.
Bảng 1.2: Tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội giết
người so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội
thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2014.
Tội giết ngƣời


Tổng

Các tội thuộc

Tỷ lệ

chƣơng XII

Vụ

NPT

Vụ

NPT

(1)

(2)

(3)

(4)

102

161

1043


1616

(1)/(3)

(2)/(4)

9,8%

10%

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Biểu đồ 1.1: So sánh tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm
về tội giết người với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các
tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008–2014.


6

1616

2000
1500

1043

1000
161

102


500
0

Tổng số người phạm tội

Tổng số vụ
Tội giết người

Các tội thuộc chương XII

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2014 trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên có tổng số 102 vụ và 161 người phạm tội giết người bị đưa ra
xét xử sơ thẩm; trong khi đó tổng số tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là 1043 vụ với 1616 người phạm tội.
Như vậy, tội giết người chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các tội thuộc chương XII là
9,8% về số vụ và 10% về số người phạm tội.
Khi đánh giá thực trạng của tội phạm xét về mức độ không thể bỏ qua thông
số về chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội.
“Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm
trong dân cư”. [14; tr. 185]. Đánh giá được mức độ phổ biến của tội giết người
trong dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để có cái nhìn toàn diện nhất về thực
trạng của tội phạm này xét về mức độ.
Bảng 1.3: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2014 ( tính trên 100.000 dân )
Năm

Tổng số vụ
phạm tội


Tổng số
ngƣời
phạm tội

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) = 2
*100.000/4

(6)= 3
*100.000/4

Tổng

102

161

7982600

1,3

2


20082014

Tổng số Chỉ số tội phạm
dân
(tính trên
100.000 dân)

Chỉ số ngƣời
phạm tội
(tính trên
100.000 dân)

(Nguồn: Văn phòng Toàn án nhân dân tỉnh Thái Nguyên


7

Website: )
Như vậy, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2014 chỉ số tội phạm
và chỉ số người phạm tội giết người lần lượt là 1,3 và 2.
Để mô tả và đánh giá được thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, tác giả chọn so sánh và đánh giá chỉ số tội phạm và chỉ số người
phạm tội của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với địa bàn tỉnh Lạng
Sơn, tỉnh Yên Bái và cả nước trong cùng giai đoạn.
Bảng 1.4: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết
người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái và cả nước giai
đoạn 2008-2014 (tính trên 100.000 dân)
Tỉnh

Số dân


Số vụ

Số ngƣời
phạm tội

Yên Bái

5296192

79

109

1,5

Chỉ số
ngƣời
phạm tội
2

Lạng Sơn

5195400

127

226

2,4


4,4

Thái Nguyên

7982600

102

161

1,3

2

Cả nƣớc

615215100

10170

19224

1,6

3,1

Chỉ số
tội phạm


(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên,
Tòa án nhân dân tối cao,
Website: )
Biểu đồ 1.2: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết
người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái và cả nước giai
đoạn 2008 - 2014 (tính trên 100.000 dân)

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên,


8

Tòa án nhân dân tối cao
Website: )
Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ ta thấy: Trong khoảng thời gian từ năm
2008 đến năm 2014, tỉnh Thái Nguyên có chỉ số tội phạm là 1,3 và chỉ số người
phạm tội là 2, tức là tính trên 100.000 dân thì ở Thái Nguyên sẽ xảy ra 1,3 vụ và có
2 người phạm tội giết người. So với hai tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn cùng thuộc khu vực
trung du miền núi phía Bắc thì mức độ phổ biến của tội giết người ở Thái Nguyên
thấp hơn Lạng Sơn và gần tương đương với Yên Bái. Mức độ phổ biến của tội giết
người của Thái Nguyên cũng thấp hơn so với cả nước (cụ thể: chỉ số tội phạm
1,3/1,6; chỉ số người phạm tội 2/3,1). Những thông số này cho thấy thực trạng của
tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xét về mức độ của tội phạm rõ là
không thấp.
* Thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn
Những thông số về tổng số vụ phạm tội cũng như tổng số người phạm tội ở
trên cho thấy một phần của “bức tranh” tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2008-2014. Còn một phần của “bức tranh” chưa được làm rõ, đó chính là
tội phạm ẩn của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. “Tội phạm ẩn là các
tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì

không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội
phạm”[6; tr.103]. Khi nghiên cứu, nhìn nhận tội phạm ẩn trong tổng thể tình hình
tội giết người sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tội giết người trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
Qua số liệu thống kê của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên, trong
giai đoạn 2008-2014 có 03 vụ nạn nhân được xác định là bị giết chết (bị đập vỡ hộp
sọ, bị chôn giấu trong rừng…). Tuy nhiên, thời điểm phát hiện ra xác nạn nhân lại
cách xa so với thời điểm nạn nhân bị giết nên xác chết đã bị phân huỷ mạnh, nạn
nhân lại không có giấy tờ tuỳ thân, xác định lai lịch nạn nhân rất khó. Những vụ án
này sau khi hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra vẫn chưa tìm ra thủ phạm nên đã
đình chỉ điều tra. Có thể thấy tội giết người là loại tội có độ ẩn thấp. Tội giết người
thường khó che giấu, mức độ bộc lộ thông tin lớn, khả năng lan truyền thông tin
nhanh bởi hậu quả nghiêm trọng của nó gây nên nỗi bức xúc, bất bình cho nhân


9

dân. Nạn nhân (trường hợp hậu quả chưa giết người xảy ra) hay những người thân
trong gia đình luôn mong muốn tố giác để nhằm trừng phạt kẻ phạm tội. Hơn nữa,
hiện trường gây án thường để lại nhiều vết tích hoặc hành vi phạm tội trong nhiều
trường hợp có sự lộ liễu, công khai. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
càng cao thì sự quan tâm cho cộng đồng càng lớn, khả năng phát hiện càng lớn thì
mức độ ẩn càng thấp và tội giết người nằm trong loại tội phạm này.
1.1.2. Thực trạng của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn 2008-2014 xét về tính chất.
Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2008–2014 xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của
tội giết người. “Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể rút ra được
nhận xét về tính chất của tội phạm. Cơ cấu tội phạm thể hiện rõ nội dung bên trong
của tình hình tội phạm cũng như tạo cơ sở cho việc xem xét nguyên nhân của tội

phạm”[12; tr. 223].
Để đánh giá được thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 2008–2014 xét về tính chất cần dựa trên cơ sở nghiên cứu tội phạm
này theo các tiêu chí sau:
* Cơ cấu theo loại tội phạm (Phân loại theo Điều 8 BLHS)
Qua khảo sát 102 bản án HSST với 161 người phạm tội bị xét xử về tội giết
người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 07 năm, tác giả có bảng thống kê sau:
Bảng 1.5: Cơ cấu theo loại tội phạm
Tội phạm

Tội phạm

rất nghiêm trọng

đặc biệt nghiêm trọng

161 NPT

13 NPT

148 NPT

100%

8,1%

91,9%

Tổng


(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy trong tổng số 161 người phạm tội giết
người thì có tới 148 người phạm tội bị xét xử khoản 1 Điều 93, chiếm một tỷ lệ lớn
91,9%, trong khi chỉ có 13 người phạm tội bị xét xử ở khoản 2 Điều 93 với tỷ lệ
tương ứng 8,1%. Như vậy số người phạm loại tội đặc biệt nghiêm trọng cao gấp 11


10

lần số người phạm loại tội rất nghiêm trọng. Điều này phản ánh mức độ nguy hiểm,
tính chất nghiêm trọng của tội giết người cũng như hậu quả của tội phạm này gây ra
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu theo loại tội phạm
8.10%

Tội phạm rất nghiêm trọng
Tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng

91.90%

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
* Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội
Nghiên cứu 102 bản án HSST với 161 người phạm tội trong giai đoạn 20082014 cho thấy các loại và mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội như sau:
Bảng 1.6: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội
Tổng

Tù có thời hạn




Tử hình

Dƣới

Từ 7 năm đến

Trên

chung

7 năm

15 năm

15 năm

thân

161 NPT

29 NPT

63 NPT

33 NPT

24 NPT

12 NPT


100%

18,1%

39,1%

20,5%

14,9%

7,4%

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
Qua nghiên cứu số liệu, tác giả nhận thấy loại hình phạt mà tòa án áp dụng
chủ yếu đối với người phạm tội giết người là hình phạt tù có thời hạn với tổng số


11

125 người phạm tội bị áp dụng chiếm tỷ lệ 77,7%, trong đó phổ biến nhất là mức
phạt tù có thời hạn từ 7 năm đến 15 năm với 63 người phạm tội, tỷ lệ 39,1% (chiếm
½ số người phạm tội trong tổng số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời
hạn). Số người phạm tội bị áp dụng mức phạt tù có thời hạn trên 15 năm là 33 người
chiếm tỷ lệ 20,5%. Số người phạm tội bị áp dụng mức phạt tù có thời hạn dưới 7
năm chiếm tỷ lệ ít nhất 18,1%, điều này cũng thể hiện phần nào tỷ lệ người phạm
tội bị xét xử ở Khoản 2 Điều 93 thấp. Số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù

chung thân là 24 người chiếm 14,8%. Số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tử
hình là 12 người chiếm 7,4%.
* Cơ cấu theo hình thức phạm tội (Đồng phạm hay phạm tội riêng lẻ).
Qua khảo sát 102 bản án HSST về tội giết người với 161 người phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong vòng 07 năm từ năm 2008 đến năm 2014, tác giả
nhận thấy có 77/102 vụ được thực hiện với hình thức phạm tội riêng lẻ chiếm tỷ lệ
75,5%. Còn lại 25/102 vụ được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, chiếm 24,5%,
trong đó đồng phạm có thông mưu trước có 7 vụ, đồng phạm phức tạp có 6 vụ. Có
thể thấy so với các trường hợp phạm tội riêng lẻ thì các trường hợp phạm tội dưới
hình thức đồng phạm chiếm tỷ lệ chỉ bằng 1/3 nhưng có tính chất và mức độ nguy
hiểm hơn.
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu theo hình thức phạm tội.

24.5%
75.5%

Đồng phạm
Phạm tội riêng lẻ

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
* Cơ cấu theo công cụ, phương tiện phạm tội
Qua khảo sát 102 bản án HSST về tội giết người với 161 người phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 07 năm, tác giả có số liệu thống kê như sau:


12

Bảng 1.7: Cơ cấu theo có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương tiện
phạm tội
Tổng


Không sử

Có sử dụng công cụ, phƣơng tiện phạm tội

dụng

Dao,

Gậy, cọc

công cụ,

kiếm,

gỗ

phƣơng

phớ, giáo

Súng

Mìn

Các loại
khác

tiện
phạm tội

102 vụ

5 vụ

67 vụ

6 vụ

5 vụ

4 vụ

15 vụ

100%

4,9%

65,7%

5,8%

4,9%

3,9%

14,8%

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu theo có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương

tiện phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
Trong tổng số 102 vụ giết người thì có tới 97 vụ có sử dụng công cụ, phương
tiện phạm tội, chiếm 95,1%. Trong đó số vụ sử dụng dao, kiếm, phớ, giáo chiếm tỷ
lệ lớn nhất 65,7% (67/102 vụ) với dao được sử dụng phổ biến hơn cả (62/102 vụ)
bởi vì đây là một loại công cụ phổ biến, được bày bán thường xuyên, nhà ai cũng
có, người phạm tội dễ dàng mua được, mượn được, tìm được, dễ thủ tiêu và khả
năng sát thương cao dễ dẫn đến hậu quả giết người. Tiếp đến là những vật có sẵn
trong tự nhiên như gậy, cọc gỗ chiếm tỷ lệ 5,8%, những vụ sử dụng gậy, cọc gỗ đều
do mâu thuẫn phát sinh tức thời ở ngoài đường nên người phạm tội sử dụng những
vật vớ được ở gần. Số vụ sử dụng súng và mìn tự chế chiếm tỷ lệ lần lượt là 4,9%


13

và 3,9%, đây là hai loại công cụ hay được người phạm tội cất giữ để phòng thân, đi
làm ruộng, đi săn, chống trộm. Các công cụ, phương tiện phạm khác có thể kể đến
như ống tuýp, búa, chày, cào thóc, xe tải, dây, thuốc sâu chiếm 15/102 vụ với tỷ lệ
14,8%. Có 5 vụ không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội, người phạm tội sử
dùng sức mạnh cơ thể để đấm, đá, bóp cổ nạn nhân.
* Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Qua khảo sát 102 bản án HSST về tội giết người với 161 người phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 07 năm, tác giả có bảng số liệu thống kê như sau:
Bảng 1.8: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Thành

Huyện

Huyện


Huyện

Huyện Huyện

phố

Đại

Đồng

Phú



Phú



Phổ

Định

Thái

Từ

Hỷ

Lƣơng


Nhai

Bình

Sông

Yên

Hóa

Nguyên

Thị

Huyện Huyện

Công

31 vụ

13 vụ

13 vụ

12 vụ

10 vụ

9 vụ


7 vụ

5 vụ

2 vụ

30,4%

12,7%

12,7%

11,8%

9,8%

8,8%

6,8%

5%

2%

102 vụ = 100%
(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy địa bàn thành phố Thái Nguyên là nơi xảy
ra số vụ giết người chiếm tỷ lệ cao nhất 30,4% (31/102 vụ), xếp ngay sau là hai


14

huyện Đại Từ và Đồng Hỷ với tỷ lệ bằng nhau 12,7% (13/102 vụ), huyện Phú Lương
chiếm 11,8% (12/102), huyện Võ Nhai chiếm 9,8% (10/102 vụ), huyện Phú Bình
chiếm 8,8% (9/102), thị xã Sông Công chiếm 6,8% (7/102 vụ), huyện Phổ Yên
chiếm 5% (5/102 vụ) và huyện Định Hóa là huyện có số vụ giết người thấp nhất
chiếm 2% (2/102 vụ). Các vụ giết người thường xảy ra ở thành phố Thái Nguyên,
bởi vì nơi đây có số dân đông đúc, tập trung nhiều doanh nghiệp và trung tâm
thương mại. Trên địa bàn thành phố có hơn 30 trường đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp, bên cạnh đó nhiều quán ăn, nhà hàng, quán bar, quán karaoke… là
những tụ điểm phức tạp cũng tập trung tại đây. Từ đó cho thấy thành phố Thái
Nguyên luôn là địa điểm thu hút lực lượng lao động của các địa phương trong huyện,
tập trung đông sinh viên từ các tỉnh miền núi phía Bắc đổ về, hệ lụy của tình trạng
này làm phát sinh nhiều tiêu cực, trong đó có hiện tượng tội phạm. Càng đông người
thì càng dễ xảy ra va chạm, mâu thuẫn xung đột, nếu không nhường nhịn, kiềm chế,
mà giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực thì nguy cơ hành vi giết người xảy ra cao.
* Cơ cấu theo thời gian phạm tội
Qua nghiên cứu 102 bản án HSST với 161 người phạm tội bị xét xử về tội
giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong vòng 07 năm, tác giả có bảng thống
kê sau:
Bảng 1.9: Cơ cấu theo thời gian phạm tội
Tổng

Từ 0h đến

Từ 8h sáng


Từ 12h đến

Từ 17h đến

dƣới 8h sáng

đến dƣới 12h

dƣới 17h

dƣới 24h

102 vụ

14 vụ

21 vụ

15 vụ

52 vụ

100%

13,7%

20,6%

14,8%


50,9%

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
Khoảng thời gian tội giết người diễn ra nhiều nhất là từ 17h đến dưới 24 giờ
với 52 vụ chiếm 50,9%, tức là hơn một nửa số vụ phạm tội giết người diễn ra trong
07 năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là thời điểm sau khi kết thúc công việc
của một ngày, mọi người có thời gian gặp gỡ nói chuyện hay rủ nhau ăn uống, nhậu
nhẹt, giải trí. Chín người mười ý, khi đó dễ phát sinh va chạm, xung đột giữa những
anh em trên cùng bàn rượu hay người xa lạ. Thêm vào đó thời gian cuối ngày cũng


15

khiến con người rơi trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, không kiềm chế được hành vi
nên dễ lựa chọn xử sự trái pháp luật để giải quyết mâu thuẫn. Khoảng thời gian từ
8h đến dưới 12h chiếm tỷ lệ cao thứ hai 20,6% với 21 vụ. Hai khoảng thời gian từ
12h đến dưới 17h và từ 0h đến dưới 8h chiếm tỷ lệ lần lượt là 14,8% và 13,7%.
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu theo thời gian phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
* Cơ cấu theo địa điểm thực hiện tội phạm
Qua khảo sát 102 bản án HSST về tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong 07 năm, tác giả có bảng số liệu thống kê:
Bảng 1.10: Cơ cấu theo địa điểm phạm tội
Tổng

Ngoài
đƣờng


Nhà nạn
nhân

Hàng quán

Nơi khác

31 vụ

Nhà chung
của nạn
nhân và
ngƣời
phạm tội
15 vụ

102 vụ

35 vụ

6 vụ

15 vụ

100%

34,3%

30,4%


14,7%

5,9%

14,7%

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)
Số vụ giết người xảy ra ở ngoài đường chiếm tỷ lệ cao nhất 34,3% (35/102
vụ). Lý giải cho việc này vì đa phần các nạn nhân sau khi bị sát hại thường có xu
hướng chạy ra ngoài vừa để thoát thân vừa để kêu gọi người đến cứu, kẻ thủ ác tiếp
tục rượt đuổi và ra tay sát hại cho đến khi nạn nhân gục hẳn. Mặt khác với những vụ
đồng phạm ở Thái Nguyên thì số người đồng phạm tham gia trung bình 5 người/vụ,
mâu thuẫn giữa nhóm đồng phạm với nạn nhân được giải quyết ở ngoài đường vì có
khoảng không rộng rãi. Nhà nạn nhân cũng nơi hay xảy ra những vụ giết người với
31/102 vụ, chiếm tỷ lệ 30,4%, trong đó 8/102 vụ người phạm tội giết nạn nhân cướp
tài sản, 2/102 vụ người phạm tội đến đánh ghen. Số vụ giết người xảy ra tại nhà


×