Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.63 KB, 80 trang )

1

1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua 20
năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với
sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội. Đời sống của nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng
cao do sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và
chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh
những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của
nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề
dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có
tội phạm giết người.
Ở Việt Nam tội phạm giết người nói chung ngày một gia tăng, với
nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm giết người có sự chuẩn bị trước,
nhiều tổ chức phạm tội giết người diễn ra đã gây nhiều hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng.
Có thể nói rằng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong những năm gần đây
tình trạng sử dụng bạo lực diễn ra trầm trọng, trong đó có nhiều vụ án giết
người xảy ra một cách tàn ác, dã man, hành vi giết người xảy ra chủ yếu là do
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tội phạm giết người diễn ra với tính chất
côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người không
những gây nên đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất
trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng
nhân dân. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ



2

2

nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người một cách
thương tâm.
Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp, để giữ gìn trật
tự an toàn xã hội cũng như bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ cho
nhân dân ngày 24/8/2005 “Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48/NQ/TW về chiến
lược và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020”. Do vậy, tìm ra giải pháp chiến lược để đấu tranh phòng chống tội
phạm trên phạm vi cả nước cũng như ở địa phương là vô cùng cần thiết.
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nhiều vụ
án giết người đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đảm bảo được
sự giáo dục, răn đe của pháp luật. Tuy nhiên, công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây vẫn
còn nhiều hạn chế. Nhiều vụ án giết người xảy ra nhưng việc xử lý của cơ
quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự nghiêm minh. Nhiều vụ án gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra, gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong
quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh, quần chúng nhân dân phần nào mất
niềm tin vào sự công minh của pháp luật.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Đấu tranh phòng chống tội giết người
trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là rất cần thiết nhằm tìm ra những nguyên nhân
của tình hình tội phạm, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn,
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm giết người và tiến tới hạn chế, đẩy lùi loại tội phạm này trên địa bàn
tỉnh trong thời gian ngắn nhất.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu

về tội phạm giết người như “Tội phạm giết người và công tác phòng ngừa”


3

3

của tác giả Nguyễn Tiến Triển - Đỗ Quang Học, Tạp chí kiểm sát số 4, năm
1993; Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam
và đấu tranh phòng chống tội phạm giết người” của tác giả Hoàng Công
Huân, Hà Nội, năm 1997; “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”
của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm, Nhà xuất bản công an nhân dân,
Hà Nội, năm 2001; Khóa luận tốt nghiệp “Đấu tranh phòng chống tội giết
người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” tác giả Nguyễn Thùy Linh, Hà
Nội năm 2005; Luận văn Tiến sĩ luật học “Tội giết người trong Luật Hình sự
Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này” của tác giả Đỗ Đức
Hồng Hà, Hà Nội, năm 2007.
Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài “Đấu tranh
phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An” trong những năm gần
đây. Tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh vẫn ngày một gia tăng và gây ra
hậu quả hết sức nguy hiểm. Do vậy, đòi hỏi phải có sự điều tra, nghiên cứu cụ
thể, đầy đủ, rõ ràng để có những luận cứ khoa học, đồng thời đưa ra kiến nghị
về những giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội phạm giết
người trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Đấu tranh
phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn
Thạc sĩ luật học của mình.
3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Làm rõ tình hình tội phạm giết người ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
những nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người. Từ đó đưa ra những

luận cứ khoa học của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu đề tài.


4

4

Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội phạm giết
người trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2006.
Nhiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Làm sáng tỏ nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
- Dự báo tình hình tội phạm giết người trong thời gian tới trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.
- Đưa ra những giải pháp có cơ sở pháp lý và thực tiễn, có tính khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm giết người trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở phương pháp luận duy biện chứng của chủ nghĩa Mác –
Lênin và các phương pháp cụ thể được sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm:
quy nạp, diễn dịch, thống kê tội phạm, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra,
khảo sát, tồng kết kinh nghiệm...
5. Những điểm mới của luận văn
Nghiên cứu toàn diện về thực trạng, đặc điểm, cơ cấu, tính chất và diễn
biến tình hình tội phạm giết người tìm ra những nguyên nhân của tình hình tội
phạm giết người để đề ra những giải pháp cụ thể cho công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể:

- Khái quát hoá tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
- Xác định những đặc điểm mang tính đặc thù của tội phạm giết người,
làm cơ sở cho biện pháp phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.


5

5

- Làm rõ những nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người trên dịa
bàn tỉnh Nghệ An.
- Dự báo tình hình tội phạm giết người, trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp chung và những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác
phòng chống tội phạm giết người trong những năm tới trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Về lý luận: là công trình nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm
giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Dựa trên sự phân tích lý luận và tổng
kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người, hoạt động
áp dụng luật hình sự, tố tụng hình sự... đưa ra những luận giải, những căn cứ
khoa học, để từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
trong công tác phòng, chống tội phạm giết người.
- Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu đề tài có thể tham khảo để xây dựng
đường lối, chính sách, quản lý xã hội, nhằm ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tội
phạm giết người. Đề tài có thể được dùng làm tư liệu tham khảo trong nghiên
cứu, giảng dạy và học tập.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài còn

có 2 chương.
Chương 1: Tình hình và nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 2: Những giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống có hiệu quả
tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


6

6

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI
GIAN TỪ 2001 - 2006
1.1. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỪ 2001 – 2006.
1.1.1. Thực trạng và diễn biến của THTP giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An trong thời gian từ 2001 – 2006.
Nghệ An là một tỉnh miền Trung với diện tích gần 17.000km 2 dân số
hơn 3 triệu người. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà
Tĩnh, phía Tây giáp nước bạn Lào với 419km đường biên giới, phía Đông
giáo với biển Đông, với 97km đường bờ biển, là tỉnh có đặc thù riêng về địa
lý, hơn 3/4 diện tích là miền núi, rẻo cao, trung du bán sơn địa, diện tích còn
lại là đồng bằng nhưng lại có thềm biển dài, thuận tiện phát triển giao thông
đường thủy và khai thác hải sản. Đặc điểm lớn này tác động đến việc phân bổ
dân cư và đa dạng trong phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Có nhiều
dân tộc anh em cùng chung sống, miền núi, trung du tập trung nhiều dân tộc ít
người, nhìn chung trình độ văn hoá, trình độ nhận thức về pháp luật giữa các
vùng, miền, giữa các dân tộc còn nhiều chênh lệch, đặc biệt là các khu dân cư

ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Cùng với cả nước trong tiến trình đổi mới, nhất là những năm gần đây,
Nghệ An đã giành được những thành tựu quan trọng về kinh tế - văn hoá – xã
hội. Từ năm 2001 đến năm 2006 ở Nghệ An bình quân hàng năm GDP tăng
trưởng từ 9% đến 11%, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí địa lý cùng với mặt trái của cơ chế thị
trường đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp mới như: Sự phân tầng xã hội


7

7

diễn ra ở nhịp độ nhanh và ở diện rộng, chênh lệch mức sống giữa thành thị
và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi ngày càng gia tăng. Tình trạng
thiếu việc làm kéo dài chưa có giải pháp hữu hiệu. Hiện còn hàng chục vạn
người thiếu việc làm, để tồn tại họ phải làm nhiều việc để kiếm sống bằng
nhiều cách. Họ phải rời bỏ ruộng vườn, quê hương về thành phố, thị xã kiếm
sống hoặc lang thang ở các khu vực công cộng như ga tàu, bến xe, chợ và các
trục đường giao thông...số người này dễ bị bọn tội phạm lôi kéo vào con
đường phạm tội. Đặc biệt, ở Nghệ An có địa bàn thị xã Cửa Lò là địa bàn du
lịch, nơi tập trung đông người từ các địa phương về đây vui chơi giải trí, sinh
hoạt rất dễ va chạm nảy sinh xung đột mâu thuẫn. Nhất là vào mùa hè, bãi
biển Cửa Lò là nơi nghỉ mát lý tưởng, có nhiều người từ các vùng, miền khác
nhau tới nghỉ mát tại đây. Lợi dụng sự sơ hở mất cảnh giác của người dân,
bọn tội phạm trà trộn hoạt động trong đó có tội phạm giết người để cướp tài sản.
Mặt khác, mặt trái của cơ chế thị trường theo lối sống thực dụng, với xu
hướng “Thị trường hoá” trong các quan hệ xã hội, những truyền thống tốt đẹp
của quê hương đang bị lãng quên dần trong lớp trẻ, đạo đức xã hội có phần
xuống cấp, số người tham gia vào tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, qua thống

kê của Công an tỉnh Nghệ An hiện có hơn 4.500 người nghiện ma tuý, 170 đối
tượng đánh bạc chuyên nghiệp. Thêm vào đó công tác quản lý xã hội, quản lý
nhà nước ở một chừng mực nào đó còn chưa đáp ứng với đòi hỏi thực tiễn,
phần nào tạo điều kiện cho tội phạm hình sự nói chung, tội phạm giết người nói
riêng diễn ra hết sức phức tạp.
Tác giả xin đánh giá một cách tương đối THTP giết người thể hiện trên
địa bàn tỉnh Nghệ An qua số liệu sau:


8

8

Bảng 1.1: THTP giết người thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An
từ năm 2001 đến năm 2006.
Năm

Số vụ phạm
tội giết người

2001
2002
2003
2004
2005
2006

36
49
47

42
39
43

Tỷ lệ % (so
với năm
2001)
100%
136%
130%
116%
108%
119%

Số bị cáo phạm
tội giết người

Tỷ lệ % (So với
năm 2001)

40
57
58
46
42
51

100%
142%
145%

115%
105%
127%

(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Nghệ An)
0
10
20
30
40
50
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Năm

Để thấy rõ hơn qui mô về số lượng các vụ án phạm tội giết người bị
đưa ra xét xử sơ thẩm qua các năm 2001 đến hết năm 2006, chúng ta có thể
theo dõi biểu đồ 1.1 sau:
Biểu đồ 1.1. Số lượng vụ án phạm tội giết người thực hiện qua các
49


Số lượng
vụ án

năm 2001 đến năm 2006.
47

42
36

43
39


9

9

Theo số liệu trên chúng ta có thể thấy từ năm 2001 đến năm 2006, số
vụ án phạm tội giết người bị đưa ra xét xử sở thẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
có năm tăng, có năm giảm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng. Nếu lấy năm
2001 làm mốc và số vụ án phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh là 100%; thì
năm 2002 số vụ phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh là 136%, năm 2003 số
vụ phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh là 130%, năm 2004 số vụ phạm tội
giết người 116%; năm 2005 là 10%, năm 2006 là 119%.
Như vậy, THTP giết người năm 2002 so với năm 2001 tăng cao bất
thường 36%; năm 2003 số với năm 2001 tăng cao 30%; năm 2004 so với
năm 2001 tăng 16%, năm 2005 so với năm 2001 tăng 8% và năm 2006 so với
năm 2001 tăng 19%.
Mặt khác, chúng ta có thể thấy rõ hơn qua số lượng bị cáo phạm tội giết

người bị đưa ra xét xử sơ thẩm qua các năm từ 2001 đến năm 2006 qua biểu
đồ 1.2 sau:
Biểu đồ 1.2. Số lượng bị cáo phạm tội giết người thực hiện qua các

Số lượng

57

58

năm 2001 đến năm 2006

bị cáo

Qua đó, cho chúng ta thấy với bị
40

cáo46phạm

51

tội42giết người có cũng có

sự tăng giảm theo từng năm, tuy nhiên vẫn luôn ở mức cao. Bình quân hàng
năm trên địa bàn từ Nghệ An có 49 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm.
Nếu lấy mốc 2001 làm mốc và số bị cáo phạm tội giết người bị đưa ra
xét xử sơ thẩm năm 2001 trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 100%, thì năm 2002 là
142%, năm 2003 là 145%, năm 2004 là 115%, năm 2005 là 105%, năm 2006
là 127%.


Năm


10

10

Như vậy, THTP giết người năm 2002 đến 2006 đều tăng so với năm
2001. Năm 2002 tăng 42% so với năm 2001; năm 2003 tăng cao bất thường
45% so với năm 2001; năm 2004 tăng 15% so với năm 2001; năm 2005 tăng
5% so với năm 2001; năm 2006 tăng 27% so với năm 2001.
Chúng ta có thể thấy rõ hơn diễn biến của THTP giết người trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến 2006 qua biểu đồ 1.3 sau:

Tỷ lệ %

Biểu đồ 1.3. Diễn
136%biến THTP giết người thực hiện trên địa bàn tỉnh
130%

100%

119%
Nghệ An từ năm 116%
2001 đến
108%năm 2006.

Như vậy, diễn biến của THTP được thể hiện rõ nét qua số vụ
án phạm tội giết người từ năm 2001 đến năm 2006 như sau:
Từ năm 2001 đến năm 2002 có sự tăng lên đột biến đến 36%.

Tuy nhiên, từ năm 2002 đến năm 2005 lại có xu hướng giảm
Năm

từ năm 2002 đến năm 2003 giảm 14%, từ năm 2003 đến năm 2004 giảm 8%.
Nhưng từ năm 2005 đến năm 2006 lại tăng đáng kể 21%.
Nhìn chung số vụ án giết người từ năm 2001 đến năm 2006 có sự tăng,
giảm theo từng năm và xu hướng nói chung là tăng.
Để thấy rõ hơn THTP giết người thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An
chúng ta sẽ xem xét nó trong sự so sánh với THTP giết người thực hiện ở tỉnh
Nam Định, tỉnh Hà Tây (hai tỉnh của miền Bắc) và trên địa bàn cả nước.
Bảng 1.2. THTP giết người thực hiện ở tỉnh Nghệ An so với tỉnh
Nam Định, tỉnh Hà Tây và cả nước
N¨m

2001
2002

Sè vô ph¹m téi

Sè vô ph¹m téi

giÕt ngêi ë

giÕt ngêi ë Nam

NghÖ An
(1)

§Þnh
(2)


36
49

11
9

Sè vô ph¹m téi giÕt

Sè vô ph¹m téi giÕt

ngêi ë Hµ T©y

ngêi trªn c¶ níc

(3)

(4)

19
25

1.009
1.021


11

11


2003
2004
2005
2006
Tæng

47
42
39
43
256

18
13
17
14
82

27
18
20
28
137

1.183
1.351
1.271
1.485
7.320


(Nguồn: Số liệu xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Nghệ An, tỉnh Nam
Định, tỉnh Hà Tây và số liệu tổng hợp của TAND tối cao).
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, trong vòng 6 năm từ năm 2001
đến năm 2002 tổng số vụ án giết người bị đưa ra xét xử sở thẩm trên địa bàn
tỉnh Nghệ An chiếm 3,5% tổng số vụ án giết người bị đưa ra xét xử sơ thẩm
trên địa bàn cả nước và tăng hơn so với địa bàn tỉnh Nam Định là 2,4% so với
tỉnh Hà Tây thì Nghệ An tăng 1,6%. Chúng ta có thể thấy rõ hơn điều này qua
biểu đồ 1.4 dưới đây:
Biểu đồ 1.4: THTP tội giết người thực hiện ở tỉnh Nghệ An so với
tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Tây và trên cả nước
Như vậy qua những phân tích trên cho thấy tình hình của tội giết người
trên địa bàn tỉnh Nghệ An có diễn biến rất phức tạp. Nhìn chung có chiều
hướng gia tăng cả về qui mô số lượng vụ phạm tội và số bị cáo phạm tội cũng
như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giết người.
1.1.2. Cơ cấu và tính chất của THTP giết người thực hiện trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2006.
2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm
1.1.2.1. Cơ cấu của THTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Những con số về các hành vi phạm tội và người phạm tội giết người ở
trên địa bàn tỉnh Nghệ An mới chỉ phản ánh các đặc điểm về lượng, về qui mô
hay nói cách khác là những dấu hiệu bên ngoài mà chưa cho chúng ta biết
những đặc trưng về bên trong và tính chất của nó. Vì vậy, để nhận biết các đặc
điểm về chất của THTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An,trước hết cần
phải xác định những thông số về cơ cấu của THTP giết người. Cơ cấu tội
phạm giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An có những nét đặc thù riêng và có
những tiêu chí để xác định cơ cấu của THTP đó.


12


12

Cơ cấu củaTHTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An thể hiện qua các
tiêu chí sau:
- Theo mối tương quan của THTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ
An với THTP giết người trên phạm vi cả nước.
Được thể hiện rõ nét qua qua bảng 1.3:
Bảng 1.3. Thống kê số vụ phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An
và số vụ phạm tội giết người trên phạm vi cả nước .
N¨m
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tæng sè

Sè vô ph¹m téi giÕt ngêi
ë NghÖ An
(1)
36
49
47
42
39
43
256

Sè vô ph¹m téi giÕt ngêi trªn

c¶ níc
(2)
1.000
1.021
1.183
1.351
1.271
1.485
7.320

Tû lÖ % (1 – 2)
(4)
3,57
4,78
3,97
3,11
3,07
2,89
3,49

(Nguồn: Thống kê xét xử sở thẩm của TAND tỉnh Nghệ An và TAND tối cao).
Như vậy, từ năm 2001 đến năm 2006 trên phạm vi cả nước đã xảy ra
7.320 vụ án giết người, trong đó Nghệ An có tới 256 vụ án giết người chiếm
tỷ lệ 3,49% so với tổng số vụ án giết người trên phạm vi cả nước. Qua bảng
số liệu thống kê cho thấy từ năm 2001 đến năm 2006 số vụ phạm tội giết
người có sự tăng, giảm theo từng năm. Nếu so với vụ phạm tội giết người trên
phạm vi cả nước thì số vụ phạm tội giết người ở Nghệ An năm 2001 đến năm
2002 tăng 1,21%; năm 2002 đến năm 2003 giảm 0,81%; năm 2003 đến năm
2004 giảm 0,86%; Năm 2004 đến năm 2005 giảm xuống 0,04%; Năm 2005
đến năm 2006 giảm 0,18%.

- Theo mối tương quan của THTP giết người ở trên địa bàn tỉnh Nghệ
An với THTP nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Biểu hiện qua bảng 1.4.


13

13

Bảng 1.4. Thống kê số vụ phạm tội giết người với số vụ phạm tội
nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng

Số vụ phạm tội giết

Số vụ phạm tội nói

Tỷ lệ %

người ở Nghệ An
(1)
36
49
47

42
39
43
256

chung ở Nghệ An
(2)
3.499
4.351
4.269
4.368
4.147
4.667
25.301

(1) – (2)
(3)
1,02
1,13
1,10
0,97
0,94
0,92
1,01

Qua đó cho thấy so với số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh
Nghệ An thì số vụ phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng tăng,
giảm theo các năm và có sự giảm dần vào các năm sau.Năm 2001 đến năm
2002 tăng 0,11%, nhưng những năm sau lại giảm dần, năm 2002 đến năm
2003 giảm 0,03%; Năm 2003 đến năm 2004 giảm 0,13%; Năm 2004 đến năm

2005 giảm 0,03%; Năm 2005 đến năm 2006 giảm 0,02%. Như vậy, nhìn
chung có xu hướng giảm dần nhưng tỷ lệ giảm giữa các năm không đáng kể,
không có sự đột biến.
- Xác định tiêu chí địa bàn phạm tội.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng 1.5.


14

14

Bng 1.5. C cu a bn thc hin ti phm git ngi.
Năm

Khu vực

Địa phơng
Thành thị (38 Thành phố Vinh
Thị xã Cửa Lò
vụ) 2 đơn vị
Nam Đàn
Đồng bằng
Hng Nguyên
(109 vụ)
Nghi Lộc
7 đơn vị
Diễn Châu
Quỳnh Lu
Yên Thành
Đô Lơng

Trung
du Thanh Chơng
Anh Sơn
miền núi
Tân Kỳ
(64 vụ)
Nghĩa Đàn

Số vụ xảy ra
2003
2004
2005
3
6
6
2
0
2

2001
2
2

2002
4
3

2
0
1

1
2
3
3
3
2
2
4

2
3
6
5
2
4
2
1
5
3
3

1
2
7
7
3
2
3
4
1

3
3

0
2
1
1
5
0
2
3
1
3
5

4
3
2
0
0
0
36

0
2
2
2
0
0
49


1
5
0
0
6
1
47

3
1
1
0
0
1
42

2006
6
2

Tổng
27
11

2
1
2
6
2

2
2
3
2
1
3

1
2
3
6
4
2
2
1
3
2
3

8
10
20
26
18
13
14
15
14
14
21


1
1
1
0
1
1
39

2
1
1
1
1
0
43

11
13
7
3
8
3
256

4 đơn vị
Quỳ Hợp
Miền núi rẻo Quỳ Châu
Quế Phong
cao (45 vụ)

Con Cuông
6 đơn vị
Tơng Dơng
Kỳ Sơn
Tổng

(Ngun: Thng kờ ca TAND huyn, th xó, thnh ph trc thuc).

Qua ú, cho chỳng ta thy khu vc thnh ph th xó cú ti 38 v chim
t l 14,8%; khu vc ng bng 109 v chim t l 42,58%; khu vc trung du
min nỳi 64 v chim t l 25%; khu vc min nỳi ro cao 45 v chim t l
17,5%.Nh vy, theo khu vc thỡ ng bng t l ti phm git ngi chim
t l cao nht, ri n trung du min nỳi, min nỳi ro cao v cui cựng l
thnh ph th xó.
Nhng nu tớnh theo n v hnh chớnh tng a phng thỡ thnh ph
Vinh xy ra 27 v chim t l cao nht 10,55%. iu ny cng phự hp vi
qui lut ca ti phm do c thự ca thnh ph l trng tõm kinh t, chớnh tr,
vn hoỏ, xó hi. L ni tp trung nhiu thnh phn, nhiu tng lp nhõn dõn
nht l thnh phn thanh thiu niờn, hc sinh, sinh viờn, lao ng t do, cỏc
nhúm t chc ng dõy ti phm, c bn lu manh chuyờn nghip cng


15

15

chọn địa bàn thành phố để hoạt động. Vì vậy, trong cuộc sống sinh hoạt, lao
động, sản xuất quan hệ xã hội cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn dẫn đến hành
vi giết người. Tiếp đến là huyện Diễn Châu 26 vụ chiếm tỷ lệ 10,16%; huyện
Nghĩa Đàn 21 vụ chiếm tỷ lệ 8,2%; huyện Nghi Lộc 20 vụ chiếm tỷ lệ 7,81%,

thường vụ án giết người xảy ra ở những huyện này thường là những nơi buôn
bán kinh doanh cửa hàng, chợ của thị trấn huyện, là nơi tập trung đông dân và
sầm uất.
Nếu tính theo tỷ lệ dân số 100.000dân/1vụ phạm tội thì khu vực đồng
bằng gồm các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Yên Thành, Diễn Châu,
Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nghi Lộc chiếm tỷ lệ cao nhất 13 vụ (1.457dân/109
vụ).Tiếp đến là khu vực trung du miền núi gồm các huyện: Thanh Chương,
Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn là 12 vụ (789.000 dân/64 vụ). Khu vực miền
núi rẻo cao gồm các huyện: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông,
Tương Dương, Kỳ Sơn là 8,8 vụ (400.000dân/45 vụ) và khu vực thành phố
Vinh, thị xã Cửa Lò 8,8 vụ (311.000 dân/38 vụ).
- Xác định theo tiêu chí hình thức phạm tội (Đồng phạm, phạm tội đơn lẻ).
Trong tổng số 256 vụ phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, số
vụ phạm tội giết người có tính chất đồng phạm, có từ hai người trở lên cùng
cố ý thực hiện hành vi phạm tội có tới 57 vụ chiếm tỷ lệ 22,27%, còn lại
77,73% là trường hợp phạm tội đơn lẻ.
Tuy số vụ án có tính chất đồng phạm xảy ra ít hơn so với trường hợp
phạm tội đơn lẻ nhưng hành vi giết người ở những trường hợp này đặc biệt
nguy hiểm về tính chất tội phạm từ phương thức thủ đoạn, đến công cụ
phương tiện phát triển động cơ mục đích phạm tội cũng như hậu quả tác hại
xảy ra hết sức nguy hiểm khó có thể lường trước được. Chủ yếu là các vụ giết
người để cướp của, giết người để thực hiện hoặc che dấu tội phạm, giết người
do mâu thuẫn kéo dài không giải quyết được. Đặc biệt, gần đây có vụ án giết


16

16

người để che dấu tội phạm hay vụ án giết người do thù tức trong làm ăn buôn

bán. Tại quán chị Nguyễn Thị Nhung, 26 tuổi là chủ quán cà phê ở khối 12
phường Trường Thi, thành phố Vinh, là chủ quán cà phê, có mối quan hệ rộng
và có mối quan hệ phức tạp, nhiều lần xảy ra mâu thuẫn với khách hàng quen
với chủ quán, giữa các chủ quán cà phê với nhau, vào 21h ngày 30-4-2004 đối
tượng gồm 5 thanh niên thuê xe tắc xi chở đến bất ngờ xông vào quán chị
Nhung và bất ngờ chém chết anh Nguyễn Văn Hồng (anh trai chị Nhung) rồi
lên xe tẩu thoát, trên đường đi cấp cứu anh Hồng đã bị chết.Sau đó các đối
tượng đã bị xử lý.
Còn lại, đa số vụ án giết người xảy ra mang tính chất đơn lẻ, chủ yếu
do mâu thuẫn bột phát giữa đối tượng này với nạn nhân trong sinh hoạt hàng
ngày không kìm nén nổi nên tức thì phạm tội bằng hành vi giết người để giải
quyết sự nóng giận, mâu thuẫn đó. Tuy không nguy hiểm như trường hợp
đồng phạm giết người nhưng tỷ lệ chiếm khá lớn, hình thức đa dạng, phức
tạp, do vậy cũng cần phải xem xét để có giải pháp thích hợp dần hạn chế hành
vi phạm tội giết người này.
Chúng ta có thể thấy rõ hơn cơ cấuTHTP giết người dưới hình thức
đồng phạm và hình thức đơn lẻ qua biểu đồ 1.4.

Biểu đồ 1.5.
(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND 22,27%
tỉnh nghệ An)

- Xác định theo tiêu chí hình phạt Toà án áp dụng cho tội phạm giết
người.
77,73%


17

17


ỏnh giỏ sõu hn v c cu TTTP git ngi xy ra trờn a bn tnh
Ngh An, cn nghiờn cu tiờu chớ hỡnh pht c th m to ỏn ó ỏp dng i
vi b cỏo phm ti ny.
Bng 1.6. Hỡnh pht to ỏn ỏp dng cho ti phm git ngi
trờn a bn tnh Ngh An.

Nm

2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng
Tỷ lệ

Tổng số

Phạt

bị cáo

tiền

40
57
58
46

42
51
294
100,00

0
0
0
0
0
0
0
0

Cải tạo
giam

án treo

giữ
0
0
0
0
0
0
0
0

3

0
5
2
2
2
14
4,76

Tù từ 7

Tù từ

Tù dới

năm

10 năm

7 năm

đến 10

đến 20

2
1
3
4
2
1

13
4,42

năm
18
25
17
18
16
19
113
38,43

năm
16
29
32
19
20
27
143
48,53


chung
thân
1
1
0
1

1
1
5
1,7

Tử
hình
0
1
1
2
1
1
6
2,04

%
(Ngun: s liu thng kờ ca TAND tnh Ngh An)

Qua bng s liu trờn cho thy, trong nhng nm gn õy trờn a bn
tnh Ngh An t nm 2001 n nm 2006, ti git ngi c hin qua cỏc
hỡnh pht m To ỏn ó ỏp dng i vi ngi phm ti. C th nh sau: S
ngi phm ti m To ỏn ỏp dng ỏn treo chim t l 4,76%; tự cú thi hn
chim t l 91,48% trong ú t di 7 nm chim t l 4,42%, tự t 7 nm
n 10 nm chim t l 38,43%; tự t 10 nm n 20 nm chim t l
48,63%. Cũn tự chung thõn chim t l 1,7%; t hỡnh chim t l 2,04%. iu
ú cho thy s ngi phm ti git ngi b ỏp dng hỡnh pht tự cú thi hn
chim t l cao, trong ú tự t 10 nm n 20 nm chim t l cao nht n
48,63% ó th hin mc nguy him cho xó hi cao do hnh vi phm ti
gõy ra; 1,7% b ỏp dng hỡnh pht chung thõn, 2,04% b ỏp dng hỡnh pht t

hỡnh cho thy mc phm ti git ngi ca ti phm c bit nguy him.
- Xỏc nh theo tiờu chớ c im ca nhõn thõn ca ti phm git
ngi.


18

18

+ Giới tính của tội phạm giết người:
Theo thống kê của TAND tỉnh Nghệ An, từ năm 2001 đến 2006 trên địa
bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 256 vụ giết người, với 294 bị cáo. Trong 294 bị
cáo phạm tội giết người, số bị cáo là nam giới 285 người, số bị cáo là nữ giới
chỉ có 9 người. Có thể thấy rõ hơn tỉ lệ nam, nữ phạm tội giết người từ năm
2001 đến năm 2006 qua bảng 1.7 sau:
Bảng 1.7. Giới tính của bị cáo phạm tội giết người.
Năm

Tổng số
(Người)

2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng cộng

40

57
58
46
42
51
294

Nam
Số lượng
Tỷ lệ %
(người)
Tổng số
38
95%
56
98,2%
57
98,2%
43
93,5%
41
97,6%
50
98%
285
97%

Nữ
Số lượng
(người)

2
1
1
3
1
1
9

Tỷ lệ %
Tổng số
5%
1,8%
1,7%
6.5%
2.4%
2%
3%

(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Nghệ An)

Như vậy, tỷ lệ nam giới phạm tội nhiều hơn nữ giới, chiếm tỷ lệ 97%
trong tổng số bị cáo phạm tội giết người, còn nữ giới phạm tội giết người chỉ
chiếm 3%. Sở dĩ nam giới phạm tội giết người nhiều hơn nữ giới chủ yếu vì
đặc điểm tâm sinh lý của nam giới dễ bị ảnh hưởng của môi trường vào điều
kiện sống, dễ phát sinh tâm lý tiêu cực, dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu.
Thêm vào đó, nam giới cũng thường muốn thể hiện sức mạnh của mình hoặc
thích dùng vũ lực khuất phục người khác nên họ cũng dễ phạm tội giết người
hơn nữ giới. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là số vụ phạm tội giết người mà nữ giới
thực hiện chủ yếu là trong những trường hợp do người chồng thường xuyên
rượu chè, cờ bạc, đánh đập vợ dẫn đến “tức nước vỡ bờ” hoặc do vợ chồng

ghen tuông nhau dẫn đến hành vi vợ giết chồng.
- Độ tuổi của tội phạm giết người:


19

19

Độ tuổi của tội phạm giết người cho phép xác định các biện pháp đấu
tranh phòng, chống tội giết người phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh
thần và tâm sinh lý của từng nhóm tuổi. Điều đó, được biểu hiện qua bảng số
liệu 1.8 sau:
Bảng 1.8. Đặc điểm về độ tuổi của tội phạm giết người.
Năm

Tổng số

2001
40
2002
57
2003
58
2004
46
2005
42
2006
51
Tổng

294
Tỷ lệ %

Dưới 18 tuổi
1
5
2
4
3
2
17
6%

Từ 18 tuổi
đến 30 tuổi
13
22
34
20
22
33
144
49%

Từ 30 tuổi
đến 45 tuổi
18
25
14
14

11
9
91
31%

Trên 45 tuổi
8
5
8
8
6
7
42
14%

(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Nghệ An)

Qua số liệu trên cho chúng ta thấy độ tuổi dưới 18 phạm tội giết người
chiếm 6%, độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm 49%, độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm
31% , độ tuổi trên 45 chiếm 14%. Như vậy, thực tế độ tuổi dưới 18 cuộc sống
đang phụ thuộc vào gia đình, có sự quản lý giáo dục của nhà trường và cũng ít
phát sinh mâu thuẫn so với độ tuổi khác. Sở dĩ thực hiện hành vi phạm tội giết
người ở lứa tuổi này là do sự quan tâm giáo dục từ phía gia đình, nhà trường
và xã hội nên tội phạm giết người vẫn chiếm 6%. Còn tỷ lệ phạm tội nhiều
nhất rơi vào độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm đến 49% và sau đó là lứa tuổi 30
đến 45 chiếm tới 31%. Đây là lứa tuổi phải tự lập bước vào cuộc sống, trong
quá trình đó có nhiều vấn đề phát sinh, mâu thuẫn và ở độ tuổi này vừa sung
sức, vừa bốc đồng và sự kìm nén, chịu đựng cũng kém hơn so với độ tuổi
khác. Mặt khác, bên cạnh đó còn có sự tác động của luồng văn hoá kích động
bạo lực, sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, cho nên tỷ

lệ phạm tội ở lứa tuổi này chiếm tỷ lệ lớn nhất.


20

20

Biểu đổ 1.6. Tỷ lệ độ tuổi của người phạm tội giết người.
6%

14%

(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Nghệ An)

+ Nghề nghiệp và thành phần phạm tội giết người.
Qua nghiên cứu nghề nghiệp và thành phần phạm tội giết người cho
thấy số bị 31%
cáo là cán bộ công chức chiếm 5,4%; nhân dân lao động chiếm
49%

78,2%; học sinh, sinh viên chiếm 5,8%, lao động tự do chiếm 6,8%; lưu manh
chuyên nghiệp 3,8%. Như vậy thành phần phạm tội giết người chiếm tỷ lệ cao
nhất vẫn là nhân dân lao động. Bởi thực tiễn cho thấy chủ yếu mâu thuẫn phát
sinh tại cộng đồng dân cư tập trung tại khu vực nông thôn, khi mâu thuẫn
không được giải quyết kịp thời thì đối tượng và nạn nhân thường tự giải quyết
với nhau bằng bạo lực mà cụ thể là thực hiện hành vi giết người là phổ biến.
Biểu đồ 1.7: Tỷ lệ về nghề nghiệp và thành phần phạm tội giết người.
(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Nghệ An)
6.80%


3.80%

5.40%

- Trình độ học vấn của người phạm tội giết người.
5.80%

Chúng ta có thể thấy trình độ học vấn của người phạm tội giết người
trên địa bàn tỉnh Nghệ An được biểu hiện như sau:
78.20%
Số người
phạm tội chưa biết chữ chiếm tỷ lệ 8%; Tiểu học chiếm tỷ lệ

22%; trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 48%; Trung học phổ thông chiếm 20%; Đại
học cao đẳng 2%.
Điều đó, có thể được biểu hiện rõ nét qua biểu đồ 1.8 sau:


21

21

Biểu đồ 1.8: Tỷ lệ về trình độ học vấn của người phạm tội giết người.
(Nguồn: số liệu thống kê của TAND tỉnh Nghệ An)
48%

Như vậy, những đối tượng chưa biết chữ chủ yếu thuộc vào các gia
đình không có cha, mẹ hoặc cha mẹ chết hoặc đã ly hôn. Buộc họ phải sống
lang thang, bụi đời không được học hành nên trở thành người phạm tội. Còn
số người có trình độ tiểu học chủ 22%

yếu do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn
20%

phải nghỉ học để kiếm sống giúp gia đình hoặc là đối tượng ham chơi bỏ học.
8% này cũng không có sự nhận thức được các chuẩn
Thường những đối tượng
2%không có
mực xã hội đòi hỏi, mặt khác gia đình vì khó khăn về kinh tế nên

thời gian quan tâm, chăm sóc con cái nên những đối tượng này dẫn đến con
đường phạm tội.
Tuy nhiên đối tượng có trình độ học vấn trung học cơ sở lại chiếm tỷ lệ
khá cao 48%, trung học phổ thông cũng chiếm tỷ lệ 20%. Đó là những đối
tượng ở lứa tuổi có trình độ nhận thức chưa chín chắn đối với những xử sự
của mình, cũng như sự nhận thức và hiểu biết pháp luật còn thấp kém dẫn nên
đến hành vi phạm tội. Đây thật sự là điều đáng báo động trong tầng lớp thanh,
thiếu niên đối với sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, cho thấy sự
xuống cấp trầm trọng về phẩm chất đạo đức của thế hệ trẻ.
+ Về nhân cách của đối tượng trước khi phạm tội..
Trong tổng số 294 đối tượng phạm tội giết người thì nhân cách đối
tượng trước khi phạm tội có nhân cách tốt 134 người chiếm tỉ lệ 45,6%, có
tiền án tiền sự là 19 người chiếm tỷ lệ 6,46%, côn đồ hung hãn 55 người
chiếm tỉ lệ 18,7%; cờ bạc rượu chè 66 người chiếm tỉ lệ 22,5%; nghiện hút
ma tuý là 20 người chiếm tỷ lệ 6,80%. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua biểu
đồ 1.9 sau:
Biểu đồ 1.9: Nhân cách đối tượng trước khi phạm tội giết người.


22


22

6.80%

22.50%
46.60%
(Nguồn:
Số liệu thống kê của TAND tỉnh Nghệ
An)

Như vậy, số đối tượng trước khi phạm tội có nhân cách tốt, chưa có tiền
án, tiền sự, không thuộc đối tượng côn đồ hung hãn hay nghiện ma tuý, rượu
18.70%

chè cờ bạc lại chiếm tỷ lệ cao 6.46%
45,6%. Đây thực sự là vấn đề đáng quan tâm
trong công tác phòng ngừa, giáo dục vận động. Những người này nhìn chung
có khả năng kiềm chế kém, khi phát sinh mâu thuẫn tức thời tự phát và hành
động tấn công nạn nhân tức thì xảy ra.
Tiếp theo, là đối tượng liên quan đến rượu chè cờ bạc chiếm tỷ lệ
22,5%; số đối tượng côn đồ hung hãn 18,7%. Riêng đối tượng nghiện ma tuý
có tiền án, tiền sự thì một mặt vừa bị quản lý và thực tế số này thường hoạt
động phạm tội xâm phạm sở hữu, nếu thực hiện hành vi phạm tội giết người
chủ yếu là để cướp tài sản... Mặt khác, khi tiếp xúc với người có tiền án, tiền
sự hoặc người nghiện ma tuý thì ý thức cảnh giác, ý thức nhường nhịn của
mọi người cũng cao hơn. Do vậy, đối tượng này phạm tội giết người có tỷ lệ
thấp hơn , mặc dù vậy nguy cơ tiềm ẩn tội phạm giết người lại rất cao vì thực
tế số người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay hơn 4.500
người.
- Mối quan hệ giữa đối tượng và nạn nhân trong các vụ án giết người

Trong tổng số 256 vụ án giết người xảy ra, trong đó có 294 bị cáo và
256 tổng số nạn nhân. Trong đó, mối quan hệ giữa đối tượng và nạn nhân
trong các vụ án giết người được biểu hiện như sau: là thân nhân trong gia đình
chiếm tỷ lệ 10,2%, là anh em họ hàng chiếm 10,5%, là bạn bè quen biết chiếm
20,8%; hàng xóm láng giềng với nhau chiếm27,9% có mối quan hệ khác
chiếm 21,8%; không quen biết chiếm 8,9%.


23

23

Qua đó cho thấy, đặc điểm mối quan hệ giữa đối tượng và nạn nhân
trong các vụ án giết người do mâu thuẫn rất đa dạng và hầu hết là có biết
nhau. Đặc biệt là có 10,2% là do người thân trong gia đình giết nhau như cha
giết con, con giết cha mẹ, vợ chồng giết nhau, anh em giết nhau và 10,5%
giữa đối tượng và nạn nhân là anh em, họ hàng với nhau... Đây là một vấn đề
cần phải suy nghĩ về sự suy thoái đạo đức, đạo lý, đạo nghĩa trong các quan
hệ truyền thống tình cảm tốt đẹp thiêng liêng của gia đình Việt Nam.
Số đối tượng và nạn nhân là làng xóm với nhau trong quá trình sinh
hoạt sống tại cộng đồng phát sinh mâu thuẫn và giết nhau chiếm tới 27,9%,
đây cũng là vấn đề đáng lưu ý trong việc xây dựng tình làng, nghĩa xóm, xây
dựng nếp sống văn hoá cộng đồng và xây dựng củng cố các tổ hoà giải, tổ tự
quản tạo môi trường an toàn, lành mạnh.
Số đối tượng và nạn nhân là bạn bè của nhau chiếm 20,8% là một trong
những tỷ lệ cao, đáng quan tâm trong việc xác định hướng bạn để chơi với
nhau, để hiểu và tránh gây bức xúc cho nhau trong quá trình quan hệ tiếp xúc,
sinh hoạt, nếu có phát sinh mâu thuẫn cũng nên kìm chế... còn các mối quan
hệ khác như làm ăn, buôn bán, nhờ vả lẫn nhau chiếm 21,8%, còn lại số đối
tượng và nạn nhân không quen biết nhau chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 8,9% so với các

mối quan hệ khác.
Biểu đồ 1.10: Tỷ lệ về mối quan hệ giữa đối tượng và nạn nhân phạm tội
giết người.
(Nguồn: tổng hợp của TAND tỉnh Nghệ An)
21.80%

8.90%

10.20%

10.50%
1.1.2.2.Tính chất của THTP giết người
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Để thấy được tính chất của THTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
chúng ta có thể xem xét trên các khía cạnh sau:

20.80%

Thứ nhất:

27.90%
Hậu
quả,

tác hại của THTP giết người gây ra.


24


24

Trên cơ sở kết quả phân tích THTP giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ
An cho thấy, tình trạng phạm tội giết người trong cả nước nói chung và ở
Nghệ An nói riêng đã và đang có chiều hướng diễn biến phức tạp trong những
năm gần đây và không có dấu hiệu suy giảm.Theo số liệu thống kê của TAND
tỉnh Nghệ An trong 6 năm qua tội phạm giết người đã gây ra hậu quả hết sức
nguy hiểm làm chết 245 người,bị thương 11người.
Đặc biệt, giết người do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân diễn ra phổ
biến, chủ yếu là dùng “bạo lực” để thực hiện hành vi phạm tội lấy tính mạng
sức khoẻ của con người làm mục tiêu tấn công để thoả mãn động cơ, mục
đích của mình. Đó là những mâu thuẫn trong công tác, sinh hoạt hàng ngày có
thể từ một lời nói hay hành động hoặc quan điểm trái ngược nhau, thiếu sự
thống nhất hoặc động chạm đến quyền lợi, danh dự làm phát sinh mâu thuẫn,
ngay tức khắc dẫn đến giải quyết mâu thuẫn bằng hành vi giết người. Mặt
khác cũng có thể xuất phát ừ mâu thuẫn kéo dài từ phía đối tượng và nạn nhân
hoặc từ dòng họ, hay người thân hoặc giữa hai xóm, xã...với nhau xảy ra đã từ
lâu nhưng không được giải quyết, hoà giải kịp thời làm mâu thuẫn kéo dài âm
ỉ và ngày càng căng thẳng dẫn đến xung đột và giải quyết mâu thuẫn bằng
hành vi giết người. Đó là hành vi trái với nhân cách, thuần phong, mỹ tục, đạo
lý truyền thống của nhân dân ta, ảnh hưởng đến thanh danh, nhân phẩm của
con người. Đánh mất những tình cảm tốt đẹp trong sáng, nhân văn vốn có, để
lại hận thù, ai oán lâu dài trong quê hương, làng xóm, dòng họ.
Ngoài ra, thông thường khi một vụ án mạng xảy ra chính quyền cơ sở
và các cơ quan chức năng phải huy động lực lượng, phương tiện đầu tư thời
gian để giải quyết trình tự các khâu như: giải vây, giải quyết mâu thuẫn giữa
đối tượng và nạn nhân, tổ chức bảo vệ và tiến hành khám nghiệm hiện
trường..., tổ chức điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án... Bình quân mỗi vụ án
mạng xảy ra tính chất không phức tạp thì nhà nước cũng phải chi phí tốn kém



25

25

hàng chục triệu đồng, chưa kể đến các vụ án phức tạp liên quan đến quá trình
điều tra như các vụ giết cướp, giết hiếp hoặc như giám định ADN, truy bắt đối
tượng gây án bỏ trốn hoặc xuất phát từ các vụ giết người dẫn đến tình trạng
gây rối trật tự công cộng, xâm phạm chỗ ở... phải chi phí tốn kém đến hàng
trăm triệu đồng.
Ngoài ra tội phạm giết người còn gây ra hậu quả đối với chính bản thân
và gia đình đối tượng cũng như cho nạn nhân và gia đình nạn nhân về mặt
kinh tế, tâm lý, tinh thần gây ra những hận thù ai oán suốt cả cuộc đời.
Trong những năm gần đây cho thấy, giết người với tính chất và mức độ
nguy hiểm càng lớn và phức tạp. Nhất là các vụ án giết người do thù tức
đánh, đâm chết nạn nhân rồi chặt thành từng khúc dìm xuống sông... rồi các
vụ án giết người để cướp tài sản. Có trường hợp giết người rất tàn bạo, dã
man thể hiện sự sa sút nghiêm trọng về nhân cách, đạo đức, giáo dục, truyền
thống đó là những trường hợp học trò, sinh viên giết thầy, cô; con cái giết cha,
mẹ, cháu giết cô, dì, chú, bác, ông, bà, anh chị em giết nhau làm nhức nhối xã
hội, gây hoang mang lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đáng lo ngại nhất hiện nay
là số người nghiện hút ma tuý có thể dẫn đến phạm tội giết người cướp tài sản
để đổi, mua ma tuý hút, tiêm chích ngày một gia tăng.
Nói chung, THTP giết người diễn ra rất xấu, nhiều trường hợp gây ra
những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc thậm chí đặc biệt nghiêm
trọng đã gây nên sự lo ngại, tác động ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã hội,
đến quyền, lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
Thứ hai: Phương thức, thủ đoạn phạm tội giết người.
Có thể nói rằng, THTP giết người ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu

là do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là do mâu thuẫn bột phát, nhất
thời phạm tội chiếm tỉ lệ đáng kể. Nên chủ yếu đối tượng sử dụng bạo lực tấn


×