Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

câu hỏi và tình huống kns tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.86 KB, 10 trang )

20 kỹ năng sống cơ bản
1 -Kỹ năng tự nhận thức
Là khả năng hiểu về chính bản thân mình như: cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ
xã hội của bản thân, biết nhìn nhận đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích,
thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra
lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ
bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp với người
khác.
2 -Kỹ năng xác định giá trị
Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kỹ năng xác định giá trị là khả năng
con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kỹ năng này còn giúp
người ta biết tôn trọng người khác. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay
đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị có thể là
những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến đối
với một điều gì đó…
3 -Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào
đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác. Một
người biết kiểm soát cảm xúc sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và
thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính
xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
4 -Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
Giúp con người biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng, duy trì
được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản
thân, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung
quanh.
5 -Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
Bao gồm các yếu tố: ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ, biết xác định được những
địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy, tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó, biết bày tỏ nhu cầu
cần giúp đỡ một cách phù hợp. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ giúp chúng ta có thể
nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những


vấn đề, tình huống của mình.
6 -Kỹ năng thể hiện sự tự tin
Giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình,
quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định,
giúp suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
7 -Kỹ năng giao tiếp
Biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp,
hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như bày tỏ
sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn,
kiểm soát cảm xúc.
8 -Kỹ năng lắng nghe tích cực
Biết thể hiện sự tập trung chú ý và quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày


của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối
đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp. Kỹ năng này thường được nhìn nhận là biết
tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác.
9 -Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
Là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp
chúng ta hiểu và chấp nhận người khác. Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong
việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác, cải thiện các mối
quan hệ giao tiếp xã hội.
10 -Kỹ năng thương lượng
Khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, thảo luận để đạt được một sự
điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề nào đó,
giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi
cho tất cả các bên.
11 -Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải
quyết nó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và

quyền lợi các bên. Phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ
bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như
tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
12 -Kỹ năng hợp tác
Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và cùng làm việc có hiệu quả
với những thành viên khác trong nhóm. Có kỹ năng hợp tác là một yêu cầu quan
trọng của con người trong xã hội hiện đại.
13 -Kỹ năng tư duy phê phán
Khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện
tượng…xảy ra. Kỹ năng này rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những
quyết định, những hành động phù hợp. Kỹ năng tư duy phê phán rất quan trọng đối
với cá nhân khi đối mặt với nhiều gay cấn của cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều
nguồn thông tin đa dạng, phức tạp.
14 -Kỹ năng tư duy sáng tạo
Giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng, biết cách
phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người
khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua, tư duy minh mẫn
và khác biệt.
15 -Kỹ năng ra quyết định
Biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống
gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. Kỹ năng này rất cần thiết trong cuộc
sống giúp con người có được sự lựa chọn phù hợp, đem lại thành công.
16 -Kỹ năng giải quyết vấn đề
Để giải quyết vấn đề có hiệu quả cần xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp
phải, liệt kê các cách giải quyết đã có, hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu lựa
chọn phương án nào đó, xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực
hiện phương án đó, so sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng, hành
động theo quyết định đã lựa chọn.
17 -Kỹ năng kiên định
Kỹ năng kiên định giúp cá nhân tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và



những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những
người xung quanh.
18 -Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
Khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ trách
nhiệm với các thành viên khác trong nhóm. Có kỹ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ
tạo ra không khí hợp tác tích cực và tinh thần xây dựng, giúp giải quyết vấn đề đạt
được mục tiêu chung, tạo sự thỏa mãn và thăng tiến cho mỗi thành viên.
19 -Kỹ năng đặt mục tiêu
Biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống và lập kế hoạch để thực hiện
được mục tiêu đó. Kỹ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích và dễ
thành công.
20 -Kỹ năng quản lý thời gian
Biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, tập trung vào giải quyết các công
việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Quản lý thời gian là một trong những
kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng làm chủ bản thân.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
GV: Trần Thị Thanh Thủy
TT
Câu hỏi
Câu 1: Em cùng các bạn đi học về thấy một số bạn chơi đùa trên đường, em sẽ làm gì ?
a) Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn.
1
b) Vui chơi cùng các bạn.
c) Vẫn đi bình thường như không có việc gì sảy ra.

2

3


4

5

6

Đáp án

a

Câu 2: Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng ?
a) Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài.
b) Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.
c) Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.
Câu 3: Phương tiện giao thông nào được ưu tiên khi tham gia giao thông.
a) Xe cứu hỏa.
b) Xe đưa đón học sinh.
c) Xe chở hàng.
y7
Câu 4: Khi lên, xuống ô tô cần phải làm gì ?
a) Chỉ lên xuống khi xe đã dừng hẳn.
b) Khi lên xuống xe phải đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy.
c) Cả 2 ý trên.
Câu 5: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh và mỗi công dân cần phải
làm gì ?
a) Tìm hiểu học tập để biết rõ về Luật an toàn giao thông đường bộ.
b) Thận trọng khi tham gia giao thông trên đường.
c) Không đùa nghịch, chạy nhảy hoặc đá bóng dưới lòng đường
d) Thực hiện tất cả các điều trên.


a

a

c

d

Câu 6: Khi đi xe đạp trên đường cần phải làm gì ?
a) Luôn đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên phải.
b) Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc phải quan sát thật an toàn
mới đi.
c) Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.
d) Thực hiện tất cả các điều trên.

d

Câu 7. Bạn thường lắng nghe người khác như thế nào?
7

8

a. Luôn tôn trọng lắng nghe.
b. Chỉ lắng nghe khi cần thiết.
c. Thường tảng lờ vì còn phải suy nghĩ chuyện khác.
Câu 8. Trong lúc nói chuyện với mọi người, bạn trả lời họ theo cách:

a


a


9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

a. Luôn suy nghĩ kỹ vấn đề trước khi trả lời.
b. Chỉ trả lời một cách chung chung.
c. Qua loa cho xong chuyện.
Câu 9. Theo em muốn truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, cần chú trọng
tới những yếu tố nào:

a.
Nội dung thông điệp.
b. Giọng nói
c.
Hình ảnh và cử chỉ
d. Tất cả các yếu tố trên

d

Câu 10. Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ
thê?
a.
Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi
b. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu
c.
Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng

c

Câu 11. Theo em kĩ năng giao tiếp tốt sẽ mang lại điều gì?
a.
Sự thành công trong công việc và cuộc sống.
b. Chẳng có ích lợi gì trong công việc và cuộc sống.

a

Câu 12. Để phòng tránh đuối nước em cần phải làm gì?
a.
Không chơi cạnh ao, hồ, sông, suối, kệnh, rạch.
b. Không được lội qua sông, suối khi có nước lớn.

c.
Cần phải học bơi.
d. Tất cả các ý trên.

d

Câu 13. Khi gặp họa hoạn mà em đang bị kẹt ở trong nhà, em cần phải làm gì để thoát hiểm?
a.
Để tránh bị ngạt vì khói cần bịt khăn ướt lên mũi, miệng, di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát
mặt đât, khoác thêm một chiếc chăn ướt được nhúng nước.
b. Khóc ầm lên và chẳng làm gì cả.
Câu 14. Để phòng tránh nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục, chúng ta cần làm gì?( Hãy khoanh
tròn trước những việc em cần làm)
a.
Không tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
b. Không đi một mình ở những nơi tối tăm, vắng vẻ.
c.
Không đi chơi với bạn bè, cha mẹ.
d. Không đi nhờ xe người lạ.
e.
Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
f.
Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.
Câu 15. Kĩ năng hợp tác giúp chúng ta điều gì?
a.
Giúp chúng ta gặt hái được nhiều thành công cho bản thân và cho nhóm, tập thể.
b. Chẳng giúp chúng ta điều gì cả.
Câu 16. Theo em những cách nào dưới đây giúp chúng ta tăng sự tự tin khi nói trước đám
đông:
a.

Hình dung trước về khoảnh khắc thành công: Mình nói thật hay và nhận được sự khen ngợi,
đồng tình, ủng hộ của người nghe.
b. Tận dụng mọi cơ hội để được thể hiện bản thân, trình bày ý kiến trước tập thể.
c.
Chuẩn bị kĩ bài trình bày ý kiến của mình.
d. Tự nói với chính mình: Tôi tin là tôi có thể làm được.
e.
Hít thở sâu, thư giãn hoặc khởi động nhẹ nhàng trước khi đứng lên trình bày.
f.
Quan sát phản ứng của người nghe và điều chỉnh cách nói và tốc độ nói sao cho phù hợp.
g. Tất cả các ý trên.
Câu 17. Kỹ năng an toàn để sống sót khi ôtô bị tai nạn giao thông là:
a.
Khi có va chạm, hãy gắn chặt mình vào ghế ôtô,
b. Ở tư thế cuộn tròn, cúi đầu càng thấp càng tốt,
c.
Dùng tay ôm đầu để tạo thành một khối chặt.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 18. Những việc em nên làm khi bạn em có quyết định sai lầm:
a.
Phân tích những hậu quả với bạn khi bạn có quyết định sai lầm.
b. Im lặng vì đó là quyết định của bạn, không liên quan đến mình.
c.
Cười đắc ý vì sự dại dột của bạn.
d. Nhờ người lớn ngăn chặn việc làm sai lầm của bạn.
Câu 19. Có thể phòng tránh HIV lây truyền qua đường máu bằng cách nào ?
a. Không tiêm chích khi không cần thiết.

a


b; d;e; f

a

g

d

a; d

d


b. Không truyền máu, truyền dịch khi không cần thiết.
c. Không dùng chung các dụng cụ có thể dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim...
d. Thực hiện tất cả các việc trên.

20

21

22

23

24

25

26


27

28

29

30

Câu 20. Trong trường hợp có thể dẫn đến tiếp xúc máu, cần sử dụng biện pháp an toàn nào để
phòng tránh nhiễm HIV.
a. Nếu phải băng bó vết thương cho người khác, cần đeo găng tay cao su để bảo vệ.
b.Sát trùng dụng cụ y tế như bơm kim tiêm,...
c. Khi chơi thể thao có sự va chạm vùng chảy máu thì rửa sạch vết thương bằng các chất khử trùng
(nước ô xi già, cồn) rồi băng lại cẩn thận.
d. Thực hiện tất cả các việc trên.
Câu 21. Để sử dụng tiết kiệm điên, em cần thực hiện những việc nào sau đây.
a.
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng nữa.
b. Hạn chế việc mở tủ lạnh thường xuyên.
c.
Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp.
d. Chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45 phút.
e.
Tất cả các việc làm trên.
Câu 22. Để bảo vệ các loài động vật, thực vật chúng ta cần làm gì?
a.
Trồng cây gây rừng.
b. Phủ xanh đồi trọc.
c.

Chống đốt nương.
d. Trồng rừng ngập mặn
e.
Chống đánh bắt cá bằng mìn, bằng điện.
f.
Chống săn bắt thú rừng.
g. Chống buôn bán động vật hoang dã,…
h. Tất cả các việc làm trên.
Câu 23. Để bảo vệ môi trường nước, chúng ta cần làm gì?
a.
Giữ sạch nguồn nước.
b. Xây dựng nhà máy nước.
c.
Lọc nước thải công nghiệp,…
d. Tất cả các ý trên.
Câu 24. Nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trươg không khí?
a.
Lọc khói công nghiệp,
b. Xử lí rác thải.
c.
Chống ô nhiễm bầu không khí.
Câu 25. Theo em, những hành động, việc làm nào sau đây thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ?
a.
Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.
b. Dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già.
c.
Đọc truyện cho em nhỏ nghe.
d. Quát nạt em bé.
Câu 26. Trong những việc làm nào dưới đây, việc làm nào thể hiện sự tôn trọng phụ nữ?
a.

Khi lên xe ô tô, luôn nhường cho các bạn nữ lên xe trước.
b. Chúc mừng các bạn nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ.
c.
Không thích làm chung với các bạn nữ trong công việc tập thể.
Câu 27. Theo em những việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác với những người xung
quanh?
a.
Biết phân công nhiệm vụ cho nhau.
b. Việc của ai, người nấy làm.
c.
Làm thay công việc cho người khác.
d. Khi thực hiện công việc chung, luôn bàn bạc với mọi người.
e.
Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung.
f.
Để người khác làm, còn mình thì chơi.
Câu 28. Những việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
a.
Thích chơi và cổ vũ cho các trò chơi bạo lực.
b. Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn.
c.
Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác.
d. Thích dùng bạo lực với người khác.
Câu 29. Nếu thấy bạn làm việc sai trái, em sẽ chọn cách ứng xử nào?
a.
Mặc bạn, không quan tâm.
b. Tán thưởng việc làm của bạn.
c.
Bắt chước bạn.
d. Bao che cho bạn.

e.
Khuyên ngăn bạn.
f.
Không chơi với bạn nữa.
Câu 30. Kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta điều gì?
a.
Sống có mục đích, có kế hoạch.
b. Biết hành động theo mục tiêu đã đặt ra.

d

e

h

d

a;b;c

a;b;c

a ;b

a; d;e

b;c

e

d



c.
d.

Đưa chúng ta đến với thành công.
Cả 3 ý trên.

Câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp có đáp án
1. Trong một cuộc nói chuyện, bạn thường _______________.
a. Tránh né việc mở đầu một cuộc trò chuyện
b. Mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc
những câu chuyện nhỏ
c. Tránh những những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện đi vào những vấn đề
quan trọng hơn
2. Bạn thường:
a. Ngồi khi nói chuyện với một người đang ngồi
b. Đứng trong khi nói chuyện với một người đang ngồi
c. Dựa xuống trong khi nói chuyện với một người đang ngồi
3. Trong suốt câu chuyện, bạn:
a. Liên tục gật đầu
b. Gật đầu ở những thời điểm thích hợp
c. Giữ yên đầu
4. Trong buổi nói chuyện, bạn có khuynh hướng:
a. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện
b. Luôn luôn cười lúc trò chuyện
c. Cười đúng lúc
5. Bạn ________________ dùng mắt để thể hiện thái độ trong suốt câu
chuyện
a. Luôn luôn

b. Thỉnh thoảng
c. Không bao giờ
6. Bạn ________________ sử dụng những từ và cụm từ - “vui lòng”; “cám
ơn”; “rất vui”; “xin lỗi”
a. Không bao giờ
b. Thường xuyên
c. Thỉnh thoảng
7. Trong cuộc nói chuyện, bạn:
a. Đứng cách người nói 5 – 6 bước chân
b. Đứng cách người nói 1 bước chân
c. Đứng cách người nói 2 – 3 bước chân
8. Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ:
a. Vui mừng và ôm chặt người đó
b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay
c. Đợi người khác giới thiệu
9. Khi trò chuyện với một người nào đó, ________________.
a. Bạn thường để người khác nói nhiều hơn
b. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại
c. Bạn thường là người nói nhiều nhất
10. Trong khi nói chuyện, bạn thường ________________.
a. Cố gắng nhớ và gọi tên khi trò chuyện với người khác
b. Chỉ nhớ tên những người quan trọng
c. Không chú ý đến tên và có khuynh hướng quên chúng
11. Khi nhận được những ý kiến phản hồi tiêu cực, bạn sẽ:
a. Nổi giận và bảo vệ quan điểm của mình
b. Phủ nhận vấn đề, xin lỗi hoặc biện hộ cho sự thiếu hiểu biết của mình
c. Ghi nhận và tìm cách cải thiện vấn đề
12. Khi bạn thảo luận về một chủ đề, bạn thường:



a. Tập trung vào những lời phê bình
b. Tập trung vào những mặt xấu của vấn đề
c. Tập trung vào những mặt tốt của vấn đề
13. Khi người khác nói với bạn về những điều bất hạnh hoặc những
kinh nghiệm buồn, bạn sẽ:
a. Cố gắng thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện
b. Cố gắng cảm thông với cảm giác của người đó và chứng tỏ rằng họ quá nhạy cảm
với tình huống, mọi việc không tồi tệ đến mức như thế
c. Không bình luận gì thêm về điều đó
14. Nếu đồng nghiệp của bạn càng ngày càng mập, bạn sẽ:
a. Nói với người khác rằng anh/chị ấy trông quá mập
b. Không nói gì cả
c. Nói với người khác rằng anh/chị ấy thay đổi nhiều kể từ lúc gặp
15. Khi đang lắng nghe người khác nói, bạn thường:
a. Khoanh tay trước ngực
b. Hơi nghiêng người về phía trước và đứng đối diện với người nói
c. Đứng tựa lưng, cách xa người nói
16. Trong khi nghe, ________________.
a. Bạn nghe và giữ bình tĩnh trước mọi tình huống
b. Bạn nhìn chăm chú, vờ như đang nghe
c. Bạn lắng nghe để hiểu rõ ý nghĩa và hỏi lại nếu cần
17. Khi bạn có những ý kiến phản đối hay lời phê bình trước một
vấn đề, ________________ .
a. Bạn đưa ra những lời nhận xét khả quan trước
b. Bạn chẳng nói gì cả
c. Đơn giản, bạn sẽ phát biểu
18. Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ:
a. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng
b. Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ
c. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ

19. Tư thế bắt chéo chân:
a. Hướng về người nói
b. Hướng ra xa người nói
c. Nhịp chân
20. Để kết thúc 1 cuộc trò chuyện, ________________.
a. Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý
b. Bạn kết thúc những vấn đề trên với một sự phát biểu đóng
c. Bạn thường chỉ bỏ đi
21. Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác
nhất bản chất của giao tiếp
a. Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng
nhau
b. Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến người nghe
nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh gây hiểu
nhầm
c. Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh
nhất định
d. Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến
người nghe
e. Giao tiếp là sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe
22. Khi không đồng ý với một người, ________________.
a. Nhanh chóng chỉ ra cho người đó những điểm sai và tại sao sai


b. Đầu tiên bạn sẽ lắng nghe, hỏi lại những điều chưa sáng tỏ và nói lên ý kiến phản đối
của mình
c. Nói ý kiến thật nhỏ hoặc không nói gì
23. Khi bạn muốn đưa ra ý kiến phản đối ý kiến của đồng nghiệp,
bạn sẽ:
a. Nói thẳng ý kiến của mình trước mặt người quản lý

b. Nói cho tất cả mọi người đều biết
c. Nói riêng với người đó tại một nơi riêng tư
24. Lắng nghe và nghe thấy là hai khái niệm giống nhau theo bạn
đúng hay sai?
Đúng
Sai
25. Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người chủ
động được quyền bắt tay người kia?
a. Bạn
b. Phụ nữ
26. Theo bạn để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp
hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất.
a. Nội dung thông điệp
b. Giọng nói
c. Hình ảnh và cử chỉ
27. Khi bạn làm việc trong một nhóm, bạn:
a. Tạo vẻ mặt thật nghiêm túc
b. Giữ vẻ mặt thật nghiêm trang, khó chịu
c. Vẫn hài hước và cười đùa những lúc thích hợp
28. Theo bạn, hiệu suất lắng nghe trung bình của những người tham
gia vào quá trình giao tiếp là bao nhiêu?
a. 50%
b. 30%
c. 20%
d. 80%
29. Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn
tượng tốt cho người khác?
a. 1 phút
b. 5 phút
c. 20 giây

30. Khi hai đồng nghiệp của bạn xung đột với nhau. Theo bạn quy
trình nào sau đây mô tả phương pháp giải quyết xung đột trong giao
tiếp một cách hiệu quả nhất?
a. Mời ngồi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp
b. Đặt câu hỏi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp
c. Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu thập thông tin – Đưa ra giải pháp
d. Tách ra – Uống nước – Lắng nghe – Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp
31. Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ:
a. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ
b. Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ
c. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng
32. Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả chính nào?
a. Xảy ra hiểu nhầm
b. Người nói không thể đưa ra chỉ dẫn rõ ràng
c. Mọi người không làm theo bạn
33. Đáp án nào sau đây mô phỏng chuẩn xác nhất quy trình lắng
nghe trong giao tiếp?


a. Tập trung – Tham dự – Hiểu – Ghi nhớ – Hồi đáp – Phát triển
b. Tập trung – Hiểu – Tham dự – Hồi đáp – Phát triển
c. Tập trung – Quan sát – Hiểu – Hồi đáp – Tham dự
d. Tập trung – Hiểu – Hồi đáp
34. Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong
quá trình giao tiếp?
a. Hãy đơn giản hóa vấn đề
b. Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực
c. Luôn xem mình có thể học được gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào
để tốt hơn
d. Xem người khác sai gì để mình trách

35. Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và
các biểu hiện của cơ thể.
a. Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc vào văn hóa
b. Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi
c. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu
d. Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng
36. Theo bạn kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành
công của bạn trong công việc và cuộc sống?
a. 20%
b. 50%
c. 85%
d. 70%
37. Trong các yếu tố gây nhiễu trong quá trình giao tiếp, đâu là các
yếu tố chính?
a. Môi trường ồn ào
b. Sức khỏe
c. Thiếu tập trung
d. Yếu tố bên trong
38. Trong buổi nói chuyện, bạn có khuynh hướng:
a. Luôn luôn cười lúc trò chuyện
b. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện
c. Cười đúng lúc
39. Khi bạn giao tiếp, ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm là yếu tố nào?
a. Lời chào thân ái
b. Cách mở đầu câu chuyện của bạn
c. Cách nói chuyện hài hước
d. Dáng điệu, cử chỉ và trang phục
40. Ba bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được
những người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc?
a. Góp ý thẳng thắn, Lắng nghe và Tôn trọng

b. Luôn tươi cười, Học cách khen ngợi, Lắng nghe
c. Đặt câu hỏi, Giúp đỡ nhiệt tình, Phê bình khi có sai sót
Đáp án
Câu 4. C

Câu 5. A

Câu 6. B

Câu 7. C

Câu 8. Câu 9. Câu 10.
B
B
A

Câu 1. B Câu 2. A

Câu 3. B

Câu 11.
C

Câu 12. C

Câu 13. B Câu 14. B Câu 15. B Câu 16. C Câu 17. A

Câu
18. C


Câu
19. A

Câu 20.
B

Câu 21.
E

Câu 22. B

Câu 23. C Câu 24. A Câu 25. A Câu 26. A Câu 27. C

Câu
28. D

Câu
29. C

Câu 30.
C

Câu 31.

Câu 32. A

Câu 33. A Câu 34. C Câu 35. D Câu 36. C Câu 37. A Câu

Câu


Câu 40.


A

38. C

39. D

A



×