Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐẢNG bộ các TỈNH, THÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG vận DỤNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH vào VIỆC PHÁT HUY dân CHỦ cơ sở TRONG sự NGHIỆP đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.52 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐẢNG BỘ CÁC TỈNH, THÀNH
ĐỒ NG B ẰNG SÔ NG CỬU L O NG
V Ậ N DỤ N G T Ư T ƯỞ N G H Ồ CHÍ M I N H
VÀ O V I Ệ C P H Á T H U Y D Â N C H Ủ C Ơ S Ở
T RO NG SỰ NG H IỆ P ĐỔI MỚ I
Ch u y ê n n g à n h : S ư p h ạ m G i á o d ụ c c ô n g d â n
M ã n g à n h : 5 2 1 402 0 4

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

ThS. NGUYỄN THỊ KIM CHI

NGUYỄN PHƯƠNG ĐẰNG
M SSV : 6055345

CẦN THƠ – Tháng 5/ 2009


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: ........................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ............................................................ 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài: ............................................... 3


5. Kết cấu của đề tài: ...................................................................................................... 3

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai tr ò và bản chất dân chủ: ........................... 4
1.1.1. Khái niệm dân chủ: ................................ ................................ ................ 4
1.1.2. Vai trò của dân chủ:....................................................................................... 8
1.1.3. Bản chất của dân chủ: .................................................................................. 11
1.2. Nội dung tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh về dân chủ: ................................ ....... 15
1.2.1. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị:................................................................. 15
1.2.2. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế: ................................................................... 18
1.2.3. Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: ................................................... 24
1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng hệ thống chế độ dân chủ ở nước ta:... 32
CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ CÁC TỈNH TH ÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
PHÁT HUY DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ HỒ CHÍ MINH.

2.1. Tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) :... 39
2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát huy DCCS và công tác lãnh đạo
thực hiện DCCS của Đảng bộ các tỉnh th ành ĐBSCL trong thời kỳ đổi mới: ............ 40
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ ở Đồng bằng sông Cửu Long (qua khảo sát
thực tế một số tỉnh thành ĐBSCL):................................ ................................ ............. 43
2.3.1. Thành tựu:.................................................................................................... 43
2.3.2. Hạn chế: ........................................................................................................ 50
2.4. Phương hướng, giải pháp thực hiện: ...................................................................... 55
2.4.1. Phương hướng: ............................................................................................ 55
2.4.2. Giải pháp thực hiện: ..................................................................................... 60


PHẦN KẾT LUẬN ................................ ................................ ............................. 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ........................ 76


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCĐDCCS: Ban chỉ đạo dân chủ cơ sở.
CBCC: Cán bộ công chức.
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
CNVC: Công nhân viên chức.
DCCS: Dân chủ cơ sở.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam.
MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
UBND: Ủy ban nhân dân.
XHCN: Xã hội chủ nghĩa.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Dân chủ - Bình đẳng – Công bằng – Tự do, đó là một hệ giá trị xã hội của văn minh
và văn hóa mà con người và cộng đồng loài người phải không ngừng sáng tạo ra thông qua
lao động, đấu tranh và tự giải phóng mình. Dân chủ trở thành khởi đầu của mọi giá trị xã hội
đã nêu trên. Nó là kết quả và thành quả do đấu tranh mà có, do xây dựng mà thành của con
người trong xã hội. Lịch sử cuộc hành trình để thực hiện mục tiêu giải phóng đó, trước hết là
lịch sử đấu tranh cho dân chủ, giành lấy dân chủ. Đó cũng chính là những thước đo để đánh
giá tiến bộ xã hội mà một chế độ xã hội đạt được trong một thời đại lịch sử nào đó. Do đó,
dân chủ là mục tiêu đeo đuổi của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người thường nói: “Nước ta là
nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do dân làm chủ”, “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân
dân làm chủ”. Người còn nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là
chủ” [13, tr.515]. Có thể coi quan niệm trên đây là quan niệm chính thức của Hồ Chí Minh

về dân chủ và đó là quan niệm ngắn gọn nhất phản ánh đúng thực chất và nội dung của quan
niệm Hồ Chí Minh về dân chủ.
Tại sao Bác lại đặt vấn đề dân chủ lên hàng đầu như vậy. Bởi vì, Hồ Chí Minh
khẳng định công việc đổi mới, xây dựng, kháng chiến, kiến quốc, tổ chức x ã hội là trách
nhiệm, công việc của dân, do dân và quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân.
Như vậy, là mục tiêu nhưng dân chủ đồng thời là động lực của sự phát triển xã hội.
Hồ Chí Minh đã tạo nên động lực mạnh mẽ của toàn dân tộc, đoàn kết toàn dân, làm hậu
thuẫn vững chắc cho các hoạt động chính trị - ngoại giao của Nhà nước ta sau cách mạng
Tháng Tám thắng lợi.
Xuất phát từ quan niệm đó, Hồ Chí Minh coi thực hành dân chủ là sự huy động và
sử dụng được tối đa quyền hạn, lực lượng của toàn dân để thực hiện những nhiệm vụ của
cách mạng vì lợi ích của nhân dân ở tất cả các thời kỳ phát triển. Và Bác cũng là một cá nhân
tiêu biểu cống hiến suốt cả cuộc đời mình cho mục tiêu “Dân quyền - Dân sinh - Dân chủ”.
Ngày nay, đất nước ta đang trong quá trình kiến thiết sau những năm tháng chiến
tranh. Quá trình xây dựng này càng thể hiện rõ tư tưởng đúng đắn của Bác về sức mạnh của
nhân dân. Chính vì thế, từ khi bước vào công cuộc đổi mới cho đến nay, Đảng và Nhà nước

1


ta đã thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (Đại hội VI). Với
việc nhấn mạnh “Cần phải xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở” (Đại hội VIII),
tiếp theo đó, Đảng ta bổ sung nội dung dân chủ v ào hệ mục tiêu của đổi mới trong Nghị
quyết Đại hội IX đều nhằm mục đích nâng cao nhận thức dân chủ , thực hành dân chủ và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Thời gian qua, việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở c ơ sở đã thực sự phát huy được
quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn
của các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng v à thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, tạo ra sự ổn định chính trị và sự đồng thuận trong đời sống xã hội. Tuy nhiên , quá trình
thực hiện dân chủ ở cơ sở vẫn còn bất cập và có xu hướng lan rộng. Nếu chúng ta không giải

quyết đúng đắn và kịp thời vấn đề này, sự ổn định chính trị, xã hội sẽ không thực hiện được
mà còn ảnh hưởng đến quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế chính của đất nước,
đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trong tiến trình đổi mới hiện nay, mục tiêu dân giàu, nước mạnh có trở thành hiện thực hay
không còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình thực hành dân chủ xã hội. Hơn nữa, với tiêu chí là
một nước xã hội chủ nghĩa, tôn chỉ “Dân làm chủ, dân là chủ” [13, trg. 515] cần quán triệt
một cách triệt để theo chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có như vậy, chúng ta
mới đưa đầu tàu Chủ nghĩa Cộng sản đến bến bờ thành công. Bởi, dân chủ là mục tiêu và
cũng là động lực của sự phát triển xã hội, sự tồn vong của một dân tộc.
Chính vì vậy, là một công dân, cũng l à một giáo viên tương lai, tôi đã
quyết định chọn “Đảng bộ các tỉnh, thành Đồng bằng Sông Cửu Long vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát huy dân chủ c ơ sở trong sự
nghiệp đổi mới” làm nội dung bài luận văn vì tính cấp thiết của đề tài này.
Hơn nữa, tôi chọn đề tài này, thứ nhất,là bổ túc thêm vốn kiến thức bản thân,
nhằm phục vụ quá trình giảng dạy; thứ hai, là một công dân, hiểu thêm quá
trình này để góp phần tuyên truyền cho mọi người, giáo dục học sinh tin vào
các chính sách của nhà nước. Từ đó, giáo dục các em có ý thức góp tay vào
công tác thực hành dân chủ cho đồng bào dân tộc, tạo nên khối đoàn kết toàn
dân và sự vững mạnh của đất nước.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở hệ thống hóa những quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ và phân
tích thực trạng thực hiện dân chủ cơ sở ở các tỉnh thành ĐBSCL, đề xuất một số giải pháp
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát huy DCCS ở các tỉnh thành ĐBSCL hiện nay.
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau
đây:

- Hệ thống hóa những quan niệm chủ yếu của H ồ Chí Minh về vai trò, bản
chất, nội dung của dân chủ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ tại Đồng bằng Sông Cửu
Long qua khảo sát một số tỉnh thành tiêu biểu và phát hiện những vấn đề cần giải quyết.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu vận dụng tư tưởng dân
chủ Hồ Chí Minh vào việc phát huy DCCS ở ĐBSCL trong thời kỳ đổi mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là những quan niệm của Hồ Chí Minh
về dân chủ và công tác vận dụng tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh vào việc phát huy DCCS ở
ĐBSCL trong thời kỳ đổi mới .
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Cơ sở lý luận của luận văn là các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của
Đảng ta về dân chủ và xây dựng thể chế dân chủ, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới.
Tác giả ngoài việc sử dụng phương pháp lịch sử, logic, còn sử dụng các phương
pháp khác như tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu (sách giáo khoa, sách tham khảo, tài
liệu điện tử). Đề tài được trình bày theo cách quy nạp.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương 7 tiết.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ.

1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai tr ò và bản chất dân chủ:
1.1.1. Khái niệm dân chủ:
Từ “Dân chủ” xuất hiện khoảng 1400 lần trong H ồ Chí Minh Toàn tập, xuất

bản năm 1995 và xuất hiện lần đầu trong bài “Phong trào Cộng sản quốc tế” mà Hồ
Chí Minh đăng trên báo Le Paria năm 1921. Đi ều đáng lưu ý là ở thời điểm đó Hồ Chí
Minh đã viết: “Có thể hy vọng một cách không quá đáng rằng ,trong m ột tương lai gần
đây, hai chị em nước Trung Hoa mới và nước Nga công nhân sẽ dắt tay nhau trong mối
tình hữu nghị để tiến lên vì lợi ích của nền dân chủ và nhân đạo” [10, tr.34].
Hồ Chí Minh là người luôn trình bày những khái niệm phức tạp nhất bằng
những ngôn từ rất giản dị nhưng hàm chứa một nội dung hết sức súc tích và dễ hiểu.
Cũng như vậy, Người đã nhiều lần đưa ra và trả lời một cách ngắn gọn nhất quan điểm
của mình về khái niệm dân chủ.
Hồ Chí Minh thường nêu câu hỏi: “Dân chủ là như thế nào?” và Người lại tự
trả lời dân chủ “là dân làm chủ” và “dân là chủ” [14, tr.515). Như vậy, “Dân chủ” có
nghĩa là “toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân”. Quyền lực n ày bao quát một phạm vi
rất rộng. Ta có thể thấy rõ hơnquan niệm này với sự lý giải cô đọng sau đây của Người:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân
Chính quyền từ xã đến chính phủ do dân cử ra
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [13, tr. 515].
Quan niệm của Hồ Chí Minh trên đây cho thấy nội dung của nó trước hết thể
hiện nội dung căn bản nhất của loài người về khái niệm dân chủ (ra đời từ thế kỷ VII –

4


VI trước Công nguyên) - Demokratia – quyền (hành) lực (lượng) thuộc về nhân dân
(đều ở nơi dân).
Dân chủ - Bình đẳng – Công bằng – Tự do, đó là một hệ giá trị xã hội của văn

minh và văn hóa mà con người và cộng đồng loài người phải không ngừng sáng tạo ra
Một xã hội như thế chỉ bắt đầu khi mọi hình thức bóc lột về kinh tế, áp bức về
chính trị và nô dịch về tinh thần đẩy con người và các quan hệ xã hội của nó tới sự tha
hóa bị xóa bỏ. Mác từng nói tới con đ ường xóa bỏ tha hóa đó tất yếu phải xóa b ỏ chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xóa bỏ trật tự hiện tồn với
sự thống trị của chủ nghĩa tư bản, thực hiện nhân đạo hóa hoàn cảnh; làm cho hoàn
cảnh thực sự có tính người để con người tự biểu hiện và tự khẳng định những sức mạnh
bản chất người của nó. Ông hình dung thấy tương lai và triển vọng tích cực ấy của lịch
sử ở xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh, một x ã hội của “chủ nghĩa nhân đạo hoàn
bị”, ở đó, sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát triển
tự do và toàn diện của tất cả mọi người. Đây chính là mục đích tự thân của lịch sử.
Ăngghen cũng đã từng nói tới sự nghiệp giải phóng con ng ười và loài người
theo mục tiêu ấy là cuộc hành trình lịch sử lâu dài để con người trở thành chủ thể chủ
động và tích cực của lịch sử, để loài người thực hiện bước chuyển vĩ đại “từ vương
quốc tất yếu sang vương quốc của tự do”.
Lịch sử cuộc hành trình để thực hiện mục tiêu giải phóng đó, trước hết là lịch
sử đấu tranh cho dân chủ, giành lấy dân chủ. Nó không phải là tặng vật của tự nhiên,
càng không phải là ân huệ được ban phát từ các đấng bề trên tối cao có lòng nhân từ
nào đem lại, mà nó là thành quả của đấu tranh xã hội của quần chúng chống lại cường
quyền, áp bức để tự mình giải phóng mình, giành lấy cho mình quyền và lợi ích, để tồn
tại và phát triển như một con người làm chủ và tự quyết định lấy vận mệnh của mình.
Dân chủ, do đó là sản phẩm của lịch sử, của tiến bộ v à phát triển, nó vừa là nguyên
nhân lại vừa là kết quả, vừa là động lực lại vừa là mục tiêu của tiến bộ và phát triển ấy.
Cũng như vậy, dân chủ là điều kiện, là tiền đề thực hiện bình đẳng, công bằng và tự do
cho con người và xã hội. Đến lượt nó, mỗi bước tiến và thành tựu đạt được trong xã hội
của bình đẳng, công bằng và tự do lại khẳng định giá trị xã hội của dân chủ và thúc đẩy
dân chủ phát triển, góp phần củng cố vững chắc tính pháp lí v à tính nhân văn của dân

5



chủ, vốn là hai mặt của cùng một vấn đề dân chủ, với tư cách là một giá trị xã hội mà
cũng với tư cách là một thể chế xã hội, biểu hiện tập trung ở thể chế nhà nước, thông
qua thể chế nhà nước.
Là một giá trị xã hội, dân chủ được xác định là tiêu chí và thước đo đánh
giá tiến bộ và phát triển.
Là một thể chế xã hội, dân chủ được xây dựng thành một chế độ, hay một
nền dân chủ gắn liền với việc xây dựng chế độ chính trị - xã hội, chế độ nhà
nước.
Với cách nhìn lịch sử như vậy, trong các bài nói, viết và các văn kiện, Hồ Chí
Minh đã nêu lên một khái niệm là lý tưởng dân chủ và cho rằng đó là một tiêu chí phấn
đấu chung của mọi quốc gia, dân tộc, của toàn nhân loại. Mặt khác, Người còn đưa
khái niệm về dân chủ cũ [15, tr.210] (dân chủ tư sản) và dân chủ mới [12, tr.15] đồng
thời nhấn mạnh tới sự khác biệt v à hơn hẳn của nền dân chủ mới đối với nền dân chủ
cũ (dân chủ tư sản) và cho rằng thực hiện thành công dân chủ mới là điều kiện để tiến
lên chủ nghĩa xã hội.
Hồ chí Minh đã viết: “Từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ
phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) – nói chung thì loài
người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh mà các dân tộc
phát triển theo các con đường khác nhau.
Có nước thì đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô. Có nước thì
phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến l ên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như các
nước Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam ta…”[15, tr.248].
Tóm lại, quan niệm tổng quát nhất mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Dân chủ là dân
là chủ và dân làm chủ trong đó mọi quyền hành và lực lượng là ở nơi dân (thuộc về
nhân dân).
Khi phân rõ quyền hành và lực lượng, quan niệm của Hồ Chí Minh không chỉ
dừng lại như những định nghĩa cổ điển coi dân chủ chỉ l à vấn đề quyền lực thuộc về
nhân dân mà còn vạch rõ nguồn gốc, lực lượng tạo ra quyền lực là xuất phát từ nhân
dân. Đây là cống hiến mới nữa của Hồ Chí Minh vào nội hàm của khái niệm dân chủ.

Quan niệm đó đã làm sáng tỏ quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng l à sự nghiệp của

6


quần chúng khi Người cho rằng công việc đổi mới, xây dựng, kháng chiến kiến quốc l à
trách nhiệm và công việc của dân. Đồng thời quan niệm đó còn làm nổi bật và thể hiện
rõ tư tưởng của Người về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa – nền dân chủ lấy mục tiêu cao
nhất là vì con người và giải phóng triệt để con người.
Một khái niệm mới đặt ra khi nghiên cứu khái niệm dân chủ theo tư tưởng Hồ
Chí Minh là phạm vi của khái niệm dân chủ. Hồ Chí Minh không chỉ coi dân chủ có ý
nghĩa là một giá trị chung, là sản phẩm của văn minh nhân loại, xem dân chủ như lý
tưởng phấn đấu của các dân tộc xét trên phương diện lịch sử và nó cũng không dừng lại
với tư cách như một thiết chế xã hội của một quốc gia mà mở rộng ra, thể hiện mối
quan hệ của đời sống quốc tế - một thiết chế quốc tế cần được xây dựng cho nhân loại.
Hồ Chí Minh coi dân chủ, bình đẳng là cho tất cả các quốc gia – dân tộc trong
mối quan hệ quốc tế và xem đó là lối ứng xử văn minh giữa các quốc gia – dân tộc
trong thế giới hiện đại. Tư tưởng đó là cơ sở cho sự hình thành nên một văn hóa – văn
hóa hòa bình của nhân loại. Hồ chí Minh đã nêu lên công thức đảm bảo cho việc thiết
lập một nền hòa bình thế giới dựa trên nền tảng dân chủ và bình đẳng của các dân tộc
khi Người nói: “Hòa bình – một nền hòa bình chân chính xây dựng trên công bình và lí
tưởng dân chủ phải thay cho chiến tranh, rằng tự do, b ình đẳng, bác ái phải thực hiện
trên khắp các nước không phân biệt chủng tộc, màu da”[12, tr.66 – 67]. Nói một cách
khác, theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo hòa bình cho toàn nhân loại phải có một thiết chế
dân chủ và thiết chế này phải được thiết lập dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng
quyền dân tộc cơ bản của tất cả các quốc gia – dân tộc.
Trong trường hợp này, dân chủ biểu thị mối quan hệ quốc tế b ình đẳng hòa
bình giữa các dân tộc.
Ngày nay, loài người bước sang thế kỉ XXI với niềm tin về một thế g iới hòa
bình trong một thiết chế dân chủ. Tuy nhiên, đây lại là lúc chủ nghĩa cường quyền đang

lộng hành, hòa bình bị đe dọa thường xuyên, thiết chế dân chủ mỏng manh mà nhân
loại cố gắng đạt được có thể bị loại bỏ bất cứ lúc n ào. Vì vậy, nhu cầu về một thiết chế
dân chủ trong quan hệ quốc tế theo quan niệm của Hồ Chí Minh thực sự là vấn đề cực
kỳ bức thiết của toàn nhân loại tiến bộ. Và chỉ có trải qua những năm đầu của thập kỉ
thứ nhất trong thiên niên kỉ mới đầy máu lửa với sự áp chế dân tộc của các thế lực hiếu

7


chiến, mới thấy hết ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một thiết chế dân chủ
đích thực trên toàn thế giới.
Đây còn là một cống hiến mới của Hồ Chí Minh, đối với pháp lý quốc tế , đối
với văn hóa và hòa bình của nhân loại.
1.1.2. Vai trò của dân chủ:
Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ là một thiết chế chính trị, là phương thức tồn
tại của nhân dân và là sản phẩm của tiến bộ xã hội. Đồng thời, Người coi thực hành dân
chủ là sự huy động và sử dụng được tối đa quyền hạn, lực lượng của toàn dân để thực
hiện những nhiệm vụ của cách mạng v ì lợi ích của nhân dân ở tất cả các th ời kỳ phát
triển. Với những ý nghĩa đó, dân chủ có vai trò rất to lớn: dân chủ vừa là mục đích, vừa
là động lực của sự phát triển xã hội.
Dân chủ là mục tiêu của sự phát triển.
Từ chế độ dân chủ chủ nô tới chế độ dân chủ t ư sản là những bước tiến vĩ đại
của các thiết chế xã hội, của những phương thức tồn tại của nhân dân và nó biểu thị sự
tiến bộ của xã hội loài người. Tuy nhiên, nhân loại vẫn phải tiếp tục tranh đấu cho một
thiết chế xã hội mới, một phương thức tồn tại với một trình độ văn minh mới: dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng, trong lịch sử nhân loại, dân chủ là mục tiêu tranh đấu của
nhân loại, là cuộc đấu tranh giải phóng chính bản thân con ng ười, cuộc đấu tranh để
vươn tới một xã hội triệu lần dân chủ hơn nền dân chủ tư sản với áp bức giai cấp, áp
bức dân tộc và chiến tranh.
Hồ Chí Minh khẳng định nước ta là một nước dân chủ và là dân chủ mới để

tiến đến chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó của Người đã được ghi thành tiêu chí của đất
nước ở thời kỳ tồn tại và phát triển của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và hiện nay
cũng là tiêu chí của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xây dựng nh à nước
dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để tiến đến xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thực chất là để đạt tới
mục tiêu xây dựng nước ta là nước dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ mục tiêu
phấn đấu xây dựng nước Viêt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường mà Hồ Chí
Minh nêu lên từ Đại hội II của Đảng (năm 1951) đến mục ti êu Viêt Nam hoà bình, độc
lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh được Người chỉ rõ sau năm 1954 và được ghi

8


nhận như điều mong muốn cuối cùng để lại cho Đảng và nhân dân ta trong Di chúc,
dân chủ luôn là mục tiêu phấn đấu không ngừng của cách mạng n ước ta (Cụm từ Dân
chủ và Giàu mạnh được Hồ Chí Minh dùng đầu tiên ở Lời kêu gọi trong buổi lễ mừng
quốc khánh vào ngày 2 - 9 - 1955 và lần cuối xuất hiện trong Di chúc. Cụm từ n ày xuất
hiện 82 lần trong Hồ Chí Minh Toàn tập).
Vai trò quan trọng đó được Hồ Chí Minh thực hiện rất thành công trong thực
tiễn cách mạng nước ta. Thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị bằng cách tổ chức
cho nhân dân tham gia xây dựng nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, Hồ Chí
Minh đã khơi dậy và nâng cao động lực tinh thần làm chủ đất nước của mỗi người và
cả dân tộc, trong đó mỗi người dân sử dụng lá phiếu của mình như một bảo đảm cao
nhất để giữ nền độc lập dân tộc mới gi ành được. Nền dân chủ mới ngay sau khi đ ược
thiết lập đã lập tức thể hiện bản chất, vai trò của mình: phát động toàn dân tham gia
thực hiện thành công các nhiệm vụ chống giặc đói, chống giặc dốt v à chống giặc ngoại
xâm, đưa đất nước và chế độ mới vượt qua bước hiểm nghèo của lịch sử. Chính phong
trào do nhân dân thực hiện trên các lĩnh vực đã khẳng định vị trí là chủ và làm chủ của
mỗi người dân trong một quốc gia độc lập và điều đó tạo ra sức mạnh tổng hợp vô
cùng lớn lao đưa cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm nghèo để tiến lên.

Đó cũng là sự thành công đầu tiên của tiến trình dân chủ hoá ở nước ta trên tất
cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Điều đó cho thấy, mỗi bước tiến của
dân chủ đem lại cho con người, cho xã hội một sức sáng tạo mới, một khởi động lực
mới cho sự phát triển của con người và xã hội.
Như vậy, thực hành dân chủ, một mặt khẳng định hơn nữa quyền làm chủ của
nhân dân lao động, mặt khác tạo ra điều kiện khắc phục những hạn chế của sự vi phạm
dân chủ, phát huy sáng tạo cá nhân và tập trung được trí tuệ của toàn dân. Đây chính là
quá trình tạo ra những tiền đề chính trị đưa xã hội tiến lên trạng thái mới phát triển hơn
nữa nền dân chủ xã hội.
Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tới vấn đề phát triển v à thực hành dân
chủ trong xây dựng chế độ dân chủ mới, xây dựng nh à nước, xây dựng Đảng, cũng như
các tổ chức quần chúng xã hội, xây dựng khối đoàn kết toàn dân... Theo Người, "phải
thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái

9


tham gia thì mới chắc chắn thành công. Quần chúng tham gia càng đông, thành công
càng đầy đủ, mau chóng” [14, tr. 495] .
Những vấn đề này cho thấy, Hồ Chí Minh đã hiểu rõ trình độ của một nền dân
chủ chính là thể hiện ở mức độ tham gia của nhân dân v ào các hoạt động của xã hội,
của đất nước. Và như thế, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy các mục tiêu dân chủ được chính
nhân dân thực hiện bằng những phong trào dân chủ sẽ liên tục xây đắp được những nấc
thang trình độ dân chủ mới với sự nỗ lực và phát triển ngày càng cao của khối đoàn kết
toàn dân. Do đó, với dân chủ, nhân dân có thể thực hiện đ ược bất cứ nhiệm vụ nào vì
sự nghiệp giải phóng của chính bản thân nhân dâ n.
Dân chủ là động lực của sự phát triển xã hội.
Đất nước ta thoát ra từ chế độ thực dân, nửa phong kiến tồn tại nhiều th ành
phần kinh tế gắn với các giai cấp, tầng lớp x ã hội khác nhau tất yếu hình thành trong xã
hội các động lực bộ phận. Để phát huy đầ y đủ khả năng của các động lực bộ phận tạo

nên tổng hợp lực mạnh mẽ của đất nước phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ về lợi
ích của tất cả các thành phần trong xã hội, làm cho động lực của các bộ phận cư dân
trong xã hội sắp xếp theo một hướng nhất định. Dân chủ là giải pháp hữu hiệu để tạo
nên sự nhất trí căn bản về lợi ích của các th ành phần kinh tế, các giai tầng và các cộng
đồng dân tộc trong xã hội nước ta. Sự nhất trí đó tổng hợp thành sức mạnh của dân tộc,
tạo nên nội lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua tất cả khó khăn, thử thách. Hồ Chí
Minh viết: "Có phát huy dân chủ đến cao độ th ì mới động viên được tất cả lực lượng
của nhân dân đưa cách mạng tiến lên” [17, tr 593] và “Chế độ của chúng ta thực hiện
dân chủ đồng thời thực hiện sự đoàn kết toàn dân” [17, tr. 591]. Do đó, Người cho rằng
phải "vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người nào,
góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc
Chính phủ và đoàn thể giao cho” [15, tr. 698].
Dân chủ đã tạo ra địa bàn để phát huy mọi tiềm lực, tập hợp các xu h ướng lành
mạnh trong dân tộc làm gia tăng và phát huy thế và lực của đất nước và cũng vì thế vai
trò động lực của dân chủ có giá trị to lớn và lâu bền. Vai trò ấy đã được Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy và nó đã thể hiện bằng thắng lợi thực tế của cách
mạng Việt Nam trong thế kỷ XX.

10


Thành công của công cuộc đổi mới ngày nay, xét tới cội nguồn, cũng được
khởi đầu bằng quá trình dân chủ hoá trong các lĩnh vực đã tạo nên động lực mạnh mẽ
đưa đất nước ta vợt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội trong thập kỷ 80. Đây lại
là một hiện thực sinh động nữa minh chứng về tầm quan trọng và sự vững bền của
động lực dân chủ đối với sự phát triển x ã hội, đối với sự tiến hoá của dân tộc ta.
Và tất cả các vấn đề trên làm sáng tỏ hơn nữa khái niệm dân chủ của Hồ Chí
Minh khi Người coi nguồn gốc của quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Người đã
thực hành như thế và thực hành rất thành công.
Ta thấy rằng ở Hồ Chí Minh là, tất cả các nhiệm vụ của dân tộc đều được xây

dựng thành các phong trào quần chúng, phong trào của cả dân tộc thông qua việc phát
động toàn dân thi đua vì lợi ích của chính nhân dân. Đó là những phong trào tăng gia
sản xuất, thực hành tiết kiệm; hũ gạo cứu đói; tuần lễ vàng; phong trào bổ túc văn hoá
xoá nạn mù chữ; phong trào đời sống mới; phong trào thi đua ái quốc, phong trào thi
đua giết giặc, phong trào trồng cây, phong trào rèn luyện sức khoẻ, phong trào thi đua
lao động, sản xuất mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt... Đó
thực sự là các phong trào dân chủ được phát triển rộng rãi trên mọi lĩnh vực đã đoàn
kết và động viên được tất cả các lực lượng, trí tuệ, sáng kiến của nhân dân để thực hiện
thành công các nhiệm vụ của cách mạng nước ta.
Lúc này, nhân dân trở thành chủ thể tự giác tham gia vào các hoạt động cách
mạng và xây dựng xã hội mới. "Chỉ có dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ
nghĩa, dưới chế độ mà nhân dân lao động làm chủ nước nhà, thì mới có phong trào thi
đua”[17, tr. 198]. Khi trở thành phong trào thi đua của nhân dân, xã hội tự nó đã tiến
lên một điểm xuất phát mới với trạng thái mới, do đó, quá tr ình dân chủ hoá mở ra sự
phát triển mới cho xã hội.
Vì vậy, Hồ Chí Minh tổng kết: "Thực h ành dân chủ là chìa khoá vạn năng để
giải quyết mọi khó khăn” [18, tr. 24].
1.1.3. Bản chất của dân chủ:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, tư tưởng về dân chủ - với ý nghĩa
là bản chất của quyền lực nhà nước và phương thức tổ chức, triển khai quyền lực nh à
nước là một nét đặc sắc. Theo Người, dân chủ hiểu một cách chung nhất là quyền lực

11


chính trị thuộc về nhân dân. Ở nước ta, chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm
chủ; và, "Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt
mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ” [15, tr 218 – 219].
Ngay từ những năm 20 (thế kỷ XX), Hồ Chí Minh đ ã phê phán một cách quyết
liệt bản chất của bộ máy nhà nước thực dân. Người vạch trần bản chất xấu xa của chế

độ thực dân đế quốc bên trong cái vỏ hào nhoáng khai hóa văn minh trước công luận;
và qua đó, Người chuẩn bị cho mình những cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành
nên tư tưởng về một nhà nước kiểu mới, thật sự dân chủ. Điều n ày thể hiện rõ trong tác
phẩm Đường Kách mệnh - giáo khoa thư chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Người viết: "Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm
sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít
người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc” [10, tr 270].
Quan điểm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân
là cốt lõi và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước. Tất cả những nhận
thức đó tiếp tục được phát triển không ngừng trong tư tưởng của Người gắn liền với
những chặng đường tiếp theo của cách mạng Việt Nam.
Người thường dùng khái niệm "ủy thác" để nói đến việc nhân dân trao một
phần quyền lực của mình cho nhà nước. Quyền lực của nhà nước từ Trung ương đến
địa phương, từ Chủ tịch nước đến cán bộ xã đều do nhân dân "ủy thác" cho. Khi hết
một nhiệm kỳ, Chính phủ sẽ phải trao lại quyền cho nhân dân v à nhân dân sẽ trao
quyền ấy cho một Chính phủ ở nhiệm kỳ mới do dân "tuyển cử". Các khái niệm "ủy
thác", "giao quyền" là những khái niệm chính trị học và ở Hồ Chí Minh, các khái niệm
ấy gắn chặt với nhân dân, là sự khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân.
Người còn thường xuyên gắn cụm từ nhân dân với các khái niệm Nh à nước,
Chính phủ, Quốc hội, v.v.. Ví dụ, trong giai đoạn 1945 - 1946, các cụm từ "Nhà nước
nhân dân", "Chính phủ nhân dân" có tần số xuất hiện rất cao trong các bài viết, bài nói
của Người. Những cụm từ này được Người sử dụng với đối tượng là các cán bộ nhà
nước các cấp và đặc biệt là với nhân dân. Sự khẳng định đó nhắc nhở các cán bộ nh à
nước phải luôn ghi nhớ quyền hạn v à trách nhiệm của mình cũng như giáo dục cho
nhân dân về một địa vị hoàn toàn mới của họ.

12


Vì sao dân có quyền hạn to lớn như vậy? Người giải thích: dân là gốc của

nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước
không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương
máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước.
Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của
Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời
cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân nh ư nước, cán bộ như cá. Cá
không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Nhân dân là lực lượng
biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu không có dân, sự tồn
tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa g ì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng
cũng vậy.
Tóm lại, nhân dân là lực lượng dựng xây đất nước, là lực lượng hợp thành,
nuôi dưỡng, bảo vệ các tổ chức chính trị, do vậy nhân dân có quyền l àm chủ đất nước,
làm chủ chế độ, làm chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Làm thế nào để dân thực hiện được quyền làm chủ của mình? Đây là vấn đề
được Hồ Chí Minh hết sức quan tâm. Theo Hồ Chí Minh, từ x ưa đến nay, nhân dân bao
giờ cũng là lực lượng chính trong tất cả các xã hội, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Nhưng trước Cách mạng Tháng Mười Nga, trước học thuyết Mác- Lênin,
chưa có cuộc cách mạng nào giải phóng triệt để cho nhân dân, chưa có học thuyết nào
đánh giá đúng đắn về nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được
giáo dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi họ được hưởng, đâu là nghĩa
vụ họ phải thực hiện. Để thực hiện được điều này, một mặt, bản thân người dân phải có
ý chí vươn lên, mặt khác, các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ họ, động viên khuyến
khích họ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu và nếu nhân dân không được giáo dục để
thoát khỏi nạn dốt thì mãi mãi họ không thể thực hiện được vai trò làm chủ.
Người dân chỉ có thể thực hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo
đảm quyền làm chủ của họ. Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một Nhà nước của dân,
do dân, vì dân; với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân l àm mục tiêu

13



hàng đầu, xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Vấn đề đặt ra là: Nhân dân là ai? Nhân dân là những bộ phận nào trong xã hội?
Hồ Chí Minh giải thích: “ Nhân dân là: bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản và
tư sản dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp ấy
đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình. Đối với nội bộ nhân dân thì thực hành dân
chủ. Đối với đế quốc, phong kiến và lũ phản động, thì thực hành chuyên chính, chống
lại chúng, đàn áp chúng” [15, tr. 217].
Bản chất của nền dân chủ còn được thể hiện qua phương thức tổ chức hệ thống
chính trị của nền dân chủ mới trong đó thể hiện vai tr ò lãnh đạo của Đảng và việc tổ
chức các đoàn thể nhân dân nhằm thu hút ngày càng nhiều các quần chúng tham gia
xây dựng và phát triển nền dân chủ. Hồ Chí Minh viết: “Đảng Lao động ki ên quyết
lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. (Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
dân có đoàn thể cách mạng chắc chắn của nó như công đoàn, nông hội, hội thanh niên,
hội phụ nữ…) thực hiện dân chủ mới và tiến dần đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản)” [15,
tr. 219]. Người đã chỉ ra một cách rất cụ thể: “Khắp n ơi có đoàn thể nhân dân, như Hội
đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn, Hội nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, v.v…
Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, b ênh vực quyền của dân, liên
lạc mật thiết với nhân dân với chính phủ” [14, tr. 66].
Hồ Chí Minh nhấn mạnh bản chất của dân chủ mới thông qua cách diễn giải
của Người về mối quan hệ giữa dân chủ với chuy ên chính. Mối quan hệ đó bổ sung cho
nhau, làm điều kiện và tiền đề để tồn tại cho nhau. “Dân chủ cũng cần phải có chuy ên
chính để giữ gìn lấy dân chủ”[15, tr. 280]. Người giải thích: “ Chế độ ta là chế độ dân
chủ nhân dân; chúng ta cần mở rộng dân chủ với nhân dân, đồng thờ i cần phải tăng
cường chuyên chính với kẻ địch của nhân dân. Có tăng c ường chuyên chính với kẻ
địch thì mới bảo vệ được tự do và dân chủ của nhân dân ta” [16, tr. 313 – 314]. Theo
Hồ Chí Minh, để thực hiện mở rộng dân chủ với nhân dân ng ày càng rộng rãi, không
thể không đấu tranh ngăn chặn và đập tan những mưu đồ đi ngược lại những yêu cầu

dân chủ chân chính của nhân dân. Trong ý nghĩa đó, dân chủ đi liền với kỉ c ương và
tuân thủ luật pháp.

14


Tóm lại, bản chất của nền dân chủ theo quan điểm Hồ Chí Minh đó là nền dân
chủ của nhân dân lao động và mang bản chất giai cấp công nhân do chính ĐCSVN
lãnh đạo. Tư tưởng dân chủ của Người là xây dựng một đất nước mà nền dân chủ
mang bản chất nhà nước chuyên chính XHCN. Tư tưởng đó thể hiện tính nhân văn và
mục tiêu vươn tới của dân tộc Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.
1.2. Nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân chủ:
Nội dung cơ bản của dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh được phản ánh ở
các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của con ng ười và tổ chức đời sống xã hội. Đó là dân
chủ trong chính trị, dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong văn hóa. Dân chủ trong kinhtế
đóng vai trò chủ chốt, chi phối các hoạt động khác của x ã hội.
1.2.1. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị:
Quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực chính trị cho thấy rằng,
quyền lực của nhân dân được khằng định bằng Hiến pháp và pháp luật, được bảo đảm
trong việc tổ chức ra nhà nước dân chủ mới của dân, do dân, vì dân, bảo vệ lợi ích của
nhân dân. Quan điểm đó thể hiện ở những vấn đề c ơ bản như: Khẳng định quyền lực
của nhân dân, xây dựng nhà nước dân chủ, xây dựng Đảng và các tổ chức chính trị xã
hội vững mạnh và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Cái quan trọng nhất trong chính trị là vấn đề thiết chế chính quyền nhà nước.
Quyền lực chính trị là vấn đề trung tâm của mọi cuộc cách mạng xã hội. Ở Hồ Chí
Minh, nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân; quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân. Như thế, với Hồ Chí Minh, Nhà nước không bao giờ đứng ngoài và đứng
trên nhân dân.
Gắn chính trị với lòng dân cũng có nghĩa là Hồ Chí Minh đã gắn chính trị với
cơ sở xã hội sâu xa và bền vững của nó. Một quan niệm "đem chính trị v ào giữa dân

gian" như tư tưởng của Người là một quan niệm chính trị dân chủ về bản chất. Đ ã quan
niệm chính trị như thế thì nhà chính trị nói riêng, nhà nước nói chung trở nên đầy sức
mạnh bởi họ đang suy nghĩ bằng suy nghĩ của nhân dân, l àm bằng phương thức nhân
dân và nói tiếng nói của nhân dân. Họ sẽ có đủ bản lĩnh đ ương đầu với mọi khó khăn
mà luôn chắc chắn một niềm tin vào chiến thắng.

15


Nền dân chủ chúng ta đã và đang phấn đấu xây dựng là nền dân chủ triệt
để, trong đó nội dung c ơ bản nhất là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Mặt khác
không thể tách rời là dân chủ phải đi liền với kỷ luật với kỷ c ương, với pháp chế.
Trên nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ thực hiện trong thực tế sự kết hợp h ài hoà
giữa quyền và trách nhiệm, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của sự phát triển x ã hội.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân l à người giữ vai trò quyết định trên
tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ có
liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lớn nh ư lựa chọn thể chế,
lựa chọn người đứng đầu Nhà nước. Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là
có quyền được bảo vệ về thân thể, đ ược tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn
luận, tự do học tập… trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Ng ười dân có quyền làm
chủ tập thể, làm chủ địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc.
Người dân có quyền làm chủ các đoàn thể, các tổ chức chính trị x ã hội thông qua
bầu cử và bãi miễn. Đúng như Hồ Chí Minh nói: "Mọi quyền hạn đều của dân". Cán
bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các cấp các ng ành đều là "đầy tớ" của dân, do dân
cử ra và do dân bãi miễn. Tóm lại, nhân dân là lực lượng dựng xây đất nước, là lực
lượng hợp thành, nuôi dưỡng, bảo vệ các tổ chức chính trị, do vậy nhân dân có
quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế độ, làm chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Quan điểm chính trị nhân dân ở Hồ Chí Minh gắn liền với việc l àm cho người
dân có đủ khả năng đảm nhận vai trò làm chủ của mình. Người đặc biệt coi trọng việc

giáo dục nhân dân. Ngay khi Nhà nước ta mới ra đời, Người khẳng định: Chúng ta có
nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải l àm cho dân
tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng
đáng với nước Việt Nam độc lập. Người đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh
thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, Kiệm, Li êm, Chính. Người cũng yêu cầu
nhân dân: Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức để có
thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà. Hồ Chí Minh yêu cầu người dân trước
hết phải biết đọc, biết viết để có thể tham gia v ào công việc nhà nước. Điều này có
nghĩa là, người dân muốn thực hiện vai trò làm chủ của mình, muốn thực hiện quyền

16


lực cao quý của mình cần phải có những năng lực nhất định v à Nhà nước phải làm sao
để nhân dân có được những năng lực ấy.
Theo Người, dân chỉ có thể thực hiện đ ược quyền làm chủ khi có một cơ
chế bảo đảm quyền làm chủ của họ. Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một Nhà
nước của dân, do dân, vì dân; với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của
dân làm mục tiêu hàng đầu, xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng vi ên xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Có thể tóm tắt những nội dung chính của quan điểm Hồ Chí Minh về chính
trị như sau :
- Nền dân chủ ta là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Nhất nguyên về chính trị. Đảng cộng sản l ãnh đạo hệ thống chính trị. Nh à
nước quản lý, tổ chức và điều hành xã hội. Đảng và Nhà nước phải đấu tranh vì
quyền lợi nhân dân.
- Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội v à Hội đồng
nhân dân. Hệ thống cơ quan Nhà nước của ta được tổ chức theo cơ chế tập quyền.
Dân làm chủ Nhà nước thông qua cơ quan đại diện và được gọi là chế độ dân chủ
gián tiếp, ngày nay gọi là chế độ dân chủ đại diện.

- Xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh.
- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Như vậy, trên cơ sở vận dụng học thuyết Mác - Lênin về nhà nước vào điều
kiện cụ thể của cách mạng và xã hội Việt Nam, đặc biệt là, trên cơ sở nghiên cứu và
tổng kết thực tiễn xây dựng chính quyền nhân dân, xây dựng chế độ x ã hội mới, Hồ
Chí Minh đã nêu ra một hệ thống các quan điểm về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
Đây thực sự là những chỉ dẫn quý báu cả về lý luận và thực tiễn đối với công cuộc xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ trong lĩnh vực chính trị l à quá
trình thay đổi vị trí của nhân dân lao động từ vị tr í thụ động trong xã hội sang vị thế
người chủ trong quản lý đất nước và xây dựng xã hội mới.

17


1.2.2. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế:
Hồ Chí Minh là một trong những tác giả Việt Nam đầu ti ên quan tâm đến việc
nghiên cứu tình hình kinh tế, mà trước hết là phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở các
nước thuộc địa, lên án các thủ đoạn bóc lột kinh tế hết sức tàn bạo của chế độ thực dân
đối với các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. Bản án chế độ thực dân
Pháp là một tác phẩm tiêu biểu. Bằng những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm
túc, Hồ Chí Minh đã vạch rõ bản chất của cái gọi là “Bình đẳng”, “công cuộc khai hóa
cao cả” của chế độ tư bản, nhân danh dân chủ, văn minh chỉ l à sự thù ghét chủng tộc”,
“khai hóa giết người”, “chế độ nô lệ hiện đại hóa”, “vực thẳm thuộc địa”… đối với
nhân dân lao động.
Bản phân tích tổng hợp nhất của Hồ Chí Minh về sự bóc lột kinh tế của thực
dân Pháp đối với nhân dân ta được trình bày trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người viết: “Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta
đến xương tủy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc,

xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là
dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư s ản ta ngóc đầu
lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” [12, tr. 2].
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, mặc dù phải giải quyết nhiều vấn
đề cấp bách về chính trị, ngoại giao, an ninh quốc ph òng, xây dựng và bảo vệ nền dân
chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh cũng
bắt đầu ngay vào việc thi hành dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. Tại cuộc họp đầu tiên
của Chính phủ mới, Hồ Chí Minh đ ã đề ra 3 nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ
chống giặc đói là nhiệm vụ hàng đầu.
Tháng 1 – 1946, Người chỉ thị cho Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc:
“Chúng ta phải thực hiện ngay:
1 – Làm cho dân có ăn.
2 – Làm cho dân có mặc.
3 – Làm cho dân có chỗ ở.
4 – Làm cho dân có học hành” [12, tr 152].

18


Ngày 4 – 5- 1946, Hồ Chí Minh đã chỉ ra “Chương trình của Chính phủ ta là
làm thế nào cho toàn quốc đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học”[12, tr 220]. Tinh
thần đó tiếp tục được thực hiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cho đến
lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở “Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh
tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân” [18, tr. 498].
Mục tiêu về ăn, mặc, ở và học hành cho toàn thể nhân dân thể hiện tư tưởng
dân chủ của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh tế. Theo quan niệm của Ng ười, giá trị
của độc lập tự do chỉ có ý nghĩa khi nhân dân có đầy đủ điều kiện sinh hoạt v à được
học hành. Cho đến nay, khi đất nước vẫn phải tiếp tục thực hiện các ch ương trình xóa
đói, giảm nghèo, thì các mục tiêu đó vẫn là một mục tiêu bao quát trong toàn bộ chiến
lược phát triển của nước ta.

Lúc sinh thời, mặc dù đất nước phải dồn sức cho chiến tranh v à chưa có thời
gian để tổng kết những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, nh ưng Hồ Chí Minh cũng đã để
lại những di sản quý báu về vấn đề dân chủ trong lĩnh vực n ày.
Nội dung tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh tế bao gồm tất cả
các vấn đề nêu trên, nhưng vấn đề quan trọng nhất mà Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý là
quyền làm chủ về kinh tế của người lao động, vì nấc thang cuối cùng để giải phóng con
người là về kinh tế. Chỉ khi nào người lao động nắm trong tay quyền lực kinh tế th ì khi
đó họ mới trở thành lực lượng quyết định toàn bộ quá trình phát triển của xã hội. Do
vậy, nghiên cứu tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực kinh tế là nghiên cứu
tư tưởng của Người về quyền làm chủ trực tiếp về kinh tế của nhân dân đối với quá
trình sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm xã hội. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ
kinh tế - quyền làm chủ về kinh tế của nhân dân thể hiện trong những lĩnh vực chủ yếu
sau đây:
Sở hữu tư liệu sản xuất: Theo luận điểm của Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ
mới là nội dung của thời kì quá độ ở nước ta trên con đường phát triển đi lên chủ nghĩa
xã hội. sự tồn tại của thời kì quá độ xuất phát từ đặc điểm của một n ước chậm phát
triển, chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc
điểm đó quyết định đặc điểm của chế độ chính trị và kinh tế ở nước ta. Về chính trị, Hồ
Chí Minh chỉ ra rằng, đó là thời kì thực hiện chế độ “nhân dân dân chủ chuy ên chính,

19


nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính (trừng trị) bọn phản động” [15, tr. 247 –
248] và về kinh tế của thời kỳ dân chủ mới ở nước ta là sự tồn tại của nhiều thành phần
kinh tế.
Hồ Chí Minh viết:
“Trong chế độ dân chủ mới, có năm loại kinh tế khác nhau:
A – Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của
chung nhân dân).

B – Các hợp tác xã (nó là nữa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến
đến chủ nghĩa xã hội).
C – Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể
tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội).
D – Tư bản tư nhân.
E – Tư bản nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư
nhân để kinh doanh) [15, tr. 247 – 248]”.
Cùng với việc chỉ ra tính đa dạng của các th ành phần kinh tế, Hồ Chí Minh đã
chỉ ra:
“Trong nước ta hiện nay có những hình thức sở hữu chính như sau:
Sở hữu nhà nước tức là của toàn dân.
Sở hữu của hợp tác xã tức là của tập thể nhân dân lao động.
Sở hữu của những người lao động riêng lẻ.
Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”
[15, tr. 588 – 589]
Riêng với các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân, Hồ Chí Minh chỉ rõ
rằng:
“Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác,
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và
giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn…
Đối với những nhà tư bản công thương, Nhà nước không xóa
bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn

20


họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế
của nhà nước” [15, tr. 588 – 589].
Xác định quyền của người sở hữu là sự đảm bảo cho các tư liệu sản xuất đều
có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ và chịu trách nhiệm về kết quả sản

xuất của mình. Trên cơ sở đó mà năng suất và hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất tăng
lên.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh khẳng định rằng, trong năm thành phần kinh tế ở nước
ta, kinh tế quốc doanh “sẽ là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả ”[15, tr. 248].
Theo Người: “kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền
kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên… chúng ta phải
phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa x ã hội và thúc đẩy
việc cải tạo xã hội chủ nghĩa” [17, tr. 588 – 589]. Hồ Chí Minh khẳng định, với định
hướng phát triển nền kinh tế như vậy, “kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng xã hội chủ
nghĩa chứ không theo hướng tư bản chủ nghĩa” [15, tr. 248]. Quan điểm này của Hồ
Chí Minh được dùng nguyên văn trong Hiến pháp năm 1959, ở Điều 12: “Kinh tế quốc
doanh thuộc hình thức sở hữu toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân
và được nhà nước đảm bảo phát triển ưu tiên”.
Tổ chức và quản lý sản xuất: Từ quyền làm chủ tư liệu sản xuất tạo cơ sở cho
nhân dân ta thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực tổ chức và quản lý sản xuất. Tư
tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trong lịnh vực n ày thể hiện trước hết trong việc hình thành
một cơ cấu kinh tế nhằm tạo ra sự phát triển cân đối giữa c ác ngành kinh tế, công
nghiệp với nông nghiệp; giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị với nông thôn, giữa miền
núi và miền xuôi, giữa vùng tập trung dân và khu vực của các dân tộc ít người. Một cơ
cấu kinh tế như vậy tạo cơ sở kinh tế để thực hiện công bằng, bình đẳng và ổn định xã
hội. Với kết quả này lại tạo ra địa bàn rộng lớn phát huy mọi tiềm lực, đưa toàn thể
nhân dân vào công cuộc lao động sáng tạo mới, tác động tích cực đối với sản xuất, l àm
cho nền kinh tế của đất nước phát triển bền vững.
Luận điểm trên của Hồ Chí Minh chỉ rõ hai vấn đề cụ thể sau đây:
Quyền làm chủ của người lao động chỉ biểu hiện khi họ được tham gia quản lý
trong mọi hoạt động của đơn vị sản xuất.

21



×