Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

NÉT đặc sắc của văn hóa CHĂM TRONG văn hóa VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 104 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HÓA CHĂM
TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục công dân
Mã ngành:

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.s. NGUYỄN THANH SƠN

Huỳnh Thị Hồng Xuyến
MSSV: 6088043
Lớp SP. GDCD K34

CẦN THƠ 12/2011
- Trang 1 -


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích chọn đề tài........................................................................................3


3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên..............................................................3
5. Kết cấu đề tài...................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................4
Chương 1: Một số vấn đề lí luận và nguồn gốc của văn hóa Chăm ở Việt Nam
1.1 Một số vấn đề lí luận......................................................................................4
1.1.1 Khái niệm văn hóa...........................................................................4
1.1.2 Khái niệm văn hóa vật chất..............................................................9
1.1.3 Khái niệm văn hóa tinh thần............................................................10
1.2 Văn hóa chăm – nguồn gốc............................................................................11
Chương 2: Đời sống và nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào Chăm ở Việt Nam
2.1 Khái quát về đặc điểm chủ yếu của đồng bào dân tộc Chăm ở Việt Nam......15
2.1.1Tình hình phân bố dân cư .................................................................15
2.1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh tế.........................................................15
2.2 Nét đặc sắc trong văn hóa Chăm ở Việt Nam................................................18
2.2.1 Văn hóa vật chất...............................................................................18
2.2.2 Văn hóa tinh thần.............................................................................23
2.2.3 Nếp sống gia đình và xã hội.............................................................34
2.3 Nét đặc sắc qua các di tích của văn hóa Chăm ở Việt Nam...........................39
2.3.1 Những đặc điểm của kiến trúc Chăm – Tháp và di tích....................39
- Trang 2 -


2.3.2 Những đặc điểm điêu khắc Chăm – những tác phẩm điêu khắc.......48
2.3.3 Thành cổ Chămpa............................................................................61
2.3.4 Bia ký Chămpa.................................................................................66
Chương 3: Những chính sách của Đảng đối với đồng bào Chăm hiện nay. Thực
trạng – giải pháp
3.1 Chính sách văn hóa của Đảng đối với đồng bào dân tộc................................71
3.2 Chính sách của Đảng đối với đồng bào Chăm ở Việt Nam............................74

3.3 Quá trình và kết quá thực hiện chính sách văn hóa của Đảng đối với đồng bào
Chăm....................................................................................................................77
3.3.1 Thành tựu.........................................................................................78
3.3.2 Một số tồn tại và khuyết điểm..........................................................80
3.3.3 Phương hướng, nhiệm vụ cần tập trung trong thời gian tới..............81
3.4 Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa Chămpa hiện nay.........84
3.4.1 Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa............................84
3.4.2 Giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích Chămpa .............87
KẾT LUẬN........................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM
MỘT SỐ HÌNH ẢNH

- Trang 3 -


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bức tranh văn hóa truyền thống đa sắc của đất nước Việt Nam có một
mảng màu khá lớn, rất đặc sắc và nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á – đó là mảng
màu văn hóa của người Chăm. Hiện nay, người Chăm là một trong 54 dân tộc trong
đại gia đình các dân tộc Việt Nam, và nền văn hóa của người Chăm, từ nhiều thế kỷ
nay đã, đang và sẽ đóng góp phần xứng đáng tạo nên sự phong phú và có giá trị cho
nền văn hóa của nước Việt Nam thống nhất.
Trong suốt gần 20 thế kỷ qua, người Chăm đã sáng tạo nên nhiều giá trị văn hóa
tinh thần như: phong tục tập quán về hôn nhân, tang lễ, nếp sống gia đình và xã hội, lễ
hội, tín ngưỡng, tôn giáo,…bên cạnh những giá trị văn hóa tinh thần là văn hóa vật
chất có tầm cỡ quốc tế trong khu vực Đông Nam Á, mà một trong những giá trị văn
hóa lớn, nổi bật và độc đáo mà người Chăm để lại cho văn hóa Việt Nam là những di
tích vật chất như đền tháp, thành quách, các tác phẩm điêu khắc, các tấm bia ký cổ,…
Thế nhưng, năm tháng, thiên nhiên và sự lãng quên, rồi bao nhiêu năm chiến tranh đã

làm hư hại, làm mất khá nhiều những di tích quý báu đó. Để có sự đánh giá đúng hiện
trạng và giá trị của các di tích Chăm trong sự nghiệp phát triển văn hóa của đất nước.
Thì chúng ta hãy thử nhìn lại một cách sơ lược nguồn gốc hình thành và phát triển của
nền văn hóa Chăm.
Phần lớn các di tích kiến trúc và nghệ thuật có giá trị văn hóa Chăm đều được
dựng trong khoảng thời gian mười thế kỷ (từ thế kỷ VI đến thế kỷ XVI). Thế nhưng,
sau năm 1471, không những vương quốc cổ Chămpa không còn tồn tại nữa mà hầu hết
những di tích bắt đầu bị lãng quên. Thế là từ đó, các đền tháp, thành trì, các tác phẩm
điêu khắc, bia ký dần dần theo thời gian đã bị đổ nát, vùi lấp hay bị hoang phế trong
rừng rậm. Chỉ một vài khu tháp lớn ở nam Trung Bộ như Pô Nagar, Pô Rômê… là vẫn
còn được người Việt và người Chăm thờ tự. Mãi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
các di tích cổ Chămpa mới bắt đầu được chú ý lại với tư cách như là những di sản văn
hóa nghệ thuật của quá khứ.
Song song với việc điều tra, khảo tả và nghiên cứu các di tích Chăm, trong
những thập niên đầu của thế kỷ XX, người Pháp đã tiến hành nhiều công việc bảo vệ
- Trang 4 -


và thu thập các di tích văn hóa Chăm. Nhiều đền tháp ở Mỹ Sơn, Pô Nagar…đã được
tu bổ; nhiều hiện vật điêu khắc đã được tìm thấy.
Thế rồi từ những năm 40 đến tận năm 1975 chiến tranh kéo dài đã không những
ảnh hưởng đến các cuộc nghiên cứu điều tra và bảo vệ các di tích Chăm, mà còn làm
cho nhiều di tích bị hư hại, thậm chí bị biến mất. Như vậy là, cho đến khi miền Nam
được giải phóng và đất nước thống nhất, các di tích Chăm bị phá hủy và mất khá
nhiều. Tuy vậy, hiện nay, trên suốt dải đất miền Trung nước ta, hiện vẫn còn tất cả gần
20 khu tháp Chăm với 40 công trình kiến trúc. Ngoài ra, còn phải kể đến một loạt
những khu thành cổ Chămpa khá nguyên vẹn như thành Đồ Bàn, thành Cha (ở Bình
Định), thành Châu Sa (Quảng Ngãi) và Thành Hồ (Phú Yên). Hơn 40 di tích đền tháp
thành quách của Chămpa xưa hiện vẫn là một di sản văn hóa quý báu của nền văn hóa
Việt Nam.

Đặc biệt, từ sau năm 1975, ngay sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà
nước đã chú ý tới việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị những di tích văn hóa Chăm,
vì vậy, chuỗi ngọc di tích Chăm quý báu của đất nước ở miền Trung ngày càng được
trân trọng, bảo vệ và vì thế càng tỏa sáng và ngày càng làm đẹp thêm cho nền văn hóa
Việt Nam. Ngoài việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của những di tích hiện còn,
trong suốt 20 năm qua, đội ngũ các nhà nghiên cứu khảo cổ, văn hóa, lịch sử, dân tộc,
kiến trúc…của nước ta đã tỏa đi khắp các nơi điều tra, khảo sát, khai quật và nghiên
cứu các di tích cổ của người Chăm.
Để giúp cho việc trùng tu, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích Chăm như các
di sản văn hóa quan trọng của đất nước có hiệu quả, trong hơn 20 năm qua, các nhà
nghiên cứu và bảo tồn của chúng ta đã và đang đi sâu vào tìm hiểu kỹ thuật xây dựng
của người Chăm xưa. Và đã tiến hành thu thập được nhiều tư liệu, triển khai việc vẽ
ghi và xây dựng được các dự án cho việc tu bổ tháp Chăm, những kết quả đạt được, dù
rất quan trọng và có ý nghĩa, nhưng mới chỉ là bước đầu. Văn hóa Chămpa nói chung
và tháp Chăm nói riêng đang còn là một đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu. Vì
sức hấp dẫn của nền văn hóa trong quá khứ nhưng vẫn còn đang tiếp diễn ở hiện tại và
nền văn hóa ấy đã, đang và sẽ góp phần làm cho nền văn hóa Việt nam càng tỏa sáng
nên tôi quyết định chọn đề tài: “Nét đặc sắc của văn hóa Chăm trong văn hóa Việt
Nam”, một mặt tôi muốn tìm hiểu sâu về nền văn hóa của dân tộc này, mặt khác, tôi
- Trang 5 -


muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa, cũng
như bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hóa quý báu của đồng bào Chăm
trên đất nước mình.
Vì đây là đề tài tương đối rộng, cho nên trong quá trình nghiên cứu tôi sẽ không
tránh được ít nhiều thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm và đóng góp chân thành
của quý thầy cô và các bạn để đề tài này được phong phú và hoàn chỉnh hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: tìm hiểu những giá trị văn hóa mang tính đặc

sắc về vật chất và tinh thần của người Chăm. Từ đó tìm ra những giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó của đồng bào Chămpa.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ: tìm
hiểu mọi mặt trong đời sống văn hóa của đồng bào Chăm, trong đó chú ý những khía
cạnh nổi bật, độc đáo nhất trong văn hóa Chăm. Từ đó, tìm ra những giải pháp chủ yếu
nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa Chăm hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là văn hóa của người Chăm trong văn hóa
Việt Nam và chính sách văn hóa của Đảng đối với đồng bào dân tộc Chăm.
Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và các di tích
có giá trị văn hóa của đồng bào Chăm ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về văn hóa.
Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp: logic và lịch sử; phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh,…
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương và 9 tiết.

- Trang 6 -


NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ NGUỒN GỐC CỦA VĂN
HÓA CHĂM Ở VIỆT NAM
1.1 Một số vấn đề lí luận
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Tiến trình lịch sử nhân loại cho thấy, ngay từ thuở sơ khai, văn hóa đã là nền

tảng, là động lực của quá trình phát triển của toàn thể cộng đồng nói chung và từng cá
thể thành viên của cộng đồng nói riêng. Văn hóa đã trở thành một chủ đề thu hút sự
quan tâm chung của toàn thể cộng đồng nhân loại chứ không còn là vấn đề riêng của
giới nghiên cứu học thuật nữa.
Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có nội hàm khá rộng và phức tạp. Người ta
coi văn hóa như là một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn
hóa như lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như trình độ học vấn mà
mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch của mình.
Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, tùy thuộc vào không gian, thời
gian khác nhau và những tác giả khác nhau. Điều đó chứng tỏ tính đa dạng phong phú
và tính luôn luôn biến đổi của văn hóa. Bản thân thực thể văn hóa đã trở thành đối
tượng cho nhiều nhà nghiên cứu, văn hóa không còn giới hạn trong khuôn khổ của một
khoa học mà là sự đa chiều của nhiều khoa học. Điều này đã dẫn đến việc có quá nhiều
khái niệm khác nhau về văn hóa được đề cập đến ở cả phương Đông lẫn phương Tây.
Quả thật, văn hóa là một khái niệm có nội dung rất phong phú và đa dạng, qua
đó cho thấy việc xác định khái niệm văn hóa không đơn giản bởi các tác giả khác nhau
thường hiểu nội dung của nó khác nhau, tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và tùy thuộc
vào việc xuất phát từ cứ liệu riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần
nghiên cứu.
Trong quyển “Nhân chủng học Văn hóa”, giáo sư Richley H.Crapo cho rằng,
hai nhà khoa học Mỹ A.L.Krober và Kluckhôn đã khảo sát 158 định nghĩa về văn hóa.
Năm 1967, Abrahma Moles, nhà văn hóa Pháp cho rằng, có 250 định nghĩa về văn
hóa. Nhà nghiên cứu văn hóa trung Hoa Từ Hồng Hưng cho rằng, có đến “hàng nghìn
- Trang 7 -


định nghĩa về văn hóa”. Theo tác giả Đoàn Văn Chúc trong sách “Xã hội học văn
hóa” thống kê cho đến nay có tới 256 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Năm 1944,
trong công trình văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới , Phó giáo sư Phan Ngọc cho
biết: “Một nhà dân tộc Mỹ đã dẫn ngót bốn trăm định nghĩa về văn hóa khác nhau”.

Ngược dòng thời gian, ở phương Tây, từ văn hóa xuất hiện sớm trong đời sống
ngôn ngữ. Nhà ngôn ngữ người Đức W.Wundt cho rằng; Văn hóa là một từ có căn gốc
từ Latinh: colere, sau chuyển thành “Cultura’ nghĩa là cày cấy, gieo trồng. Từ nét nghĩ
này về sau dẫn đến nghĩa rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần, trí tuệ [27, tr
6]. Thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhà hùng biện người La Mã Cicéron có câu
nổi tiếng: “Triết học là văn hóa tinh thần”. Quay sang phương Đông, ở Trung Quốc,
từ văn hóa đã có từ thời Tây Hán (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên),
hai từ văn và hóa đã được kết hợp lại thành văn hóa, và nhìn chung có hàm nghĩa:
Dung, Thư, Thi, Lễ, Nhạc, điển chương, chế độ,… để giáo hóa dân chúng. Trong
quyển sách Thuyết uyển bài Chỉ vũ của lưu Hướng viết: Thánh nhân cai trị thiên hạ,
trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực. Như vậy trong cách nghĩ của Lưu Hướng,
từ văn hóa được hiểu như một cách giáo hóa đối lập với vũ lực, văn hóa gần nghĩa với
giáo hóa.
Trong phong trào”Minh trị duy tân” Nhật bản đã dịch rất nhiều sách của
phương tây, hai từ Văn hóa đã được Nhật Bản dùng để dịch những từ có nguồn gốc
Latinh Cultura. Mặc dù có sớm nhất trong đời sống ngôn ngữ phương Tây cũng như
phương Đông , nhưng phải đến thế kỷ XVIII, từ văn hóa mới được đưa vào khoa học,
sử sụng như thuật ngữ khoa học. Năm 1774, từ này mới được xuất hiện trong thư tịch
và ghi vào từ điển năm 1783 ở Đức. Người đầu tiên sử dụng từ văn hóa trong khoa học
Pufendorf, người Đức. Ông cho rằng văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt
động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên. Trong khi nhà triết học
H.Kant lại cho rằng văn hóa là sự phát triển, bộc lộ khả năng, năng lực và sức mạnh
của con người.
Cùng với các nhà triết học Đức, nhà triết học Vico người Ý cho rằng, văn hóa là
một từ chỉ phức thể gồm: khoa học, nghệ thuật, kinh tế, chính trị. Đến năm 1855, khi
Klemm công bố công trình Khoa học chung về văn hóa thì người ta mới coi khoa học
về văn hóa hình thành và thực sự phát triển. Năm 1871, E.B.Tylor công bố công trình
- Trang 8 -



Văn hóa nguyên thủy ở Luân Đôn. Lúc này, ngành khoa học về văn hóa mới chính
thức được khẳng định, bởi E.B.Tylor đã xác định được đối tượng nghiên cứu của
ngành văn hóa học. Trên cơ sở này, E.B.Tylor đã đề xuất một định nghĩa đầu tiên về
văn hóa và khá nổi tiếng: “Văn hóa, theo nghĩa rộng là toàn bộ phức thể bao gồm
hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và những khả năng và
tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Như
vậy, E.B.Tylor cho rằng con người có được văn hóa với tư cách là một thành viên xã
hội, không có cộng đồng nào không có văn hóa và cũng không có văn hóa nào tồn tại
ngoài cộng đồng. Đi sâu tìm hiểu định nghĩa này, có thể thấy, E.B.Tylor đã nhấn mạnh
về mặt tinh thần của văn hóa. Định nghĩa này cũng nêu gộp mọi bình diện, cấp độ của
văn hóa, do đó chưa nêu được bản chất văn hóa, vì vậy chỉ là định nghĩa mang tính
chất mô tả và văn hóa không đơn giản là sự hiểu biết. Đây được xem là định nghĩa đầu
tiên, tiêu biểu về văn hóa, dù chưa phải là hay nhất và đầy đủ nhất. Đến giữa những
năm 60 của thế kỉ này, Abrhma Mosles, một nhà văn hóa học người Pháp, lại quan
niệm: văn hóa – đó là chiều cạnh lý trí của môi trường nhân tạo, do con người xây
dựng nên trong tiến trình đời sống xã hội của mình”
Như đã nói trên, bản thân thực thể văn hóa đã trở thành một đối tượng được
nhiều chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân vân và hiện nay là chuyên
ngành văn hóa học. Cùng với thời gian, hàm nghĩa văn hóa không ngừng được mở
rộng, ngày càng thêm phong phú, chuẩn xác, nhưng “văn hóa là gì?” vẫn là một vấn
đề luôn được đặt ra để đón nhận những lời giải đáp ngày càng thấu đáo và đầy đủ hơn.
Những năm thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, vấn đề văn hóa được quan tâm, được
xem là yếu tố có vị trí quan trọng để vừa bảo tồn dân tộc, vừa phát triển dân tộc. Quan
điểm của UNESCO là: văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân
tộc khác. Rất nhiều cuộc hợp bàn về văn hóa dưới sự chủ trì của Liên hiệp quốc đã
được tổ chức qua đó nhiều định nghĩa về văn hóa đã được đề xuất.
Tại lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa tổ chức tại Pari ngày
21/1/1988, Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor lại đưa ra định nghĩa: “Văn hóa
phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống con người
đã diễn ra trong quá khứ và cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế

kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà
dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Bên cạnh đó, trong các
- Trang 9 -


bộ Từ điển bách khoa và các từ điển chuyên ngành của các nước, từ văn hóa cũng có
một vị trí xứng đáng với những lời giải khá đầy đủ và sâu sắc: “Văn hóa theo nghĩa
rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ…những hiểu biết kĩ
thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường con người…những công cụ, nhà ở…
và nói chung toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và
ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó…(Bách khoa toàn thư
Pháp).
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, văn hóa bắt nguồn từ lao động.
C.Mác viết: Chúng ta bắt buộc phải bắt đầu bằng việc xác định tiền đề đầu tiền của
mọi sự tồn tại con người, và do đó tiền đề của lịch sử, đó là người ta phải có khả năng
sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết phải có
thức ăn, nước uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác. Như vậy, hành vi lịch sử đầu
tiên là việc sản xuất ra những tư liệu sản xuất, những tư liệu để thõa mãn những nhu
cầu ấy, việc sản xuất ra đời sống vật chất. Hơn nữa, đó là hành vi lịch sử, một điều
kiện cơ bản của mọi lịch sử (hiện nay cũng như hàng ngàn năm về trước) người ta phải
thực hiện hàng ngày, hàng giờ, chỉ để nhằm duy trì đời sống con người. Từ đây Mác
cho rằng, khởi điểm của hành vi lịch sử đầu tiên là văn hóa.
Văn hóa như là sự thăng hoa của quá trình sản xuất vật chất, là cái để con người
khẳng định mình. Và do đó, bản chất con người luôn sáng tạo theo quy luật của cái
đẹp. Quan niệm của Mác, Ăngghenvề văn hóa đã được V.I.Lênin kế thừa và phát triển.
Với V.I.Lênin, văn hóa luôn gắn liền với phát triển và hoàn thiện con người, hoàn
thiện xã hội.
Thuật ngữ văn hóa xuất hiện rất lâu trong ngôn ngữ Hán, du nhập vào Việt nam
từ hơn 2000 năm trước. Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau được các giáo
sư, các nhà văn hóa Việt Nam nêu lên, trong cuốn “Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt

Nam” cho rằng: “Văn hóa thể hiện trình độ vun trồng của con người, của xã hội…
Văn hóa là trạng thái của con người ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày càng
xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng những đặc tính của con người”.
Phó giáo sư, Viện sĩ Trần Ngọc Thêm trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” cũng
đưa ra khái niệm về văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
- Trang 10 -


sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Theo ông, văn hóa có
bốn đặc trưng cơ bản: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh.
Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm của mình về ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đòi sống và đòi hỏi của sự tồn tại”[12. tr 156].
Ngày nay văn hóa được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp, văn hóa nói chung và
các nền văn hóa cụ thể. Văn hóa hiểu theo cách khái quát nhất và rộng nhất có thể coi
văn hóa là để chỉ toàn bộ những sáng tạo của con người về vật chất, về tinh thần và về
ứng xử, đó là những sáng tạo và hoạt động có ích cho cuộc sống con người, cho xã hội
loài người và cho thế giới xung quanh trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên,
quần thể cộng đồng và thế giới tâm linh. Còn văn hóa hiểu theo nghĩa riêng, chính là
đặc trưng đời sống mang tính chung cho cộng đồng người, đồng thời là bản sắc riêng
khi đối sách, phân biệt văn hóa với cộng đồng người khác.
Nhìn chung, tuy có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa nhưng mọi khái
niệm văn hóa đều thống nhất những đặc điểm sau:
Một là, văn hóa bao gồm văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất chứ không phải
là văn hóa tinh thần hay văn hóa văn nghệ.

Hai là, văn hóa không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông thường
người ta nói. Văn học nghệ thuật chỉ là một bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hóa.
Ba là, văn hóa là sự sáng tạo của con người hướng tới Chân – Thiện – Mỹ. Do
đó, nó trở thành dấu hiệu tộc loại để phân biệt con người với động vật khác.
Bốn là, văn hóa do sự thích nghi một cách chủ động và có ý nghĩa của con
người với tự nhiên nên văn hóa cũng là sự kết quả thích nghi đó.
Năm là, nói đến văn hóa là nói đến tính hệ thống với chức năng tổ chức xã hội,
tính giá trị với chức năng điều tiết xã hội, tính lịch sử với chức năng giáo dục, tính
nhân bản với chức năng giao tiếp.
- Trang 11 -


Sáu là, văn hóa về bản chất là một quá trình phát triển mang tính người, nó là
đặc trưng cho một cộng đồng dân tộc.
Như vậy điểm qua một vài định nghĩa xưa và nay, trong và ngoài nước về văn
hóa, có thể thấy rằng, trên bình diện chính trị và khoa học thì những quan điểm hoặc
định nghĩa về văn hóa là rất khác nhau nhưng không vì thế mà chúng ta không thấy
điểm chung trong các định nghĩa, quan niệm về văn hóa (văn hóa thuộc về con người
và có tính giá trị). Tất nhiên, ở mọi cộng đồng người khác nhau thì những giá trị này
không đồng nhất mà chúng hết sức khác nhau thậm chí đối nghịch nhau.
Tóm lại, văn hóa là một khái niệm có nội dung rất phong phú và phức tạp. Các
tác giả khác nhau thường hiểu nội dung của nó khác nhau tùy thuộc vào góc độ tiếp
cận của từng người. Cùng với lịch sử, nội hàm văn hóa ngày càng mở rộng và chuẩn
hóa thêm, số lượng văn hóa tăng lên ngày càng nhiều, nhưng câu hỏi văn hóa là gì?
luôn đặt ra và luôn chờ những lời giải thích. Tùy thuộc vào gốc độ, khía cạnh khác
nhau mà chúng ta tìm hiểu về khái niệm văn hóa khác nhau.
1.1.2 Khái niệm văn hóa vật chất
Văn hóa vật chất (hay văn hóa vật thể hữu hình) là những sản phẩm do con
người tạo ra bằng lao động trí tuệ và lao động chân tay. Những sản phẩm ấy được thể
hiện ra bằng các dạng thức cụ thể, hữu hình có thể nhận thức được bằng các giác quan.

Nó là những “vật cho ta” nhằm phục vụ cho sự sống, phát triển cho cá nhân và tộc loại
từ ăn, mặc, ở, đi lại, đến học tập, lao động, giao tiếp, thông tin, nghỉ ngơi, giải trí…
Trong văn hóa vật chất luôn chứa đựng những hàm lượng nhất định của văn hóa tinh
thần, rõ nhất là các hàm lượng tri thức khoa học, kỹ thuật và các quan niệm về cái có
ích, cái tiện lợi, cái đẹp. Văn hóa vật chất có thiên hình vạn trạng ở mọi nơi chung
quanh chúng ta từ thức ăn, vật dùng đến môi trường sinh thái do con người tạo dựng;
các hệ thống tổ chức xã hội. Văn hóa vật chất là điều kiện rất quan trọng, là cơ sở đảm
bảo sự sống còn, phát triển của cộng đồng. Văn hóa vật chất biểu hiện dễ thấy của
trình độ văn minh. Những di chỉ khảo cổ là các mảnh còn lại của văn hóa vật chất cho
phép hiểu biết và xác định độ văn minh đã có trong lịch sử các dân tộc và nhân loại.
Văn hóa vật chất là vật chứng của trình độ các nền sản xuất, phương thức sản xuất và
quan hệ sản xuất người với người, của lịch sử lối sống, nếp sống, phong tục tập
quán… Nó có lúc là biểu trưng của các giá trị, các quan niệm nhân sinh và vũ trụ (như
- Trang 12 -


đền chùa, dụng cụ thờ cúng, tượng thần linh…) văn hóa vật chất đáp ứng các nhu cầu
vật chất và cả nhu cầu tinh thần của con người
1.1.3 Khái niệm văn hóa tinh thần.
Văn hóa tinh thần (hay văn hóa phi vật thể, vô hình) là hoạt động và là sản
phẩm của bộ óc cá nhân hay cộng đồng trong quá trình nhận thức, ứng xử với thế giới
tự nhiên, xã hội, con người, nhằm chiếm lĩnh, đồng hóa hiện thực hoặc sáng tạo ra
những sản phẩm, những giá trị tinh thần hay vật chất để đáp ứng các nhu cầu sống (tức
nhu cầu tồn tại và phát triển) của cá nhân và cộng đồng. Văn hóa tinh thần phục vụ sự
sống tinh thần của con người.
Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hòa của các khía cạnh của đời
sống của con người, là tổng thể phức hợp và những giá trị vật chất và giá trị tinh thần
do con người kiến tạo có tính đặc thù của mỗi dân tộc. Văn hóa tinh thần đó là mỗi cái
được sáng tạo theo xu hướng đi tới những lí tưởng Chân – Thiện – Mỹ. Đó là toàn bộ
những tư tưởng tư, tập quán, lối sống, thể chế, những vật tượng trưng thể hiện những

tư tưởng cao đẹp và thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển của con người.
Văn hóa tinh thần là tất cả những hình thái của đời sống tinh thần của một xã
hội nhất định. Đó là trình độ mà xã hội đã đạt được về các mặt như giáo dục, khoa học,
văn nghệ, triết học. Văn hóa tinh thần là một cái vô hình, trái với vật chất là cái hữu
hình. Tinh thần là cái sáng, cái tinh túy trong con người để hiểu, nhận thức trái, phải,
đúng, sai, chân, giả, thiện, ác. Tinh thần bao gồm tình cảm, trí tuệ, tâm hồn của mỗi
con người.
Văn hóa tinh thần đã tạo ra một hệ thống ý nghĩa và giá trị ở các lĩnh vực tri
thức, tâm linh và nghệ thuật. Ở lĩnh vực tri thức, năng lực tinh thần đã khám phá, phát
minh những tư tưởng, những giá trị khoa học ngày một tinh vi và hiện đại hơn. Ở lĩnh
vực tâm linh, tinh thần hướng tới cái thiêng liêng cao cả, cái đạo đức. Ở lĩnh vực nghệ
thuật, loài người đã tạo ra những giá trị thẩm mỹ ngày mỗi phong phú hơn. Văn hóa
tinh thần hướng đời sống tinh thần, tâm linh của con người đến điều hạnh phúc, điều
thiện, cái thiêng liêng cao cả, cái tinh túy, cái vĩnh hằng trong đời sống hiện thực nghĩa
là hướng con người đi tới cái Chân – Thiện – Mỹ.

- Trang 13 -


Như vậy, văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật thể, nó là những biểu
hiện tượng trưng mà chúng ta không thấy được và nó được lưu trữ qua một thời gian
với quá trình tái tạo của đông đảo cộng đồng.
1.2 Văn hóa chăm – nguồn gốc
Những người Ấn Độ đầu tiên đã theo đường biển mà đến Việt Nam ngay từ đầu
công nguyên. Dấu vết của họ tìm thấy cả ở Óc Eo (An Giang), cả ở ven biển miền
Trung và cả ở Luy Lâu (Hà bắc). Họ mang theo cả Bàlamôn giáo lẫn Phật giáo. Nhưng
tình hình đã thay đổi một cách cơ bản kể từ khi người Chăm lập quốc.
Về mặt chủng tộc người Chăm (cùng với một số dân tộc Tây Nguyên) thuộc
nhóm ngữ hệ Nam Đảo, là một bộ phận của các nhóm loại hình Indonesen, xưa kia cư
trú rải rác từ nam Đèo Ngang đến Bình Thuận. Vào đầu công nguyên, vùng đất này

nằm dưới sự cai trị của nhà Hán, gọi là quận Tượng Lâm. Theo các sử liệu Trung
Quốc, sau cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhưng bị đàn áp đẫm máu của hai bà Trưng,
vào năm 192, lợi dụng lúc nhà Hậu Hán suy yếu, người Chăm ở quận Tượng Lâm đã
nổi lên khởi nghĩa và giành được thắng lợi, lập nên một nhà nước độc lập mà sử sách
Trung Quốc gọi là Lâm Ấp (nghĩa là “xứ rừng”); tấm bia ở Võ Cạnh (Nha Trang) dựng
vào cuối thế kỉ II đã ghi lại tên vị vua Chăm đầu tiên là Xơri Mara. Quốc hiệu
Chămpa xuất hiện vào lúc nào không rõ, chỉ biết rằng bia ký sớm nhất có nhắc đến tên
này được khắc vào cuối thế kỉ IV.
Vương quốc Chămpa được chia thành 4 châu, đó là: Amaravati (tương ứng với
khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi mà Quảng Nam là trung tâm), Vijaya (tương
ứng với ku vực Bình Định, Phú Yên), Kauthara (tương ứng với khu vực Khánh Hòa),
Panduranga (tương ứng với khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận). Châu chia thành
huyện và làng. Vương quốc Chămpa tồn tại đến thế kỉ XVII, trải qua nhiều triều đại,
ban đầu đóng đô ở Sinhapura (Trà Kiệu, Quảng Nam), sau dời sang Indrapura (Đồng
Dương, Quảng Nam), rồi dời vào Vijusha và Sura (thành Đồ Bàn, ở An Nhơn, Bình
Định).
Sau khi lập quốc, người Chăm thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa, thì mối liên
hệ với Trung Hoa hầu như không còn. Thay vào đó, người Ấn Độ đến ngày một nhiều
hơn và khác với Trung Hoa, họ không mang theo chiến tranh, vì vậy, nền văn hóa Ấn
Độ đã được người Chăm vui vẻ tiếp nhận.
- Trang 14 -


Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng
từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV, khi Chămpa chấm dứt sự tồn tại với tư cách quốc gia của
mình. Trong từng ấy thế kỷ, ảnh hưởng này để lại lớn đến mức nhiều người chỉ nhìn
thấy những yếu tố Ấn Độ trong văn hóa Chăm như một bản sao của văn hóa Ấn Độ.
Cho dù nhận định đó là sai lầm, thì vẫn phải thừa nhận rằng, nói đến ảnh hưởng của
Ấn Độ ở Việt Nam thì trước hết phải nói đến văn hóa Chăm và khu vực phía Nam vì
chỉ có ở đây, ảnh hưởng đó mới bộc lộ mạnh mẽ và trực tiếp hơn cả.

Từ Ấn Độ, người Chăm đã tiếp thu nhiều tôn giáo: Bàlamôn giáo, Phật giáo và
Hồi giáo. Nhưng Phật giáo thì mãi đến thế kỷ IX mới du nhập vào Chămpa, tuy cũng
có nhiều chùa Phật và những văn bia nói về giáo lý nhà Phật ra đời, nhưng vai trò và
ảnh hưởng của Phật giáo ở Chămpa không thể so sánh được với Bàlamôn. Còn Hồi
giáo thì bắt đầu thâm nhập vào Chămpa từ thế kỷ XI, nhưng phải đến cuối thế kỷ XV
mới có nhiều người Chămpa theo, mà đó lại là lúc vương quốc Chămpa bước vào giai
đoạn tàn lụi. Chính vì vậy mà nói đến ảnh hưởng của Ấn Độ trong việc hình thành văn
hóa Chămpa thì Bàlamôn giáo là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất.
Bàlamôn giáo (Brahmanism) là tôn giáo hình thành trên cơ sở kinh Veđa do
người Aryen từ phía Tây Bắc đưa vào Đạo Bàlamôn tôn thờ BRAHMA (nghĩa là “Đại
Hồn”) - một ý niệm trừu tượng của kinh Veđa, Brahma là chúa tể các thần, nguồn gốc
của vũ trụ, có quyền năng vô biên. Ngài hiện ở ba ngôi như thể thống nhất của một bộ
ba vị thần: Brahma (thần Sáng tạo), Visnu (thần bảo tồn) và Siva(thần Hủy diệt).
Nguồn ảnh hưởng Ấn Độ, tuy đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành văn
hóa Chăm, nhưng nó không phải là tất cả. Kế thừa di sản văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa
chăm tất yếu còn là sản phẩm tổng hòa của cả nguồn ảnh hưởng khu vực và nguồn bản
địa.
Đặc trưng điển hình của nguồn ảnh hưởng bản địa là chất dương tính trong
cách Chăm. Người Chăm sống trên dải đất hẹp miền Trung, giữa một bên là dãy
Trường Sơn cao vút và bên kia là biển Đông sâu thẳm. Một bên cực âm và một bên
cực dương. Sự đối chọi đó của thiên nhiên đã tạo ra những sản vật đặc biệt (như trầm
hương, vàng,…) nhưng đồng thời sự thiếu hài hòa đó của tự nhiên cũng tạo nên một
miền khí hậu khắc nghiệt, bao nhiêu nước mưa rơi xuống núi đều trôi tuột ra biển cả,
khiến cho đất đai miền Trung trở nên hết sực khô cằn. Sống trong khung cảnh đó, con
- Trang 15 -


người phải một mặt vật lộn với thiên nhiên và mặc khác giành giật với các láng giềng
xung quanh. Tuy mang bản chất dương tính, nhưng lại sống trong một vùng Đông
Nam Á nông nghiệp, cho nên người Chăm không thể không hấp thu những ảnh hưởng

của văn hóa khu vực mà đặc trưng điển hình thiên về âm tính trong cố gắng đạt đến
sự hài hòa âm dương, với triết lý âm dương trong nhận thức và tục sùng bái sinh thực
khí trong tín ngưỡng.
Tóm lại, văn hóa Chăm được cấu thành nên bởi ba yếu tố: tính cách bản địa
Chăm (thiên về dương tính), ảnh hưởng của văn hóa khu vực (hài hòa âm dương
nhưng có phần thiên về âm tính), và ảnh hưởng của Bàlamôn giáo Ấn Độ (thờ bộ ba
thần Brahma – Visna – Siva, trong đó Brahma là chủ đạo).
Tuy nhiên, trong ba yếu tố nguồn gốc của văn hóa Chăm, nguồn ảnh hưởng Ấn
Độ có vẻ nổi bật nhất về hình thức, nhưng thực chất thì nguồn bản địa và khu vực mới
giữ vai trò quan trọng. Thực thế, có lẽ phần lớn người Chăm bình dân không hề biết
đến các triết lí Bàlamôn giáo cùng các vị thần, các truyền thuyết Ấn Độ xa lạ. Đó là
việc của các tu sĩ Bàlamôn thì chỉ đạo xây dựng đền, tạc tượng theo những khuôn mẫu
Ấn Độ, còn người nghệ sĩ dân gian thì xây và tạc theo cảm hứng và những khuôn mẫu
truyền thống của nhân dân mình.
Từ chỗ cả ba vị thần Bàlamôn đều được dựng tháp thờ khi mới du nhập, dần
dần chỉ còn một tháp thờ Siva được đề cao bởi lẽ Siva phù hợp hơn cả với cá tính bản
địa của người Chăm. Và trong Siva muôn mặt với rất nhiều tên, chỉ có Siva dưới dạng
linga hoặc với Linga là được phổ biến bởi lẽ tục thờ cột đá vốn là truyền thống lâu đời
của người nông nghiệp. Cuối cùng, Siva thì được hình dung thành người Chăm (ngay
cả con bà thần Nandin của Siva cũng được thể hiện dưới dạng con trâu quen thuộc);
còn Linga thì ở chỗ này được thay bằng ông vua – anh hùng dân tộc Chăm, ở chỗ khác
thì được thay thế bằng nữ thần Mẹ quê hương xứ xở. Thành ra trên thực tế, thần Siva
cùng với bạn bè ông với những lí lịch Ấn Độ xa lạ chỉ còn tồn tại trong ý nghĩ của tầng
lớp trí thức và tu sĩ Bàlamôn; đối với người dân Chăm; thần Siva, tượng Linga,… chỉ
là hình thức ước vọng phồn thực và lòng sùng kính các vị thần địa phương, các anh
hùng dân tộc mới chỉ là nội dung. Đạo Bàlamôn xa lạ đã được người Chăm cải biến
thành đạo Bà Chăm gần gũi; đạo Bà Chăm này đã không còn là Bàlamôn giáo Ấn Độ
nữa mà chỉ có thể xem như một biến thể của nó.
- Trang 16 -



Ngoài đạo Bà Chăm – biến thể đạo Bàlamôn, ở Chăm còn có cả Đạo Hồi
(Islam). Du nhập vào Chămpa muộn màn hơn, với những giáo luật khắt khe vào bậc
nhất, ấy vậy mà đạo Hồi cũng bị người Chăm cải biến khá nhiều.
Ở những vùng đạo Hồi du nhập trước, nó trở thành một thứ tôn giáo khác hẳn,
một biến dạng của đạo Hồi với tên gọi Đạo Bà Ni. Khác với giáo luật người Chăm Bà
Ni tin Allah, nhưng họ vẫn thờ các vị thần truyền thống của mình và khu vực như thần
Mưa, thần Núi, thần Biển,… Lễ cắt da quy đầu (Khotan) cho con trai theo phong tục
Hồi giáo nghiệt ngã được cải biến thành lễ katat cho thiếu niên nam 15 tuổi và chỉ thực
hiện một cách tượng trưng. Theo truyền thống âm dương hài hòa của văn hóa nông
nghiệp khu vực, người Chăm lại đặt thêm ra lễ karoh cho thiếu nữ đến tuổi dậy thì.
Khác với xã hội người Hồi giáo coi trọng đàn ông (phụ hệ), người Chăm Bà Ni vẫn coi
trọng phụ nữ (mẫu hệ) trong tổ chức gia đình, trong việc cưới xin. Cũng bởi vậy mà lễ
Karoh cho con gái được tổ chức trọng thể hơn lễ Katat cho con trai. Lễ tang của người
Chăm Bà Ni tổ chức theo tục Hồi giáo nhưng được bổ sung thêm bằng một loạt phong
tục cổ truyền của cư dân Đông Nam Á như tục mở đường xuống âm phủ, tục ngăn
ngừa sự quấy phá của vong hồn người chết, tục gửi lễ vật nhờ người chết mang xuống
âm phủ cho người thân.
Văn hóa Chăm bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó nổi bậc nhất là bộ ba
kiến trúc - điêu khắc - tôn giáo. Thành tựu nổi bật của kiến trúc và điêu khắc Chămpa
là kiến trúc đền tháp và điêu khắc trên đền tháp. Đền tháp ấy là đền tháp tôn giáo. Tôn
giáo đóng vai trò cực kì quan trọng trong đời sống người Chăm, nó được vật chất hóa
qua điêu khắc. Qua kiến trúc và điêu khắc, ta sẽ tìm hiểu được quan niệm tôn giáo của
người Chăm.

- Trang 17 -


Chương 2: ĐỜI SỐNG VÀ NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HÓA CỦA
ĐỒNG BÀO CHĂM Ở VIỆT NAM

2.1 Khái quát về đặc điểm chủ yếu của đồng bào dân tộc Chăm ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình phân bố dân cư
Người Chăm vốn tụ ở miền trung nước ta từ rất lâu đời, được coi là cư dân bản
địa từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ của vương quốc Chămpa. Với dân số
khoảng 65 ngàn người. Người Chămpa thuộc ngữ hệ Nam đảo, địa bàn cư trú của
người Chăm chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, còn bộ phận cư trú ở các
tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai, tỉnh Phú Yên và thành phố Hồ Chí Minh. Người
Chăm ở An Giang sống tập trung thành xóm, ấp (Puk) hay liên ấp xen kẽ trong những
xã (Pơlây) của người kinh, từ biên giới Việt Nam – Campuchia, rãi rác chạy theo dọc
sông hậu và sông Khánh Bình hợp lưu ở Tam Giang (thị xã Châu Đốc) rồi đổ xuống
xã Khánh Hòa huyện Châu Phú (An Giang). Hiện tại người Chăm An Giang phân bố
trên các địa phương như: Long Xuyên, Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú, Tân Châu.
Chăm là tên gọi phổ biến chính thức của một tộc danh. Họ còn có tên gọi khác
là Chàm, Chiêm hay Chiêm Thành và Hời. Vùng Vân Canh nơi giáp ranh giữa hai tỉnh
Bình Định và tỉnh Khánh Hòa, là nơi sống tập trung nhất của nhóm địa phương, có tên
gọi là Chăm Hroi hay Hroi hoặc Aroi chịu ảnh hưởng nhiều đến văn hóa của người Ê
Đê và Ba Na là hai dân tộc láng giềng.
Người chăm nói ngôn ngữ Malayo – Pôlinêxia. Từ những thế kỷ đầu Công
nguyên, cho tới thế kỉ thứ XVII dân tộc Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc
Chămpa, trải qua nhiều thế kỉ hưng phế.
2.1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh tế
Nông nghiệp
Hoạt động kinh tế của người Chăm là nông nghiệp và thủ công nghiệp. Ở vùng
Ninh Thuận – Bình Thuận công nghiệp gắn với nông nghiệp và chỉ giữ vai trò là kinh
tế phụ gia đình. Ở vùng An Giang, thủ công nghiệp lại là hoạt động kinh tế chính.
- Trang 18 -


Người Chăm là cư dân có truyền thống ruộng nước, phương pháp canh tác
ruộng nước của họ không khác gì so với phương pháp canh tác của người Việt cư trú ở

miền Trung, có lẽ do quá trình tiếp xúc tộc người hai cộng đồng dân cư này đã tạo nên
sự giống nhau đó. Người Chăm cũng dùng Trâu bò để kéo cày, trục cho đất tơi. Trên
loại ruộng thủy điền người ta gieo khô sau khi đã cày, trục cho đất tơi. Hạt giống gặp
mưa sẽ nảy mầm và được chăm sóc qua các khâu: làm cỏ, bỏ phân, giữ nước, bảo vệ
để không cho các loài sâu bệnh phá hoại cho đến khi thu hoạch. Cách gieo hạt như vậy
không đều, nên khi lúa đã lên cây, người ta thường nhổ bớt chỗ dày để giậm vào chỗ
thưa.
Dựa vào chất đất và khí hậu mà người Chăm đã biết tận dụng phân biệt làm ba
loại ruộng có những phương thức giao trồng cổ truyền khác nhau như sau:
Một là một loại nước trũng (hmu tho ờn), đó là những thửa ruộng sâu trong
thung lũng nơi canh tác màu mỡ nhất chỉ dùng để cấy lúa mùa (cà đum) cho sản lượng
thu hoach cao, gọi là vùng cao sản.
Thứ hai là loại ruộng nước (hmuja) là ruộng có nước quanh năm màu mỡ, cấy
vụ nào cũng xanh tốt, không kém phần quan trọng về năng suất khi tới mùa thu hoạch
được xếp vào loại trọng yếu thứ hai.
Loại thứ ba là ruộng khô (hmu ri lon), là ruộng trên sườn núi, chỉ gieo trồng
một vụ khi có mưa, loại ruộng này canh tác bằng phương pháp chọc lỗ hoặc cày lên rồi
mới gieo hạt.
Người chăm có kinh nghiệm và rất giỏi làm thủy lợi. Phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp từ rất lâu đời. Ngày nay, ở đồng bằng Phan Rang còn lưu lại những công
trình như đập nước Char Kling từ thời Pô Klong Garai thế kỉ thứa XII, đập nước Ma
Rên có từ thời Pô Rômé thế kỉ thứ XVII tại huyện Do Linh thuộc tỉnh Quảng Trị có
nhiều dấu vết của hồ chứa nước và những hệ thống dẫn nước vào ruộng.
Người Chăm ở Nam Bộ sinh sống làm ăn khác với nhóm người Chăm ở miền
Trung. Nhóm người Chăm ở nam Bộ sinh sống chủ yếu bằng nghề chày lưới, đánh bắt
cá ở biển, hồ, sông, suối, nghề dệt vải thủ công và buôn bán nhỏ. Còn sản xuất nông
nghiệp chỉ là phụ đối với họ.

- Trang 19 -



Người Chăm xưa kia là một cư dân rất giỏi về nghề đánh bắt cá và đi biển, nhất
là ở vùng duyên hải Miền Trung đã từng là nơi hoạt động của những đội hải thuyền
hùng hậu một thời. Cư dân Chăm cũng là những thợ đóng thuyền có kỹ thuật đạt trình
độ cao, đồng thời họ còn chế tạo những cổ xe trâu, xe bò kéo để vận chuyển trên bộ.
Chăn nuôi
Bên cạnh việc canh tác nông nghiệp, chăn nuôi cũng giữ vai trò khá quan trọng.
Người Chăm sinh sống ở vùng duyên hải miền Trung nên không có điều kiện thuận lợi
để phát triển chăn nuôi. Một số vùng gần núi có nuôi bò dê nhưng cũng để phục vụ sức
kéo và các nghi lễ tôn giáo. Người Chăm ở Ninh Thuận và Bình thuận sống không xa
biển, nhưng ngư nghiệp kém phát triển. Trong khi đó, nghề đánh bắt cá trên sông Hậu
là hoạt động kinh tế khá quan trong của một bộ phận người Chăm ở An Giang.
Thủ công nghiệp
Người Chăm có hai nghề thủ công khá nổi tiếng: nghề gốm ở Ninh Thuận và
Bình Thuận, nghề dệt ở An Giang.
Nghề làm gốm khá phát triển về bề rộng ở nhiều nơi, thường xuyên có những
sản phẩm. Sản phẩm gốm làm ra khá đa dạng như đồ dùng nhà bếp và dùng để xây
tường. Nguyên liệu chính là đất sét, có thể khai thác quanh nơi cư trú. Tùy theo loại
sản phẩm mà có kỹ thuật làm đất riêng. Nếu đồ dùng cần bề mặt láng thì đất được
chọn lọc kĩ hơn. Đặc điểm nổi bậc nhất của nghề thủ công này là các công việc chỉ do
phụ nữ đảm nhận, đặc biệt, nghề sản xuất gốm của người Chăm không dùng bàn xoay
và cũng không nung gốm trong lò, được nặn bằng tay khi nung lò lộ thiên trên mặt đất.
Nghề gốm có từ lâu đời, nhưng chưa có bàn xoay và nhiệt độ nung thấp nên việc tạo
hình và trang trí mất nhiều công sức.
Đối với gia đình Chăm ở An Giang thì nghề dệt là hoạt động kinh tế chính. Sản
phẩm làm ra không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mà phần lớn trở thành hàng hóa
để trao đổi buôn bán rộng rãi ra các vùng. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một
ngành nghề quan trọng không thể thiếu trong các hộ gia đình người Chăm, đó là nghề
dệt lụa và Thổ cẩm rất đẹp và tinh xảo. Đó là do họ sở hữu những bí quyết gia truyền
của nghề như: phải dùng tơ chính, nhuộm bằng vỏ trái mặc nưa, kỹ thuật dệt hoa mây,

lồng đèn, vân, lãnh đã từng một thời nổi tiếng xa gần góp phần quan trọng hình thành
nên một trung tâm tơ lụa lớn nhất Việt nam. Trước ngày giải phóng, người Chăm chỉ
- Trang 20 -


dệt sarong, choàng tấm mang đi khắp nơi ở các tỉnh Tây Nam Bộ và lên tận
Campuchia. Sản phẩm dệt có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nhìn chung
trình độ kỹ thuật và tay nghề thợ khá cao. Ngoài ra người Chăm dệt Sorong tơ với kĩ
thuật I Kat tạo văn hóa trên vải rất đẹp. Nghề dệt Thổ cẩm cũng rất phát triển, hiện nay
hợp tác xã dệt Thổ cẩm của người Chăm xã châu Phong huyện Tân Châu có nhiều mặt
hàng đưa đi tham dự hội chợ triển lãm quốc tế hàng Việt nam chất lượng cao tại Hà
Nội 2004 và đạt được huy chương đồng. Một số xuất khẩu ra Malaysia, Inđônêsia,
Campuchia, Mỹ và một số nước khác. Từ đó có thể thấy rằng nghề của dân tộc Chăm
khá phát triển góp phần cải thiện cuộc sống phát triển nhanh về kinh tế.
2.2 Nét đặc sắc trong văn hóa Chăm ở Việt Nam
2.2.1 Văn hóa vật chất
Nhà ở
Cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo là cư dân nông nghiệp, nên địa bàn cư trú chủ
yếu ở vùng nông thôn, chỉ có một bộ phận người Chăm sinh sống ở thành phố.
Trong số các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo có hai cộng đồng dân cư Chăm
khác biệt nhau về tôn giáo và hình thành cư trú. Làng của người Chăm gọi là play.
Quy mô của các palay không giống nhau, mỗi palay quần tụ khoảng 50 đến 100 gia
đình. Bên trong palay chia thành nhiều khu vực cư trú của các nhóm thân thích. Giữa
các nhóm được giới hạn bởi một bờ tường hay bờ rào chắc chắn. Giữa các gia đình
trong nhóm cũng có những hàng rào, có cửa thông với lối đi chung.
Ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận, các palay thường tọa lạc trên một khu đất
cao hoặc vùng gò đồi, bao quanh những khu tụ cư đó là những cánh đồng lúa hoặc hoa
màu. Các palay cách nhau bằng những cánh đồng rộng khoảng 500m trở lên.
Vùng An Giang, các khu vực cư trú của người Chăm tập trung trên các cù lao
hoặc đa số sống dọc theo hai bên bờ sông Hậu. Vì vậy, họ làm nhà dọc theo bờ kênh

hay vàm kênh, thường quay nhà hướng ra sông, kênh, rạch. Ở An Giang, mỗi năm
nước đều dâng lên cao nên người dân thường sống chung với lũ (mùa nước nổi) từ 3
đến 4 tháng. Vì vậy, người Chăm ở An Giang thường làm nhà sàn, cột thường làm cây
nguyên bào nhẫn, cao khỏi đầu người, nhà xây cách mặt đất khoảng 3 – 4m để tránh
ngập nước. Nhà người Chăm An Giang không có hàng rào bao quanh như người Chăm
- Trang 21 -


ở Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Bình Thuận). Nhà họ thường cất 4 mái, có hiên trước,
hiên sau, mỗi hiên đều có cầu thang lên xuống (bậc lẻ 5,7,9). Hiên và cầu thang phía
sau nhà dành riêng cho phụ nữ trong nhà hoặc khách nữ ngồi chơi và lên xuống. Bên
trong nhà hầu hư không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thì chủ nhà trải chiếu hoặc
tấm thảm ra để chủ nhà và khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ cùng nhau trò
chuyện, nhà chia thành hai ngăn rộng tương đương nhau, ngăn trước làm nơi tiếp
khách và chỗ ngũ của nam giới, ngăn phía sau cũng là nơi tiếp khách, ăn uống và nơi
ngũ của nữ giới. Đặc biệt, nhà người Chăm không có bàn thờ tổ tiên hay thờ phượng
thánh Alhah. Những kinh sách quý như kinh Koran, vật kỉ niệm của ông, bà, cha, mẹ,
họ hàng khi qua đời, người Chăm thường cất giữ bằng cách làm giá, kệ dựa vào vách
nhà rồi để lên.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, người Chăm cũng có tập quán sống quần cư trong
những khu vực nhất định như: Nancy, Hòa Hưng, Trương Minh Giảng, Phú Nhuận.
Người Chăm do điều kiện sống với những dị biệt về tôn giáo và tập quán nên
cấu trúc nhà ở có sự khác nhau. Điều khác biệt rõ nhất đó là nhà ở của người Chăm
Ninh Thuận, Bình Thuận không phải nhà sàn, còn nhà ở của người Chăm An Giang là
nhà sàn.
Ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận nhà ở của người Chăm được xây dựng bằng
các vật liệu dễ kiếm ở địa phương. Trong những điều kiện cho phép họ tìm những loại
gỗ quý như gõ, kiền kiền vừa chắc chắn chịu được mối mọt, không mục nát trong thời
gian dài. Những thập niên gần đây vật liệu nặng đã được sử dụng rộng rãi như gạch, xi
măng, tôn kẽm.

Dụng cụ làm hết sức đa dạng như: rìu, rựa, đực, cưa. Trước đây làm nhà không
có thước đo nhà mà chủ yếu dựa vào độ dài và khoảng cách của một số bộ phận trên
cơ thể để tính toán, ước lượng. cách đo đạc như vậy không chính xác vì phụ thuộc vào
kích cỡ của người được lấy làm chuẩn. Sau này, người Chăm đã dùng thước mét để đo
và tính toán. Khung nhà được kết cấu tương đối đơn giản với các vì kèo gá vào cột.
Các vì kèo này được liên kết với nhau bởi hệ thống đòn dông, nhà thường có bốn mái,
hai mái chính và hai mái phụ. Mái được lợp bằng cỏ gianh. Tường nhà trước đây được
xây dựng bằng đất bùn trộn rơm rạ. Mỗi nhà có cửa chính và cửa phụ. Các cửa này

- Trang 22 -


thường làm bằng gỗ. Một số nơi thay cửa sổ bằng các ô trống trên vách tường để thông
gió và có phên tre bên ngoài để nâng lên hạ xuống khi cần thiết.
Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận trước đây còn tồn tại loại nhà có kết cấu trần
đất, người ta dùng đất sét trộn bùn đều với rơm rạ để làm vách. Kiểu nhà này giữ được
sự mát mẻ vào mùa hè và giữ được độ ấm vào mùa đông lại phòng cháy tốt. Ngôi nhà
của người Chăm là không gian cư trú của một gia đình mẫu hệ. Trong khuôn viên đó,
có nhiều ngôi nhà nhỏ với những chức năng khác nhau. Trước hết là nhà tục (thang
yơ), là ngôi nhà đầu tiên được xây dựng, gồm hai gian một chái, có đòn dông quay về
hướng đông – tây. Gian phía đông là kho thóc, còn cháy phía tây là nơi tổ chức lễ trải
chiếu khi có đám cưới, và là nơi ở đầu tiên của vợ chồng cô con gái nhà chủ. Ngoài ra,
còn có nhà khách, bếp, nhà ngang.
Với người Chăm Hroi ở tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên thì lại khác, làng của
họ được định cư trên các vùng núi đất, ở nhà sàn, cửa mở theo chiều dọc, kiến trúc dựa
theo những hàng cột.
Y phục và trang sức
Người Chăm có hai bộ phận sinh sống ở vùng môi sinh khác nhau, tùy theo lức
tuổi, giới tính, địa phương, tôn giáo tín ngưỡng mà y phục có sự khác biệt nhau.
Đàn ông Chăm vùng Ninh – Bình Thuận trước đây thường mặc xà rông. Đây là

một tấm vải rộng chừng 1m (phụ thuộc vào chiều cao và ý thích của người mặc), chiều
dài gấp rưỡi vòng bụng. Khi cuốn xà rông, người mặc gấp hai mép cuộn quanh người
vòng ra phía bên hông mặt. Xếp lại hai đến ba nếp ôm chặt vào bụng, gấp cập cuộn
vào trong. Cùng mặc với xà rông là kiểu áo lakay, ngắn, chùng đến trên mông, phía
trước có đường xẻ và đính khuy, vạt trước có hai túi, ống tay áo rộng, dài gần quá cổ
tay, không xẻ thân phía trước thành hai vạt mà chỉ xẻ một khoảng dài chừng một ngón
tay ở trước ngực, mặc theo kiểu chui đầu.
Nếu đàn ông Chăm theo đạo Hồi mà lại có chức vụ gọi là Pochar thì khi hành
lễ cũng khi tiếp khách cũng phải mặc áo Pochar. Đây là kiểu áo rộng, gần với áo
thụng, nhưng không xẻ tà, mà được ghép với bốn miếng vải.
Phụ nữ Chăm mặc váy mở và loại áo dài không xẻ vạt. Váy của họ gọi là khăn,
được may tự vải do người Chăm tự sản xuất hoặc mua tại các cửa hàng. Vải được may
- Trang 23 -


áo thường được chọn màu đen hoặc màu sẫm. Phụ nữ Chăm mặc áo dài không xẻ vạt,
kiểu chui đầu, được nhuộm những màu tươi và sáng như màu chàm, xanh lục, hồng.
Áo của họ chia thành hai loại: dùng trong các ngày thường và lễ, tết. Áo của phụ nữ
Chăm được ghép bởi bốn mảnh vải dọc theo chiều đứng của thân người, hai mảnh ở
phía trước, hai mảnh ở phía sau, ngoài ra còn hai mảnh nhỏ được ghép hai bên. Áo dài
Chăm có hai loại: áo dài đến đầu gối hoặc quá gối một chút, được lớp trẻ yêu thích và
loại áo dài phủ chùng gót chân.
Đối với người Chăm An Giang, trang phục truyền thống đối với nam giới là
những chiếc xà rong, xà rong nam giới là một loại váy dài từ hông xuống mắt cá chân,
một loại sản phẩm đặc biệt của ngành dệt truyền thống, chỉ được bán và sử dụng trong
cộng đồng Chăm. Bên cạnh chiếc xà rong, nón cũng đóng vai trò quan trọng trong
trang phục của nam giới. Theo quy định của đạo Hồi thì nón trắng dành cho những
người đã đến Thánh địa Mecca, còn màu đen dành cho những ai chưa một lần đến đó.
Phụ nữ thường mặt những chiếc xà rong dài 2m, ngang khoảng 0,9m–1,2m. Chăn phụ
nữ thường có nhiều màu sắc khác nhau được may giáp hai mí và luôn có chiếc kim

băng đi cùng để cho chăn ôm sát vào người. Về màu sắc của những chiếc chăn cũng
rất đa dạng, nhưng tất cả nhằm tô thêm vẻ đẹp và duyên dáng của phụ nữ Chăm. Nhìn
chung phụ nữ Chăm nhất là các cô thiếu nữ rất khéo tay trong việc thiết kế trang phục,
họ đã dệt những chiếc xà rong của họ đạt đến trình độ khá cao. Một chiếc xà rong sau
khi dệt xong đều mang hình ống nhưng không có một đường nối vải nào, y như một
chiếc khăn tròn trịa liền trơn. Trang phục của dân tộc Chăm vừa kín đáo vừa trang
trọng, vừa xinh đẹp biểu lộ được sắc thái đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Trang phục thường ngày, nam giới cũng như phụ nữ họ thường mặc xà rong với
áo sơ mi hay áo thun. Những chiếc xà rong ấy có thể mua ở chợ hay mua tùy vào sở
thích của mỗi người, nhưng xà rong họ phải mua ở chính địa phương của mình hay ở
trong cộng đồng dân tộc mình. Tuy nhiên, phụ nữ thường có thêm chiếc khăn trùm kín
mỗi khi ra đường. Nhưng ngày nay, đã có sự tiến bộ hơn, chỉ cần đội vào đầu, che
phần tóc của mình là được, không nhất thiết phải trùm cả mặt.
Trang phục khi hành lễ: những vị chức sắc thường mặc áo Achuba hoặc gọi là
hadji. Với nam giới họ có thể mặc trang phục thường ngày của mình đến làm lễ ở
Thánh đường. Nhưng nữ giới, bộ trang phục của họ khác với trang phục thường ngày.
- Trang 24 -


Khi vào Thánh đường, họ mặc những bộ đồ thường ngày. Đầu đội những chiếc khăn
trùm kín cổ, chỉ chừa lại gương mặt mà thôi, khi hành lễ họ không để lộ màu da của
mình. Đó là quy định của tôn giáo họ. Sau khi làm lễ xong trang phục để lại Thánh
đường và tiếp tục mặc trong các buổi hành lễ sau.
Trang phục lễ hội: Vào những ngày lễ của dân tộc hay lễ về tôn giáo, người già
luôn trong chiếc áo dài truyền thống (áo Tắc). Các thanh niên thường thích mặc áo
Aochava, còn phụ nữ mặc bộ đồ đẹp và rực rỡ nhất nhằm tô thêm vẻ đẹp.
Trong lễ cưới, trang phục dành cho cô dâu là kiểu áo cổ cao, tay dài được may
phủ hết cánh tay, tà áo dài tới đầu gối, không xẻ tà và không ép eo, gần giống chiếc áo
dài của người Kinh. Trong ngày cưới, chú rễ mặc áo sơ mi trắng, dưới quấn xà rong
trắng, bên ngoài khoác áo choàng xuống tới chân. Ngày nay chiếc áo choàng dài được

thay thế bằng chiếc Vecte.
Với tất cả trang phục vừa kể trên, chắc rằng ai cũng phần nào hình dung được
trang phục của người Chăm là như thế nào? Bởi nó chính là nét đặc trưng cho một dân
tộc, nhìn vào đó có thể thấy được một nền văn hóa độc đáo và riêng biệt của dân tộc
Chăm mà không lẫn lộn với một dân tộc khác.
Về trang sức đối với người Chăm thì khá phong phú. Người Chăm Ninh – Bình
Thuận thường đeo một loại nhẫn bằng kim loại có khảm mặt đá đen, đây là vật trang
sức đặc biệt để những người đồng tộc nhận ra nhau. Trang sức của phụ nữ Chăm vùng
An Giang thường được chế tạo bằng các kim loại quý, được chạm trổ tinh vi như vòng
đeo tay, đeo chân. Phụ nữ Chăm rất thích đeo những đôi bông tai bằng vàng, cài trâm
vàng, bạc, đồi mồi và búi tóc.
Văn hóa ẩm thực
Người Chăm ngoài việc dùng gạo nấu cơm hàng ngày, còn chế biến thành
những món khác như bún, bánh, đặc biệt là món cháo chua. Thực phẩm, ngoài các loại
thịt gia súc, gia cầm, còn có thịt rừng như thỏ rừng, cheo,... Cá biển cũng là món ăn
phổ biến của họ.
Trong những dịp lễ tết, tiếp khách, gia chủ thường làm thịt gà, vịt, dê và chế
biến thành nhiều món ăn khác nhau. Do theo đạo Hồi nên người Chăm thực hiện một
cách nghiêm túc những quy định của luật giáo. Người Chăm Ninh – Bình Thuận
- Trang 25 -


×