Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

TÁC ĐỘNG của KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH ở mỹ đối với nền KINH tế VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.88 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH Ở MỸ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục công dân
Mã ngành: 52140204

Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN VĂN HIẾU

Sinh viên thực hiện:
ĐẶNG NGỌC THẮM
MSSV: 6055397

CẦN THƠ 5/2009
1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.......................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................................................... 3
5. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 3



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở MỸ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Khủng hoảng tài chính ở Mỹ................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính ................................................................ 4
1.1.2. Diễn biến khủng hoảng tài chính ở Mỹ thời gian qua ................................. 6
1.2. Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến kinh tế thế giới và việt Nam ...... 12
1.2.1. Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến kinh tế thế giới................... 12
1.2.2. Tác động của khủng hoảng tài chính ở Mỹ đến nền kinh tế Việt Nam. .... 18
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP CHO NỀN KINH TẾ VIỆT
NAM TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở MỸ
2.1. Những bài học cần có cho nền kinh tế Việt Nam............................................... 42
2.2. Một số giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam ......................... 44
3.2.1. Về chính sách tài chính – tiền tệ ................................................................ 44
3.2.2. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu ............................. 46
3.2.3. Thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng.............................. 47
2.3. Các vần đề cần giải quyết nhằm đảm bảo an ninh kinh tế trong thời kỳ hội
nhập .............................................................................................................................. 48
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Kết quả hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đã
mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, giảm đói nghèo,

nâng cao mức sống cho người dân. Chính sách đổi mới cũng đã đưa nền kinh tế
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh Việt
Nam là thành viên của khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, thực hiện có hiệu
quả Hiệp định thương mại với Mỹ, trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) và đặc biệt là Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực của
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Những kết quả đạt được như trên cho chúng ta
thấy nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hội nhập sâu vào nền kinh tế chung của thế
giới, do đó khi nền kinh tế thế giới có vấn đề phát sinh thì Việt Nam cũng sẽ bị ảnh
hưởng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang
diễn ra và ngày càng trở nên trầm trọng như hiện nay.
Với một nền kinh tế lớn vào loại bậc nhất thế giới khi khủng hoảng xảy ra nó
đã tác động đến hầu hết các quốc gia là đối tác kinh doanh của Mỹ trong đó có Việt
Nam. Do vị thế đặc biệt của nuớc Mỹ (chiếm ¼ tổng GDP, 1/5 tổng nhập khẩu toàn
cầu, là trung tâm tài chính lớn và nguồn động năng phát triển mạnh nhất của thế
giới, là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam hiện nay cũng là nơi có lượng việt kiều
đang cư trú đông nhất trên thế giới, chiếm khoảng 1/3 tổng số người Việt Nam đang
định cư ở nước ngoài) nên tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
đến Việt Nam là điều không tránh khỏi.
Qua thực tế phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn vừa qua chúng ta thấy
rằng dưới tác động của cuộc khủng hoảng nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu đi
xuống, tốc độ phát triển kinh tế đã giảm xuống còn 6,5% và theo các chuyên gia
kinh tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta sẽ xuống mức 5% trong năm 2009.
Mỹ là đối tác và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn vừa
qua. Kinh tế Mỹ suy thoái đã tác động trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam, ngoài

3


ra còn tác động đến hệ thống tài chính ngân hàng, vốn đầu tư nước ngoài và cả thị
trường chứng khoán cũng như thị trường bất động sản đây là hai lĩnh vực hoạt động

mới nổi của nuớc ta nhưng cũng chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Để hiểu rõ hơn về mức độ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đối với Việt
Nam và để Chính Phủ, Nhà nước có những giải pháp kịp thời ngăn chặn sự suy
giảm kinh tế trong nước, tạo điều kiện để nước ta tiếp tục đi lên vượt qua sự tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “ Tác động
của khủng hoảng tài chính ở Mỹ đối với nền kinh tế Việt Nam” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện nay
và tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tài chính ở Mỹ tìm ra
những nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Tác động của khủng hoảng tài chính ở Mỹ đến nền kinh tế thế giới và Việt
Nam.
Tìm hiểu những giải pháp mà Chính Phủ Việt Nam đưa ra để hạn chế tác
động khủng hoảng để Việt Nam vượt qua được khủng hoảng đi lên trên con đuờng
hội nhập, tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc cải cách nền kinh tế và công cuộc
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn lấy đề tài “Tác động của khủng hoảng tài
chính ở Mỹ đối với nền kinh tế Việt nam”, làm đối tượng nghiên cứu của mình.

4


Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ nêu một cách khái quát tác động của khủng
hoảng tài chính Mỹ đến nền kinh tế thế giới và đi sâu vào việc phân tích tác động
của khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam cũng như những giải pháp mà Chính
Phủ Việt Nam đưa ra nhằm khắc phục khủng hoảng trong giai đoạn hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên nền tảng phương pháp duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp với phương pháp thống kê,
phân tích, tổng hợp số liệu, phương pháp lô gích và lịch sử làm phương pháp nghiên
cứu của mình.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn chia làm 3 chương, 7 tiết.

5


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở MỸ VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
1.1. Khủng hoảng tài chính ở Mỹ.
1.1.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính.
Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về khủng hoảng tài chính. Có
một số quan niệm thì cho rằng: “Khủng hoảng tài chính” là sự thất bại của một hay
một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài
chính của mình[6].
Theo Goldstein, Kaminsky và Reinhart các ông đã nghiên cứu các cuộc
khủng hoảng tài chính – tiền tệ trên thực tế và đưa ra định nghĩa khủng hoảng tiền tệ
như sau: “Khủng hoảng tiền tệ là trạng thái mà ở đó một cuộc tấn công vào đồng
tiền nội tệ dẫn đến sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại tệ và làm mất giá nhanh chóng
đồng tiến nội tệ”[3, Tr11].
Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn cung.
Nhu cầu về tiền mặt của người dân hay các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép
cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, khiến cho hệ thống ngân hàng và thị

trường chứng khoán có thể sụp đổ[3, Tr11].
Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính đó là:


Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của

người gửi tiền.

6




Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng

không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.


Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Một số nguyên nhân của việc không thực hiện được các nghĩa vụ thanh

toán là do gặp phải vấn đề thanh khoản, khả năng thanh toán hoặc do cố tình chiếm
dụng vốn vì điều này có thể có lợi ở khía cạnh nào đó. Tình trạng mất khả năng
thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu
của Chính Phủ. Bản thân Chính Phủ cũng gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ khi
gặp khó khăn về thanh toán do những kỳ vọng không sáng sủa mặc dù trong điều
kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khả năng chi trả. Sự mất khả năng thanh
toán thường có tính dây chuyền. Vì vậy khủng hoảng tài chính là điều không mong
muốn[6].
Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng bản chất của khủng hoảng tài chính là phản

ánh khủng hoảng kinh tế, do khủng hoảng kinh tế quyết định. Nhìn hiện tượng bề
ngoài thì ta thấy khủng hoảng tài chính có trước khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra.
Nguyên nhân chính là do có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sản xuất phát
triển quá mức cho phép, mâu thuẫn với sức mua, với nhu cầu có khả năng thanh
toán của xã hội.
Ví dụ: vì sao sản xuất phát triển vô hạn độ, sản xuất hầu như không có điểm
dừng. Vì 2 lẽ: Một là do mục đích sản xuất vì lợi nhuận, lợi nhuận càng nhiều thì
sản xuất càng mạnh, đó là một động lực rất mạnh thúc đẩy sản xuất phát triển. Hai
là, vì sản xuất được sự hỗ trợ tiếp tay của sức mạnh tài chính, như ngân hàng đã sử
dụng các công cụ tài chính, phát sinh ra sức huy động vốn đầu tư cho nhà đầu tư sản
xuất, nhà buôn bán bất động sản, nhà chứng khoán tạo ra nhu cầu giả tạo… Do vậy,
khi hàng hóa ứ đọng không bán được, nhân dân mất lòng tin họ có khuynh hướng
tiết kiệm, khuynh hướng để dành tiền… làm sức mua xã hội càng giảm xuống, làm

7


cho nhà buôn bán bất động sản bị phá sản, các nhà đầu tư khác cũng phá sản, kéo
theo thu nhập hàng loạt tài chính, Ngân hàng mất khả năng thanh toán [17, Tr38].
1.1.2. Diễn biến khủng hoảng tài chính ở Mỹ thời gian qua.
1.1.2.1. Quá trình khủng hoảng.
Theo dõi sự phát triển của kinh tế Mỹ những năm qua người ta nhận thấy
rằng những yếu kém của nền kinh tế này đã bộc lộ rõ từ trước những năm 2000
nhưng đến nay mới bùng nổ. Thâm hụt cán cân thanh toán đã lên tới trên 400 nghìn
tỷ USD từ năm 2000, chiếm trên 4% GDP và tiếp tục tăng lên mức 811 tỷ USD năm
2006, chiếm 6% GDP. Năm 2007, đồng đôla Mỹ mất giá đã thúc đẩy xuất khẩu của
các doanh nghiệp Mỹ và làm giảm mức thâm hụt thương mại xuống 734 tỷ USD
nhưng vẫn còn ở mức rất cao. Nền kinh tế Mỹ trong hơn 10 năm qua đã có lợi thế là
nhận được sự tin tưởng của toàn thế giới, các quốc gia đã đổ nhiều tiền của đầu tư
cho nền kinh tế Mỹ, cho dân chúng đầu tư và chi tiêu. Tiết kiệm của dân chúng Mỹ

vào năm 2006 chỉ đạt 34 tỷ USD, gần như 0%/GDP, tỷ lệ tiết kiệm bình quân thấp
khoảng 1 – 2%/GDP đã kéo dài từ hàng chục năm trở lại đây. Đầu tư của Mỹ bằng
19% GDP, chủ yếu dựa vào lợi nhuận công ty, nhưng 30% số tiền đầu tư là do vay
mượn nước ngoài. Các nước ở Châu Mỹ La tinh và Châu Á sau cuộc khủng hoảng
tài chính những năm 1990 đã cố gắng củng cố nền tài chính quốc gia, tăng cường
tiết kiệm và trở thành những quốc gia tài trợ cho tiêu dùng của Mỹ.
Tuy nhiên, chỉ từ cuối năm 2007, sự khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ bắt
đầu lộ rõ. Các quan chức của FED đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm
2008 khoảng gần 1% và đồng thời tăng dự báo lạm phát trong bối cảnh các ngân
hàng hạn chế cho vay tiền và giá dầu tăng gấp đôi trong năm 2007. Giá bản xỉ hàng
hóa tiêu dùng tại Mỹ tăng với tốc độ cao nhất trong vòng 25 năm qua.
Giá dầu tăng 17% và tài sản không ngừng bị mất giá, giá bất động sản và xe
hơi suy giảm mạnh sau 6 năm liên tục tăng. Tình trạng thắt chặt tín dụng đang diễn
ra trên toàn nước Mỹ do các tập đoàn tài chính thua lỗ chồng chất, giá dầu tăng kỷ

8


lục trong vòng 30 năm qua khiến người dân Mỹ thắt chặt nhu cầu chi tiêu. Chỉ số
lòng tin của người tiêu dùng Mỹ giảm xuống thấp nhất trong vòng mấy chục năm
qua. Theo số liệu thống kê về nền kinh tế Mỹ chỉ số lòng tin của người tiêu dùng
Mỹ trong tháng 3 là 69,5%. Đến ngày 11 – 4, chỉ số này giảm còn 63,2% và gần
cuối tháng 4 chỉ còn là 62,6% và giảm xuống 57,2% trong tháng 5 – 2008, thấp nhất
trong vòng 16 năm qua do tình trạng kinh tế Mỹ tồi tệ, giá dầu tăng cao, giá các mặt
hàng thiết yếu tăng cao và tình trạng lạm phát gia tăng ở Mỹ [23, Tr 71 - 72].
1.1.2.2. Những lĩnh vực biểu hiện khủng hoảng tài chính ở Mỹ.
Thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến những sụt giảm khá lớn của cổ
phiếu các công ty và tập đoàn lớn của Mỹ thời gian qua, chứng tỏ sự khủng hoảng
của nền kinh tế Mỹ đã có ảnh hưởng không nhỏ tới lòng tin của các nhà đầu tư.

Bước vào đầu năm 2008, chỉ số S&P 500 sụt 44,18 điểm tương đương 3,2% xuống
mức 12.265,64 điểm trong tháng 1 – 2008. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ
370,03 điểm tương đương 2,9% xuống mức 12.265,13 điểm… Gần như tất cả các
mã chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán New York đều sụt giảm. Chỉ số
S&P 500 hạ 9% trong năm 2008 so với năm 2007, mức khởi đầu năm mới tệ hại
nhất của chỉ số này trong vòng 8 thập kỷ. Chỉ số Dow Jones sụt giảm 7,5%.
Tháng 4 – 2008, cổ phiếu của cả 10 nhóm ngành trong chỉ số S&P 500 đều
giảm khiến các chỉ số chính của thị trường đóng cửa ở mức thấp nhất từ ngày 11 –
4. Tính từ đầu năm 2008, chỉ số S&P 500 giảm 6,3%. Cổ phiếu của nhóm ngành tài
chính thuộc chỉ số S&P 500 giảm 6,1%, mức thấp nhất từ ngày 14 – 3. Các công ty
nhóm ngành tài chính cho đến nay đã thua lỗ tổng số 380 tỷ USD do thị trường cho
vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn đi xuống.
Tiền đổ vào làm thị trường chứng khoán và tài sản lên giá quá mức giá trị
của nó. Đến nay giá cổ phiếu Mỹ đã qua thời kỳ điều chỉnh, đặc biệt là giá các công
ty công nghệ thông tin được thổi phồng. Chỉ số Dow Jon giảm từ cao điểm gần

9


12.000 năm 2000, xuống tới mức 7.540 và sau đó phục hồi để sau 7 năm mới trở lại
thời năm 2000. Bong bóng thị trường chứng khoán đã tự nó giải quyết bằng cách
xuống giá. Để nhằm giữ nền kinh tế khỏi tuột dốc, Cục dự trữ Liên Bang (Fed) đã
giữ lãi suất ở mức rất thấp và lại kéo dài thời gian quá lâu làm cho việc đầu tư vào
bất động sản tiếp tục tăng, giá bất động sản trở thành bong bóng. Và nay thị trường
chứng khoán và bất động sản đang dần trở về giá trị thực của nó sau nhiều năm tăng
trưởng nóng[23, Tr 72].
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Mỹ đã có dấu hiệu từ tình trạng bong bóng cổ
phiếu của các công ty kỹ thuật cao từ trước thảm họa 11 – 9. Cục dự trữ Liên Bang
(FED) lúc đó đã đối phó với tình trạng này bằng biện pháp giảm mạnh lãi suất tới
mức thấp nhất trong lịch sử (từ 5,2% xuống 1%), một số ngân hàng ở Mỹ còn cho

khách hàng vay tới 110 – 120% giá trị căn hộ mà họ cần mua. Tại Châu Âu cũng
vậy. Biện pháp này đã làm cho những người tiêu thụ và các công ty đua nhau chi
tiêu bởi vì họ được vay tiền lãi suất thấp và nó tạo ra một trận “siêu bong bóng”: giá
niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 2002 –
2006; lợi nhuận của các ngân hàng không ngừng tăng lên; giá nhà tăng, công việc
làm ăn vô cùng phát đạt đến mức các ngân hàng luôn cần thêm tiền để cho vay. Họ
đã gộp các khoản vay thế chấp thành các gói nợ được bảo trợ của các thiết chế tài
chính có uy tín. Họ rút các khoản nợ này ra khỏi bàn quyết toán và phân phát đi
khắp nơi trên thế giới, hy vọng chia nhỏ các khoản nợ cho nhiều người khác cùng
gánh chịu. Đến năm 2007, đầu năm 2008 tình hình tài chính đã hết sức căng thẳng.
Theo ước tín của nhiều chuyên gia, trong 22 nghìn tỷ USD giá bất động sản tại Mỹ
thì có hơn 13 nghìn tỷ USD là tiền đi vay, trong đó có khoản 4 nghìn tỷ là nợ xấu.
Nợ khó đòi ở Mỹ đã đạt tới 35 nghìn tỷ USD và toàn thế giới khoản 54.600 tỷ USD.
Vốn đầu cơ đã đạt đến mức lớn gấp 50 lần giá trị của toàn bộ thương mại quốc tế.
Vào năm 2007, tác dụng ngược của cơ chế tín dụng dưới chuẩn ở Mỹ bắt đầu
xuất hiện. Có thể hiểu tín dụng dưới chuẩn là các khoản cho vay cho các đối tượng
có mức tín nhiệm thấp, phần lớn họ là những gia đình nhập cư, vay tiền để mua nhà
theo phương thức trả góp, hoặc kinh doanh bất động sản. Khi nền kinh tế suy giảm,

10


thị trường bất động sản sụt giảm, những người vay tiền không có khả năng trả nợ,
các ngân hàng cho vay có nguy cơ sụp đổ. Để giúp các ngân hàng tiếp tục hoạt
động, Chính phủ Mỹ đã thành lập 2 tổ chức là “Hiệp hội quốc gia tài trợ bất động
sản” và “Công ty quốc gia tài trợ địa ốc”, 2 tổ chức này đứng ra mua lại những món
nợ của các ngân hàng dùng làm thế chấp để phát hành trái phiếu bán cho nhà đầu tư
khác. Do tác động của nghiệp vụ trái phiếu hóa giấy nợ, khủng hoảng đã lan truyền
trong toàn bộ hệ thống tài chính, đụng chạm tới tất cả các loại tín dụng cho vay mua
sắm ô tô, tiêu dùng… khi các khoản nợ này đã chuyển thành trái phiếu. Đây là thị

trường có quy mô lên tới hàng chục nghìn tỷ USD, còn lớn hơn rất nhiều so với thị
trường bất động sản dưới chuẩn. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng còn được tiếp sức
bởi tâm lý mất lòng tin vào thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng không biết đối
tác đã đầu tư bao nhiêu vào các loại chứng khoán liên quan đến giấy ghi nợ. Trong
trường hợp này ngân hàng từ chối nhau vay vì sợ không có khả năng thu hồi vốn.
Chính điều đó làm tê liệt hoàn toàn hệ thống tài chính[7, Tr 40 - 42] .
Thị trường bất động sản:
Trong 5 năm 2001 – 2006 giá nhà trên toàn nước Mỹ đã tăng liên tục, thấp
nhất ở các Bang hẻo lánh nhiều đất cũng tăng ít nhất 17% và ở nơi có nhiều đầu cơ
tăng hơn gấp đôi. Nếu kể từ năm 1980, giá nhà ở những Bang như New York,
California tăng 5 , 6 lần, trong khi lương danh nghĩa ở những vùng trên chỉ tăng gần
3 lần. Kể từ năm 1997 đến nay những nơi này tăng giá 3 lần.
Tuy nhiên, thị trường nhà đất Mỹ thời gian gần đây trở nên ngày càng tồi tệ.
Một dấu hiệu rõ nét về cuộc khủng hoảng ngày càng tệ hại trong lĩnh vực kinh
doanh địa ốc. Công ty Realty Trac Inc chuyên theo dõi về thị trường thế chấp tín
dụng công bố số liệu thống kê cho biết, số lượng nhà bị tịch thu do chủ nhà không
còn khả năng trả nợ trong tháng 1 – 2008 tăng tới 57% so với thời điểm cách đây
một năm. Trong cả nước Mỹ có tổng cộng 233.001 chủ nhân các ngôi nhà đã nhận
được giấy báo tịch thu gán nợ trong tháng 1 – 2008, so với 148.425 ngôi nhà trong
tháng 1 – 2007 [23, Tr 73].

11


Hoạt động của các doanh nghiệp:
Hoạt động của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết kể từ đầu
năm 2008 đến nay. Số lượng doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong tháng 4 – 2008
cao hơn bất kỳ một tháng nào từ khi luật phá sản Mỹ bắt đầu có hiệu lực (năm
2005).
Theo số liệu thống kê, số lượng các công ty phá sản đã tăng 49% trong năm

2007. Nếu như năm 2007, mỗi ngày có 158 công ty phá sản thì đến tháng 4 – 2008,
mỗi ngày có khoảng 235 công ty tuyên bố phá sản. Như vậy tính tổng cả tháng 4 –
2008, có hơn 5000 công ty phá sản. Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng phá sản
của các doanh nghiệp Mỹ như trên cho thấy những vấn đề liên quan đến lĩnh vực
thế chấp dưới chuẩn và công cụ tài chính trên phố Wall. Việc các doanh nghiệp phá
sản hàng loạt như hiện nay cũng phản ánh tình hình u ám của thị trường nhà đất.
Mặc khác, phần lớn những công ty tuyên bố phá sản trong thời gian này là những
công ty xây dựng hay có những hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường nhà
đất. Giá cả tăng được coi là một trong những nguyên nhân lớn khiến các công ty
phải phá sản. Giá cả tăng tạo ra gánh nặng lớn về chi phí đối với các doanh nghiệp.
Trong khi chi phí tăng cao, nhu cầu hàng hóa của thị trường giảm, lợi nhuận các
công ty giảm dần và dẫn tới sự phá sản[23, Tr 73].
Thị trường lao động:
Nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ đã làm căng thẳng thị trường lao
động. Trong tuần lễ kết thúc ngày 23/2/2008, số công nhân Mỹ nộp đơn xin bảo
lãnh thất nghiệp tăng vọt lên 370.000 người so với mức dự kiến 350.000 người và
đây là số thất nghiệp cao nhất trong một tuần lễ kể từ tháng 10 – 2005. Đến ngày
16/2/2008 trên cả nước Mỹ có khoảng 2,81 triệu công nhân bị thất nghiệp. Theo số
liệu của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 3 có khoảng 80.000 người mất việc, con số
cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tỷ lệ thất nghiệp đã lên mức 5,1% trong

12


tháng 3 và tháng 4 – 2008. Kinh tế nước Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái[23, tr
73].
1.1.2.3. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính ở Mỹ thời gian qua.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhìn nhận cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay bắt
nguồn từ việc các ngân hàng Mỹ quá dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để
mua bất động sản qua các hợp đồng vay dưới chuẩn. Đó là một rủi ro trong hoạt

động của thị trường tài chính.
Song lại có một cách nhìn khác, cách nhìn dưới góc độ của kinh tế chính trị
học. Theo quan điểm này, cuộc khủng hoảng hiện nay nằm trong cấu trúc hệ thống
thuộc về bản chất của sự phát triển các quan hệ tư bản chủ nghĩa, nó đã được báo
trước và sẽ lặp lại theo chu kỳ. Những biến đổi của chủ nghĩa tư bản trong 3 thập
niên qua được thể hiện bằng các đặc trưng: chủ nghĩa tự do mới, toàn cầu hóa và tài
chính hóa.
Toàn cầu hóa tài chính diễn ra cùng với quá trình chuyển trọng tâm của hoạt
động kinh tế từ sản xuất sang lĩnh vực tài chính. Quá trình này xuất hiện khởi đầu từ
cuộc suy thoái kinh tế năm 1974 – 1975 với xu hướng giảm tỷ lệ tăng trưởng thực
tế, tăng sức mạnh của các công ty độc quyền đa quốc gia và tài chính hóa các quá
trình tích lũy tư bản. Quá trình đó tất yếu dẫn đến giảm đầu tư vào khu vực sản xuất
và tăng tài chính hóa để cố gắng tránh sản xuất dư thừa và giảm giá, trong khi khối
giá trị thặng dư khổng lồ vẫn ngày càng tăng lên. Một giải pháp mới ra đời: mở
rộng cân đối các sản phẩm tài chính như là một công cụ để duy trì và phát triển tiền
vốn của các ngân hàng. Các công cụ tài chính mới như mua trả trước, quyền mua,
bán có thời hạn, trái phiếu hóa giấy nợ, các ưu đãi khác kèm theo, các dịch vụ bảo
hiểm nợ khó đòi, các chứng thư có giá… đã phát triển như vũ bão. Năm 1985, nợ
của Mỹ vào khoảng gấp đôi GDP, thì 2 thập niên sau số nợ đó đã lớn gần 3,5 lần
GDP của Mỹ (14 nghìn tỷ USD), đạt tới 44 nghìn tỷ USD, xấp xỉ GDP của toàn thế
giới. Tổng số giá trị giao dịch ngoại tệ trung bình hàng ngày từ 570 tỷ USD năm

13


1989 lên 2,7 tỷ USD năm 2006. Cuộc khủng hoảng 1985 – 1987 đã được người Mỹ
thừa nhận nước Mỹ nợ nước ngoài quá nhiều và với sự vay nợ này, người Mỹ
hưởng lợi và tiêu dùng vượt quá khả năng trả nợ của mình. Cuộc khủng hoảng 1995
– 1997 đã có những tác động xấu và gây ra cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm
trọng tại Đông Nam Á năm 1997 – 1998. Từ đầu năm 2001, thị trường tài chính

phái sinh trên toàn cầu (các công cụ chuyển đổi tín dụng mang tín rủi ro trên thị
trường quốc tế) đã tăng ở mức trên 100%/năm.
Một số nhà kinh tế khác lại cho rằng nguyên nhân trực tiếp tác động đến
bùng nổ khủng hoảng kinh tế ở Mỹ là do:
Thứ nhất, chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ Mỹ dựa trên thuyết
kinh tế tân tự do, trong đó chủ yếu dựa vào tiêu dùng cá nhân (khoảng 70% GDP)
và chi tiêu của Chính Phủ (khoảng 13% GDP).
Thứ hai, đầu tư bất động sản cũng như tiêu dùng ngày càng lớn. Các ngân
hàng đầu tư ở Mỹ đã biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái
phiếu có gốc bất động sản cung cấp cho thị trường với nhiều rủi ro.
Thứ ba, do thực hiện lý thuyết tự do hóa tài chính và thị trường tự do tự điều
tiết, nên việc quản lý, điều hành và giám sát của Chính Phủ lỏng lẻo trong suốt thời
gian dài, nhất là hoạt động chứng khoán hóa tràn lan và thiếu kiểm soát.
1.2. Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến kinh tế thế giới và Việt
Nam.
1.2.1. Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến kinh tế thế giới.
Từ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản vào những năm
1929 – 1933 thì cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và thế giới lần này là cuộc khủng
hoảng kinh tế lớn nhất, nổ ra từ trung tâm kinh tế lớn nhất và lan rộng toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ lan rộng đến các nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở

14


Châu Á, nước đầu tiên chịu khủng hoảng kinh tế là Inđônêxia, hàng loạt thị trường
chứng khoán ở Châu Á bị rơi tự do, nhiều công ty tài chính, ngân hàng đứng trước
nguy cơ phá sản.
Nước Mỹ chiếm tới 25% GDP của toàn thế giới và chiếm thị phần khá lớn
trong các giao dịch tài chính quốc tế. Do đó cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã tác
động ít nhiều đến nền kinh tế thế giới, cụ thể trên một số lĩnh vực sau:

1.2.1.1. Tác động tới tăng trưởng kinh tế thế giới.
Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ đã nhanh chóng chuyển thành
cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên quy mô toàn cầu và dẫn tới suy thoái kinh
tế tại nhiều nước trên thế giới, từ các nước phát triển tới các nền kinh tế mới nổi và
các nước đang phát triển. Liên tục trong 2 tháng cuối năm 2008, hàng loạt các nền
kinh tế đã công bố chính thức rơi vào tình trạng suy thoái. Triển vọng tăng trưởng
kinh tế của các nước và các khu vực tương đối ảm đạm trong năm 2008 và 2009.
Ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ vào khoảng 3% trong năm 2009 nhờ
vào tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, các nước công
nghiệp phát triển đều không có được mức tăng trưởng dương.
Khu vực đồng Euro: theo dự báo của IMF, khu vực đồng Euro sẽ vẫn tăng
trưởng 1,2% trong cả năm 2008 và sang năm 2009 mới suy giảm 0,5%. Tình hình
kinh tế tại Anh cũng không khác nhiều so với các nước Châu Âu lục địa. Trong cả
năm nay, kinh tế Anh sẽ vẫn tăng trưởng 0,8% nhưng trong năm sau sẽ suy giảm
1,3%.
Nhật bản theo dự báo của IMF, nền kinh tế nước này trong cả năm 2008 sẽ
tăng trưởng 0,5% và trong năm 2009 GDP của Nhật Bản sẽ bị suy giảm 0,2%. Tuy
nhiên, con số dự báo của Chính phủ Nhật GDP sẽ giảm 0,8% trong tài khóa 2008
(kết thúc vào tháng 3/2009) và tăng trưởng GDP thực chỉ ở mức 0% trong tài khóa
2009. Đây là lần đầu tiên trong vòng 7 năm qua Nhật Bản đưa ra dự báo tăng trưởng
kinh tế 0%.

15


Các nền kinh tế đang phát triển Châu Á được IMF dự báo cũng sẽ không tiếp
tục duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh như năm 2007 (10%) do cuộc khủng
hoảng làm giảm xuất khẩu cùng với sự suy thoái kinh tế tại nhiều nước. Tuy nhiên
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những đầu tàu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn
khủng hoảng này với tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năn 2008 được dự báo đạt 9,7%

và 7,8%. Mặc dù vậy sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng GDP của 2 đầu tàu này sẽ
chỉ ở mức 8,5% và 6,3%. Các nước đang phát triển Châu Á nói chung sẽ tăng
trưởng 8,3% trong năm 2008 và 7,1% trong năm 2009. Các nước ASEAN sẽ tăng
trưởng 5,4% trong năm 2008 và 4,2% trong năm 2009[1, Tr 55 - 56].
1.2.1.2. Thương mại toàn cầu sụt giảm.
Đây là ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất. Nếu cả sản lượng và nhu cầu của nền
kinh tế Mỹ cũng giảm, tiêu dùng tư nhân, đầu tư của các công ty và các hoạt động
sản xuất cùng sụt giảm, dẫn tới sự sụt giảm trong nhập khẩu các loại hàng hóa tiêu
dùng, hàng hóa cơ bản và các nguyên vật liệu khác từ thị trường bên ngoài.
Rất nhiều nước trên thế giới coi Mỹ là thị trường xuất khẩu chính như
Canađa, Trung Quốc, Nhật Bản, Mêhicô, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á và coi
đây là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế. Do đó, nhu cầu sụt giảm ở Mỹ
đồng nghĩa với sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của những nước này. Trung
Quốc đặc biệt đáng lo ngại vì Mỹ là nước tiêu dùng lớn nhất thế giới còn Trung
Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng là một ví dụ rõ ràng về
việc những mắc xích trong chuỗi thương mại quốc tế sẽ chịu tác động từ sự suy
thoái của Mỹ.
Trước đây, các trung tâm chế tạo của Châu Á như Hàn Quốc và Đài Loan
trực tiếp sản xuất hàng thành phẩm như hàng điện tử để xuất khẩu trực tiếp sang
Mỹ. Nhưng với sự nổi lên của Trung Quốc trong lĩnh vực này, các nước Châu Á đã
chuyển sang sản xuất linh kiện để xuất sang Trung Quốc. Sau đó, Trung quốc tiến
hành lắp ráp rồi xuất sang Mỹ. Do đó, nhập khẩu của Mỹ đi xuống làm xuất khẩu

16


của Trung Quốc giảm, dẫn tới nhu cầu của Trung Quốc đối với linh kiện do các
nước Châu Á khác sản xuất cũng giảm theo[23, tr74].
1.2.1.3. Tác động đến dự trữ ngoại hối của một số quốc gia.
Khủng hoảng tài chính cũng làm sụt giảm dự trữ ngoại hối của các nền kinh

tế mới nổi và các nước Châu Á. Chỉ tính riêng trong vòng một tháng từ tháng 9 tới
tháng 10, trong số 28 nước đã công bố số liệu thì có 27 nước dự trữ ngoại hối sụt
giảm. Đặc biệt, 3 trong số 5 nước có quy mô dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới là
Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc đều có mức sụt giảm mạnh.
Đứng đầu là Nga với mức sụt giảm là 71,5 tỷ USD từ 556 tỷ USD xuống chỉ còn
484,5 tỷ USD, sau đó tới Hàn Quốc giảm 27,4 tỷ USD từ 239,7 tỷ USD xuống
212,3 tỷ USD, Nhật giảm 18,2 tỷ USD từ 995,9 tỷ USD xuống 977,7 tỷ USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến đồng tiền của các nước biến động
mạnh. Một số đồng tiền đã bị sụt giảm nghiêm trọng so với đồng USD như đồng
Rúp của Nga, đồng Won của Hàn Quốc. Việc đồng tiền trong nước bị mất giá khiến
một số ngân hàng Trung ương các nước bán ròng ngoại tệ trong đó chủ yếu là đồng
Đôla Mỹ để can thiệp thị trường nhằm giữ giá đồng nội tệ. Trong điều kiện nhu cầu
về hàng hóa sụt giảm, thị trường xuất khẩu của các quốc gia bị co hẹp thì việc đồng
nội tệ mất giá sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Nga và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, việc đồng Rúp và đồng Won mất giá quá mức so với USD sẽ làm suy
giảm lòng tin của nhà đầu tư và dân chúng, dẫn tới hành động bán tháo những đồng
tiền này và sự tăng giá của hàng hóa nhập khẩu, gây sức ép tới lạm phát. Do đó,
Chính phủ Nga và Hàn Quốc đã bơm một lượng lớn USD vào thị trường để ngăn
chặn đà sụt giảm của đồng nội tệ.
Mặc khác, do tỷ giá của một số ngoại tệ mạnh trong số ngoại tệ thuộc dự trữ
ngoại hối biến động nên mức dự trữ ngoại hối của một số nước quy ra đôla Mỹ cũng
bị sụt giảm. Sự mất giá của đồng Euro, đồng tiền đang chiếm khoảng 25% trong cơ
cấu ngoại tệ dự trữ ngoại hối của các quốc gia mất giá khiến dự trữ ngoại hối của

17


các nước bị sụt giảm. Chỉ trong tháng 10 đồng Euro đã mất giá khoảng 10% so với
USD do tâm lý nắm giữ đồng USD như tài sản an toàn trong thời kỳ khủng hoảng
và lo ngại các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Âu sẽ phục hồi chậm chạp hơn so

với Mỹ. Đồng Euro mất giá khiến dự trữ ngoại hối quy đổi ra USD cũng bị giảm [1,
Tr 56 - 57].
1.2.1.4. Tác động đến đầu tư.
Dòng vốn đầu tư được coi là một trong những động lực chủ yếu cho tăng
trưởng kinh tế toàn cầu trong vòng một thập kỷ qua. Do tác động của cuộc khủng
hoảng, dòng vốn này đã bị suy giảm nghiêm trọng. Theo số liệu của Ngân hàng
Thanh toán quốc tế dòng vốn này đã giảm 1,1 ngàn tỷ USD trong quý II/2008 cho
thấy đây là một lo ngại thực sự cho kinh tế các nước, đặc biệt là khu vực các nền
kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Dòng vốn từ các nền kinh tế phát triển
đổ vào khu vực các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã tăng với tốc độ nhanh
trong vòng một thập kỷ qua, kể từ sau cuộc khủng hoảng khu vực Châu Á năm
1998.
Dòng vốn đặc biệt tăng mạnh ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, ở
một số nước Châu Á khác tốc độ tăng chậm hơn. Dòng vốn tăng phản ánh quá trình
tự do hóa thị trường tài chính và mức độ mở cửa của các nền kinh tế mới nổi và
đang phát triển. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng có khả năng sẽ gây nên sự đảo chiều
của dòng vốn vào khu vực này trong thời gian tới. Tình hình hỗn loạn của ngành tài
chính Mỹ cũng gây ra sự sụt giảm sâu của các thị trường vốn, ngoài ra tính bất ổn
định và tâm lý ngại rủi ro gia tăng, đẩy chi phí vay vốn tại khu vực của các nước
mới nổi và đang phát triển vốn, đang cần vốn cho phát triển kinh tế lên cao. Không
ít nền kinh tế đã phải chứng kiến sự ra đi của nhiều danh mục đầu tư lớn trong nửa
cuối năm 2008, trái ngược với luồng vốn lớn chảy vào đầu năm.
Có thể nói sự đảo chiều đột ngột của dòng vốn đầu tư vào khu vực các nền
kinh tế mới nổi và đang phát triển là yếu tố chủ chốt khiến các chỉ số dự báo về tăng

18


trưởng kinh tế trong năm tới của khu vực này bị sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, với
những nền kinh tế đang phát triển (ví dụ như Việt Nam) dựa vào dòng vốn cho bù

đắp thâm hụt thương mại thì sự suy giảm dòng vốn cũng làm tăng rủi ro cho cán cân
thanh toán[1, Tr 57].
1.2.1.5. Ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế giới.
Ngay khi thị trường tài chính của quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới có
dấu hiệu rơi vào vòng xoáy khủng hoảng, ngay lập tức hiệu ứng khủng hoảng của
nó đã lan nhanh và ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới cụ thể là:
Thứ nhất, những đổ vỡ trên thị trường tài chính Mỹ đã làm cho giới đầu tư
trên toàn thế giới hoảng loạn. Nguyên nhân sâu xa là tình trạng phát triển bong bóng
của thị trường tài chính, trong đó tập trung chính là thị trường tín dụng bất động sản
và chứng khoán hóa các khoản tín dụng bất động sản. Khi nền kinh tế bước vào thời
kỳ suy thoái, kinh tế khó khăn, giá bất động sản giảm mạnh, các tổ chức tài chính
dần rơi vào tình trạng khó khăn về tính thanh khoản, con số thua lỗ ngày càng tăng
lên. Các tổ chức tài chính không còn chịu đựng được sức ép của tính thanh khoản và
các khoản thua lỗ, nên đã buộc phải tìm sự cứu trợ từ tất cả các nguồn và thậm chí
giải pháp cuối cùng là đệ đơn phá sản. Do sự liên quan giữa các nền kinh tế, đặc
biệt là sự đầu tư qua lại thông qua hình thức chứng khoán hóa dẫn đến tình trạng
sụp đỗ dây chuyền trên toàn cầu, khiến nhà đầu tư toàn cầu trở nên mất phương
hướng.
Thứ hai, khủng hoảng đã khiến các hoạt động cho vay gặp nhiều rủi ro, lãi
suất cho vay sẽ được nâng lên (lải suất Liên Ngân hàng ở Mỹ đã tăng gấp 3 – 4 lần
so với lãi suất của FED là 2%) và hạn chế việc đầu tư cũng như tăng trưởng kinh tế
tại Mỹ. Việc nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại sẽ khiến xuất khẩu của các kinh
tế khác bị giảm và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Mỹ, các nước Eu và Nhật Bản theo dự báo sẽ tăng trưởng

19


chỉ ở mức 1% trong giai đoạn 2008 – 2009; thậm chí còn có dự báo ở mức thấp
hơn.

Thứ ba, để ứng phó với cuộc khủng hoảng, Ngân hàng Trung ương nhiều
nước trên thế giới đã phải bơm tiền vào nền kinh tế, làm gia tăng áp lực lạm phát.
Thứ tư, cuộc khủng hoảng đã làm giảm giá trị tài sản đầu tư tại Mỹ của
nhiều quốc gia đặc biệt là Nga, các nước xuất khẩu dầu, Trung Quốc… [25, tr 40 41].
1.2.2. Tác động của khủng hoảng tài chính ở Mỹ đến nền kinh tế Việt Nam.
1.2.2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng
tài chính Mỹ.
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua phát triển trong bối cảnh khó khăn
nhiều hơn thuận lợi. Khó khăn đó là sự suy giảm của các nền kinh tế lớn đầu tư vào
Việt Nam đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Ở trong nước,
thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất, kinh doanh
và đời sống dân cư… Thuận lợi tuy có nhưng không nhiều: năm thứ 2 gia nhập
WTO, thị trường ngoài nước mở rộng, nguồn lực các năm trước, nhất là nguồn vốn
FDI năm 2007 chuyển sang khá lớn; thành quả và kinh nghiệm tích lũy trong hơn
20 năm đổi mới… Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của
Chính Phủ, sự phối hợp của các ngành, các cấp, sự nổ lực của các doanh nghiệp
trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Chính Phủ nhằm kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, nên tình hình kinh tế cả
nước năm 2008 vẫn phát triển toàn diện, tăng trưởng khá. Tuy nhiên khó khăn và
thách thức vẫn còn nhiều.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng 6,23%, là mức thấp nhất kể từ
năm 2000 (năm 2000 tăng 6,79%, 2003: 7,34%, 2004: 7,79%, 2006: 8,23% và 2007
tăng 8,48%). Khó khăn nhưng cả 3 khu vực đều đạt tốc độ tăng trưởng khá: khu vực

20


nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,1%, và
khu vực dịch vụ tăng 7,25% so với năm 2007. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế suy
thoái toàn cầu, theo đánh giá của ngân hàng thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế

giới năm 2008 chỉ đạt 2,5%, thấp nhất trong nhiều năm qua, trong đó một số nuớc
tăng trưởng âm như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Xingapo, kinh tế Trung Quốc cũng
chỉ tăng 9,4% so với trên 11,9% năm 2007, thì kết quả đạt được của kinh tế Việt
Nam năm 2008 là cố gắng lớn, rất đáng ghi nhận.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng GDP khu vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn dưới 21,9% so với 20,81% năm 2006, khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng dần và chiếm trên 41,7% so với 41,56% và khu vực
dịch vụ tăng nhẹ, chiếm 38,40% so với 38,08% trong 2 năm tương ứng. Nét mới
trong năm 2008 là tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định,
nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng. Tình hình tài chính
lành mạnh, thu chi ngân sách tương đối, bội chi ngân sách trong phạm vi Quốc Hội
cho phép. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước vượt dự toán 23,8% và tăng 26,3% so
với năm 2007. Các khoản thu có tỷ trọng lớn đều đạt mức khá. Mặc dù chịu ảnh
hưởng lớn của mưa lũ, giá dầu thế giới sụt giảm nhiều song các khoản thu chủ yếu
như thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế công thương, khu vực ngoài quốc
doanh vẫn tăng cao. Tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt dự toán năm. Bội chi
ngân sách cả năm khoảng 4,7% GDP/năm, năm 2007 là 5%GDP. Một số địa
phương có khó khăn đã được cấp đủ ngân sách theo dự toán để chủ động xử lý các
nhiệm vụ chi trong tháng cuối năm. Bên cạnh đó, việc đảm bảo lương thực cho
công tác cứu trợ nhân dân và kinh phí để hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại do
mưa lũ gây ra cũng được chú trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu đề ra theo chỉ đạo của
Chính Phủ [9, Tr49 – 50 ].
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,62% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 5,44%, lâm nghiệp tăng 2,2%, thủy sản tăng
6,69%. Sản lượng lúa cả năm đạt 38,63 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007.
Nếu tính cả 4,53 triệu tấn ngô, sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 43,16 triệu

21



tấn, tăng 3,1 triệu tấn so với năm 2007 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Lương
thực bình quân nhân khẩu năm 2008 đạt 491 kg, tăng 4,6% so với năm 2007 (469,5
kg) dù dân số tăng thêm 1,1 triệu người. Vấn đề đặt ra hiện nay là tiêu thụ lúa, hàng
hóa tồn đọng trong dân đang gặp khó khăn. Do sản lượng lúa tăng cao so với dự
đoán đầu năm nên mặc dù các ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo
đã thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ đẩy mạnh thu mua lúa cho nông dân nhưng
lúa, hàng hóa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn tồn đọng lớn, giá thấp so với
giá vật tư phân bón.
Đàn gia cầm bắt đầu được khôi phục với số lượng tổng đàn tăng 9,4%. Dịch
cúm gia cầm cơ bản đã được khống chế trên phạm vi cả nước. Đàn lợn tương đối ổn
định đạt 26,7 triệu con, tăng 0,53%. Đàn trâu có 2,9 triệu con, giảm 3% đàn bò có
6,34 triệu con, giảm 5,75% so với thời điểm 1/8/2007.
Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 210 nghìn ha, tăng 6,57% so với cùng
kỳ năm trước, cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 187,7 triệu cây, bằng 99,5%,
sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.563 m3, tăng 2,9%, diện tích rừng bị thiệt hại
3.919 ha, trong đó diện tích bị cháy là 1.677 ha.
Tổng sản lượng thủy sản năm 2008 đạt 4.582,9 nghìn tấn, tăng 9,2% so với
năm trước; trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 2.448,9 nghìn tấn, tăng
15,3%, sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.134 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm
2007. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm chủ yếu là do giá thu mua cá tra
thấp lại biến động liên tục, dẫn đến tình hình tiêu thụ chậm. Mặc khác một số diện
tích nuôi tôm sú bị dịch bệnh gây thiệt hại đáng kể. Vì thế nhiều hộ không tiếp tục
thả nuôi. Sản lượng thủy sản khai thác tăng khá do giá xăng dầu giảm, khai thác nội
địa cũng đạt khá cao do thời tiết các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long tương đối
thuận lợi.
Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, nguồn vốn kinh doanh hạn

22



chế do lãi suất cho vay của ngân hàng luôn ở mức cao. Giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2008 tăng 14,6% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng
4,0%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
18,6%. Trong 3 ngành công nghiệp cấp I: công nghiệp khai thác giảm 3,5%, chủ
yếu do sản lượng dầu thô tiếp tục giảm và sản lượng than khai thác tăng chậm; công
nghiệp chế biến tăng 16,5%; sản xuất và phân phối điện, ga, nước tăng 13%. Trong
số các địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn, một số địa phương đạt tốc
độ tăng cao hơn mức tăng chung: Vĩnh Phúc tăng 21,3%, Bình Dương: 21,5%,
Đồng Nai: 20,7%, Hải Phòng 18,5%, Cần Thơ: 17,6%...Một số địa phương tăng
thấp hơn mức tăng chung: Hà Nội, Quãng Ninh, Đà nẵng, Khánh Hòa, Thành Phố
Hồ Chí Minh… Những sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng cao so với năm trước
là: xe tải, xe chở khách, máy giặt, tủ lạnh, thủy hải sản chế biến… bên cạnh đó vẫn
còn nhiều sản phẩm có tốc độ tăng thấp, thậm chí giảm như: giầy thể thao, điện sản
xuất, giấy, xi măng, xe máy, dầu thô khai thác, phân hóa học, thép tròn…
FDI tăng mạnh và có nhiều dự án lớn. Theo cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), tính cả lượng cấp mới và tăng vốn tại các dự án đang hoạt động,
nguồn vốn mà các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký năm 2008 đạt 64,0 tỷ USD,
trong đó các dự án mới chiếm 60,2 tỷ USD, vốn thực hiện trên 11,5 tỷ USD. Công
nghiệp và xây dựng là những dự án thu hút nhiều vốn cấp mới nhất:32,62 tỷ USD,
trong đó công nghiệp nặng và dầu khí là những ngành chiếm lượng vốn lớn. Các
ngành dịch vụ có lượng vốn đăng ký lớn thứ 2, với 27,4 tỷ USD, nông – lâm nghiệp
và thủy sản khoảng 300 triệu USD.
Hạn chế của FDI năm 2008 là vốn đầu tư cho nông – lâm – ngư nghiệp quá
ít, chỉ có 300 triệu USD. Vốn thực hiện chiếm tỷ trọng thấp 11,5 tỷ USD bằng
17,2% vốn đăng ký, vốn bổ sung từ các dự án củ chỉ trên 1 tỷ USD. Đầu tư của Việt
Nam ra nước ngoài có khởi sắc. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư của các
doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đạt khoảng 800 triệu USD, trong đó vốn thực
hiện là 400 triệu USD. Quy mô vốn bình quân một dự án là 9,66 triệu USD. Có 24
dự án tập trung vào công nghiệp với số vốn 239 triệu USD, chiếm 46,1%. Tiêu biểu


23


là dự án của công ty cổ phần hợp tác kinh tế Việt – Lào, đầu tư xây dựng nhà máy
thủy điện với vốn đầu tư 142,09 triệu USD.
Thị trường ít sôi động, giá cả diễn biến phức tạp, sức mua của dân cư giảm
mạnh nhưng xuất khẩu vẫn tăng cao. Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng năm 2008 theo giá thực tế ước đạt 968,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so
với năm 2007. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng năm nay tăng 6,5%. Giá tiêu dùng tháng 3/2008 tăng 19,89%
so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu dùng tăng chậm do giá trên thị trường thế giới
của một số hàng hóa nước ta nhập khẩu đã giảm và sản xuất nông nghiệp trong
nước được mùa. Các nhóm hàng có CPI tăng cao trong năm 2008 là ăn uống và dịch
vụ, ăn uống tăng 31,86%, lương thực tăng 43,25%, thực phẩm tăng 26,53%. Các
nhóm hàng khác tăng trên, dưới 10%[9, tr 51 - 52].
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng
21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất
khẩu dầu thô tăng 2,6%, do giá tăng). Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ
USD là: dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ,
điện tử máy tín, cà phê, gạo… đều tăng. Thị trường xuất khẩu hàng hóa tiếp tục
phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với năm trước. năm 2007 có 10 thị
trường đạt giá trị xuất khẩu trên một tỷ USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là
EU 8,7 tỷ USD, ASEAN:8 tỷ USD, Nhật Bản 5,5 tỷ USD và Trung Quốc 3,2 tỷ
USD [27].
Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm
2007. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu
dùng trong nước đều tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá nhập khẩu tăng,
trong đó giá một số mặt hàng tăng cao như giá phân bón tăng 94,2%; giá xăng dầu
tăng 53,5%; giá phôi thép tăng 45,8%. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu, kim ngạch

nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 22,4%; xăng dầu tăng 40,2%;
sắt thép tăng 24%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 25,8%; nguyên phụ liệu dệt

24


may, da tăng 10,4%; phân bón tăng 47,0% so với năm 2007. Tuy nhiên, xu hướng
nhập khẩu giảm trong những tháng cuối năm do các biện pháp kiềm chế nhập siêu
của Chính Phủ. Nhập siêu hàng hóa năm 2008 đạt 17,5 tỷ USD, bằng 27,7% kim
ngạch xuất khẩu. Nhập siêu của tháng 11 và tháng 12 là 500 triệu USD, giảm 200
triệu USD so với tháng 10 và thấp nhất từ đầu năm tới nay.
Năm 2008, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4,253 triệu lượt người, tăng
0,6% so với năm 2007, trong đó khách đến du lịch đạt 2,63 triệu lượt người tăng
1%; đến vì công việc 845 nghìn lượt người tăng 25,4%; thâm thân nhân đạt 509
nghìn lượt người, giảm 15,2%. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục có lượng
khách đến Việt nam tăng cao là: Trung Quốc 650,1 nghìn người tăng 13,1% so với
cùng kỳ năm trước; Thái Lan 183,1 nghìn lượt người tăng 9,6%; Xingapo 158,4
nghìn lượt người tăng 14,6%; Malaisia 154,1 nghìn lượt người tăng 13,5%[9, Tr52].
1.2.2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế Việt Nam dưới tác động của khủng hoảng
tài chính Mỹ.
Nền kinh tế Việt Nam đang chịu những tác động lớn từ nhiều mặt của cuộc
khủng hoảng tài chính Mỹ trong giai đoạn hiện nay. Những mặt chủ yếu chịu sự tác
động của khủng hoảng đó là:
Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Những tác động trực tiếp và gián tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới đang và sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước
ta trong năm 2008. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 chỉ đạt khoảng
6,7% thấp hơn chỉ tiêu đã được Quốc Hội thông qua là 7%.
Với những tác động ban đầu của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu
tư nước ngoài, thương mại, tài chính, tiền tệ… trong thời gian vừa qua, cũng như

phạm vi ảnh hưởng của khủng hoảng đến kinh tế thế giới như đã phân tích ở trên,
nền kinh tế nước ta cũng sẽ còn gặp khó khăn trong năm 2009 và các năm tiếp theo.

25


×