Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tham nhũng ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.66 KB, 64 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Không chỉ hôm nay mà từ ngày xưa, tệ nạn tham nhũng luôn được ông
cha chúng ta xem đó là quốc nạn, là mối hiểm họa làm băng hoại quốc gia, là kẻ
tử thù làm suy vong dân tộc. Hơn 60 năm trước khi chính quyền cách mạng non
trẻ của chúng ta ra đời chưa đầy 5 tháng, vào ngày 26/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết Quốc lệnh như bằng máu, kết tinh quyết tâm của người, tại Điều 8
Phần phạt: trộm cắp của công sẽ bị xử tử. Có thể nói như cha ông chúng ta từ
ngàn xưa nếu có cái gì đó làm chúng ta tiêu vong thì trước hết không phải là cái
gì khác mà chính là nạn tham nhũng.
Hiện nay, trước diễn biến phức tạp và trầm trọng của tệ tham nhũng để
tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc tăng
cường phòng, chống tham nhũng là một trọng trách cấp bách to lớn, nặng nề của
mọi ngành, mọi cấp, mọi người dân; là một vấn đề sống còn của Đảng, Nhà
nước, một mệnh hệ sinh tử đối với chế độ xã hội ta hiện nay. Vì vậy tại kỳ hợp
lần thứ 6, Quốc hội khóa XI, Chính phủ đã đề nghị với Quốc hội xem xét, cho
lập Ban phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
làm trưởng ban và phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thường trực. Việc làm đó
được dư luận cả nước đồng tình, hưởng ứng và tin tưởng.
Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã phát hiện và xử lý nhiều
vụ án tham nhũng có qui mô lớn như: vụ đất đai ở Đồ Sơn, vụ hảng hàng không
Việt Nam, vụ Nam Cam, vụ UPM 18…. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước ta cũng
ban hành luật phòng, chống tham nhũng nhằm ngăn ngừa tham nhũng xảy ra.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế chẳng hạn như tình hình tham nhũng
hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, nghiêm trọng, tinh vi và nhiều biểu hiện
mới. Thực tế cho thấy khi phát hiện ra vụ án tham nhũng nghiêm trọng thì lập tức
hô hào phát động chiến dịch rồi sau đó bị chìm vào quên lãng cho đến khi vụ


việc tiếp theo xảy ra. Vấn đề chủ yếu ở đây là các biện pháp còn thiếu đồng bộ,
chưa quyết liệt và triệt để,…và cũng chính những hạn chế này đã làm cho công
tác phòng, chống tham nhũng gặp nhiều khó khăn.

SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay –
Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích của luận văn: làm rõ vấn đề lý luận và thực trạng tham nhũng và
các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích nói trên luận văn có nhiệm
vụ làm rõ các vấn đề sau:
Phân tích làm rõ khái niệm tham nhũng, các hành vi tham nhũng và
nghuyên nhân và hậu quả tham nhũng.
Phân tích và đánh giá thực trạng tham nhũng: công tác phòng, chống tham
nhũng ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: tham nhũng ở nước ta hiện nay – thực trạng và giải
pháp.
Phạm vi nghiên cứu: trong cả nước.
4. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.
Phương pháp đối chiếu, so sánh.
Phương pháp logíc.
Sưu tầm tài liệu, sắp xếp theo mục tiêu đề tài.
Truy cập Internet.
5. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 3 chương.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG
VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.
Chương 2: THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM.
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ
HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.1. Khái niệm, nguồn gốc và đặc điểm của tham nhũng.
1.1.1. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là một phạm trù lịch sử, xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà
nước và tồn tại song song cùng với sự phát triển của Nhà nước. Từ khi xuất hiện

Nhà nước cho đến nay cho thấy tham nhũng như một khuyết tật “di truyền” của
quyền lực, là một loại tội phạm cực kì nguy hiểm bởi tính chất và mức độ hậu
quả của nó gây ra. Và nó trở thành một “quốc nạn” đối với các quốc gia trên thế
giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do đó, để công tác phòng, chống tham
nhũng có hiệu quả đòi hỏi bức thiết chúng ta phải hiểu tham nhũng là gì? Những
nguyên nhân và hậu quả gây ra là thế nào?.
Thuật ngữ tham nhũng bắt nguồn từ tiếng Latinh - Rumpese có nghĩa là bẻ
gãy, vi phạm hoặc sai lệch.
Trong tiếng anh tham nhãng là Corruption có nghĩa là bị đút lót, bị mua
chuộc, đồi bại,... nhằm chỉ các quan chức Nhà nước đã vi phạm luân thường đạo
lý xã hội hoặc các luật lệ để kiếm nguồn lợi cho bản thân, gia đình, bạn bè, đảng
phái hoặc các nhóm người liên quan.
Theo từ điển bách khoa Đức: tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất,
hối lộ, đút lót, thường xảy ra với công chức có quyền hành. Ở Áo thì cho rằng:
tham nhũng là lừa đảo, bóc lột, hối lộ.
Theo cách hiểu thông thường hiện nay, tham nhũng là để chỉ những hành
vi tiêu cực của những cá nhân, tổ chức có quyền lực lợi dụng chức quyền chiếm
đoạt tài sản, tiền của của Nhà nước, tổ chức và nhân dân để thỏa mãn lòng tham,
tính vụ lợi cá nhân.
Còn ở Việt Nam cũng có thành ngữ “quan tham. lại nhũng” đã nêu bật lên
hành vi tham nhũng đã xuất phát từ các triều đại phong kiến. Cùng với sự phát
triển của xã hội, kinh tế, chính trị thì hoạt động phòng, chống tham nhũng ngày
càng được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Theo từ điển tiếng việt:
tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân và lấy của. Còn
theo luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005
SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

3



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

thì tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi.
Như vậy, có nhiều quan niệm, nhiều cách hiểu về tham nhũng nhưng tất
cả đều thống nhất rằng: tham nhũng chỉ do những người có chức vụ, quyền hạn
thực hiện với điều kiện là họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Những
người có thể tham nhũng chủ yếu là cán bộ, công chức quốc tế,..... có chức vụ,
quyền hạn.
1.1.2. Nguồn gốc của tham nhũng.
 Nguồn gốc chung của hiện tượng tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có mầm móng từ rất lâu trong lịch
sử xã hội loài người, từ khi hình thành các bộ lạc, thị tộc nguyên thủy vào cuối
giai đoạn công xã nguyên thủy đầu thời kì chiếm hữu nô lệ - tức là từ khi bắt đầu
hình thành những tổ chức Nhà nước đầu tiên, sơ khai. Hiện tượng tham nhũng
bắt đầu từ khi những người đứng đầu bộ lạc, thị tộc do làng tham đã lợi dụng uy
tín chiếm đoạt phần của cải dư thừa làm của riêng. Đây chính là hình thức sơ
khai của tham nhũng. Nhưng tham nhũng chỉ trở thành vấn đề xã hội và phát
triển mạnh kgi xã hội bắt đầu có giai cấp, Nhà nước. Như vậy là trong các chế độ
xã hội công xã nguyên thủy không có hiện tượng tham nhũng.
Lịch sử loài người đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn, mà
qua mỗi lần thì xã hội có bước tiến mới làm sâu sắc hơn quá trình tan rã của chế
độ công xã nguyên thủy. Sau lần phân công lao động xã hội đầu tiên: chăn nuôi
tách ra khỏi trồng trọt thành một ngành kinh tế độc lập thì những mầm móng đầu
tiên của chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội đã phân chia thành người giàu và người
nghèo. Đến lần phân công lao động thứ hai: thủ công nghiệp tách khỏi nông
nghiệp, nô lệ đã trở thành bộ phận cấu thành chủ yếu của hệ thống xã hội và lần
phân công lao động thứ ba: ngành thương nghiệp phát triển, xuất hiện tầng lớp

thương nhân.
Những thay đổi trên đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra
bất lực, những xung đột về lợi ích giữa các giai cấp, giữa người giàu và người
nghèo diễn ra gay gắt. Xã hội đòi hỏi cần phải có một tổ chức mới đủ sức mạnh
để giải quyết những mâu thuẫn xung đột đó - tổ chức đó chính là Nhà nước.

SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

Nhà nước ra đời cùng với bộ máy của nó kịp thời giải quyết những mâu
thuẫn, xung đột nhưng cũng từ trong bộ máy của nó kế thừa những mầm móng
tham nhũng đã manh nha từ thời thị tộc, bộ lạc giờ đã trỏ thành căn bệnh tham
nhũng tồn tại song song với bộ máy nhà nước, gắn liền với bộ máy nhà nước.
Tham nhũng là căn bệnh muôn thở, căn bệnh ung thư của mọi nhà nước. Cội
nguồn của nó chính là ở thuộc tính tự nhiên của con người kết hợp với những
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định đó là các xã hôi có giai cấp và nhà nước. Khi
xây dựng một lý luận, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tư tưởng hay đạo đức xã hội,
một khuynh hướng thường thấy là người ta cố tình không thấy hoặc không nhìn
nhận những gì đang tồn tại trong thực tế với đầy đủ các khuyết tật tự nhiên vốn
có của nó. Nếu nhìn nhận một cách tĩnh táo, chúng ta không thể không nhìn nhận
sự tồn tại của những khuyết tật, cái mà chúng ta phải thừa nhận rằng: tham nhũng
tồn tại trong mọi thời đại, mọi nhà nước, mọi hệ thống chính trị và mọi quốc gia
dân tộc. Vì vậy, mỗi quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với nạn tham nhũng
với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi.

Như vậy, tham nhũng xuất hiện rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực
và hình thành nhà nước, tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại. Và cũng như
các bệnh xã hội khác tham nhũng là khuyết tật tự nhiên mang tính bản năng, là
một phần thuộc về bản chất đời sống con người, đồng thời cũng chịu những tác
hội khoá XII vừa qua), hoặc trong thời đại
tham nhũng mang cả tính toàn cầu hoá, mà "ta", "tây" hiểu tham nhũng khác

SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

56


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

nhau: “có nhiều hành vi nước ngoài coi là bình thường nhưng chúng ta lại coi là
tham nhũng.
Ví dụ tại Mỹ, nhiều khách sạn, nhà hàng nhân viên đều đòi tiền "bo", chi
hoa hồng. Còn ở ta, nếu anh nhân viên ở loại hình dịch vụ nào đó nhận tiền của
khách thì sẽ bị xử lý (Tổng Thanh tra trả lời phỏng vấn vnexpress) - chẳng khác
nào vào trận mà không biết ai là ta, ai là giặc. Tiền hoa hồng, tiền bo, là một giao
dịch kinh tế bình thường, tự do thoả thuận, nhà nước không được tự quyền can
thiệp. Nó chỉ trở thành tham nhũng, buộc nhà nước phải can thiệp, một khi không
khai báo để tính thuế (nhân viên khách sạn, nhà hàng Mỹ nếu nhận tiền bo phải
cộng vào lương khai thuế thu nhập, nếu nộp lại cho nhà hàng, nhà hàng phải
cộng vào doanh thu khai thuế, nếu không sẽ bị coi là tham nhũng tiền thuế), ngay
cả tiền, tài sản cho biếu tặng quyên góp cũng phải tuân thủ như vậy, (đáng tiếc ở
ta chưa có luật này), nhờ thế, quan chức họ không thể chuyển tài sản cho thân
nhân để tránh điều tra tham nhũng.

*Công khai thu nhập công dân
Những cáo buộc tham nhũng trong vụ lại quả PCI từ Nhật, hay vụ in tiền
Polymer từ Úc đang điều tra hiện nay, vẫn không khép được tội danh tham nhũng
(tội danh khác thì có thể), nếu họ có hợp đồng môi giới và khai báo nguồn thu đó
để nộp thuế nhà nước.
Nguyên tắc khai báo mọi nguồn thu nhập để tính thuế như ở các nước tiên
tiến đòi hỏi điều kiện cần thiết đầu tiên ở ta là phải cải cách chế độ thang bậc
lương hiện nay, theo chuẩn hiểu quốc tế.
Chế độ lương ở nhiều nước được áp dụng đúng khái niệm tiền lương
là giá cả sức lao động, phải bù đắp được chi phí cuộc sống, nuôi gia đình, và tích
lũy cho tương lai. Trong khi đó, ở ta, với đa số, tiền lương chỉ tượng trưng, thu
nhập ngoài lương giữ chức năng đó. Việt Nam đang hội nhập thế giới nên không
thể ngoại trừ chế độ trả lương khác họ như vậy được, cách duy nhất để theo kịp
họ là xây dựng lại thang bậc lương mới bằng tổng mọi thu nhập hiện nay, bao
gồm cả tiền và trị giá hiện vật (cấp đất, nhà ở, xe cộ, du lịch, tham quan, nghỉ
dưỡng...), trả 1 lần (tiền thưởng năm, tăng năng suất, chia lợi nhuận, cấp đất,
SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

57


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

phân nhà...) lẫn hàng tháng (tiền lương cơ bản và phụ cấp hàng tháng, tiền ăn tại
cơ quan doanh nghiệp... chỉ trừ những phụ cấp trả cho chi phí phụ trội (công tác
phí, phụ cấp đắt đỏ...).
Nói cách khác, hãy chuyển hết thu nhập ngoài lương và hiện vật vào thang
bảng lương - hoàn toàn khả thi không ảnh hưởng mấy đến ngân sách. Lúc đó,

lương từ Chủ tịch nước, đến công chức bậc lương thấp nhất nước ta chắc chắn sẽ
không thua kém đáng kể các nước cùng trình độ kinh tế. Chỉ khi đó, tiền lương
mới trở thành thước đo duy nhất so sánh giá cả các loại lao động khác nhau, vừa
bảo đảm công bằng, lao động thế nào lương thế ấy, vừa tạo động lực cho một thị
trường nhân dụng lành mạnh không còn phải lo lót chạy chọt con đường quan lộ
bổng lộc mà thực chất là tham nhũng, mặt khác qua đó, xã hội đủ minh bạch để
chống nó.
Tuy nhiên, xây dựng lại thang bảng lương thuộc về lĩnh vực chính sách,
khó khăn hơn nhiều các dự án kinh tế. Nó chỉ được xã hội hậu thuẫn, một khi họ
nhận thấy thang bảng lương mới không ít hơn tổng lương và thu nhập ngoài
lương trước kia của họ, và sẽ gặp mọi ngụy biện chống đối của bất kỳ ai thấy lợi
ích mình đang yên lành bị ảnh hưởng. Đó là cái giá của mọi cải cách, thách thức
bất kỳ quốc gia nào muốn vươn lên.
*Minh bạch nhà nước
Chống tham nhũng, minh bạch thu nhập công dân chỉ mới một mặt, mặt
thứ 2 phải minh bạch nhà nước.
Quyết tâm nhà nước ta đã rõ, từ ban hành Luật chống tham nhũng, quy
định kê khai tài sản quan chức, thành lập các ban chống tham nhũng, đến chiến
lược chống tham nhũng tính tới năm 2020, (gồm 3 giai đoạn, xử lý những vụ
tham nhũng lớn tới năm 2011, giám sát tài sản và bất động sản quan chức nhà
nước tới năm 2016, tiếp đó củng cố kết quả), công khai các thủ tục hành chính cả
nước trên trang web chính phủ sắp tới, luật tiếp cận thông tin đang thảo luận,
nghị định chống rửa tiền, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng đã được
Chủ tịch nước phê chuẩn vừa qua...

SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

58



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

Giống như mọi loại thuốc, hiệu nghiệm lẫn phản ứng phụ, thậm gây chí
tử vong, tùy cơ địa con bệnh, liều thuốc các chính sách chống tham nhũng ở ta
muốn hiệu quả, trước và trên hết, phải nhằm kiến tạo một cơ thể nhà nước thực
sự minh bạch; thực tiễn thế giới hiện đại đã cho thấy đó là nhà nước pháp trị với
toà án độc lập, cùng một xã hội dân sự, và một nền báo chí khách quan và trung
thực.
Chỉ khi đó mới có thể phát hiện được các vụ tham nhũng dù nhỏ nhất tới
tận chiếc áo, quà cưới, nghỉ khách sạn.
3.7. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,
điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng.
Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán một số lĩnh vực trọng điểm, như:
đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu - chi ngân sách, quản lý tài sản công
và hệ thống ngân hàng thương mại. Thành lập các đoàn công tác liên ngành giữa
Ủy ban kiểm tra của Ðảng với thanh tra, kiểm toán, công an, kiểm sát để phối
hợp xử lý các vụ tham nhũng nghiêm trọng. Công khai kết quả xử lý của các
đoàn công tác này.
Chỉ đạo kiện toàn cơ quan thanh tra, điều tra thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong lực lượng vũ
trang nói riêng.
Nghiên cứu tổ chức các cơ quan phòng, chống tham nhũng theo hướng
bảo đảm sự độc lập cần thiết với các cơ quan quản lý nhà nước theo cấp lãnh thổ
và sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương. Tăng cường cán bộ cho các
cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án và kiểm tra của Ðảng,
đồng thời kiểm soát hoạt động của các cơ quan này.
Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra cấp tỉnh, huyện tập trung
thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra công vụ. Nghiên cứu kết hợp tổ chức và hoạt

động kiểm tra của Ðảng với các cơ quan thanh tra.
Ðổi mới công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và cơ quan nhà
nước cấp trên đối với tổ chức đảng và cơ quan nhà nước cấp dưới, nhất là việc

SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

59


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

kiểm tra, giám sát hoạt động của người đứng đầu và các chức danh chủ chốt.
Tố cáo tham nhũng, lãng phí phải được tiếp nhận một cách thuận tiện và
xử lý kịp thời. Có cơ chế bảo vệ và chính sách khen thưởng về vật chất và tinh
thần cho người tố cáo tham nhũng.
Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm
minh về trách nhiệm chính trị, hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai và
ở cương vị nào. Những đảng viên có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm
sút, dù cơ quan chức năng chưa kết luận được, cấp ủy vẫn phải xem xét, cân nhắc
bố trí công việc khác cho phù hợp.
Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng. Áp dụng chính sách khoan hồng đối
với những người phạm tội nhưng có thái độ thành khẩn, đã bồi thường thiệt hại
hoặc khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng. Nghiên cứu
sửa đổi pháp luật hình sự theo hướng khoan hồng hơn đối với những người đưa
hoặc người nhận hối lộ nhưng đã tự giác khai báo và nộp lại tài sản trước khi bị
phát hiện. Trừng trị nghiêm khắc những đối tượng tham nhũng có tổ chức, gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Nhanh chóng bổ sung vào Bộ luật Hình sự các hành vi tham nhũng mới

được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng; chú trọng tới các chế tài phạt
tiền nhằm tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng.
Khi phát hiện đảng viên thuộc diện cấp ủy quản lý có dấu hiệu tham
nhũng thì các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp xử lý theo thẩm quyền,
chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng về quyết định của mình, đồng
thời phải kịp thời báo cho cấp ủy đảng quản lý cán bộ đó biết
3.8. Cần sớm ban hành quy chế quy định rõ ràng và cụ thể việc kế khai tài
sản của cán bộ, công chức và thực hiện một cách nghiêm trọng.
Tiến hành kiểm tra tài chính chặt chẽ đối với thu nhập và tài sản của
những người có chức, có quyền, đồng thời công bố công khai trong tổ chức, cơ
quan mà cán bộ, công chức làm việc và tại địa bàn nơi cán bộ, công chức sinh
sống. Làm được như vậy, sẽ tạo ra được căn cứ pháp lý quan trọng để kiểm tra,

SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

60


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

giám sát nguồn thu nhập của cán bộ lãnh đạo; kết hợp được chế độ giám sát ở cơ
quan và giám sát của người dân đối với những biến động tài sản của cán bộ, giúp
phòng ngừa hiệu quả hành vi tham nhũng.
Hàng năm tất cả những người có chức vụ, quyền hạn đều phải khai báo về
thu nhập của mình, trong đó chỉ rõ nguồn gốc thu, chi, kể cả động sản và bất
động sản. Nếu cán bộ, công chức nào không chỉ rõ nguồn gốc hợp pháp của thu
nhập, người đó phải bị kết tội trốn thuế, còn nếu không chứng minh đượctính hợp
pháp của thu nhập thì bị khởi tố hình sự về tội tham nhũng và sung công phần tài

sản mà cán bộ, công chức không giải thích được nguồn gốc.

SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

61


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

KẾT LUẬN
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực gắn liền với sự tồn tại của
Nhà nước. Mức độ, tình trạng tham nhũng diễn ra ở mỗi nước tuy khác nhau
nhưng nguyên nhân và các giải pháp chính nói chung đều giống nhau. Về nguyên
nhân thì có một số nguyên nhân cơ bản như: lòng tham của con người, do sự sơ
hở lơ lỏng của nền kinh tế, quản lý xã hội; các biện pháp giáo dục và xử phạt
chưa đủ mạnh để răn đe....và một số nguyên nhân do điều kiện kinh tế - xã hội ở
từng quốc gia. Về giải pháp thì không một nước nào không coi trọng việc hoàn
thiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý con người; đồng
thời sử dụng phối hợp nhiều biện pháp đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội nhằm ngăn ngừa và hạn chế tham nhũng.
Đối với nước ta hiện nay tình hình tham nhũng đang diễn ra phức tạp nhất
là từ khi tiến hành đổi mới cải cách mở cửa bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới 20 năm qua đã đem lại
nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với
sự phát triển về kinh tế thì tệ nạn tham nhũng ngày càng phát triển với nhiều hình
thức thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Mặt trái của cơ chế thị trường tạo điều kiện thuận
lợi cho các hành vi tham nhũng phát triển gây nguy hại cho mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.

Trong thời gian qua toàn Đảng, toàn dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng khá mạnh mẽ và quyết liệt, tăng cường tuyên truyền
giáo dục, xử lý những người vi phạm, từ kỷ luật hành chính đến cách chức, bỏ tù
tịch thu tài sản, kể cả tử hình một số người nhưng tình trạng tham nhũng vẫn diễn
ra phổ biến và nghiêm trọng gây bất bình trong nhân dân. Có thể nói nạn tham
nhũng là cản trở to lớn nhất và là cản trở cuối cùng trên con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Để tăng cường hiệu quả đấu tranh, phòng chống tham nhũng nhằm ngăn
chặn, hạn chế tiến tới đẩy lùi tham nhũng vừa qua Quốc hội khóa XI (kỳ hợp thứ
8) đã ban hành luật phòng, chống tham nhũng cùng với các văn bản pháp luật
hiện có như: Bộ luật hình sự, pháp lệnh cán bộ công chức,.... tạo ra các cơ sở
SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

62


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

pháp lý vững chắc, mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh lâu dài, rất khó khăn, gay go và
phức tạp. Như vậy là việc ban hành luật phòng, chống tham nhũng ở nước ta là ở
mức cao nhất mà chúng ta có thể có trong hệ thống văn bản pháp luật của đất
nước, có nghĩa là ta đã dùng đến loại vũ khí mạnh nhất, thứ thuốc đặc hiệu nhất
mà chúng ta có thể có được.
Chúng ta có thể tin tưởng rằng trong thời gian tới công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng ở nước ta sẽ có những tiến triển khả quan, hiệu quả
của cuộc đấu tranh được nâng cao, chúng ta sẽ ngăn chặn có hiệu quả và hạn chế
được tình trạng tham nhũng. Và một khi tệ tham nhũng được ngăn chặn có hiệu
quả thì nước ta sẽ nhanh chóng thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội đã đề ra

theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển để sánh vai với các cường quốc năm
châu như lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong muốn.

SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

63


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ts. Lê Duy Sơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Diệp Phong, Triệu Quân, Cao Trường Giang, 40 vụ tham nhũng khi sắp
hạ cánh, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
[2]. Ths. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Tập 4 các tội
phạm về chức vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh.
[3]. PGS. TS Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội
phạm, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
[4]. TS. Trần Hậu Thành, TS. Nguyễn Thế Tuấn, Tìm hiểu luật phòng chống
tham nhũng và một số quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về xử lý tội tham
nhũng, Nhà xuất bản Lý luận chính trị Hà Nội 2006.
[5]. Giáo trình tội phạm học, Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội 2003.
[6]. Luật phòng chống tham nhũng 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội
2006.
[7]. Luật phòng, chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm.
[8]. Tham nhũng tệ nạn của mọi tệ nạn, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn
quốc gia, viện thông tin khoa học xã hội Hà Nội 1997.
[9]. Văn kiện Hội nghị lần 3 BCH TW khóa X.

[10]. Tạp chí cộng sản số 12 (6/2006), 18 (9/2006), 21 (11/2006), 771 (1/2007).
[11]. PGS. TSKH. Phan Xuân Sơn - Ths. Phạm Thế Lực, Nhận diện tham
nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia.
[12]

Các

Website:

www.luatvietnam.com;

www.baotuoitre.com.vn.

SVTH: Ung Thị Ngọc Nhi

64

www.tapchicongsan.org.vn;



×