Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ hầm THAN TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Luận văn tốt nghiệp

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
HẦM THAN TỈNH SÓC TRĂNG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN TRI NAM KHANG

TRƯƠNG THỦY LONG VÂN
MSSV : 4084284
LỚP : KINH TẾ HỌC 2 – K34

03- 2011


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập vừa qua được sự hướng dẫn của Quý thầy cô Khoa
Kinh Tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ em đã được học nhiều kiến
thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Tri Nam Khang
và Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh


khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân tình của quý Thầy Cô và các
bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em kính chúc các quý thầy, quý cô trường Đại Học Cần Thơ được dồi
dào sức khoẻ, luôn hoàn thành tốt công tác của mình cũng như ngày càng đóng góp
nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tao tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nói
riêng và cả nước nói chung.
Xin chân thành cám ơn!

Ngày

tháng

năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trương Thủy Long Vân

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

vi

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên

cứu khoa học nào.

Ngày

tháng

năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trương Thủy Long Vân

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

vii

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
 Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN TRI NAM KHANG
 Chuyên ngành: Marketing- Du Lịch & dịch vụ
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – Trường ĐHCT
Tên sinh viên: TRƯƠNG THỦY LONG VÂN
Mã số sinh viên: 4084284
Chuyên ngành: Kinh Tế Học 2 – K34
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả họat động và giải pháp phát triển làng nghề hầm
than tỉnh Sóc Trăng.
NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
.............................................................................................................................................
...............................................................................................................
2. Về hình thức:
.............................................................................................................................................
...............................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiển và tính cấp thiết của đề tài:
.............................................................................................................................................
...............................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
.............................................................................................................................................
...............................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
.............................................................................................................................................
...............................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
.............................................................................................................................................
...............................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
chỉnh sữa):
.............................................................................................................................................
...............................................................................................................
Cần Thơ, ngày…. Tháng… năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Tri Nam Khang

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

viii


SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2012

Giáo viên phản biện

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

ix

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................... 2
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...2

1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định .............................................................. 2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................. 2
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................... 3
1.4.1. Không gian ......................................................................................... 3
1.4.2. Thời gian ............................................................................................ 3
1.4.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu ............................................................ 3
1.4.4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. ............................................................................... 3
1.5.1 Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 4
1.5.2 Các nghiên cứu trong nước .................................................................. 4
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................ 6
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................. 6
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về làng nghề và làng nghề truyền thống ........... 6
2.1.2. Vai trò của làng nghề truyền thống ..................................................... 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 13
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................ 13
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 14
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ LÀNG
NGHỀ THAN TỈNH SÓC TRĂNG ............................................................... 21
3.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................... 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 21
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng............................................ 23
3.2. TÌNH HÌNH LÀNG NGHỀ HẦM THAN TỈNH SÓC TRĂNG THỜI
GIAN QUA ............................................................................................................ 27
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ HẦM THAN
TỈNH SÓC TRĂNG ........................................................................................ 28
4.1. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỂ HẦM THAN TỈNH
SÓC TRĂNG ......................................................................................................... 28

4.1.1. Thông tin về làng nghề ..................................................................... 28
4.1.2. Lao động và chất lượng lao động của các làng nghề hầm than .......... 31
4.1.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ........................................................ 34
4.1.4. Nguồn nguyên liệu ........................................................................... 36
4.1.5. Công nghệ sản xuất .......................................................................... 38
4.1.7. Phân tích hiệu quả hoạt động của làng nghề hầm than ...................... 42
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ HẦM THAN ........ 45
4.3. PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ HẦM THAN TỈNH SÓC TRĂNG ................................ 47
GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

x

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

4.4. NHỮNG YÊU CẦU HỖ TRỢ CỦA CÁC HỘ LÀNG NGHỀ HẦM
THAN TỈNH SÓC TRĂNG ................................................................................. 50
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CHO LÀNG NGHỀ HẦM THAN TỈNH SÓC TRĂNG ............... 52
5.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ HẦM THAN TỈNH SÓC TRĂNG .......... 52
5.1.1. Các điểm mạnh (Strengths) .............................................................. 52
5.1.2. Các điểm yếu (Weaknesses) ............................................................. 52
5.1.3. Các cơ hội (Opportunities) ............................................................... 53
5.1.4. Các thách thức (Threats)................................................................... 53
5.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HẦM THAN Ở SÓC TRĂNG

....................................................................................................................... 57
5.2.1. Duy trì thương hiệu hiện có, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát
triển thị trường ........................................................................................... 57
5.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề ......................... 57
5.2.3. Phát triển làng nghề kết hợp du lịch .................................................. 58
5.2.4. Hỗ trợ về vốn và tín dụng cho làng nghề .......................................... 58
5.2.5. Quy hoạch và xây dựng nguồn nguyên liệu cho làng nghề................ 58
5.2.6. Tổ chức lại khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm .............................. 59
5.2.7. Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn và bảo vệ môi trường .......... 59
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 61
6.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 61
6.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 62
6.2.1. Kiến nghị đối với các hộ tham gia hoạt động làng nghề than tỉnh Sóc
Trăng ......................................................................................................... 62
6.2.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương ............................................. 62
6.2.3. Kiến nghị đối với các Cơ quan, Ban, Ngành ..................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 63

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

xi

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
BẢNG 1. Bảng tổng hợp số mẫu điều tra làng nghề than tỉnh Sóc Trăng.......... 14

BẢNG 2. Số đơn vị hành chánh, diện tích và dân số năm 2010 phân theo huyện,
thị xã thuộc tỉnh ......... ………………………………………………………… 24
BẢNG 3. Tỷ lệ hộ chuyên và hộ kiêm của làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng 28
BẢNG 4. Cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập của hộ kiêm ............................ 29
BẢNG 5. Doanh thu làng nghề hầm than theo tính chất hộ .............................. 29
BẢNG 6. Kết quả kiểm định sự khác biệt trong doanh thu giữa hộ kiêm và hộ
chuyên tham gia sản xuất làng nghề than tỉnh Sóc Trăng ................................. 30
BẢNG 7. Lý do lựa chọn ngành nghề của các hộ tham gia hoạt động làng nghề
hầm than tỉnh Sóc Trăng .................................................................................. 31
BẢNG 8. Số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất ........................... 31
BẢNG 9. Độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của lao động ........... 32
BẢNG 10. Yêu cầu về chất lượng lao động trong tương lai .............................. 33
BẢNG 11. Mức độ dồi dào của nguồn lao động tại chỗ .................................... 34
BẢNG 12. Số lượng mặt hàng của làng nghề than tỉnh Sóc Trăng ................... 35
BẢNG 13. Hình thức và phương thức tiêu thụ sản phẩm của các hộ làng nghề
than tỉnh Sóc Trăng .......................................................................................... 35
BẢNG 14. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất làng nghề
hầm than tỉnh Sóc Trăng .................................................................................. 36
BẢNG 15. Đánh giá của hộ sản xuất về nguồn nguyên liệu tương lai ............... 37
BẢNG 16. Phương thức cung cấp nguyên vật liệu của các cơ sở sản xuất làng
nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng .......................................................................... 38
BẢNG 17. Hình thức thanh toán phổ biến khi mua nguyên vật liệu ................. 38
BẢNG 18. Đánh giá về thiết bị sản xuất của các hộ sản xuất làng nghề
hầm than tỉnh Sóc Trăng .................................................................................. 39
BẢNG 19. Quy mô vốn sản xuất tính theo hộ, làng nghề hầm than
tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................. 39
BẢNG 20. Cơ cấu nguồn vốn các hộ làng nghề hầm than tình Sóc Trăng ........ 40
BẢNG 21. Tình hình vay vốn tại các hộ tham gia sản xuất làng nghề hầm than
tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................. 40
GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang


xii

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

BẢNG 22. Cơ cấu nguồn vay của làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng ............. 40
BẢNG 23. Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ tham gia sản xuất
làng nghề than tỉnh Sóc Trăng .......................................................................... 41
BẢNG 24. Nguyên nhân không vay vốn của các hộ làng nghề hầm than
tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................. 41
BẢNG 25. Các chỉ tiêu tài chính trong năm 2011 của hộ sản xuất làng nghề hầm
than tỉnh Sóc Trăng .......................................................................................... 42
BẢNG 26. Kết quả chạy mô hình hàm phân biệt lợi nhuận làng nghề hầm than
tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................. 43
BẢNG 27. Hệ số chuẩn hóa hàm phân biệt lợi nhuận làng nghề hầm than tỉnh
Sóc Trăng ......................................................................................................... 44
BẢNG 28. Diễn giải các biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy ....................... 45
BẢNG 29. Hệ số ước lượng các biến trong mô hình hàm lợi nhuận/chi phí ...... 46
BẢNG 30. Thuận lợi và khó khăn của làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng ...... 48
BẢNG 31. Những yêu cầu hỗ trợ của làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng ....... 50

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

xiii

SVTH: Trương Thủy Long Vân



Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

DANH MỤC HÌNH
Trang
HÌNH 1. Mô hình tổng thể đề tài nghiên cứu .................................................... 20
HÌNH 2. Nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất của làng nghề hầm than tỉnh Sóc
Trăng ......................... ………………………………………………………… 36

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

xiv

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo thống kê từ bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay, vùng
Đồng bằng sông Cửu Long có mười ba tỉnh thành phố với hơn 211 làng nghề
tiểu thủ công nghiệp. Nhìn chung, làng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long
tuy không nhiều nhưng phong phú và đa dạng. Sự hình thành và phát triển làng
nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu nông thôn, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn,
thu về hàng triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm, tạo
thu nhập cho hàng triệu người lao động, thực hiện xây dựng nông thôn phát triển
bền vững, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và

nông thôn. Tuy nhiên, làng nghề Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vẫn gặp
nhiều khó khăn trong việc phát triển bền vững, phần lớn làng nghề vẫn mang tính
tự phát, đa số các làng nghề không đủ vốn đầu tư đổi mới, mở rộng quy mô sản
xuất. Các cơ sở cạnh tranh không lành mạnh, kiểu dáng sản phẩm còn kém,
nguồn tài nguyên, lao động, công nghệ, thị trường chưa được khai thác đúng
mức, trên 85% lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Sóc Trăng là tỉnh có nền văn hóa đa dạng, phong phú với các dân tộc Kinh,
Khmer, Hoa,… cùng sinh sống. Những năm qua cùng với chủ trương phát triển
mô hình kinh tế hợp tác, các làng nghề truyền thống của tỉnh đã đi vào hoạt động
góp phần cải thiện an sinh xã hội. Tính đến nay, theo quyết định 71 /QĐ-UBND
do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành ngày 29/02/2008 công nhận Sóc
Trăng hiện có 12 làng nghề: sản xuất bánh pía-lạp xưởng-mè láo, sản xuất bánh
tráng, sản xuất nhang, dệt chiếu lát, sản xuất rượu trắng, mộc dân dụng, đan đátthủ công mỹ nghệ, trằm lá dừa nước, vẽ tranh trên kiếng, sản xuất muối, trồng
hành tím-củ cải muối, hầm than. Thực tế, như nhiều tỉnh thành khác của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long thì Sóc Trăng còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát
triển làng nghề do việc sử dụng chưa hiểu quả các nguồn tài nguyên hiện có cũng
như việc phát triển làng nghề không mang tính bền vững. Trong đó, làng nghề
hầm than với hơn 300 hộ dân làm nghề là một trong những làng nghề lớn của
GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 1

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

tỉnh cần được quan tâm do đang gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình xây
dựng và phát triển bền vững làng nghề. Chính vì thế, việc đầu tư nghiên cứu thực
trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động làng nghề hầm than hiện nay là vấn

đề vô cùng quan trọng và cần thiết, có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội, để từ đó đề
xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc
Trăng. Vì vậy em đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả họat động và giải pháp
phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng” làm luận văn tốt nghiệp của
mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát
triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm
phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tình hình hoạt động của các cơ sở thuộc
làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
cũng như sự phát triển của làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng.
Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt động và phát
triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu, đề tài đặt ra các giả thuyết sau:
- Giả thuyết 1: Làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua
chưa phát triển.
- Giả thuyết 2: Nguồn vốn, số lao động, số năm kinh nghiệm và tính chất
hộ có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của làng nghề hầm
than.
- Giả thuyết 3: Các biện pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc
Trăng trong thời gian qua chưa hiệu quả.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang


Trang 2

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

- Tình hình hoạt động sản xuất làng nghề than tỉnh Sóc Trăng hiện nay như
thế nào?
- Các nhân tố nguồn vốn, sản lượng, số lao động, số năm kinh nghiệm và
tính chất hộ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của làng nghề than
tỉnh Sóc Trăng không?
- Làng nghề than tỉnh Sóc Trăng đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn
gì?
- Để khắc phục khó khăn, làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng cần sự hỗ trợ
gì?
- Đâu là giải pháp cho việc phát triển làng nghề than tỉnh Sóc Trăng?
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của làng nghề hầm than trên địa bàn xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách,
tỉnh Sóc Trăng do đây là nơi tập trung hầu hết các hộ sản xuất than của tỉnh Sóc
Trăng.
1.4.2. Thời gian
- Thời gian số liệu thứ cấp: Từ năm 2008 đến 1/2012
- Thời gian số liệu sơ cấp: Từ 24/02/2012 đến 10/03/2012
- Thời gian bắt đầu thực hiện đề tài từ ngày 17/01/2012 đến 15/05/2012
1.4.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Do thời gian không cho phép và các yếu tố khách quan khác nên đề tài chỉ

tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất kinh doanh làng
nghề than tỉnh Sóc Trăng, kiểm định các nhân tố tác động đến sự khác nhau về
lợi nhuận và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng và không đánh giá về hiệu
quả xã hội.
1.4.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làng nghề hầm than tại địa bàn xã
Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của làng nghề trên.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.
GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 3

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

1.5.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Naoto Suzuki (2002).“Development Strategy Formulation For Artisan
Craft Promotion”. Đề tài nêu lên sự cần thiết của việc ứng dụng có hiệu quả các
phương pháp luận đã được đề xuất về việc xây dựng chiến lược xúc tiến phát
triển ngành thủ công mỹ nghệ vào môi trường kinh tế xã hội, xem xét các chính
sách thiết thực cũng như vai trò hỗ trợ cần thiết của các tổ chức cho một kế
hoạch phát triển tổng thể của làng nghề truyền thống.
Jadvyga Ramanauskiene, Audrius Gargasas và Julius Ramanauskas
(2006). “Marketing Solutions In Rural Tourism Development In Lithuania”. Đề
tài phân tích vai trò tiếp thị và cải thiện đời sống của ngành du lịch nông thôn
đồng thời nghiên cứu xây dựng các giải pháp tiếp thị để phát triển ngành.

1.5.2 Các nghiên cứu trong nước
Mai Văn Nam (2011). “Xây dựng mô hình phát triển làng nghề kết hợp
với du lịch”. Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các làng nghề ở Bạc Liêu, phân tích tiềm năng phát triển du lịch làng
nghề và nhu cầu của du khách về du lịch làng nghề, từ đó xây dựng mô hình làng
nghề kết hợp với du lịch ở Bạc Liêu.
Nguyễn Hữu Đặng, (2005). “Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ở
ĐBSCL”. Đề tài đã đánh giá hiện trạng về tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở ĐBSCL, đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các làng nghề, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô sản
xuất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, đề xuất các
giải pháp phát triển.
Hoàng Ngọc Hòa, (2003). “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so
sánh, mô tả, phương pháp hồi qui tuyến tính. Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu
về thực trạng tồn tại và phát triển của các làng nghề (sản phẩm, công cụ, dụng cụ,
nguồn nguyên vật liệu, doanh thu, lợi nhuận…). Để từ đó tìm ra các giải pháp
phát triển làng nghề, những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển…, đưa làng nghề
ngày càng phát triển trong tiến trình hội nhập.

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 4

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng


Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đề tài
của em đã học tập được việc sử dụng phương pháp so sánh và hồi quy để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của làng nghề hầm than, các
biến đưa vào cũng là các biến được các tác giả đi trước kiểm định và phù hợp với
mô hình làng nghề.

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 5

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về làng nghề và làng nghề truyền thống

1

2.1.1.1. Các định nghĩa
- Nghề truyền thống: là nghề được hình thành từ lâu đời, cùng với thử
thách của thời gian đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền tinh xảo, tạo ra
những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến
ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
- Làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có
các hoạt động ngành nghề nông thôn, được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất

kinh doanh đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm, tạo ra nhiều
loại sản phẩm khác nhau, có tính mỹ nghệ và trở thành hàng hóa trên thị trường.
- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: là địa bàn dân cư (tổ, liên tổ, khóm,
ấp, phường, xã...) có hoạt động sản xuất và dịch vụ một hoặc nhiều sản phẩm tiểu
thủ công nghiệp khác nhau, nhưng cùng một nguyên liệu hay một nhóm nguyên
liệu tương tự.
- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống: là làng nghề tiểu thủ
công nghiệp, mà nghề được hình thành từ nhiều năm và được lưu truyền ít nhất 3
thế hệ hoặc từ 75 năm trở lên, tạo ra sản phẩm có tính riêng biệt, nổi tiếng ở địa
phương được nhiều người biết đến và có nghệ nhân được cơ quan có thẩm quyền
phong tặng
- Các thành phần kinh tế của làng nghề: Thành viên của làng nghề
chính là các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp tham
gia sản xuất và các hiệp hội ngành nghề do địa phương tổ chức có vai trò hỗ trợ
cho hoạt động của ngành nghề.
1

Thông tư số Số 116 /2006/TT- BNN, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông Nghiệp – PTNT hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát
triển ngành nghề nông thôn

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 6

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng


- Tên của làng nghề: tên của làng nghề là sự kết hợp giữa sản phẩm mà
làng nghề sản xuất và tên địa giới hành chính địa phương đó.
- Biểu tượng của làng nghề: Làng nghề có thể có biểu tượng (Logo) để
các thành viên của làng nghề sử dụng và nhằm làm tăng thêm vị thế cạnh tranh,
quảng bá sản phẩm. Biểu tượng của làng nghề phải nêu được đặc trưng, hình
tượng hóa nghề nghiệp của làng nghề và tuân thủ các quy định hiện hành về biểu
trưng, biểu tượng.
- Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: bao gồm sản xuất hàng tiểu thủ
công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương
thực, thực phẩm và sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp, dân sinh và các ngành
kinh tế khác.
2.1.1.2. Tiêu chí công nhận
a. Tiêu chí về địa bàn, quy mô xét công nhận là làng nghề tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
- Trên địa bàn dân cư có quy mô từ 100 hộ trở lên, mà trong đó có ít
nhất 60% số hộ có người trực tiếp tham gia làm nghề tiểu thủ công nghiệp; còn
đối với quy mô từ 200 hộ trở lên, phải có ít nhất 50% số hộ có người trực tiếp
tham gia làm nghề.
- Các làng nghề truyền thống không đạt theo quy định trên nhưng xét
thấy có triển vọng phát triển, thì được xét công nhận là làng nghề với điều kiện:
có 50% số hộ của quy mô 100 hộ hoặc có 40% số hộ của quy mô 200 hộ trên địa
bàn dân cư có người tham gia làm nghề tiểu thủ công nghiệp.
b. Tiêu chí về ngành, nghề và các điều kiện khác xét công nhận làng
nghề
- Sản xuất sản phẩm không thuộc ngành nghề bị cấm, hoạt động sản
xuất kinh doanh không vi phạm pháp luật.
- Phát triển sản xuất kinh doanh phải gắn với việc chấp hành tốt các
chủ trương, chính sách và pháp luật hiện hành, phù hợp với mục tiêu kinh tế, văn
hóa, xã hội của địa phương và đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan
trong khu vực và khu vực lân cận.

- Đối với các ngành nghề truyền thống đã tồn tại lâu đời và có hướng
phát triển, nhưng do đặc điểm của ngành nghề mà thường xuyên có ảnh hưởng
GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 7

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

đến môi trường; nếu người sản xuất và chính quyền địa phương có giải pháp
khắc phục hữu hiệu, thì cũng có thể được xét công nhận là làng nghề.
c. Tiêu chí về thành viên xét công nhận làng nghề
- Mỗi làng nghề phải hình thành một tổ chức hoặc cá nhân đại diện
cho làng nghề do những cá nhân, tổ chức có tham gia sản xuất bình chọn, được
Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn công nhận.
- Cá nhân, tổ chức đại diện cho làng nghề phải có tâm huyết và uy tín
với nghề, có khả năng tuyên truyền, vận động nhiều hộ dân trong khu vực, địa
phương tham gia xây dựng và phát triển làng nghề.
- Cá nhân, tổ chức đại diện cho làng nghề trực tiếp bảo vệ quyền lợi
người sản xuất; thực hiện việc tiếp cận và tiếp nhận các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước, của các cá nhân, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước (nếu có)
đối với hoạt động của làng nghề, dưới sự giám sát của chính quyền địa phương
và cơ quan chức năng.
2.1.1.3. Đặc điểm của làng nghề
- Đặc điểm nổi bật nhất của làng nghề truyền thống là tồn tại ở nông thôn
gắn chặt chẽ với nông nghiệp.
- Công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất ra sản phẩm trong làng nghề truyền
thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu.

- Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề truyền thống thường là
nguồn nguyên liệu sẵn có và tại chỗ.
- Phần đông lao động trong các làng nghề truyền thống là lao động thủ
công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, đầu óc thẩm mỹ và
đầy tính sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Phương pháp dạy nghề chủ
yếu được thực hiện theo phương thức truyền nghề.
- Sản phẩm được tạo ra từ làng nghề truyền thống thường mang tính địa
phương, tại chỗ, quy mô nhỏ.
- Hình thức tổ chức trong các làng nghề truyền thống chủ yếu ở quy mô gia
đình.
2.1.2. Vai trò của làng nghề truyền thống
Nghề truyền thống và làng nghề truyền thống hàng năm sản xuất ra một
khối lượng sản phẩm hàng hóa, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Để thoát khỏi
GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 8

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

tình trạng đói nghèo thì vấn đề trước tiên cần phải đẩy mạnh việc khai thác các
tiềm năng nông nghiệp xóa dần tình trạng thuần nông, độc canh cây lúa, tạo ra
công ăn việc làm cho người lao động đang dư thừa ở nông thôn hiện nay.
Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua con đường phát triển làng
nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống. Việc khôi phục và phát triển làng nghề
truyền thống là một chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa nông nghiệp, nó được thể hiện qua một số vai trò sau:
2.1.2.1. Phát triển làng nghề truyền thống là biện pháp hữu hiệu để giải

quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn
Thực trạng phổ biến hiện nay trong cả nước là dư thừa lao động, lao động
thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn. Đặc biệt trong nông thôn chất lượng
lao động còn thấp, hầu hết là lao động phổ thông, nên việc tạo ra nhiều việc làm
tại chỗ phù hợp trình độ đối tượng này hết sức quan trọng.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều biện pháp để giải quyết
việc làm cho người lao động ở nông thôn như: đẩy mạnh việc hợp tác lao động
quốc tế, đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, thâm canh tăng vụ, phát triển
chăn nuôi… Những biện pháp này ít nhiều đã có tác động tích cực giải quyết một
phần công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Song sản xuất nông nghiệp, bản thân nó không có khả năng giải quyết hết
số lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay. Cho nên trong điều kiện đất đai canh
tác ít, nguồn vốn hạn hẹp, lao động dư thừa, việc tìm ra biện pháp hữu hiệu để
giải quyết việc làm cho người lao động là đòi hỏi cấp bách có ý nghĩa chính trị,
xã hội to lớn hiện nay. Một trong những giải pháp có tính chiến lược là phát triển
làng nghề truyền thống ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú
có khả năng phát triển rộng khắp ở nông thôn.
Sự phát triển làng nghề truyền thống không những chỉ thu hút lao động ở
gia đình làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương
khác đến làm thuê. Đồng thời, làng nghề truyền thống phát triển còn kéo theo
nhiều nghề dịch vụ khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao
động. Chẳng hạn, ngành chế biến lương thực – thực phẩm tạo điều kiện cho
ngành chăn nuôi phát triển, ngành sản xuất giấy, tái chế các sản phẩm… tạo điều
kiện cho mạng lưới thu gom nguyên liệu, phế liệu gia tăng và phát triển.
GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 9

SVTH: Trương Thủy Long Vân



Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

2.1.2.2. Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế
Phát triển làng nghề truyền thống là giải pháp hết sức quan trọng nhằm huy
động tối đa nguồn lực sẵn có ở nông thôn như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn
nguyên liệu, phế phẩm của nông nghiệp được huy động vào quá trình sản xuất
kinh doanh; cũng như khai thác có hiệu quả nguồn vốn trong nhân dân, cơ sở vật
chất kỹ thuật và những kỹ năng, kỹ xảo của người lao động.
Trên cơ sở đó, đẩy mạnh sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa có
chất lượng tốt, phục vụ đắc lực cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tuy khối
lượng hàng hóa do làng nghề truyền thống làm ra còn ít, nhưng nó đã góp phần
đáng kể vào việc thúc đẩy hàng hóa ở nông thôn phát triển và góp phần làm tăng
giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế.
2.1.2.3. Thực hiện các yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sự hình thành, mở rộng và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò
rất quan trọng đối với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, làm cho tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày
càng thu hẹp, tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên.
Đồng thời, nó còn đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất
nhỏ, độc canh, mang tính tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa, hoặc tiếp nhận
công nghệ mới có liên quan đến nghề sẽ không mấy khó khăn so với các nông
dân ở các làng thuần nông.
Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các làng
nghề cũng sẽ thuận lợi và gia tăng nhanh chóng hơn, bởi người dân ở đây đã
quen với tập quán kinh doanh, với kinh tế văn hóa, sản xuất vì nhu cầu của thị
trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các làng nghề dễ dàng tiếp cận với kinh
doanh lớn, công nghiệp lớn – hiện đại và cũng sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi để
nhanh chóng trở thành các doanh nghiệp lớn, thông qua việc thiết lập được nhiều

mối quan hệ liên kết kinh tế với các doanh nghiệp lớn ở thành thị và với các
doanh nghiệp cực nhỏ (doanh nghiệp nhỏ ở hộ gia đình) ở trong các làng nghề.
Vì vậy, các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông
nghiệp phi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp lớn hiện đại, là bước

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 10

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ bé, phân tán lên công nghiệp
lớn–hiện đại và đô thị hóa.
Làng nghề sẽ là điểm thực hiện tốt việc phân công lao động tại chỗ, là nơi
tạo ra sự kết hợp nông – công nghiệp có hiệu quả. Sự phát triển của các làng
nghề là một trong những hướng rất quan trọng để thực hiện việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Ở những địa phương có nhiều làng nghề và ở các làng nghề phát triển,
thường tỷ trọng GDP và lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ tăng lên nhanh trong tổng GDP và lao động ở nông thôn. Thu nhập từ các
hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ
các hoạt động từ kinh tế của nông dân.
2.1.2.4. Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động,
nâng cao mức sống và hạn chế di dân tự do
Quy mô ở các cơ sở kinh tế trong các làng nghề chủ yếu là hộ gia đình đang
dần hình thành một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời hầu hết các cơ sở sản

xuất – kinh doanh trong các làng nghề đều dành một phần diện tích nhà ở gia
đình làm nơi sản xuất, kinh doanh. Cho nên suất đầu tư cho một lao động và quy
mô vốn cho một cơ sở sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề không nhiều.
Bình quân đầu tư vốn cho một lao động chỉ khoảng trên dưới một triệu đồng và
quy mô vốn bình quân cho mỗi một hộ sản xuất – kinh doanh độc lập khoảng vài
ba chục triệu đồng. Vì thế, nó cho phép các làng nghề sẽ huy động tối đa các
nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư ở trong các làng – xã vào sản xuất
kinh doanh.
Ngoài vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động chính hàng năm, kinh
tế làng nghề còn tận dụng thu hút lực lượng lao động mùa vụ nông nhàn và lực
lượng lao động phụ (người già, trẻ em) vào tham gia sản xuất – kinh doanh. Do
sản xuất ở quy mô hộ gia đình là chủ yếu và địa bàn làm việc tại nhà, nên các cơ
sở sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề thường tận dụng được lao động phụ
(người già còn sức lao động, có kinh nghiệm làm việc lâu năm, tay nghề cao và
trẻ em, học sinh tham gia học nghề theo hướng kèm cặp, truyền nghề) cùng làm
việc.
GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 11

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

Đồng thời, trong các làng nghề ngoài những hộ chuyên sản xuất – kinh
doanh ngành nghề phi công nghiệp, còn có một số hộ kiêm sản xuất nông nghiệp
với ngành nghề phi công nghiệp. Các hộ này thường sản xuất – kinh doanh
ngành nghề phi nông nghiệp vào những lúc thời vụ nông nhàn. Không những thế,
vào những lúc thời vụ nông nhàn, người lao động ở các làng thuần nông lân cận

thường đến các làng nghề để làm thuê cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh. Thời
kỳ nông nhàn thường là những lúc quy mô sản xuất – kinh doanh của các làng
nghề đạt đỉnh điểm.
Hiện nay, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, cộng với đất đai
canh tác ít, nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao. Sự phát triển các
ngành nghề nông thôn nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng sẽ làm cho
thu nhập của những người làm ngành nghề phi nông nghiệp tăng lên, tạo điều
kiện cho thu nhập và đời sống nông thôn được nâng cao.
Trong thực tế chúng ta cũng thấy rằng ở hầu hết các làng nghề, đặc biệt là ở
các làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển đều giàu có hơn các
làng nghề thuần nông khác trong vùng. Ở các làng nghề truyền thống, tỷ lệ hộ
khá thường rất cao, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề chiếm đại bộ
phận trong tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình công cộng,
kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng các hộ dân mọc lên san sát và ngày
một gia tăng, tỷ lệ số hộ có các đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá.
Việc làm đầy đủ, thu nhập đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần ngày càng
được nâng cao làm cho người lao động nói riêng, người dân nói chung trong các
làng nghề sẽ yên tâm bám chặt lấy nghề, lấy quê hương. Họ sẽ tích cực, hăng hái
lao động, sản xuất làm giàu cho bản thân, cho gia đình và xây dựng quê hương,
làng xã họ ngày một khang trang, giàu đẹp, văn minh. Họ sẽ không phải đi “tha
hương cầu thực”, đi tìm việc làm ở những nơi thành thị hoặc những địa phương
khác.
Điều đó sẽ hạn chế và chấm dứt tình trạng “di dân tự do” là một trong
những vấn đề nan giải hiện nay ở nước ta. Đồng thời, nó cho phép thực hiện
được phương châm “ly nông bất ly hương” và thực hiện quá trình đô thị hóa phi
tập trung.

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 12


SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

2.1.2.5. Phát triển làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn các giá trị văn
hóa dân tộc
Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hóa Việt
Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển các làng nghề truyền thống. Văn hóa
làng với các thể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyết thống, láng
giềng, hôn nhân, nghề nghiệp, với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội
mang đậm những sắc thái riêng, đã tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống phong
phú sâu đậm của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử nông thôn Việt Nam đã ghi nhận, sự hình thành và phát triển các
làng nghề truyền thống là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những nét
đặc sắc của văn hóa làng. Mỗi một làng nghề đều thờ cúng một thần hoàng làng,
một ông tổ riêng, với những lễ hội, phong tục, tập quán và những luật lệ riêng có.
Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của nước ta đã nổi bật lên trong lịch sử
văn hóa, văn minh Việt Nam.
Nhiều sản phẩm của các làng nghề truyền thống sản xuất ra mang tính nghệ
thuật cao, mang đặc tính riêng có của làng nghề truyền thống và những sản phẩm
đó đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hóa, là những
bảo vật được coi là biểu tượng đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam. Ngành
nghề truyền thống, đặc biệt là các làng nghề thủ công mỹ nghệ, chính là di sản
quý giá mà cha ông ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau.
Làng nghề truyền thống là cả một môi trường kinh tế xã hội và văn hóa. Nó
bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật từ đời này sang đời khác, hung
đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài ba và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc
riêng. Nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam chỉ thông qua các mặt hàng

thủ công truyền thống đặc sắc. Vì vậy, bảo tồn và phát triển các làng nghề góp
phần đắc lực vào việc giữ gìn các văn hóa của dân tộc Việt Nam trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu được thu thập qua Internet, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê,
các báo cáo tổng kết của Ủy ban Nhân dân tỉnh; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Công
GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 13

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

Thương; Chi Cục Phát triển Nông thôn; Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh
Sóc Trăng.
2.2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

 Phương pháp xác định cỡ mẫu
  0.8

  90%

Ta có: N=268

Z   1.645


MOE2=10%

2

Xác định cỡ mẫu gốc: n0=

0.8  0.2  1.6452
[  (1   )]
2
=
 43.29

Z

0.12
MOE 2
2

Xác định cỡ mẫu điều chỉnh tương quan với tổng thể
nc 

n0


1
1 

 N (n0  1) 




43.29
 43


1
1 

 268  (43.29  1) 

Vậy số mẫu cần lấy cho nghiên cứu này là 43 mẫu, tuy nhiên tác giả sử
dụng 60 mẫu tăng tính chắc chắn khi suy rộng ra cho tổng thể.

 Phương pháp thu nhập số liệu
Thu thập bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng trên cơ sở hệ thống bảng
câu hỏi soạn trước để phỏng vấn các hộ gia đình ở các ấp: Hoà Lộc I, Hoà Lộc II,
Hoà An, Hoà Phú và Hoà Thành thuộc làng nghề hầm than xã Xuân Hòa, huyện
Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
BẢNG 1. Bảng tổng hợp số mẫu điều tra tại làng nghề hầm than
tỉnh Sóc Trăng
Đơn vị tính: hộ
Tổng số
Địa phương

Sản phẩm chính

hộ làm
nghề

Số mẫu

thu thập

Ấp Hòa Lộc I, xã Xuân Hòa

Than đước, than tạp

74

18

Ấp Hòa Lộc II, xã Xuân Hòa

Than đước, than tạp

68

14

Ấp Hòa An, xã Xuân Hòa

Than đước, than tạp

57

12

Ấp Hòa Phú, xã Xuân Hòa

Than đước


42

10

Ấp Hòa Thành, xã Xuân Hòa

Than đước

27

6

268

60

Tổng
(Nguồn: chi cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, năm 2009)

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 14

SVTH: Trương Thủy Long Vân


Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

2.2.2.1. Sơ lược nội dung phương pháp nghiên cứu sử dụng

Đối với mục tiêu 1 của đề tài là phân tích thực trạng tình hình hoạt động của
các cơ sở thuộc làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng, tác giả sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp so sánh nhằm có cái nhìn tổng quát về thực trạng
phát triển của làng nghề hầm than của tỉnh Sóc Trăng hiện nay cũng như đánh
giá hiệu quả kinh tế của hoạt động làng nghề này mang lại.
Đối với mục tiêu 2 phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
cũng như sự phát triển của làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng thì phương pháp
phân tích chi phí – lợi ích (CBA), hàm phân biệt kết hợp phân tích mô hình hồi
quy tương quan được sử dụng nhằm tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động và sự phát triển của làng nghề hầm than trong tương lai.
Đối với mục tiêu 3 nhằm tăng hiệu quả hoạt động và phát triển làng nghề
hầm than tỉnh Sóc Trăng, các giải pháp được đề ra dựa trên phân tích SWOT
giúp có những chiến lược phát triển hợp lý sử dụng những điểm mạnh, tận dụng
cơ hội, vượt qua những điểm yếu và tránh các mối đe dọa.
2.2.2.2. Nội dung các phương pháp phân tích sử dụng 2

 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân
tích các hiện tượng kinh tế. Phương pháp này bao gồm:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối
lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
y = y1 – y0
y1: giá trị của kì nghiên cứu
y0: giá trị kì gốc


y: chênh lệch giữa kì nghiên cứu và kì gốc
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số


của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện
kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Kỳ nghiên cứu
2

Mai Văn Nam (2008). “Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế”, NXB Văn hóa Thông tin

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang

Trang 15

SVTH: Trương Thủy Long Vân


×