Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY sản của CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN đa QUỐC GIA IDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.82 KB, 98 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN ĐA QUỐC GIA IDI

Giáo viên hướng dẫn:
TRẦN THỊ BẠCH YẾN

Sinh viên thực hiên:
NGÔ LƯU NGỌC THẢO
MSSV: 4084213
Lớp: Kinh tế học 1 - K34

Cần Thơ, 2012

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

i

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI


LỜI CẢM TẠ
---------------------------------------------Quãng thời gian ngồi trên ghế giảng đường Trường Đại học Cần Thơ, em
đã học hỏi và tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu từ các Thầy Cô. Em xin gửi
lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ giảng viên thuộc Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh cũng như tất cả quý Thầy, Cô đã dày công truyền đạt những kiến thức
chuyên môn và những lời chỉ dạy ân cần trong suốt quá trình học ở trường.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em xin chân thành cảm ơn
sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Trần Thị Bạch Yến. Từ lúc mới bắt đầu cho đến
khi hoàn thành Cô đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như những
kinh nghiệm, những góp ý vô cũng quý báu để giúp em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Cô, Chú, Anh, Chị trong công
ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển đa quốc gia đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Xin gửi lời cảm ơn sâu nặng nhất đến gia đình, người thân, bạn bè. Những
người đã luôn ở bên, dành những lời yêu thương, động viên trong suốt quá trình
học tập đặc biệt là quãng thời gian thực hiện luận văn này.
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên
trong quá trình tìm hiểu, xử lý và phân tích số liệu em còn không tránh khỏi sai
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô để bài viết được
hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin gởi lời chúc sức khoẻ và lòng biết ơn sâu sắc đến quý
Thầy cô trường Đại học Cần Thơ cũng như các Cô chú và Anh chị trong công ty
IDI.
Ngày 05 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Ngô Lưu Ngọc Thảo

GVHD: Trần Thị Bạch Yến


ii

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
LỜI CAM ĐOAN
-----------------------------------------Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 05 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Ngô Lưu Ngọc Thảo

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

iii

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-----------------------------------------------------------....................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Ngày …. tháng …. Năm ….
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

iv

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
--------------------------------------------------------------------------• Họ và tên người hướng dẫn: TRẦN THỊ BẠCH YẾN
• Học vị: Cử nhân
• Chuyên ngành: Ngoại thương
• Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Trường
Đại học Cần Thơ
• Tên học viên: NGÔ LƯU NGỌC THẢO

• Mã số sinh viên: 4084213
• Chuyên ngành: Kinh tế học
• Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của
công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
2. Về hình thức:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
……………………………………………………………………………………
………………………………………….………………………………………...
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
……………………………………………………………………………………
…………………………………………
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
GVHD: Trần Thị Bạch Yến

v

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo



Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa, …)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Ngày........ tháng.........năm ......
Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Bạch Yến

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

vi

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-------------------------------------------------------------.....................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

vii

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu..................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................2
1.3.1. Phạm vi không gian ...............................................................................2
1.3.2. Phạm vi thời gian ..................................................................................2
1.3.3. Phạm vi nội dung ...................................................................................3

1.4. Lược khảo tài liệu ........................................................................................3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4
2.1. Phương pháp luận.........................................................................................4
2.1.1 Lý về xuất khẩu.......................................................................................4
2.1.1.1. Định nghĩa xuất khẩu.....................................................................4
2.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp...................................4
2.1.2. Giới thiệu về ngành thủy sản Việt Nam..................................................5
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thủy sản..................................5
2.1.2.2. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân..................7
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam.....................9
2.1.3.1. Thị trường....................................................................................9
2.1.3.2. Cơ cấu sản phẩm...........................................................................10
2.1.3.3. Giá sản phẩm................................................................................11
2.1.3.4. Chất lượng sản phẩm....................................................................11
2.1.3.5. Phương thức thanh toán................................................................12
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................13
2.2.1. Một số phương pháp sử dụng trong đề tài..............................................13
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................15
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu................................................................16

GVHD: Trần Thị Bạch Yến
Thảo

viii

SVTH: Ngô Lưu Ngọc


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐA QUỐC GIA IDI...................................................17
3.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty IDI..........................17
3.1.1. Lịch sử hình thành công ty.....................................................................17
3.1.2. Quá trình phát triển của công ty.............................................................17
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty IDI......................................................19
3.2.1. Chức năng .............................................................................................19
3.2.2. Nhiệm vụ ..............................................................................................19
3.3. Cơ cấu tổ chức và công tác quản trị của các phòng ban….......................... 20
3.3.1. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 20
3.3.2. Chức năng của các phòng ban.............................................................. 21
3.3.3. Tình hình nhân sự................................................................................ .24
3.4. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chủ lực của công ty.................................25
3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2009 – 2011.................27
Chương 4: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY IDI
TRONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011..................................................................31
4.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty IDI giai đoạn 2009 – 2011...... .31
4.1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu…………………………………………...31
4.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu............................................................... ..33
4.1.3. Kim ngạch xuất khẩu............................................................................37
4.1.4. Phương thức kinh doanh xuất khẩu......................................................38
4.1.4.1. Phương thức ký kết hợp đồng xuất khẩu.....................................38
4.1.4.2. Phương thức thanh toán...............................................................39
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hường đến tình hình xuất khẩu thủy sản của
công ty..............................................................................................................39
4.2.1. Phân tích các yếu tố bên trong........................................................... .39
4.2.1.1. Nguồn nguyên liệu……………………………………………..39
4.2.1.2. Nguồn nhân lực…………………………………………………42
4.2.1.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật………………………………………..42
4.2.1.4. Công tác chiêu thị mở rộng thị trường………………………....44
4.2.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài……………………………………….46

4.2.2.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………46
GVHD: Trần Thị Bạch Yến

ix

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
4.2.2.2. Môi trường kinh tế - chính trị………………………………….46
4.2.2.3. Tỷ giá hối đoái…………………………………………………48
4.2.2.4. Chính sách hàng nhập khẩu của các nước nhập khẩu…………51
4.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh………………………………………...53
4.2.3.1 Đối thủ cạnh tranh trong nước………………………………..53
4.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài……………………………….58
4.3. Đánh giá về tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty IDI giai đoạn
2009 – 2011.....................................................................................................58
4.3.1. Những mặt đã đạt được……………………………………………. 58
4.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân…………………………………… 60
4.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của
công ty IDI……………………………………………………………………62
4.4.1. Điểm mạnh của công ty……………………………………………...62
4.4.2. Điểm yếu của công ty………………………………………………..62
4.4.3. Cơ hội của công ty…………………………………………………...63
4.4.4. Thách thức của công ty………………………………………………63
4.4.5. Phân tích ma trận SWOT…………………………………………….64
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂNĐA QUỐC GIA IDI…………………………………………………69
5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của

công ty………………………………………………………………………..69
5.1.1.Dự báo về thị trường thủy sản, thuận lợi và khó khăn của công ty trong
giai đoạn hiện nay……………………………………………………………..69
5.1.2. Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2010 – 2015…………..72
5.1.2.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh…………………………………..72
5.1.2.2. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực……………………………72
5.1.2.3. Kế hoạch hoạt động xã hội - chung tay vì cộng đồng………….73
5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản
cho công ty……………………………………………………………………73
5.2.1. Tăng cường nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu……………...74

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

x

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
5.2.2. Tổ chức tốt việc nuôi trồng nguồn nguyên liệu đầu vào liên kết với
người dân địa phương và các tỉnh lân cận…………………………………….77
5.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho
cán bộ công nhân viên………………………………………………………...78
5.2.4. Nâng cao hiệu quả thông tin và các nghiệp vụ xuất khẩu, đàm phán thực
hiện hợp đồng ngoại thương…………………………………………………..79
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………….80
6.1. Kết luận…………………………………………………………………..80
6.2. Kiến nghị………………………………………………………………... 81
6.2.1. Đối với nhà nước…………………………………………………….81
6.2.2. Đối với doanh nghiệp………………………………………………..81

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..83

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

xi

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Cơ cấu trình độ lao động của công ty IDI...........................................24
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 - 2010.............27
Bảng 3: Giá trị xuất khẩu theo mặt hàng thủy sản của công ty.........................32
Bảng 4: Giá xuất khẩu trung bình theo mặt hàng thủy sản của công ty...........33
Bảng 5: Thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của công ty............................34
Bảng 6: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty....................37
Bảng 7: Top 10 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu cá tra 10 tháng đầu
năm 2011.........................................................................................................54
Bảng 6: Ma trận SWOT...................................................................................64

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

xii

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo



Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Nhà máy đông lạnh thủy sản Fresh Fish 1...........................................19
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty........................................................21
Hình 3: Tỷ giá trung bình bình quân liên ngân hàng USD/VND
giai đoạn 2009-2011.........................................................................................49

GVHD: Trần Thị Bạch Yến
Thảo

xiii

SVTH: Ngô Lưu Ngọc


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EU

European Union (Liên minh Châu Âu)

R&D

Research And Development (Nghiên cứu và phát triển)

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

GVHD: Trần Thị Bạch Yến
Thảo

xiv

SVTH: Ngô Lưu Ngọc


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất nước ta đang từng ngày phát triển mạnh, chuyển mình đi lên cùng
với sự phát triển của nền kinh tế khu vực cũng như trên thế giới. Đặc biệt, sự
kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) đã đánh dấu mốc lịch sử trọng đại, mở ra cho đất nước hướng

phát triển mới đem lại đời sống sung túc hơn cho người dân. Trong đó, xuất khẩu
đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bên cạnh đó giúp
cho sản phẩm mang “thương hiệu” Việt Nam ngày càng khẳng định trên thương
trường thế giới với chất lượng được đảm bảo và giá cả hợp lý. Trong lĩnh vực
xuất khẩu thì ngành thủy sản đã và đang trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn của
Việt Nam và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới.
Trong những năm gần đây, ngành thủy sản phát triển khá nhanh chóng
mang lại nhiều đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của đất
nước. Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam đã trở thành một trong ba ngành xuất
khẩu then chốt đóng góp cho việc thu ngoai tệ và tăng GDP, khi doanh thu toàn
ngành tăng qua các năm.
Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với những điều kiện
thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp trù phú. Với hệ thống sông ngòi dày
đặc, nguồn nước ngọt quanh năm, đây là nơi thuận lợi để phát triển các ngành
nghề thuộc lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đồng Tháp là
một trong số các tỉnh điển hình trong khu vực đã và đang phát triển mạnh mẽ lĩnh
vực thuộc ngành thủy sản. Trong thời gian qua, kinh doanh trong lĩnh vực này đã
mang lại những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và của kinh tế tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Nhận biết được tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội địa phương, hiện nay lĩnh vực này đang thu hút rất nhiều các
doanh nghiệp hoạt động và cũng đạt đựơc nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì các doanh nghiệp cũng gặp không ít
những khó khăn và thách thức từ nội tại công ty như là nguồn nhân lực, trình độ
GVHD: Trần Thị Bạch Yến

1

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo



Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
kỹ thuật và công nghệ, nguồn nguyên liệu đầu vào,… cho đến việc ảnh hưởng từ
các yếu tố bên ngoài như thị trường, đối thủ cạnh tranh…Vì vậy, tôi chọn đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Cổ
phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI” cho bài luận văn của mình, nhằm
quan sát tình hình xuất khẩu từ đó đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến tình
hình xuất khẩu của công ty và sau cùng là đưa ra một số giải pháp thích hợp
nhằm giúp cho công ty có thể nâng cao hiệu quả cao hơn trong hoạt động xuất
khẩu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Đầu tư và Phát triển đa
quốc gia IDI đồng thời tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình
xuất khẩu thủy sản của công ty từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh của
mình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty trong giai đoạn
2009 - 2011.
- Mục tiêu 2: Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất
khẩu thủy sản của công ty.
- Mục tiêu 3: Đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu và nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia
IDI.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2009 - 2011.

Luận văn này được thực hiện từ ngày 14/2/2012 đến ngày 14/4/2012.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

2

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
1.3.3 Phạm vi nội dung
Do công ty hoạt động đa dạng và nhiều lĩnh vực. Bên cạnh còn có sự hạn
chế về kiến thức và thời gian thực tập nên đề tài chỉ được thực hiện trong phạm
vi nội dung là xuất khẩu cá tra.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Nội dung luận văn được hoàn thành, bên cạnh việc xử lý và phân tích các số
liệu thực tế tại công ty thì phải kể đến việc nghiên cứu các tài liệu tham khảo chủ
yếu sau:
-

Lê Thị Hằng, “Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản

tại công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia giai đoạn 2010-2015”.
Đại học ngoại thương. Luận văn đã phân tích cụ thể về tình hình xuất khẩu của
công ty đồng thời cũng đưa ra những mặt tích cực mà công ty đạt được cũng như
những hạn chế của công ty. Từ đó tác giả đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu của công ty.
-


Lương Thị Cẩm Ngân, “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của

công ty STAPIMEX”, hướng dẫn khoa học Ths Nguyễn Phạm Thanh Nam. Luận
văn đã phân tích một cách chi tiết về tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty,
những thuận lợi khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản qua
đó tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động xuất khẩu của công
ty.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

3

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Lý thuyết về xuất khẩu
2.1.1.1 Định nghĩa xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận bằng cách bán hàng
hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác hay hàng hóa dịch vụ của quốc gia ấy
được chuyển ra ngoài phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Trên cơ sở dùng tiền tệ
làm phương tiện thanh toán.
Ngoại thương (hay còn gọi là thương mại quốc tế) là quá trình trao đổi
hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia chủ yếu thông qua hoạt động xuất, nhập
khẩu và các hoạt động gia công với nước ngoài. Ngoại thương giữ vị trí trung
tâm trong nền kinh tế đối ngoại.

Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về mặt vật chất và tài
chính, các quan hệ diễn ra không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh
vực khoa học - công nghệ có liên quan đến tất cả giai đoạn của quá trình sản
xuất, giữa các quốc gia với nhau và giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế
quốc tế.
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào
các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Những yếu
tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu phù hợp với thị trường.
Sản xuất hàng hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn
thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình
sản xuất không những cả về chiều rộng mà cả về chiều dài.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều việc làm,
tạo ra nhiều thu nhập ổn định, tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu, vừa đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng mua bán
kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

4

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
2.1.2 Giới thiệu về ngành thủy sản Việt Nam
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành thủy sản
Chế biến thủy sản là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm
thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm thủy sản

chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu,
đem về ngoại tệ cho đất nước. Những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn
liền với nhịp sống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước. Quá trình phát triển của ngành chế biến thủy sản có thể được
hình dung qua các giai đoạn sau:
a) Giai đoạn 1975 - 1980
Nằm trong tình trạng trì trệ chung của kinh tế đất nước, ngành thủy sản
cũng lâm vào tình trạng sa sút kéo dài. Sản lượng khai thác tụt dần từ 607.000 tấn
(năm 1975) xuống 398.000 tấn (năm 1980). Sản phẩm xuất khẩu giảm mạnh,
năm 1980 kim ngạch chỉ còn bằng 1/2 của năm 1976. Phương tiện khai thác thủy
sản bằng cơ giới giảm từ 34.789 chiếc (năm 1976) còn 28.522 chiếc (năm 1980).
Trang bị bảo quản nguyên vật liệu rất thô sơ, lạc hậu. Cá đánh bắt được chỉ bảo
quản bằng ướp muối trong hầm tàu. Các cơ sở chế biến có được chủ yếu bằng
nguồn viện trợ không hoàn lại của quốc tế. Năm 1980 cả nước mới chỉ có 40 cơ
sở chế biến đông lạnh với tổng công suất cấp đông là 172 tấn/ngày. Trong khi đó
nhiều nhà máy xây dựng xong nhưng không phát huy được công suất, nguyên
liệu khai thác chỉ được huy động cho chế biến từ 20 - 30%. Công nghệ chế biến
lạc hậu nên có sự thất thoát lớn trong quá trình chế biến và bảo quản. Theo số
liệu của Viện Nghiên cứu Hải sản năm 1992, nguyên liệu qua chế biến so với
tổng nguyên liệu năm 1976 chỉ đạt 22%, trong số đó tổng lượng hao phí là 21%;
nguyên liệu không qua chế biến là 72%, hao phí là 20%.
b) Giai đoạn 1981 - 1994
Cuối năm 1979, Nhà nước cho phép Bộ Thủy sản quản lý thống nhất và
khép kín toàn bộ quá trình từ đánh bắt đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm cuối
cùng, thay cho trước đây ngành chỉ đảm nhận khâu khai thác và chế biến, còn
việc thu mua và tiêu thụ do ngành nội thương và ngoại thương đảm nhận. Chủ
trương này không những khắc phục được tình trạng manh mún, rời rạc, mà còn
giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, hoạt động sản xuất gắn bó chặt chẽ với tiêu
GVHD: Trần Thị Bạch Yến


5

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
dùng. Trong 15 năm liên tục, ngành thủy sản luôn hoàn thành vượt mức toàn diện
các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 7%/năm về sản lượng khai thác; 12 - 13% về giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm
1990 giá trị sản lượng đạt 1.020.000 tấn và thu về 205 triệu USD hàng hóa xuất
khẩu. Năm 1994 đạt sản lượng 1.211.000 tấn và 458 triệu USD kim ngạch xuất
khẩu.
Nổi bật nhất trong giai đoạn này là lĩnh vực chế biến phát triển rộng khắp
với tốc độ tăng bình quân 9 nhà máy mỗi năm. Đến cuối năm 1994, số nhà máy
chế biến thủy sản đông lạnh lên đến 178 nhà máy, với tổng công suất cấp đông
780 tấn/ngày, thêm vào đó còn có hệ thống các nhà máy sản xuất nước đá với
tổng công suất 2.000 tấn/ngày... đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt về chất trong
quá trình giữ gìn độ tươi của nguyên liệu, giảm tiêu hao, thất thoát sau thu hoạch,
góp phần nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm. Kết quả là tỷ lệ sản phẩm chế
biến đông lạnh so với tổng nguyên liệu tăng nhanh và đạt 51%/năm vào năm
1994, một tỷ lệ khá cao nếu so với 11,4%/năm của thời điểm năm 1980.
Về chế biến thủy sản nội địa, thời kỳ này cả nước có 104 cơ sở chế biến
nước mắm quốc doanh và hàng chục cơ sở chế biến tư nhân với tổng công suất
khoảng 180 triệu lít/năm, ngoài ra còn có trên 10 cơ sở sản xuất bột cá, chế biến
mỗi năm khoảng 10.000 tấn cá bột các loại. Điều đáng lưu ý là, tỷ lệ sản phẩm
được bảo quản đông lạnh phục vụ tiêu dùng nội địa ngày càng tăng nhanh cả về
số lượng và chất lượng.
c) Giai đoạn 1994 đến năm 2000
Nghị quyết 03/NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 05NQ/HNTW ngày 10/6/1993, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VII đều khẳng định xây dựng thủy sản trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Bởi vậy, ngành chế biến thủy sản cũng nhận được sự chú trọng

đặc biệt của các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chương trình, dự án táo
bạo như đánh bắt xa bờ đã được hình thành. Xuất khẩu tăng mạnh, từ 550 triệu
USD (năm 1995) lên 1,478 tỷ USD (năm 2000). Tuy nhiên, với giai đoạn 19962000, theo đánh giá của các chuyên gia, mức tăng trưởng thực sự theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ mới là bước đầu.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

6

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
d) Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Chương trình chế biến và xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chương
trình tạo bước ngoặt trong thế kỷ XXI cho ngành chế biến thủy sản nước ta. Có
thể nói, chế biến xuất khẩu thủy sản là động lực cho tăng trưởng và chuyển đổi
cơ cấu trong khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Đến nay, theo Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản
(Nafiqad), cả nước có 300 cơ sở chế biến thủy sản và khoảng 220 nhà máy
chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu, có tổng công suất
200 tấn/ngày. Cũng theo thống kê của Nafiqad, tính đến thời điểm này, cả nước
có 300 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang EU, hơn 440 doanh
nghiệp sang Hàn Quốc, hơn 440 doanh nghiệp sang Trung Quốc, 30 doanh
nghiệp sang Liên bang Nga, 60 doanh nghiệp sang Brazil và gần 450 doanh
nghiệp sang Nhật Bản. Tính đến cuối năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu
hàng thủy sản đạt 5,03 tỷ USD và năm 2011 là 3,8 tỷ USD.
Chiến lược biển đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành quốc
gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển,

phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra
tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Ngành chế
biến thủy sản cũng sẽ phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mình, tạo động lực thúc
đẩy các ngành khác cùng phát triển.
2.1.2.2 Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
a) Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng
Hiện nay, thủy sản là ngành cung cấp thực phẩm và mang lại nguồn dinh
dưỡng có giá trị cao cho con người. Có 50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng
biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ,
Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam.
Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần
chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp
nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả
các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

7

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu
thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
b) Xóa đói giảm nghèo
Ngành thủy sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc
phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không
những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần
xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thủy sản nước lợ

đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán
thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh
theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo
quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven
biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ
nuôi trồng thủy sản. Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các mặt nước lớn như nuôi
cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương
trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu
vùng xa.
c) Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền
kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của
biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp
lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn
ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong những thập kỉ
qua, nhiều công trình hồ thủy điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển
thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp
lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thủy sản nước
mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động
nuôi trồng thủy sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động
canh tác lúa nước. Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã
được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá
thủy sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá
các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu
chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên
GVHD: Trần Thị Bạch Yến

8

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo



Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
cấp bách. Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi
trồng thủy sản diễn ra mạnh mẽ vào các năm gần đây. Có thể nói nuôi trồng thủy
sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể,
từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp
phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.
Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh
mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là
một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng
thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
d) Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thủy sản ở các vùng nông thôn
Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và
lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi
quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt
nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán
thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm,
các loại cá chép, cá trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.
e) Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trong nhiều năm liền, ngành thủy sản luôn ở top 5 trong bảng danh sách
các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành thủy sản còn
là một trong 14 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD trong năm
2010. Cụ thể, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 5 tỷ USD và năm
2011 đạt 6,1 tỷ USD.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam
2.1.3.1 Thị trường
Theo Samuelson, “thị trường là một quá trình trong đó người mua và
người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và

lượng hàng hoá”. Còn thị trường hàng hoá xuất khẩu là thị trường trong đó người
mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả
và số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá cao theo tiêu chuẩn quốc tế,
mua bán theo hợp đồng với khối lượng lớn, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ
mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới. Xuất khẩu hàng hoá bao hàm cả
GVHD: Trần Thị Bạch Yến

9

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
xuất khẩu trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu
qua trung gian). Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hoá của
Việt nam hoặc nhập hàng hoá của Việt nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường
khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Với định
hướng phát triển lâu dài thì thị trường nước ngoài đang là mục tiêu hướng đến
của hầu hết các doanh nghiệp trong nước tham gia trong lĩnh vực xuất khẩu. Vì
thế yếu tố thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng trưởng xuất khẩu
của Việt Nam cả về số lượng lẫn giá trị. Hiện nay thì EU đã lần lượt vượt Mỹ và
Nhật Bản để trở thành khách hàng lớn nhất của thủy sản Việt Nam với kim ngạch
hàng năm trên 1tỷ USD.
2.1.3.2 Cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có nhiều thay đổi trong thời gian hơn hai
thập kỷ qua. Tỷ trọng trong tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm
vẫn duy trì được vị trí hàng đầu song đã giảm dần do các mặt hàng khác tăng
nhanh hơn, đặc biệt là cá.
- Mặt hàng Tôm:
Trong số các mặt hàng tôm thì tôm đông lạnh chiếm phần lớn, tôm khô

chiếm tỷ lệ rất thấp, vì vậy, đôi khi những số liệu về tôm đông lạnh được coi là
đại diện của xuất khẩu tôm Việt Nam. Mặc dù Việt Nam còn xuất khẩu một số
sản phẩm tôm giá trị gia tăng khác, nhưng mặt hàng tôm đông lạnh vẫn có sự
tăng trưởng liên tục, và tốc độ tăng cũng cao hơn hẳn mức tăng của các sản phẩm
thủy sản còn lại. Phần lớn tôm đông lạnh xuất khẩu đều có nguồn gốc từ nuôi có
kích cỡ lớn và chất lượng đồng đều. Tôm khai thác do không có được những ưu
điểm trên nên chủ yếu được dùng để chế biến tôm khô và các sản phẩm giá trị
gia tăng khác. Điều này cho thấy sự đóng góp to lớn của ngành nuôi tôm Việt
Nam vào xuất khẩu thủy sản.
- Sản phẩm Cá:
Xuất khẩu các sản phẩm cá của Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong
những năm gần đây. Hiện nay cá tra, basa là mặt hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất
khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản. Từ đầu năm 2010 đến nay, xuất khẩu cá tra,
cá ba sa của nước ta đã mở rộng thêm thị trường ra 30 quốc gia mới, nâng tổng

GVHD: Trần Thị Bạch Yến

10

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty IDI
số các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam lên 140 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
Tóm lại, việc đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản sẽ mang lại giá trị ngày
càng to lớn cho ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bằng việc đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu thị hiếu tiêu dùng không chỉ khách hàng trong nước mà còn cả
khách hàng tiềm năng to lớn ở nước ngoài. Nhưng trong thực tế thì việc tăng tỷ
trọng trong chế biến chuyên sâu thủy sản của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.

Điều đó sẽ mang lại những tác động tiêu cực cho ngành chế biến thủy sản xuất
khẩu trong thời gian tới. Vì vậy các cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học công
nghệ và các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư nghiên cứu thị hiếu và thói quen
tiêu dùng của từng thị trường cũng như các phương thức sản xuất đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm để có những chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp.
2.1.3.3 Giá sản phẩm
Với tình hình lạm phát ngày càng tăng trong nước kéo theo đó là nguồn
nguyên liệu đầu vào và chi phí cho việc xây dưng cơ sở hạ tầng, đầu tư cơ bản
của doanh nghiệp cũng tăng theo. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn vốn cũng gặp
khó khăn vì chi phí cho việc sử dụng vốn cũng tăng lên. Và một bài toán đặt ra
cho doanh nghiệp là làm sao hạn chế được chi phí đầu vào mà vẫn nâng cao giá
trị và sản lượng thủy sản xuất khẩu. Nói một cách khác là giá của sản phẩm phải
mang tính cạnh tranh cao để có thể đạt được sự tăng trưởng đó. Từ đó, ta có thể
thấy giá cả của sản phẩm sẽ là một yếu tố có ảnh hưởng đến tình hình tăng
trưởng của ngành xuất khẩu nói chung và ngành xuất khẩu thủy sản nói riêng. Và
một điều đáng mừng là không chỉ giá trung bình của thủy sản Việt Nam xuất
khẩu trong những năm qua đều tăng mà cả giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng tăng.
2.1.3.4 Chất lượng sản phẩm
Thị trường mục tiêu của hàng thủy sản Việt Nam đó là những nước phát
triển có trình độ về khoa học kĩ thuật cao, do đó ý thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm của người dân cũng được nâng lên rõ rệt. Đó là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, việc đạt được các chứng nhận vệ
sinh an toàn thực phẩm cùng các tiêu chuẩn về sinh hóa trong mặt hàng là rất cần
thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu vào các thị trướng tiềm năng
ấy. Không những thế mà vấn đề về việc truy xuất nguồn gốc của mặt hàng cũng
GVHD: Trần Thị Bạch Yến

11

SVTH: Ngô Lưu Ngọc Thảo



×