Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sản XUẤT của mô HÌNH TRỒNG lúa HAI vụ ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ -QTKD

*******

LUẬN VĂN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở
HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S.NGUYỄN THỊ KIM HÀ

TRẦN THỊ MÁY
Mã số SV: 4074607
Lớp:Kinh tế NN 02- K33

Cần Thơ, 2011


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và


các kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày..........tháng.........năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Máy

i

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy
LỜI CẢM TẠ


Được sự giới thiệu của trường Đại học Cần Thơ, và sự chấp nhận của
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành, sau thời gian thực tập và thu
thập số liệu sơ cấp trên địa bàn huyện, và số liệu thứ cấp được Phòng Nông
nghiệp cung cấp cùng với các lý thuyết kinh tế đã được học ở trường, đến nay em
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài : “Phân tích hiệu quả sản xuất của
mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Châu Thành tỉnh An Giang”.
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn được sự
giúp đỡ tận tình từ nhà trường và đơn vị thực tập.
Trân trọng cảm ơn Cô Nguyễn Thị Kim Hà đã hướng dẫn tận tình và bổ
sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Em xin cảm ơn các cô chú và anh chị làm việc tại Phòng Nông nghiệp
huyện Châu Thành đã cung cấp cho em các tài liệu có liên quan đến đề tài,
hướng dẫn tận tình đến địa bàn thu thập số liệu sơ cấp để em bổ sung vào đề tài.
Nhân dịp này, cũng xin cảm ơn các bạn trong lớp đã nhiệt tình giúp đỡ,
đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn !

Ngày.........tháng.......năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Máy

ii

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Ngày..........tháng..........năm 2011
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên: NGUYỄN THỊ KIM HÀ
Học vị: Thạc Sỹ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ MÁY
Mã số sinh viên: 4074607
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện
Châu Thành - tỉnh An Giang”.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………..
2. Về hình thức:
………………………………………………………………………………..
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………..
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
………………………………………………………………………………..
5. Nội dung và kết quả đạt được:
………………………………………………………………………………..
6. Các nhận xét khác
………………………………………………………………………………..
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Giáo viên hướng dẫn

iv

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà


SVTH: Trần Thị Máy

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Họ và tên:
Học vị:
Chuyên ngành:
Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ MÁY
Mã số sinh viên: 4074607
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện
Châu Thành - tỉnh An Giang”.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………..
2. Về hình thức:
………………………………………………………………………………..
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………..
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
………………………………………………………………………………..
5. Nội dung và kết quả đạt được:
………………………………………………………………………………..
6. Các nhận xét khác
………………………………………………………………………………..
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011


Giáo viên phản biện

v

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy
MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.............................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................... 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................... 2
1.4.1. Phạm vi không gian.............................................................................. 2
1.4.2. Phạm vi thời gian ................................................................................. 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................... 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................... 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về sản xuất .......................................................................... 4
2.1.2. Hàm sản xuất........................................................................................ 4

2.1.3. Hiệu quản sản xuất ............................................................................... 5
2.1.4. Vùng chuyên canh ............................................................................... .9
2.1.5. Các mô hình khoa học kỹ thuật phổ biến mà nông hộ đang áp dụng ... ..9
2.1.6. Các tỷ số tài chính ............................................................................... .9
2.1.7. Các phương pháp sử dụng trong phân tích .......................................... 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 11
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ................................................... 11
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 12
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu............................................................ 12
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH .................................... 13
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................... 13
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 14
3.1.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội ...................................................................... 17
vi

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

3.1.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất................................................................. 22
3.1.4. Y tế, văn hóa và các vấn đề xã hội...................................................... 24
3.1.5. Mô hình sản xuất nông nghiệp............................................................ 25
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG............................................................... 28
3.2.1. Tình hình sản xuất lúa hai vụ ở huyện Châu Thành ............................ 28
3.2.2. Thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất lúa hai vụ ở huyện Châu

Thành tỉnh An Giang........................................................................................ 31
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG..... 33
4.1. MÔ TẢ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MẪU ĐIỀU TRA ............................ 33
4.1.1. Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong quá trình sản xuất lúa............ 33
4.1.2. Kỹ thuật sản xuất............................................................................... 37
4.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA VÙNG............................................................. 42
4.2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất lúa trong năm
2009 – 2010 ..................................................................................................... 42
4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất .................................... 47
4.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .................................... 52
4.2.4. Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ....................................... 54
4.2.5. Phân tích các chỉ số tài chính để thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình
sản xuất lúa ...................................................................................................... 57
CHƯƠNG 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH
AN GIANG ..................................................................................................... 59
5.1. NHỮNG MẶT TỒN TẠI TRONG MÔ HÌNH ..................................... 59
5.1.1. Tồn tại trong sản xuất......................................................................... 59
5.1.2. Điều kiện thời tiết............................................................................... 59
5.1.3. Kỹ thuật sản xuất................................................................................ 60
5.1.4. Chi phí sản xuất.................................................................................. 60
5.1.5. Tồn tại trong tiêu thụ .......................................................................... 60
5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH ....... 61
vii

Luận văn tốt nghiệp



GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

5.2.1. Thực hiện nghiêm lịch thời vụ và tổ chức xuống giống tập trung đồng
loạt................................................................................................................... 61
5.2.2. Về mặt kỹ thuật .................................................................................. 61
5.2.3. Giải pháp tác động.............................................................................. 61
5.2.4. Về vốn................................................................................................ 62
5.2.5. Về thị trường ...................................................................................... 63
5.2.6. Về thông tin........................................................................................ 63
5.2.7. Về lao động ........................................................................................ 64
5.2.8. Về cơ sở hạ tầng................................................................................. 64
5.2.9. Một số giải pháp khác......................................................................... 64
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 65
6.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 65
6.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................. 66
6.2.1. Đối với nông hộ.................................................................................. 66
6.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương..................................... 66

viii

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang
Bảng 1: Số mẫu và tỷ lệ mẫu chia theo xã ........................................................ 12
Bảng 2: Dân số trung bình huyện Châu Thành và dự kiến dân số đến 2020 ...... 17
Bảng 3: Diện tích trồng lúa của các xã trong huyện Châu Thành năm 2011...... 29
Bảng 4: Tổng hợp số thành viên trong gia đình, lao động trực tiếp sản xuất và
trình độ văn hóa của nông hộ............................................................................ 33
Bảng 5: Tỷ lệ (%) lao động trực tiếp sản xuất................................................... 34
Bảng 6: Nhu cầu vốn, lượng tiền vay, lãi suất, thời hạn vay ............................. 35
Bảng 7: Tỷ lệ (%) hộ có vay vốn để sản xuất.................................................... 36
Bảng 8: Diện tích đất trồng lúa của nông hộ ..................................................... 37
Bảng 9: Kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp của nông dân....................... 38
Bảng 10: Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật được nông hộ tiếp nhận .............. 38
Bảng 11: Số lần tham gia tập huấn của các nông hộ ......................................... 39
Bảng 12: Tỷ lệ (%) hộ có áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất lúa................... 39
Bảng 13: Tỷ lệ (%) hộ tham gia tập huấn kỹ thuật ............................................ 40
Bảng 14: Tỷ lệ (%) hộ áp dụng các hình thức khoa học kỹ thuật....................... 41
Bảng 15: Khoản mục về chi phí sản xuất lúa của nông hộ trong năm 2009 – 2010
......................................................................................................................... 42
Bảng 16: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ đông xuân
của nông dân năm 2009 – 2010 ........................................................................ 47
Bảng 17: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ hè thu của
nông hộ năm 2009 – 2010 ................................................................................ 49
Bảng 18: Năng suất đạt được của nông hộ ở từng vụ trong năm 2009 – 2010 ...
......................................................................................................................... 51
Bảng 19: Chi phí trung bình, thu nhập và lợi nhuận trên công của vụ đông xuân
và hè thu năm 2009 – 2010............................................................................... 53
Bảng 20: Chi phí, thu nhập, và lợi nhuận trung bình của nông hộ trên một đơn vị
diện tích ........................................................................................................... 55
Bảng 21: Khoản mục chi phí, năng suất, lợi nhuận sản xuất lúa ở từng vụ tro9ng
năm 2009 – 2010.............................................................................................. 56

Bảng 22: Một số chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ .......... 57
ix

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy
DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1: Sơ đồ hành chánh huyện Châu Thành .................................................. 14
Biểu đồ 1: Cơ cấu về chi phí bình quân 1 vụ cho cả năm .................................. 44
Biểu đồ 2: So sánh về chi phí, thu nhập, lợi nhuận giữa hai vụ đông xuân và hè
thu năm 2009 – 2010 ........................................................................................ 53

x

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng việt
DT: doanh thu

CP: chi phí
LN: lợi nhuận
BVTV: bảo vệ thực vật
NN: nông nghiệp
TTKN: trung tâm khuyến nông
NH: ngân hàng
NH TMCP: ngân hàng thương mại cổ phần
CLB: câu lạc bộ

xi

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một
nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh, nhưng hiện nay
nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực
đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế
giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành sản xuất
lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể đưa Việt
Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới.
An Giang vốn là một tỉnh đang có thế mạnh về nông nghiệp. Trong đó
huyện Châu Thành là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn và chiếm tỷ trọng

cao, các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp luôn được xác định là chủ đạo trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Sản xuất cây lúa luôn giữ vai trò
then chốt và là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội của nhân dân
huyện. Trong chiến lược phát triển kinh tế huyện xem đây là một thế mạnh của
mình. Vì thế, trong thời gian qua nhiều nông dân huyện Châu Thành đã đẩy
mạnh liên kết cùng chính quyền địa phương ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa
học công nghệ vào sản xuất lúa như: giống lúa mới năng suất cao (Jasmine),
phẩm chất tốt có giá trị xuất khẩu, liên kết với các kỹ thuật viên, các trường đại
học, trung tâm khuyến nông, tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về các kỹ thuật
sản xuất.
Thế nhưng, thế mạnh của cây lúa chưa được các nông hộ khai thác đúng
mức và phát huy tối đa trong quá trình sản xuất cụ thể như: năng suất sản xuất
lúa của các nông hộ trong huyện chưa cao, chất lượng lúa chưa tốt nên làm giảm
giá bán của người nông dân. Thiên tai và dịch bệnh trong sản xuất lúa tại huyện
thường xuyên diễn ra đã làm cho năng suất lúa giảm xuống đáng kể. Bên cạnh
đó, do nhiều biến động về kinh tế, giá cả vật tư nông nghiệp dùng để sản xuất lúa
ngày càng cao làm cho chi phí ngày càng tăng, thị trường có nhiều biến động nên
giá lúa rất bấp bênh, đầu ra không còn ổn định như trước và một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng này là do việc sản xuất nhỏ lẻ không tập trung
của bà con nông dân, cộng với sự liên kết không chặt chẽ giữa doanh nghiệp và
1

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

người nông dân. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn còn thấp. Từ đó dẫn đến thu nhập

ròng của các nông hộ giảm làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất
của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Châu Thành - tỉnh An Giang” để đánh
giá thực trạng sản xuất lúa của vùng. Từ đó đưa ra những giải pháp giúp những
nông hộ sản xuất lúa có hiệu quả hơn góp phần nâng cao thu nhập cho bà con
nông dân.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Châu
Thành - tỉnh An Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng sản xuất lúa hai vụ ở huyện Châu Thành - tỉnh An
Giang.
Phân tích kết quả sản xuất của từng vụ và của cả mô hình.
Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất lúa hai vụ ở huyện Châu
Thành.
Đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Hiện nay việc sản xuất lúa của ông (bà) ra sao?
(2) Hiệu quả sản xuất lúa của ông (bà) như thế nào?
(3) Trong khi sản xuất nông nghiệp ông (bà) đã gặp những thuận lợi và khó
khăn gì?
(4) Những giải pháp nào giúp ông (bà) trồng lúa đạt hiệu quả hơn?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi không gian
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi huyện Châu Thành – tỉnh An
Giang là nơi có các nông hộ đang sản xuất lúa hai vụ, thuận lợi cho việc thu thập
số liệu sơ cấp từ nông hộ.
1.4.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong giới hạn thời gian của học kỳ II năm học 20102011 và trong khung kế hoạch làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Kinh tế 2


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

QTKD Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 12 đến cuối tháng 05 năm 2011.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cây lúa ở huyện Châu Thành tỉnh An
Giang.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, việc lược khảo các tài liệu có liên quan là
rất hữu ích giúp cho đề tài nghiên cứu sẽ hoàn thiện hơn, phong phú hơn. Cụ thể
đã có sự tham khảo các đề tài sau:
Nguyễn Thị Thu An (2006) “Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh
Sóc Trăng. Đề tài đã được tác giả ứng dụng theo phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp phân tích hồi quy tương quan để thấy được tính hiệu quả khi nông
hộ ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Phạm Thị Kim Phượng (2009) “ Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất
nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang”. Tác giả dùng
phương pháp thống kê mô tả nhằm thấy được những thuận lợi và khó khăn trong
quá trình sản xuất lúa từ đó có thể đề ra một số giải pháp thích hợp để khắc phục
những khó khăn góp phần cải thiện đời sống của nông dân và phát triển kinh tế
địa phương.
Nguyễn Thị Ngọc Thắm (2008) “ Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất
lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre”. Tác giả đã áp

dụng phương pháp phân tích tần số, hồi quy tương quan và kiểm định sự phù hợp
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận.

3

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất: Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qui trình biến đổi để
tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó.
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng
hóa dịch vụ khác. Trong sản xuất lúa thì các yếu tố đầu vào bao gồm: giống,
phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, lao động, vốn, máy móc thiết bị...
Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình
sản xuất yếu tố đầu ra thường đo bằng sản lượng.
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm đầu
ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất.
Sản xuất lúa một vụ là việc gieo trồng một lần lúa xuống nguồn đất đai
sẵn có và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc nông
dược, vốn, máy móc thiết bị… để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Sản xuất lúa hai vụ là việc gieo trồng hai lần lúa xuống nguồn đất đai sẵn
có và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc nông dược,

vốn, máy móc thiết bị… để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Thường thì nông
dân gieo trồng vào cuối tháng 10 thu hoạch tháng giêng (âm lịch) được gọi là vụ
đông xuân, còn vụ hè thu gieo trồng tháng ba thu hoạch tháng 6.
Sản xuất lúa ba vụ là việc gieo trồng ba lần lúa xuống nguồn đất đai sẵn
có và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc nông dược,
vốn, máy móc thiết bị… để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Ba vụ đó là
đông xuân, hè thu và thu đông.
2.1.2. Hàm sản xuất
Mô tả một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để sản xuất
thành một sản phẩm cụ thể nào đó.
Dạng tổng quát: y = f(x1, x2,..., xm)
y: là mức sản lượng
x1, x2,..., xm: là các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất
Chi phí lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp
4

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính
bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).
2.1.3. Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:
Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích = Doanh thu trên một đơn vị diện tích –

Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích
Trong đó:
Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn
vị diện tích.
Doanh thu: là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm.
Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tổng các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất lúa
bao gồm: chi phí chuẩn bị đất; chi phí giống; chi phí gieo sạ, cấy; chi phí phân
bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí chăm sóc; chi phí nhiên liệu,
năng lượng; chi phí vận chuyển trong sản xuất; chi phí thuê đất; chi phí lãi vay;
chi phí thu hoạch...
2.1.4. Vùng chuyên canh
Chuyên canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một
loại cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Sản xuất
chuyên canh thường gây ra những rủi ro sau:
Dịch bệnh dễ phá hoại và sâu bệnh kháng với thuốc nông dược.
Giảm sút năng suất cây trồng.
Rủi ro về kinh tế lớn.
Giảm độ màu mỡ, phì nhiêu của đất đai gây tác động xấu đến môi trường.
2.1.5. Các mô hình khoa học kỹ thuật phổ biến mà nông hộ đang áp dụng
2.1.5.1. Giống mới
Là loại giống có sức nảy mầm cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất cao, dễ làm và giá thành hợp lý. Một số giống mới được
bà con gieo trồng hiện nay là Jasmine 35, Jasmine 85, OM5451, OM2517,
OM2717...
5

Luận văn tốt nghiệp



GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

2.1.5.2. IPM
IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong
khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây
hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì
mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
Trồng và chăm cây khoẻ: Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa
phương. Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn. Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây
sinh trưởng tốt có sức chống chịu và cho năng suất cao.
Thăm đồng thường xuyên - kiểm tra đồng ruộng thường xuyên: nắm được
diễn biến về sinh trưởng phát triển của cây trồng; dịch hại; thời tiết, đất, nước...
để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng: nông dân hiểu biết kỹ thuật, có
kỹ năng quản lý đồng ruộng cần tuyên truyền cho nhiều nông dân khác.
Phòng trừ dịch hại: sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo
mức độ sâu bệnh, thiên địch ký sinh ở từng giai đoạn. Sử dụng thuốc hoá học hợp
lý và phải đúng kỹ thuật
Bảo vệ thiên địch: bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt
dịch hại.
2.1.5.3. Sạ hàng
Là biện pháp sử dụng công cụ kéo hàng để sạ lúa với mật độ vừa phải, vừa
tiết kiệm được giống vừa đỡ tốn chi phí gieo sạ. Áp dụng biện pháp này nông dân
tốn chi phí phân thấp, hạn chế được thuốc nông dược và đạt năng suất cao.
2.1.5.4. Ba giảm ba tăng
a) 3 giảm
* Giảm lượng giống gieo trồng trên đơn vị diện tích.

Sử dụng hạt giống chất lượng cao, độ thuần cao, sạch sâu bệnh, tỷ lệ nẩy
mầm tốt.
Trước lúc ngâm ủ làm sạch tạp chất, phơi lại nắng nhẹ để tăng sức nẩy mầm
6

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

cho hạt giống.
Ngâm ủ phải đúng kỹ thuật làm tăng tỷ lệ nẩy mầm.
Gieo đều và đúng kỹ thuật theo từng thời vụ.
* Giảm thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh.
Đối với cây trồng nói chung cây lúa nói riêng nếu sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật không đúng không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây hậu quả
đến môi trường sinh thái và tạo sự bùng phát dịch hại còn nặng hơn.
Để giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật chúng ta phải hiểu và thực hiện được
hai vấn đề cơ bản sau:
Một là: Trên đồng ruộng thường xuyên có các loại thiên địch tồn tại và
cùng phát triển với sâu hại, chúng sử dụng sâu hại làm thức ăn nên giữ cho mật
độ sâu hại tồn tại dưới mức gây thiệt hại đến năng suất cây trồng .
Hai là: Trong từng giai đoạn sinh trưởng nhất định của cây lúa. Cây có khả
năng đền bù lại thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Nếu ta sử dụng cả 2 yếu tố trên đỡ
phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu bệnh.
Ta không phun thuốc khi biết rằng thiên địch đang có mặt trên đồng ruộng
với số lượng (mật độ) đủ để hạn chế, tiêu diệt sâu hại.
Ta không cần phun thuốc nếu biết rằng tại thời kỳ sinh trưởng của lúa, cây

có khả năng bù đắp lại được những phần thiệt hại do sâu bệnh mà không ảnh
hưởng đến năng suất.
Khuyến cáo để giảm lượng thuốc phòng trừ sâu bệnh chúng ta cần phải áp
dụng biện pháp kỹ thuật IPM trong suốt cả quá trình sinh trưởng của cây. Sử
dụng các giống kháng sâu bệnh để giảm lượng thuốc. Không nên sử dụng thuốc
trừ sâu, đối với vụ đông xuân từ sau gieo đến 40 - 45 ngày, đối với hè thu từ sau
gieo đến 20 - 25 ngày. Chăm sóc bón phân cân đối hợp lý giúp cây trồng sinh
trưởng thuận lợi.
* Giảm lượng phân đạm (bón đạm theo nhu cầu dinh dưỡng của cây
lúa)
Đầu tư phân bón cho lúa là cần thiết để tăng hiệu quả sản suất. Tuy nhiên
trong sản xuất chúng ta không phải nơi nào nông dân cũng bón đạm cân đối cho
cây lúa.
Nhiều nơi nông dân bón quá nhiều đạm, sinh ra thừa và lãng phí, có nơi lại
7

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

bón thiếu, không đủ nên không phát huy được năng suất của giống. Để trồng lúa
có năng suất và có hiệu quả kinh tế cần đầu tư phân bón đúng, đủ và áp dụng bón
đạm theo nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Khi bón đạm vào đất cho lúa tuỳ điều kiện thời tiết và loại đất, cây lúa chỉ
sử dụng được 40 % lượng đạm, 20 % đạm do đất giữ chặt còn 40 % đạm bị rửa
trôi và bốc hơi .
Để bón đạm đúng kỹ thuật, tăng hiệu quả sử dụng phân chúng ta hãy tìm

hiểu nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa.
Cũng như các loại cây trồng khác, cây lúa cần dinh dưỡng cho cả quá trình
sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên trong các loại dinh dưỡng thì nhu cầu dinh
dưỡng đạm cây lúa lớn hơn cả. Cây lúa cần nhiều đạm trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển, đặc biệt hai thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Đây là hai thời
kỳ mà cây lúa cần nhiều dinh dưỡng đạm nhất, lý do là:
Thời kỳ lúa đẻ nhánh:
Do lượng đạm bón thúc khi gieo đã hết.
Cây trồng cần nhiều năng lượng cung cấp cho sự phát triển thân lá, rể và
đặc biệt hình thành các dãnh mới.
Bón đạm thời kỳ này nhằm đảm bảo cho cây lúa đẻ đủ nhánh hữu hiệu trên
đơn vị diện tích để có năng suất cao.
Thời kỳ lúa làm đòng:
Cũng do lượng đạm bón trước đó cây sử dụng đã hết.
Cồn bổ sung dinh dưỡng để tiếp tục phát triển thân, lá và đặc biệt cung cấp
năng lượng cho sự hình thành cơ quan sinh sản của cây lúa; bông, dé và hạt.
Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây vào thời kỳ này sẽ cho bông lúa to, hạt
mẫy và chắc, đảm bảo cho năng suất cao.
b) 3 tăng
* Tăng năng suất
Do áp dụng đúng kỹ thuật gieo trồng, đầu tư phân bón, chăm sóc tốt đúng
quy trình kỹ thuật nên năng suất lúa được tăng lên.
* Tăng hiệu quả kinh tế
Do giảm được lượng giống gieo, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sử
dụng phân bón hợp lý nên năng suất của cây trồng được tăng lên và đạt được lợi
8

Luận văn tốt nghiệp



GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

nhuận cao.
* Tăng chất lượng sản phẩm
Sản phẩm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mẫu mã hàng hoá sáng
đẹp...
2.1.5.5. Một phải năm giảm
a) 1 phải: Phải sử dụng giống tốt, giống xác nhận.
b) 5 giảm gồm có:
Giảm giống : Áp dụng mật độ sạ hợp lý 80 - 100 kg lúa giống/ ha và áp
dụng công cụ gieo sạ theo hàng.
Giảm lượng phân đạm: ứng dụng biện pháp bón phân đạm theo bảng so
màu lá lúa.
Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật: hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng qui trình quản lý dịch hại
tổng hợp IPM.
Giảm lượng nước tưới và số lần bơm tưới: Áp dụng theo kỹ thuật khô ướt
xen kẽ ( tưới nước tiết kiệm).
Giảm thất thoát trong và sau thu hoạch: Ứng dụng thu hoạch bằng máy gặt
đập liên hợp và sử dụng biện pháp sấy lúa.
2.1.6. Các chỉ số tài chính
Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cho một công (1000m2)
Lợi nhuận là lượng tiền thu nhập thực mà nông hộ có được sau khi đã trừ
các khoản chi phí đầu tư ban đầu.
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu
tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số DT/CP
nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì hoà vốn, DT/CP lớn

hơn 1 người sản xuất mới có lời.
Doanh thu
DT/CP =
Chi phí
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra
thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số
dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
9

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy
Lợi nhuận

LN/CP =
Chi phí
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Thể hiện trong một đồng doanh thu có
bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu.
Lợi nhuận
LN/DT =
Doanh thu
2.1.7. Các phương pháp sử dụng trong phân tích
2.1.7.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp phân tích nhờ vào tổng hợp các
phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực
kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông
tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.

Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu
thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên
cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
2.1.7.2. Phương pháp hồi quy tương quan
Các số liệu sơ cấp từ bảng câu hỏi phỏng vấn và các số liệu thứ cấp được
cung cấp bởi cơ quan thực tập được phân tích thông qua phương pháp hồi quy
tuyến tính bằng mô hình hồi quy bội tuyến tính.
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy
và nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục. Phương trình hồi quy tổng thể có dạng:
Y = α + β1 X 1 + β 2 X 2 + β 3 X 3 + β 4 X 4 + β 5 X 5 + β6 X 6

Trong đó:
Biến phụ thuộc (Y): năng suất lúa mà nông hộ đạt được.
Các biến độc lập:
X1: chi phí chuẩn bị đất (trang, trục, xới..)
X2: chi phí phân bón
X3: chi phí thuốc nông dược
10

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

X4: chi phí chăm sóc (làm cỏ)
X5: chi phí cắt
X6: chi phí khác (thuê đất và lãi suất)

Giả thiết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là:
H0: β1 = β 2 = β 3 = β 4 = β 5 = β6 (hay các yếu tố được đưa vào phân tích
trong mô hình không ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ).
H1: Có ít nhất 1 tham số βi  0 (tức là có ít nhất một yếu tố được đưa vào
phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ.
Sử dụng các tỷ số tài chính như: thu nhập/chi phí, lợi nhuận/chi phí, thu
nhập/lợi nhuận để làm cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế.
Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để so sánh các chỉ
tiêu hiệu quả sản xuất giữa các vụ trong vùng nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu là các xã Vĩnh An, Vĩnh Bình, thuộc huyện Châu Thành
tỉnh An Giang. Sau khi tham giảo ý kiến của Trưởng phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Châu Thành, tôi đã chọn địa bàn nghiên cứu tại các xã
trên. Vì ở đây các nông hộ sản xuất lúa hai vụ chiếm tỷ trọng cao hơn so với các
xã khác trong toàn huyện, đặc biệt diện tích trồng lúa hai vụ lại nhiều và tập
trung, nên nghiên cứu số liệu tại các xã này có tính đại diện cao để suy ra cho cả
huyện Châu Thành.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
Số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Châu Thành – tỉnh An Giang, các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có
liên quan đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của các trường Đại
học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác...
Thông tin từ các website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân tại
huyện Châu Thành tỉnh An Giang.
11


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy

Tổng số mẫu chính thức được lấy là 40 mẫu để đảm bảo tính đại diện cho
tổng thể đồng thời cân nhắc về thời gian, chi phí và nhân lực.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, số mẫu được lấy theo tỷ lệ sau:

Bảng 1: SỐ MẪU VÀ TỶ LỆ MẪU CHIA THEO XÃ
Tên xã

Số mẫu

Tỷ lệ (%)

Vĩnh An

19

47,5

Vĩnh Bình

21

52,5


Tổng

40

100

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu thực tế, 02/2011)

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân
tích thực trạng sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Châu Thành - tỉnh
An Giang.
Đối với mục tiêu 2: dùng phương pháp so sánh và hồi quy tương quan
được sử dụng để đánh hiệu quả sản xuất của hai vụ và của cả mô hình.
Đối với mục tiêu 3: dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích tình
hình sản xuất lúa hai vụ ở huyện Châu Thành – tỉnh An Giang, từ đó rút ra những
mặt thuận lợi và khó khăn cho việc canh tác lúa.
Đối với mục tiêu 4: từ những phân tích trên, ta rút ra các giải pháp hợp lý
và khắc phục các khó khăn cho mô hình sản xuất lúa hai vụ.

12

Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà

SVTH: Trần Thị Máy


CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành là huyện tiếp giáp với thành phố Long Xuyên, trung
tâm của tỉnh An Giang, nằm về phía tây sông Hậu, có diện tích đất tự nhiên là
35.506 ha với dân số 176.782 người theo số liệu thống kê năm 2008, gồm 12 xã
và một thị trấn.
Phí bắc giáp huyện Châu Phú (29.176 km)
Phía đông, đông bắc giáp huyện Chợ Mới (8.338 km)
Phí đông, đông nam giáp thành phố Long xuyên (12.446 km)
Phía nam giáp huyện Thoại Sơn (30.490 km)
Phía tây giáp huyện Tri Tôn (7.027 km)
Phía tây bắc giáp huyện Tịnh Biên (0,158 km)
Huyện Châu Thành tiếp cận khu đô thị thành phố Long Xuyên, nằm trên
tuyến trục mà trong quy hoạch tổng thể của tỉnh An Giang gọi là trục động lực
Long Xuyên – Châu Đốc cửa khẩu biên giới Khánh Bình và Vĩnh Xương, nằm
ven sông Hậu. Châu Thành ở trên tam giác quy hoạch phát triển các khu công
nghiệp của tỉnh: Cần Đăng – Bình Hòa – An Châu.
Khu công nghiệp Bình Hòa nằm gần vị trí trung tâm của huyện với diện
tích 150 ha và xây dựng đường nối đến bờ sông Hậu sẽ thu hút đầu tư vào thương
mại dịch vụ và thu hút lao động tạo nguồn thu cho huyện.
Huyện Châu Thành có điền kiện tự nhiên giống như tỉnh An Giang, trong
đó có hơn 84% diện tích là đất nông nghiệp tương đối là đất phù sa màu mỡ và
diện tích mặt nước ngọt lớn, huyện Châu Thành có thế mạnh về sản xuất lúa gạo
và thủy sản. Ngoài ra, Châu Thành còn có diện tích đất phù sa cồn có tiềm năng
sản xuất rau màu, vận tải đường thủy thuận lợi để tiếp cận với thị trường tiềm
năng về rau màu chất lượng của trung tâm đô thị của tỉnh và ở địa phương lân

cận.

13

Luận văn tốt nghiệp


×