Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH mô HÌNH NUÔI tôm sú CÔNG NGHIỆP tại THÀNH PHỐ bạc LIÊU – TỈNH bạc LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 134 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ
HÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU –
TỈNH BẠC LIÊU

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN TRI NAM KHANG

TRẦN THỊ TƯỜNG VI
MSSV: 4093747

Lớp: KINH TẾ HỌC – K35

Cần Thơ - 2013


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập vừa qua được sự hướng dẫn của Quý thầy cô
Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ em đã được học


nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Tri Nam
Khang và Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD đã tạo điều kiện cho em thực hiện
đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn chị Trương Thủy Long Vân và các anh chị ở Cục
thống kê tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ em trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn đến quý bà con nông dân ở các xã Vĩnh Trạch, Vĩnh
Trạch Đông, Hiệp Thành và phường Nhà Mát của thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc
Liêu đã nhiệt tình cung cấp các thông tin, số liệu có liên quan đến đề tài.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân tình của quý Thầy Cô
và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em kính chúc các quý thầy, quý cô trường Đại Học Cần Thơ được
dồi dào sức khoẻ, luôn hoàn thành tốt công tác của mình cũng như ngày càng
đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tao tại Đồng Bằng
Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Xin chân thành cám ơn!
Ngày 15 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Tường Vi

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

i

SVTH: Trần Thị Tường Vi



Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 15 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Tường Vi

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

ii

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 Họ và tên người nhận xét: NGUYỄN TRI NAM KHANG

Học vị: Thạc sĩ

 Chuyên ngành: Marketing – Du lịch & dịch vụ

 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – Trường ĐHCT
 Tên sinh viên: TRẦN THỊ TƯỜNG VI

MSSV: 4093747

 Lớp: Kinh tế học – K35
 Tên đề tài: Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
 Cơ sở đào tạo: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – Trường ĐHCT
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

yêu cầu chỉnh sửa,…)
……………………………………………………………………………………
GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

iii

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Tri Nam Khang

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

iv

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 2013
Giáo viên phản biện

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

v

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung: ................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................. 2
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................... 2
1.3.1. Kiểm định giả thuyết .......................................................................... 2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU............................. 3
1.4.1. Phạm vi không gian:.......................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi thời gian: .............................................................................. 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................ 3
1.4.4. Giới hạn đề tài.................................................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU:......................................................................... 3
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................. 7
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................... 7
2.1.1. Những khái niệm cơ bản về nuôi tôm sú............................................. 7
2.1.2. Những khái quát về hiệu quả và hiệu quả tài chính............................. 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 9
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu...........................................................11
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .....................................16
3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................16
3.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ..............................16
3.2.1 Dân số - Dân cư – Lao động...............................................................16
3.2.2. Tình hình kinh tế ...............................................................................17

3.2.3. Tình hình văn hóa – xã hội ................................................................17
3.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NUÔI TÔ SÚ TẠI THÀNH PHỐ BẠC
LIÊU ...................................................................................................................19
GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

vi

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

3.3.1. Thực trạng nuôi tôm sú hiện nay .......................................................19
3.3.2. Nguồn cung các yếu tố đầu vào .........................................................21
3.3.3. Rào cản, trở ngại ...............................................................................24
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNG
NGHIỆP CỦA HỘ NUÔI TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU
……. ...................................................................................................................26
4.1.THỰC TRẠNG NUÔI TÔM SÚ THEO HÌNH THỨC CÔNG NGHIỆP
CỦA HỘ NUÔI TÔM ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU –
TỈNH BẠC LIÊU ................................................................................................26
4.1.1. Đặc điểm của hộ nuôi tôm sú công nghiệp ........................................26
4.1.2. Kỹ thuật phương thức sản xuất của hộ nuôi tôm sú ...........................32
4.1.3. Nguồn vốn dùng cho sản xuất của hộ nuôi tôm sú ............................38
4.1.4. Hình thức tiêu thụ sản phẩm..............................................................41
4.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ
CÔNG NGHIỆP..................................................................................................48
4.2.1. Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của hộ từ việc nuôi tôm sú

……. ...................................................................................................................48
4.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp...51
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ
HÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU............55
4.4. NHỮNG THUẬN LỢI VA KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NUÔI VÀ TIÊU
THỤ SẢN PHẨM TÔM SÚ CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU...................................................................................59
4.5. NHỮNG YÊU CẦU HỖ TRỢ CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ............................................................61
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ
HÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HỘ NUÔI TÔM SÚ TẠI
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU .................................................64
5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................64
5.1.1. Kết quả nghiên cứu ...........................................................................64
5.1.2. Định hướng phát triển của tỉnh ..........................................................64
GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

vii

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

5.1.3.Xu hướng thị trường...........................................................................66
5.1.4. Giả định về sự thay đổi hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú
công nghiệp khi áp dụng tiến bộ KHKT mới vào quá trình sản xuất ....................67
5.1.5. Phân tích ma trận SWOT...................................................................69
5.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ...................................................................74

5.2.1. Qui hoạch vùng nuôi khép kín...........................................................74
5.2.2. Kiện toàn đội ngũ các bộ kỹ thuật, đẩy mạnh công tác cảnh báo môi
trường, dịch bệnh, nguồn con giống ....................................................................75
5.2.3. Tập trung công tác quản lý vật tư đầu vào .........................................75
5.2.4. Áp dụng tiến bộ KHKT mới và Quy phạm VietGAP vào sản xuất ....76
5.2.5. Hỗ trợ về vốn và tín dụng cho hội nuôi..............................................76
5.2.6. Hỗ trợ thông tin thị trường ................................................................77
5.2.7. Phát triển cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường ...................................77
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................79
6.1. KẾT LUẬN..............................................................................................79
6.2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................82

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

viii

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: THỐNG KÊ DẤU KỲ VỌNG CỦA CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG
ĐỀ TÀI ................................................................................................................. 6
Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP SỐ MẪU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU .............................. 11
Bảng 3: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ ĐƠN VỊ HÀNH

CHÁNH PHÂN THEO ẤP/KHÓM NĂM 2011.................................................. 17
Bảng 4: NGUỒN THÔNG TIN CON GIỐNG CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ............................................................ 21
Bảng 5: NGUỒN THỒNG TIN VỀ THUỐC THỦY SẢN CỦA CÁC HỘ NUÔI
TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ................................. 22
Bảng 6: NƠI ĐẾN CỦA NGUỒN LAO ĐỘNG THUÊ CỦA HỘ ....................... 23
Bảng 7: NGUỒN VỐN CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU NĂM 2012 ................................................................ 23
Bảng 8: PHÂN BỐ TUỔI CHỦ HỘ CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ........................................................................... 26
Bảng 9: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU................................................................................... 27
Bảng 10: SỐ NHÂN KHẨU CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU................................................................................... 28
Bảng 11: SỐ LAO ĐỘNG CỦA HỘ THAM GIA NUÔI TÔM........................... 29
Bảng 12: TỶ LỆ HỘ CHUYÊN, HỘ KIÊM CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM
SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU........................................... 29
Bảng 13: CƠ CẤU NGUỒN THU NHẬP TRONG TỔNG THU NHẬP CỦA
HỘ KIÊM ........................................................................................................... 30
Bảng 14: LÝ DO LỰA CHỌN MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP
CỦA HỘ NUÔI TÔM TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU........................................ 31
Bảng 15: HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG
NGHIỆP.............................................................................................................. 32
Bảng 16: DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TÔM SÚ CỦA HỘ .......................... 33

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

ix

SVTH: Trần Thị Tường Vi



Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

Bảng 17: SỐ NĂM KINH NGHIỆP CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ........................................................................... 34
Bảng 18: MẬT ĐỘ THẢ NUÔI CỦA HỘ TRONG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ
CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ................................................ 34
Bảng 19: SỐ LAO ĐỘNG THAM GIA SẢN XUẤT CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ
CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ................................................ 35
Bảng 20: LAO ĐỘNG CỦA HỘ PHÂN THEO ĐỘ TUỔI, TRÌNH ĐỘ HỌC
VẤN, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN .................................................................... 36
Bảng 21: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG THUÊ TẠI HỘ HIỆN NAY..
............................................................................................................................ 37
Bảng 22: ÁP DỤNG KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀO SẢN XUẤT CỦA HỘ...... 37
Bảng 23: CẬP NHẬT THÔNG TIN KHOA HỌC KĨ THUẬT CỦA HỘ NUÔI
TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP .................................................................................. 38
Bảng 24: THAM GIA TẬP HUẤN KHOA HỌC KĨ THUẬT CỦA HỘ NUÔI
TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP .................................................................................. 38
Bảng 25: NGUỒN VỐN SẢN XUẤT THEO TÍNH CHẤT HỘ.......................... 39
Bảng 26: TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ........................................................................... 39
Bảng 27: CÓ CẤU NGUỒN VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG
NGHIỆP.............................................................................................................. 40
Bảng 28: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA HỘ NUÔI
TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP .................................................................................. 40
Bảng 29: NGUYÊN NHÂN KHÔNG VAY VỐN CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ ..... 41
Bảng 30: ĐỐI TƯỢNG THU MUA VÀ THÔNG TIN VỀ NGƯỜI MUA .......... 41
Bảng 31: SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT TÔM CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ

CÔNG NGHIỆP.................................................................................................. 42
Bảng 32: HÌNH THỨC BÁN VÀ PHƯƠNG THỨC CHÀO BÁN SẢN PHẨM
CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP........................................................ 43
Bảng 33: GIÁ THU MUA TÔM SÚ NGUYÊN LIỆU NĂM 2012...................... 44
Bảng 34: HÌNH THỨC ĐỊNH GIÁ TÔM KHI BÁN CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ
CÔNG NGHIỆP.................................................................................................. 44
Bảng 35: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHI MUA SẢN PHẨM TÔM ...... 45
GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

x

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

Bảng 36: HỢP ĐỒNG BAO TIÊU SẢN PHẨM CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ
CÔNG NGHIỆP.................................................................................................. 45
Bảng 37: TÌNH TRẠNG ÉP GIÁ ĐỐI VỚI GIÁ TÔM SÚ................................. 46
Bảng 38: LÝ DO BÁN TÔM CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP.......... 46
Bảng 39: LÝ DO CHỌN NGƯỜI BÁN CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ............................................................ 47
Bảng 40: NGUỒN THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG ................................................ 47
Bảng 41: CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN VÀ THU NHẬP CỦA HỘ
NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ...................... 49
Bảng 42: CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRUNG BÌNH CỦA HỘ
NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ...................... 52
Bảng 43: DIỄN GIẢI CÁC BIẾN ĐỘC LẬP ĐƯA VÀO MÔ HÌNH HỒI QUY ....
............................................................................................................................ 56

Bảng 44: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ........................................................................... 57
Bảng 45: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM SÚ
CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ................................................ 60
Bảng 46: NHỮNG YẾU CẦU HỖ TRỢ CỦA HỘ NUÔI TÔM SÚ CÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ............................................................ 62
Bảng 47: THỐNG KÊ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG TIẾN BỘ
KHKT MỚI......................................................................................................... 68

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

xi

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1. MÔ HÌNH TỔNG THỂ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................... 15
Đồ thị 1. SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI CỦA THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỪ NĂM
2008 ĐẾN NĂM 2011 ........................................................................................ 19

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

xii


SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCN ............................................................................................Bán công nghiệp
BTC ...............................................................................................Bán thâm canh
CBTS ........................................................................................ Chế biến thủy sản
CN .................................................................................................... Công nghiệp
CP ............................................................................................................. Chi phí
DT.........................................................................................................Doanh thu
ĐBSCL .......................................................................Đồng bằng sông Cửu Long
KHCN...................................................................................Khoa học công nghê
KHKT ....................................................................................... Khoa học kĩ thuật
LN.........................................................................................................Lợi nhuận
KN – KN...................................................................Khuyến nông – Khuyến ngư
NN & PTNT.................................................Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS ..................................................................................... Nuôi trồng thủy sản
TC....................................................................................................... Thâm canh
TDT ............................................................................................... Tổng diện tích
TSLĐ .........................................................................................Tổng số lao động
TSL .............................................................................................. Tổng sản lượng
TN.......................................................................................................... Thu nhập
VĐT .................................................................................................... Vốn đầu tư
XK ........................................................................................................Xuất khẩu

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang


xiii

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số là nông dân, với hai
hình thức sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao1. Đồng
thời, Việt Nam có bờ biển chạy dài đó là điều kiện thuận lợi giúp cho người dân
vùng ven biển phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản. Trong đó, Bạc Liêu là
tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có đường bờ biển dài 56km nên
phát triển khá mạnh về nghề nuôi trồng thủy sản, và tôm sú là đối tượng nuôi
được nông dân lựa chọn nhiều nhất đã trở thành nghề sản xuất mang lại hiệu quả
kinh tế cao, làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm,
xóa đói, giảm nghèo cho người dân và làm thay đổi nhiều bộ mặt làng quê2.
Tính đến tháng 12/2012,diện tích nuôi tôm của tỉnh chiếm khoảng 48% trong
số 257.094,08 ha đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nuôi tôm công nghiệp toàn
tỉnh chiếm khoảng 12.298 ha (tập trung nhiều ở thành phố Bạc Liêu (38,3%),
huyện Hòa Bình (29,2%) và huyện Đông Hải (26,1%)), còn lại là diện tích nuôi
tôm theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến. Cùng với sự định hướng
của tỉnh là mục tiêu đến năm 2015 diện tích nuôi tôm sú theo hình thức công
nghiêp của toàn tỉnh đạt 15.000 ha3, người dân cũng đã mạnh dạng chuyển đổi
nuôi chủ yếu từ hình thức quảng canh sang hình thức công nghiệp, bán công
nghiệp. Tuy nhiên, việc nuôi tôm theo hình thức công nghiệp tại đây còn tồn tại
nhiều bất cập về hạ tầng vùng nuôi, để đạt được hiệu quả cao khi nuôi tôm theo

hình thức này đòi hỏi phải có điều kiện nuôi thật sự phù hợp, chẳng hạn như
nguồn nước phải sạch, độ đục thấp, hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao, hàm
lượng hữu cơ trong nước thấp,… chi phí đầu tư để nuôi tôm theo hình thức này
thường rất cao nên tính rủi ro cũng rất lớn, thay vào đó sản lượng tôm thu được
khi nuôi theo hình thức này rất cao. Do đó việc thực hiện đề tài “Phân tích hiệu
quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại thành phố Bạc Liêu,
tỉnh Bạc Liêu” là thực sự cần thiết. Qua nghiên cứu này sẽ giúp người dân thấy
1
2
3

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu (2011), ngày 16/03/2013
Nguồn: Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (2010)

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

1

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

được hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp và biết được những yếu tố
nào ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm cũng như đưa ra các giải pháp giúp nâng
cao hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại địa phương.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm sú công nghiệp

tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu và đề xuất các giải pháp giúp nâng cao
hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại địa phương
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng nuôi tôm sú tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh
Bạc Liêu hiện nay
Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công
nghiệp tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô
hình nuôi tôm sú công nghiệp
Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tài chính trong
hoạt động sản xuất tôm tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Kiểm định giả thuyết
Giả thuyết 1: Mô hình nuôi tôm sú công nghiệp hiện nay chưa phát triển.
Giả thuyết 2: Nguồn vốn, số lao động, số năm kinh nghiệm, quy mô sản
xuất, … có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm
sú công nghiệp.
Giả thuyết 3: Các biện pháp phát triển mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
hiện nay chưa hiệu quả.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiệu quả tài chính trong sản xuất theo mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm sú
công nghiệp như thế nào ?
- Mô hình nuôi tôm sú công nghiệp gặp thuận lợi và khó khăn gì?

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

2


SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

1.4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
1.4.2 Phạm vi thời gian
Thời gian số liệu thứ cấp: từ năm 2010 đến năm 2012.
Thời gian số liệu sơ cấp: từ ngày 10/03/2013 đến ngày 30/03/2013.
Thời gian thực hiện đề tài:
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ nuôi tôm sú công nghiệp bao gồm cả hộ chuyên và hộ kiêm trên địa
bàn thành phố Bạc Liêu – Tỉnh Bạc Liêu.
1.4.4 Giới hạn đề tài
Do năng lực giới hạn và các yếu tố khách quan khác nên đề tài chỉ tập trung
phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm công nghiệp tại
thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu thông qua các chỉ tiêu tài chính và đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động sản xuất tôm
nuôi,… Từ đó đề ra giải pháp phát triển bền vững mô hình nuôi tôm công nghiệp
tại đại phương.
Đề tài chưa đánh giá được phần hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú
công nghiệp. Chỉ dừng lại ở việc phân tích hiệu quả tài chính với các số liệu thức
tế thu được. Ngoài ra đề tài còn đưa ra giả định việc áp dụng tiến bộ KHKT mới
vào sản xuất. Đề tài cũng chưa làm rõ được nguyên nhân tăng giảm sản lượng
cũng như sự ảnh hưởng của việc tăng giảm sản lượng đến hiệu quả tài chính. Vì
khi điều tra thực tế thì, nguyên nhân sản lượng và lợi nhuận của hộ chuyên và hộ
kiêm có sự chênh lệch là do sự ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố như môi trường

nước, dịch bệnh, thời tiết mà những yếu tố này lại thuộc về phần hiệu quả kĩ
thuật của mô hình.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trước đây, đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về hiệu quả các mô hình nuôi
trồng thủy sản ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các phương pháp và kết
quả mà những tác giả này đã sử dụng và thu được có thể kể đến như sau:
Tác giả Huỳnh Như Quyền (2010) đã so sánh hiệu quả tài chính của hai mô
hình chuyên canh tôm sú với luân canh tôm sú – tôm càng xanh tại huyện Tân
GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

3

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

Trụ, tỉnh Long An và từ đó đề ra giải pháp thích hợp cho việc phát triển hai mô
hình này ở địa bàn nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các niên giám thống kê nhằm phản
ánh thực trạng của các nông hộ đang canh tác theo mô hình chuyên canh tôm sú
và luân canh tôm tú - tôm càng xanh, tác giả sử dụng phương pháp phân tích lợi
ích – chi phí (CBA) nhằm xác định hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của
nông hộ giữa hai mô hình. Từ đó làm cơ sở để so sánh chi phí, lợi ích và lợi
nhuận của nông hộ giữa hai mô hình. Ngoài ra tác giả còn sử dụng kiểm định
Mann – Whitney để xem xét sự khác biệt giữa hai mô hình về trị trung bình của
các biến nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy mô hình luân canh
tôm sú – tôm càng xanh có chi phí sản xuất trung bình nhỏ hơn nhưng lại thu
được doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với mô hình chuyên canh tôm sú.

Huỳnh Thị Thùy Trang (2010) đã phân tích hiệu quả tài chính các mô hình
nuôi cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất, chi phí, lợi nhuận của các mô hình nuôi cá lóc. Kết quả phân tích cho
thấy 1 kg cá lóc phải tiêu tốn trung bình khoảng 4,1 kg cá tạp. Tất cả nông hộ đều
sử dụng cá tạp nước ngọt (38,4%) và cá tạp biển (58,9%). Tỷ lệ sống của cá lóc ở
các mô hình nuôi tương đối bằng nhau, nhưng khá thấp 53,4%. Các yếu tố ảnh
hưởng đến nâng suất, chi phí, thuốc phòng trị bệnh, tầng suất thay nước, tỷ lệ
thay nước, kích cỡ giống thả, vèo sông, thời gian nuôi, độ sâu mực nước và tỷ lệ
sống. Để đạt được kết quả trên tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê mô
tả để phân tích đánh giá hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ nuôi
cá ở đồng bằng sông Cửu Long. Phương pháp phân tích tương quan đa biến về
năng suất, chi phí và thu nhập nhằm thấy rõ mối tương quan giữa các biến độc
lập và biến phụ thuộc, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chi phí và thu nhập.
Ở khía cạnh khác Bùi Thị Bình Nguyên (2011) đã so sánh hiệu quả tài chính
hai mô hình độc canh ba vụ lúa và mô hình luân canh lúa – mè – lúa tại quận Ô
Môn thành phố Cần Thơ nhằm khuyến cáo người dân thực hiện mô hình nào hiệu
quả cao hơn về mặt tài chính và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đồng thời
giúp chính quyền địa phương đưa ra định hướng và giải pháp phát triển mô hình
có hiệu quả hơn. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích lợi ích –
chi phí để phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả tài chính của hai mô hình.
GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

4

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu


Ngoài ra, đề tài còn sử dụng kiểm định T (T – test) để kiểm định mối liên hệ giữa
các chỉ tiêu chi phí sản xuất, doanh thu, thu nhập, và các chỉ tiêu doanh thu/chi
phí, thu nhập/chi phí và thu nhập thu nhập/ngày công lao động gia đình. Kết quả
nghiên cứu của đề tài cho thấy mô hình luân canh lúa – mè – lúa hiệu quả hơn về
mặt tài chính so với mô hình độc canh ba vụ lúa.
Và gần đây tác giả Trương Thủy Long Vân (2012) đã đánh giá hiệu quả hoạt
động và giải pháp phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng. Tác giả đã sử
dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm có cái nhìn tổng quát về thực trạng phát
triển và hiệu quả kinh tế của làng nghề hầm than tại tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra tác
giả còn sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA), hàm phân biệt
kết hợp phân tích mô hình hồi quy tương quan nhằm tìm ra các yếu tố có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển của làng nghề hầm than trong
tương lai. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hộ chuyên hoạt động có hiệu
quả hơn hộ kiêm.
Tác giả Đặng Lê Phương Liên (2012) đã phân tích thực trạng sản xuất, hiệu
quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa
tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê
mô tả nhằm mô tả thực trạng sản xuất và thực trạng sử dụng nguồn tài chính tại
Cờ Đỏ. Bên cạnh đó tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với kỳ vọng mô
hình tuân theo các giả định của hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích và xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa. Kết quả
phân tích từ hàm Cobb-Douglas giúp xác định mức độ tác động của từng nhân tố.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) nhằm
xác định được mức hiệu quả của các yếu tố đầu vào với lợi ích mang lại.
Qua các công trình nghiên cứu trên, đề tài của em đã học tập được việc sử
dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích các chỉ số tài chính
để phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả tài chính của các nông hộ tại địa
phương, phương pháp so sánh và hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tài chính của hộ nuôi tôm sú công nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài còn mạnh
dạng đưa ra giả định về sự thay đổi của hiệu quả tài chính khi áp dụng tiến bộ

KHKT mới vào quá trình sản xuất.

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

5

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

Bảng 1: THỐNG KÊ DẤU KỲ VỌNG CỦA CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG
ĐỀ TÀI

Tên biến

Bài nghiên cứu

Năm Dấu kỳ
vọng

Tính chất

- Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp

hộ

phát triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng


Tổng số lao

- Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát

động

triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

2012

2012

-

2010

+

2012

+

2012

-

2010

+


2012

+

2012

+

2010

+

2012

+

- So sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình
chuyên canh tôm sú với luân canh tôm sú – tôm
càng xanh tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An
Tổng nguồn - Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát
vốn

triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng
- Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa
tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
- So sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình
chuyên canh tôm sú với luân canh tôm sú – tôm
càng xanh tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An

Số năm


- Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp phát

kinh

triển làng nghề hầm than tỉnh Sóc Trăng

nghiệm

- Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa
tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Số năm đi
học
Diện tích

- So sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình

sản xuất

chuyên canh tôm sú với luân canh tôm sú – tôm
càng xanh tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An

Tổng sản

- Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa

lượng

tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ


Tín dụng

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

6

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những khái niệm cơ bản về nuôi tôm sú
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, diêm nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… hoặc kết hợp làm nhiều
nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh.
Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, không giống những đơn vị kinh tế khác
như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các
yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử
dụng và tiêu dùng. Do đó, nông hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức
năng mà các đơn vị khác không có được.
2.1.1.2 Khái quát về tôm sú
Tôm sú, tên khoa học là Penaeus monodon thuộc loại dị hình phái tính,
con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái,
thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Tôm sú là loài ăn tạp, thích các động

vật sống và di chuyển chậm hơn là mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác,
thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại hai mảnh vỏ, côn trùng.
Tôm sú có phạm vi phân bổ khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản,
Đài Loan, phía đông Tahiti, phía nam châu Úc và phía tây châu Phi. Nhìn chung,
tôm sú phân bổ từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các
nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam.
Tôm bột, tôm giống và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và
rừng ngập mặn ven bờ, khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích
sống ở vùng nước sâu hơn.
2.1.1.3 Khái quát về mô hình nuôi tôm công nghiệp
Là hình thức nuôi dựa chủ yếu vào nguồn thức ăn từ bên ngoài, có thể là
thức ăn viên hay kết hợp với thức ăn tươi sống (thức ăn tự nhiên ít quan trọng).
Mật độ thả dao động từ 8 – 10 con/m2 (tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam
2000), nhưng trong thực tế là từ 15 – 24 con/m2 (công nghiệp mức cao). Diện
GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

7

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

tích ao nuôi nhỏ từ 0,2 – 0,5 ha, được xây dựng hoàn chỉnh và có đầy đủ trang
thiết bị như sục khí, máy bơm,…để chủ động trong quản lý ao. Kích thước nhỏ
nên dễ vận hành và quản lý. Kích cỡ tôm thu khá lớn và giá bán cao. Chi phí vận
hành và năng suất cao.
2.1.2 Những khái quát về hiệu quả và hiệu quả tài chính
2.1.2.1 Khái quát về hiệu quả

Trong kinh tế học tân cổ điển hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập
họp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu
dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá các nguồn lực và giá thị
trường đầu ra nhất định.
Hiệu quả theo nghĩa phổ thông, phổ thông trong cách nói của mọi người
“Kết quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” [Theo từ điển Tiếng Việt,
trang 440 – Viện ngôn ngữ học – 2002]
Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan
hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Trong đó, hiệu
quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù, các quy luật kinh tế chung
nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các
quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp
kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu
giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ
mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm
của sản xuất nông nghiệp. Trước hết ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay
thể được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm lao động. Đối tượng của
sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong
theo các quy luật sinh vật nhất định, và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều
kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu…). Con người chỉ tác động tạo ra

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

8


SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ
không thể thay thế theo ý muốn chủ quan được.
2.1.2.2 Hiệu quả tài chính
Được đo lường bằng việc so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí
bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Hiệu quả tài chính là biểu hiện tính hiện hữu về
mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất
kinh doanh. Nó chỉ ra các mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế thu được với các
chi phí bằng tiền trong mỗi chu kỳ kinh doanh. Lợi ích kinh tế là khoảng thặng
dư của doanh thu sau khi trừ các khoản chi phí trực tiếp và chi phí ẩn, lợi ích
kinh tế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Để đánh giá hiệu
quả tài chính ta sử dụng các chỉ số:
 TN/VĐT: Thu nhập trên tổng vốn đầu tư chỉ số này cho biết khi
người dân bỏ ra 1 đồng vốn thì sẽ thu được mức thu nhập là bao nhiêu.
TN/VĐT = Tổng thu nhập/tổng vốn đầu tư
 DT/VĐT: Tỷ lệ giữa doanh thu và tổng vốn đầu tư, cho biết khi
người dân bỏ ra 1 đồng vốn thì sẽ nhận được bao nhiêu đồng doanh thu.
DT/VĐT = Tổng doanh thu/tổng vốn đầu tư
 LN/CP: Tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí, cho biết được khi người
dân bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ nhận được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
LN/CP = Lợi nhuận/tổng chi phí
 LN/TSLĐ: Tỷ lệ giữa lợi nhuận và tổng số lao động của hộ, cho
biết với 1 lao động bỏ ra chủ hộ sẽ nhận được bao nhiêu tiền lời.
LN /TSLD = Lợi nhuận/tổng số lao động của hộ
 LN/TSL: Tỷ lệ giữa lợi nhuận và tổng sản lượng, cho biết đối với

mỗi kg sản phẩm thu hoạch người dân sẽ nhận được mức lời là bao nhiêu.
LN /TSL = Lợi nhuận /tổng sản lượng
 LN/TDT: Tỷ lệ giữa lợi nhuận và diện tích đất sử dụng cho hoạt
động nuôi tôm, cho biết mỗi công đất sử dụng cho hoạt động nuôi tôm sẽ đem lại
cho người dân mức lợi nhuận là bao nhiêu .
LN/TDT = Lợi nhuận/ tổng diện tích đất đang hoạt động nuôi tôm

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

9

SVTH: Trần Thị Tường Vi


Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Thu thập từ sách, báo, mạng Internet, niêm giám thống kê thành phố
Bạc Liêu năm 2012, các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh Bạc Liêu, và
các bài báo cáo khoa học có liên quan trên các tạp chí khoa học,…
Niên giám thống kê thành phố Bạc Liêu năm 2011
Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu năm 2010, 2011, 2012
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

 Phương pháp xác định cỡ mẫu:[2,tr 45, 46, 47]
Ta có: N=4954   90%


  0 .5

Z   1.645

MOE2=10%

2

Xác định cỡ mẫu gốc: n0=

[  (1   )]
0.5  0.5  1.645 2
2
=

Z
 67.65

MOE 2
0.12
2

Xác định cỡ mẫu điều chỉnh tương quan với tổng thể
nc 

n0


1
1 


 N ( n 0  1) 



67 . 65
 68


1
1 

 4954  ( 67 . 65  1 ) 

Vậy cỡ mẫu cần cho nghiên cứu là 68 quan sát, nhưng để tăng tính chắc
chắn khi suy rộng ra cho tổng thể tác giả sử dụng cỡ mẫu là 101 quan sát.

 Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi tôm sú ở thành phố Bạc
Liêu, tỉnh Bạc Liêu thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Đề tài sử dụng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo địa phương và theo diện tích.
Từ 4 địa bàn xã Vĩnh Trạch, xã Vĩnh Trạch Đông, xã Hiệp Thành và phường
Nhà Mát.

GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

10

SVTH: Trần Thị Tường Vi



Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu

Bảng 2. BẢNG TỔNG HỢP SỐ MẪU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI TÔM SÚ
CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU
Địa phương

Đvt: hộ
Tổng số hộ nuôi tôm Số quan sát thu thập

Phường Nhà Mát

642

13

Xã Vĩnh Trạch

1811

37

Xã Vĩnh Trạch Đông

1606

33

895


18

4954

101

Xã Hiệp Thành
Tổng

(Nguồn: tính toán từ số liệu của Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu, năm 2012)
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Sơ lược nội dung phương pháp nghiên cứu sử dụng
Đối với mục tiêu 1 phân tích thực trạng nuôi tôm sú tại thành phố Bạc
Liêu, sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để có cái nhìn
tổng quát về thực trạng nuôi tôm công nghiệp tại thành phố Bạc Liêu.
Đối với mục tiêu 2 để đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm
công nghiệp tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu thì tác giả sử dụng các chỉ số
tài chính để phân tích.
Đối với mục tiêu 3 sử dụng phương pháp hồi qui tương quan để tìm ra các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm công nghiệp.
Đối với mục tiêu 4 tác giả sử dụng ma trận SWOT để tổng hợp và liệt kê
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ đó kết hợp từng cặp yếu tố với
nhau để đề xuất các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình
nuôi tôm công nghiệp tại thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
2.2.2.2 Nội dung phương pháp nghiên cứu sử dụng

 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong
phân tích các hiện tượng kinh tế. Phương pháp này bao gồm:

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng
quy mô của các hiện tượng kinh tế.

y = y1 – y0
GVHD: ThS. Nguyễn Tri Nam Khang

11

SVTH: Trần Thị Tường Vi


×