Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ sản XUẤT của mô HÌNH CÔNG NGHỆ SINH THÁI và mô HÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG sản XUẤT lúa gạo ở xã tân PHÚ, HUYỆN CAI lậy, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ SINH THÁI
VÀ MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG
TRONG SẢN XUẤT LÚA GẠO
Ở XÃ TÂN PHÚ, HUYỆN CAI LẬY,
TỈNH TIỀN GIANG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.s LÊ TRẦN THIÊN Ý

HUỲNH NHƯ ÁI
MSSV: 4084178
Lớp: Kinh tế học 1 K34
Cần Thơ
Tháng 05 năm 2012


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt 4 năm học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, tôi đã được truyền
đạt nhiều kiến thức quý báu từ quý Thầy Cô. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể


cán bộ giảng viên thuộc Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh cũng như tất cả
quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình học ở trường.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, tôi xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn tận tình của cô Lê Trần Thiên Ý. Từ lúc mới bắt đầu cho đến khi hoàn
thành, Cô đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như tận tình chia sẻ
những kinh nghiệm, góp ý vô cũng quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến thầy Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ
thực vật - phía Nam, Tiền Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt 2 tháng thực
tập tại đơn vị. Những tư liệu thầy cung cấp là nguồn tham khảo vô cùng quý giá
giúp tôi hình thành ý tưởng để thực hiện luận văn này. Sự hướng dẫn, góp ý nhiệt
tình của thầy đã giúp luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi cảm ơn các hộ nông dân xã Tân Phú đã cung cấp thông tin và kinh
nghiệm sản xuất để tôi có nguồn thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi dành tặng lòng biết ơn từ tận đáy lòng đến gia đình tôi, nơi
đã tạo điều tinh thần vững chãi nhất để tôi yên tâm thực hiện nghiên cứu này.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên
trong quá trình tìm hiểu, xử lý và phân tích số liệu tôi không tránh khỏi sai sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô để bài viết được hoàn
chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin gửi đến quý Thầy cô lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn
chân thành nhất!
Ngày 13 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Như Ái

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-ii-


SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, không trùng với bất kì đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 12 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Như Ái

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-iii-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-iv-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

• Họ và tên người hướng dẫn:…………………………………………………......

• Học vị:……………………………………………………………………………
• Chuyên ngành:…………………………………………………………………...
• Cơ quan công tác:………………………………………………………………..
• Tên học viên:…………………………………………………………………….
• Mã số sinh viên:………………………………………………………………….
• Chuyên ngành:…………………………………………………………………...
• Tên đề tài:………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………......
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………………………………….
2. Về hình thức:
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...
6. Các nhận xét khác
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý


-v-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa, …)
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………

Ngày........ tháng.........năm ......
Giáo viên hướng dẫn

Lê Trần Thiên Ý

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-vi-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày........ tháng.........năm ......
Giáo viên phản biện

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-vii-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ............................................................................................................................... 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................. 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................... 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 8
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ....................................................................................................... 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 23
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................... 26
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................................... 26
3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................... 26
3.2 HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN............................................ 29
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA HAI MÔ HÌNH................................................ 30
4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 30
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ.................................................. 35
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA HAI MÔ HÌNH 47
NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ..................................... 54
PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG SẢN XUẤT
LÚA GẠO .................................................................................................................................. 54
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA HAI
MÔ HÌNH ................................................................................................................................... 54
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ SINH THÁI .................. 55
CHƯƠNG 6 ............................................................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 60
6.1 KẾT LUẬN........................................................................................................................... 60
6.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................... 60
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 65
a.PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ .......................................................................................... 65
b. KẾT QUẢ CHẠY HÀM ........................................................................................................ 69


GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-viii-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: LOẠI PHÂN, LIỀU LƯỢNG, THỜI GIAN KHUYẾN CÁO BÓN CHO LÚA .......25
Bảng 2.2: CÁC BIẾN ĐỘC LẬP ĐỀ XUẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT....................29
Bảng 3.1: TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TẠI XÃ TÂN PHÚ NĂM 2011.......................38
Bảng 3.2: KẾT QUẢ GIÁO DỤC Ở XÃ TÂN PHÚ NĂM 2011……………………………...38
Bảng 3.3: KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA XÃ TÂN PHÚ NĂM 2011………………………….40
Bảng 4.1: THỐNG KÊ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA MẪU KHẢO SÁT…………………41
Bảng 4.2: CƠ CẤU ĐẤT ĐAI CỦA NÔNG HỘ CỦA MẪU KHẢO SÁT….………………..42
Bảng 4.3: PHÂN PHỐI THEO GIỚI TÍNH VÀ TUỔI CỦA CHỦ HỘ CỦA MẪU KHẢO
SÁT……………………………………………………………………………………………..43
Bảng 4.4: PHÂN PHỐI TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ CỦA MẪU KHẢO SÁT
………………………………………………………………………………………………..…45
Bảng 4.5: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ TRÊN 1 HA LÚA……………………………………....46
Bảng 4.6: ĐỐI TƯỢNG THU MUA LÚA CỦA NÔNG HỘ...………………………………...49
Bảng 4.7: THỐNG KÊ MÔ TẢ NĂNG SUẤT LÚA CỦA HAI MÔ HÌNH…………………..50
Bảng 4.8: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA HAI MÔ HÌNH………………………………..52
Bảng 4.9: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH……………......…….53
Bảng 4.10: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI NĂNG SUÂT CỦA HAI MÔ HÌNH…..54
Bảng 4.11: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH Z VỀ NĂNG SUẤT CỦA HAI MÔ HÌNH……………..55
Bảng 4.12: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI LỢI NHUẬN CỦA HAI MÔ HÌNH.......56

Bảng 4.13: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH Z VỀ LỢI NHUẬN CỦA HAI MÔ HÌNH……………...57
Bảng 4.14: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI CHI PHÍ CỦA HAI MÔ HÌNH....……...57
Bảng 4.15: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH Z VỀ CHI PHÍ CỦA HAI MÔ HÌNH…………………...58
Bảng 4.16: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN SỐ TRONG HÀM SẢN XUẤT...……………..59
Bảng 4.17: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA MÔ HÌNH TRUYỀN
THỐNG…………………………………………………………………………………………60
Bảng 4.18: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA MÔ HÌNH CÔNG
NGHỆ SINH THÁI ….………………………………………………………………………....62

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-ix-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỘ NÔNG DÂN VÀ KINH TẾ HỘ…………………….19
Hình 2.2: QUY TRÌNH TRỒNG LÚA…………………………………………………………23
Hình 2.3: HÀM NĂNG SUẤT LÚA…………………………………………………………...27
Hình 2.4: MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT………………………………………………………………..32
Hình 4.1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG HAI MÔ HÌNH…………………………………....41
Hình 4.2: PHÂN PHỐI THEO GIỚI TÍNH CỦA CHỦ HỘ CỦA MẪU KHẢO SÁT………..43
Hình 4.3: PHÂN PHỐI THEO TUỔI CỦA CHỦ HỘ CỦA MẪU KHẢO SÁT.……………...44
Hình 4.4: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ……………………………………………..45
Hình 4.5: PHÂN PHỐI CHI PHÍ CỦA HAI MÔ HÌNH……………………………………….47
Hình 4.6: SO SÁNH CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA HAI MÔ HÌNH………....51

Hình 4.7: SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA HAI MÔ HÌNH…………………....53

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-x-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
CNST: Công nghệ sinh thái
CP: chi phí
DT: doanh thu
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
KHKT: Khoa học kĩ thuật
LĐ: lao động
LN: lợi nhuận
MHTT: Mô hình truyền thống
NN-PTNT: Nông nghiệp – Phát triển nông thôn
NSG: ngày sau gieo
TN: thu nhập
UBND: Ủy ban nhân dân
ƯDTBCN: Ứng dụng tiến bộ công nghệ

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-xi-


SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời trong khu vực và
trên thế giới. Thế mạnh của nông nghiệp tại Việt Nam càng thể hiện rõ trong năm
2008, trong khi kinh tế khó khăn do khủng hoảng tài chính, tất cả các ngành khác
đều phá vỡ kế hoạch thì nông nghiệp lại là ngành duy nhất vượt kế hoạch với giá
trị sản xuất tăng 5,6% . Trong bối cảnh hiện nay, khi đa số các ngành đang phải
nhập siêu thì ngành nông nghiệp vẫn có thể xuất siêu. Với 3,2 triệu ha đất sản
xuất nông nghiệp, 12 tỉnh Đồng bằng song Cửu Long đóng góp gần 90% sản
lượng gạo phục vụ mục đích xuất khẩu. Qua đó cho thấy năng lực sản xuất lúa
gạo của khu vực này chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế cả nước.
Nhằm ổn định an ninh lương thực, các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu
lúa quốc tế (IRRI) đã nghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp kỹ thuật nhằm giúp
người nông dân ĐBSCL sản xuất lúa theo hướng bền vững và đạt hiệu quả cao.
Đáng chú ý hơn cả, dưới sự tài trợ của ngân hàng phát triển Á Châu (ADB), viện
nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã thử nghiệm mô hình “Công nghệ sinh thái –
Ecological engineering”, nội dung là trồng hoa trên bờ ruộng nhằm thu hút thiên
địch đến tấn công rầy nâu, và từ đó làm giảm được việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Ba quốc gia được chọn để tham gia đề tài này là Trung Quốc, Thái Lan và Việt
Nam. Tại Việt Nam, thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 11/2009 do Trung
tâm Bảo vệ thực vật - phía Nam thực hiện tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Mô hình này đã đem lại thành tựu đáng chú ý là giúp nhà nông kiểm soát rầy nâu

hiệu quả và trúng mùa, trong khi cùng kì, phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan lại bị
dịch rầy nâu hoành hành làm mất 1,3 triệu tấn lúa.
Trong năm 2012, dự án phát huy hiệu quả sử dụng đất và công nghệ sinh
thái ‘Land-use intensity and Ecological Engineering – Assessment Tools for risks
and Opportunities in irrigated rice based production systems’ (LEGATO) hỗ trợ
phát triển mô hình này toàn tỉnh Tiền Giang, tiến tới nhân rộng mô hình ra toàn
khu vực ĐBSCL. Trước tình hình đó, hiệu quả kĩ thuật và kinh tế của xã Tân

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-1-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

Phú, nơi áp dụng ổn định mô hình mới này trong 1 năm qua, thu hút nhiều sự
quan tâm của các chuyên gia và nhà nông. Do đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “So
sánh hiệu quả sản xuất của mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền
thống trong sản xuất lúa gạo ở xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang” nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp giúp nông dân xã phát
huy được những lợi thế tiềm năng, khắc phục những yếu kém của mô hình sản
xuất lúa Công nghệ sinh thái, nâng cao năng suất - chất lượng sản phẩm lúa gạo
đầu ra, góp phần cải thiện đời sống nông dân trong xã cũng như phát triển hiệu
quả sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình công nghệ sinh thái ở xã Tân Phú,
huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đồng thời so sánh mô hình sản xuất này với mô

hình sản xuất lúa truyền thống nhằm giúp nhà nông lựa chọn mô hình sản xuất
phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và đưa ra các giải pháp giúp phát
triển mô hình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài sẽ lần lượt giải quyết các mục tiêu
cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sản xuất chung của các hộ nông dân
ở xã Tân Phú.
Mục tiêu 2: So sánh hiệu quả sản xuất giữa nông hộ áp dụng mô hình
công nghệ sinh thái và không áp dụng trong cùng xã.
Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa theo
mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình sản xuất lúa truyền thống.
Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sản
xuất và mở rộng mô hình Công nghệ sinh thái ở Tiền Giang.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Các nhân tố đầu vào (input use) như chi phí phân bón, nông dược, hạt
giống, lao động và máy móc đã ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất
GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-2-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

(performance): năng suất và lợi nhuận giữa những hộ áp dụng mô hình Công
nghệ sinh thái và những hộ sản xuất theo phương thức truyền thống. So sánh
hiệu quả sản xuất và các nhân tố tác động đến vụ Hè Thu 2011.

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất lúa mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền
thống ở xã Tân Phú như thế nào?
- Mô hình nào cho năng suất lúa cao hơn?
- Những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình áp dụng mô
hình?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những hộ canh tác mô hình truyền thống và những hộ canh tác theo mô
hình Công nghệ sinh thái tại xã Tân Phú.
1.4.2 Không gian nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu ở xã Tân Phú.
1.4.3 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu được thực hiện trên số liệu được thu thập từ 65 nông hộ. Trong
đó có 35 hộ sản xuất theo kiểu truyền thống và 30 hộ sản xuất theo mô hình
Công nghệ sinh thái. Luận văn chỉ nghiên cứu hiệu quả sản xuất, cụ thể là lợi
nhuận của vụ Hè Thu 2011 ở xã Tân Phú, Tiền Giang, thông qua các chỉ tiêu:
diện tích canh tác, lượng phân bón, chi phí nông dược, ngày lao động nhà, ngày
lao động thuê và trình độ học vấn của nông hộ; mặc dù năng suất lúa gạo còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Luận văn không đánh giá chi phí và lợi ích xã
hội của 2 mô hình canh tác này.
1.4.4 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Võ Thị Lang (2006) đã nghiên cứu hiệu quả sản xuất của mô hình “3 Giảm
3 Tăng” (3G3T) tại 3 tỉnh Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng. Số mẫu phỏng vấn:
146 hộ áp dụng 3G3T (An Giang (57), Cần Thơ (40), Sóc Trăng (49)) và 91 hộ
không áp dụng 3G3T (An Giang (22), Cần Thơ (36), Sóc trăng (33)).Tác giả đã
GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý


-3-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

so sánh hiệu quả sản xuất của những hộ áp dụng và những hộ không áp dụng
3G3T, cụ thể áp dụng mô hình hồi qui tương quan để ước lượng các yếu tố tác
động đến lợi nhuận ròng. Kết quả cho thấy: với mức ý nghĩa 10%, mô hình 3G3T
mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Ở mức ý nghĩa 15%, chi phí giống đã ảnh
hưởng tích cực tới mô hình 3G3T: chi phí giống cao hơn, mang lại chất lượng
giống tốt nên đạt được năng suất cao và bán có giá hơn.
Nguyen Huu Dung (1997) đã chứng minh việc sử dụng nông dược thiếu
khoa học đã làm lãng phí vốn sản xuất, đồng thời cũng làm giảm năng suất và
chất lượng sản phẩm gạo sau cùng, gây tốn kém chi phí y tế của nông dân (các
bệnh dị ứng về da, mắt thậm chí dẫn tới mù loà). Nghiên cứu được thực hiện ở 6
huyện thuộc 4 tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ. Số nông hộ
tham gia phỏng vấn: 180 người. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ có diện
tích canh tác nhỏ hơn 9 công thì có hiệu quả sử dụng lao động nhà và lao động
thuê tốt hơn. Năng suất tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của nông hộ. Thói quen
sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý đã làm giảm lợi nhuận của nhà nông trung
bình là 90.000VNĐ/ha sản xuất và đem lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
và môi trường.
Hồ Văn Chiến (2010) phân tích hiện trạng dịch hại trong canh tác lúa ở
Thái Lan và Việt Nam, qua đó giới thiệu sự cần thiết của mô hình “Công nghệ
sinh thái” vốn chiếm 60% trong việc quản lý dịch hại ở Mỹ, Anh, Châu Âu từ
năm 1973 đến năm 2002; nhấn mạnh “Công nghệ sinh thái” là mô hình phù hợp
để áp dụng rộng rãi ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Ở
khía cạnh kĩ thuật, tác giả phân tích Công nghệ sinh thái đòi hỏi nông dân phải

cắt giảm nông dược và mật độ gieo hạt, nhờ đó quản lí dịch hại hiệu quả, tiết
kiệm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Zenaida M.Huelgas (2008) phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất của mô
hình “3 Giảm 3 Tăng” giữa những hộ áp dụng (adopters) và không áp dụng (nonadopters) ở miền Nam Việt Nam trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 20052006. 200 nông dân thuộc 2 tỉnh An Giang và Cần Thơ đã được chọn ngẫu nhiên
để phỏng vấn. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất mô hình này được tác giả
xây dựng bao gồm: mật độ gieo hạt (kg/ha), nông dược (USD/ha), chi phí lao
GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-4-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

động (USD/ha), năng suất (MT/ha), giá lúa bán ra (USD/MT), thu nhập
(USD/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng mô hình làm giảm chi phí
sản xuất từ 5-17USD/ha và lợi nhuận ròng tăng lên từ 92-118USD/ha.
Hồ Văn Chiến (2011), báo cáo các hoạt động của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
trong việc áp dụng mô hình “Công nghệ sinh thái”; trình bày hiệu quả kĩ thuật và
hiệu quả xã hội trong ứng dụng mô hình này nhằm quản lý rầy nâu và bệnh vàng
lùn, xoắn lá lúa. Kết quả báo cáo cho thấy sau khi áp dụng mô hình “Công nghệ
sinh thái”, rầy nâu và bệnh vàng lùn xoắn lá giảm hẳn, tiết kiệm được chi phí
nông dược, tăng năng suất và chất lựơng hạt gạo.
N.H.Huan (2008), đã nghiên cứu các nông dân quản lí dịch bệnh nhờ tiếp
cận truyền thông. Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Cai Lậy, Tiền
Giang và huyện Vị Thuỷ, Cần Thơ. Tác giả so sánh nhận thức của nông dân
trước và sau khi tiếp nhận thông tin khuyến nông. Tác giả thống kê nông dân chỉ
thay đổi thói quen trồng trọt nếu mô hình canh tác mới đáp ứng được các yêu cầu
sau: tăng năng suất, giảm dịch bệnh, sâu hại và cỏ dại.

Tran Thi Ngoc Huan (2011) đã nghiên cứu hiệu quả sản xuất của mô hình
độc canh lúa 3 vụ và mô hình lúa-bắp-lúa tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với trồng độc canh 3 vụ, mô hình lúabắp-lúa thu được năng suất cao hơn khoản 2,88-3,45 tấn/ha, đem lại lợi nhuận
cao hơn khoản 15,3-17,6 triệu đồng/ha. Trong đó, tác giả so sánh hiệu quả kinh
tế của 2 mô hình qua các chỉ tiêu: năng suất (tấn/ha), lợi nhuận gộp (VNĐ/ha),
chi phí giống (VND/ha), chi phí phân bón (VND/ha), chi phí thuốc trừ sâu
(VNĐ/ha), tổng chi phí (VNĐ/ha), lợi nhuận ròng (VNĐ/ha)
Đỗ Văn Xê (2008) đã nghiên cứu so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình độc
canh lúa 2 vụ và mô hình lúa-tôm. Kết quả điều tra thực tế trên mô hình lúa 2 vụ
60 hộ; mô hình lúa tôm 40 hộ. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
đánh giá hiện trạng mỗi mô hình. Phương pháp trắc nghiệm giả thiết t-test được
áp dụng để so sánh sự khác biệt của các chỉ tiêu kinh tế của 2 mô hình. Các chỉ
tiêu được chọn để so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình: chi phí chuẩn bị đất
(VNĐ/ha), chi phí giống (VNĐ/ha), chi phí nông dược (VNĐ/ha), chi phí phân
bón (VNĐ/ha), chi phí chăm sóc (VNĐ/ha), chi phí thu hoạch (VNĐ/ha), năng
GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-5-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

suất (tấn/ha), giá bán (VNĐ/kg), thu nhập (VNĐ/ha), lợi nhuận (VNĐ/ha), lao
động gia đình (ngày). So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình cho thấy mô hình
2 vụ lúa mặc dù cho tỉ suất lợi nhuận (1,87 đồng lợi nhuận/đồng vốn) thấp hơn
mô hình lúa tôm (2,29), nhưng chi phí sản xuất thấp hơn và cần ít lao động gia
đình hơn, do đó phù hợp với các hộ nông dân ít vốn và ít nhân lực hoặc các hộ có
điều kiện làm các nghề phi nông nghiệp.

Nguyễn Quốc Nghi (2010) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng
dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất lúa ở tỉnh Đồng Tháp. Số liệu sử dụng trong
nghiên cứu được tác giả thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 375 nông hộ. Tác giả
sử dụng mô hình Binary Logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định ứng dụng tiến bộ kĩ thuật (ƯDTBKT) vào sản xuất lúa của nông hộ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các biến trình độ học vấn, tham gia các tổ chức xã hội, tổng
diện tích đất sản xuất của hộ, vay vốn sản xuất, cơ sở hạ tầng nông nghiệp tương
quan thuận với quyết định ứng dụng ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ. Mức
độ ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh Đồng Tháp chịu tác động bởi ba
nhân tố: nguồn lực sản xuất của nông hộ, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Phạm Lê Thông (2010) đã nghiên cứu hiệu quả kinh tế và kĩ thuật của các
nông hộ trong vụ Đông Xuân 2009-2010 ở ĐBSCL. Dựa trên số liệu sơ cấp thu
thập từ 477 nông hộ, tác giả kết luận, năng suất trong vụ Đông Xuân là cao nhất
trong năm do điều kiện canh tác thuận lợi. Khi sản xuất kém hiệu quả, năng suất
trung bình bị thất thoát là 1,23 tấn/ha và khoản lợi nhuận bị thất thoát là 3,2 triệu
đồng/ha. Chênh lệch trong kĩ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng đầu vào giữa
các nông hộ dẫn tới sự chênh lệch lớn trong năng suất và lợi nhuận trung bình.
Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập huấn tiến bộ kĩ thuật cho
nông hộ.
Ram. B. Bhujel (2006) đã ước tính hàm năng xuất lúa Hiunde (Boro), vốn là
1 giống lúa ít phổ biến ở Nepal. Sử dụng hàm Cobb – Douglas tác giả kết luận:
diện tích canh tác (ha), lượng Nitơ (kg/ha), photpho (kg/ha) và ngày lao động có
ảnh hưởng ở mức ý nghĩa 5%; số lần tưới tiêu từ 10 lần trở lên có ảnh hưởng ở
mức ý nghĩa 10%, ngày lao động nhà và lao động gia súc có ảnh hưởng ở mức ý
nghĩa 15%. Trong quá trình sản xuất, chi phí làm đất chiếm 32% tổng chi phí, chi
GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-6-

SVTH: Huỳnh Như Ái



So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

phí phân bón và nông dược chiếm 23%. Qua đó, giải thích các yếu tố khiến nhà
nông không ưa chuộng giống lúa này.

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-7-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
Gia đình

hộ

Kinh tế hộ

hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân


hộ trồng lúa

Kinh tế hộ trồng lúa

Hình 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỘ NÔNG DÂN VÀ KINH TẾ HỘ
Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể đích
thực của hộ, tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng
các yếu tố sản xuất.
Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách
nhiệm như nhau, tự giác đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ, đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của mỗi thành viên.
FAO (1999): chu trình phát triển hộ nông dân gồm 4 giai đoạn: (i) hộ mới
tách, (ii) tăng qui mô nhân khẩu, (iii) hộ trưởng thành, (iv) tách hộ. Hộ nông dân
là hợp phần của 3 hệ thống phụ: (i) cư trú, (ii) sản xuất, (iii) tiêu dùng.
Khái niệm hộ trồng lúa: “Hộ nông dân sản xuất lúa - gọi tắt là hộ trồng
lúa – là hộ nông dân dành một phần hoặc toàn bộ diện tích đất cho canh tác lúa,
lúa sử dụng cho mục đích kép: tự tiêu – hàng hoá và đóng góp vào nguồn thu
nhập của nông hộ”.
Kinh tế hộ nông dân là một phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Trong hoạt động kinh tế, các hộ nông dân này có thể tự tiến hành tất cả các khâu

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-8-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú


của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Kinh tế hộ nông dân rất phổ biến ở nước
ta, quốc gia có gần 80% dân số làm nông nghiệp.
Theo Hồ Cao Việt (2005), vị trí và vai trò của hộ trồng lúa trong nền kinh
tế: (i) cấu thành cơ bản của cấu trúc làng xã - nông thôn, (ii) cung cấp lượng lớn
lao động, giá nhân công thấp cho nông nghiệp và phi nông nghiệp, (iii) cung cấp
lương thực cho tiêu thụ nội địa và đảm bảo an ninh lương thực, (iv) cung cấp
nông sản xuất khẩu, nguồn thu ngoại tệ, (v) cung cấp nguyên liệu cho chế biến và
chăn nuôi, (vi) thị trường tiêu thụ hàng hoá phi lương thực, (vii) nền tảng, đơn vị
cơ bản cho sản xuất trang trại, (viii) tích luỹ tư bản, thặng dư và tái đầu tư cho
nông nghiệp.
2.1.2 Chương trình “Công nghệ sinh thái” trong sản xuất lúa gạo
Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI) đã nghiên
cứu và đề xuất nhiều giải pháp kĩ thuật giúp nông dân sản xuất lúa theo hướng
bền vững và đạt hiệu quả cao. Đáng chú ý nhất là chương trình quản lí dịch hại
tổng hợp IPM. Các nước Đông Nam Á đã áp dụng mô hình IPM trên cây lúa từ
năm 1990, đây là giải pháp sinh thái nhằm duy trì sự ổn định bền vững giữa các
đối tượng gây hại và các đối tượng có ích, gọi tắt là thiên địch (Cục BVTV,
1994).
Dựa trên quan điểm này, các nhà côn trùng học ở Viện Nghiên Cứu Lúa
Quốc Tế (IRRI) với sự tài trợ của ngân hàng phát triển Á Châu (ADB) đã hợp tác
với các quốc gia đang bị rầy nâu gây hại nhiều năm nặng từ nhiều năm nay để
thử nghiệm mô hình “Công nghệ sinh thái”, nội dung là trồng hoa trên bờ ruộng
nhằm thu hút thiên địch đến tấn công rầy nâu và từ đó làm giảm được việc sử
dụng thuốc trừ sâu. Ba quốc gia được chọn để tham gia thực hiện đề tài này là
Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam thí nghiệm đã được thực hiện
từ tháng 11/2009 do Trung tâm Bảo vệ thực vật - phía Nam thực hiện.
Nguyên tắc cơ bản của Công nghệ sinh thái là dựa vào sự đấu tranh sinh tồn
giữa các loài sinh vật có cùng môi trường sống và phát huy vai trò của các loài
sinh vật có ích tấn công dịch hại để bảo vệ mùa màng cho người nông dân. Mối

quan hệ giữa các loài này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, sự xuất hiện của loài

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-9-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

này có vai trò kiềm hãm sự bùng phát mạnh mẽ của loài khác tạo nên sự cân
bằng bền vững trong tự nhiên.
Tháng 11 năm 2009, Trung tâm BVTV - phía Nam, được sự hỗ trợ về kỹ
thuật của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và sự tài trợ tài chính của Ngân
hàng Phát triển Á châu (ADB) đã triển khai mô hình “Cộng đồng sử dụng công
nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” với kết quả rất tốt và
hiện nay đang được triển khai tại nhiều tỉnh thành miền Tây Nam Bộ. Đây sẽ là
hướng đi quan trọng cho việc sản xuất lúa ổn định, bền vững ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay và trong tương lai.
Mô hình “Công nghệ sinh thái” là mô hình nối tiếp của mô hình “3 Giảm 3
Tăng” (3G3T) vốn đã phát triển rộng rãi ở Việt Nam từ năm 2002. Cụ thể, Công
nghệ sinh thái buộc nông dân phải cắt giảm 3 yếu tố đầu vào của 3G là giảm mật
độ gieo hạt, giảm phân bón hoá học và giảm thuốc bảo vệ thực vật. Việc giảm
mật độ gieo hạt khiến cây lúa có nhiều không gian để phát triển hơn. Gieo dày sẽ
dễ bị ẩm thấp, ánh sáng mặt trời chiếu không tới, nông dược chỉ phủ được trên lá
mà không tác dụng được xuống đất và rễ, gây tốn kém và lãng phí, lại tạo điều
kiện cho sâu bệnh ấp ủ và lan rộng. Việc bón phân quá quá tham lam làm tốn
kém chi phí nhưng không phát huy tối đa hiệu quả. Dư thừa dinh dưỡng trên đất
dễ thu hút sâu bọ hơn, đồng thời đất mau bị bạc màu, trong nhiều trường hợp,

bón phân quá nhiều chỉ làm lá lúa thêm xanh và to bản nhưng hat lúa vẫn bị lép.
Việc giảm thuốc trừ sâu giúp nhà nông tiết kiệm chi phí. Thuốc trừ sâu sử dụng
không đúng cách sẽ khiến sâu bọ tăng khả năng kháng thuốc, và tăng khả năng
kháng chéo, khiến sâu bọ càng phát triển mạnh mà nông dân càng tốn nhiều chi
phí hơn. Sau khi 3 Giảm này đã được thực hiện ổn định, nghĩa là hệ sinh thái trên
ruộng lúa đã không còn bị ô nhiễm, thì mới tiến hành trồng hoa trên bờ ruộng
(mô hình Công nghệ sinh thái). Nhờ hệ sinh thái trên ruộng cân bằng, hoa trên bờ
ruộng phát huy thu hút thiên địch, vốn là côn trùng có lợi. Những thiên địch này
đến hút mật và ăn côn trùng có hại trên lúa ngay từ khi số lựơng côn trùng này
còn ít mà mắt thừơng nông dân khó phát hiện. Nhờ đó, sâu bọ được tiêu diệt
sớm, phát huy hiệu quả bảo vệ mùa màng mà vẫn an toàn môi trường.
Theo Nguyễn Hữu Huân, Hồ Văn Chiến, Lê Hữu Hải, Nguyễn Hữu An,
GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-10-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

Nguyễn Văn Huỳnh: Từ đầu vụ Đông xuân 2009-2010 đến nay, tại 2 tỉnh Tiền
Giang và An Giang đã thực hiện 29 mô hình, trong đó An Giang 13 mô hình,
tỉnh Tiền Giang 16 mô hình đã thực hiện thành công. Mô hình thí điểm Ứng
dụng Công nghệ sinh thái trong canh tác lúa, diện tích của mỗi mô hình khoảng
từ 10-40ha. Trong đó đi đầu là xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy. Một số ghi
nhận về kết quả phân tích số liệu bước đầu như sau:
- Trồng hoa có mật và phấn hoa trên bờ ruộng thu hút nhiều thiên địch
đến cư ngụ và sinh sản trong đó như nhện, kiến 3 khoang, bọ rùa… thuộc nhóm
bắt mồi.

- Bẫy vàng và bẫy dính cho thấy có nhiều ong ký sinh và muỗi nước (làm
mồi cho thiên địch).
- Nhiều loài côn trùng đến lấy mật hoa tạo sự đa dạng sinh học vật sống
động trong ruộng lúa.
- Chưa có phun thuốc trừ sâu lần nào mà mật số sâu rầy trong ruộng lúa
vẫn không đáng kể cho đến khi thu hoạch.
- Nông dân tỏ vẻ thích thú và đã chọn loại cây có hoa phù hợp để trồng
ngay trên đồng ruộng của mình.
- Nhiều lượt người đến tham quan và báo chí đã có bài giới thiệu như một
mô hình xanh của sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP.
Một số loại cây có hoa được chọn để triển khai trong việc nhân rộng mô
hình sắp tới là: Sài đất (Wedilia chinensis), Xuyến chi (Bidens pilosa), cúc Gót
(Colobogyne sp.) và cỏ Cứt lợn (Agelatum conyzoides)… Đặc điểm là chúng có
nhiều hoa với mật, phấn hoa và hương thơm thu hút nhiều côn trùng thiên địch
mà lại dễ trồng, ít chăm sóc, không che rợp lúa và ra hoa quanh năm.
- Tại Công văn số 1947/BVTV-BPTT ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Cục
Bảo vệ thực vật V/v Bảo vệ sản xuất vụ lúa Đông xuân 2010 – 2011 ở Nam Bộ,
Cục đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh thành phố trực thuộc Trung
ương vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long mở rộng ứng dụng công
nghệ sinh thái tại các mô hình “Ba giảm ba tăng”, “Một phải năm giảm” để thu
hút thiên địch vào ruộng lúa khống chế sâu hại.
Ứng dụng Công nghệ sinh thái là hướng việc sản xuất lúa theo hướng bền
GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-11-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú


vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi
phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
2.1.3 Quy trình trồng lúa
Nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận (hay tối thiểu hoá chi phí sản xuất),
quá trình sản xuất cần được cân nhắc cẩn thận
Chọn giống
Chuẩn bị đất
Gieo sạ
Thu hoạch

Bón phân

Chế biến và bảo quản

Quản lí nước
Phòng trừ cỏ
dại, sâu,bệnh

Hình 2.2: QUY TRÌNH TRỒNG LÚA
Chọn giống
Sự nảy mầm của phôi và sự phát triển của cây mạ đến khi có 3 lá mầm dựa
chủ yếu vào hạt thóc giống. Như vậy nếu hạt giống tốt, chứa một lượng dinh
dưỡng đầy đủ sẽ làm cho hạt thóc giống nảy mầm, phát triển tốt và đồng đều. Hạt
thóc khoẻ, không có bệnh tồn dư cũng sẽ không truyền bệnh cho cây mạ. Hạt
giống tốt cũng làm cho cây mạ tốt hơn, khoẻ hơn, mập hơn và phát triển nhiều rễ
hơn. Khi cấy ra ruộng, cây mạ khoẻ hơn sẽ mọc nhanh hơn cây mạ yếu.
Hiện nay nhà nước khuyến khích nông dân sử dụng các giống có thời gian
sinh trưởng nhanh từ 90-100 ngày, năng suất cao, chống chịu với một số sâu
bệnh chính và có phẩm chất tốt đủ xuất khẩu như: OM1490, OMCS2000, IR64,

MTL250, VD95-20, AS996, OM3536, Lúa thơm, v.v. Tuy nhiên, nhà nông trong
nước vẫn còn có thói quen sử dụng giống IR50404. Giống lúa này được Bộ NNPTNT nhập vào Việt Nam từ năm 1992, có thời gian sinh trưởng ngắn từ 85-90
GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-12-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

ngày. Nông dân ưa chuộng giống lúa này vì nó thích nghi rộng trên đất phù sa và
đất phèn trung bình, có thể canh tác trong 3 vụ trong năm, cho năng suất cao từ
6-8 tấn. Tuy nhiên, giống lúa này hiện không được khuyến khích canh tác vì
phẩm chất gạo kém, giá trị xuất khẩu kém, cây lúa dễ nhiễm vàng lá, rầy nâu và
đạo ôn.
Chuẩn bị đất
Công tác chuẩn bị đất nhằm mục đích làm cho ruộng phải bằng phẳng,
không bị đọng nước và có hệ thống thoát nước tốt.
Qui trình chuẩn bị đất đối với vụ Đông Xuân: dọn sạch cỏ. Trục đánh bùn
và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo.
Qui trình chuẩn bị đất đối với vụ Hè Thu và vụ 3: cày đất bằng máy với độ
sâu từ 15-20 cm. Kế tiếp, phơi ải trong thời gian 1 tháng. Bừa, trục và san bằng
mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm
theo. Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ
theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình
(20-35HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12-15HP), máy trục bùn tự hành hoặc
phay lồng (6-12 HP).
Do giá thành của máy trục đất và máy xới hiện nay còn cao, nên đa số nhà
nông chọn phương án thuê các loại máy này. Tại xã Tân Phú, tháng 02/2012: giá

thuê máy trục: 200.000đ/ha; giá thuê máy xới: 1.000.000đ/ha.
Gieo sạ
Công tác gieo sạ bao gồm hai khâu chuẩn bị hạt giống và kĩ thuật gieo sạ.
Chuẩn bị hạt giống trước khi gieo sạ: Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ
bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt
lép lửng và lẫn tạp. Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ. Rửa bằng
nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm. Xử lý hạt
giống trước khi gieo bằng thuốc trừ cỏ 3%, giai đoạn này gọi là diệt mầm, để lúa
có khả năng kháng cỏ dại cao hơn.
Biện pháp gieo sạ: gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp
với máy kéo. Lượng hạt giống gieo khuyến khích là: 100-120 kg/ha. Khoảng
cách gieo: hàng cách hàng 20 cm. Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của
GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-13-

SVTH: Huỳnh Như Ái


So sánh hiệu quả sản xuất mô hình Công nghệ sinh thái và mô hình truyền thống trong sản xuất lúa gạo tại xã Tân Phú

công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống và trách làm ướt bên trong trống để
hạt ra đều.
Bón phân
Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Loại phân sử dụng và lượng phân
bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng (ngày sau gieo (NSG)) của lúa được
khuyến cáo như trong bảng 2.1
Bảng 2.1: LOẠI PHÂN, LIỀU LƯỢNG, THỜI GIAN
KHUYẾN CÁO BÓN CHO LÚA
(tính cho 1000 m2)

Loại đất

Ra rễ
(7-10 NSG)

Đẻ nhánh
(22-25 NSG)

Đất phù sa

15kg NPK
20-20-15
15 kg NPK
20-20-15

4-5 kg DAP
7-8 kg Urê
6-7 kg DAP
6-7 kg Urê

Đất phèn
nhẹ

trung bình
Đất phù sa
Đất phèn
nhẹ

trung bình


10 kg NPK
20-20-15 và
4-5 kg Urê
15 kg NPK
20-20-15

Thời kỳ bón
Đón đòng
(42-45 NSG)
Vụ Hè thu
5-6 kg Urê
3 kg KCL
4-5 kg Urê
3 kg KCL

Bón nuôi hạt
(55-60 NSG)
Phun KNO3 trước và sau trỗ 7
ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình
Phun KNO3 trước và sau trỗ 7
ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình

Vụ Đông xuân
4-5 kg DAP
7-8 kg Urê
7-8 kg Urê
3 kg KCL

Phun KNO3 trước và sau trỗ 7
ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình


5-6 kg DAP
6-7 kg Urê

Phun KNO3 trước và sau trỗ 7
ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình

5-6 kg Urê
3 kg KCL

Nguồn: website Sở khoa học công nghệ Vĩnh Long

Quản lí nước
Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt
ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày
sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Sau khi sạ được 7-10 ngày,
bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm.
Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước
giữ cạn trong 2-3 ngày.

GVHD: Th.S Lê Trần Thiên Ý

-14-

SVTH: Huỳnh Như Ái


×