Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.72 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ BÍCH TRÂM

ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO
NGƯỜI DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đào Hữu Hòa

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiê n cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong
quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ ràng nguồn gốc của các tài liệu.
Tác giả luận văn

Lê Thị Bích Trâm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH



An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

CBXH

Công bằng xã hội

CTXH

Cứu trợ xã hội

KT-XH

Kinh tế xã hội

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và xã hội


NCC

Người có công

NCT

Người cao tuổi

NSNN

Ngân sách nhà nước

PLXH

Phúc lợi xã hội


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................3
MỤC LỤC.........................................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................7
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương............................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...................................................................3

CHƯƠNG 1.......................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI......................................................7
1.1 NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA HỆ
THỐNG AN SINH XÃ HỘI.........................................................................7
1.1.1 Nguồn gốc của hệ thống An sinh xã hội...........................................7
1.1.2 Khái niệm An sinh xã hội.................................................................8
1.1.4 Chức năng của hệ thống An sinh xã hội.........................................11
1.1.5 Nguyên tắc xây dựng hệ thống An sinh xã hội...............................15
1.1.6 Vai trò của hệ thống An sinh xã hội................................................15
1.1.7. Tiêu chí đánh giá một hệ thống An sinh xã hội tốt........................17
1.2 NỘI DUNG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI......................................20
1.2.1 Bảo hiểm xã hội..............................................................................20
1.2.2 Cứu trợ xã hội.................................................................................21
1.2.3 Ưu đãi xã hội..................................................................................21
1.2.4 Dịch vụ xã hội................................................................................22
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI
.....................................................................................................................22
1.3.1 Các chính sách và thể chế về An sinh xã hội:.................................22
1.3.2 Thực trạng của nền kinh tế.............................................................23
1.3.3 Các đối tác tham gia.......................................................................24
1.3.4 Trình độ nhận thức của người dân..................................................24


1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN AN SINH XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC VÀ
Ở VIỆT NAM..............................................................................................25
1.4.1 Anh.................................................................................................25
1.4.2 Nhật Bản.........................................................................................26
1.4.3 Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................27
CHƯƠNG 2.....................................................................................................29
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI

DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG.............................................................................................................29
2.1 ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI
CHO NGƯỜI DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU........29
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên..........................................................................29
2.1.2 Đặc điểm xã hội..............................................................................32
2.1.3 Đặc điểm kinh tế.............................................................................39
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU TRONG THỜI GIAN QUA......................45
2.2.1 Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội.............................................45
2.2.2 Công tác cứu trợ xã hội..................................................................50
2.2.3 Công tác ưu đãi xã hội....................................................................55
2.2.4 Hỗ trợ An sinh xã hội từ doanh nghiệp..........................................58
2.3 ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC ĐẢM
BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG......................................................59
2.3.1 Thành công.....................................................................................59
2.3.2 Hạn chế...........................................................................................61
2.3.3 Nguyên nhân...................................................................................64
CHƯƠNG 3.....................................................................................................69
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI DÂN NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................69
3.1 CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................69
3.1.1 Dự báo một số xu hướng biến động liên quan đến An sinh xã hội
trong tương lai.........................................................................................69
3.1.2 Các cơ sở pháp lý...........................................................................71
3.1.3 Quan điểm định hướng...................................................................75


3.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI DÂN

NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
.....................................................................................................................77
3.2.1 Nhóm các giải pháp công tác Bảo hiểm xã hội..............................77
3.2.2 Nhóm các giải pháp công tác cứu trợ xã hội..................................82
3.2.3 Nhóm các giải pháp công tác ưu đãi xã hội....................................86
3.2.4 Nhóm giải pháp đảm bảo tiếp cận dịch vụ cơ bản ở mức tối thiểu 89
3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................................................92
3.3.1 Phân công trách nhiệm của các đối tác tham gia............................92
3.3.2 Kiểm tra đánh giá khen thưởng biểu dương...................................95
KẾT LUẬN.....................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................99


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

Tên bảng
Tình hình sử dụng đất (Thời điểm tháng 6/2013)

Trang
Error
:
Refer
ence
sourc
e not
foun


2.2

Dân số và lao động

d
Error
:
Refer
ence
sourc
e not
foun

2.3

Hệ thống giáo dục trên địa bàn quận Hải Châu

d
Error
:
Refer
ence
sourc
e not
foun

2.4

Số cơ sở y tế và giường bệnh trên địa bàn quận Hải Châu


d
Error


:
Refer
ence
sourc
e not
foun
2.5

Số cán bộ y tế trên địa bàn quận Hải Châu

d
Error
:
Refer
ence
sourc
e not
foun

2.6

d
Tình hình phát triển kinh tế của quận Hải Châu thời gian qua Error
:
Refer
ence

sourc
e not
foun

2.7

Số người đóng bảo hiểm trên địa bàn quận Hải Châu

d
Error
:
Refer
ence
sourc


e not
foun
2.8

Số hộ nghèo trên địa bàn quận Hải Châu

d
Error
:
Refer
ence
sourc
e not
foun


2.9

Tổng nguồn lực hỗ trợ người nghèo qua các năm

d
Error
:
Refer
ence
sourc
e not
foun

2.10

Các khoản chi hỗ trợ cho người nghèo, hộ khó khăn

d
Error
:
Refer
ence
sourc
e not
foun

2.11

Số liệu đối tượng chính sách trên địa bàn quận Hải Châu


d
Error


:
Refer
ence
sourc
e not
foun
2.12

Các khoản hỗ trợ đối tượng chính sách

d
Error
:
Refer
ence
sourc
e not
foun

2.13

Thu chi quỹ đền ơn đáp nghĩa

d
Error

:
Refer
ence
sourc
e not
foun
d


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển, trong quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu đạt được,
cũng xuất hiện nhiều mặt tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Hàng loạt
vấn đề an sinh xã hội nảy sinh ở các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong lĩnh
vực Bảo hiểm y tế và An sinh xã hội cho người dân nghèo…
An sinh xã hội là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
ta, giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nhưng hiện nay chính sách An
sinh xã hội ở Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn chế, đòi hỏi phải xây dựng
một hệ thống theo hướng đảm bảo hài hòa giữa công bằng xã hội với tăng
trưởng kinh tế.
Là một quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, trong thời gian qua
quận Hải Châu cũng đã có những nỗ lực trong việc thực hiện chính sách an
sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là những đối tượng dễ tổn thương trong xã
hội, đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn,
tồn tại cần tiếp tục được phân tích nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, để có
những định hướng và giải pháp cụ thể trong thời gian đến.
Với tính cấp thiết như vậy, luận văn thạc sĩ của tôi chọn đề tài: “Đảm

bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề chung về hệ thống an sinh xã hội, nghiên cứu
các mô hình và kinh nghiệm giải quyết vấn đề “an sinh xã hội” tại các quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới và ở Việt Nam;


2

- Phân tích thực trạng công tác đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
nghèo trên địa bàn quận Hải Châu. Làm rõ những thành công và hạn chế từ hệ
thống các chính sách, giải pháp đảm bảo “an sinh xã hội” của Thành phố Đà
Nẵng và quận Hải Châu đã triển khai trong những năm qua;
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng của hệ
thống an sinh xã hội, xác định quan điểm và phương hướng cơ bản có tính
chiến lược và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đảm bảo An sinh xã hội
cho người dân nghèo trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống an sinh xã hội và ảnh hưởng của hệ
thống an sinh xã hội đến người dân nghèo trên địa bàn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: tập trung nghiên cứu về công tác bảo hiểm xã hội, hỗ
trợ xã hội và ưu đãi xã hội
+ Về không gian: Đề tài được thực hiện tại một số cơ quan chức năng
và các hộ nghèo trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
+ Về thời gian: đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu về thực trạng bảo
hiểm xã hội, hỗ trợ xã hội và ưu đãi xã hội trong giai đoạn 2010-2013
4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tiếp cận hệ thống.
Để nghiên cứu các nội dung, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp:
mô hình hóa, toán học, phân tích thống kê, dự báo, mạng liên kết xã hội và một
số phương pháp đặc thù khác để phân tích, so sánh, định lượng nhằm phát hiện
ra các quy luật nội tại, các nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an sinh xã hội
cho người dân nghèo trong quá trình phát triển và đề xuất hệ thống các giải


3

pháp để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo ở quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng trong tương lai.
5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về an sinh xã hội
Chương 2: Thực trạng công tác đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
nghèo trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người dân ghèo trên
địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đảm bảo An sinh xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng với việc phát
triển bền vững của địa phương và đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề này đã thu hút
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và được luận giải dưới nhiều góc
độ khác nhau.
Hoạt động về An sinh xã hội có sự đa dạng với nhiều mô hình, chương
trình và nguyên tắc khác nhau, phương thức và góc độ tiếp cận về An sinh xã
hội vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Vì thế sự khái quát, đánh giá và phân
tích các công trình nghiên cứu có liên quan sẽ giúp cho đề tài tìm ra những
điểm mới cần phải khai thác, làm rõ.

Trong lĩnh vực nghiên cứu chung và nghiên cứu dưới góc độ xã hội học
nói riêng, có nhiều tác giả cũng đã đề cập về An sinh xã hội , cụ thể như sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiểu với đề tài “An sinh xã hội và định
hướng nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của khoa học xã hội vào quá trình
hoạch định chính sách An sinh xã hội

ở Việt Nam”, trường Đại học

KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010) đã chỉ ra vai trò của An sinh xã
hội đối với đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam, những thành tựu đạt được
về An sinh xã hội và những bất cập còn tồn tại, đồng thời đưa ra những giải


4

pháp nhằm giải quyết những hạn chế của An sinh xã hội và phát triển hệ
thống An sinh xã hội .
Cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện
nay” do tác giả Mai Ngọc Cường chủ biên, khái quát đăc điểm, mục tiêu,
nguyên tắc và hệ thống các chính sách xã hội phổ biến ở các nước và những
nội dung có khả năng vận dụng ở nước ta. Tác giả đề cập thực trạng với
những thành tựu đat được cũng như những hạn chế. Trên cơ sở đó tác giả đưa
ra những giải pháp và về xây dựng hệ thống chính sách xã hội Việt Nam
những năm tới.
Bên cạnh đó còn có những bài viết đề cập đến An sinh xã hội trên các
tạp chí, sách báo, internet như:
Bài viết: “Chính sách An sinh xã hội ” (21/04/2011) trên báo của Sở
Lao động - Thương binh xã hội, tỉnh An Giang đề cập tới: Thực hiện chính
sách An sinh xã hội đúng đắn, hướng vào phát triển con người, vì hạnh phúc
của nhân dân là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân

dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Thực hiện tốt chính sách An sinh xã
hội đối với nông dân, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội sẽ góp phần tăng
trưởng và phát triển bền vững.
Bài viết “Người nghèo Việt Nam hưởng An sinh xã hội thấp nhất”
(2007) (nguồn: đề cập vấn đề người nghèo vẫn chưa
được hưởng lợi nhiều từ hệ thống An sinh xã hội . Tuy nhiên, không thể xây
dựng hệ thống An sinh xã hội chỉ cho người nghèo. Phải xây dựng một hệ
thống toàn diện, bao trùm.
Bài viết của Nguyễn Tấn Dũng, “Đảm bảo ngày càng tốt hơn An sinh
xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 – 2020”, Tạp chí Cộng sản, số 285 (9/2010), giới thiệu


5

những nội dung cơ bản của dự thảo Chiến lược phong trào kinh tế xã hội 2011
– 2020. Trong đó, bài viết đề cập đến bảo đảm ngày càng tốt hơn An sinh xã
hội và phúc lợi xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà
nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối
với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Bên
cạnh đó, Đảng và Nhà nước đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển An
sinh xã hội bền vững trong giai đoạn mới của đất nước.
Bài viết “Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hướng tới mục tiêu giảm
nghèo bền vững” của ThS. Lê Anh - Chủ tịch UBND quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng và PGS.TS. Lê Văn Đính, Học viện Chính trị - Hành chính Khu
vực III. Bài viết đã nêu rõ những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo
của quận Hải Châu, những tồn tại cụ thể trên địa bàn quận và từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cũng như đề ra phương hướng, giải pháp cụ thể để
thoát nghèo bền vững trong thời gian đến.
Bài viết “Quận Hải Châu góp phần xây dựng Đà nẵng trở thành thành

phố “văn minh, hiện đại, an bình, đáng sống” của ThS. Lê Anh - Chủ tịch
UBND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Bài viết đăng trên tạp chí Kinh tế
- Xã hội Đà Nẵng, đánh giá 4 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU của Ban
Thường vụ Thành ủy thành phố Đà Nẵng ban hành ngày 10/8/2009 “về việc
tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc
biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn
quận Hải Châu.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Văn kiện Đại
hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng 2010, tr.87,
tr.29 với quan điểm phát triển bền vững: “Kết hợp phát triển kinh tế với thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề An sinh xã


6

hội ” để phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố công
nghiệp và “trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu
tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu
phần kinh tế tri thức, một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình;
một thành phố hấp dẫn đáng sống”
Các nghiên cứu, bài viết trên tuy đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học
cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống An sinh xã hội nói chung ở nước ta
những năm qua. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào riêng biệt bàn về nội dung
đảm bảo An sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng.


7


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI
1.1 NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA HỆ
THỐNG AN SINH XÃ HỘI
1.1.1 Nguồn gốc của hệ thống An sinh xã hội
Từ xa xưa con người đã có sự san sẻ, đùm bọc của cộng đồng. Lòng
nhân ái, sự bao bọc đã hình thành những hoạt động cứu tế của các tổ chức tôn
giáo, phường hội, giúp con người giảm đi những khó khăn trong cuộc sống
hàng ngày. Cùng với sự phát triển của xã hội, ý thức cộng đồng tương trợ lẫn
nhau dần dần được mở rộng, hình thành nên các tổ chức, các chính sách nhằm
san sẻ, giúp đỡ con người trong lúc khó khăn.
Trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, con người đã tự khắc
phục, đồng thời, còn được sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng. Sự
tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác
nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức
và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau.
Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công
nghiệp, hệ thống An sinh xã hội đã có những cơ sở để hình thành và phát
triển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương
tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm
thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai
nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già…, đã trở thành mối đe doạ đối với
cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào khác
ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng
ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng
những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn…);


8


đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống
cho họ.
Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và
yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh
tật. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng
ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những
năm 1880 không chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng
phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế 03 bên). Tính chất đoàn kết và san
sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: mọi người, không phân biệt già – trẻ, nam –
nữ, người khoẻ – người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp.
Hệ thống An sinh xã hội được hình thành và phát triển rất đa dạng dưới
nhiều hình thức khác nhau ở từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử, trong
đó BHXH là trụ cột chính. Có thể nói rằng, An sinh xã hội là một tất yếu
khách quan trong cuộc sống xã hội loài người văn minh. Trong bất kỳ xã hội
nào, ở bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng đều có những nhóm dân cư, những
đối tượng rơi vào tình trạng không thể tự lo liệu được cuộc sống, hoặc trong
cảnh gặp sự cố nào đó trở thành những người “yếu thế” trong xã hội. Nếu
trong xã hội có những nhóm người “yếu thế”, những người gặp rủi ro, bất
hạnh thì cũng chính trong xã hội đó lại nẩy sinh những cơ chế hoặc tự phát,
hoặc tự giác, thích ứng để giúp đỡ họ. Đây là cơ sở để hệ thống An sinh xã
hội hình thành và phát triển. Tất nhiên, An sinh xã hội là một quá trình phát
triển toàn diện, từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng phong phú, đa dạng.
1.1.2 Khái niệm An sinh xã hội
Theo Liên hiệp quốc, An sinh xã hội tiếp cận trên quyền của người dân
(Điều 25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người dân và hộ
gia đình đều có quyền có một mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã
hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội



9

thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau,
tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các trường hợp bất khả kháng khác…”.
Theo Ngân hàng thế giới (WB) “An sinh xã hội là những biện pháp
của chính phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương
đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị
tổn thương và những bấp bênh thu nhập”.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà
xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp
được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh
tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai
sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm
sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em ”
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng “An sinh xã hội là
các chính sách, chương trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy
có hiệu quả thị trường lao động giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao
năng lực của họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập”
Ở Việt Nam, mặc dù An sinh xã hội là một lĩnh vực mới nhưng cũng đã
dành được sự quan tâm của nhiều độc giả và các nhà quản lý nghiên cứu về
vấn đề này.
Theo GS Hoàng Chí Bảo thì: An sinh xã hội là sự an toàn của cuộc
sống con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát
triển con người và xã hội. An sinh xã hội là những đảm bảo cho con người tồn
tại như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân
tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang
nhân cách.
Theo PGS.TS Nguyễn Hải Hữu thì "An sinh xã hội là một hệ thống các
cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi



10

thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội
làm cho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên
nhân khác quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức
khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và trợ giúp xã hội.
GS.TS Mai Ngọc Cường lại cho rằng, để thấy hết được bản chất,
chúng ta phải tiếp cận An sinh xã hội theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của
khái niệm này.
+ Theo nghĩa rộng: An sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện các quyền
để con người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội.
+ Theo nghĩa hẹp: An sinh xã hội là sự đảm bảo thu nhập và một số
điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm
hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc
làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người
yếu thế, người bị thiên tai địch hoạ.
"Chiến lược An sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2020” ghi nhận: “An sinh
xã hội là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội
thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp
trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế”.
Trong bài "Đảm bảo ngày càng tốt hơn An sinh xã hội và phúc lợi xã
hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 –
2020” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng "An sinh xã hội và PLXH là hệ
thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của
người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi
trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân"



11

Như vậy, An sinh xã hội được hiểu là sự bảo đảm thu nhập và một số
điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị
giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất
việc làm; cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những
người nghèo đói và những người bị thiên tai, địch hoạ… Luận văn nghiên cứu
An sinh xã hội theo nghĩa này trong điều kiện cụ thể của Việt Nam nói chung
và của thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Hệ thống An sinh xã hội được xây dựng có sự khác nhau giữa các quốc
gia trên thế giới. Tuy nhiên, những cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: BHXH
(bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc…), CTXH
(còn gọi là cứu tế xã hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ
cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung
cấp, các dịch vụ liên quan đến An sinh xã hội.
1.1.4 Chức năng của hệ thống An sinh xã hội
Mặc dù còn có các quan điểm, định nghĩa và vai trò khác nhau về An
sinh xã hội nhưng đều thống nhất hệ thống An sinh xã hội có các chức năng
cơ bản sau đây:
Một là, bảo đảm thu nhập ở mức tối thiểu, bảo đảm quyền sống tối
thiểu của con người, bao gồm các quyền về ăn, sức khỏe, giáo dục, nhà ở và
một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm bảo vệ con người khỏi bị đói nghèo do
không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn .
Hai là, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, nền tảng của đảm bảo An sinh
xã hội là quỷ lý rủi ro, bao gồm: Ngừa rủi ro, Giảm thiểu rủi ro, Khắc phục
rủi ro
- Ngừa rủi ro: hỗ trợ người dân chủ động ngăn ngừa rủi ro trong đời
sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và biến động của môi trường tự nhiên;



12

- Giảm thiểu rủi ro: giúp cho người dân có đủ nguồn lực để bù đắp
những thiếu hụt về thu nhập do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất
kinh doanh và môi trường tự nhiên và
- Khắc phục rủi ro: hỗ trợ kịp thời cho người dân để hạn chế tối đa các
tác động không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát do các biến cố
trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh, và môi trường tự nhiên và bảo
đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân.
Ba là, phân phối thu nhập, bảo đảm thu nhập cho những người hoặc
nhóm đối tượng khi không có khả năng tạo thu nhập. Các chính sách giảm
nghèo, các hình thức trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất cho các nhóm
đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương và phương châm “người trẻ đóng - người
già hưởng”trong bảo hiểm xã hội, hay “người khỏe đóng - người ốm
hưởng”trong bảo hiểm y tế thể hiện rõ chức năng chia sẻ rủi ro, phân phối lại
thu nhập của An sinh xã hội , ngay cả khi phân phối không dựa trên sự đóng
góp, mà dựa vào nhu cầu của cá nhân cũng như khả năng bảo đảm của ngân
sách nhà nước.
Bốn là, thúc đẩy việc làm bền vững và phát triển thị trường lao động,
tăng cường kỹ năng và các cơ hội tham gia thị trường lao động cho người lao
động
Hệ thống An sinh xã hội thúc đẩy việc làm bền vững, tăng cường kỹ
năng và các cơ hội tham gia thị trường lao động cho người lao động thông qua
việc:
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động (đặc biệt người nghèo, người
nông thôn...),
- Phát triển thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm để kết nối
cung cầu lao động, giảm thiểu mất cân bằng cung cầu lao động;



13

- Hỗ trợ tạo việc làm trực tiếp cho một bộ phận người lao động thông
qua các chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi, chương trình việc làm
công và các chương trình thị trường lao động khác;
- Hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho lao động mất đất, lao động di cư, lao
động bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế…
Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, thúc đẩy gắn kết xã hội và
phát triển xã hội Một hệ thống An sinh xã hội được xây dựng và thực thi có
hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc gia, cụ thể
như sau:
- Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội
Như trên đã nêu, An sinh xã hội là một trong 3 cấu phần của chính
sách xã hội, là một trong những hệ thống chương trình, chính sách quan trọng
để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do vậy, An
sinh xã hội là công cụ quản lý của nhà nước trong lĩnh vực phân phối và điều
tiết phân phối. Thông qua chính sách thuế và các chính sách chuyển nhượng
xã hội, nhà nước thực hiện vai trò điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các
khu vực kinh tế, các vùng kinh tế, các nhóm dân cư và các thế hệ.
- Xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, thu hẹp chênh lệch về điều
kiện sống theo vùng, các nhóm dân cư.
Mục tiêu đầu tiên của An sinh xã hội là giảm nghèo, giảm bất bình
đẳng và phân hoá giàu nghèo. Nhà nước thông qua chính sách hỗ trợ người
nghèo, các đối tượng yếu thế, điều chỉnh nguồn lực cho các vùng nghèo, vùng
chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hoà, giảm bớt sự chênh lệch giữa
các vùng, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư, tạo nên sự đồng thuận
giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển và duy trì sự ổn
định xã hội.

- Góp phần tăng trưởng kinh tế và gắn kết xã hội


14

Thông qua hỗ trợ người nghèo, người yếu thế tham gia thị trường lao
động, giảm nghèo, giảm bất bình đẳng... An sinh xã hội nâng cao nguồn vốn
con người, tăng cường cơ hội và phát triển con người và tăng cường sự hòa
nhập..., là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và tăng cường gắn
kết xã hội.
- Hướng tới tương lai tốt đẹp hơn
Một hệ thống An sinh xã hội được thiết kế hiệu quả có thể tạo điều
kiện cho mỗi cá nhân được phát triển độc lập, chủ động và nhiều cơ hội đầu
tư tốt hơn cho tương lai. Ngày nay, trong hầu hết các nước, các chỉ số An sinh
xã hội đều là những chỉ số rất quan trọng gắn với phát triển con người và xã
hội như: tình trạng sức khỏe, giáo dục, thu nhập, nhà ở, tuổi thọ, tầm vóc... An
sinh xã hội được coi là công cụ để đầu tư cho tương lai, giảm rủi ro trong
tương lai.
Sáu là, hỗ trợ người dân vượt qua khủng hoảng
Các nước đang phát triển ngày càng có nhu cầu thiết kế và phát triển hệ
thống An sinh xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo và người yếu thế trong bối
cảnh khủng hoảng kinh tế và các biến động có phạm vi người dân bị ảnh hưởng
mạnh do: số lượng các chương trình An sinh xã hội hạn chế, chưa đáp ứng
nhu cầu về an sinh của người dân. Phạm vi bao phủ của chính sách An sinh xã
hội bị hạn chế, chỉ phục vụ cho một nhóm dân cư, thông thường là nhóm dân
cư “khỏe hơn, tốt hơn” trong xã hội. Thiếu tài chính và sự phân bố tài chính
hợp lý giữa các chương trình. Các công cụ, chính sách thiếu nhạy bén, đặc biệt
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và những tác động của cải cách kinh tế và
biến đổi khí hậu.



15

1.1.5 Nguyên tắc xây dựng hệ thống An sinh xã hội
Mặc dù các hệ thống An sinh xã hội ở các quốc gia khác nhau có mục
tiêu, công cụ khác nhau, song đều có chung một số nguyên tắc xây dựng như
sau:
Nguyên tắc đoàn kết: nguyên tắc này thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa
các cá nhân, nhóm trong xã hội như gia đình, cộng đồng; giữa Nhà nước với
người dân và các đối tác xã hội, đồng thời mang tính đạo lý, nhấn mạnh ý
nghĩa của sự tương trợ lẫn nhau trong nội bộ và giữa các nhóm trong xã hội.
Nguyên tắc chia sẻ: dựa trên cơ chế phân phối lại thu nhập giữa các
nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ, giữa nhà nước, doanh
nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.
Nguyên tắc công bằng: thể hiện mối quan hệ giữa đóng góp với hưởng
lợi, giữa mức hưởng lợi hay đóng góp của các nhóm đối tượng có cùng hoàn
cảnh và điều kiện. Việc thực hiện nguyên tắc này nhằm khuyến khích người
lao động tích cực tham gia vào hệ thống thông qua tính công khai, minh bạch.
Nguyên tắc nâng cao trách nhiệm cá nhân: thể hiện trách nhiệm cá
nhân tham gia vào thực hiện chính sách, đóng góp vào các chương trình xã
hội. Bảo đảm tính thoả đáng, thích đáng và bền vững trong từng chính sách,
chương trình và của hệ thống trong dài hạn.
Nguyên tắc tập trung hỗ trợ: bảo đảm mức sống tối thiểu cho người
dân khi bị rủi ro làm suy giảm hoặc mất thu nhập tạm thời hay vĩnh viễn, đặc
biệt là người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương.
1.1.6 Vai trò của hệ thống An sinh xã hội
Khi đánh giá về vai trò của An sinh xã hội, Ngân hàng Thế giới cho
rằng, một hệ thống An sinh xã hội được thiết kế tốt sẽ góp phần quan trọng
vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Thông qua hệ thống An sinh xã hội, Nhà
nước tiến hành phân phối lại thu nhập cho người nghèo và những người dễ bị



×