Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chiếc thuyền ngoài xa ( thi GV giỏi , GA đt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.53 KB, 11 trang )

Ngày soạn: 12/2/2017
Ngày dạy: 16/2/2017, lớp 12A3
Tiết 77. Đọc văn
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (tiếp)
Nguyễn Minh Châu
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn
éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là
người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn cuộc sống và con người.
- Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm
nhìn nghệ thuật đa chiều.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Từ những vấn đề đặt ra trong truyện ngắn, rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống,
giúp HS có cách nhìn nhận, đánh giá cuộc sống và con người một cách toàn diện.
3.Thái độ:
- Đánh giá đúng giá trị của tác phẩm , thấy được ý nghĩa thời sự mà tác phẩm đặt ra
và vị trí của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong văn học Việt Nam hiện đại.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Hình thành năng lực nghiên cứu, cảm thụ tác phẩm văn chương, năng lực thuyết
trình, hợp tác, năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
II. TRỌNG TÂM
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn
éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là
người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn cuộc sống và con người.
III. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN
- Gv dùng phương pháp đọc sáng tạo, gợi mở, thuyết trình kết hợp các hình thức
trao đổi nhóm, làm bài tập tình huống.
- Phương tiện: Sgk, Tài liệu tham khảo, máy chiếu, bảng phụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1. Hoạt động khởi động
- Gv chiếu một đoạn clip quay cảnh chiếc thuyền đánh cá ngoài khơi và cảnh bạo
lực trong gia đình thuyền chài (nội dung kiến thức đã được tìm hiểu trong tiết 1)
- Tiếp đó, Gv tổ chức cho Hs tham gia cuộc thi trả lời nhanh 3 câu hỏi có liên quan
đến đoạn clip trên. 2 Hs cùng viết câu trả lời trên bảng phụ. Gv thẩm định, đánh
giá kết quả.
+ Câu hỏi 1: Đoạn clip trên nhắc đến hai cảnh tượng nào trong truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa” của Ng. Minh Châu? (Cảnh chiếc thuyền đánh cá thu lưới lúc
bình minh và cảnh bạo lực trong một gia đình thuyền chài)
+ Câu hỏi 2: Nhận xét về tính chất của hai cảnh tượng đó? (Đối lập giữa vẻ đẹp
tuyệt bích của thiên nhiên với thực tế cuộc sống đầy phũ phàng)


+ Câu hỏi 3: Cảm nhận ban đầu của em về người đàn bà hàng chài trong câu
chuyện? (Đau khổ, đáng thương)
- Gv dẫn dắt vào tiết học mới: Đoạn clip trên đã thâu tóm nội dung kiến thức các
em tìm hiểu trong tiết 1 bài “Chiếc thuyền ngoài xa”. Người lính năm xưa trở về
cuộc sống đời thường, khoác chiếc máy ảnh lên đường tìm kiếm vẻ đẹp đầy chất
thơ của thiên nhiên đất nước. Thế nhưng, ngay khi đang ở trong những giây thăng
hoa của nghệ thuật, anh lại phải chứng kiến một sự thật trần trụi, khắc nghiệt của
hiện thực cuộc sống. Hình ảnh người đàn bà thuyến chài bị chồng đánh đập hết
sức tàn nhẫn, dã man mà không hề chống lại hay van xin, bỏ chạy đã để lại trong
lòng mỗi chúng ta những xót xa, ám ảnh khó quên. Vậy chị là người như thế nào,
tại sao lại rơi vào tình cảnh đầy bất hạnh đó? Hôm nay, cô trò chúng ta cùng đến
với câu chuyện của người đàn bà tại tòa án huyện để tìm câu trả lời.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và Hs

Nội dung cần đạt
II. Đọc hiểu văn bản

2. Câu chuyện của người đàn bà hàng
chài ở toà án huyện
? Tìm chi tiết miêu tả ngoại hình người a. Chân dung ngoại hình người đàn bà
đàn bà? Em nhận xét thế nào về ngoại
hình ấy?
- Hs phát hiện và nêu chi tiết, nhận xét - Không được đặt tên, trạc ngoài 40 tuổi,
thân hình cao lớn với những đường nét
thô kệch.
- Rỗ mặt; khuôn mặt mệt mỏi sau một
đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và
dường như đang buồn ngủ..., tấm lưng
áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân
dưới ướt sũng,...
-> một người phụ nữ xấu xí, toát lên vẻ
- Gv bình: Tác giả chỉ gọi tên nhân vật vất vả, nhọc nhằn, lam lũ.
của mình là “người đàn bà” một cách
phiếm định. Đây là chủ ý của tác giả vì
ông muốn nói hộ bao người đàn bà vô
danh ở những vùng biển suốt một dải
đất nước với bao nỗi niềm đau thương,
bao nhiêu giọt nước mắt tủi hờn mà
đời không nhìn thấy.
b. Hoàn cảnh sống hiện tại
? Hoàn cảnh sống của chị hiện tại ntn?
(nghề nghiệp, gia cảnh, cuộc sống hôn
nhân có hòa thuận, hạnh phúc?...)
- Làm nghề chài lưới, lênh đênh kiếm
- Hs suy nghĩ, trả lời
sống trên biển.
- Cuộc sống nghèo khổ, khó khăn:

thuyền chật, đẻ nhiều con, “những ngày


biển động hàng tháng, vợ chồng con cái
toàn ăn cây xương rồng luộc chấm
muối....”
- Thường xuyên bị chồng hành hạ, đánh
đập: “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày
một trận nặng”.
- Chị nhẫn nhục chịu đựng mọi đớn đau, chỉ
cầu xin một điều là được đánh ở trên bờ.
-> Thiếu thốn về vật chất, đau khổ về
- Gv bình giảng, liên hệ với thân phận tinh thần
người phụ nữ trong VH trước 1975.
- Gv chuyển ý: Tìm hiểu đến đây,
người đọc thấy người đàn bà quả thật
bất hạnh, đáng thương. Chị dường như
thiếu tất cả mọi thứ mà bất cứ người
phụ nữ bình thường nào cũng có:
ngoại hình, số phận đều là những
khiếm khuyết, thiếu hụt. Thế nhưng,
bên trong, người phụ nữ thuyền chài
này lại ẩn giấu những vẻ đẹp tâm hồn
khuất lấp. Vẻ đẹp đó của chị được nhà
văn khám phá và khẳng định thông qua
những phút giây trải lòng của chị tại
tòa án huyện.
c. Vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà
- Gv nêu tình huống: Trong tác phẩm
nhân vật người đàn ông hàng chài là

một nhân vật phụ nhưng lại có ý nghĩa
rất quan trọng trong tiến trình phát triển
của câu chuyện cũng như trong việc
làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng người
đàn bà. Vậy điểm nhìn của các nhân
vật khác trong truyện về người đàn ông
này như thế nào? (CH thảo luận)
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, tiến hành
thảo luận, trả lời trên phiếu học tập
(Tg: 2 phút)
- Hs đưa kết quả lên trên bảng
+ Chánh án Đẩu: người đàn ông là một
người chồng vũ phu, là kẻ man rợ, tàn
bạo.
+ Nghệ sĩ Phùng: người đàn ông là kẻ
tàn nhẫn, vũ phu, độc dữ
+ Thằng bé Phác: người đàn ông là kẻ
độc ác.


+ Người đàn bà: người đàn ông: trước
đây vốn là người hiền lành, chưa từng
đánh vợ. Sau chỉ vì khổ quá nên anh ta
mới đánh đập, hành hạ chị.
? Nhận thức quyết định hành động. Từ
việc nhìn nhận đúng bản chất người
chồng, tại tòa án huyện, người đàn bà
đã có nguyện vọng tha thiết gì?
- Người đàn bà: trước sau vẫn nhất quyết
gắn bó với người chồng vũ phu, thậm chí

còn cầu khẩn, van xin để không phải từ bỏ
hắn: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt
- Hs đọc thầm đoạn văn “Trong phút tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...”
chốc… đầy suy nghĩ” (75-76)
? Vì sao người đàn bà hàng chài nhất
quyết ràng buộc cuộc đời mình với
người đàn ông?
- Nguyên nhân:
- Hs suy nghĩ, trả lời.
+ Người đàn ông ấy chính là trụ cột, là
- Gv bình: Thầm lặng chịu đòn chồng, điểm tựa cho cuộc đời người đàn bà:
người đàn bà ôm nỗi đau, nuốt giọt tủi, “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng
vùi nỗi xấu hổ, nhục nhã vào cõi sâu tôi cần phải có người đàn ông để chèo
tâm hồn, chỉ đơn giản bởi cuộc mưu chống khi phong ba...”
sinh trên biển cả nhiều sóng gió cần có
người đàn ông khỏe mạnh, thạo nghề
+ Bởi xuất phát từ tình thương yêu vô bờ
- Gv bình: Cá chuối đắm đuối vì con. bến đối với những đứa con “... đám đàn
Niềm vui của người đàn bà thật tội bà ... phải sống cho con chứ không thể
nghiệp, xót xa biết bao khi nó đơn giản sống cho mình”, “vui nhất là... được ăn
chỉ là được nhìn thấy các con được ăn no. no” -> tình mẫu tử thiêng liêng
+ Trong cuộc sống tủi cực, đau khổ triền
- Gv bình về chi tiết: “Lần đầu tiên miên ấy, người đàn bà thuyền chài vẫn
trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ
sang lên như một nụ cười”
nhoi, đầm ấm: “ở trên thuyền... vui vẻ”
+ Chị cảm thấy biết ơn người đàn ông vì
đã không ruồng bỏ chị và cho rằng hành
động vũ phu của chồng là do lỗi ở chị, do
chị đẻ nhiều. (Tìm mọi lí lẽ để bênh vực

- Gv bình: đúng là “sự đời ai trải mới cho chồng)
hay” (Ng. Du). Qua lời bộc bạch của
người đàn bà khốn khổ, NMC đã rọi
một luồng ánh sáng, làm lộ những
nguyên cớ sâu xa khiến cho những
nghịch cảnh, những trớ trêu đa đoan
của đời sống tiếp tục tồn tại. Chừng
nào còn cần người chèo lái con thuyền


vượt qua giông tố bão bùng, chừng nào
còn cần đến miếng ăn, cái mặc cho
những đứa con thì chừng ấy người đàn
bà hàng chài vẫn không thể từ bỏ được
người chồng vũ phu, tàn nhẫn kia.
- GV ra bài tập tình huống: Em có đồng
tình với cách xử sự của người đàn bà
như trong tác phẩm không? Nếu ở địa
vị người đàn bà ấy thì em sẽ xử sự ntn?
- Hs suy nghĩ độc lập, trình bày ý kiến
của mình ra phiếu HT
- Gv thu phiếu HT, chọn lựa 2 ý kiến
trái chiều nhau để nhận xét, từ đó đưa
ra câu trả lời hợp lí.
Gv: Người đàn bà đáng thương ở chỗ
chị là nạn nhân đau khổ của nạn bạo
hành gia đình. Song chị cũng có phần
đáng trách ở chỗ đã không tìm cách
đấu tranh để đòi những quyền lợi
chính đáng cho mình, để giúp mình có

được một cs tốt đẹp hơn.
? Cảm nghĩ của em về nhân vật người
đàn bà hàng chài?
- Gv bình: Người đàn bà trong truyện
ngắn này chính là hiện thân cho đời
người phụ nữ hàng chài lam lũ, nhọc
nhằn, khốn khó nhưng vẫn ngời sáng
lên vẻ đẹp tâm hồn đáng quý. Giống
như hạt châu ngọc của biển, hình
tượng người đàn bà chính là sự kết
tinh vẻ đẹp truyền trống của người phụ
nữ VN từ ngàn đời nay: nhân hậu, vị
tha, bao dung, giàu đức hi sinh.
? Qua câu chuyện của người đàn bà hàng
chài, tác giả muốn nói lên điều gì?
- Hs suy nghĩ, trả lời

=> Người đàn bà hàng chài mang vẻ bề
ngoài nhẫn nhục, cam chịu đến mê muội.
Nhưng bên trong, chị là một người vợ
bao dung, vị tha; một người mẹ giàu đức
hi sinh và một người phụ nữ từng trải,
sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.

* Tiểu kết:
- Qua câu chuyện của người đàn bà hàng
chài, nhà văn muốn gửi đến người đọc
thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con
người một cách đơn giản, phiến diện mà
phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong

mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.


3. Hoạt động củng cố, luyện tập
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài trong
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”?
*Gợi ý: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình: phong tục tập quán,
tâm lí, định kiến giới, điều kiện kinh tế, trình độ dân trí,… Trong truyện ngắn này,
nguyên nhân chính là do điều kiện kinh tế còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn,
cùng với đó là sự bất bình đẳng về giới, quan niệm trọng nam khinh nữ.
- Gv tích hợp nội dung giáo dục cho HS vấn đề bình đẳng giới: Từ xưa đến nay, tư
tưởng gia trưởng luôn tồn tại trong gia đình (phu xướng phụ tùy), chồng tự cho
mình cái quyền được đánh vợ, coi việc đánh vợ như là một sự giáo dục và thể hiện
quyền lực của bề trên đối với kẻ dưới (Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về), người vợ bị
chồng đánh đập coi đó là chuyện thường, cam chịu chấp nhận chung sống mà
không đấu tranh giải phóng cho mình.
4. Hoạt động vận dụng
- Viết đoạn văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng bạo
lực diễn ra trong gia đình hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
5. Hoạt động tiếp nối
- Chuẩn bị bài mới: Chiếc thuyền ngoài xa (tiết 3):
+ Tìm hiểu về một số nhân vật khác trong truyện: người đàn ông; chị em thằng
Phác; chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng (Gv giao nhiệm vụ tìm hiểu về từng nhân vật
cho mỗi tổ)
+ Tìm hiểu ý nghĩa tấm ảnh được chụp trong bộ lịch Tết năm ấy.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY

Ngày soạn: 15 tháng 2 năm 2017
Ngày dạy:18 tháng 2 năm 2017, lớp 10A12
Tiết 126. Tiếng việt

NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được việc sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt
câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc – hiểu văn bản
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp và sử dụng ngôn ngữ
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.


4. Năng lực: hình thành năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, trao đổi và sử dụng ngôn
ngữ
II. TRỌNG TÂM
- Hs nắm được một cách khái quát những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt: yêu cầu về ngữ
âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng ngôn ngữ.
III. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi
2. Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, tài liệu tham khảo.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
- Gv tổ chức trò chơi: Tam sao thất bản (theo hình thức chạy tiếp sức) sau đó Gv dẫn dắt
vào bài học
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1: Gv định hướng Hs tìm
hiểu kiến thức bài học
- GV trình chiếu một số ví dụ.
- HS: Quan sát hình trên máy chiếu
? Hãy chỉ ra những lỗi sai trong các
ví dụ trên và sửa lại?


Nội dung cần đạt
A. Lý thuyết
I. Yêu cầu về ngữ âm, chữ viết
1. Ví dụ
a. Ví dụ 1:

Từ dùng sai
Từ đúng
bánh trưng
bánh chưng
bánh giày
bánh dày
(đổ) dác
(đổ) rác
nhà nghĩ
nhà nghĩ
nóng nòng
nóng lòng
? Hãy chỉ ra sự khác biệt của từ ngữ b. Ví dụ 2:
phát âm theo giọng địa phương trong
đoạn hội thoại sau?
HS: Nghe đoạn hội thoại thu âm và
nhận xét.
- Phát âm: Chưa chuẩn, còn theo cách
phát âm địa phương.
? Từ các ví dụ trên, em hãy rút ra những 2. Kết luận
yêu cầu về mặt ngữ âm và chữ viết?
- Hs phát biểu
- Về ngữ âm: Cần phát âm theo chuẩn

- Gv nhấn mạnh: Đây là một yêu cầu ngữ âm của tiếng Việt.
nghiêm ngặt đối với mọi người. Việc - Về chữ viết: Với văn bản viết, cần đặc
viết sai chính tả làm cho văn bản thiếu biệt lưu ý tới việc viết đúng chính tả.
chính xác và có thể gây hiểu lầm.
II. Yêu cầu về từ ngữ
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, tiến hành 1. Ví dụ:
thảo luận.
a. Ví dụ 1
? Hãy phát hiện và sửa lỗi trong các


câu sau ?
- Hs viết kết quả lên bảng phụ
- Gv giải thích rõ lí do về việc dùng từ - Dùng từ không đúng nghĩa, không phù
trong các câu ví dụ.
hợp với văn cảnh: chót lọt
-> sửa lại: thay chót lọt bằng cuối cùng
- Nhầm lẫn từ Hán Việt gần âm, gần
nghĩa: truyền tụng
-> sửa lại: thay truyền tụng bằng truyền
thụ hoặc truyền đạt.
- Sai về kết hợp từ, chỉ có thể nói hoặc
viết là mắc các bệnh truyền nhiễm, chứ
ko nói chết các bệnh truyền nhiễm
-> sửa lại: Số người mắc các bệnh truyền
nhiễm và chết đã giảm nhiều.
- Gv chiếu 1 đoạn văn ví dụ
b. Ví dụ 2
? Dịch lại đoạn văn sau?
- “Thông béo thông béo, tui xin kiu gọi

- Hs trả lời độc lập: “Thông báo thông các thành viên hãy tích cực hưởng ứng
báo, tui xin kêu gọi các thành viên hãy việc đội mũ bẻo hỉm khi đi ra đường. Vì
tích cực hưởng ứng việc đội mũ bảo seo à? Để bẻo đẻm en tòn dzì cái đầu của
hiểm khi đi ra đường. Vì sao à? Để mình là quan trọng nhứt mờ. Hơn nữa, bi
bảo đảm an toàn vì cái đầu của mình giờ cũng có nhìu kỉu địp lém đóa. Nhà tui
là quan trọng nhất mà. Hơn nữa, bây vừa mở tịm bán mũ bẻo hỉm, ai có théc
giờ cũng có nhiều kiểu đẹp lắm đó. méc gì thì gọi cho tui ở số đt: 090xxxxx.
Nhà tui vừa mở tiệm bán mũ bảo Mong pà kon đìu ủng hộ. Kakaka…”
hiểm, ai có thắc mắc gì thì gọi cho tui
ở số ĐT: 090xxxx. Mong bà con đều
ủng hộ. Kakaka…”
? Qua hai ví dụ trên em hãy cho biết 2. Kết luận
yêu cầu về việc sử dụng từ ngữ
- Về từ ngữ: phải dùng từ ngữ đúng với
nghĩa, với hình thức cấu tạo, với đặc điểm
ngữ pháp trong tiếng Việt.
- GV nhấn mạnh: Cùng với tính chính
xác, cần hết sức coi trọng tính nghệ
thuật trong việc sử dụng TV. Cụ thể,
về ngữ âm: VB cần được chú ý về mặt
tiết tấu, nhịp điệu. Về từ ngữ: người
nói, người viết phải biết trau dồi vốn
hiểu biết về từ nhiều nghĩa, từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm,...và
phải biết vận dụng chúng phù hợp với
nội dung văn bản cần diễn đạt. Nội
dung của văn bản được diễn đạt càng
tinh tế, càng hàm súc thì hiệu quả và
tác động càng cao.



III. Yêu cầu về ngữ pháp
1. Ví dụ. Phát hiện và chữa lỗi ngữ pháp
- Gv chiếu ví dụ
trong câu sau
? Phát hiện và chữa lỗi ngữ pháp trong - Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất
câu sau
Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ
- Hs nêu lỗi và cách sửa lỗi
nông thôn trong chế độ cũ.
- Gv chốt kết quả trên font chữ
Nhận xét:
- Lỗi: nhầm lẫn thành phần trạng ngữ với
chủ ngữ -> câu thiếu CN -> câu sai.
-> Cách sửa:
+ Bỏ từ ”qua” -> Tác phẩm Tắt đèn là CN.
+ Thêm CN -> Qua tác phẩm “Tắt đèn”,
Ngô Tất Tố đã cho ta thấy…
? Từ các ví dụ trên hãy cho biết ngữ 2. Kết luận
pháp TV có những quy tắc nào cần
tuân thủ?
- Cấu tạo câu phải theo đúng quy tắc ngữ
- Gv nhấn mạnh: Nói và viết không pháp.
đúng quy tắc TV sẽ làm cho văn bản - Diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa.
thiếu chính xác, có thể gây hiểu lầm.
- Các câu trong văn bản cần liên kết với
nhau một cách chặt chẽ.
IV. Về phong cách ngôn ngữ
- Gv chiếu ví dụ: 2 tờ đơn xin nghỉ học 1. Ví dụ. Nhận xét các từ ngữ được sử
- HS: Quan sát ví dụ trên máy chiếu

dụng trong hai lá đơn sau
? Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ - Đơn xin nghỉ học thuộc PCNN hành
trong 2 lá đơn xin nghỉ học.
chính. Vì thế không thể dùng các từ ngữ
+ Đơn 1: sử dụng ngôn ngữ thuộc PCSH như trong hai lá đơn trên là không phù hợp.
+ Đơn 2: sử dụng ngôn ngữ thuộc PCNT
? Cần chú ý điều gì về mặt PCCNNN 2. Kết luận
khi sử dụng tiếng Việt?
- Khi sử dụng tiếng Việt để tạo lập văn
bản, cần nhận rõ những đặc điểm phân
biệt phong cách chức năng ngôn ngữ này
với phong cách chức năng ngôn ngữ khác
để lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ
- Hs trình bày Sơ đồ tư duy để tổng thích hợp với từng văn bản cụ thể.
kết kiến thức bài học
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs làm B. Luyện tập
bài tập luyện tập
- 2 Hs lên bảng, làm bài tập 1 và trên 1. Bài 1. Điền l/n, s/x, ch/tr vào chỗ trống:
bảng phụ
- …o …ê, …o …ắng, …ưu …uyến, …ô …
- Gv chỉ định Hs khác nhận xét
ức, …ão …ùng, …óng …ảy.
- Gv chiếu đáp án
­ …ạch ..ẽ, …ửng …ốt, …ì …ụp, ...ót …a,
…ì…ào,…ao…ác,…ứ …ở, …uất …ắc.
- …ập …ững, …ơ …ọi, …e …ở, …ẻ …


ung.
2. Bài 2. Lựa chọn những từ viết đúng

trong các trường hợp sau:
bàn hoàng/ bàng hoàng; chất phát/ chất
phác; bàn quan/bàng quan; lãng
mạn/lãng mạng; hiu trí/hưu trí;(nghe)
phong phanh/(nghe) phong thanh; nối
tiếc/nuối tiếc;
- Các tổ làm bài tập 3 trên phiếu học 3. Bài 3. Lấy ví dụ về hiện tượng sử dụng
tập. Tổ nào nêu được nhiều ví dụ nhất biệt ngữ của giới trẻ hiện nay
sẽ là đội thắng.
Ví dụ: team (đội), FA (độc thân), crush
(yêu thương), quẩy (đi chơi), pếch (lôi
thôi), chém gió (nói phét), soái ca (đàn
anh đẹp trai), soái tỉ (đàn chị xinh gái),..
- Gv: Nước VN ta gồm có 54 dân tộc
anh em, nhiều dân tộc cũng có tiếng
nói riêng nhưng từ bao đời nay, Tiếng
Việt vẫn là thứ ngôn ngữ giao tiếp
chính thống của cả nước. Trải qua
những thăng trầm lịch sử, đến thời
điểm này, khi sự giao lưu hội nhập
đang ngày một phát triển, TV đang
đứng trước nguy cơ mất dần đi sự
trong sáng vốn có của nó. Thông qua
bài học hôm nay, cô muốn các em mỗi
khi sử dụng TV đều phải có ý thức sử
dụng nó theo đúng với những quy tắc,
chuẩn mực để góp phần vào việc giữ
gìn sự trong sáng của TV như lời dặn
dò trước đây của cố TT PVĐ.
3. Hoạt động củng cố

- Hs nắm vững những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
4. Hoạt động vận dụng
- Sử dụng bài viết văn số 8 của em để đánh giá văn bản ấy theo các mặt: ngữ âm –
chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng ngôn ngữ
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Chuẩn bị bài mới: Văn bản thuyết minh.
+ Tại sao phải tóm tắt văn bản thuyết minh ?
+ Hãy nêu cách tóm tắt một văn bản thuyết minh?
+ Viết đoạn văn tóm tắt văn bản “Nhà sàn” trong SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY




×