Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Múa đương đại việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.04 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

-----------------------Lê Hải Minh

MÚA ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu
Mã số: 9210221

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội – 2018


2
Công trình đƣợc hoàn thành tại
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

GS.TS Lê Ngọc Canh

Phản biện 1:

Phản biện 2:


Phản biện 3:

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Viện, tại
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi... .....giờ... .....tháng... .....năm

Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cũng nhƣ những loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa
thực hiện chức năng là phản ánh hiện thực đời sống xã hội của con
ngƣời bằng ngôn ngữ đặc thù riêng của mình. Mỗi tác phẩm nghệ
thuật là một cảm xúc, một thông điệp của nghệ sĩ mà họ nhận thức
đối với cuộc sống. Từ những năm đầu “đổi mới” đến nay đã có nhiều
tiết mục múa, tác phẩm múa mang hơi thở thời đại, mỗi tiết mục, tác
phẩm thể hiện khuynh hƣớng sáng tác, sự tìm tòi khác nhau của các
nghệ sĩ. Nhiều tiết mục, tác phẩm đã góp phần làm nên sự phong phú
cho ngành múa Việt Nam bởi sự tiếp thu một cách tinh tế những nét
đặc trƣng của nhân loại với vốn văn hóa, kiến thức về dân tộc trong
tác phẩm của mình. Trong đó, nghệ thuật múa đƣơng đại đƣợc nhiều
nghệ sĩ múa theo đuổi bởi sự “thoáng mở” của nó đã chắp cánh cho
nhiều ý tƣởng sáng tạo phá cách táo bạo. Sự táo bạo ấy đã đƣa đến
những mới mẻ nhƣng đồng thời cũng đặt múa đƣơng đại nhiều vấn
đề cần bàn luận. Bên cạnh đó, còn rất nhiều những tiết mục, tác

phẩm múa nhân danh sự sáng tạo, nhân danh múa đƣơng đại đã làm
méo mó, sai lạc nhận thức về nghệ thuật múa nói chung và múa
đƣơng đại nói riêng. Thực tế này đã đặt ra nhiều vấn đề cần trao đổi
cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Múa đƣơng đại Việt Nam đƣợc tiếp biến từ yếu tố ngoại sinh vào
cuối những năm 1980. Với rất nhiều tìm tòi, sáng tạo, múa đƣơng đại
Việt Nam đã và đang đƣợc khán giả đƣơng thời yêu thích. Trên thực
tiễn đã ra đời những vở múa đƣơng đại mang yếu tố triết lý với nhiều
tầng ý nghĩa do biên đạo múa Việt Nam, con ngƣời Việt Nam thể hiện.
Bên cạnh đó, là các tiết mục, tác phẩm múa đƣợc các biên đạo của
chúng ta chú trọng đến nội dung của tác phẩm, sự kết hợp với các loại


2
hình nghệ thuật khác, đặc biệt là ngôn ngữ thể hiện, đó là sự lồng ghép
giữa ngôn ngữ múa dân tộc với ngôn ngữ múa nƣớc ngoài. Có thể nói,
đa số biên đạo múa Việt Nam chƣa tiếp thu đến cùng các yếu tố của
múa đƣơng đại mà chỉ dừng lại ở sự khai thác những đặc trƣng của nó.
Hiện nay, chƣa có công trình, đề tài chuyên sâu nào nghiên cứu
về vấn đề này. Do đó, cần nhận thức rõ về múa đƣơng đại, vai trò,
giá trị của nó trong nghệ thuật múa và trang bị những kiến thức thiếu
hụt từ công tác nghiên cứu, lý luận, đào tạo và sáng tác.
Có gì khác biệt giữa múa hiện đại và múa đƣơng đại? Múa
đƣơng đại đã tiếp biến và tác động nhƣ thế nào đến sân khấu múa
Việt Nam? Nó đƣợc biến động ra sao? Cần làm gì để hiện tƣợng văn
hóa nghệ thuật du nhập vào Việt Nam phát huy hết những giá trị của
nó? Đó là những vấn đề, những bỏ ngỏ, những bất cập mà nghệ thuật
múa Việt Nam đang trăn trở. Luận án Múa đương đại Việt Nam sẽ
trình bày, tiếp tục nghiên cứu, giải quyết những vấn đề đã đặt ra.
Đây là một đề tài mới, có tính lý luận, khoa học, thực tiễn. Vì

thế, nghiên cứu cả một quá trình từ sự xuất hiện múa đƣơng đại ở
Việt Nam, sự tiếp biến, hình thành và phát triển là điều cần thiết cho
sân khấu múa Việt Nam. Cái mà xã hội cần, ngành nghề cần và nó
trở nên cấp thiết.
Đó là những lý do NCS chọn đề tài Múa đương đại Việt Nam
làm nội dung của luận án.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu về múa đương đại trên thế giới
Múa đƣơng đại đã đƣợc nghiên cứu từ lâu trên thế giới, dƣới
nhiều góc độ khác nhau. Hiện có những hƣớng nghiên cứu sau:
Thứ nhất, hướng nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật múa nói chung
và nghệ thuật múa đương đại nói riêng từ thế kỷ XX đến năm 2009.


3
Thứ hai, hướng nghiên cứu về yếu tố văn hóa trong múa đương đại.
Thứ ba, hướng nghiên cứu về các nghệ sĩ múa đương đại ở
một số nước trên thế giới như Đức, Nhật Bản...
Thứ tư, hướng nghiên cứu về các biên đạo múa đương đại ở một số
nước trên thế giới.
2.2. Nghiên cứu về múa đương đại Việt Nam
Các nghiên cứu về múa đƣơng đại ở Việt Nam hiện nay còn rất
hạn chế và đƣợc chia thành hai dạng: nghiên cứu của học giả nƣớc
ngoài về múa đƣơng đại Việt Nam và nghiên cứu của các học giả,
các nhà hoạt động múa Việt Nam về múa đƣơng đại Việt Nam.
Kế thừa những nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây, cùng với
sự tổng hợp của cá nhân, nghiên cứu sinh thấy một số vấn đề sau:
- Múa đƣơng đại đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và đã có
những công trình nghiên cứu có giá trị nhất định.
- Múa đƣơng đại đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam. Tuy

nhiên, việc nghiên cứu còn hạn chế, do đó các nghệ sĩ múa còn nhầm
lẫn giữa múa đƣơng đại với múa hiện đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa những vấn đề
lý luận về múa đƣơng đại nhằm giải quyết những bất cập trong lý
luận và thực tiễn của ngành múa Việt Nam về múa đƣơng đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đƣa ra định nghĩa về múa đƣơng đại và khái quát sự hình
thành, phát triển của múa đƣơng đại trên thế giới.
- Phân tích những đặc trƣng cơ bản của múa đƣơng đại trong sự
so sánh với múa hiện đại.
- Trình bày khái quát sự du nhập của múa đƣơng đại vào Việt
Nam cũng nhƣ sự hình thành và phát triển múa đƣơng đại Việt Nam.


4
- Phân tích đặc điểm của múa đƣơng đại Việt Nam trong sự so
sánh với múa đƣơng đại thế giới.
- Phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của
múa đƣơng đại đối với sự phát triển của nền múa Việt Nam hiện đại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích
cực, hạn chế những giá trị tiêu cực của múa đƣơng đại vào sự phát
triển của nền múa Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Múa đƣơng đại Việt Nam dƣới góc độ lý luận và thực tiễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án này chỉ đi vào múa đƣơng đại Việt Nam, do các nghệ
sĩ Việt Nam sáng tác và biểu diễn, tập trung vào múa đƣơng đại Việt

Nam từ năm 1988 khi múa đƣơng đại bắt đầu du nhập vào Việt Nam
cho đến năm 2014 khi các tiết mục múa đƣơng đại của thời đƣơng
đại khai thác một số đặc trƣng của múa đƣơng đại thế giới thoái trào.
- Luận án nghiên cứu múa đƣơng đại Việt Nam trong lĩnh
vực biên đạo và đào tạo múa chuyên nghiệp ở hai địa bàn là Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh nơi múa đƣơng đại đƣợc tiếp thu
và tập trung phát triển chủ yếu.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm và phƣơng pháp luận duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả luận án xem xét, đánh giá các vấn
đề trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
Quán triệt quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, tác giả
đặt đối tƣợng nghiên cứu trong tổng thể các mối quan hệ để giải
quyết vấn đề khoa học của luận án.


5
5.2. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
NCS tiếp cận luận án từ góc độ văn hóa học, nghệ thuật học và xã
hội học.
NCS lựa chọn những phƣơng pháp phù hợp với đề tài. Đó là:
phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin, phƣơng pháp so sánh, đối
chiếu, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp khảo tả,
phƣơng pháp liên ngành, phƣơng pháp đồng đại và lịch đại, phƣơng
pháp phỏng vấn sâu và tham vấn ý kiến của chuyên gia.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Luận án đƣa ra định nghĩa bƣớc đầu về múa đƣơng đại là gì để
có đƣợc sự phân biệt cơ bản, đúng đắn về múa đƣơng đại, tránh

nhầm lẫn với múa hiện đại.
- Hệ thống quá trình hình thành, phát triển của múa đƣơng đại
thế giới để có đƣợc cái nhìn toàn diện về múa đƣơng đại, đồng thời
thấy đƣợc vai trò, vị trí của nó trong lịch sử múa thế giới.
- Phân tích, hệ thống quá trình hình thành, phát triển múa đƣơng
đại Việt Nam để thấy đƣợc cái chung lẫn nét đặc thù, riêng biệt của
múa đƣơng đại trong môi trƣờng văn hóa-sáng tạo Việt Nam.
- Qua việc tìm ra những đặc điểm của múa đƣơng đại Việt Nam,
có thể thấy đƣợc những giá trị nổi bật tác động (tích cực/tiêu cực) đến
sự phát triển của nền nghệ thuật múa Việt Nam hiện đại để từ đó làm
căn cứ tìm ra những giải pháp phát triển nghệ thuật múa Việt Nam.
- Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạt động
múa khi muốn nghiên cứu, tìm hiểu về múa đƣơng đại Việt Nam.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Luận án giúp các nhà hoạt động múa có đƣợc những nhận
thức một cách đúng đắn, hệ thống về múa đƣơng đại để bổ trợ cho


6
công việc biên đạo, giảng dạy, biểu diễn... sáng tạo nên những tiết
mục múa, tác phẩm múa mới có chất lƣợng.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (16 trang), kết luận (2 trang), tài liệu tham
khảo (9 trang) và phụ lục (20 trang), luận án gồm các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và một số vấn đề lý luận về múa
đƣơng đại (29 trang).
Chƣơng 2: Quá trình tiếp nhận, phát triển và thực trạng múa
đƣơng đại Việt Nam (42 trang).
Chƣơng 3: Bàn luận về múa đƣơng đại Việt Nam (26 trang).
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÚA ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Cơ sở lý thuyết
Luận án tập trung nghiên cứu về múa đƣơng đại Việt Nam,
nghiên cứu dƣới góc độ đánh giá về một hiện tƣợng văn hóa nghệ
thuật đƣợc du nhập từ phƣơng Tây có tác động tới sân khấu múa
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, nên NCS đã
chọn một số luận điểm, một số thuyết làm cơ sở lý luận cho nghiên
cứu: Thuyết hậu hiện đại, Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa,
Thuyết tương đối văn hóa, Thuyết nghi lễ chuyển tiếp.
1.2. Những vấn đề lý luận về múa đƣơng đại
1.2.1. Khái niệm
Trƣớc khi nêu ra một số khái niệm về múa đƣơng đại, NCS sẽ
đƣa ra một số dòng múa để độc giả có cái nhìn tổng quát, hệ thống
về sự phát triển của nghệ thuật múa nhƣ Múa cổ điển châu Âu, Múa
Neoclassic, Múa hiện đại, Múa hậu hiện đại. Bên cạnh đó, là những
khái niệm có liên quan đến sự phát triển của múa đƣơng đại Việt
Nam nhƣ Nghệ thuật đương đại, Biến đổi xã hội.


7
1.2.2. Khái quát lịch sử múa đương đại thế giới
Múa đƣơng đại phát triển từ múa hiện đại. Múa hiện đại đƣợc
phát triển vào cuối thế kỷ thứ XIX, thƣờng đƣợc biểu diễn bằng chân
đất và kéo dài tới những năm 1950…
Mỗi biên đạo múa đƣơng đại đều có phong cách sáng tác riêng
dựa trên nền tảng kiến thức của mình. Có thể nói, kỹ thuật múa
đƣơng đại có xu hƣớng tập trung vào sự chắc chắn, kiểm soát của
phần chân trong múa ballet cổ điển và sự thoải mái ở phần thân trên
của múa hiện đại cũng nhƣ những kỹ thuật trên mặt sàn, ngã - phục
hồi và đặc trƣng múa ngẫu hứng trong múa hiện đại.

1.2.3. Những đặc trưng cơ bản của múa đương đại
+ Về nội dung: Múa đƣơng đại có thể có chủ đề, có tính cách
nhân vật hoặc không có, nhƣng nó phải mang yếu tố triết lý với
nhiều tầng ý nghĩa.
+ Về hình thức: Đặc trƣng của múa đƣơng đại đƣợc thể hiện
thông qua các cử chỉ, điệu bộ, toàn bộ cơ thể bằng cảm xúc tận cùng
bên trong của ngƣời diễn viên, đem đến cho ngƣời xem những trạng
thái, phƣơng pháp, quá trình tìm hiểu và sự tận hƣởng tác phẩm múa
khác nhau.
+ Về ngôn ngữ: Đó là sự kết hợp giữa các yếu tố của các dòng
múa, đặc biệt là sự phát triển đặc trƣng từ múa hiện đại nhƣ sự co và
dãn của cơ thể hay múa với sức nặng, múa trên mặt sàn cùng các
động tác lăn…
+ Sự liên kết với nhau giữa các hình thức múa trong múa
đương đại: Các hình thức múa đều đƣợc kết nối với nhau bằng ánh
mắt, bằng cảm nhận và liên kết của toàn bộ cơ thể với đa dạng về
khoảng cách. Các mối quan hệ trong múa đƣơng đại không nhất thiết
nữ phải múa với nam mà nam múa với nam hoặc nữ múa với nữ.


8
+ Sử dụng đa dạng về không gian trên sân khấu: Cùng một lúc
các diễn viên thể hiện múa ở các địa điểm, vị trí khác nhau, thậm chí,
múa trên mặt sàn và trên không của sân khấu.
Từ những đặc trƣng cơ bản trên, có thể thấy múa hiện đại và
múa đƣơng đại có sự tƣơng đồng và có sự khác biệt qua bảng so
sánh cụ thể dƣới đây:
TƢƠNG ĐỒNG

KHÁC BIỆT


MÚA

MÚA

MÚA

MÚA

HIỆN ĐẠI

ĐƢƠNG ĐẠI

HIỆN ĐẠI

ĐƢƠNG ĐẠI

- Không phải múa cổ điển

- Ra đời trƣớc - Xuất hiện sau

- Chuyển động của cơ thể múa đƣơng đại

múa hiện đại

nhƣ một phƣơng tiện để - Bác bỏ thói - Không có động
chuyển tải nội dung, ý tƣởng quen có cấu tác cụ thể mà
đến ngƣời xem

trúc


trong ảnh hƣởng bởi

- Tự do giải thích ý tƣởng bắt ballet cổ điển

yếu tố triết lý

nguồn từ cảm xúc bên trong

trong sáng tác

- Biểu hiện của phong cách

- Chú trọng đến - Chú trọng đến

- Múa ngẫu hứng, đối trọng, sử dụng có chủ yếu tố sáng tạo
sử dụng mặt sàn
ý của trọng lực của cá nhân
- Có thể múa không cần âm - Nhấn mạnh - Nhấn mạnh
nhạc

đến tâm trạng đến tâm trạng và

- Yếu tố triết lý.

và cảm xúc qua cảm

xúc

qua


các động tác những động tác
của ngƣời thể mới, phong cách
hiện đã đƣợc mới
định hình
-

Ngôn

ngữ - Ngôn ngữ đa

đƣợc phát triển, dạng, kết hợp với


9
dựa trên múa nhiều dòng múa,
ballet cổ điển võ thuật, phƣơng
theo sự sáng pháp trị liệu...
tạo của nghệ sĩ
Múa

-

ngẫu - Múa tƣơng tác

hứng

ngẫu hứng

- Âm nhạc phù - Múa với nhiều

hợp

với

dung

nội thể loại âm nhạc,
đƣợc âm thanh, không

phản ánh

nhạc. Múa và âm
nhạc tƣơng phản
với nhau

- Yếu tố triết - Yếu tố triết lý
lý của tiết mục phụ thuộc vào
đƣợc biên đạo kiến thức, tâm
gửi thông điệp trạng của mỗi
cụ

thể

khán giả.

đến khán giả.
Ví dụ: Với tựa

Ví dụ: Tiết đề là Ánh sáng,
mục có tựa đề là biên


đạo

gửi

Ánh sáng, biên gắm một thông
đạo sẽ gửi gắm điệp,
một thông điệp, nhiều

nhƣng
tầng

ý

một tầng ý nghĩa nghĩa tới khán
về ánh sáng.

giả.

Tiểu kết
Để làm sáng tỏ đối tƣợng nghiên cứu, NCS đã lựa chọn bốn
thuyết: thuyết hậu hiện đại, thuyết giao lƣu và tiếp biến văn hóa,


10
thuyết tƣơng đối văn hóa và nghi lễ chuyển tiếp. Thuyết hậu hiện
đại đƣợc NCS áp dụng bởi nghệ thuật đƣơng đại nói chung và múa
đƣơng đại đƣợc xuất hiện trong giai đoạn hậu hiện đại và đƣợc các
nghệ sĩ trên thế giới ứng dụng tƣ tƣởng của nó trong sự sáng tạo
nghệ thuật đƣơng đại của mình. Thuyết giao lƣu tiếp biến văn hóa

cho thấy múa đƣơng đại phƣơng Tây vào Việt Nam đã tạo ra những
thay đổi lớn trong nghệ thuật múa, có những ảnh hƣởng tích cực
cũng nhƣ những hạn chế nhƣ thế nào. Thuyết tƣơng đối văn hóa
cũng đƣợc NCS xem xét thông qua hệ thống ngôn ngữ, tác phẩm…
đặt trong bối cảnh tự nhiên, lịch sử, văn hóa… của Việt Nam để
nghiên cứu về múa đƣơng đại Việt Nam. Bên cạnh đó, áp dụng
thuyết nghi lễ chuyển tiếp để thấy sự biến đổi, thích nghi và Việt
hóa trong múa đƣơng đại của thời đƣơng đại cũng nhƣ sự tác động
của các yếu tố khác đến múa đƣơng đại và xu hƣớng phát triển của
múa đƣơng đại Việt Nam.
Từ các lý thuyết, soi chiếu vào các vấn đề lý luận của nghệ
thuật múa nói chung và múa đƣơng đại nói riêng, có thể thấy, các
dòng múa đƣợc sắp xếp rõ ràng theo sự phát triển chung của nghệ
thuật múa từ múa cổ điển châu Âu đến múa đƣơng đại. Đó là múa
cổ điển châu Âu, tân cổ điển, múa hiện đại, hậu hiện đại và múa
đƣơng đại. Tất cả đều có sự liên quan đến nhau, đến sự phát triển
của mỗi dòng múa đã đƣợc trình bày qua bối cảnh, biến đổi của xã
hội và tự bản thân chúng.
Thông qua các dòng múa, có thể thấy lịch sử múa đƣơng đại
thế giới trải qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu vào khoảng năm 1900,
giai đoạn thứ hai vào những năm 1930 và giai đoạn ba là sau chiến
tranh thế giới thứ II, năm 1945. Ba giai đoạn này đánh dấu sự phát
triển của múa thế giới từ múa hiện đại, múa hậu hiện đại, rồi đến


11
múa đƣơng đại dựa trên sự phát triển của bối cảnh xã hội. Cùng với
đó là quan điểm sáng tác múa đƣơng đại của Merce Cunningham,
ngƣời đƣợc mệnh danh là nghệ sĩ múa đƣơng đại đầu tiên trên thế
giới, cũng nhƣ một số đặc trƣng trong sáng tác múa của Pina Bausch

và những tính năng phổ biến của múa đƣơng đại Butoh. Đây là căn
cứ để luận án rút ra những đặc trƣng của múa đƣơng đại ở các
phƣơng diện nội dung và hình thức đi cùng những tƣơng đồng và
khác biệt với múa hiện đại.
Chƣơng 2
QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG
MÚA ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM
2.1. Sự xuất hiện múa đƣơng đại Việt Nam
Múa đƣơng đại chính thức du nhập vào Việt Nam từ cuối những
năm 1980 bởi Đoàn múa Phƣơng Bắc (Dance North), Úc với sự
hƣớng dẫn của biên đạo múa Cherry Stock. “Tháng 1 năm 1988
chứng kiến Đoàn múa Phƣơng Bắc nhƣ đoàn múa đƣơng đại đầu
tiên đến Việt Nam và là đoàn sân khấu múa tƣ bản đầu tiên từ
phƣơng Tây lƣu diễn tại đây sau chiến tranh” [69, tr.6].
2.2. Các giai đoạn phát triển của múa đƣơng đại Việt Nam
2.2.1. Giai đoạn 1988-1998
Giai đoạn này, công chúng hầu nhƣ không biết đến sự tồn tại
của múa đƣơng đại trên thế giới, còn các nghệ sĩ múa thì đa số cũng
chƣa có khái niệm về nó. Và bất cứ động tác, ngôn ngữ múa nào
không nằm trong ngôn ngữ múa dân tộc và ballet cổ điển thì đều
đƣợc gọi là múa hiện đại.
2.2.2. Giai đoạn 1998-2008
Có thể nói, giai đoạn này là giai đoạn phát triển nhất của
ngành múa Việt Nam từ khi đổi mới. Nhiều tiết mục, vở múa đƣơng


12
đại đã đƣợc ra mắt công chúng dƣới sự tài trợ của các tổ chức nƣớc
ngoài. Bên cạnh đó, là các cuộc thi diễn ra với tƣ duy mới và đã tìm
ra đƣợc những tài năng trong sáng tác và biểu diễn múa.

Giai đoạn này vẫn tồn tại những tiết mục múa, tác phẩm múa có
nội dung dễ hiểu, nhƣng trong biểu hiện ngôn ngữ đã có sự pha trộn
của các dòng múa, nổi trội lên là sự kết hợp giữa ngôn ngữ múa dân
tộc, múa cổ điển châu Âu và múa hiện đại cho dù biên đạo không biết
mình đang sử dụng ngôn ngữ múa hiện đại của hệ thống kỹ thuật nào.
Cùng với quá trình xoá bỏ nền kinh tế bao cấp, một số nghệ sĩ
múa đã hình thành mẫu nghệ sĩ độc lập trong kinh tế thị trƣờng thay
thế mẫu nghệ sĩ - cán bộ.
2.2.3. Giai đoạn 2008-2014
Những tiết mục múa ở giai đoạn này đã kết hợp nhiều hơn với
các loại hình nghệ thuật khác và với công nghệ thông tin. Những tiết
mục múa của thời đƣơng đại nhƣ ở giai đoạn trƣớc rất phổ biến dẫn
đến nhàm chán bởi không có sự sáng tạo trong thủ pháp, trong cách
xử lý và trong ý tƣởng. Đây là giai đoạn thoái trào trong những tiết
mục múa đƣơng đại Việt hóa ở Việt Nam.
Có hai chiều hƣớng trong sáng tác múa đƣơng đại của biên đạo
múa Việt Nam: phá cách, tìm tòi biểu hiện mới và khai phá những
gì đã có để thể hiện yếu tố triết lý.
2.3. Thực trạng múa đƣơng đại Việt Nam
2.3.1. Tại một số cơ sở đào tạo
Theo quan điểm của NCS, môn học nên thống nhất là múa hiện
đại. Đối với ngành biên đạo, múa hiện đại là cơ sở cho các sinh viên
biên đạo phát triển ngôn ngữ trong tiết mục múa. Đối với ngành diễn
viên múa cũng vậy, múa hiện đại sẽ cho sinh viên có chiều sâu trong
tƣ duy về sự chuyển động của cơ thể qua những kỹ thuật múa hiện


13
đại trên thế giới. Còn ngành huấn luyện múa thì đào tạo múa hiện đại
sẽ là cái “gốc” căn bản và cho thấy sự phân biệt, mục đích rõ ràng

của từng kỹ thuật múa hiện đại. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể
chia rạch ròi thành hai bộ môn: Múa hiện đại và Múa đƣơng đại
trong giảng dạy...
2.3.2. Nhìn từ góc độ sáng tác
Múa đƣơng đại đang là xu hƣớng sáng tác của nhiều biên đạo.
Khác với trƣớc đây, các biên đạo đã có sự tìm tòi, sáng tạo hơn trong
tiết mục múa của mình. Tuy nhiên, sự pha trộn ấy cần đƣợc nghiên cứu
và nhìn nhận lại một cách nghiêm túc.
Chúng ta cần khẳng định rằng múa đƣơng đại và múa của thời
đƣơng đại có sự khác biệt. Trong khi múa đƣơng đại có cả một bề
dày lịch sử phát triển theo từng giai đoạn thì múa của thời đƣơng đại
là múa đương đại thể hiện trong khoảng thời gian hiện tại. Chúng ta
không thể coi vở ballet cổ điển Kẹp hạt dẻ đƣợc dàn dựng, biểu diễn
gần đây là múa đƣơng đại.
2.3.2.1. Múa đương đại tiếp thu từ phương Tây
Đặc trƣng của múa đƣơng đại đã đƣợc một số biên đạo múa
Việt Nam tiếp thu tốt từ ngôn ngữ đến yếu tố triết lý với nhiều tầng ý
nghĩa trong vở múa.
2.3.2.2. Múa đương đại đã được Việt hóa
Tiếp thu chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về tính
dân tộc trong văn học nghệ thuật, các biên đạo đã kết hợp ngôn ngữ
múa dân tộc trong tiết mục múa. Nghệ thuật múa Việt Nam có thêm
một dòng múa mới, đó là dân gian đương đại....
2.3.3. Múa đương đại Việt Nam hiện nay
NCS mạnh dạn chỉ ra đặc điểm của múa đƣơng đại Việt Nam.
Đó là tính dân tộc trong tiết mục, tác phẩm múa biểu hiện qua chủ


14
đề, nội dung, ngôn ngữ, trang phục, trong âm nhạc và mỹ thuật sân

khấu. Ngoài ra, tiếp thu những yếu tố múa đƣơng đại trên thế giới,
tiết mục, tác phẩm múa đƣơng đại Việt Nam còn:
- Có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, các ngôn ngữ, nội
dung, tƣ tƣởng, thủ pháp trong biên đạo từ cổ điển đến hậu hiện đại
cùng tồn tại.
- Có sự kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác nhƣ âm nhạc,
mỹ thuật, xiếc, âm thanh ánh sáng, công nghệ thông tin...
- Sử dụng các động tác lăn, lộn trên mặt sàn hoặc trên không.
- Các tạo hình, động tác bê đỡ mang tính sáng tạo của biên đạo.
2.4. Sự tƣơng tác với các loại hình nghệ thuật khác
Có thể nói, múa là một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp,
đặc thù. Để có một tiết mục, vở múa là trí tuệ của không ít các thành
phần sáng tạo. Tùy thuộc vào ý đồ, ý tƣởng của biên đạo mà họ kết
hợp với từng loại hình nghệ thuật cụ thể. Từ trƣớc tới nay, âm nhạc,
mỹ thuật và ánh sáng luôn có mối quan hệ mật thiết với nghệ thuật
múa, trong đó bao gồm cả mỹ thuật sân khấu và mỹ thuật trang phục.
Tiểu kết
Luận án đã phác họa bức tranh về múa đƣơng đại ở Việt Nam
qua ba giai đoạn: 1988-1998, 1998-2008, 2008-2014. Giai đoạn
1988-1998 là giai đoạn của sự du nhập các dòng múa mới. Kiến
thức, nhận thức về múa đƣơng đại của các nghệ sĩ múa còn hạn chế
và bất cứ tiết mục múa, tác phẩm múa nào sử dụng ngôn ngữ múa
khác với ngôn ngữ múa cổ điển châu Âu và dân gian dân tộc Việt
Nam thì đều đƣợc gọi là múa hiện đại. Khác với giai đoạn trƣớc, giai
đoạn 1998-2008, kiến thức, nhận thức về múa đƣơng đại đã có
chuyển biến. Song, sự chuyển biến này đƣợc thể hiện trong các tiết
mục, tác phẩm múa rõ hơn trong nghiên cứu, lý luận. Các biên đạo


15

múa đã vận dụng, khai thác những đặc trƣng của múa đƣơng đại
phƣơng Tây ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là sự nhào nặn các
ngôn ngữ múa, nổi trội lên là ngôn ngữ múa dân tộc Việt Nam, múa
cổ điển châu Âu (ballet cổ điển) và múa hiện đại cho dù biên đạo
không biết mình đang sử dụng, phát triển ngôn ngữ múa hiện đại từ
hệ thống kỹ thuật nào. Bên cạnh đó, là các vở múa tiếp thu có hiệu
quả múa đƣơng đại phƣơng Tây do biên đạo Việt Nam, các nghệ sĩ
Việt Nam thể hiện. Giai đoạn 2008-2014, các tiết mục múa, vở múa
đã kết hợp nhiều hơn với các loại hình nghệ thuật khác, với công
nghệ thông tin làm tăng thêm hiệu ứng cho tác phẩm múa. Tuy
nhiên, nhiều tiết mục múa, vở múa có phong cách sáng tác giống
nhau dẫn đến nhàm chán, thậm chí có những tiết mục múa còn
“copy” một phần hoặc toàn bộ tiết mục múa của nƣớc ngoài. Có thể
nói, đây là giai đoạn thoái trào trong những tiết mục múa đƣơng đại
Việt hóa ở Việt Nam.
NCS đã mạnh dạn chỉ ra đặc điểm của múa đƣơng đại Việt
Nam. Đó là tính dân tộc trong tiết mục, tác phẩm múa biểu hiện qua
chủ đề, nội dung, ngôn ngữ, trang phục, trong âm nhạc và mỹ thuật
sân khấu. Trong đó, ngôn ngữ múa đƣợc nhào nặn giữa ngôn ngữ
múa dân tộc Việt Nam và ngôn ngữ múa nƣớc ngoài. Tuy nhiên,
không nên quá lạm dụng ngôn ngữ múa nƣớc ngoài hoặc lai căng
trong xây dựng tác phẩm múa dẫn đến đánh mất bản sắc riêng, đánh
mất dân tộc. Ngoài ra, không chỉ xây dựng tác phẩm múa thể hiện ở
mặt hình thức mà tƣ tƣởng dân tộc cần đƣợc thể hiện, ẩn sâu trong
tác phẩm múa qua kiến thức, tƣ duy sáng tạo của biên đạo, diễn viên
múa và những thành phần sáng tạo khác làm nên tác phẩm múa.
Âm nhạc, mỹ thuật và ánh sáng luôn có mối quan hệ mật thiết
với nghệ thuật múa. Cùng với sự phát triển, biến đổi của xã hội và sự



16
tiếp thu nghệ thuật đƣơng đại từ phƣơng Tây, các loại hình nghệ
thuật cũng phát triển trong dòng chảy ấy. Sự đa dạng về thể loại âm
nhạc hay là những âm thanh của tự nhiên, âm thanh tự tạo...; mỹ
thuật sân khấu mang tính biểu tƣợng, hình khối; mỹ thuật trang phục
mang tính tối giản trong thiết kế, có tính biểu tƣợng cao và sự phát
triển của công nghệ ánh sáng (3D, đèn Led...) đã làm nên những hiệu
ứng cho múa đƣơng đại.
Từ những lập luận đã đƣa ra ở các góc độ đào tạo và sáng tác,
múa đƣơng đại ở Việt Nam đã dần đƣợc Việt hóa và trở thành trào
lƣu sáng tác của các biên đạo. Bên cạnh đó, là sự tiếp thu có hiệu quả
những đặc trƣng từ múa đƣơng đại phƣơng Tây của các biên đạo với
yếu tố triết lý nhiều tầng ý nghĩa và những tiết mục múa, vở múa
khai thác một số đặc trƣng hay có thể gọi đó là múa đƣơng đại đã
đƣợc Việt hóa. Các đặc điểm riêng nhƣ tính dân tộc cùng sự hỗ trợ
hiệu quả của các loại hình nghệ thuật khác nhƣ âm nhạc, mỹ thuật,
ánh sáng.... đã làm nên thành công của tiết mục múa, vở múa, mang
đến những hiệu ứng độc đáo về âm thanh và hình ảnh cho ngƣời xem
trong múa đƣơng đại.
Chƣơng 3
BÀN LUẬN VỀ MÚA ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM
3.1. Múa đƣơng đại ở Việt Nam trên con đƣờng hội nhập
và giao thoa văn hóa
Có thể nói, thuyết về giao lƣu tiếp biến văn hóa cho thấy biến
đổi là tất yếu của mọi sự vật, hiện tƣợng trong đó có nghệ thuật múa.
Quá trình tiếp biến múa đƣơng đại phƣơng Tây vào Việt Nam đã
tạo ra những thay đổi lớn trong nghệ thuật múa. Nhiều tiết mục, tác
phẩm múa đã góp phần làm nên sự phong phú cho ngành múa Việt
Nam bởi sự tiếp thu một cách tinh tế những nét đặc trƣng của nhân



17
loại với vốn văn hóa, kiến thức về xã hội, dân tộc trong sản phẩm của
mình hay nói cách khác, đó là một sự Việt hóa các yếu tố ngoại sinh
trong múa đƣơng đại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghệ sĩ múa Việt Nam
đã tiếp thu cái mới bằng hình thức nhiều hơn là bằng chiều sâu của
múa đƣơng đại.
Múa đƣơng đại ở Việt Nam hiện nay đã trải qua quá trình thích
nghi, tiếp biến và Việt hóa theo bảng so sánh cụ thể sau đây:
MĐĐ
STT

Tiếp thu múa
đƣơng đại phƣơng Tây

Việt hóa múa
đƣơng đại ở Việt Nam

ở Việt Nam
1. Ngôn ngữ

- Dựa trên ngôn ngữ của - Sự kết hợp của các ngôn
các dòng múa, các động ngữ múa ballet cổ điển,
tác múa tự do, các biên múa hiện đại và không
đạo đã phát triển, sáng tạo thể tách rời ngôn ngữ
thành ngôn ngữ múa riêng múa dân gian dân tộc

2. Tƣ tƣởng

- Mang yếu tố triết lý - Nội dung dễ hiểu hoặc

với nhiều tầng ý nghĩa

có yếu tố triết lý với một
tầng ý nghĩa

3. Âm nhạc

- Âm nhạc phong phú, - Có giai điệu đẹp, hòa
mang tính trừu tƣợng, có âm êm tai, tiết tấu dễ
âm hƣởng dân gian hoặc nghe. Có âm hƣởng dân
không. Múa với âm thanh, gian, dân tộc. Đôi khi
âm thanh tự tạo hay múa múa không có âm nhạc
trong khoảng lặng

4. Mỹ thuật

- Mỹ thuật sân khấu - Mỹ thuật sân khấu rõ
không cầu kỳ, thể hiện ràng, cụ thể. Ví dụ: cối
tƣ tƣởng triết lý của tiết xay, ngôi nhà...
mục múa

- Mỹ thuật trang phục


18
- Mỹ thuật trang phục đúng với chủ đề, nội
mang tính trừu tƣợng, dung, nhân vật, tên tiết
biểu tƣợng cao và tối mục
giản trong thiết kế
5. Kết hợp với - Kết hợp với công nghệ - Kết hợp với trình chiếu

loại hình nghệ thông tin, trình chiếu video, video, âm thanh, ánh
thuật khác

âm thanh, ánh sáng...

sáng, xiếc, hát...

6. Khán giả

- Đòi hỏi khán giả có tƣ - Tất cả khán giả nhìn
duy để khám phá tiết nhận một thông điệp của
mục múa theo ý kiến biên đạo múa
chủ quan

Nhƣ vậy, qua sự Việt hóa về ngôn ngữ, tƣ tƣởng, âm nhạc...,
múa đƣơng đại đã tìm đƣợc chỗ đứng trong lòng khán giả Việt Nam.
Kết hợp cùng với tinh hoa của nghệ thuật múa thế giới, những tính
chất, đặc trƣng của múa đƣơng đại đã trở thành xu hƣớng mà biên
đạo nào cũng lựa chọn. Họ lựa chọn cái gì? Sử dụng, xử lý chúng ra
sao? Điều đó còn phụ thuộc vào kiến thức, tƣ duy, nền tảng văn hóa
của mỗi bản thân biên đạo.
3.2. Tác động của một số yếu tố khách quan đến múa đƣơng
đại Việt Nam
3.2.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước
Trên cơ sở tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển
văn học nghệ thuật đã đƣợc nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 khoá VIII về Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát
triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới và kế thừa nội hàm của hai
Nghị quyết trên, Nghị quyết 33 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát


19
triển bền vững đất nước đã tác động trực tiếp đến quá trình sáng tạo,
tiếp nhận, thay đổi trong tƣ duy của các nghệ sĩ múa.
3.2.2. Yếu tố kinh tế thị trường
Trong xã hội hiện đại ngày nay, kinh tế thị trƣờng có ảnh hƣởng
rất lớn đến nghệ thuật múa. Yếu tố kinh tế thị trƣờng vừa đóng vai
trò khích lệ nền nghệ thuật múa phát triển, vừa là yếu tố rào cản với
sự sáng tạo của các nghệ sỹ múa. Dù ở khía cạnh nào, chúng ta cũng
không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế thị trƣờng, để nó
trở thành yếu tố đắc lực hỗ trợ nghệ thuật múa phát triển.
3.2.3. Khán giả của múa đương đại ở Việt Nam
Múa đƣơng đại rất kén khán giả, chính vì vậy mối quan hệ giữa
khán giả và tiết mục, vở múa đƣơng đại là quan hệ hai chiều: khán giả
yêu thích và công nhận các giá trị của vở múa theo nhiều chiều hƣớng
tƣ duy khác nhau và thứ hai theo chiều ngƣợc lại là khán giả có thể
không đồng tình, bác bỏ tiết mục, vở múa và những giá trị nghệ thuật
của nó. Khán giả theo chiều hƣớng này thƣờng quen thƣởng thức có
nội dung cốt truyện, có tuyến nhân vật rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận.
Dù theo chiều hƣớng nào thì múa đƣơng đại vẫn tìm đƣợc chỗ
đứng của riêng nó trong lòng công chúng.
3.3. Múa đƣơng đại Việt Nam, ƣu điểm và hạn chế
NCS xin đƣợc nêu một số hạn chế sau.
+ Về mặt lý luận múa đƣơng đại đang còn tranh cãi về khái
niệm, tên gọi. Từ đó có thể thấy sự khác nhau về quan điểm tiếp cận,
đƣơng nhiên dẫn đến quan niệm về nội hàm khác nhau. Vấn đề này
phải nhanh chóng khắc phục.
+ Sự xuất hiện cũng nhƣ quá trình ứng dụng đƣơng đại vào các

lĩnh vực nghệ thuật múa ở những mức độ, cấp độ khác nhau đƣợc thể
hiện khá rõ qua năng lực tiếp nhận và tái tạo của các tác giả. Đây là


20
một thực tế đồng thời cũng là tất yếu lịch sử. Nguyên nhân đó đã ảnh
hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng nghệ thuật của tác phẩm.
+ Sự đánh giá chất lƣợng tác phẩm nghệ thuật múa đƣơng đại
qua các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp cấp quốc gia
chƣa chuẩn xác nhìn từ góc độ chuyên môn. Hiện tƣợng này khá ảnh
hƣởng đến quá trình phát triển.
+ Thực tế không ít các tác phẩm múa thể hiện sự chắp vá, lắp ghép
một cách thụ động và “cơ học” những luật động, tổ hợp ngôn ngữ múa
hiện đại với ngôn ngữ các dòng múa khác một cách thiếu hiểu biết, vô
cảm. Cho dù, sự nhào nặn ngôn ngữ là một trong những đặc trƣng của
múa đƣơng đại.
+ Một số biên đạo do thiếu hiểu biết đã lạm dụng một cách vô
thức ngôn ngữ múa nƣớc ngoài trong quá trình xây dựng tác phẩm,
cách làm đó dẫn đến tình trạng làm nhạt nhòa thậm chí đánh mất bản
sắc dản dân tộc của tác phẩm.
3.4. Xu hƣớng phát triển của múa đƣơng đại Việt Nam
Chúng ta có thể thấy, trên sân khấu múa đƣơng đại ở Việt Nam
đang có hai xu hƣớng sáng tác chính tạo nên diện mạo múa đƣơng đại
Việt Nam, đó là:
- Múa đƣơng đại tiếp thu từ yếu tố ngoại sinh, từ phƣơng Tây,
tức là vở múa mang yếu tố triết lý với nhiều tầng ý nghĩa, theo đúng
những đặc trƣng của múa đƣơng đại.
- Múa đƣơng đại đã đƣợc Việt hóa, tức là những tiết mục, có sự kết
hợp giữa ngôn ngữ múa dân tộc Việt Nam và ngôn ngữ múa nƣớc ngoài; có
nội dung và không mang yếu tố triết lý hoặc với một tầng ý nghĩa.

3.4. Một số kiến nghị, giải pháp
- Từ phía nhà quản lý: Cần xác định rõ tƣ duy văn hóa nghệ
thuật hiện nay. Bên cạnh đó, cần có sự tuyên truyền, quảng bá qua các


21
kênh thông tin đại chúng để dẫn dắt nhận thức của công chúng về múa
nói chung và múa đƣơng đại nói riêng.
- Từ phía lực lƣợng sáng tạo: Cần có sự nỗ lực sáng tạo tự trau
dồi ý thức và kỹ năng nghề nghiệp để có thể bắt kịp nhu cầu thẩm mỹ
cao của khán giả hôm nay.
Tiểu kết
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ
hiện nay thì sự giao lƣu, biến đổi là quy luật tất yếu của cuộc sống.
Văn hóa nói chung và nghệ thuật nói riêng cũng không nằm ngoài
quy luật đó. Quá trình tiếp biến múa đƣơng đại phƣơng Tây vào Việt
Nam đã tạo ra những thay đổi lớn trong nghệ thuật múa, có những
ảnh hƣởng tích cực, thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật múa Việt Nam
với sự tiếp thu một cách tinh tế những nét đặc trƣng của nhân loại
với vốn văn hóa, kiến thức về xã hội, dân tộc trong sản phẩm của
mình hay nói cách khác, đó là một sự Việt hóa các yếu tố ngoại sinh
trong múa đƣơng đại Việt Nam. Tuy nhiên, sự tiếp thu ấy bằng hình
thức nhiều hơn là bằng chiều sâu của múa đƣơng đại.
Dựa trên thuyết giao lƣu văn hóa, luận án đã luận giải và trình
bày rõ sự khác biệt giữa múa đƣơng đại đƣợc tiếp thu có hiệu quả từ
phƣơng Tây và múa đƣơng đại đã đƣợc Việt hóa ở Việt Nam. Những
tính chất, đặc trƣng của múa đƣơng đại phƣơng Tây đã đƣợc các biên
đạo khai thác và trở thành xu hƣớng mà biên đạo nào cũng lựa chọn.
Không chỉ nhìn múa đƣơng đại dƣới góc nhìn toàn cầu hóa, xã
hội hóa, NCS còn xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố khác đến múa

đƣơng đại nhƣ: Nghị quyết TW 5 khóa VIII, Nghị quyết 23, Nghị
quyết 33, sự tác động của kinh tế thị trƣờng và khán giả. Các Nghị
quyết đã tác động trực tiếp đến quá trình sáng tạo, tiếp nhận, thay đổi
trong tƣ duy của các nghệ sĩ múa. Việc nhào nặn giữa múa dân gian


22
dân tộc và múa đƣơng đại cũng là một trong những thủ pháp để Việt
hóa múa đƣơng đại thế giới khi vào Việt Nam. Yếu tố kinh tế thị
trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn đến nghệ thuật múa bởi những chƣơng
trình về múa, những tiết mục, vở múa đã trở thành “hàng hóa”. Bên
cạnh đó, yêu tố kinh tế thị trƣờng đem lại cách nhìn mới cho những
ngƣời làm nghệ thuật múa. Khán giả đón nhận múa đƣơng đại ở Việt
Nam bằng nhiều luồng tƣ tƣởng, ý kiến trái chiều. Song, khán giả
chính là yếu tố quyết định sự thành công của tiết mục múa, vở múa.
Những ƣu điểm và hạn chế cũng nhƣ những giải pháp của múa
đƣơng đại Việt Nam đƣợc trình bày qua cái nhìn chủ quan về múa
đƣơng đại Việt Nam hiện nay trên lĩnh vực lý luận, đào tạo, sáng tác
múa và biểu diễn. Bên cạnh đó, là xu hƣớng phát triển của múa
đƣơng đại Việt Nam theo góc nhìn toàn cầu hóa với chủ trƣơng phát
triển tính dân tộc trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Múa đƣơng đại
Việt Nam là sự kết tinh giữa múa đƣơng đại mang yếu tố triết lý
nhiều tầng ý nghĩa của phƣơng Tây và yếu tố dân tộc. Qua đó, là một
số ý kiến giải pháp từ phía nhà quản lý, lực lƣợng sáng tạo, đây là
những kiến nghị theo một góc nhìn mới: toàn cầu hóa về văn hóa,
xem xét văn hóa nghệ thuật ở một bình diện khác, hỗn dung về văn
hóa.
KẾT LUẬN
Nghệ thuật đƣơng đại luôn là nguồn cảm hứng trong sáng tạo
đối với các nghệ sĩ ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó phản ánh

mọi khía cạnh của đời sống xã hội thông qua lăng kính của họ.
Cùng với sự phát triển chung của các loại hình nghệ thuật đƣơng đại
khác, múa đƣơng đại du nhập vào Việt Nam từ năm 1988 và đã có
những chuyển biến rõ rệt. Nó đã nhanh chóng đƣợc tiếp nhận và trở
nên quen thuộc đối với các nghệ sĩ múa và công chúng.


23
Luận án đã khái quát thực trạng múa đƣơng đại Việt Nam qua
công tác đào tạo, qua những tiết mục múa, vở múa đƣơng đại đã
đƣợc Việt hóa, cũng nhƣ mạnh dạn chỉ ra đặc điểm của múa đƣơng
đại Việt Nam đó là tính dân tộc trong tiết mục, tác phẩm múa biểu
hiện qua chủ đề, nội dung, ngôn ngữ, âm nhạc, trang phục và mỹ
thuật sân khấu. Trong đó, ngôn ngữ múa đƣợc nhào nặn giữa ngôn
ngữ múa dân tộc Việt Nam và ngôn ngữ múa nƣớc ngoài.
Âm nhạc, mỹ thuật và ánh sáng luôn có mối quan hệ mật thiết với
nghệ thuật múa. Cùng với sự phát triển, biến đổi của xã hội và sự tiếp
thu nghệ thuật đƣơng đại từ phƣơng Tây, các loại hình nghệ thuật nói
chung và các loại hình nghệ thuật có mối quan hệ mật thiết với nghệ
thuật múa từ trƣớc tới nay đều phát triển trong dòng chảy chung ấy. Sự
đa dạng về thể loại âm nhạc hay là những âm thanh của tự nhiên, âm
thanh tự tạo...; mỹ thuật sân khấu mang tính biểu tƣợng, hình khối; mỹ
thuật trang phục mang tính tối giản trong thiết kế, có tính biểu tƣợng cao
và sự phát triển của công nghệ ánh sáng (3D, đèn Led...) đã làm nên
những hiệu ứng cho múa đƣơng đại.
Quá trình tiếp biến múa đƣơng đại phƣơng Tây vào Việt Nam đã
có những ảnh hƣởng tích cực, thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật múa
Việt Nam với sự Việt hóa các yếu tố ngoại sinh trong múa đƣơng đại
Việt Nam. Những tính chất, đặc trƣng của múa đƣơng đại phƣơng Tây
đã đƣợc các biên đạo khai thác và trở thành xu hƣớng mà biên đạo nào

cũng lựa chọn. Song, sự tiếp thu ấy bằng hình thức nhiều hơn là bằng
chiều sâu của múa đƣơng đại. Luận án đã luận giải và trình bày rõ sự
khác biệt giữa múa đƣơng đại đƣợc tiếp thu có hiệu quả từ phƣơng
Tây và múa đƣơng đại đã đƣợc Việt hóa ở Việt Nam.
NCS không chỉ nhìn múa đƣơng đại dƣới góc nhìn toàn cầu
hóa, xã hội hóa mà còn xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố khác nhƣ


×