Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PREMIX MORA MO.AA MS 01 TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG HEO CÁI GIAI ĐOẠN 90 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.58 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PREMIX MORA MO.AA MS 01
TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG
HEO CÁI GIAI ĐOẠN 90 NGÀY TUỔI
ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Sinh viên thực hiện

: HOÀNG HỮU DŨNG

Lớp

: DH08TA

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khóa

: 2008 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

HOÀNG HỮU DŨNG

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PREMIX MORA MO.AA MS 01
TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG
HEO CÁI GIAI ĐOẠN 90 NGÀY TUỔI
ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi
(chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi).
Giáo viên hướng dẫn
ThS. VÕ VĂN NINH

Tháng 08/2012


 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Hoàng Hữu Dũng
Tên đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung Premix Mora Mo.AA MS 01
trong khẩu phần thức ăn đến khả năng tăng trưởng heo cái giai đoạn 90 ngày
tuổi đến xuất chuồng”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa, ngày………………….
Giáo viên hướng dẫn


ThS. Võ Văn Ninh

ii 
 


LỜI CẢM ƠN
Con xin chân thành biết ơn cha mẹ, người đã sinh thành và nuôi dạy con
khôn lớn, các anh chị đã thương yêu và lo lắng cho em học tập để có ngày hôm nay.
Xin chân thành cám ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Chăn
Nuôi Thú Y đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian học tập.
Thầy Võ Văn Ninh là giáo viên hướng dẫn đề tài hết lòng giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Chú Nguyễn Hữu Nhiệm, chủ trại heo Tân Uyên, cùng toàn thể cô chú, anh
chị em trong trại heo đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tất cả các bạn lớp DH08TA đã động viên, chia sẻ những khó khăn trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Hoàng Hữu Dũng

iii 
 


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung Premix Mora Mo.AA MS 01 trong
khẩu phần thức ăn đến khả năng tăng trưởng heo cái giai đoạn 90 ngày tuổi
đến xuất chuồng” được tiến hành tại trại chăn nuôi heo Tân Uyên thuộc huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương từ ngày 05/01/2012 đến ngày 12/04/2012.
Thí nghiệm được tiến hành trên 40 con heo cái ở giai đoạn 90 đến 177 ngày
tuổi, được chia làm 2 lô: lô đối chứng và lô thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố.
Kết thúc quá trình khảo sát chúng tôi có kết quả như sau:
Nhiệt độ cao nhất 35,500C, thấp nhất 21,500C. Trong suốt quá trình thí
nghiệm, nhiệt độ chuồng nuôi trung bình của các tháng dao động từ 24,680C đến
31,800C.
Khối lượng bình quân lúc 177 ngày tuổi của heo ở lô đối chứng là 95,80
kg/con; lô thí nghiệm là 101,45 kg/con.
Tăng trọng bình quân và tăng trọng ngày từ 90 đến 177 ngày tuổi của heo ở
lô đối chứng là 56,90 kg/con và 654,02 g/con/ngày; lô thí nghiệm là 62,50 kg/con
và 718,39 g/con/ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ và chỉ số chuyển biến thức ăn trong thời gian khảo sát
của heo ở lô đối chứng là 1,90 kg/con/ngày và 2,89 kgTĂ/kgTT; lô thí nghiệm là
1,93 kg/con/ngày và 2,69 kgTĂ/kgTT.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy và ho từ 90 đến 177 ngày tuổi của heo ở lô đối
chứng là 1,84 % và 3,68 %; lô thí nghiệm là 1,21 % và 2,24 %.

iv 
 


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO THỊT .......................................................................3 
2.2 GIỚI THIỆU VỀ PREMIX MORA MO.AA MS 01 ............................................5 
2.2.1 Giới thiệu chung .................................................................................................5 
2.2.2 Thành phần chính của Premix Mora Mo.AA MS 01 .........................................5 
2.2.2.1 Tỏi ...................................................................................................................6 
2.2.2.2 Nghệ ................................................................................................................6 
2.2.2.3 Cây chùm ngây ................................................................................................7 
2.2.3 Cách sử dụng và liều dùng .................................................................................9
2.3 TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN ................................9 
2.3.1 Lịch sử hình thành trại chăn nuôi Tân Uyên ......................................................9 
2.3.2 Vị trí địa lý .........................................................................................................9
2.3.3 Mục tiêu của trại.................................................................................................9
2.3.4 Cơ cấu đàn heo .................................................................................................10


 


2.3.5 Chuồng trại .......................................................................................................10

2.3.5.1 Khu chuồng nái khô và nái mang thai...........................................................10
2.3.5.2 Khu chuồng nái đẻ và nuôi con .....................................................................11
2.3.5.3 Khu chuồng heo cai sữa ................................................................................11 
2.3.5.4 Khu chuồng heo thịt và hậu bị ......................................................................12
2.3.6 Thức ăn và nước uống ......................................................................................13
2.3.7 Chăm sóc và nuôi dưỡng ..................................................................................14
2.3.8 Vệ sinh sát trùng...............................................................................................15
2.3.9 Qui trình tiêm phòng của trại ...........................................................................16 
2.3.10 Một số thuốc thường dùng ở trại ....................................................................16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................18
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..............................................................................18
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................18
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................18 
3.2 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM ................................................................................18
3.3 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM .......................................................................................18
3.3.1 Heo thí nghiệm .................................................................................................18
3.3.2 Thức ăn thí nghiệm ..........................................................................................19
3.3.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc ..................................................................................20
3.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................20
3.4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi .......................................................................................20
3.4.2 Tăng trưởng ở từng giai đoạn...........................................................................20
3.4.2.1 Khối lượng bình quân ...................................................................................20
3.4.2.2 Tăng trọng bình quân ....................................................................................20
3.4.2.3 Tăng trọng ngày ............................................................................................20
3.4.3 Khả năng sử dụng thức ăn ................................................................................21
3.4.3.1 Lượng thức ăn tiêu thụ ..................................................................................21
3.4.3.2 Chỉ số chuyển biến thức ăn ...........................................................................21
3.4.4 Tình trạng sức khỏe của heo ............................................................................21

vi 

 


3.4.4.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...............................................................................21
3.4.4.2 Tỷ lệ ngày con ho ..........................................................................................21 
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................22
4.1 NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI .............................................................................22
4.2 KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG .........................................................................23
4.2.1 Khối lượng bình quân ......................................................................................23
4.2.2 Tăng trọng bình quân và tăng trọng ngày ........................................................24
4.3 KHẢ NĂNG TIÊU THỤ THỨC ĂN .................................................................25
4.4 TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA HEO.............................................................26
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................27
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................27
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................29
PHỤ LỤC ..................................................................................................................31

vii 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSCBTĂ

Chỉ số chuyển biến thức ăn

DDGS


Distillers dried grains with solubles (bã rượu khô)

ĐC

Đối chứng

FMD

Foot and Mouth disease (bệnh lở mồm long móng)

kgTĂ/kgTT Kg thức ăn/kg tăng trọng
KLBQ

Khối lượng bình quân

LTĂTT

Lượng thức ăn tiêu thụ

NLTĐ

Năng lượng trao đổi

P

Xác suất sai



Thức ăn


TB

Trung bình

Tp

Thành phố

TTBQ

Tăng trọng bình quân

TTN

Tăng trọng ngày

viii 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng củ tỏi ....................................................................6 
Bảng 2.2Thành phần dinh dưỡng củ nghệ ..................................................................7
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng quả, lá tươi, bột lá khô của cây chùm ngây .........8
Bảng 2.4 Cơ cấu đàn heo ..........................................................................................10
Bảng 2.5 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn HG2, M’116, M’118,
Jolie ..........................................................................................................................13
Bảng 2.6 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn Microlacta .......................14 
Bảng 2.7 Quy trình tiêm phòng của trại ...................................................................16 

Bảng 2.8 Thuốc kháng sinh và thuốc tác động lên hệ sinh dục................................16 
Bảng 2.9 Thuốc trợ sức cho heo ...............................................................................17 
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................18
Bảng 3.2 Công thức thức ăn cho heo ở từng giai đoạn ............................................19
Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ................................................................................22
Bảng 4.2 Khối lượng bình quân................................................................................23
Bảng 4.3 Tăng trọng bình quân và tăng trọng ngày .................................................24 
Biểu đồ 4.1 Lượng thức ăn tiêu thụ và chỉ số chuyển biến thức ăn giai đoạn 90 –
177 ngày tuổi .............................................................................................................25
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy và ho giai đoạn 90 – 177 ngày tuổi...............26 
Hình 2.1 Chuồng nái khô và nái mang thai ..............................................................10 
Hình 2.2 Chuồng nái đẻ và nuôi con ........................................................................11 
Hình 2.3 Chuồng heo cai sữa ...................................................................................12 
Hình 2.4 Chuồng heo thịt và hậu bị..........................................................................12 

ix 
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình chăn nuôi heo ở Việt Nam trong những năm qua đã có những tiến
bộ vượt bậc góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm ngày
càng cao. Do muốn thu lợi nhuận cao, các nhà chăn nuôi đã dùng những kháng sinh
và chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi, từ đó để lại một dư lượng chất độc
trong thịt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, biện pháp
cấp bách hiện nay được đặt ra cho các nhà chăn nuôi là phải tìm ra các chất thay thế
nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Thông qua thực tế, có rất nhiều loại chế phẩm được bổ sung vào khẩu phần
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của heo, đồng thời cũng hạn chế được dư
lượng chất độc trong sản phẩm. Nhưng việc sử dụng chế phẩm nào để đem lại hiệu
quả kinh tế và chất lượng sản phẩm tốt là vấn đề mà các nhà chăn nuôi đang quan
tâm.
Được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Võ Văn Ninh, chúng
tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung Premix Mora Mo.AA MS 01
trong khẩu phần thức ăn đến khả năng tăng trưởng heo cái giai đoạn 90 ngày tuổi
đến xuất chuồng”.


 


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Premix Mora Mo.AA MS 01 trong khẩu
phần thức ăn đến khả năng tăng trưởng heo cái giai đoạn 90 ngày tuổi đến xuất
chuồng.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu như nhiệt độ chuồng nuôi, khả năng tăng trưởng, chỉ
số chuyển biến thức ăn, tỷ lệ ngày con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con ho trên heo cái ở
giai đoạn 90 ngày tuổi đến xuất chuồng (177 ngày tuổi).
Số liệu và các chỉ tiêu được theo dõi đầy đủ và chính xác.


 



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO THỊT
Sau giai đoạn cai sữa, những heo không được chọn làm giống được chuyển
sang nuôi thịt. Thời gian nuôi thịt khoảng 5 – 6 tháng để heo đạt khối lượng khoảng
80 – 100 kg. Đây là khối lượng xuất chuồng hợp lý nhất vì lúc này heo có phẩm
chất quầy thịt tốt nhất và hiệu quả sử dụng thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu hướng
tích lũy mỡ nhiều, nếu nuôi thêm sẽ không có lợi (Võ Văn Ninh, 2007).
Khi mới chuyển sang môi trường sống mới và thay đổi thức ăn nên trong
tuần lễ đầu tiên heo dễ bị stress, dễ bị tiêu chảy do bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn
chỉnh. Vì vậy, cần phải chú ý theo dõi, chăm sóc heo thật kỹ trong thời gian này.
Thời gian nuôi heo thịt thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ
có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau:
Giai đoạn 1: Heo thịt được nuôi 70 – 130 ngày tuổi và có khối lượng trung
bình từ 20 – 60 kg. Đây là thời kỳ phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh. Do
đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để heo phát triển cả chiều dài
và chiều cao thân.
Thiếu dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém
phát triển, hệ cơ vì thế cũng kém phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ
nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ
làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng urê gây hại cho môi
trường, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Dư khoáng chất, nhất là canxi,
photpho sẽ gây hậu quả xấu cho sự hóa cốt, tạo xương, một số khoáng vi lượng dư
thừa sẽ gây độc. Người chăn nuôi nên cho heo ăn theo khẩu phần có 17 – 18 % protein thô, giá trị năng lượng khẩu phần có từ 3100 – 3250 kcal.


 


Giai đoạn 2: Heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi và có khối lượng

trung bình từ 61 – 105 kg. Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các xớ cơ, các mô
liên kết nên heo sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra.
Giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1. Nhu cầu protein,
khoáng chất, sinh tố ít hơn giai đoạn đầu. Dư thừa chất trong giai đoạn này chỉ làm
tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu chất con thú trở nên gầy,
bắp cơ dai, không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt, không
hấp dẫn người tiêu dùng (Võ Văn Ninh, 2007). Giai đoạn này nhà chăn nuôi sử
dụng thức ăn có khẩu phần protein thô từ 14 – 16 %, năng lượng trao đổi từ 3000 –
3100 kcal.
Nếu trộn không quá 5 % chất béo vào khẩu phần giai đoạn này có thể cải
thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và không ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nạc quầy thịt (Võ
Văn Ninh, 2007).
Heo thịt thường được nuôi tốt nhất từ 15 – 20 con cho mỗi chuồng, khoảng 1
– 1,2 m2/con. Nuôi quá nhiều con trong 1 ô làm cho công tác quản lý phòng chữa
bệnh gặp khó khăn và khó phát hiện ra những con mới bệnh.
Nên nuôi tách riêng heo thịt đực và cái vì giới tính có liên quan đến mức tăng
trọng của heo, nhất là từ giai đoạn heo đạt khoảng 50 kg trở lên. Một số đặc điểm
khác nhau cơ bản về dinh dưỡng giữa heo đực và heo cái như là khả năng phát triển
cơ của heo đực cao hơn heo cái; heo đực cần nhiều protein và acid amin hơn heo cái
vào giai đoạn 50 – 90 kg; heo cái được cho ăn tự do đến 40 – 45 kg còn heo đực thì
có thể ăn tự do cho tới 55 – 60 kg và sau đó đều được nuôi tách riêng cho ăn với
mức năng lượng hạn chế khác nhau. Mặt khác, khẩu phần của heo đực cần nhiều
lysine hơn heo cái (Công ty Nhân Lộc – Rovetco, 2009).
Chuồng nuôi heo thịt phải thoáng mát và có độ dốc, thoát nước tốt, tránh ứ
đọng phân và nước tiểu.
Khuynh hướng gần đây của các trại nuôi heo thịt chỉ tắm heo trong những
trường hợp thật cần thiết vì việc tắm heo sẽ làm cho heo tăng độ dày của lớp mỡ
lưng (đây là phản ứng của heo để chống lại nước lạnh). Như vậy heo sẽ mất nhiều



 


năng lượng hơn và chất lượng của quầy thịt không đạt theo yêu cầu về tỷ lệ nạc.
Mặt khác, tắm heo cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những heo yếu
trong đàn dễ nhiễm bệnh.
Vệ sinh chuồng trại và công tác thú y luôn được quan tâm đầy đủ, nên kiểm
tra heo hàng ngày, kịp thời phát hiện những con bệnh để có biện pháp chữa trị kịp
thời. Nên định kỳ dùng thuốc sát trùng 1 lần/tuần.
2.2 GIỚI THIỆU VỀ PREMIX MORA MO.AA MS 01
2.2.1 Giới thiệu chung
Premix Mora Mo.AA MS 01 là một sản phẩm hữu cơ 100 % chiết xuất từ
các loại thảo mộc Việt Nam. Đây là sản phẩm có thể kết hợp được 4 nhóm bổ sung
cho vật nuôi bao gồm các acid amin, các vitamin, khoáng và 2 loại acid béo không
no (vật nuôi không tự tổng hợp được nhưng lại rất cần thiết cho quá trình sinh
trưởng) với hàm lượng cân đối, cung cấp đầy đủ cho gia súc, gia cầm thủy hải sản
một hệ thống miễn dịch hoàn hảo, ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, bảo vệ
gan, thận và tim một cách tốt nhất.
Premix Mora Mo.AA MS 01 là sản phẩm đặc trưng và đầu tiên sử dụng
nguyên liệu và công nghệ Việt Nam trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Premix Mora Mo.AA MS 01 được bổ sung trong khẩu phần thức ăn giúp bảo
vệ vật nuôi chống sự xâm nhập của các loại virut, vi khuẩn gây bệnh, chống lại sự
tạo ra các tế bào bất thường trong cơ thể, bảo vệ tốt tim, gan, thận…. Ngoài ra giúp
vật nuôi tăng cường sức đề kháng và chống nấm, giảm stress, kích thích ăn ngon,
tiêu hóa tốt.
2.2.2 Thành phần chính của Premix Mora Mo.AA MS 01
Thành phần chính của Premix Mora Mo.AA MS 01 là cây chùm ngây
(Moringa oleiferalamk), củ tỏi (Allium sativum), củ nghệ (Curcuma longa).



 


2.2.2.1 Tỏi
Đặc điểm: lá xanh đậm to bản, củ to, đường kính củ 4 – 4,5 cm. Khả năng
bảo quản kém hay bị óp.
Thành phần dinh dưỡng củ tỏi được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng củ tỏi
Thành phần

Hàm lượng (%)

Nước

62 – 68

Carbohydrate

26 – 30

Protein

1,5 – 2,1

Lipid

0,1 – 0,2




1,5

Chất khoáng

0,7

Saponin

0,04 – 0,11

Vitamin

0,015

(Nguồn: Lawson, 1993; trích dẫn từ Phan Thanh Vũ, 2007)
Tỏi được dùng làm thuốc chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh, đầy hơi chướng
bụng, mụn nhọt và dùng để tăng thanh nhiệt nhanh cho cơ thể vì trong 100 gam tỏi
có chứa 121 calo (Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỹ, 1996).
Ngoài ra, tỏi có chứa các vitamin A, E, C, nhóm B và các chất khoáng khác
như selenium, iod, Zn,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và chống lại
bệnh tật (Lan Thu, 2008).
Theo Đỗ Tất Lợi (2006), tỏi có tác dụng trị giun như giun kim, giun móc
hoặc dùng khi ăn uống không tiêu đầy bụng. Ngưu Hồng Quân (2004), cho rằng tỏi
có chứa hàm lượng chất chống ung thư cho nên ăn tỏi phòng được ung thư dạ dày,
ung thư thực quản.
2.2.2.2 Nghệ
Đặc điểm: cây cao khoảng 70 cm, củ nghệ hình trụ hay hình bầu dục, phân
nhánh, đường kính 1,5 – 2 cm, có màu vàng tươi, có nhiều đốt. Phiến lá hình bầu



 


dục, kích thước 22 – 40 x 12 – 15 cm, đầu nhọn, bìa phiến nguyên, hơi uốn lượn; lá
màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới.
Thành phần dinh dưỡng củ nghệ được trình bày ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng củ nghệ
Thành phần

Hàm lượng (%)

Nước

13

Protein

6,3

Chất béo

5,1

Chất xơ

2,6

Chất vô cơ

3,5


Carbohydrat

69,4

Tinh dầu

3–5
(Nguồn: Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)

Trong nghệ có paratolyl metylcacbinol có tính chất kích thích tế bào gan tiết
mật, còn curcumin có tính chất thông mật nhờ làm co thắt túi mật.
Curcumin có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa tiết enzyme tiêu hóa chất béo và
carbohydrate rất tốt cho người bị đau dạ dày. Ngoài ra, curcumin có khả năng giải
độc và bảo vệ tế bào gan, làm giảm hàm lượng urobilirubin trong nước tiểu, làm
tăng số lượng và bảo vệ tế bào hồng cầu, giảm đau, chống vàng da, đầy hơi khó
tiêu.
2.2.2.3 Cây chùm ngây
Đăc điểm: Cây chùm ngây là cây gỗ nhỏ, có thể mọc cao 5 đến 10 m, lá chét
dài 12 – 20 mm hình trứng, mọc đối có 6 – 9 đôi, lá màu xanh mốc. Hoa trắng, có
cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ. Quả dạng
nang treo, dài 25 – 30 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo
quả có khía rãnh, hạt màu đen.


 


Thành phần dinh dưỡng quả, lá tươi, bột lá khô của cây chùm ngây.
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng quả, lá tươi, bột lá khô của cây chùm ngây

Thành phần dinh dưỡng/100gam

Quả tươi

Lá tươi

Bột lá khô

Nước (%)

86,9

75,0

7,5

Protein ( g )

2,5

6,7

27,1

Chất béo (g)

0,1

1,7


2,3

Carbohydrate (g)

3,7

13,4

38,2

Chất xơ (g)

4,8

0,9

19,2

Chất khoáng (g)

2,0

2,3



Ca ( mg )

30


440

2,003

Mg ( mg )

24

24

368

P ( mg )

110

70

204

K (mg)

259

259

1,324

Cu (mg)


3,1

1,1

0,57

Fe (mg)

5,3

7,0

28,2

S (g)

137

137

870

Oxalic acid (mg)

10

101

1,6


Vitamin A – beta carotene (mg)

0,11

6,8

1,63

Vitamin B – choline (mg)

423

423



Vitamin B1 – thiamin (mg)

0,05

0,21

2,64

Vitamin B2 – riboflavin (mg)

0,07

0,05


20,4

Vitamin B3 – nicotinic acid (mg)

0,2

0,8

8,2

Vitamin C – ascorbic acid (mg)

120

220

17,3





113

Arginine (g/16gN)

3,6

6,0


1,33

Histidine (g/16gN)

1,1

2,1

0,61

Lysine (g/16gN)

1,5

4,3

1,32

Tryptophan (g/16gN)

0,8

1,9

0,43

Phenylanaline (g/16gN)

4,3


6,4

1,39

Methionine (g/16gN)

1,4

2,0

0,35

Threonine (g/16gN)

3,9

4,9

1,19

Leucine (g/16gN)

6,5

9,3

1,95

Isoleucine (g/16gN)


4,4

6,3

0,83

Valine (g/16gN)

5,4

7,1

1,06

Vitamin E – tocopherol acetate (mg)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Hà, 2009)


 


2.2.3 Cách sử dụng và liều dùng
Phối trộn để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho heo con 15 – 30 kg với lượng
1000 gam/250 kg thức ăn, đối với heo tạo nạc 31 kg đến xuất chuồng với lượng 800
gam/250 kg thức ăn.
Giúp vật nuôi tăng cường đề kháng, phòng ngừa tốt bệnh tật, kích thích ăn
nhiều, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tiêu tốn thức ăn, tăng trọng nhanh. Đặc biệt thích
hợp trong việc giảm tình trạng stress gây ra do thay đổi thời tiết, thức ăn, tiêm
phòng, chuyển đổi chuồng trại.

Premix Mora Mo.AA MS 01 được khuyến khích sử dụng bổ sung không cần
nghỉ cho đến khi xuất chuồng. Thức ăn sau khi trộn nên sử dụng trong vòng 72 giờ.
2.3 TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI TÂN UYÊN
2.3.1 Lịch sử hình thành trại chăn nuôi Tân Uyên
Lúc đầu chỉ là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng sau thời gian thấy được lợi ích
kinh tế khá cao, nhu cầu thực phẩm cung cấp cho địa bàn càng nhiều nên từ đó trại
đã nhân rộng đàn heo. Trại chăn nuôi heo Tân Uyên thành lập tháng 5 năm 1995 với
diện tích nuôi khoảng 3840 m2 nằm trong 25 hecta đất trên địa bàn Ấp 4, xã Tân
Lập, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
2.3.2 Ví trí địa lý
Trại nằm cách mặt đường ĐT 746 400 m, cách thị trấn Uyên Hưng 20 km,
cách thành phố mới Bình Dương 30 km. Đây là khu vực ít dân cư, mặt khác đường
giao thông khá tốt, thuận lợi cho việc nhập và xuất heo cũng như nguyên liệu một
cách dễ dàng.
2.3.3 Mục tiêu của trại
Mục tiêu của trại chủ yếu sản xuất heo thịt cung cấp cho thị trường. Trại còn
sản xuất heo con một phần để chọn con giống thay đàn.


 


2.3.4 Cơ cấu đàn heo
Cơ cấu đàn heo của trại được thống kê ngày 11 tháng 04 năm 2012 được
trình bày qua Bảng 2.4.
Bảng 2.4 Cơ cấu đàn heo
Loại heo

Số lượng (con)


Heo đực

6

Nái sinh sản

163

Heo con theo mẹ

125

Heo cai sữa

498

Heo thịt

408

Hậu bị

8

Tổng đàn

1208

2.3.5 Chuồng trại
2.3.5.1 Khu chuồng nái khô và nái mang thai

Chuồng được xây dựng theo kiểu 2 mái dốc về 2 phía, mái tole, có hệ thống
phun nước trên nóc và quạt để làm mát cho heo khi thời tiết nóng.
Tổng số ô chuồng là 180 ô được chia làm 2 dãy, mỗi dãy có 90 ô nuôi heo
nái, có lối đi khoảng 1 m và mỗi đầu ô chuồng có 2 chuồng heo nọc.
Ô chuồng dành cho nái khô và nái mang thai được nuôi trên chuồng sàn mỗi
ô có diện tích 0,8 x 2,5 m, sàn được làm bằng những tấm bê tông ghép lại.

Hình 2.1 Chuồng nái khô và nái mang thai

10 
 


Tất cả các ô chuồng đều được làm bằng sắt, máng ăn bằng inox được đặt ở
mỗi đầu ô chuồng, núm uống tự động.
Đối với ô chuồng nuôi heo nọc có kích thước 2,7 x 3,2 m, nền chuồng được
làm bằng xi măng, tường chuồng được xây bằng gạch, máng ăn làm bằng inox và
núm uống tự động.
2.3.5.2 Khu chuồng nái đẻ và nuôi con
Chuồng được xây dựng theo kiểu 2 mái dốc về 2 phía, mái tole, chuồng heo
có hệ thống phun nước trên nóc và quạt để làm mát cho heo. Số ô chuồng là 66 ô
chia làm 2 dãy, mỗi dãy 33 ô, có lối đi ở giữa 1,2 m.
Heo nái đẻ được nuôi trên chuồng sàn làm bằng những tấm bê tông, sàn cho
heo con lót bằng vỉ nhựa ghép với nhau, mỗi ô có diện tích 1,8 x 2,2 m và được chia
làm 3 ngăn, có lồng úm để sưởi ấm cho heo con.
Khung chuồng được làm bằng sắt, máng ăn bằng inox và có 2 núm uống tự
động.

Hình 2.2 Chuồng nái đẻ và nuôi con
2.3.5.3 Khu chuồng heo cai sữa

Chuồng được xây dựng theo kiểu 2 mái dốc về 2 phía, mái tole, chuồng nuôi
có hệ thống phun nước trên nóc và quạt được dùng để làm mát cho heo khi nhiệt độ
cao. Khu chuồng heo cai sữa có 28 ô được chia làm 2 dãy, mỗi dãy có 14 ô và có lối
đi khoảng 1,2 m.

11 
 


Heo cai sữa được nuôi trên chuồng sàn làm bằng những tấm bê tông ghép lại
với nhau, mỗi ô có diện tích 4,5 x 5,5 m, trong mỗi ô chuồng có 1 bể tắm có diện
tích 1,5 x 4,5 m, có 2 máng ăn bán tự động và 2 núm uống tự động. Khung chuồng
được làm bằng sắt.

Hình 2.3 Chuồng heo con cai sữa
2.3.5.3 Khu chuồng heo thịt và hậu bị
Chuồng được xây dựng theo kiểu 2 mái dốc về 2 phía, mái tole, chuồng nuôi
heo thịt có hệ thống phun nước trên nóc và quạt để làm mát cho heo.
Gồm 22 chuồng được chia làm hai dãy, mỗi dãy gồm 2 chuồng rộng 6,5 m
và 9 chuồng rộng 4,5 m, chiều dài mỗi ô chuồng là 7,5 m, mỗi ô chuồng có bể tắm
dài 1,5 m, có máng ăn và có 2 núm uống tự động. Khung chuồng được làm bằng
sắt, nền xi măng, độ dốc nền khoảng 3 – 50.

Hình 2.4 Chuồng heo thịt

12 
 


2.3.6 Thức ăn và nước uống

Thức ăn cho heo thịt do trại tự chế biến. Thức ăn heo con tập ăn, nái đẻ, nái
khô và nái mang thai được mua từ công ty Cocomix, Guyomarc’h. 
Nái nuôi con và nái mang thai được cho ăn thức ăn viên M’ 116 và M’ 118.
Heo con tập ăn được ăn thức ăn viên Microlacta. Heo cai sữa ăn thức ăn trộn giữa
thức ăn viên Jolie và HG2.
Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn trong trại được trình bày qua Bảng
2.5 và Bảng 2.6.
Bảng 2.5 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn HG2, M’
116, M’ 118 và Jolie
Loại thức ăn

HG2

M’ 116

Thành

M’ 118

Jolie

Hàm lượng

phần
NLTĐ (min _ kcal/kg)

3250

2900


3000

3200

Xơ thô (max _ %)

4,0

8,5

6,0

4,0

Độ ẩm (max _ %)

12,0

13,0

13,0

13,0

Béo thô (min _ %)

5,0








0,6 – 0,1

0,8 – 1,2

0,8 – 1,2

0,7 – 1,2

0,5

0,6

0,7

0,6

0,3 – 0,7

0,3 – 0,8

0,3 – 0,8

0,2 – 0,5

19,0


14,0

16,0

20,0

Lysin (min _ %)



0,58

0,9

1,3

Methionine (min _ %)



0,2

0,25

0,4

Colistin (max _ ppm)








100

Ca (min – max _ %)
P (min _ %)
NaCl (min – max _ %)
Protein (min _ %)

NLTĐ: Năng lượng trao đổi

13 
 


Bảng 2.6 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn Microlacta
Thành phần 
Đạm thô (min _ %) 

Hàm lượng 
18,5

Ẩm độ (max _ %)

11

Xơ thô (max _ %) 


2,6

Lysine (%) 

1,55

Béo thô (max _ %) 

1,0

Canxi (max _ %) 

0,85

Phospho (max _ %)

0,6

Ẩm độ (max _ %)

1,0

Vitamin A (UI/kg)

20000

Vitamin D (UI/kg)

3000


Vitamin E (mg/kg)

150

Ethoxyquin (mg/kg)

125

Năng lượng tiêu hóa (kcal/kg)

3980

Nước uống được sử dụng là nước ngầm từ giếng khoan được bơm lên bồn và
phân phối đến từng ô chuồng, đảm bảo cung cấp đủ nước cho heo uống và tắm heo.
2.3.7 Chăm sóc và nuôi dưỡng
Nái khô và mang thai: được ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng và 4 giờ chiều
với lượng thức ăn khoảng từ 2 đến 2,5 kg/ngày tùy vào thể trạng của heo. Đối với
heo hậu bị mới chuyển sang thì cho ăn ít trong khoảng 3 ngày.
Chuồng heo phải khô ráo, phải cung cấp đầy đủ lượng nước uống và khoảng
7 đến 10 ngày tắm heo 1 lần. Nái mang thai trước khi sinh khoảng 1 tuần sẽ được
chuyển sang khu nái đẻ. Đặc biệt, không cho nái mang thai ăn những thức ăn bị lên
men, mốc….
Nái đẻ và nuôi con: cho ăn từ 1 – 1,5 kg/lần, mỗi ngày cho ăn 3 lần vào lúc 7
giờ sáng, 4 giờ chiều và 22 giờ.
Phải thường xuyên theo dõi nái đẻ khi có dấu hiệu sắp sinh và cần can thiệp
những trường hợp nái sinh khó. Khi sinh xong cần phải xem nái có bị sót nhau hay

14 
 



không sau đó tiêm 10 ml amoxysol L.A (Amoxycillin) để phòng viêm vú, viêm tử
cung, sau khi sinh có thể tiêm thêm oligo-glucan hay ADE giúp cho nái hồi phục
sức khỏe. Khi nái sinh xong trong vòng 24 giờ tiêm lutalyse kích thích tiết prolactin
tăng sản lượng sữa.
Heo con theo mẹ: heo con sau khi được sinh ra thì dùng khăn lau sạch
miệng, cắt rốn và lăn bột (Mistral) lên cơ thể để sưởi ấm sau đó đưa vào lồng úm.
Đối với heo con được 1 ngày tuổi cho uống Elac và Coli-200 và cho uống
Pig Doer khi heo được 2 ngày tuổi để tăng khả năng đề kháng cho heo con và tăng
cường hệ thống miễn dịch. Khi heo được 3 ngày tuổi tiêm Fe-Genta-tylo với liều
2ml/con và cho uống Navet-cox để phòng và trị cầu trùng cho heo. Heo được 10
ngày tuổi tiêm Fe-Genta-tylo lần 2 với liều 1ml/con.
Tập cho heo con ăn khi được 7 ngày tuổi bằng thức ăn dạng viên Microlacta,
heo đực nuôi thịt khi được 10 ngày tuổi sẽ được thiến.
Heo cai sữa: trước khi đưa vào khu cai sữa, chuồng trại phải được vệ sinh và
sát trùng kỹ. Tuần đầu khi mới chuyển qua vẫn tiếp tục cho ăn thức ăn tập ăn dạng
viên Microlacta, sau đó từ tuần thứ 3 sẽ trộn chung với Jolie dạng viên, khi heo
được 30 ngày tuổi sẽ được thay thế hoàn toàn thức ăn Jolie dạng viên và thêm thức
ăn HG2. Heo được thay nước ở bể tắm và quét dọn 1 lần/ngày.
Heo thịt: được thay nước ở bể tắm và quét dọn phân 1 lần/ngày vào buổi
sáng. Cho heo ăn tự do, thức ăn chủ yếu do trại tự mua các nguyên liệu về tổ hợp
khẩu phần cho heo.
2.3.8 Vệ sinh sát trùng
Chuồng heo được quét dọn vệ sinh vào mỗi buổi sáng, và dọn đường thoát
phân sạch sẽ, sau mỗi đợt chuyển heo sang khu chuồng nuôi mới và xuất heo đều
xịt chuồng và sát trùng kỹ.
Công nhân ra ngoài phạm vi quản lý của trại phải cách ly 3 ngày sau đó mới
được vào làm việc trong trại. Các loại xe muốn vào trại đều được sát trùng kỹ.

15 

 


×