Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO SÁTẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MULTI VITAMIN VÀ NHÓM VITAMIN A, D, E LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ SỨC KHỎE CỦA TRĂN TRONG MÔI TRƯỜNG NUÔI NHỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.4 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

HUỲNH LÊ THIÊN NGA

KHẢO SÁTẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MULTI
VITAMIN VÀ NHÓM VITAMIN A, D, E LÊN KHẢ NĂNG
TĂNG TRỌNG VÀ SỨC KHỎE CỦA TRĂN TRONG MÔI
TRƯỜNG NUÔI NHỐT
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08/2012

 
 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Huỳnh Lê Thiên Nga
Tên khóa luận: “Khảo sátảnh hưởng của việc bổ sung multi vitamin và nhóm
vitamin A, D, E lên khả năng tăng trọng và sức khỏe của trăn trong môi trường nuôi
nhốt”, đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày

/



/2012.

Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng


 


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, chị em và những người thân trong gia
đình đã cho tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
 Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
 Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm.
 Trại thực nghiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm.
 Trại trăn giống Thanh Hải, Long Thành – Đồng Nai.
 Cùng toàn thể quý Thầy, Cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường.
Lòng biết ơn sâu sắc kính gửi đến:
 TS. Dương Duy Đồng đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
 Th.S Nguyễn Văn Hiệp đã giúp đỡ em thực tập tốt nghiệp.
Gửi lời cám ơn đến những người bạn đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn trong
thời gian học tập tại Trường.
Sinh viên


Huỳnh Lê Thiên Nga

ii 
 


TÓM TẮT
Khóa luận: “Khảo sátảnh hưởng của việc bổ sung multi vitamin và nhóm các
vitamin A, D, E lên khả năng tăng trọng và sức khỏe của trăn trong môi trường nuôi
nhốt” đã được tiến hành từ 10/2010 – 12/2011 tại trại thực nghiệm Khoa Chăn nuôi –
Thú y. Khảo sát được thực hiện trên 30 trăn khỏe mạnh và đồng đều về giống, lứa tuổi,
điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng, chia làm 3 lô. Kết quả thu được như sau
Từ 4 đến 5 tháng tuổi, trọng lượng trung bình (TLTB) ở lô III cao nhất (0,463 ±
0,018 – 0,713 ± 0,052kg) thấp nhất ở lô I (0,380 ± 0,014 – 0,513 ± 0,033kg). Từ 6 đến
7 tháng tuổi, TLTB ở lô III cao nhất (0,975 ± 0,085 – 1,256 ± 0,112kg) thấp nhất ở lô I
(0,687 ± 0,060 – 0,901 ± 0,082kg). Từ 8 đến 12 tháng tuổi, TLTB ở lô III cao nhất
(1,587 ± 0,123 – 2,981 ± 1,171kg) thấp nhất ở lô I (1,121 ± 0,129 – 2,107 ± 0,276kg).
Từ 13 đến 17 tháng tuổi, TLTB ở lô III cao nhất (3,481 ± 0,188 – 5,669 ± 0,292kg)
thấp nhất ở lô I (2,414 ± 0,229 – 3,714 ± 0,366kg). Từ 18 đến 19 tháng tuổi, TLTB ở lô
III cao nhất (6,225 ± 0,310 – 6,781 ± 0,340kg) thấp nhất ở lô I (4,071 ± 0,376 – 4,471 ±
0,386kg).
Tăng trọng (TT) tuyệt đối tăng dần theo từng tháng, cao nhất ở lô III và thấp
nhất ở lô I. TT tương đối của cả ba lô đều đạt mức cao ở tháng đầu.Các tháng tiếp theo
TT tương đối có xu hướng giảm dần trên cả ba lô. HSCHTA tươi trung bình thấp nhất
là ở lô III (3,98) và cao nhất ở lô I (4,29).HSCHTA tính theo VCK trung bình thấp nhất
là ở lô III (1,24) và cao nhất ở lô I (1,33).
Tỷ lệ chết cao nhất ở lô I và lô II (30%) và thấp hơn ở lô III (20%).Chi phí đầu
tư cho 1kg trăn ở lô III thấp hơn lô I 12,36%, chi phí đầu tư cho 1kg trăn ở lô II thấp
hơn lô I 1,97%.
Các kết quả cho thấy việc bổ sung multi vitamin và nhóm vitamin A, D, E đều

đã tác động tốt lên sức tăng trưởng của trăn. Tuy nhiên lô được bổ sung multi vitamin
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với lô được bổ sung nhóm vitamin A, D, E
và lô không bổ sung.
iii 
 


MỤC LỤC

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích .............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
2.1 TỔNG QUAN VỂ TRĂN ...................................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm chung của trăn ..................................................................................... 3
2.1.2 Một số loài trăn có tại Việt Nam ......................................................................... 3
2.1.3 Lợi ích của nghề nuôi trăn ................................................................................... 5
2.2 CÁC SẢN PHẨM KINH TẾ TỪ TRĂN ............................................................... 5
2.3 CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TRĂN .......................................................... 6

2.3.1Bệnh do dinh dưỡng ............................................................................................. 6
2.3.2Bệnh do kí sinh trùng ............................................................................................ 7
2.3.3Bệnh đường tiêu hóa ............................................................................................. 7
2.3.4Bệnh đường hô hấp ............................................................................................... 7
iv 
 


2.4CÁC CHẾ PHẨM DINH DƯỠNG ......................................................................... 8
2.4.1 Chế phẩm Multi Sol G ......................................................................................... 8
2.4.2 Chế phẩm Vigantol – E........................................................................................ 8
2.5SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y .............. 8
2.5.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành ........................................................................ 8
2.5.2 Nhiệm vụ của trại thực nghiệm ........................................................................... 9
2.5.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình sản xuất tại trại thực nghiệm .................................. 9
2.5.4Vị trí chuồng trại thí nghiệm ................................................................................ 9
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 10
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM................................................................................ 10
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................ 10
3.1.2 Địa điểm............................................................................................................. 10
3.1.3 Nội dung ............................................................................................................ 10
3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ......................................................................................... 10
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm ......................................................................................... 10
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 11
3.2.3 Điều kiện khảo sát ............................................................................................. 13
3.2.3.1 Chuồng trại và trang thiết bị ........................................................................... 13
3.2.3.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ..................................................................... 13
3.3 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ............................................................................... 13
3.3.1 Chỉ tiêu về tăng trưởng ...................................................................................... 13
3.3.2 Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn ................................................................................ 14

3.3.3 Chỉ tiêu về sức khỏe .......................................................................................... 15
3.3.4 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................. 15
3.4PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................... 15

 


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 16
4.1 Chỉ tiêu về tăng trọng ........................................................................................... 16
4.1.1Trọng lượng trung bình của trăn qua từng tháng (kg/con) ................................. 16
4.1.2Chỉ tiêu về tăng trọng tuyệt đối .......................................................................... 18
4.1.3 Chỉ tiêu về tăng trưởng tương đối...................................................................... 21
4.2 Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn ................................................................................... 22
4.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ....................................................................................... 22
4.2.2 Hệ sốchuyển hóa thức ăn ................................................................................... 24
4.3Những rối loạn về sức khỏe ................................................................................... 29
4.3.1 Số lần con bỏ ăn ................................................................................................. 29
4.3.2 Tỷ lệ chết ........................................................................................................... 29
4.4 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................... 29
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 32
KẾT LUẬN................................................................................................................. 32
ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 33
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 34

vi 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Tăng trưởng

TLTB

Trọng lượng trung bình

HSCHTA

Hệ số chuyển hóa thức ăn

VCK

Vật chất khô

TATT

Thức ăn tiêu thụ

FCR

Food Conversion Ratio

TLC

Tỷ lệ chết

vii 
 



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm và trọng lượng trung bình trước thí nghiệm ( ± SE) ....... 11
Bảng 3.2Lượng chế phẩm sử dụng mỗi tháng ............................................................... 12
Bảng 4.1Trọng lượng trung bình của trăn qua từng tháng(kg/con) ( ± SE) ............... 17
Bảng 4.2Tăng trọng tuyệt đối của trăn(g/con/ngày) ( ± SE) ...................................... 19
Bảng 4.3Tăng trưởng tương đối của trăn(%) ( ± SE) ................................................. 21
Bảng 4.4Lượng thức ăn tươi tiêu thụ (kg/con/tháng) .................................................... 23
Bảng 4.5 HSCHTAtươi của trăn qua từng tháng .......................................................... 25
Bảng 4.6 HSCHTA tính theo VCK của trăn qua từng tháng ........................................ 27
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết(%) .................................................................................................. 29
Bảng 4.8Chi phí trong toàn thí nghiệm ......................................................................... 30
Bảng 4.9Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 31

viii 
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1Trọng lượng trung bình của trăn qua từng tháng .............................. 16

ix 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 2.1 Trăn đất ............................................................................................... 4
Hình 2.2 Trăn mắt võng ..................................................................................... 5
Hình 3.1Trăn mới bắt về .................................................................................. 11


 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Việt Nam trong những thập niên gần đây
đã tác động không ít vào môi trường sống tự nhiên của nhiều loài thú hoang dã quý
hiếm. Trong đó,trăn là một trong những loài được liệt kê vào sách đỏ của Việt Nam, là
một trong những loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Nuôi trăn hiện nay đang dần trở thành một ngành nghề khá phổ biến ở miền nam
Việt Nam, được nhiều người quan tâm vì giá trị dinh dưỡng và lợi ích kinh tế cao cũng
như khả năng tận dụng các phế phẩm của ngành chăn nuôi. Trăn là loài động vật hoang
dã nhưng cung cấp cho con người những nguồn thực phẩm tốt, các chế phẩm cho ngành
dược như thịt xương nấu cao, mỡ dùng làm thuốc chữa phỏng, mật trăn là dược liệu
quý của đông y để chữa hen suyễn, tiêu hóa kém. Ngoài ra, trăn còn là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho ngành da giày xuất khẩu.
Trăn là động vật có sức đề kháng cao trong môi trường tự nhiên, trăn sống riêng
lẻ, đến mùa giao phối mới tìm nhau bắt cặp, những cá thể mắc bệnh đa số bị tiêu diệt
nên khả năng chống chọi bệnh tật qua các thế hệ được nâng cao. Tuy nhiên, khi được
con người thuần hóa, nuôi dưỡng với quy mô tập trung, chuồng trại chật hẹp, không
chú trọng đến việc sát trùng, tiêu độc, nơi nuôi nhốt thường gần với nơi sinh hoạt của
người và gia súc nên trăn cũng có thể nhiễm bệnh. Ngoài ra, chế độ chăm sóc, dinh
dưỡng và các vấn đề bệnh tật trên trăn vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Thức ăn của trăn trong tự nhiên là các loài gặm nhấm, lưỡng cư. Trăn tự chủ

động kiếm mồi ưa thích. Nhưng trong môi trường nuôi nhốt, thức ăn cho trăn được tận
dụng từ các nguồn phế phẩm của chăn nuôi như gà con loại, đầu cổ gà, heo ngộp… nên
dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất, giảm sức

 


đề kháng, là cơ hội thuận lợi cho các bệnh nhiễm khuẩn phát triển mạnh ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tăng trưởng và sinh sản của trăn. Trăn có thể chết do suy kiệt, chất lượng
thịt và da giảm gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi – Thú
Y, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát
ảnh hưởng của việc bổ sung multi vitamin và nhóm các vitamin A, D, Elên khả năng
tăng trọng và sức khỏe của trăn trong môi trường nuôi nhốt”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung một số vitamin lên khả năng sinh trưởng
của trăn.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi hiệu quả của việc bổ sung Multi Sol G và Vigantol – E vào thức ăn lên
khả năng tăng trọng của trăn.


 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỂ TRĂN
2.1.1 Đặc điểm chung của trăn

Trăn thuộc lớp bò sát, bộ có vảy (Squamata) còn gọi là bộ thằn lằn rắn, họ trăn
(Boidae).
Họ trăn gồm các loài rắn lớn không có nọc độc, có thể dài đến 10m, cơ thể còn
di tích đai xương hông và xương đùi, một phần lộ ra ngoài nằm ở hai bên lỗ huyệt. Trăn
hô hấp bằng phổi, có phổi phải dài hơn phổi trái. Hệ cơ phát triển dùng để quấn và siết
chết con mồi. Trăn thường kiếm ăn ban đêm nên mắt chúng rất tinh, có những lỗ cảm
nhận nhiệt xếp ở hai bên môi trên giúp trăn xác định vị trí của con mồi.
Trăn là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường xung
quanh. Ở nhiệt độ 25 – 320C ẩm độ 35 – 70% thích hợp cho trăn sinh trưởng và phát
triển. Nhu cầu chiếu sáng của trăn cần đến 10 – 12 giờ/ngày để giúp cho việc tiêu hóa
thức ăn. Ở ngoài thiên nhiên, hiếm khi gặp trăn bạch tạng nhưng ở điều kiện nuôi nhốt
thường xảy ra nhiều hơn.
Hầu hết các loài trăn thường sống đơn độc, chỉ tìm nhau bắt cặp vào mùa sinh
sản. Tuổi trưởng thành sinh dục từ 2 – 3 năm, số lượng trứng mỗi lần đẻ dao động từ 5
– 100 trứng và tăng theo trọng lượng của trăn. Việc lột xác của trăn xảy ra không theo
chu kỳ nhất định mà phụ thuộc vào sự tăng trưởng của từng cá thể.
2.1.2 Một số loài trăn có tại Việt Nam
Trên thế giới, trăn có khoảng 22 giống, 20 loài khác nhau nhưng ởViệt Nam chỉ
có 2 loài là trăn đất và trăn mắc võng (Nguyễn Huy Hoàng, 1997). Hiện nay, các hộ
nuôi trăn gia đình nuôi trăn đất là phổ biến nhất.

 


(1) Trăn đất
Tên khoa học: Python molurus (Linnaeus, 1759) hay còn gọi là trăn mốc.
Là loài trăn cỡ lớn, có thể dài đến 5m, hai bên môi hàm có 2 hõm vảy. Trên đầu
có các mảnh màu vàng nhạt nối với nhau tạo thành hình tam giác nổi trên nền xám đen.
Mỗi bên môi hàm trên có 2 lỗ cảm nhận nhiệt giúp trăn xác định vị trí của con mồi qua
thân nhiệt. Thức ăn ngoài tự nhiên là các động vật máu nóng nhỏ như gà, vịt, ếch, nhái,

cheo, mễnh, có khi cả heo rừng. Nơi sinh sống là rừng rậm, rừng thưa, nơi có bóng cây
râm mát, gần nguồn nước.Mùa giao phối từ tháng 4 đến tháng 9 (phía bắc), tháng 10
đến tháng 12 (phía nam).Mỗi lứa đẻ từ 15 – 60 trứng.Trứng nặng 120 – 130 gram.Loài
trănnày được nuôi phổ biến ở miền nam Việt Nam. Phạm vi phân bố: có thể tìm thấy ở
hầu hết các tỉnh Việt Nam và thế giới như Myanma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào,
Campuchia (Võ Đình Sơn, 2008).

Hình 2.1 Trăn đất
(2) Trăn mắt võng
Tên khoa học: Python reticulatus(Schneider, 1801) hay còn gọi là trăn dây, trăn
gấm, con nưa.
Đầu vàng nhạt hay nâu, có một sọc đen mảnh chạy chính giữa đầu đến gáy, thân
có những đường xám đen nối với nhau tạo thành mắt lưới nổi trên nền vàng nâu, có thể
dài đến 6m.Mỗi bên môi hàm trên có 4 lỗ cảm nhận nhiệt.Mùa giao phối từ tháng 10
năm trước đến tháng 2 năm sau. Sau khi giao phối, 2,5 – 3 tháng sau đẻ từ 40 – 60

 


trứng. Nơi sinh sống là rừng thưa, rừng già, các bụi cây gần nguồn nước.Là loài trăn có
nguy cơ tuyệt chủng, mức độ đe dọa bậc V, hiện nay ngoài tự nhiên số lượng trăn mắt
võng giảm sút đáng kể do môi trường sống bị thu hẹp và săn bắt quá mức (Võ Đình
Sơn, 2008).

(nguồn zoltantakacs.com)
Hình 2.2 Trăn mắt võng
2.1.3 Lợi ích của nghề nuôi trăn
Nuôi trăn là biện pháp góp phần bảo tồn một loài bị đe dọa tuyệt chủng, ngoài
ra, trăn còn là nguồn lợi kinh tế cho người nuôi. Sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất là
da trăn, là nguồn nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng cao cấp xuất khẩu như bóp ví,

thắt lưng… Mỡ trăn dùng để chữa phỏng, loét da. Mật là nguồn dược liệu quý. Thịt trăn
là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có thể bào chế thành cao trăn làm thuốc
bổ, trị bệnh suy nhược cơ thể (Đỗ Tất Lợi, 1986).
Ở các tỉnh miền Tây, thức ăn chính của trăn là chuột nên đã góp phần tiêu diệt
chuột cho nông nghiệp. Ở các nơi khác, thức ăn cho trăn được tận dụng từ các nguồn
phế phẩm chăn nuôi như đầu cổ gà, gà con loại, heo ngộp… giải quyết tốt các vấn đề
về tồn đọng phế phẩm và đem lại lợi ích kinh tế.
2.2 CÁC SẢN PHẨM KINH TẾ TỪ TRĂN
Da trăn: dùng làm các sản phẩm thuộc da như bóp, ví, thắt lưng, túi xách…


 


Thịt trăn: giàu dinh dưỡng, tốt cho mọi lứa tuổi. Thịt trăn dùng tươi như một vị
thuốc bổ, trị về thần kinh, đau nhức, tê bại, kinh phong, độc nhọt. Ngoài ra, thịt trăn
ngâm rượu có thể phòng trị thấp khớp, nhức mỏi, đau mình, chống cảm.
Máu trăn: pha với rượu uống có thể phòng trị hoa mắt, choáng váng, mỏi lưng,
thiếu máu, thiếu sắt.
Mỡ trăn: thắng lỏng để trị vết phỏng rất hiệu quả.
Mật trăn: dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác hay ngâm rượu trị ho, đau lưng.
Cao trăn: xương và thịt trăn nấu thành cao dùng trị đau nhức xương, đau cột
sống (Đỗ Tất Lợi, 1986).
2.3 CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TRĂN
Theo Võ Đình Sơn (2008) (Đại cương về phòng và trị bệnh ở trăn và cá sấu)
trong môi trường tự nhiên, trăn ít bị bệnh nhờ sống trong môi trường thích hợp, tuy
nhiên trong điều kiện nuôi nhốt trăn thường xuất hiện một số bệnh.
2.3.1Bệnh do dinh dưỡng
Thiếu vitamin thường thấy ở trăn nuôi nhốt vì sử dụng phế phẩm chăn nuôi lâu
dài gây mất cân đối trong khẩu phần thức ăn gây biếng ăn, suy dinh dưỡng, dẫn đến suy

giảm sức đề kháng và chết vì những bệnh cơ hội.
Thiếu vitamin A
Thiếu vitamin A có thể xảy ra đối với trăn trong môi trường nuôi nhốt vì nguồn
thức ăn không phong phú như ở tự nhiên. Thiếu vitamin A làm chậm tăng trưởng, phù
ở mí mắt, phù thủng các nơi trên cơ thể, tăng sừng hóa và làm biến đổi ở bề mặt biểu
mô. Động vật có thể chết do phụ nhiễm vi trùng và kí sinh trùng.
Thiếu vitamin B1
Các loài bò sát trong môi trường nuôi nhốt được cung cấp lâu dài các phế phẩm
chăn nuôi như nhau, thai heo, gà vịt chết làm thức ăn thường đưa đến thiếu vitamin B1.
Triệu chứng điển hình trên trăn là lười vận động, bắt mồi vì bại liệt các cơ.

 


Thiếu vitamin E
Thiếu vitamin E có thể do vitamin E bị kết tủa, khẩu phần nhiều chất béo không
bão hòa. Triệu chứng thường gặp là biếng ăn, viêm loét miệng.
2.3.2Bệnh do kí sinh trùng
Trăn có thể nhiễm một số loại giun tròn (Nematodes) và sán dây (Cestodes)
trong môi trường nuôi nhốt vì tận dụng phế phẩm chăn nuôi làm thức ăn cho trăn và
môi trường nuôi nhốt gần khu chăn nuôi gia súc và nơi sinh hoạt của người.
2.3.3Bệnh đường tiêu hóa
Viêm miệng (Stomatitis)
Nguyên nhân là do trăn phá chuồng tìm đường ra ngoài, giành ăn, táp nhau hay
táp vào lưới dẫn đến thương tích và phụ nhiễm vi khuẩn.Dinh dưỡng không đầy đủ
cũng đưa đến dễ nhiễm bệnh.
Vi khuẩn thường được tìm thấy là Aeromonas hydrophila, Pseudomonas.
Viêm ruột (Enteritis)
Viêm ruộtcó thể do vi khuẩn tấn công vào đường tiêu hóa với các triệu chứng
như biếng ăn hay bỏ ăn, tiêu chảy có thể lòi lỗ huyệt. Trăn còn có thể bị táo bón do

thiếu vận động, nuôi nhốt ở các chuồng quá chật hẹp.
2.3.4Bệnh đường hô hấp
Viêm phổi
Vi trùng, nấm và ký sinh trùng là tác nhân gây bệnh phổ biến ở hệ thống hô hấp
của loài bò sát. Triệu chứng chung gồm viêm mũi, khó thở, khò khè… Trăn nhiễm
bệnh thường yếu đuối, biếng ăn, quanh mũi và họng có chất nhày hay mủ làm hẹp
đường khí quản gây khó thở, suy kiệt rồi chết.


 


2.4CÁC CHẾ PHẨM DINH DƯỠNG
2.4.1 Chế phẩm Multi Sol G
Là hỗn hợp dạng bột bao gồm đầy đủ các vitamin và khoáng cần thiết cho cơ thể
như vitamin A, D, E, B1, B3, B6, B12 và Na, K, Ca, Fe, Mn, Zn....
Công dụng: tăng sức đề kháng, hiệu quả tiêu hóa thức ăn, năng suất trứng, khả
năng sinh sản và tỷ lệ ấp nở. Phòng tránh các hội chứng thiếu vitamin và khoáng.
Cách dùng: hòa nước uống, dùng 1g sản phẩm Multi Sol Ghòa tan trong 1 – 2 lít
nước (1g/5 -10kg thể trọng) cho gia súc, gia cầm uống.
2.4.2 Chế phẩm Vigantol – E
Là dung dịch chứa vitamin A, D3, E.
Công dụng: phòng và trị bệnh thiếu vitamin A,D,E trên gia súc, gia cầm khi thức
ăn không đầy đủ dinh dưỡng. Tăng cường sức đề kháng, giúp gia súc gia cầm khỏe
mạnh tăng trọng nhanh và sử dụng thức ăn hiệu quả cao.
2.5SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
2.5.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
Vị trí địa lý
Trại thực nghiệm chăn nuôi khoa Chăn nuôi – Thú y nằm trong khuôn viên
trường đại học Nông Lâm, cách xa lộ Hà Nội 1km về hướng tây. Trại nằm giáp ranh

với tỉnh Bình Dương, gần khu dân cư, theo hướng Đông – Tây.
Do trại nằm gần đường quốc lộ nên thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn và
sản phẩm chăn nuôi. Với đặc điểm là trại thực nghiệm nên số lượng động vật hiện diện
trong trại tuy ít nhưng đa dạng từ gia súc, gia cầm, thủy cầm và cả đại gia súc. Với diện
tích 3 hecta, trại có những khu riêng biệt để nuôi và làm thí nghiệm trên các loài động
vật khác nhau như: khu nuôi gà với 3 dãy chuồng riêng biệt với sức chứa từ 400 đến
600 gà cho một đợt thí nghiệm, khu nuôi heo với dãy nái và thịt riêng biệt, một dãy
chuồng heo thí nghiệm với sức chứa khoảng 100 heo cho một đợt thí nghiệm.

 


Lịch sử hình thành
Trại được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 05 năm 2006 do ngân hàng
Thế Giới cấp kinh phí.Tháng 03 năm 2007, trại thực nghiệm được công ty Cargill tài
trợ thêm dãy chuồng thí nghiệm heo thịt quy mô 100 heo và phòng học tiện nghi với
sức chứa 60 sinh viên.Các môn học sinh viên được thực tập tại trại thực nghiệm gồm có
chăn nuôi gia súc, gia cầm, gieo tinh nhân tạo, giống vật nuôi, thiết kế chuồng trại,
đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, thú y cơ bản, chẩn đoán, sản khoa.
2.5.2 Nhiệm vụ của trại thực nghiệm
Trại ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tập của sinh viên và giáo viên khoa Chăn
nuôi – Thú y. Trại cung cấp giống và cơ sở để tiến hành những môn học thực hành và
thí nghiệm nhằm phục vụ công tác nghiên cứu của giáo viên và sinh viên đồng thời
cũng gắn liền với sản xuất kinh tế.
2.5.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình sản xuất tại trại thực nghiệm
Cơ cấu tổ chức
Trưởng trại (01), phó trại (01), quản lý trại (01), kỹ thuật viên (01), nhân viên
chăn nuôi (01) và 10 sinh viên thường trực ở trại để học tập và nghiên cứu.
Tình hình sản xuất
Trại chủ yếu là nơi để thí nghiệm nên sản lượng không cao và chất lượng chưa

được đồng đều, nhưng trại áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học để hạn chế
dịch bệnh ảnh hưởng đến các thí nghiệm.
2.5.4Vị trí chuồng trại thí nghiệm
Chuồng nuôi trăn được đặt trong dãy nhà theo hướng Đông, tách biệt để đảm
bảo an toàn và yên tĩnh cho trăn. Chuồng nuôi chia làm 4 dãy song song nhau, gồm 4
lồng liên tiếp.Chuồng có khung bằng gỗ tạp, bao lưới thép 1 cm2xung quanh đểtrăn
không chui đầu ra được mà phá chuồng đi mất.Kích thước mỗi lồng là 1,60 x 0,60 x
1,50 m, sàn chuồng cách đất 1m. Mỗi lồng được ngăn đôi bằng lưới kẽm để dễ chăm
sóc và cho ăn từng con.

 


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1 Thời gian
Thí nghiệm được tiến hành trong 16 tháng, từ ngày 10/10/2010 đến ngày
27/12/2011.
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.3 Nội dung
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm dinh dưỡng lên khả năng tăng
trọng và chuyển hóa thức ăn của trăn trong 16 tháng thí nghiệm.
3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm
Con giống trăn đất 2,5 tháng tuổi được mua cơ sở trăn Thanh Hải, sau 2 tuần
nghỉ ngơi, ko cho ăn để thích nghi môi trường mới, được đưa vào thí nghiệm. Trăn
khảo sát đồng đều về lứa tuổi, trọng lượng và có điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc như

nhau.Thí nghiệm khảo sát 30 trăn 3 tháng tuổi và được nuôi trong 16 tháng để theo dõi
về sự tăng trọng và trưởng thành của trăn.

10 
 


Hình 3.1Trăn mới bắt về
3.2.2 Bố trí thí nghiệm
Số lượng trăn được chia đều vào 3 lô (10 con/lô), mỗi con được nuôi trong một ô
chuồng riêng biệt, giữa các lô đồng đều về trọng lượng và phân bố như sau
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm và trọng lượng trung bình trước thí nghiệm ( ± SE)
LÔ I

LÔ II

LÔ III

10

10

10

Trọng lượng TB (kg)

0,29± 0,009

0,29 ± 0,007


0,29 ± 0,006

Khẩu phần

Đối chứng

Bổ sung Vigantol – E

Bổ sung Multi Sol G

Số trăn (con/lô)

Hàm lượng các chế phẩm bổ sung vào khẩu phần thức ănđược tính theo tỷ lệ
trao đổi chất cơ bản (Basal metabolic rate) và dựa vào trọng lượng trung bình của lô
cân được ở tháng trước. Hàm lượng các chế phẩm bổ sung sẽ được sử dụng cho suốt
tháng sau được trình bày theo từng tháng như sau
 

11 
 


Bảng 3.2Lượng chế phẩm sử dụng mỗi tháng
Lô I
Tháng

Lô II

4


Tổng
trọng
lượng
(kg)
2,05

Lượng chế
phẩm bổ
sung
(g)
0

Tổng
trọng
lượng
(kg)
2,09

Lượng chế
phẩm bổ
sung
(µl)
4,00

Tổng
trọng
lượng
(kg)
2,34


Lượng chế
phẩm bổ
sung
(g)
0,28

5

2,66

0

2,69

5,84

3,70

0,56

6

3,59

0

3,89

10,16


5,70

1,08

7

4,81

0

5,17

15,60

7,80

1,72

8

6,31

0

6,45

21,72

10,05


2,52

9

7,85

0

7,94

29,64

12,70

3,60

10

9,50

0

9,70

40,04

15,15

4,68


11

11,05

0

11,90

54,04

17,75

5,96

12

12,85

0

13,90

68,68

20,35

7,32

13


14,75

0

16,35

87,64

23,85

9,28

14

16,85

0

18,85

108,48

27,85

11,68

15

19,30


0

21,35

130,76

31,60

14,12

16

21,50

0

24,15

157,28

36,30

17,40

17

23,65

0


27,10

187,00

40,80

20,72

18

26,00

0

30,25

220,52

45,30

24,24

19

28,50

0

33,55


257,56

49,80

27,96

tuổi

 

12 
 

Lô III


3.2.3 Điều kiện khảo sát
3.2.3.1 Chuồng trại và trang thiết bị
Trăn được nuôi trên chuồng lồng hình chữ nhật, khung bằng gỗ tạp và bọc lưới
kẽm xung quanh. Mỗi chuồng được ngăn đôi thành 2 ô riêng biệt bằng lưới kẽm, mỗi ô
thả nuôi 1 con, diện tích nuôi mỗi con chuồng 0,7 x 0,75m. Sàn lưới cách nền đất
1m.Xung quanh chuồng có bạt che để tránh gió lùa vào những ngày mưa và lạnh.
3.2.3.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Trăn được cho ăn mỗi tuần một lần, khẩu phần thức ăn của trăn gồm gà con còn
sống để làm mồi nhử, sau khi trăn đã ăn gà con thìđút tiếp đầu gà cho trăn. Trăn được
cho ănđến khi không thể đút tiếp đầu và ghi nhận lượng thức ăn sau mỗi lần cho ăn.
Chế phẩm sẽ được trộn với 1 ít bột mì và nước, sau đó vo viên lại để đút vào cùng với
đầu gà.
Gà con dùng làm mồi nhử là gà trống hướng trứng, sản phẩm loại thải từ các
trạm ấp cung cấp giống gà đẻ thương phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Đầu gà là thức

ăn chính cho trăn trong suốt giai đoạn thí nghiệm là một trong các sản phẩm sau khi
pha lóc thịt được cung cấp bởi công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Đầu gà bao
gồm phần đầu và toàn bộ phần cổ gà kể cả da.
Nước uống cho trăn được cung cấp tự do, đựng trong tô sành và thay nước
thường xuyên mỗi ngày.Dọn phân và vệ sinh sạch sẽ máng uống, chuồng nuôi trong
mỗi lần cho ăn.Trăn ở cả ba lô đều được tẩy ký sinh trùng sau mỗi 4 tháng nuôi.
3.3 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.3.1 Chỉ tiêu về tăng trưởng
Trọng lượng trung bình(kg/con)
Chúng tôi tiến hành cân trăn lúc bắt đầu thí nghiệm và cân vào mỗi tháng sau đó
đến khi kết thúc thí nghiệm. Trăn được cho vào bao sợi cước để không thể thoát ra hay
cắn người thực hiện sau đó trăn được cân trên cân đồng hồ. Cân trăn vào lúc sáng sớm
sau khi cho ăn được 2 ngày để trăn không quá đói mà cắn người hay quá no.
13 
 


Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)
Tăng trọng tuyệt đối được tính theo công thức
Tăng trọng tuyệt đối



  ượ

  

á

 




 

  ượ

 

á

 

Tăng trọng tương đối (%)
Tăng trọng tương đối được tính bằng công thức sau
Tăng trọng tương đối



  ượ

 ầ  

ứ 



  ượ

 




  ượ

 ầ  

ứ 

 ầ  

ứ 

 X 100

3.3.2 Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn
Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con/tháng)
Trăn được cho ăn theo nhu cầu như khẩu phần thức ăn ở trên. Để thí nghiệm sát
với thực tế nhất, chúng tôi cung cấp cho trăn gà con loại và đầu cổ gà là những phế
phẩm thông dụng trong chăn nuôi. Mỗi lần ăn trăn được cung cấp gà con làm mồi nhử,
khi trăn đã ăn gà con thì đút tiếp cho trăn ăn đầu gà đến khi trăn không ăn được nữa.
TĂTT (kg/con/tháng) = tổng thức ăn trong mỗi tháng (kg) / tổng số con trong lô
(con)
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Là hệ số tỷ lệ giữa số kg thức ăn tiêu thụ cho 1 kg tăng trọng và được tính bằng
công thức
FCR = Tổng thức ăn trong tháng (kg) / Tổng tăng trọng trong tháng (kg)
Tổng lượng thức ăn trong công thức trên được tính theo khối lượng vật chất khô,
nên để tính chính xác FCR của trăn, chúng tôi gửi mẫu gà con và đầu cổ gà cho ăn để
xác định hàm lượng vật chất khô trong thức ăn, sau đó mới áp dụng công thức trên.

 

14 
 


×