Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

Xu hướng vận động của chợ truyền thống ở việt nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 182 trang )

i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................iv
DANH MỤC PHỤ LỤC..........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................viii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỢ
TRUYỀN THỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ...................................................................1
1.1. Đặc điểm và vai trò của chợ truyền thống.......................................................1
1.1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................1
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của chợ truyền thống......................................................3
1.1.3. Phân loại chợ truyền thống........................................................................9
1.1.4. Vai trò của chợ truyền thống....................................................................10
1.2. Xu hướng vận động của chợ truyền thống và tiêu chí đánh giá.....................17
1.2.1. Xu hướng vận động của chợ truyền thống...............................................17
1.2.2. Tiêu chí chủ yếu nghiên cứu, đánh giá xu hướng vận động của chợ truyền
thống.................................................................................................................20
1.3. Các nhân tố cơ bản tác động tới xu hướng vận động của chợ truyền thống...27
1.3.1. Tác động của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam............................27
1.3.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.................................29
1.3.3. Tác động của môi trường kinh doanh ở Việt Nam...................................30
1.4. Kinh nghiệm điều chỉnh xu hướng vận động của chợ truyền thống ở một số
nước trên thế giới.................................................................................................34
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước lựa chọn..................................................34
1.4.2. Bài học có thể áp dụng cho Việt Nam......................................................40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỢ
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA...........................................45
2.1. Tổng quan về chợ truyền thống Việt Nam.....................................................45


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chợ truyền thống Việt Nam............45
2.1.2. Đặc trưng cơ bản của chợ truyền thống Việt Nam hiện nay....................47


ii
2.2. Nghiên cứu thực trạng xu hướng vận động của chợ truyền thống của Việt
Nam thời gian qua theo các tiêu chí chủ yếu........................................................50
2.2.1. Thực trạng xu hướng vận động của chợ truyền thống Việt Nam theo các
tiêu chí về số lượng...........................................................................................50
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt
nam thời gian qua theo các tiêu chí về chất lượng.............................................64
2.3. Thực trạng các nhân tố cơ bản tác động đến xu hướng vận động của chợ
truyền thống Việt Nam thời gian qua....................................................................81
2.3.1. Tác động của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam............................81
2.3.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.................................83
2.3.3. Tác động của môi trường kinh doanh ở Việt Nam...................................84
2.4. Đánh giá chung về xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam thời
gian qua................................................................................................................92
2.4.1. Những xu hướng vận động tích cực và phù hợp của chợ truyền thống....92
2.4.2. Những xu hướng vận động trái chiều và chưa phù hợp của chợ truyền
thống thời gian qua và nguyên nhân..................................................................95
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XU HƯỚNG
VẬN ĐỘNG PHÙ HỢP CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2030................................................................................101
3.1. Bối cảnh và những yêu cầu đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ
truyền thống ở Việt Nam thời kỳ đến năm 2030.................................................101
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế và những tác động đến xu hướng vận
động của chợ truyền thống..............................................................................101
3.1.2. Dự báo xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam thời gian tới

........................................................................................................................109
3.1.3. Những yêu cầu đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ truyền
thống thời gian tới...........................................................................................112
3.2. Quan điểm mục tiêu và phương hướng đảm bảo xu hướng vận động phù hợp
của chợ truyền thống Việt Nam đến năm 2030...................................................113
3.2.1. Quan điểm.............................................................................................113
3.2.2. Mục tiêu.................................................................................................115


iii
3.2.3. Định hướng............................................................................................116
3.3. Giải pháp chủ yếu đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ truyền thống
Việt Nam đến năm 2030.....................................................................................121
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích
của Nhà nước đối với việc phát triển chợ truyền thống...................................121
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý chợ............................134
3.3.3. Giải pháp bảo tồn loại hình chợ truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa,
phát triển du lịch..............................................................................................137
3.3.4. Giải pháp tạo nguồn lực nhằm xây dựng chợ bảo đảm an toàn thực
phẩm...............................................................................................................138
3.3.5. Giải pháp phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường trong các chợ truyền
thống...............................................................................................................141
3.3.6. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.......................143
3.3.7. Phát huy vai trò của Hiệp hội phát triển chợ Việt Nam..........................144
3.3.8. Phát triển các dịch vụ trong chợ............................................................145
3.3.9. Xây dựng cơ sở dữ liệu..........................................................................146
KẾT LUẬN..........................................................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU..........................................149
CỦA NGHIÊN CỨU SINH.................................................................................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................150

PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

KTTT

Kinh tế thị trường

HNQT

Hội nhập quốc tế

KTXH

Kinh tế - xã hội

HTPP

Hệ thống phân phối

TMĐT


Thương mại điện tử

TTMS

Trung tâm mua sắm

TTTM

Trung tâm thương mại

ST

Siêu thị

BVMT

Bảo vệ môi trường

MS

Mã số

NCS

Nghiên cứu sinh

Chợ TT

Chợ truyền thống


UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

HTX
WTO
MUTRA
P

Hợp tác xã
World Trade Organization
European Trade Policy
Investment
Project

Tổ chức Thương mại Thế giới
and

Support

Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương
mại và Đầu tư của châu Âu


v


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI TIÊU DÙNG
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA THƯƠNG NHÂN, HỘ KINH DOANH TẠI CHỢ
TRUYỀN THỐNG
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI CHỢ TRUYỀN
THỐNG
PHỤ LỤC 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC DỮ LIỆU SƠ CẤP TỪ CÁC PHIẾU
ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 5
NHỮNG CỘT MỐC CHÍNH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM KỂ TỪ KHI THỰC HIỆN ĐỔI MỚI
PHỤ LỤC 6
MỘT SỐ VBQPPL VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN CHỢ


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng chợ trên địa bàn cả nước giai đoạn 2005-2015.........................50
Bảng 2.2: Phân bố hệ thống chợ và một số chỉ tiêu cơ bản về chợ trên cả nước
đến năm 2014..........................................................................................................54
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về mật độ chợ toàn quốc.................................................56
Bảng 2.4: Số hộ kinh doanh trung bình trên chợ.....................................................63


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1a: Phân bố chợ giữa các vùng trên cả nước năm 2005...............................52
Hình 2.1b: Phân bố chợ giữa các vùng trên cả nước năm 2015...............................52
Hình 2.2: Tính chất xây dựng theo hạng chợ...........................................................58
Hình 2.3: Cơ cấu hàng hóa mua bán tại chợ truyền thống Việt Nam.......................62
Hình 2.4: Tình hình nguồn hàng cung cấp cho thương nhân tại chợ trên phạm vi
cả nước và từng vùng kinh tế...................................................................................73
Hình 2.5: Tỉ lệ trang bị thiết bị kiểm tra nhanh về chất bảo quản và dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật trong hàng hóa......................................................................74
Hình 2.6: Tỉ lệ thương nhân đã qua đào tạo thuộc các ngành có liên quan đến
thực phẩm................................................................................................................ 75


viii

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn vừa qua, nền KTXH Việt Nam có những bước phát triển
mạnh mẽ dẫn đến hệ thống thương mại, HTPP trong nền kinh tế có sự vận động
theo hướng hiện đại và hiệu quả. Chợ là một trong những loại hình kinh doanh
thương mại, có vai trò lớn trong HTPP hàng hóa. Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, số
lượng chợ được xây mới hoặc cải tạo nâng cấp tiếp tục tăng với sự đa dạng về loại
hình và cấp độ chợ (ngoài các chợ đầu mối nông sản, còn hình thành các chợ
chuyên doanh, chợ đầu mối bán buôn một hoặc một số mặt hàng nhất định, chợ
hoa-sinh vật cảnh, chợ văn hóa-du lịch, chợ ẩm thực…). Theo số liệu của Vụ Thị
trường trong nước – Bộ Công Thương, cả nước đã xây mới 2.106 chợ, cải tạo nâng
cấp được 3.184 chợ các loại, nâng tổng số chợ cả nước đến cuối năm 2015 khoảng
8.580 chợ. Tính chung trên các địa bàn, giá trị hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống chợ
chiếm trung bình khoảng 40% tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường cả nước,

góp phần không nhỏ vào việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất và
phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Cũng theo Bộ Công Thương thì hiện nay,
tổng số người buôn bán tại các chợ khoảng 2 triệu người. Riêng các chợ ở khu vực
nông thôn, số lượng người buôn bán thường xuyên, cố định chiếm khoảng 47%;
người bán hàng không thường xuyên, cố định (trong đó bao gồm cả những người
sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tự sản xuất) chiếm khoảng 53%. Ngoài ra, qua hoạt
động kinh doanh tại chợ, một lượng vốn không nhỏ được đưa vào lưu thông, góp
phần tăng trưởng KTXH chung của cả nước cũng như từng địa phương. Chợ ở Việt
Nam không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà nó còn có ý nghĩa về văn hóa-xã hội. Hơn
nữa, tính sơ bộ đến cuối 2015 khoảng 66,12% dân số của nước ta (số liệu Tổng cục
thống kê) đang sống ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, nơi chợ truyền
thống vẫn là loại hình thương mại chủ yếu, điều này càng khẳng định tầm quan
trọng của chợ trong phát triển KTXH của Việt Nam.
Phát triển chợ theo hướng nào đang là vấn đề cấp thiết đặt ra. Chợ truyền
thống vốn tồn tại hàng ngàn năm qua và nó giữ trong mình giá trị bản sắc riêng.
Chính vì vậy, mà chợ truyền thống vẫn tồn tại và phát triển cho tới hiện nay, không
chỉ ở các nước đang và chậm phát triển, mà ngay cả ở các nước công nghiệp phát
triển, bên cạnh những trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hiện đại, sang


ix
trọng, người ta vẫn có thể tìm đến các chợ truyền thống để mua sắm, để tham quan
và trải nghiệm những nét văn hóa dân tộc độc đáo,...
Ở Việt Nam, chợ truyền thống đã trải qua quá trình hình thành và phát triển
hàng nghìn năm theo xu thế phát triển chung của KTXH đất nước. Đến nay, chợ
truyền thống vẫn giữ vai trò là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu, là cơ sở hạ tầng
thương mại không thể thiếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải
đảo. Vấn đề đặt ra là, trong sự vận động chung của nền KTXH theo hướng hiện đại
thì sự vận động của chợ truyền thống sẽ theo hướng nào? Mô hình chợ và phương
thức quản lý chợ sẽ thay đổi ra sao để phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH của đất

nước trong khi vẫn phát huy được lợi thế của kênh lưu thông, trao đổi hàng hóa
truyền thống và những giá trị văn hóa, tinh thần cùng bản sắc của chợ?
Trong thực tiễn, thời gian qua chợ truyền thống ở Việt Nam vẫn tăng mạnh về
số lượng và đang đáp ứng nhu cầu trao đổi lưu thông hàng hóa ở khắp mọi miền đất
nước. Đặc biệt, ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, việc có chợ đã kích hoạt
hoạt động kinh tế, kinh doanh, góp phần quan trọng vào phát triển sản xuất hàng hóa ở
những vùng kém phát triển và yếu thế này. Nhiều chợ đầu mối, chợ hạng I, hạng II
được xây mới, nâng cấp, cải tạo để đáp ứng yêu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa trong
nước và quốc tế ngày càng phát triển. Sự vận động của chợ theo xu thế phát triển
KTXH chung đã và đang phát huy các tác động tích cực, góp phần thúc đẩy trao đổi
lưu thông hàng hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT và HNQT của Việt Nam. Tuy
nhiên, sự vận động của chợ truyền thống Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn nhiều
điểm chưa phù hợp với thực tiễn phát triển KTXH Việt Nam gây khó khăn cho lưu
thông, trao đổi, mua bán hàng hóa, bất tiện cho người mua bán và làm lãng phí cơ sở
vật chất, hạ tầng chợ, lãng phí vốn đầu tư xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển
KTXH đất nước. Hiện trạng, rất nhiều chợ đầu mối, chợ hạng I xây mới ở các địa
phương với kinh phí đầu tư xây dựng rất lớn, chợ xây xong rồi nhưng thiếu vắng người
kinh doanh, mua bán; nhiều chợ truyền thống ở các thành phố lớn được đầu tư lớn
chuyển đổi thành TTTM, ST cũng cùng chung số phận,...
Từ đó, đặt ra vấn đề đối với quản lý nhà nước là làm thế nào để định hướng
cho sự vận động của chợ truyền thống phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển
KTXH đất nước trong bối cảnh KTTT và HNQT, và có giải pháp gì để chợ phát huy
vai trò là kênh lưu thông trao đổi, mua bán hàng hóa quan trọng, là điểm đến hấp


x
dẫn của khách tham quan, du lịch, góp phần xúc tiến, quảng bá hình ảnh cho đất
nước, con người, hàng hóa và dịch vụ Việt Nam?
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề nghiên cứu
“Xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam trong điều kiện phát triển

kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” làm đề tài Luận án tiến sĩ.
Luận án sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ hướng vận động của chợ truyền
thống trong xu hướng vận động chung của nền kinh tế quốc dân, chỉ rõ những tác
động của việc xây dựng nền KTTT theo hướng hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế
tới sự vận động của chợ truyền thống, từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm
đảm bảo sự vận động của chợ truyền thống đi đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu
phát triển KTXH đất nước.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Chợ truyền thống, một loại hình hạ tầng thương mại truyền thống được đề
cập nhiều trong các nghiên cứu của các tổ chức tư vấn thị trường quốc tế như AT
Kearney, McKinsey& Company, Deloitte, Nielsen, PwC, … khi nghiên cứu về xu
hướng hàng tiêu dùng và thương mại bán lẻ thế giới chung và của các nước mà các
nghiên cứu lựa chọn với các so sánh, phân tích về các loại hình cửa hàng/chợ truyền
thống và các loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại khác. Ví dụ như nghiên cứu của
PwC (2015) - 2015-2016 Outlook for the Retail and Consumer Products sector in
Asia, hay PwC (2016) - Retailing 2020: Winning in a polarized world; Nghiên cứu
của AT Kearney (2009) - Những cánh cửa hy vọng của bán lẻ toàn cầu - Chỉ số
phát triển bán lẻ toàn cầu 2009; Nghiên cứu của Deloitte and STORES Media, (T.
1/2016) - The 2016 Global Powers of Retailing Report; Nghiên cứu của Nielsen
(T.10/2015) - Quyền lực của kênh thương mại truyền thống trong trận chiến giành
thị phần; Nghiên cứu của McKinsey & Company (2015) - Retail 4.0: The Future of
Retail Grocery in a Digital World; … Trong khi, các cơ quan quản lý và các tổ chức
nghiên cứu về kinh tế thương mại của các nước đều quan tâm nghiên cứu về chợ
trong mối quan hệ của sự phát triển giữa thương mại truyền thống và hiện đại vì tầm
quan trọng của chợ đối với phát triển kinh tế, thương mại của các quốc gia. Sau đây
là tổng quan một số công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan mật thiết và có ý
nghĩa tham khảo đối với việc hình thành định hướng nghiên cứu cũng như trong



xi
thực hiện đề tài luận án tiến sĩ về xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt
Nam.
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Rika Terano, Rafidah binti Yahya,
Zainalabidin Mohamed, and Sahbani bin Saimin (2015), Factor Influencing
Consumer Choice between Modern and Traditional Retailers in Malaysia[65].
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng Malaixia
đối với các loại hình cửa hàng bán lẻ truyền thống và hiện đại với các tiêu chí về
chất lượng sản phẩm, bao bì, giá cả hàng hóa và cảnh quan môi trường, qua đó nhận
dạng xu hướng tiêu dùng, chỉ rõ những lợi thế và bất lợi của các loại hình bán lẻ truyền
thống qua chợ, các tiệm tạp hóa nhỏ và lợi các loại hình bán lẻ hiện đại. Từ thị hiếu lựa
chọn mua sắm của khách hàng, nghiên cứu này khuyến nghị thay đổi đối với các loại
hình cửa hàng để đáp ứng thị hiếu mua sắm, chọn lựa của người thiêu dùng.
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Agus Prastyawan, Agus Suryono, M. Saleh
Soeaidy, Khairul Muluk, Đại học Brawijaya, Indonesia (2015), Revitalization of
Traditional Markets into a Modern Market in the Perspective of Local Governance
Theory (Studies on Revitalization Wonokromo Market in Surabaya)[44]. Công trình
này nghiên cứu quá trình chuyển đổi chợ truyền thống Wonokromo ở Surabaya,
Indonesia thành một cơ sở bán lẻ hiện đại. Trong đó, nghiên cứu những động cơ của
các bên liên quan đằng sau việc nâng cấp, chuyển đổi và những tác động tới thị
trường của việc nâng cấp, chuyển đổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc nâng cấp chuyển
đổi chợ Wonokromo đã không có sự tham gia của các thương nhân kinh doanh tại
chợ ở giai đoạn đầu xây dựng kế hoạch chuyển đổi. Tổ chức thương nhân nói họ
không được tham gia vào quá trình soạn thảo kế hoạch chuyển đổi. Vị trí của các
nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi chợ chỉ đơn thuần là người thừa hành với động cơ
chính là kinh doanh thuần túy. Chính phủ thì có ý định chuyển đổi, nâng cấp chợ để
tăng thu cho địa phương, trong khi Hội đồng lập pháp xem là động cơ chính trị của
lợi nhuận, tìm kiếm tiền thuê. Việc không quan tâm tới nguyện vọng của các thương
nhân trong quá trình chuyển đổi chợ đã gây cản trở cho chính phủ. Các thương nhân
muốn được thừa nhận như là một đối tác của quá trình chuyển đổi chợ Wonokromo.

Từ bài học Wonokromo, trong tương lai, hoạt động chuyển đổi, nâng cấp chợ cần
coi trọng vai trò của các thương nhân kinh doanh tại chợ như là một trong những
đối tượng chính tiếp nhận dịch vụ của chính phủ. Chính phủ, với vai trò nhà hoạch


xii
định chính sách cần coi họ là đối tác trong phát triển cộng đồng kinh doanh và tăng
thu cho ngân sách địa phương.
- Nghiên cứu của B. Aparna và C.V. Hanumanthaiah (2012), Are

Supermarket Supply Channels More Efficient than Traditional Market Channels?
[46]. Nghiên cứu này khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của kênh phân
phối hiện đại hàng nông sản chất lượng cao ở Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy việc
cung cấp rau sạch của nông dân Ấn Độ cho các siêu thị đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng nước này, đồng thời cũng đem lại thu nhập tốt hơn
cho người trồng rau so với các kênh/chợ truyền thống tại bang Andhra Pradesh.
Nghiên cứu cũng khẳng định tính hiệu quả của kênh phân phối hiện đại so với kênh
truyền thống và cho rằng hạn chế lớn nhất đối với người nông dân khi cung cấp rau
cho các siêu thị là việc loại bỏ các loại rau phẩm cấp thấp và sự kém hiểu biết của
họ trong việc phân loại rau để bán cho siêu thị, trong khi người nông dân bán rau
qua kênh truyền thống sẽ gặp những trở ngại lớn như bị các trung gian ép giá,
khoảng cách xa hơn và phải trả phí cao. Nghiên cứu cũng nhận thấy sự can thiệp
của chính phủ là cần thiết nhằm tạo dựng môi trường chính sách đảm bảo lợi ích
cho cả đôi bên người nông dân và siêu thị trong kênh phân phối hiện đại. Đồng thời
chính phủ cần tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông
và khuyến khích tăng cường liên kết doanh nghiệp với nông dân nhằm phát triển
kênh phân phối rau quả, nông sản của Ấn Độ.
- Nghiên cứu của của nhóm tác giả Nasharuddin Mas, Armanu Thoyib,
Surachman, Solimun Đại học Brawijaya, Indonesia (2014), Trader Sturdiness at
Traditional Market in Facing Modern Market Progress[60]. Với cách tiếp cận định

tính trên cơ sở lý thuyết của Strauss and Corbin (1998), qua tiến hành phỏng vấn sâu
không chính thức các đối tượng là nhà kinh doanh, quản lý thị trường và lãnh đạo cộng
đồng địa phương về sức mạnh của chợ truyền thống Singosari trong đối phó với quá
trình phát triển của các loại hình thương mại hiện đại, kết quả nghiên cứu cho thấy ba
yếu tố chính giúp chợ truyền thống tồn tại và phát triển trong cạnh tranh với các mô
hình bán lẻ hiện đại là năng lực của nhà kinh doanh, tôn giáo và vốn xã hội.
- Nghiên cứu của Christin Schipmann và Matin Qaim, Globalfood (2011),
Modern food retailers and traditional markets in developing countries: Comparing
quality, prices, and competition strategies in Thailand [48]. Sử dụng dữ liệu khảo


xiii
sát tại Thái Lan và ứng dụng mô hình hồi qui thụ hưởng để phân tích chất lượng và
giá cả rau quả bán tại các loại hình cửa hàng khác nhau cả truyền thống và hiện đại,
các tác giả chỉ ra rằng, so với các chợ, các cửa hàng bán lẻ hiện đại bán rau quả với
chất lượng cao hơn và giá cũng cao hơn, và rằng các cửa hàng hiện đại chủ yếu
nhắm tới mục tiêu bán cho người tiêu dùng khá giả. Do vậy, giữa chợ và các cửa
hàng hiện đại không trực tiếp cạnh tranh nhau trên cùng một phân khúc thị trường.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy thị trường hiện đại và truyền thống sẽ dần
dần hội tụ.
- Nghiên cứu của K A S Murshid, Viện Nghiên cứu phát triển Bangladesh
(BIDS), Bangladesh (2011), Traditonal market institutions and Complex Exchange
- Exploring Transition and Change in the Bangladesh Rice Market[56]. Trọng tâm
của công trình này là nghiên cứu, xem xét sự thay đổi, vận động của thị trường lúa
gạo Băng-la-đét trong thời gian 20 năm qua trên các phương diện cấu trúc thị
trường, chu trình buôn bán, các tác nhân, vai trò của các thể chế mua bán gạo và
quan hệ trao đổi, mua bán qua sở giao dịch lúa gạo. Nghiên cứu này cũng đánh giá
xem xét tính chất phức tạp của các sở giao dịch lúa gạo với các quy tắc, thể chế của
nó có thay đổi theo thời gian không? Về quan hệ trao đổi tại sở giao dịch, đã có sự
giảm mạnh các giao dịch mang tính chất quan hệ khiến cho sở giao dịch trở nên ít

mang tính cá nhân hơn so với thời gian 20 năm trước.
- Nghiên cứu của Sara Gonzalez and Paul Waley, University of Leeds, UK
(2012), Traditional Retail Markets: The New Gentrification Frontier?[66]. Nghiên
cứu này đề cập tới vấn đề các chợ truyền thống của nước Anh đang bị kẹt giữa hai
xu hướng lụi tàn hay hồi sinh bên lề của công cuộc chỉnh trang đô thị. Các chợ bán
lẻ truyền thống cả trong nhà và ngoài trời, trải qua tiến trình lịch sử, vẫn còn lại một
số trong nhiều thành phố của nước Anh, chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng
có thu nhập thấp. Đồng thời, chợ cũng được thăm quan, khám phá bởi các khách
hàng giàu có, họ tìm tới chợ vì quan tâm tới văn hóa bản địa, môi trường thân thiện,
đạo đức và các trải nghiệm mua sắm “đích thực”. Các tác giả lựa chọn nghiên cứu
điển hình chợ Kirkgate, một chợ truyền thống lớn nhất còn hoạt động ở thành phố
Leeds của nước Anh, để phân tích về quá trình tái thiết không vụ lợi của chính
quyền địa phương, quá trình chuyển đổi của thương nhân và khách hàng của chợ và
việc tái xây dựng thương hiệu cho chợ nhằm tới đối tượng khách hàng chính mới có


xiv
thu nhập cao hơn. Công trình này được thực hiện trên cơ sở một dự án nghiên cứu
hành động, một trong các tác giả được tham gia cùng với các thương nhân và các
nhà vận động khác để bảo vệ tính chất công cộng của chợ Kirkgate ở Leeds.
- Mr. Wataru Kamiya (2011), Tài liệu giảng dạy về phân phối hàng tiêu
dùng Nhật Bản, Viện nghiên cứu Kinh tế Phân phối Nhật Bản[68]. Thông qua tài
liệu này giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm của ngành phân phối hàng tiêu dùng tại
Nhật Bản được chia ra làm 3 tầng bao gồm nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán
lẻ trong đó nhà bán buôn chiếm vai trò quan trọng. Ngoài ra tài liệu cung cấp thêm
một số nội dung về: Cấu trúc phân phối hàng tiêu dùng thông thường; đặc điểm
phân phối hàng tiêu dùng; đặc điểm mua hàng của người tiêu dùng Nhật Bản; đặc
điểm của hệ thống phân phối kiểu Nhật đáp ứng việc mua hàng; Những thay đổi và
tương lai của ngành phân phối hàng hóa tiêu dùng tại Nhật Bản.
- Mr. Hideo Akashi (2011), Hệ thống chợ bán buôn của Nhật Bản, Bộ Nông

Lâm Thủy sản[54]. Tài liệu đã cung cấp các nội dung liên quan đến chợ bán buôn
của Nhật Bản đó là: Sự hình thành hệ thống chợ bán buôn; Khái quát về hệ thống
chợ bán buôn; Xu hướng của chợ bán buôn; Xu hướng kinh doanh của các cửa hàng
bán sỉ và cửa hàng bán sỉ trung gian; Hoạch định những phương châm cơ bản mới
để hoàn thiện chợ bán buôn.
- Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến
lĩnh vực bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam nói chung và hệ thống chợ nói riêng. Có thể kể ra
ở đây các công trình liên quan trực tiếp đến dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam và
liên quan gián tiếp đến chợ truyền thống như trong khuôn khổ Dự án: “Nâng cao
năng lực cho Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Chính
phủ Phần Lan tài trợ đã tổ chức hội thảo: “Chính sách phát triển các mô hình phân
phối hàng hoá hiện đại”. Tại hội thảo các chuyên gia đánh giá sự ra đời các mô
hình phân phối hàng hoá hiện đại, như ST, TTTM,… là xu thế tất yếu khi nền
thương mại đã đạt đến một mức độ phát triển nhất định. Tuy nhiên, kinh tế còn ở
trình độ trung bình, nên hầu như kênh lưu thông hàng hoá chủ yếu vẫn dưới dạng
truyền thống đó là chợ. Phát triển của các mô hình phân phối hàng hoá hiện đại,
từng bước mở màn cho tiến trình cải cách HTPP hàng hoá ở Việt Nam; Dự án:
“Nghiên cứu xây dựng khung khổ pháp lý cho hệ thống phân phối” do Bộ thương
mại và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GTZ) phối hợp chủ trì thực hiện năm 2005.


xv
Trong đó đã xây dựng một số chuyên đề nghiên cứu đề cập đến khía cạnh pháp lý
và môi trường pháp lý cho hoạt động phân phối trong đó có dịch vụ phân phối bán
lẻ ở Việt Nam trong đó có chợ, tuy vậy dự án chưa đi sâu nghiên cứu về cơ chế,
chính sách quản lý sự phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt nam; EUMUTRAP, dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Báo cáo rà soát khuôn khổ pháp lý về
dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy
định chuyên ngành với cam kết WTO, được hoàn thành tháng 12 năm 2009. Trên cơ
sở rà soát khung khổ pháp lý về ngành phân phối của Việt Nam trong quá trình
HNQT, kinh nghiệm, chính sách của một số quốc gia trên thế giới, các thành viên

dự án đã đưa ra các khuyến nghị chính sách để tăng cường chất lượng quản lý trong
ngành phân phối bán lẻ cho Việt Nam mà chợ cũng là một loại hình bán lẻ.
2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
a) Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chợ
Trong nước đã và đang có các đề tài, dự án nghiên cứu có liên quan đến chợ
như: Các dự án quy hoạch tổng thể KTXH của các tỉnh, đã đề cập tới chợ trong
phần nghiên cứu về hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên
chợ chỉ được xem xét dưới giác độ minh họa về một trong những hoạt động và kết
cấu thương mại trên địa bàn, chợ chưa được nghiên cứu độc lập và cụ thể. Trong
các dự án quy hoạch thương mại các tỉnh, một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến
chợ cũng đã được tiếp cận, nhưng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chợ trong mối
quan hệ với hoạt động bán buôn bán lẻ, và phân bố vị trí địa lý chợ trong hệ thống
kênh phân phối hàng hóa trên địa bàn... Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu trong nước
hầu hết mới chỉ tập trung vào công tác quy hoạch thương mại, quy hoạch mạng lưới
chợ, TTTM cho một số tỉnh cụ thể, hay một số tiếp cận về công tác quản lý nhà
nước đối với chợ nói chung trong tổng thể hoạt động KTXH trên một số địa bàn
nhất định, mà chưa có công trình nào nghiên cứu chợ và xu hướng vận động của
chợ truyền thống trong điều kiện phát triển KTTT và HNQT. Một số công trình tiêu
biểu liên quan đến đề tài Luận án này, gồm:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2004-78-021: “Những chính sách
và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các
vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta” (CN. Phạm Hồng Tú làm chủ
nhiệm) do Viện Nghiên cứu Thương mại thực hiện năm 2006[31]. Đề tài đã làm rõ


xvi
vấn đề lý luận về sự hình thành và phát triển của chợ đầu mối nông sản tại các vùng
sản xuất nông sản trọng điểm ở nước ta. Đồng thời, đánh giá những yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình hình thành chợ đầu mối nông sản thực phẩm và thực trạng phát
triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta.

Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp (cả ở tầm vĩ mô và vi mô) chủ yếu nhằm thúc đẩy
quá trình hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông
nghiệp trọng điểm ở nước ta. Thông qua đề tài các tác giả muốn khẳng định trong
thời kỳ nghiên cứu cần phải phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất
nông nghiệp trọng điểm ở nước ta. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa nghiên cứu giải
quyết được các vấn đề liên quan đến chợ truyền thống và không đưa ra nhận định
đánh giá về xu hướng vận động của nó.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2005-78-018: “Giải pháp phát
triển các mô hình kinh doanh chợ” do Viện Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực
hiện năm 2006 (Ths. Trịnh Thị Thanh Thủy làm chủ nhiệm)[32]. Đề tài đã hệ thống
hoá lý thuyết (một số vấn đề lý luận) về các mô hình chợ ở Việt Nam, nghiên cứu
thực trạng phát triển các mô hình chợ từ đó chỉ ra những mặt được và hạn chế cũng
như là nguyên nhân của những mặt được và hạn chế đó. Đưa ra quan điểm, định
hướng phát triển các mô hình chợ và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các
mô hình chợ ở Việt Nam. Đề tài phân tích theo hướng vẫn cần thiết phát triển chợ
bằng việc nghiên cứu các mô hình kinh doanh chợ. Tuy nhiên, các tác giả chưa đưa
ra nhận định đánh giá về xu hướng vận động của chợ truyền thống.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2004-78-020: “Giải pháp nâng
cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (hệ thống chợ)” do Viện
Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2005 (CN. Phạm Hồng Tú làm chủ
nhiệm)[27]. Đề tài đã làm rõ cơ sở khoa học của hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống
chợ, đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ ở nước
ta. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ ở
nước ta đến năm 2010. Trên cơ sở dự báo về xu hướng phát triển hệ thống chợ cả
nước đến năm 2010, công trình đưa ra quan điểm, phương hướng đầu tư phát triển
hệ thống chợ và các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ
đến năm 2010. Công trình kết luận rằng, để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển hệ
thống chợ đến năm 2010, cần quan tâm đến các giải pháp về quy hoạch tổng thể kết



xvii
cấu hạ tầng thương mại trên cả nước; giải pháp về tổ chức thực hiện đầu tư chợ và
giải pháp về tổ chức, quản ly nhà nước đối với hệ thống chợ. Các kết luận của công
trình là xác đáng tại thời điểm phân tích. Tuy nhiên, đến nay, người tham khảo cần
được cập nhập số liệu hiện trạng mới. Công trình cũng chỉ phân tích được một mặt
đó là về hiệu quả đầu tư phát triển chợ. Công trình có đề cập đến chính sách của
Nhà nước về đầu tư phát triển chợ và chính sách quản lý nhà nước đối với hệ thống
chợ. Tuy nhiên chủ yếu dừng lại ở mức độ liệt kê các chính sách, chưa đưa ra nhận
định đánh giá về xu hướng vận động của chợ truyền thống
- Dự án: “Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tại các chợ đô thị, đề xuất
giải pháp và quy chế, văn bản pháp quy bảo vệ môi trường tại các chợ đô thị Việt
Nam” do Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương thực hiện năm 2010[35].
Dự án tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của các chợ tại Việt Nam và những
xu hướng có tác động, ảnh hưởng tới môi trường chính. Đánh giá tác động và ảnh
huởng của ô nhiễm môi trường tại các chợ, từ đó đề xuất các giải pháp, mô hình quản
lý chợ theo hướng bền vững. Xây dựng dự thảo quy chế về bảo vệ môi trường chợ.
- Báo cáo nghiên cứu xây dựng chợ nông thôn Trung Quốc (tài liệu tham
khảo) Viện Nghiên cứu thương mại 2005[28]
- Tài liệu bồi dưỡng: “Quản lý và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế
quốc tế”, Trường cán bộ Thương mại Trung ương - Bộ Công Thương thực hiện năm
2007[22]. Bên cạnh việc cung cấp các thông tin liên quan đến hệ thống chợ (các
vấn đề cơ bản) thì tài liệu đã bước đầu nêu bật được vai trò của quản lý nhà nước
trong hoạt động kinh doanh chợ và đi sâu phân tích các vấn đề liên quan đến quản
lý hoạt động kinh doanh chợ trong thời kỳ đầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cuốn sách: “Cẩm nang quản lý chợ”, Nhà xuất bản Công Thương xuất bản
năm 2012 do Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương chủ trì thực hiện [39]
(tác giả là thành viên Ban biên soạn sách, được phân công trực tiếp viết phần “Cơ
chế, chính sách về phát triển chợ” và cung cấp một số tư liệu để biên soạn cuốn
sách này). Mục đích nghiên cứu của công trình là nhằm cung cấp cho các cơ quan
quản lý nhà nước ngành Công Thương, cán bộ, nhân viên quản lý chợ ở các cấp từ

Trung ương đến địa phương các kiến thức quản lý và hệ thống văn bản nhà nước về
quản lý chợ. Nội dung cuốn sách gồm những phần chính là khái niệm và phân loại
chợ; cơ chế chính sách về phát triển chợ; quản lý nhà nước về chợ và mô hình tổ


xviii
chức quản lý chợ; chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ; quản lý kinh doanh tại
chợ và kinh nghiệm quản lý chợ của một số nước trên thế giới. Ngoài việc liệt kê
các chính sách quản lý nhà nước về các vấn đề trên, công trình cũng đã đưa thêm
được một số nội dung mới như: văn bản của Ủy ban nhân dân các tỉnh về vấn đề
phát triển và quản lý chợ của một số địa phương (Vĩnh Phúc, An Giang, Thanh Hóa,
Thái Nguyên,…), chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; chính sách hỗ trợ vốn
đầu tư chợ từ ngân sách nhà nước và kinh nghiệm về quản lý chợ tại một số nước
như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia; những bài học kinh nghiệm có thể
rút ra cho Việt Nam. Tuy nhiên, công trình cũng chủ yếu liệt kê các chính sách và
phân tích định tính mà chưa có phân tích đánh giá hiệu quả, tính khả thi của các
chính sách, cũng như tác động định lượng của chính sách đến phát triển hệ thống
chợ thời gian qua. Và quan trong là chưa đưa ra được nhận định dự báo xu hướng
vận động của chợ trong thời gian tới.
- Hội thảo: “mô hình tổ chức, quản lý chợ truyền thống trong đô thị ở Việt
Nam” do Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương phối hợp với Tạp chí Công
nghiệp, đơn vị tài trợ chương trình Tổ chức HealthBridge - Canada tổ chức ngày 20
tháng 6 năm 2012[40]. Thông qua hội thảo giúp nâng cao nhận thức về chợ truyền
thống, đồng thời không thể phủ nhận những lợi ích mà chợ truyền thống đem lại
cho người tiêu dùng trong các đô thị hiện nay. Nhưng nâng cấp hay chuyển đổi mô
hình quản lý vẫn là những thách thức đặt ra trong thời gian tới. Bài học từ việc cải
tạo và xây dựng một số chợ theo mô hình trung tâm thương mại như Cửa Nam, Ô
Chợ Dừa, Hàng Da… ở Hà Nội như hiện nay, về mô hình và ý tưởng thì hay, nhưng
thực tế lại không gắn với nhu cầu cộng đồng của người dân và quản lý không được
như mong muốn. Điều này rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành để duy trì

vai trò và vị trí của chợ truyền thống trong đô thị hiện nay.
- Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương (2011), Báo cáo Số: 959
/TTTN-TM1 ngày 30 tháng 12 năm 2011 về Kết quả đợt nghiên cứu, học tập kinh
nghiệm về phát triển và quản lý chợ đầu mối tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản; kinh
nghiệm xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn phát triển các loại hình tổ chức phân
phối hàng hóa tại Australia[38]. Nội dung báo cáo tập trung vào kinh nghiệm của
đơn vị quản lý, vận hành hoạt động tại Chợ đầu mối thủy sản và Chợ đầu mối rau
quả ở Australia. Cụ thể: Các chợ đầu mối có được kết quả và thành công như ngày


xix
nay là do được vận hành bởi chính người trong ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
và sự hợp tác giữa họ với người kinh doanh. Bài học đó được rút ra từ chính quá
trình học tập kinh nghiệm tư nhân hóa từ châu Âu thông qua việc vận dụng mô hình
tổ chức quản lý, kinh doanh của 16 chợ ở 12 nước châu Âu; Hình thức giao dịch
qua chợ phản ánh đúng quy luật thị trường nên vẫn thu hút được nhiều người mua,
người bán. Nhiều loại hình phân phối khác thường lấy giá ở chợ làm cơ sở tham
chiếu để quyết định giá mua bán của mình; Tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng mức
thu phí chợ là chỉ cần bảo đảm đủ trang trải chí phí và tái đầu tư, do đó phí chợ ở
Australia luôn được người kinh doanh đồng thuận; Hiện nhà nước không có hỗ trợ
gì cụ thể cho các chợ đầu mối đang hoạt động. Tuy nhiên, nhà nước không cho phép
người khác lập thêm chợ tương tự trong phạm vi khu vực kinh doanh của chợ đầu
mối đang hoạt động.
- Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương (2013), Báo cáo Số:
39/TTTN-TMĐP ngày 13 tháng 01 năm 2014 về kết quả đoàn công tác tại Thái
Lan[41]. Trong nội dung báo cáo có đề cập đến kinh nghiệm Phát triển các loại chợ
đầu mối bán buôn tại Thái Lan. Qua đó đã tóm lược một số đặc điểm về thiết kế xây
dựng chợ bán buôn ở Thái Lan. Đồng thời đoàn công tác đã tiến hành khảo sát thực
tế đúc rút kinh nghiệm tại chợ đầu mối nông sản Talathay và chợ nổi Thái Lan.
- Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương (2014), Báo cáo Số:

1126a/TTTN-TMĐP ngày 18 tháng 12 năm 2014 về kết quả trao đổi chính sách
trong lĩnh vực phân phối và Logistics của đoàn công tác Hàn Quốc[42]. Báo cáo đã
cung cấp thực trạng và kênh phân phối nông sản ở Hàn Quốc; Thị trường bán buốn
(chợ hoặc siêu thị bán buôn). Trong đó, tại Hàn Quốc chợ bán buôn được coi là
trung tâm phân phối nông sản của Hàn Quốc đó là chợ bán buôn nông sản Garak.
- Quyết định số 559/2004/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2004 về việc phê
duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010[19]. Mục tiêu là Phát triển và khai
thác có hiệu quả mạng lưới chợ với sự đa dạng về loại hình và cấp độ chợ; đồng
thời đổi mới về tổ chức và quản lý chợ trên tất cả các địa bàn, nhất là địa bàn nông
thôn, miền núi; góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá và kinh
doanh dịch vụ; tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản hàng hoá và cung cấp ngày càng
đầy đủ vật tư, hàng tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất và cải thiện đời sống
nhân dân, nhất là người dân ở nông thôn, miền núi;


xx
- Ngày 26 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành
Quyết định số 012/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn
quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”[6]. Quy hoạch này làm cơ sở
cho việc xây dựng văn bản pháp quy thực hiện quản lý nhà nước đối với quy hoạch
đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2020; làm căn cứ
để đầu tư cho các nhà đầu tư kinh doanh chợ; làm cơ sở cho các Tỉnh, Thành phố
trực thuộc Trung ương xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng
lưới chợ trên phạm vi lãnh thổ. Đồng thời, quy hoạch cũng đưa ra một vài nét dự
báo xu hướng phát triển mạng lưới chợ ở Việt Nam đến năm 2020.
- Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành
Quyết định số 6481/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới
chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”[10] với mục tiêu tổng quát
nhằm phát triển mạng lưới chợ đồng bộ, hài hòa, đáp ứng nhu cầu hàng hóa nông
sản cho sản xuất, chế biến và nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân. Qua đó

thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và
ngành sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh xã hội và ổn định đời sống
nhân dân. Dựa trên các không gian kinh tế để định vị một cách tương thích mạng
lưới chợ, đảm bảo thống nhất với định hướng phát triển KTXH, định hướng phát
triển các ngành, lĩnh vực có liên quan, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống trên
địa bàn các tỉnh và cả nước; làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về phát triển
mạng lưới chợ thời kỳ từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo; làm căn cứ để
các tỉnh/thành phố lập và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chợ của địa phương; làm
căn cứ để thu hút đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn cả nước…
b) Một số các công trình nghiên cứu khoa học về hệ thống phân phối, dịch
vụ bán buôn, bán lẻ liên quan gián tiếp đến chợ
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Các loại hình kinh doanh văn minh
hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam”[37] do Vụ
chính sách thị trường trong nước - Bộ Thương mại chủ trì thực hiện năm 2001.
Trong đó, chỉ tập trung nghiên cứu sâu về loại hình kinh doanh bán lẻ văn minh,
hiện đại và đề ra định hướng quản lý nhà nước loại hình này, chưa đề cập đến quàn
lý nhà nước toàn bộ lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2001-78-051: “Định hướng và giải


xxi
pháp phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn” do Viện Nghiên cứu Thương
mại chủ trì thực hiện năm 2001 (TS. Lê Thiền Hạ làm chủ nhiệm)[23]. Đề tài đã
làm rõ một số vấn đề có tính chất lý luận về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và
vai trò của nó đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn nông thôn, đánh giá
thực trạng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn nước ta trong giai đoạn 1993-1999
và trên cơ sở đó xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phát triển cơ sở hạ
tầng thương mại nông thôn trong những năm tiếp theo.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2002-78-013: “Các giải pháp phát
triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”

do Viện Nghiên cứu thương mại chủ trì thực hiện năm 2002 (TS. Lê Trịnh Minh
Châu làm chủ nhiệm)[24]. Đề tài đã nghiên cứu kỹ một số vấn đề lý luận cơ bản về
quản lý HTPP hàng hóa, đồng thời đánh giá thực trạng và chỉ ra các nguyên nhân cản
trở việc phát triển HTPP hàng hóa của Việt Nam, đưa ra đề xuất các định hướng tổ
chức và hệ thống các giải pháp nhằm phát triển HTPP hàng hóa Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy đề tài chưa đi sâu nghiên cứu cơ chế quản lý
và đề xuất chính sách cụ thể và đồng bộ cho sự phát triển đó.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2004-78-024: “Thực trạng và giải
pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” do Viện
Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2004 (TS. Nguyễn Thị Nhiễu làm
chủ nhiệm) [25]. Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về siêu
thị, nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trong khu vực và trên thế giới về tổ chức
quản lý và kinh doanh siêu thị; tác giả đã xây dựng các tiêu chí phân biệt siêu thị
với các loại hình tổ chức kinh doanh thương mại khác; đồng thời phân tích, đánh
giá thực trạng hệ thống siêu thị và thực trạng quản lý Nhà nước về siêu thị của nước
ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện các
chế định pháp lý trong quản lý Nhà nước đối với siêu thị và quản trị kinh doanh siêu
thị nhằm phát triển hệ thống ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, đề tài mới
dừng ở việc nghiên cứu các giải pháp phát triển hệ thống siêu thị.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2005-78-009: “Đánh giá thực
trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước
ta thời kỳ đến năm 2015” do Viện nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm
2005 (PGS.TS. Đinh Văn Thành làm chủ nhiệm) [26]. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu


xxii
đánh giá một cách toàn diện thực trạng các kênh phân phối một số mặt hàng chủ
yếu (rau quả, thịt, hàng may mặc, thép, phân bón hóa học, xi măng…), đồng thời đã
đưa ra dự báo xu hướng biến đổi và phát triển các kênh phân phối, xây dựng định
hướng tổ chức các kênh phân phối đối với một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta trong

thời gian tới Trên cơ sở đó, đề xuất các chính sách và giải pháp để tổ chức và điều
tiết các kênh phân phối nhằm đáp ứng tốt các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội ở
nước ta thời kỳ đến năm 2015.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2006-78-001: “Nghiên cứu các
dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam” do
Viện Nghiên cứu Thương mại thực hiện năm 2006 (TS. Nguyễn Thị Nhiễu làm chủ
nhiệm)[30]. Ngoài việc hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về dịch
vụ bán buôn, bán lẻ đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống bán buôn,
bán lẻ của một số nước trong khu vực và trên thế giới trên các phương diện: chế
định pháp lý, mô hình hoạt động và tổ chức quản lý, rút ra những bài học có thể áp
dụng cho Việt Nam; đồng thời đề tài đã đánh giá khái quát thực trạng và những vấn
đề đặt ra hiện nay đối với dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam về các chế định pháp
lý, mô hình hoạt động và phương thức tổ chức kinh doanh. Trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chế định pháp lý, vận dụng và phát triển
các mô hình và phương thức tổ chức quản lý dịch vụ bán buôn bán lẻ hiện đại, phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam sau khi nước ta chính thức gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới.
- Tiêu chuẩn loại hình thương mại bán lẻ trong nước của Bộ Thương mại
Trung Quốc (tài liệu tham khảo) Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà nội, 2005[29]
- Sách chuyên khảo: “20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt
Nam, những thành tựu và bài học kinh nghiệm”; NXB Thống kê, Hà Nội, 2006 (tác
giả Lê Danh Vĩnh) [36]. Cuốn sách này đã phân tích những thành tựu và hạn chế
trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách thương mại ở nước ta. Qua đó, tác giả đã
đề xuất các kiến nghị tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ về cơ chế, chính sách
thương mại trong thời gian tiếp theo.
- Tập tài liệu Hội thảo quốc gia “Việt Nam- WTO: mở cửa thị trường trong
lĩnh vực dịch vụ phân phối - bán lẻ” do Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Ủy ban
quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp tổ chức thực hiện tại Hà Nội năm



xxiii
2008[18], đã làm nghiên cứu, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức của
doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam khi mở cửa thị trường.
- Báo cáo Nielsen Retailer Sentiment: Một bài phỏng vấn với hơn 800 cửa
tiệm truyền thống (kinh doanh ít nhất 30 ngành hàng) trên khắp Việt Nam được thực
hiện để hiểu thêm về mức độ tự tin của nhà bán lẻ cũng như những vấn đề họ quan
tâm cũng như thái độ của họ đối với hệ thống phân phối trực tiếp/gián tiếp và các
nhãn hàng FMCGs.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Hoàn thiện môi trường kinh doanh
nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu
Thương mại chủ trì thực hiện năm 2009 (TS. Từ Thanh Thủy làm chủ nhiệm)[33].
Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt nam, đánh giá
thực trạng và đề xuất hoàn thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực này theo một
số tiêu chí chủ yếu từ góc độ thuận lợi hóa thương mại cho thương nhân, chưa đi
sâu nghiên cứu dịch vụ bán lẻ từ các góc độ cơ cấu dịch vụ phân phối bán lẻ, chính
sách mặt hàng, chính sách và cơ chế quản lý giá cả, quản lý thị trường theo địa bàn
lãnh thổ và các thiết chế quản lý đối với lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 082.10.RD: “Nghiên cứu giải
pháp phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010
- 2020” do Viện Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2010 (ThS. Phạm
Hồng Tú làm chủ nhiệm)[34]. Nội dung của đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận
về phát triển thị trường nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng ở khu vực nông
thôn dựa vào cơ sở lý luận về KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
công nghiệp hóa hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Trên cơ sở
cách tiếp cận mới về lý luận, Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khoa học
thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn, các chính sách
phát triển thị trường của Nhà nước trong những năm qua và chỉ ra những kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên
cứu, đề xuất các giải pháp. Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn
thiện khung khổ chính sách và phương hướng xây dựng cấu trúc thị trường thị

trường bán lẻ hàng tiêu dung ở nông thôn nước ta trong thời kỳ 2011 - 2020. Đề
xuất một số nhóm giải pháp mới và có giá trị thực tiễn cao đối với phát triển cầu và
hoạt động bán lẻ trên thị trường nông thôn, góp phần tích cực vào việc thực hiện


xxiv
chủ trương, chích sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong tình hình mới.
- Luận án tiến sĩ kinh tế, MS 62.34.10.01: “Hoàn thiện chính sách phát triển
dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” của tác giả
Nguyễn Thanh Bình thực hiện tại Viện Nghiên cứu thương mại năm 2012[1]. Đã
xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân
phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong điều kiện HNQT thời kỳ tới năm 2020 . Tác
giả đưa ra khái niệm về dịch vụ phân phối bán lẻ và các chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển của dịch vụ phân phối bán lẻ, phân tích chính sách phát triển dịch vụ phân phối
bán lẻ làm cơ sở lý luận về hoàn thiện chính sách sách phát triển dịch vụ phân phối
bán lẻ trong điều kiện HNQT. Công trình đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển dịch vụ phân phối bán lẻ, khái niệm và khung khổ chung của chính sách phát
triển dịch vụ bán lẻ. Từ đó, xây dựng nội dung của việc hoàn thiện chính sách phát
triển dịch vụ phân phối bán lẻ. Công trình cũng phân tích tình hình hoàn thiện chính
sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ cũng như sự phát triển của dịch vụ này tại
Việt Nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách này. Công trình
đánh giá chính sách về phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa nói chung,
không đi sâu vào đánh giá những chính sách riêng về phát triển hạ tầng thương mại.
Phương pháp đánh giá chính sách còn sơ sài. Công trình cũng không có điều tra
khảo sát về đánh giá của chuyên gia, của các nhà hoạch định và thực thi chính sách
cũng như những người chịu ảnh hưởng của chính sách này.
Tóm lại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến chợ truyền thống, các công trình là những tài liệu tham
khảo rất hữu ích cho NCS trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Tuy nhiên, hầu

hết các nghiên cứu có liên quan đến chợ hiện nay hoặc là các nghiên cứu về hệ
thống cơ sở hạ tầng thương mại, hoặc về lĩnh vực phân phối, bán lẻ chung, trong đó
chợ chỉ được đề cập một cách khái lược, hoặc là những nghiên cứu riêng về chợ
phục vụ cho các mục tiêu có chủ đích khác như: phân tích riêng chính sách nhà
nước về chợ; đầu tư phát triển chợ; quy hoạch chợ; mô hình quản lý chợ; hệ thống
hạ tầng thương mại; HTPP; dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam trong HNQT; kinh
nghiệm quản lý và bảo tồn chợ truyền thống của các nước trên thế giới; những vấn
đề bất cập liên quan đến chợ... Chưa có bất kỳ một nghiên cứu tổng thể, hệ thống


xxv
nào về chợ và xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam trong điều kiện
phát triển KTTT và HNQT. Vì vậy, việc thực hiện đề tài luận án sẽ không trùng lặp,
đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án tiến sĩ
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu, dự báo xu hướng vận động của chợ truyền
thống ở Việt Nam trong điều kiện phát triển KTTT và HNQT nhằm đề xuất các giải
pháp, chính sách đảm bảo sự vận động phù hợp và đúng hướng của chợ truyền
thống trong bối cảnh mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KTXH đất nước.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng vận động của chợ truyền thống
trong điều kiện KTTT và HNQT
+ Phân tích, đánh giá thực trạng và quá trình vận động của chợ truyền thống
ở Việt Nam thời gian qua (thực trạng phát triển; đặc điểm; nhân tố tác động; xu
hướng vận động)
+ Đề xuất định hướng và giải pháp đảm bảo xu hướng vận động phù hợp và
đúng hướng của chợ truyền thống Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về xu hướng vận động của chợ
truyền thống trong điều kiện KTTT và HNQT của Việt Nam.

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
* Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của chợ
truyển thống; các nhân tố tác động và xu hướng vận động cơ bản của chợ truyền
thống trong điều kiện KTTT và HNQT; phân tích, đánh giá thực trạng vận động của
chợ truyền thống theo các tiêu chí chủ yếu và đề xuất giải pháp tổ chức quản lý của
nhà nước nhằm đảm bảo sự vận động phù hợp, đúng hướng của chợ truyền thống
thời gian tới.
* Về không gian: Trên phạm vi cả nước
* Về thời gian: Thực trạng phát triển chợ truyền thống từ năm 2003 đến
2015; định hướng và giải pháp đảm bảo sự vận động phù hợp và đúng hướng của
chợ truyền thống đến năm 2020, định hướng tới năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu


×