Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

NHÓM CHỦ đề về ĐỘNG vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.57 KB, 9 trang )

NHÓM CHỦ ĐỀ VỀ ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

Đề tài: Ai chia táo giỏi
Nhóm lớp: MG 4-5 tuổi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhớ nội dung câu chuyện. Lập lại được những lời thoại ngắn của các
nhân vật. Nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện.
- Ôn số lượng 3: Đếm đến 3, nhận biết số lượng 4, đếm đến số 4, nhận
biết 3 thêm 1 là 4.
- Rèn kĩ năng đi thăng bằng trên ghế thể dục.
- Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn.
II. CHUẨN BỊ

Truyện tranh hoặc rối: Quả táo của ai?
Rổ có thẻ các con vật, thẻ miếng táo.
Băng ghế thể dục, bảng nỉ hoặc bảng có dán giấy màu, giấy rô-ki tô màu
v.v…
Mũ các con vật đủ cho mỗi nhóm: Sóc, quạ, gấu, thỏ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Kể chuyện: Quả táo của ai?
Đàm thoại:
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Ai nhìn thấy táo đầu tiên?
Thỏ đã nhờ bạn quạ làm gì?
Quạ hái quả táo rớt xuống, ai đã nhặt được quả táo?
Thỏ đã nói gì với nhím?
Cả thỏ, quạ và nhím có ai chịu nhường quả táo không?
Ai đã giúp thỏ, quạ và nhím chia táo?


Cuối cùng, chia táo xong, các bạn thế nào?

Hoạt động 2: Cùng bác gấu chia táo


Trong câu chuyện có bao nhiêu bạn cùng giành nhau một quả táo?
Ai đã giúp các bạn chia táo?
Ban đầu bác gấu làm gì?
Gợi ý cho trẻ: Bác gấu đếm số bạn, rồi sau đó chỉ cho các bạn cách chia
táo.
Mỗi bạn có mấy miếng táo?
Có bao nhiêu miếng táo tất cả?
Sau khi bác gấu giúp các bạn chia táo, các bạn đã làm gì?
Cuối cùng, quả táo được chia làm bao nhiêu phần?
Vì sao quả táo được chia làm 4 phần?
Thỏ, nhím, quạ và thêm bác gấu nữa là mấy?
Ba miếng táo thêm một miếng táo là mấy miếng táo?

Hoạt động 3: Xem ai đếm giỏi
Cô xếp các hình quạ, nhím, thỏ, gấu theo các nhóm với số lượng 2, 3, 4
trên hai bảng khác nhau.
Yêu cầu trẻ lên gắn chọn chữ số tương ứng với số lượng mỗi nhóm gắn lên
bảng 2m. Từ vạch xuất phát tới bảng, trẻ phải đi thăng bằng qua cầu.
Khi nghe tiếng nhạc, trẻ đứng trước sẽ lấy một miếng táo (hình thẻ)
chạy thăng bằng qua cầu về bảng.
Trẻ gắn số táo tương ứng với số lượng con vật trên bảng. Mỗi con có một
miếng táo.
Kết thúc nhạc. Cô kiểm tra kết quả, cho trẻ cùng đếm và nhận xét kết
quả mỗi nhóm.
Cho trẻ so sánh số lượng mỗi nhóm hơn kém nhau là mấy?


Kết thúc: Nhận xét giờ chơi.
CHỦ ĐỀ: CHÚ MÈO CON

Đề tài: Màu sắc của mèo con
Nhóm lớp: MG 4-5 tuổi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Bé tìm hiểu về đặc điểm, hình dáng của con mèo.
- Màu sắc của bộ lông và màu mắt của con mèo.


- Biết vỗ tay theo nhịp bài hát: Vì sao con mèo rửa mặt.
II. CHUẨN BỊ

- Các hình ảnh về con mèo, chó, vịt, gà trống.
- Đàn, giai điệu bài hát Vì sao con mèo rửa mặt.
- Nhạc cụ, bút lông.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Bé làm con mèo
- Cô cho bé xem một trong các bộ phận của con mèo và cho trẻ đoán.
- Gợi ý để trẻ có thể mô tả những đặc điểm bên ngoài của con mèo. Sau
đó cô gợi ý, hướng dẫn bé vẽ gương mặt con mèo lên bàn tay của mình và
chơi với con mèo bàn tay mà trẻ vừa vẽ xong.

Hoạt động 2: Vì sao con mèo rửa mặt?
- Cô đọc câu đố về con mèo để cho trẻ đoán và cùng trò chuyện với trẻ:
Con mèo có biết tự rửa mặt không? Vì sao con mèo lại phải rửa mặt?
- Cho cả lớp hát theo cô bài hát Vì sao con mèo rửa mặt?

- Cho cả lớp hát theo nhịp bài hát, tiếp theo cho bé vận động theo nhóm,
tổ, cá nhân.
- Gợi ý cho bé vận động tự do theo nhạc, sáng tạo động tác minh họa
cho bài hát.

Hoạt động 3: Trò chơi: Ai đoán giỏi?
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Nếu ai đoán sai thì phải ra ngoài một lần
chơi. Cách chơi: Bé lắng nghe tiếng kêu của từng con vật và chọn hình con
vật đó.

Hoạt dộng 4: Hoạt động góc
- Góc âm nhạc: Bé hát những bài hát đã biết về các con vật nuôi, biết sử
dụng những nhạc cụ phối hợp khi hát.
- Góc toán: Bé chơi lập bảng phân loại, so sánh về màu sắc của bộ lông
mèo, có bao nhiêu bạn thích màu lông mèo giống bé.
- Góc tạo hình: Bé vẽ, tô màu, cắt dán màu sắc của bộ lông mèo.

Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- Trò chơi dân gian: Mèo bắt chuột.
- Chơi tự do.


Hoạt động 6: Hoạt động chiều: Bé chơi đồ chơi lắp ráp
Kết thúc
CHỦ ĐỀ: CHÚ MÈO CON

Đề tài: Nơi ở của mèo con
Nhóm lớp: MG 4-5 tuổi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Bé tìm hiểu về nơi sống của con mèo.
- Phát triển ở bé tình cảm yêu thương các con vật gần gũi.
- Biết làm nhà, xây nhà cho con vật nuôi có chỗ ở.
- Bé tập gấp con mèo bằng giấy.
II. CHUẨN BỊ

- Hình ảnh các loại nhà dành cho mèo con.
- Giấy, bút màu, thùng các tông.
- Giấy vụn, vải vụn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Nhà xinh của mèo
- Cô tạo tình huống cho bé nghe tiếng mèo con và đi tìm xem tiếng mèo
kêu phát ra từ chỗ nào.
- Cho bé xem hình ảnh Power Point về các loại nhà dành cho mèo con.

Hoạt động 2: Bé làm nhà cho mèo
- Cô gợi ý làm nhà cho mèo con từ các thùng các tông.
- Hỏi bé sẽ trang trí như thế nào cho nhà của mèo con được đẹp hơn.
- Cho bé về nhóm thực hiện.

Hoạt động 3: Ngôi nhà của mèo
- Sau khi ngôi nhà của mèo con hoàn thành xong và để mèo vào ngủ cho
ấm, chúng ta sẽ dùng những miếng vải vụn bỏ vào để mèo nằm.
- Cho bé trưng bày sản phẩm.
- Cùng hát với cô bài hát Rửa mặt như mèo bằng tiếng kêu của mèo.

Hoạt động 4: Hoạt động góc



- Góc xây dựng: Bé xây nhà cho mèo con ở.
- Góc khoa học: Khám phá thiên nhiên: Các chất tan được trong nước.
- Góc tạo hình: Bé vẽ, nặn, tô màu, xé dán họ hàng nhà mèo với nhiều
hình dáng khác nhau.

Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- Trò chơi dân gian: Ném bóng vào rổ.
- Chơi tự do.

Hoạt động 6: Hoạt động chiều: Dạy bé gấp con mèo bằng
giấy.
Kết thúc
CHỦ ĐỀ: CHÚ MÈO CON

Đề tài: Bé làm gì cho mèo con
Nhóm lớp: MG 4-5 tuổi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Bé biết thức ăn yêu thích của mèo con, biết cách chăm sóc và bảo vệ
con vật.
- Nhận biết các nhóm có 2 - 3 đối tượng. So sánh hai nhóm đối tượng có
số lượng là 2 - 3
II. CHUẨN BỊ

- Hình mèo, cá có số lượng là 3.
- Hình ngôi nhà của mèo cắt từ 2 – 3 mảnh.
- Giai điệu bài hát: Chú mèo con.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Bé chơi với mèo con

- Cùng hát và vận động với cô bài: Chú mèo con.
- Chơi với tiếng mèo kêu: Mèo kêu bao nhiêu tiếng thì bé vỗ tay (giậm
chân, bật) bấy nhiêu cái.

Hoạt động 2: Mèo thích ăn cá
- Sau khi chơi xong cùng trò chuyện với bé: Mèo thích ăn gì nhất? Cho


bé đi tìm rổ cá cho mèo.
- Chơi trò chơi: Khi mèo đói, mèo kêu bao nhiêu tiếng bé sẽ chọn bấy
nhiêu cá cho mèo con.
- Cho bé tạo nhóm có số lượng 3. Đếm đến 3.
+ Xếp mỗi con cá dưới một con mèo. Số mèo và số cá, số nào nhiều
hơn.
+ Có bao nhiêu con mèo? Có bao nhiêu cá?
+ Muốn số mèo và số cá bằng nhau phải làm như thế nào?
- Bé thực hiện và đếm lại số mèo và số cá có bằng nhau chưa?

Hoạt động 3: Tìm nhà cho mèo
- Có rất nhiều ngôi nhà dành cho mèo đã bị cắt rời. Bé hãy tìm và ghép
lại cho đúng thành một ngôi nhà sao cho các chi tiết phải giống và trùng
khớp nhau.
- Cô chia nhóm trẻ thực hiện. Tuyên dương các nhóm thực hiện đúng và
nhanh.

Hoạt động 4: Hoạt động góc
- Góc toán: Bé chơi phân loại, số lượng. Có bao nhiêu bạn có ý thích
chọn nhà cho mèo giống mình. Chơi với các bàn cờ thêm bớt số lượng con
vật.
- Góc đóng vai:

+ Cửa hàng bán thức ăn cho mèo.
+ Phòng khám và chữa bệnh cho mèo.
- Góc văn học: Bé chơi với các con rối.

Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- Trò chơi dân gian: Mèo bắt chuột.
- Chơi tự do.

Hoạt động 6: Hoạt động chiều. Bé hát, đọc thơ theo nhạc về các con
vật

Kết thúc
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CHÚ CHIM XINH

Đề tài: Bé biết gì về những chú chim
Nhóm lớp: MG 4-5 tuổi


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Bé biết nơi sống và ích lợi của một số loại chim.
- Bé biết so sánh những đặc điểm bên ngoài của một số loại chim.
- Bé đếm, xếp xen kẽ theo thứ tự màu sắc, kích thước của con chim.
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, ghi nhớ của bé thông qua các
hoạt động.
II. CHUẨN BỊ

- Các hình ảnh về con chim.
- Tiếng chim hót.
- Đàn, giai điệu bài hát Con chim non.

- Bút màu, hình vẽ các con chim tương ứng với nhau.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Bé đoán giỏi
- Cô cho bé xem một trong các bộ phận của con chim: Ví dụ: Bộ phận
đầu chim (hoặc mỏ, chân, đuôi). Hỏi bé có đoán được đây là con vật gì
không?
- Gợi ý để trẻ có thể mô tả những đặc điểm bên ngoài của các chú chim.

Hoạt động 2: Tai ai thính
- Tiếp theo cô giới thiệu tên của các loại chim (chim họa mi, sơn ca, chim
sâu) và cho trẻ nghe tiếng chim hót của các loại chim đó.
- Trò chuyện với bé: Bé nghe tiếng hót của con chim nào? Con chim gì
đang hót? Bé biết gì về những con chim này? Chúng giống và khác nhau ở
điểm nào?...
- Cô tổ chức cho trẻ chơi: Nghe tiếng chim hót bé tìm hình.
- Cô cho trẻ nghe âm thanh tiếng chim hót và tìm đúng hình con chim có
tiếng hót. Sau đó bé sẽ đếm, nói tên được những con chim mà bé tìm được.

Hoạt động 3: Bé nhanh trí
- Cô cùng trẻ tìm những đặc điểm của con chim (vẹt, bồ câu, quạ) nối
với hình con chim tương ứng. Cô cho trẻ quan sát, động viên trẻ thực hiện tốt
bài tập của mình.
- Cho trẻ hát và vận động bài Con chim non.

Hoạt động 4: Hoạt động góc


- Góc toán: Bé đếm và sắp xếp xen kẽ, theo thứ tự về kích thước, màu
sắc của một số con chim.

- Góc tạo hình: Bé vẽ, nặn, tô màu, xé dán con chim.
- Góc gia đình: Bé tập nấu một số món ăn: canh, chưng, chiên.

Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- Trò chơi dân gian: Bẫy chim.
- Chơi tự do.

Hoạt động 6: Hoạt động chiều: Đọc đồng dao, câu đố về một số loại
chim.

Kết thúc
CHỦ ĐỀ: CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC

Đề tài: Cua, tôm và cá
Nhóm lớp: MG 4-5 tuổi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhận biết một số con vật sống dưới nước: cua, tôm, cá.
- Nhận biết hình dáng màu sắc và phân biệt: cá chép và cá diêu hồng.
- Nhận biết, phân biệt tôm, cua.
II. CHUẨN BỊ

- Bài giảng soạn trên Power Point
- Các hình tam giác đủ màu bằng bìa.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Cá vàng bơi
Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Cá vàng bơi.
Trò chuyện với trẻ về nơi sống và ích lợi của cá.
Trò chuyện về tên gọi và đặc điểm những con vật sống dưới nước mà trẻ

biết.

Hoạt động 2: Cá, tôm và cua
Cô cho trẻ quan sát trên máy tính và trò chuyện với trẻ về những con
vật trẻ quan sát được trên màn hình:
Đếm số con vật


Nhận xét hình dáng, các bộ phận của con vật
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tôm và cua

Hoạt động 3: Thi xếp cá
Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm chọn một rổ đựng các hình tam giác
khác nhau. Các nhóm sử dụng các hình tam giác để xếp cá, trong thời gian
một bài hát, nhóm nào xếp được nhiều cá nhất và xây hồ cá đẹp nhất sẽ
được thưởng.

Kết thúc



×