Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TRƯỜNG mầm NON THÂN yêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.15 KB, 6 trang )

TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU

Đề tài: Lớp của bé
Lớp: MG 4-5 tuổi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ thuộc và vận động theo giai điệu bài hát: Bé đi mẫu giáo.
- Ôn đếm đến 4, nhận biết số lượng 4, chữ số 4.
- Trẻ biết được bạn trai, bạn gái trong lớp, số tổ trong lớp, các ký hiệu
màu sắc của các tổ và ký hiệu của bản thân trẻ.
- Rèn luyện vận động, ôn kỹ năng chạy theo đường díc - dắc.
- Biết vâng lời cô, chơi cùng bạn.
II. CHUẨN BỊ

- Băng đĩa bài hát: Em đi mẫu giáo.
- Tranh về lớp của bé, một số hoạt động ở lớp.
- Thẻ có kí hiệu riêng của mỗi bé.
- Kí hiệu bé trai, bé gái.
- Bảng nỉ (hoặc bảng giấy rô - ki) có chia các tổ theo kí hiệu.
- Vòng xoay có vạch số.
- Thẻ hình đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Hát và vận động theo bài hát: Em đi mẫu
giáo
Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, về lớp chồi của bé: Cô giáo của
bé tên gì? Lớp có bao nhiêu bạn?
Có bao nhiêu bạn trai và bao nhiêu bạn gái?

Hoạt động 2: Bé ở tổ mấy?
Bé nhận biết: Lớp bé có mấy tổ, tên của mỗi tổ trong lớp.


Bé thuộc tổ nào?
Trẻ nhận ra được ký hiệu của bản thân và kí hiệu của tổ mình: Hình dạng
của kí hiệu, màu sắc.


Cho các bé đứng theo tổ, xếp theo hàng dọc trước vạch, khi cô nghe
hiệu lệnh của cô, các bé chạy theo đường díc - dắc, tới vạch đích, nhặt một
ký hiệu của mình và dán vào đúng tổ trên bảng nỉ.
Sau khi trẻ thực hiện xong, cô kiểm tra lại.

Hoạt động 3: Thi xem ai đếm giỏi
Cô có một vòng xoay trên bảng với các vạch số từ 1 đến 4.
Cô xoay bảng, khi kim chỉ tới vạch số mấy thì bé giơ thẻ có số đồ dùng
trong lớp đúng với chữ số trên bảng.

Hoạt động 4: Làm tranh lớp
Mỗi tổ tạo ra một bức tranh cho tổ của mình: Hình ảnh của các bạn trong
tổ, các hoạt động trong lớp sau đó trưng bày ở các góc lớp.

Kết thúc

II. NHÓM CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
BÉ RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Hứng thú tham gia vận động, chú ý thực hiện đúng các thao tác vận
động.
- Luyện kỹ năng bật xa: Dùng sức chân kết hợp lăn tay tạo ra đà để
nhún bật mạnh người ra xa về trước và chạm đất đồng thời bằng hai chân
nhẹ nhàng.

- Nắm vững cách chơi và hành động chơi của trò chơi vận động Tung
bóng.
- Hoàn thiện hệ cơ vận động, phát triển các tố chất vận động, rèn cảm
giác thăng bằng trong vận động.
- Giáo dục trẻ ý thức vận động để rèn luyện thân thể.
II. CHUẨN BỊ

- Vẽ sẵn hai vạch mức cách nhau 35cm (2 hàng vạch mức đối diện nhau
cho 2 trẻ luyện tập).
- Bóng nhựa nhỏ cho trẻ chơi tung bóng.


III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1:
- Trò chơi Tín hiệu: cho trẻ di chuyển theo vòng tròn, thực hiện theo hiệu
lệnh trống lắc của cô.
+ Trống lắc vỗ từng tiếng theo nhịp: Đi giậm chân.
+ Trống lắc liên tục: Chạy chậm.
+ Trống lắc nhanh dần: Chạy nhanh.
- Dừng lại để tập bài tập phát triển chung.
+ Tay 4: Hai tay đưa ra trước, đưa ra sau (6n x 4l).
+ Chân 3: Đứng cúi người về phía trước, tay chạm đất (4n x 4l).
+ Bụng 3: Đứng cúi người về phía trước, tay chạm đất (4n x 4l).
+ Bật tiến về trước theo hiệu lệnh của cô.
+ Bật tiến cho trẻ di chuyển về hai hàng ngang đối diện nhau trước hai
hàng vạch mức kẻ sẵn.

Hoạt động 2
- Cô giới thiệu vận động: Bật xa và thực hiện mẫu cho trẻ xem.

- Cô làm mẫu lần hai kết hợp giải thích.
+ TTCB: Đứng tự nhiên trước vạch mức.
+ Khi nghe hiệu lệnh, tay đưa từ trước ra sau, đồng thời gối hơi khuỵu,
dùng sức của chân nhún bật mạnh về phía trước (qua 2 vạch mức), và chạm
đất nhẹ bằng 2 chân (từ nửa đầu bàn chân đến cả bàn tay), hơi khuỵu gối và
tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.
- Cô mời trẻ thực hiện thử, cô nhận xét, sửa sai cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ luyện tập: Từng nhóm (4 - 6 trẻ) đứng đối diện với vạch
mức, bật qua vạch rồi quay sau bật về vị trí cũ. Cô chú ý sửa sai kỹ năng
từng cá nhân trẻ, nhắc trẻ khuỵu gối và lăn tay để nhún bật ra xa và phải bật
qua hai vạch mức.
- Có thể tổ chức thành trò chơi Nhảy qua mương hay Nhảy qua suối nhỏ
về nhà.

Hoạt động 3
- Trò chơi vận động Tung bóng: Cho trẻ kết nhóm hai trẻ tùy theo ý thích.
- Cách chơi: Hai trẻ đứng đối diện nhau, cách xa nhau khoảng 1m, 1 trẻ
cầm bóng bằng hai tay và tung qua cho bạn, trẻ kia cũng bắt bóng bằng hai


tay và tiếp tục tung bóng trở lại cho bạn.
- Luật chơi: Cố gắng bắt được bóng, không làm rơi bóng xuống đất.
- Có thể cho trẻ đổi nhóm vào khoảng giữa thời gian chơi.
- Hồi tĩnh: Trò chơi Uống nước chanh.

ĐỀ TÀI

- Dạy hát bài: Đường và chân
Nhạc và lời: Hoàng Vân Yến
- Nghe hát: Gà gáy le te

- Trò chơi: Hát theo nốt nhạc
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức
- Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, hát theo nhịp điệu vui tươi,
phấn khởi.
- Trẻ thích nghe hát và hát phụ họa theo cô.
- Biết tham gia trò chơi đúng luật cùng cô giáo.

2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng học hát của trẻ. Rèn luyện kỹ năng nghe hát, kỹ
năng phán đoán và ghi nhớ của trẻ.

3. Thái độ: Giáo dục trẻ thích hát, thích chơi các trò chơi âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô
- Đàn Oócgan.
- Hai nốt nhạc (nốt nhạc xanh và 1 nốt nhạc đỏ).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Cho trẻ đi từ ngoài vào
Giới thiệu bài hát:
Bài hát (đường và chân là đôi bạn thân, chân đi chơi chân đi học, đường
ngang dọc đường dẫn tới nơi, chân nhớ đường cất bước đi, đường yêu chân in
dấu lại, đường và chân là đôi bạn thân) để ca ngợi đôi bạn thân này và đây
cũng chính là nội dung của bài hát mà giờ học hôm nay cô cùng các con học


thuộc đấy. Chúng mình có muốn nghe không?
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát Đường và chân


Hoạt động 2: Dạy trẻ hát
- Lần thứ nhất cô dạy trẻ móc xích từng câu một.
(Trước khi vào hát cô nhắc trẻ khi nào cô đánh nhịp bằng một tay thì cô
hát: Khi nào cô đánh nhịp bằng hai tay thì các con hát).
+ Cô dạy câu 1: “Đường và chân là đôi bạn thân”
+ Câu 2: “Chân đi chơi chân đi học”
+ Câu 3: “Đường ngang dọc đường dẫn tới nơi”
+ Câu 4: “Chân nhớ đường cất bước đi”
+ Câu 5: “Đường yêu chân in dấu lại”
+ Câu 6: “Đường và chân là đôi bạn thân”.
- Lần thứ hai cô cho trẻ hát luôn từ đầu đến hết bài hát.
- Lần thứ ba cô cho trẻ hát từ đầu đến câu “Đường ngang dọc đường dẫn
tới nơi” thì cô dừng lại để sửa sai cho trẻ bằng cách cô đàn cho trẻ nghe nhạc
và sửa theo nhạc. Sau đó hát tiếp đến hết bài.
- Lần thứ tư cô cho trẻ hát đến câu “Chân nhớ đường cất bước đi” thì cô
lại dừng lại để sửa (vì câu này chữ “đường” ở nốt pha khó hát hơn).
(Cô lại đàn nhạc để trẻ nghe nhạc và bắt vào câu hát cho đúng cao độ).
Sau đó lại hát đến hết bài (2 - 3 lần).
- Lần thứ năm: Cô cho trẻ hát theo đàn của cô.
- Cô chia tổ hát (Tổ các bạn nam, tổ các bạn nữ) có sử dụng nhạc cụ.
- Cô cho cả lớp hát lại một lần nữa.
- Chọn 3 cháu hát khá lên biểu diễn.

Hoạt động 4: Hát theo nốt nhạc
Cô hướng dẫn trẻ cách chơi như sau: Cô có hai nốt nhạc một nốt nhạc
xanh và một nốt nhạc đỏ, chúng mình cùng nhau chú ý xem khi nào cô giơ
nốt nhạc xanh thì chúng mình hát nhỏ còn khi nào cô giơ nốt nhạc đỏ thì
chúng mình hát to nhé.
- Cô cho trẻ chơi thử một lần, sau đó cùng nhau chơi luôn.

- Lần sau cô đổi cách chơi: Khi nào cô giơ nốt nhạc xanh thì chúng mình
vừa hát vừa vẫy tay sang hai bên còn khi nào cô giơ nốt nhạc đỏ thì các con
vừa hát vừa vỗ tay nhé.


Cô cho trẻ chơi.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×