Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 26 trang )

Contents
I.

THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP..........................................................3
1.

Thực chất định vị doanh nghiệp...........................................................................................................3

2.

Mục tiêu của định vị doanh nghiệp......................................................................................................4

3.

Tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp..........................................................................................4

Vị trí doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp...........................................................................................................................................................4
Ví dụ về Samsung Việt Nam........................................................................................................................5
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP.......................................................7
1.

NHÓM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỌN VÙNG..................................................................7
a. Điều kiện tự nhiên................................................................................................................................7
b. Các nhân tố kinh tế...............................................................................................................................7
c. Các điều kiện xã hội.............................................................................................................................9

2. NHÓM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM......................................................9
3. XU HƯỚNG ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP............................................................................................9
VÍ DỤ:........................................................................................................................................................10
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ DOANHNGHIỆP..............................................................................10


1.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO CÁC NHÂN TỐ:.................................................................10

2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN CHI PHÍ THEO VÙNG......................................11
3. PHƯƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRUNG TÂM...........................................................................................14
4. PHƯƠNG PHÁP VẬN TẢI :................................................................................................................15


CHƯƠNG V: ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP
I.
THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP
1. Thực chất định vị doanh nghiệp
Khi thành lập một doanh nghiệp mới hoặc trong quá trình sản xuất kinh doanh
doanh nghiệp thường phải giải quyết vấn đề để lựa chọn địa điểm đặt các bộ
phận của doanh nghiệp sao cho hợp lý, kinh tế, ổn định. Địa điểm nói ở đây có
thể là vị trí các nhà máy, xí nghiệp, kho tang, đại lý,..
Địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và đồng thời nó cũng có ảnh hưởng đến cư dân xung quanh vùng. Quyết
định về địa điểm của doanh nghiệp là loại quyết định có tính chiến lược. Chọn
được một địa điểm tốt có thể giảm được chi phí sản xuất, tăng sản lượng tiêu
thụ và giúp doanh nghiệp ổn định. Ngược lại địa điểm không tốt có thể gây ra
nhiều bất lợi và trong thời gian dài sẽ rất khó khắc phục. Vì vậy khi tiến hành
lựa chọn địa điểm doanh nghiệp cần tiến hành phân tích cẩn thận, có tầm nhìn
xa, xem xét một cách toàn diện và còn tính đến khả năng phát triển, mở rộng
trong tương lai.
Có thể hiểu định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí
doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Chúng có thể được thực hiện đồng thời trong cùng một bước hoặc phải tách

riêng tùy thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Hoạt động này khá phức tạp, có nội dung lớn đòi hỏi phải có cách nhìn tổng
hợp, đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, công
nghệ,..
- Khi tiến hành hoạch định địa điểm bố trí các doanh nghiệp thường đứng
trước nhiều lựa chọn khác nhau:
 Mở thêm những doanh nghiệp hoặc bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới
ở các địa điểm mới trong khi đó vẫn duy trì năng lực sản xuất hiện tại.
 Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên những địa điểm mới, đồng thời
tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp


 Đóng cửa doanh nghiệp ở 1 vùng và chuyển sang vùng mới. Đây là
trường hợp bắt buộc và rất tốn kém, đòi hỏi phải có sự cân nhắc so sánh
thận trọng giữa chi phí đóng cửa và lợi ích của địa điểm mới đem lại
trước khi ra quyết định.
2. Mục tiêu của định vị doanh nghiệp
Các doanh nghiệp và các tổ chức họat động trong các lĩnh vực khác nhau có
mục tiêu định vị không giống nhau.
Đối với các tổ chức kinh doanh sinh lời thì đặt lợi ích tối đa là mục tiêu chủ yếu
nhất khi xây dựng phương án định vị.
-

Tăng doanh số bán hàng
Mở rộng thị trường
Huy động các nguồn lực tại chỗ
Hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ
Tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi


Đối với các tổ chức phi lợi nhuận mục tiêu quan trọng nhất của định vị doanh
nghiệp là đảm bảo giữa chi phí lao động xã hội cần thiết bỏ ra và mức độ thỏa
mãn nhu cầu khách hàng về các dịch vụ cung cấp cho xã hội.
Nói một cách tổng quát mục tiêu cơ bản của định vị doanh nghiệp đối với tất cả
các tổ chức là tìm địa điểm bố trí doanh nghiệp sao cho thực hiện được những
nhiệm vụ chiến lược mà tổ chức đó đặt ra.
3. Tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp
Vị trí doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động định vị doanh nghiệp là bộ phận quan trọng trong thiết kế hệ thống
sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là giải pháp cơ bản mang tính chiến lược
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là giải pháp quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất
- Định vị doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực
tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và


-

-

-

chiếm lĩnh thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh
thu và lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp.
Định vị doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm.
Định vị doanh nghiệp làm cơ cấu chí phí sản xuất hợp lý hơn, giảm lãng phí
không cần thiết.
Tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp. Cho phép

doanh nghiệp xác định lựa chọn khu vực có tài nguyên và môi trường kinh
doanh thuận lợi, khai thác lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, phát huy
tiềm năng bên trong.
Ảnh hưởng tới công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp sau này.
Định vị doanh nghiệp là một công việc phức tạp có ý nghĩa dài hạn, nếu sai
lầm sẽ khó sửa chữa, khắc phục và nếu khắc phục sẽ rất tốn kém. Bởi vậy
việc lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ
quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với doanh nghiệp.

Ví dụ về Samsung Việt Nam

Samsung chọn mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên những địa điểm mới,
đồng thời tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Samsung đầu tư mạnh vào Bắc Ninh vì:


- Nền chính trị ổn định, có ưu đãi đặc biệt, sân chơi công bằng trong hoạt
động kinh doanh
- Nhân lực nhiều, giá rẻ
- Cơ sở hạ tầng tốt
- Vị trí địa lý thích hợp với các dự án lớn, gần Hà Nội, sân bay Nội Bài, Cảng
Hải Phòng, gần Trung Quốc, gần những nhà máy khác của Sam Sung,..nên
việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi thị trường
nước ngoài là điều dễ dàng.
Sau Bắc Ninh, Samsung đầu tư mạnh vào Thái Nguyên vì có những điểm thuận
lợi tương tự.
Vì Samsung là tổ chức kinh doanh sinh lời thì đặt lợi ích tối đa là mục tiêu chủ
yếu nhất khi xây dựng phương án định vị.
-


Tăng doanh số bán hàng
Mở rộng thị trường
Huy động các nguồn lực tại chỗ
Hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ
Tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi


II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP
1. NHÓM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỌN VÙNG
a. Điều kiện tự nhiên

- Địa hình, địa chất, khí hậu, tài nguyên, môi trường sinh thái.
- Những điều kiện này phải thỏa mãn yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn
định, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.
b. Các nhân tố kinh tế
- Gần thị trường tiêu thụ
• Các doanh nghiệp dịch vụ như cửa hàng, khách sạn, các trạm nhiên liệu, trung
tâm thông tin, tin học...
• Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như hàng dễ vỡ, dễ
thối, đông lạnh, hoa tươi, cây cảnh...
• Các doanh nghiệp mà sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản xuất như rượu,
bia, nước giải khát...


- Gần nguồn nguyên liệu
• Các doanh nghiệp có sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản xuất như chế
biến gỗ, xí nghiệp giấy, xi măng, luyện kim...
• Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như các mỏ, khai thác đá, sản
xuất gạch…

• Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tươi sống như chế biến lương thực,
thực phẩm, mía đường, dâu tằm tơ...

- Nhân tố nhân công
• Khả năng cung cấp lao động của địa phương.
• Trình độ tay nghề, kỹ năng của người lao động tại địa phương.
• Giá thuê nhân công.
• Thái độ lao động và năng suất lao động.

- Nhân tố vận chuyển
• Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng trọng lượng lớn, công kềnh hoặc khó
bảo quản trong quá trình chuyên chở cần quan tâm đến yếu tố này.
• Chi phí vận chuyển đơn vị tại từng vùng.
• Nhân tố vận chuyển cần được xem xét cả hai mặt: chở nguyên vật liệu đến nhà
máy sản xuất và chở sản phầm đến nơi tiêu thụ.

- Gần đối thủ cạnh tranh
Xảy ra khi nguồn lực chính được phát hiện ở vùng này: nguồn lực tự nhiên,
thông tin nguồn lực nhân tàic.


c. Các điều kiện xã hội
- Tình hình dân số, phong tục tập quán, các chính sách phát triển kinh tế địa
phương, thái độ của chính quyền.
- Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...
- Trình độ văn hóa - kỹ thuật: số trường học, số kỹ sư, công nhân lành nghề...
- Cơ sở hạ tầng cuả địa phương: điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc,
khách sạn, nhà ở...
2. NHÓM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
• Điều kiện giao thông nội vùng;

• Mặt bằng sản xuất và khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh;
• Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
• Yêu cầu về môi trường;
• Phong tục, tập quán, thái độ của dân cư;
• Điều kiện về an toàn, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy;
• Quy định của chính quyền địa phươngn tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm
3. XU HƯỚNG ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP
• Định vị ở vùng ngoại thành không nằm trong trung tâm thành phố để lường
trước sự phát triển đô thị, môi trường.
• Định vị ở nước ngoài để mở rộng thị trường, nắm bắt thông tin, tận dụng lợi
thế của nước ngoài, chuyển gia công nghệ và kéo dài thời gian của máy móc
liên quan đến rào cản.
• Chia nhỏ doanh nghiệp và đưa đến tận thị trường để định vị doanh nghiệp để
giảm tối đa thời gian giao hàng và gia tăng thuận lợi trong dịch vuj bán hàng
• Định vị tại các khu công nghiệp tập trung, điểm và cụm công nghiệp để tận
dụng những thuận lợi do khu công nghiệp tạo ra: ứng dụng các hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh hiện đại, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả của hoạt
động sản xuất.


VÍ DỤ:
- Samsung xây dựng nhiều khu công nghiệp sản xuất tại các quốc gia có thị
trường nhân công giá rẻ (việt Nam)
- Các khu sản xuất thường được đặt tại vùng nông thôn hoặc ngoại thành, thuận
tiện vận chuyển nguyên vật liệu, chi phí nhân công thấp
- Các chi nhánh của Samsung có mặt trên toàn thế giới, phục vụ khách hàng
nhanh và thuận tiện nhất.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ DOANHNGHIỆP
Phương pháp đánh giá theo các nhân tố
Phương pháp điểm hoà vốn chi phítheo vùng

Phương pháp tọa độ trung tâm
Bài toán vận tải
1.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO CÁC NHÂN TỐ:
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn phương án định vị
doanh nghiệp , cả định tính và định lượng với mức độ quan trọng khác nhau.
Sử dụng các ý kiến của chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến định
vị trong từng trường hợp với rồi sau đó đánh giá tầm quan trọng của từng nhân
tố.
Phương pháp dùng trọng số giản đơn.(Có phần nghiêng về định tính nhiều hơn)
Quy trình :
1.1. Liệt kê các danh mục các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến định vị doanh
nghiệp
1.2. Xác định trọng số cho từng nhân tố để chỉ ra mức độ quan trọng tương ứng
của nó so với các nhân tố khác.
1.3. Xác định điểm số cho từng nhân tố của từng địa điểm.
1.4. Nhân trọng số của từng nhân tố với điểm số.


1.5. Tính tổng số điểm cho từng địa điểm dự định lựa chọn .
1.6. Kiến nghị phương án định vị căn cứ vào tổng số điểm trên cơ sở cân nhắc
kết quả của các phương pháp tính toán khác.

2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN CHI PHÍ THEO VÙNG
Phân tích chi phí theo vùng là phương pháp định lượng ,chỉra những phạm vi
ưu tiên vùng này hơn các vùng khác căn cứ vào chi phí cố định và chi phí biến
đổi của từng vùng.
Để thực hiện được phương pháp này cần phải giả thiết như sau
.Chi phí cố định là hằng số (không đổi) trong phạm vi khoảng sản lượng có thể

.Chi phí biến đổi là tuyến tính trong phạm vi khoảng sản lượng cóthể;
.Chỉ phân tích cho một loại sản phẩm.
Trình tự :


B1.Xác định chi phí cố định tại từng vùng định lựa chọn(FCi).
B2.Xác định chi phí biến đổi tại từng vùng định lựa chọn(VCi).
B3.Vẽ đường tổng chi phí cho tất cả các vùng định lựa chọn trên cùng một
đồthị:
Tổng chi phí (TCi)= FCi + VCi (Q)
B4.Xác định vùng có tổng chi phí thấp nhất ứng với sản lượng dự kiến.




3. PHƯƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRUNG TÂM
Chọn 1 trong những địa điểm hiện có của doanh nghiệp để đặt nhà máy hoặc
kho hàng trung tâm sao cho tổng chi phí vận chuyển từ địa điểm trung tâm tới
các địa điểm còn lại là thấp nhất.
Chú ý : . Vị trí các địa điểm tiêu thụ trong khu vực
. Khối lượng hàng hóa cần vận chuyển đến các địa điểm tiêu thụ
. Chi phí vận chuyển




4.

PHƯƠNG PHÁP VẬN TẢI :
- Phương pháp vận tải tìm ra những phương tiện vận chuyển từ nhiều điểm xuất

phát đến nhiều điểm đích sao cho nó có chi phí thấp nhất.
- Điểm xuất phát có thể là phân xưởng, kho hàng, những nơi mà chuyển hàng
đi.
- Điểm đích là những nơi nhận hàng.
Điều kiện áp dụng :
• Danh sách điểm xuất phát và khả năng cung ứng tại một thời điểm.
• Danh sách điểm đích và nhu cầu của từng nơi đó trong một thời điểm.


• Chi phí vận chuyển chở 1 đơn vị từ từng điểm xuất phát tới từng đích cuối
cùng.

Vídụ :


Trình tự thực hiện phương pháp :
Bước 1: Chọn phương án ban đầu.
- Phương pháp góc tây bắc;

_ Phương pháp trực quan (ưu tiên chi phí nhỏ nhất).

Bước 2: Kiểm tra tính tối ưu của phương án ban đầu.
- Phương pháp chuyển ô
• Chọn một ô chưa sử dụng để đánh giá.
• Vẽ đường di chuyển của sản phẩm theo đường khép kín bắt đầu từ ô trống
đó, đi qua các góc là ô đã sử dụng.


• Đánh dấu (+) xen lẫn với dấu (-) ở các góc theo đúng đường khép kín vừa
vẽ.

• Tính chỉ số cải tiến bằng cách lấy tổng chi phí đơn vị của các ô chứa dấu (+)
trừ đi tổng chi phí đơn vị củaô chứa dấu(-).
• Tính tương tự cho các ô trống còn lại.
• Nếu tất cả các ô cải tiến = hoặc > 0 thì đó là phương án tối ưu, ngược lại có

giá trị (-) thì cần thì chuyển xuống bước tiếp theo.




_ Phương pháp MODI.
MODI- Modifed distributionmethod
Gọi số hàng là Ni; số cột là Mj; Chi phí vận chuyển trên1 đơn vị sản phẩm là
Cij.
Lập hệ phương trình cho tất cả các ô dùng rồi theo công thức là:
Cij = Ni + Mj
Cho giá trị bất kì Ni = 0 để tính các giá trị Ni vàMj.
Lập hệ phương trình có các ô chưa sử dụng theo công thức:
-Kij = Cij - (Ni + Mj)
Kij là hệ số cải tiến.
Thay các giá trị Ni và Mj để tính Kij.


Bước 3: Cải tiến để tìm phương pháp tối ưu


CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT: cNếu gọi số hàng là n, số cột là m.Khi giải
pháp ban đầu có tổng số ô dùng rồi nhỏ hơn n + m - 1 thì bài toán suy biến.
Trong trường hợp này ta chọn1ô chưa sử dụng và đặt vào đó 1 giá trị ô nào đó
có giá trị rất nhỏ gần = 0, coi đó làô dùng rồi để giải bìnhthường.


. Trường hợp lượng cung không bằng cầu
Bài toán lượng cung không bằng cầu, ta cần lập thêm hàng hoặc cột giả với các
ô

chi phí vận chuyển đơn vị = 0, sau đó tiến hành giải bìnhthường.


×