Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Các doanh nghiệp có chứng chỉ ISO14000 và SA8000. Lợi ích của các doanh nghiệp khi có chứng chỉ này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.78 KB, 10 trang )

Các doanh nghiệp có chứng chỉ
ISO14000 và SA8000. Lợi ích
của các doanh nghiệp khi có
chứng chỉ này

NHÓM 5


Mục lục
1.

Chứng chỉ SA8000 và chứng chỉ ISO14000 là gì?.................................................................................2

2.

Lợi ích của chứng chỉ SA8000 đối với doanh nghiệp:............................................................................2

2.1.

Tác động đến người lao động..............................................................................................................2

2.2.

Tác động đến khách hàng:...................................................................................................................3

2.3.

Về thị trường:.......................................................................................................................................4

2.4.


Về kinh tế:............................................................................................................................................4

2.5.

Quản lý rủi ro:......................................................................................................................................4

3.

Lợi ích của chứng chỉ ISO14000 đối với doanh nghiệp:........................................................................5

3.1.

Về quản lý:...........................................................................................................................................5

3.2.

Về tạo dựng thương hiệu:....................................................................................................................6

3.3.

Về tài chính:.........................................................................................................................................6

3.4.

Sử dụng tiết kiệm và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên:.............................................................6

3.5.

Về kinh tế:............................................................................................................................................7


4.

Một số doanh nghiệp có chứng chỉ SA8000 và ISO14000:....................................................................7

1|Page


1. Chứng chỉ SA8000 và chứng chỉ ISO14000 là gì?
Điểm chung của ISO14000 và SA8000: Những tiêu chuẩn quốc tế liên quan tới trách nhiệm xã
hội (CSR) của các doanh nghiệp
ISO14000
1996
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
(ISO)
ISO 14000 là một bộ các tiêu
chuẩn liên quan đến quản lý môi
trường nhằm hỗ trợ cho các tổ
chức giảm thiểu ảnh hưởng xấu
đến môi trường, tuân thủ đúng
pháp luật, quy định và chính sách
môi trường khác
Nội dung bao
1. Lao động trẻ em
1.
gồm
2. Lao động cưỡng bức
3. An toàn và sức khỏe
2.
4. Quyền tham gia các hiệp hội
5. Phân biệt đối xử

3.
6. Kỷ luật lao động
7. Thời gian làm việc
4.
8. Lương và các phúc lợi xã hội
9. Quản lý doanh nghiệp
10. Quan hệ cộng đồng
5.
Năm ra đời
Tổ chức phát
hành
Nội
dung
chính

SA8000
1997
Hội đồng ưu tiên kinh tế CEPAA
Nay được gọi là SAI
SA8000 là một hệ thống các tiêu
chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để
hoàn thiện các điều kiện làm việc cho
người lao động tại các doanh nghiệp,
trang trại hay văn phòng

Các hệ thống quản lý môi trường
(EMS): ISO14001; ISO14004
Các đánh giá về môi trường: ISO14010;
ISO14011; ISO14012
Các đánh giá về hoạt động môi trường:

ISO14021
Nhãn
môi
trường:
ISO14020;
ISO14021;
ISO14022;
ISO14023;
ISO14024
Đánh giá vòng đời: ISO14040;
ISO14041; ISO14042; ISO14043
6. Các khía cạnh môi trường trong các tiêu
chuẩn về sản phẩm: ISO14060

2. Lợi ích của chứng chỉ SA8000 đối với doanh nghiệp:
2.1. Tác động đến người lao động
-

Công ty đảm bảo cho người lao động có môi trường lành mạnh, an toàn trong việc làm, sức
khỏe và môi trường
Tăng vị thế thương hiệu nhà tuyển dụng
Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đến với công ty  Tăng NSLĐ

-

Tạo cơ hội để thành lập công đoàn và thương lượng tập thể

Người lao động có quyền thành lập và tham gia công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa
chọn của người lao động.
Công ty phải đảm bảo rằng các đại diện của nhân viên công ty không bị phân biệt đối xử và

những đại diện này có thể tiếp xúc các thành viên của hiệp hội ngay tại nơi làm việc.
2|Page


-

Sức khỏe và an toàn lao động

Giúp đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai
nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh cho NLĐ
-

Số giờ làm việc của người lao động

Thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp
xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần)
không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh
doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng
mức.
-

Tiền công và hệ thống quản lý

Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng được với luật pháp và tiêu chuẩn
ngành và phải đủ để đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không
được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương.
Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ
thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình
-


Thực hành kỷ luật

Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.
-

Phân biệt đối xử

Công ty không được và không ủng hộ việc phân biệt đối xử trong tuyển dụng, bồi thường, huấn
luyện, thăng tiến, buộc thôi việc hoặc cho về hưu vì lý do sắc tộc, đẳng cấp, nguồn gốc, tôn giáo,
khuyết tật, giới tính, khuynh hướng tình dục, các thành viên công đoàn, hoặc nguồn gốc đảng
phái;
Công ty không được can thiệp vào việc thể hiện quyền cá nhân trong việc quan sát trên nguyên
lý hay thực tiễn, hoặc quyền thỏa mãn những nhu cầu liên quan đến sắc tộc, đẳng cấp, nguồn
xuất xứ, thành viên công đoàn, hoặc đảng phái chính trị.
-

Lao động bắt buộc

Không có lao động cưỡng bức, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù,
không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào.
-

Lao động trẻ em

Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi. Tuổi tối thiểu cho các quốc gia thành viên đang thực
hiện công ước 138 của ILO nếu là 14 tuổi cần phải chứng minh các điều kiện ràng buộc hợp lý.
Tại các nước đang phát triển, cho phép sử dụng lao động hoặc lao động của người từ 13 đến 15
tuổi trong những công việc nhẹ nhàng hoặc vào những công việc có điều kiện cụ thể về sức khỏe,
việc học tập…


2.2. Tác động đến khách hàng:
-

Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra
Nâng cao hình ảnh và sản phẩm của công ty
Giảm chi phí quản lý
Dễ thu hút được các nhân viên giỏi

3|Page


Nếu công ty đã có các thủ tục giám sát nhằm đảm bảo các sản phẩm của mình được bán ra đứng
tên và nhãn mác của công ty mình được tạo ra đáp ứng với mong đợi của khách hàng, thì tiêu
chuẩn này sẽ có hỗ trợ làm giảm thiểu chi phí giám sát.
Những đơn vị được chứng nhận SA8000 tạo ra sự tin tưởng cao hơn rằng các sản phẩm và dịch
vụ được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng. Các yêu cầu về cải tiến liên
tục và sự cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên thứ 3 là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy
tín của công ty.
 Như vậy, với những lợi thế không thể chối cãi của tiêu chuẩn SA 8000 trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, thì việc các doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia áp dụng tiêu chuẩn trên là điều
cấp thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Ông Khiếu Thiện Thuật, Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Coats Phong Phú - một trong những
DN Việt Nam đầu tiên áp dụng hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động SA
8000, cho biết: “Khách hàng của chúng tôi ngày nay không chỉ đặt yêu cầu hay bằng lòng ở phát
biểu về chính sách, mà còn gửi đại diện đến kiểm tra tại hiện trường của nhà cung ứng. Như các
công ty Adidas, Nike, Reebok, Columbia, Sportswear, Triumph... họ đã có yêu cầu cụ thể đối với
công ty về trách nhiệm xã hội... để chấp nhận chúng tôi là người cung ứng”. Thực tế, nhờ áp
dụng và được chứng nhận phù hợp theo SA 8000, Coats Phong Phú đã được khách hàng tin
tưởng. Hiện công ty có 30 nhà cung ứng chính được chấp thuận; liên tục giữ mức tăng trưởng
cao (trên 20%/năm) và là nhà cung ứng hàng đầu Việt Nam về chỉ may, chỉ thêu (chiếm gần 50%

thị phần trong nước). Sản phẩm của công ty cũng được xuất khẩu sang hơn 20 nước như Mỹ,
Canada, Australia, New Zealand, Singapore, Hồng Kông...

2.3. Về thị trường:
-

-

Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế: Nhiều nước yêu cầu khi đưa sản
phẩm nhập khẩu thì cần phải có chứng chỉ SA 8000, đây cũng như là một rào cản cho xuất
khẩu giữa các nước tuy nhiên cũng chỉ để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.

2.4. Về kinh tế:
-

Tránh các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật về trách nhiệm xã hội.
Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên hay thay đổi về nhân sự
Hạn chế tổn thất trong tai nạn, khẩn cấp
Tránh được thiệt hại về kinh tế khi sản phẩm hàng hóa bị các nhà bán lẻ, nhập khẩu tại các
nước phát triển từ chối hợp tác.

2.5. Quản lý rủi ro:
-

Vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại. Cơ hội quảng cáo
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận thừa nhận: Được sự đảm bảo của bên thứ ba
Phòng ngừa rủi ro và giảm thiệt hại, giảm chi phí bảo hiểm hằng năm.


4|Page


Tạo ra sự cạnh tranh mới, doanh nghiệp sẽ thu hút khách mới bằng việc cạnh tranh với đối thủ
của họ rằng doanh nghiệp đối xử công bằng với người công nhân và đang tuân thủ các yêu cầu
của tiêu chuẩn SA 8.000, đặc biệt là các khách hàng từ Châu âu và Mỹ.
Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết
rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty có thể dễ dàng thu hút được các
nhân viên được đào tạo và có kỹ năng, đây là yếu tố được xem là “Chìa khoá cho sự thành công”
trong thời đại mới.
Cam kết của công ty về phúc lợi cho người lao động sẽ làm tăng lòng trung thành và cam kết của
họ đối với công ty. Điều này không những giúp công ty tăng được năng suất mà còn có được mối
quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành.
“SA 8000 sẽ là lợi thế thực sự cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập những thị trường khó tính,
quan tâm nhiều tới điều kiện làm việc của người công nhân tạo ra các sản phẩm ấy” Đó là nhận
định của bà Alice Tepper Marlin - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tổ chức Trách nhiệm
xã hội Quốc tế (SAI)

3. Lợi ích của chứng chỉ ISO14000 đối với doanh nghiệp:
3.1. Về quản lý:
-

-

Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn
diện, liên tục cải tiến kết quả hoạt động môi trường qua đó nâng cao năng suất, hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp
Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường;
Phòng ngừa rủi ro, tổn thất và chi phí đền bù thiệt hại cho các sự cố về môi trường.

o Tránh tình trạng bị động thường xuyên do những vấn đề về môi trường.
o Nhà xưởng an toàn.
o Sức khỏe người lao động được bảo đảm: Giúp nhân viên nhận thức tốt hơn rằng
họ đang làm việc trong một tổ chức thân thiện với môi trường.
o Giảm chi phí cho việc nộp phạt.
o Có thể giảm bớt chi phí bảo hiểm.
o Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường;
o Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường
làm việc an toàn;
o Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp

5|Page


o Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.
-

Rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục cấp giấy phép do:
o Hoàn thành trách nhiệm về mặt môi trường
o Tạo lòng tin đối với cơ quan chức năng và các cấp liên quan.
o Cải thiện những tác động chung đối với môi trường tại địa bàn.

3.2. Về tạo dựng thương hiệu:
-

-

Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng;
Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu
hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO

14000.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:
o Tạo hình ảnh tốt về doanh nghiệp cho khách hàng.
o Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
o Lợi thế xâm nhập các thị trường đưa yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ phù
hợp ISO 14000

Ở nhiều quốc gia, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Có nhiều quốc gia
yêu cầu sản phẩm khi nhập vào nước họ phải có nhãn xanh (nhãn môi trường). Nhất là tại các
nước phát triển (Anh, Nhật, Canada,...) thường sử dụng những tiêu chuẩn môi trường như rào
cản thương mại đối với các nước đang phát triển. Vì vậy, các công ty xí nghiệp phải xây dựng
được 1 hệ thống quản lý môi trường để đối phó với những rào cản này. Nếu hang hóa chúng ta có
ISO 14000, phía đối tác, do cạnh tranh không lành mạnh, cũng không có “Lý do môi trường” để
ngăn chặn.
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, các công đoàn thương mại trên thế giới ngày càng quan tâm tới
việc bảo vệ môi trường, họ đã kết hợp với nhau thành lập nên những hiệp hội và đề ra những
nguyên tắc chung về môi trường trong các hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ những doanh
nghiệp nào hội đủ các yêu cầu đã đề ra mới có thể tham gia vào quá trình trao đổi mậu dịch này.
Điều này đồng nghĩa với những doanh nghiệp nào không thỏa mãn được sẽ bị gạt ra khỏi quá
trình buôn bán trao đổi toàn cầu và không nhận được sự hỗ trợ từ các hiệp hội này. Những doanh
nghiệp này còn chịu thiệt thòi trong nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường… QUá trình
này tạo nên những rào cản thương mại đối với các doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường quốc
tế buộc phải cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường của mình.

3.3. Về tài chính:
-

Tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả;
Tiết kiệm chi phí về rác thải, tái chế và tiêu thụ: Quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống;
Tái sử dụng, tái chế chất thải

Tạo ưu thế hơn các đối thủ khi thầu các dự án kinh doanh mới

6|Page


-

Quản lý các mối nguy về môi trường: Ô nhiễm môi trường, cháy nổ, xả thải chất độc
hại,..
Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường; Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO 14000 thì mức
thải sẽ giảm dẫn đến mức phí phải đóng cũng giảm  giảm chi phí.
Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi, bảo hiểm cho nhân viên liên quan đến các bệnh nghề
nghiệp;
Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra: cháy nổ, hỏng hóc máy
móc thiết bị..

3.4. Sử dụng tiết kiệm và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên:
-

Ngăn ngừa tình trạng lãng phí nguyên vật liệu.

-

Tái sử dụng những phế phẩm của công đoạn trước.

-

Sử dụng hóa chất thay thế ít độc hại.

Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng đến việc bảo toàn nguồn lực thông qua việc giảm thiểu sự lãng phí

nguồn lực. Việc giảm chất thải sẽ dẫn đến việc giảm số lượng hoặc khối lượng nước thải, khí thải
hoặc chất thải rắn. Không chỉ vậy, nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải
hoặc chất rắn được giảm về căn bản. Nồng độ và lượng chất thải thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp.
Nhờ đó, giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm.

3.5. Về kinh tế:
-

Quản lý môi trường và quản lý chất lượng được phối hợp chặt chẽ.

-

Tính toán được chi phí môi trường.

-

Môi trường tốt. Tác động môi trường ít. Hiệu quả kinh tế cao.

-

Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào:
o Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng
o Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
o Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý
o Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên,

-

Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm
việc an toàn


-

Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.

7|Page


4. Một số doanh nghiệp có chứng chỉ SA8000 và ISO14000:
Theo số liệu thống kê 2013, hiện nay cả nước có 551 đơn vị đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng
ISO 9000, 21 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 140000, nhưng mới chỉ có rất
ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động SA 8000. Đây là
một thực trạng đáng lo ngại, vì hiện tiêu chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9000,
ISO 140000 và SA 8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng
hoá (đặc biệt là hàng dệt – may) sang thị trường Mỹ và Châu Âu.
VD: Nhà máy sản xuất đồ gia dụng Elmich Việt Nam - thuộc Tập đoàn Elmich châu Âu đượcTổ
chức Bureau Veritas Certification Holding SAS - chi nhánh Vương quốc Anh cấp chứng nhận
quốc tế về trách nhiệm xã hội SA 8000
Unilever Việt Nam là một trong những công ty rất chú trọng tới trách nhiệm xã hội cùng với việc
phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trở thành kim chỉ nam trong các chiến lược đã được
Unilever hoạch định
Kế hoạch Phát triển Bền vững của Unilever: là một kế hoạch hành động đột phá và xuyên suốt từ
toàn bộ chuỗi cung ứng đến tất cả mọi bộ phận trong tập đoàn Unilever toàn cầu, hướng đến ba
mục tiêu chính trên toàn cầu, tính đến năm 2020
1.
2.
3.

Phát triển tập đoàn lớn mạnh gấp đôi, đồng thời giảm ½ tác động đối với môi trường
Sử dụng 100% nguyên liệu nông sản thô từ nguồn nguyên liệu bền vững

Giúp hơn 1 tỷ người trên thế giới cải thiện vệ sinh, sức khỏe và điều kiện sống

Triển khai Kế hoạch Phát triển Bền vững của Unilever tại Việt Nam, vào tháng 9 năm 2011,
Unilever Việt Nam đã chính thức công bố các mục tiêu bền vững của mình trong giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2020 nhằm thực hiện cam kết góp phần nâng cao cuộc sống của người dân
Việt Nam, trở thành một công ty được yêu mến nhất tại Việt Nam:
-

-

Cam kết cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho 20 triệu người dân Việt Nam
Giảm thiểu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm, tập trung vào việc tiết kiệm nước, giảm thiểu chất thải và giảm thiểu tiêu phí
nguyên liệu
Góp phần nâng cao điều kiện sống cho hàng triệu người dân Việt Nam cùng với sự tăng
trưởng của Unilever.

Ngay từ những ngày đầu hoạt động tại Việt Nam, Unilever đã cam kết giúp người dân Việt Nam
cải thiện cuộc sống thông qua kết quả tăng trưởng kinh doanh vững chắc, đóng góp vào sự phát
triển kinhtế, xã hội của đất nước, cũng như việc liên tục đầu tư vào những chương trình phát
triển xã hội, cộng đồng, và những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường.
Unilever Việt Nam đã thực hiện những cam kết đó thông qua chương trình hợp tác với chính
phủ, các tổ chức phi chính phủ, các đơn vị đối tác và khách hàng của mình, cũng như thông qua
những đóng góp to lớn của các nhân viên Unilever tại Việt Nam.

8|Page


Đó chính là nền tảng giúp Unilever Việt Nam đạt được những mục tiêu và cam kết của Kế hoạch
Phát triển Bền vững tại Việt Nam, giúp công ty tăng trưởng manh mẽ, góp phần thực hiện cam

kết cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam.

9|Page



×