Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN

PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ SƠN

HÀ NỘI - 2014


Lời cảm ơn
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn,
được sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của gia đình,
bạn bè, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ Luật học. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các giáo sư,
phó giáo sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS. Lê Thị Sơn đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.


Đồng thời, tôi xin cảm ơn cán bộ thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn; xin cảm ơn gia đình và bạn bè những
người đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hiền


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chƣơng 1: TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 .....................................................................5
1.1.

Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn

2009 – 2013 .............................................................................................................5
1.1.1

Thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

giai đoạn 2009 – 2013 .............................................................................................5
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2009 – 2013 ...........................................................................................13
1.2.

Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn

2009 – 2013 ...........................................................................................................27

1.2.1.

Diễn biến về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

giai đoạn 2009 – 2013 ...........................................................................................28
1.2.2.

Diễn biến về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

giai đoạn 2009 – 2013 ...........................................................................................31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................34
Chƣơng 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC NINH ..........................................................................................36
2.1. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội .....................................................................37
2.2. Nguyên nhân về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật ......................41
2.3. Nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực trật tự,
an ninh xã hội .........................................................................................................45
2.4. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và
thi hành án ..............................................................................................................49
2.5. Nguyên nhân từ phía người phạm tội .............................................................51
2.6. Nguyên nhân từ phía nạn nhân .......................................................................53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................55


Chƣơng 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC NINH ..........................................................................................57
3.1. Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới …………………………………………………………………………57
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn

tỉnh Bắc Ninh .........................................................................................................58
3.2.1. Biện pháp về kinh tế - xã hội .......................................................................58
3.2.2. Biện pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật........................60
3.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý trật tự, an ninh xã hội ....62
3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng
và thi hành án ........................................................................................................63
3.2.5. Biện pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội ...........................................65
3.2.6. Biện pháp phòng ngừa từ phía nạn nhân.................................................67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................68
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

HSST:

Hình sự sơ thẩm

TAND:

Tòa án nhân dân

TB:

Trung bình


TNHS:

Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản bị xét xử sơ thẩm trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ và số người
phạm tội của nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2009 – 2013
Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ và số người
phạm tội của các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2009 – 2013
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013 (tính trên 100.000 dân)
Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và toàn quốc giai đoạn
2009 – 2013 (tính trên 100.000 dân)
Bảng 1.6: Số vụ bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 1.7: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội phạm
Bảng 1.8: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã được áp
dụng
Bảng 1.9: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội
Bảng 1.10: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội
Bảng 1.11: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm phạm tội
Bảng 1.12: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội

Bảng 1.13: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt
Bảng 1.14: Cơ cấu theo phương thức, thủ đoạn phạm tội
Bảng 1.15: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội trộm cắp tài sản


Bảng 1.16: Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân
Bảng 1.17: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 1.18: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội trộm cắp tài sản và các tội
xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 1.19: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội trộm cắp tài sản bị
xử phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2009 – 2013
Bảng 1.20: Mức độ tăng hàng năm của số vụ đồng phạm trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 1.21: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội trộm cắp tài sản
thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2009 – 2013
2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ và số
người phạm tội của nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ và số
người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 –
2013
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản
trung bình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng
Yên và toàn quốc giai đoạn 2009 – 2013 (tính trên 100.000 dân)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội phạm
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã được áp

dụng
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm phạm tội


Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội
Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ, phương tiện phạm tội
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội trộm cắp tài sản
Biểu đồ 1.13: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội trộm cắp tài sản
Biểu đồ 1.14: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội trộm cắp tài sản
Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội trộm cắp tài sản
Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm
nguy hiểm” của người phạm tội
Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm nghiện ma túy của người phạm tội
Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân
Biểu đồ 1.19: Diễn biến của số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Biểu đồ 1.20: So sánh diễn biến của số vụ phạm tội trộm cắp tài sản và số vụ phạm
tội các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2009 – 2013
Biểu đồ 1.21: So sánh diễn biến của số người phạm tội trộm cắp tài sản và số người
phạm tội các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2009 – 2013
Biều đồ 1.22: Diễn biến của số người phạm tội trộm cắp tài sản bị xử phạt tù từ trên
3 năm đến 7 năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Biểu đồ 1.23: Diễn biến số vụ đồng phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Biểu đồ 1.24: Diễn biến số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc

Ninh từ năm 2009 đến năm 2013 thuộc trường hợp “tái phạm, tái
phạm nguy hiểm”


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trường đã đưa nước ta từ một nước kém phát triển thành một
nước đang phát triển, kinh tế đã có những bước chuyển mình rõ rệt, từ nền kinh tế
thuần nông, cơ cấu đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp, đời sống nhân dân dần
có sự thay đổi. Bắc Ninh, một thành phố vệ tinh ở phía Bắc nước ta cũng không
nằm ngoài ảnh hưởng của sự phát triển đó. Bên cạnh những tác động tích cực, mặt
tiêu cực của nền kinh tế thị trường là nguyên nhân của tội phạm nói chung và tội
trộm cắp tài sản nói riêng. Trước tiên, lối sống hưởng thụ, thực dụng, vì tiền của bộ
phận dân cư đang là yếu tố thúc đẩy nhiều người cũng như nhiều gia đình lao vào
vòng xoáy kiếm tiền, làm giàu bằng mọi cách, bất chấp cả việc vi phạm pháp luật.
Tình trạng thất nghiệp gia tăng cũng đặt xã hội vào nguy cơ phải đối mặt với sự
sinh sôi, nảy nở của các tệ nạn xã hội và tội phạm.
Sự chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường cũng tác động
mạnh mẽ tới môi trường giáo dục trẻ em. Trong nhiều trường hợp do cuộc sống bận
rộn, cha mẹ mải lo kiếm tiền, không có thời gian để chăm sóc, quản lý, giáo dục con
cái dẫn đến việc con cái dễ sa vào con đường phạm tội. Bên cạnh đó, công tác quản
lý Nhà nước về an ninh, trật tự, xã hội trên địa bàn tỉnh còn lỏng lẻo, kém hiệu quả,
công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật liên quan đến vấn đề phòng, chống tội
trộm cắp tài sản cũng chưa được chú trọng đúng mức. Hoạt động đấu tranh của các
cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn nhiều tồn tại chưa được khắc phục. Chính những
nguyên nhân này đã làm cho tình hình tội trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp và
nghiêm trọng hơn.
Trong những năm gần đây, tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

có chiều hướng tăng cả về số vụ lẫn số bị cáo, việc thực hiện tội phạm loại này ngày
càng đa dạng với nhiều thủ đoạn xảo quyệt, tinh vi, gây ra những thiệt hại về người
và tài sản của nhân dân. Có thể nói diễn biến của tội trộm cắp tài sản gây nhức nhối
và ảnh hưởng lớn tới đời sống nhân dân của vùng quê Kinh Bắc. Trước tình hình tội
trộm cắp tài sản như vậy và để đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự, an ninh xã hội phục


2

vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh cần thiết phải có các biện
pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trong thời gian tới trên cơ
sở nghiên cứu, đánh giá tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian 5 năm gần đây và xác định nguyên nhân của tội phạm này. Chính vì
vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, tội trộm cắp tài sản đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu
dưới các góc độ, phương diện khác nhau. Dưới góc độ tội phạm học có thể kể đến
các công trình nghiên cứu như:
Luận án tiến sỹ luật học: “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống
tội này ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Văn Hùng bảo vệ năm 2007, tại Đại học
Luật Hà Nội.
Luận văn thạc sỹ: “Đấu tranh phòng ngừa và chống tội trộm cắp tài sản
trong quân đội” của tác giả Nguyễn Gia Hoàn, bảo vệ năm 2000 tại Đại học Luật
Hà Nội; “Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dương” của tác giả Nguyễn Công Thập, bảo vệ năm 2001 tại Đại học Luật Hà Nội;
“Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội” của
tác giả Thân Như Thành bảo vệ năm 2005 tại Đại học Luật Hà Nội; “Đấu tranh
phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả
Nguyễn Thị Thu Huyền bảo vệ năm 2007 tại Đại học Luật Hà Nội; “Đấu tranh

phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Đinh
Thị Lan Phương, bảo vệ năm 2007 tại Đại học Luật Hà Nội; “Phòng ngừa tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” của tác giả Nguyễn Xuân Minh, bảo vệ
năm 2011 tại Đại học Luật Hà Nội; “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn Thanh Huyền, bảo vệ năm 2011 tại Đại học Luật
Hà Nội; “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai” của tác giả
Nguyễn Trường Lâm, bảo vệ năm 2012 tại Đại học Luật Hà Nội; “Phòng ngừa tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Uđômxay nước Cộng hòa dân chủ nhân dân


3

Lào” của tác giả Sida Somsamath, bảo vệ năm 2012 tại Đại học Luật Hà Nội;
“Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” của tác giả Hà
Thị Nhung, bảo vệ năm 2013 tại Đại học Luật Hà Nội.
Các công trình trên về cơ bản đã đánh giá khái quát được tình hình tội trộm
cắp tài sản trên phạm vi cả nước hoặc trên một số địa bàn nhất định, xác định các
nguyên nhân của tội phạm và từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm
tương ứng. Tỉnh Bắc Ninh với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội riêng nên tình hình tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng
cũng có những điểm đặc trưng, khác biệt. Vì vậy, những biện pháp phòng ngừa tội
phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phải được xây dựng một cách
khoa học, phù hợp với những đặc điểm của tình hình tội phạm và nguyên nhân của
tội phạm thì mới đạt hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một
công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể, có hệ thống về tội phạm
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” là hoạt động cần thiết,
có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong hoạt động phòng ngừa tội
trộm cắp tài sản.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên
nhân và các biện pháp phòng ngừa tội phạm của tội trộm cắp tài sản.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, cần thực hiện những
nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Đánh giá thực trạng và diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013.


4

+ Xác định nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013.
+ Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới.
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp
cận tổng thể, tiếp cận bộ phận, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phương pháp
phân tích thứ cấp dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp chứng minh trực
tiếp giả thuyết, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và so sánh.
6. Đóng góp mới của luận văn

Luận văn đánh giá được tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013, xác định được một số nguyên
nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm này từ đó đề xuất được các biện pháp nâng cao
hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản phù hợp với đặc điểm riêng biệt và yêu
cầu phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2009 – 2013.
Chương 2: Nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.


5

Chƣơng 1
TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 2009 – 2013
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc
nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và
thời gian nhất định” [1, tr. 203].
Để nghiên cứu về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
từ năm 2009 đến 2013, tác giả đã sử dụng số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh
Bắc Ninh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh và số liệu do tác giả thu thập từ
200 bản án hình sự sơ thẩm xét xử về tội phạm này ở Bắc Ninh được lựa chọn ngẫu
nhiên từ tất cả các bản án về tội trộm cắp tài sản trong phạm vi nghiên cứu.
Đánh giá tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2009 – 2013 được thực hiện trên cơ sở đánh giá thực trạng và diễn biến của tội

phạm này trong phạm vi nghiên cứu.
1.1. Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2009 – 2013
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong
đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất” [3, tr. 112].
1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Trong phần này, tác giả nghiên cứu tổng số tội phạm trộm cắp tài sản đã
xảy ra cũng như tổng số người đã thực hiện tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
từ năm 2009 đến năm 2013.
 Về tội phạm rõ
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh thì số vụ và số
người phạm tội bị xét xử hình sự sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh trong 05 năm như sau:


6

Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản bị xét xử sơ thẩm
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Năm

Số vụ

Số ngƣời phạm tội

2009

205


292

2010

178

306

2011

226

357

2012

267

487

2013

268

463

Tổng

1.144


1.905

TB/năm

228,8

381

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Bảng thống kê trên cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2013, Tòa án nhân dân
các cấp của tỉnh Bắc Ninh đã xét xử sơ thẩm 1.144 vụ án và 1.905 người phạm tội
trộm cắp tài sản. Bình quân mỗi năm có khoảng 228,8 vụ với khoảng 381 người
phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản.
Có thể số lượng các vụ án trộm cắp tài sản mà Tòa án nhân dân tỉnh Bắc
Ninh đã xét xử trong những năm gần đây chưa phác họa toàn bộ bức tranh của tội
phạm trộm cắp tài sản nhưng các số liệu thống kê này cũng góp phần quan trọng
trong việc phản ánh tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
trong năm năm qua.
Nếu việc phân tích các số liệu tổng thể như tổng số vụ hay tổng số người
phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2009 đến năm 2013
được đặt trong sự so sánh với các số liệu khác có liên quan sẽ giúp chúng ta có được
sự đánh giá và cái nhìn chính xác, toàn diện hơn về thực trạng của tội phạm trộm
cắp tài sản trên địa bàn này trong thời gian nghiên cứu.
Trước hết, để thấy rõ hơn thực trạng của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây, ta so sánh thực trạng này trong mối
tương quan với thực trạng của nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh trong giai đoạn 2009 – 2013.


7


Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ và số
người phạm tội của nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2009 – 2013
Tội trộm cắp tài

Tội xâm phạm sở

sản (1)

hữu (2)

Giai đoạn
2009 - 2013
Tổng

Số vụ
1.144

Số người
phạm tội
1.905

Số vụ
1.718

Số người
phạm tội
3.031


Tỷ lệ (1) so với (2)
Số vụ
66,6%

Số người
phạm tội
62,9%

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ
và số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2009 – 2013

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Như vậy, từ năm 2009 đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh số tội
phạm trộm cắp tài sản là 1.144 vụ, 1.905 người phạm tội; trong khi số tội phạm
thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu chỉ có 1.718 vụ, 3.031 người phạm tội. Như vậy,
tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ rất lớn trong nhóm tội xâm phạm sở hữu cả về số vụ
là 66,6% và số người phạm tội là 62,9%.
Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định 13 Điều luật tương ứng với 13 tội


8

trong phần các tội xâm phạm sở hữu, trong đó quy định tội trộm cắp tài sản chỉ
trong một điều luật (Điều 138). Như vậy, mặc dù tội trộm cắp tài sản được quy định
trong Bộ luật Hình sự chỉ chiếm tỷ lệ 1/13 Điều luật nhưng so với tội phạm xâm
phạm sở hữu khác thì tội phạm trộm cắp tài sản bị xét xử ở Bắc Ninh chiếm tỷ lệ rất
cao, chiếm hơn 60% cả về số vụ và số người phạm tội xâm phạm sở hữu.

Thứ hai, so sánh tội trộm cắp tài sản trong mối tương quan với tội phạm
nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng cho ta thấy chân dung bức tranh về tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn này.
Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ và số
người phạm tội của các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2009 – 2013
Tội trộm cắp tài

Tội phạm nói

sản

chung

Giai đoạn
2009 - 2013

Tổng

Tỷ lệ phần

Số vụ

Số người

Số vụ

Số người

(1)


(2)

(3)

(4)

1.144

1.905

3.962

8.091

trăm giữa
(1) và (3)
28,9%

Tỷ lệ
phần
trăm giữa
(2) và (4)
23,5%

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ
và số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)



9

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy tổng số các vụ do Tòa án các cấp ở
Bắc Ninh đã giải quyết trong giai đoạn 2009 – 2013 là 3.962 vụ. Trong khi đó, cũng
trong giai đoạn này, tổng số các vụ trộm cắp tài sản mà Tòa án các cấp Bắc Ninh đã
giải quyết là 1.144 vụ, chiếm tới 28,9% trong tổng số các vụ mà Tòa án Bắc Ninh
đã giải quyết. Tội trộm cắp tài sản không chỉ có số vụ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số
vụ nói chung ở Bắc Ninh mà số người phạm tội này ở Bắc Ninh cũng không hề nhỏ.
Giai đoạn 2009 – 2013, ở Bắc Ninh có 8.091 người phạm tội, trong đó, riêng số
người phạm tội về tội trộm cắp tài sản là 1.905 người, chiếm 23,5% tổng số người
phạm tội nói chung. Như vậy, so với tổng số vụ phạm tội và số người phạm tội nói
chung ở Bắc Ninh thì số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản là rất cao.
Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm
trong dân cư [2, tr. 207]. Khi đánh giá thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh không thể bỏ qua chỉ số tội phạm.
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013 (tính trên 100.000 dân)
Năm

Số vụ

Số ngƣời
phạm tội

Số dân

Chỉ số tội phạm


Chỉ số ngƣời

tính trên 100.000

phạm tội tính

dân

trên 100.000 dân

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=2*100.000/4

(6)=3*100.000/4

2009

205

292

1.024.400


20,01

28,50

2010

178

306

1.034.200

17,21

29,59

2011

226

357

1.060.300

21,31

33,67

2012


267

487

1.079.900

24,72

44,53

2013

268

463

1.093.600

24,50

42,34

TB

228,8

381

1.058.480


21,66

36,00

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Từ năm 2009 đến năm 2013, chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội ở
Bắc Ninh là tương đối cao; chỉ số tội phạm của cả giai đoạn là 21,66 và chỉ số
người phạm tội của cả giai đoạn là 36.


10

Để mô tả và đánh giá được thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh cần so sánh chỉ số tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và một số địa
phương khác là thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và chỉ số tội phạm của cả nước.
Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và toàn quốc giai đoạn
2009 – 2013 (tính trên 100.000 dân)
Bắc Ninh
Chỉ số

Chỉ

TB

số tội
phạm

TB


21,66

Chỉ số
người
phạm
tội
36,00

Hà Nội
Chỉ số
tội
phạm
19,94

Chỉ số
người

Hƣng Yên
Chỉ số

phạm
tội
28,31

tội
phạm
15,50

Chỉ số
người

phạm
tội
24,68

Toàn quốc
Chỉ số
tội
phạm
16,80

Chỉ số
người
phạm
tội
26,86

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa
án nhân dân tỉnh Hưng Yên, Tòa án nhân dân tối cao, Website:
– xem thêm phần phụ lục)
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài
sản trung bình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và
toàn quốc giai đoạn 2009 – 2013 (tính trên 100.000 dân)

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa
án nhân dân tỉnh Hưng Yên, Tòa án nhân dân tối cao, Website:
– xem thêm phần phụ lục)


11


Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ ta thấy: Trong khoảng thời gian từ năm
2009 đến năm 2013, tỉnh Bắc Ninh có mức độ phổ biến của tội trộm cắp tài sản cao
nhất, thể hiện chỉ số tội phạm là 21,66 và chỉ số người phạm tội 36. So với tỉnh lân
cận là Hưng Yên, một tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế tương đương nhưng Bắc
Ninh có chỉ số tội phạm tội trộm cắp cao hơn hẳn Hưng Yên (chỉ số tội phạm là
15,5; chỉ số người phạm tội là 26,68). Và so với thành phố Hà Nội và toàn quốc thì
chỉ số tội phạm của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng cao hơn
nhiều. Điều này cho thấy mức độ phổ biến cao của loại tội này trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh trong những năm gần đây.
 Về tội phạm ẩn
Những thông số về số vụ phạm tội cũng như số người phạm tội ở trên cho ta
thấy một phần của “bức tranh” tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2009 – 2013. Còn một phần của “bức tranh” chưa được làm rõ, đó chính là tội
phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. “Tội phạm ẩn là các
tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì
không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội
phạm” [3, tr. 103]. Việc xác định tội phạm ẩn là vô cùng khó khăn và phức tạp.
Chúng ta không thể xác định chính xác được số lượng tội phạm ẩn mà chỉ có thể
tiếp cận đến mức độ nhất định.
Tội phạm ẩn là một bộ phận của tổng số các tội phạm trộm cắp tài sản đã
xảy ra trên thực tế. Không phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và
xử lý hình sự, mà có những tội phạm xảy ra nhưng do có nhiều lý do khác nhau mà
không bị phát hiện và xử lý hình sự, do vậy không có trong thống kê hình sự. Tội
phạm ẩn có hai hình thái là tội phạm ẩn chủ quan và tội phạm ẩn khách quan. Việc
xác định tội phạm ẩn thường được thực hiện qua một số phương pháp như phương
pháp tự thuật, phương pháp điều tra nạn nhân… nhưng sự đánh giá về mức độ thì
chỉ có thể là tương đối. Tội trộm cắp tài sản bản thân nó đã có yếu tố “lén lút”,
khuynh hướng ẩn rất lớn và tâm lý người phạm tội lúc nào cũng muốn che giấu cho
hành vi mà mình đã gây ra, hơn nữa trong một số trường hợp nạn nhân có tâm lý



12

không muốn khai báo hoặc những người biết về vụ phạm tội nhưng do sợ bị trả thù
nên không khai báo. Vì vậy, việc xác định tội phạm ẩn của tội phạm trộm cắp tài
sản là vô cùng khó khăn.
Để đánh giá một phần tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản, tác giả đã tiến
hành thu thập:
Số liệu khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh và số liệu xét xử
của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 1.6: Số vụ bị khởi tố, xét xử về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Số vụ khởi tố

Số vụ xét xử

Tỷ lệ %

(1)

(2)

(3=2/1*100)

2009

223

205


91,93%

2010

202

178

88,12%

2011

251

226

90,04%

2012

303

267

88,12%

2013

304


268

88,16%

Tổng

1.283

1.144

89,17%

Năm

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Trong 5 năm (2009 – 2013) tổng số có 1.283 vụ bị khởi tố về tội trộm cắp
tài sản nhưng chỉ có 1.144 vụ bị xét xử về tội phạm này. Như vậy, có 10,83% số vụ
trộm cắp tài sản bị khởi tố mà không bị đưa ra xét xử [7]. Ngoài số vụ tồn đọng
chưa giải quyết, có nhiều trường hợp người phạm tội trộm cắp tài sản bị Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Việc đình
chỉ điều tra, đình chỉ vụ án có thể vì các lý do như: đã hết thời hiệu điều tra mà
không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS), đã hết thời hiệu
truy cứu TNHS, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, miễn truy
cứu TNHS. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có một tỷ lệ ẩn nhất định trong
số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản bị khởi tố mà không bị đưa ra xét xử.


13


Bên cạnh đó, cũng phải kể đến những trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế
nhưng người dân không trình báo hoặc do lỗi (thuộc về cả nguyên nhân khách quan
và chủ quan) của các cơ quan chức năng.
Tội phạm trộm cắp tài sản này không giống các tội phạm khác như tội phạm
giết người, cướp giật tài sản, các tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng…có tỷ lệ
ẩn thấp vì những tội đó thường khó che giấu, mức độ bộc lộ thông tin lớn, khả năng
lan truyền thông tin nhanh bởi hậu quả của nó thường là nghiêm trọng, người dân
dễ phát hiện. Tội phạm trộm cắp tài sản có tỷ lệ ẩn khá cao, đặc biệt là các trường
hợp phạm tội ít nghiêm trọng, và nó có thể ẩn cả từ phía người bị hại và cơ quan
chức năng. Việc phát hiện tội phạm ẩn có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng và tội phạm nói chung. Mặc
dù số liệu về tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản chỉ mang tính tương đối nhưng
thông qua những số liệu này cùng với số liệu về tội phạm rõ đã cho chúng ta thấy rõ
hơn “bức tranh” của thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2009 – 2013.
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Trước hết, tác giả nghiên cứu về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 đến năm 2013. Xem xét cơ cấu là xem xét tỉ trọng của
từng bộ phận của mỗi cơ cấu để từ đó chúng ta rút ra được những nhận xét nhất
định về tính chất của tội phạm [3, tr. 117].
Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản được tác giả xem xét theo những tiêu chí sau:


Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội phạm

Trên cơ sở nghiên cứu 200 bản án hình sự sơ thẩm với 304 người phạm tội
bị xét xử về tội trộm cắp tài sản của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh trong vòng 5 năm, tác giả có bảng thống kê sau:



14

Bảng 1.7: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội phạm
Tội ít nghiêm

Tội nghiêm

Tội rất nghiêm

Tội đặc biệt

trọng

trọng

trọng

nghiêm trọng

304 bị cáo

230

61

9

4


100%

75,7%

20%

2,9%

1,3%

Tổng

(Nguồn: 200 Bản án hình sự sơ thẩm)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội phạm

(Nguồn: 200 Bản án hình sự sơ thẩm)
Chúng ta có thể thấy tội trộm cắp tài sản ở Bắc Ninh tập trung vào loại tội ít
nghiêm trọng, theo khoản 1 Điều 138 BLHS, chiếm 75,7%; sau đó là tội nghiêm
trọng theo khoản 2 Điều 138 BLHS chiếm 20%, tội rất nghiêm trọng theo khoản 3
Điều 138 có 2,9% và đặc biệt trong 200 bản án tác giả đã nghiên cứu có 4 bị cáo bị
xét xử vào tội đặc biệt nghiêm trọng, chiếm tỉ lệ 1,3%.


Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã được

áp dụng
Bảng 1.8: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã
được áp dụng
Loại và mức hình phạt đã đƣợc áp dụng
Số ngƣời phạm tội Tỷ lệ %

Cải tạo không giam giữ
37
2%
Tù từ dưới 3 năm nhưng cho
513
26,9%
hưởng án treo
Tù từ 3 năm trở xuống
988
51,9%
Tù có thời hạn
Tù trên 3 năm đến 7 năm
327
17,2%
Tù trên 7 năm đến 15 năm
31
1,6%
Tù trên 15 năm đến 20 năm
9
0,5%
Tổng
1.905
100%
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)


15

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã
được áp dụng


(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Theo thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh và nhìn vào
bảng thống kê, biểu đồ cho ta thấy, giai đoạn 2009 – 2013: Trong tổng số 1.905 bị
cáo đã bị xét xử về tội trộm cắp tài sản, hầu hết các bị cáo đều bị áp dụng hình phạt
tù có thời hạn là 1.868 chiếm 98,1%; chỉ có 37 bị cáo, chiếm 2% bị áp dụng hình
phạt cải tạo không giam giữ.
Trong số 1.868 bị cáo bị xử phạt tù: có 988 bị cáo bị xử phạt tù từ 3 năm
trở xuống, chiếm đa số 51,9%. Chiếm tỷ lệ thứ hai là số bị cáo phạm tội trộm cắp tài
sản bị áp dụng mức hình phạt tù từ dưới 3 năm nhưng cho hưởng án treo (513 bị
cáo, chiếm 26,9%), số bị cáo được áp dụng hình phạt tù trên 3 năm đến 7 năm cũng
chiếm tỷ lệ lớn với 327 bị cáo, chiếm 17,2% số bị cáo bị xét xử về tội trộm cắp tài
sản trong năm năm qua.
Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, ta có bảng số liệu
sau:
Bảng 1.9: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội
Tổng số

Đồng phạm

Phạm tội riêng lẻ

1.144 vụ

297

847

100%


26%

74%

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)


16

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội

(Nguồn:Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tội trộm cắp tài sản ở Bắc Ninh trên thực tế chủ
yếu được thực hiện dưới hình thức phạm tội riêng lẻ, chiếm 74%; hình thức phạm
tội đồng phạm chiếm 26%. Phần lớn các vụ án phạm tội theo hình thức riêng lẻ
người phạm tội thường trộm những tài sản có giá trị tài sản thấp, lợi dụng sở hở
trộm cắp ví dụ như trộm xe đạp ở phòng trọ, ở quán internet…Thực tế cho thấy so
với các trường hợp phạm tội thông thường thì phạm tội dưới hình thức đồng phạm
có tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm hơn nhiều từ phương thức, thủ đoạn phạm tội
và ngay cả việc che giấu tội phạm cũng như để lại hậu quả xấu cho đời sống cộng
đồng. Đồng phạm thường có người giúp sức như canh gác, đứng che tầm nhìn của
người có tài sản, gây mất cảnh giác hoặc chặn đường, gây cản trở lực lượng truy
đuổi để người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản lẩn tránh.
Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn thực hiện tội phạm
Bảng 1.10: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội
Địa bàn
Thành phố Bắc Ninh
Thị xã Từ Sơn
Yên Phong

Quế Võ
Thuận Thành
Tiên Du
Gia Bình
Lương Tài
Tổng

Số vụ
Tỷ lệ %
237
20,7%
189
16,5%
148
12,9%
144
12,6%
115
10,1%
109
9,5%
104
9,1%
98
8,6%
1.144
100%
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)



17

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, trong giai đoạn 2009 – 2013, tội
phạm trộm cắp tài sản ở Bắc Ninh xảy ra nhiều nhất trên địa bàn Thành phố Bắc
Ninh. Năm năm trở lại đây, chỉ riêng Thành phố Bắc Ninh đã xét xử 237 vụ trộm
cắp tài sản, chiếm 20,7% tổng số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn toàn tỉnh. Thị xã
Từ Sơn cũng xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản có 201 vụ, chiếm tỷ lệ 16,5%. Tiếp đó
là 2 huyện Quế Võ và Yên Phong, mỗi huyện chiếm tỷ lệ trên 12% tổng số vụ trộm
cắp tài sản của toàn tỉnh. Các huyện còn lại có tỷ lệ thấp hơn, 10% và dưới 10% và
thấp nhất là huyện Lương Tài, chiếm 8,6%. Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính
trị và kinh tế của cả tỉnh Bắc Ninh, có nền kinh tế phát triển; Thị xã Từ Sơn là thị xã
giáp ranh với thủ đô Hà Nội, cũng là vùng kinh tế phát triển không kém Thành phố
Bắc Ninh. Hai huyện Quế Võ và Yên Phong cũng đạt được nhiều thành tựu trong
phát triển kinh tế, đặc biệt là vùng có nhiều khu công nghiệp, nhiều công dân ở
nhiều địa phương khác nhau về kiếm sống. Có thể nói tội phạm trộm cắp tài sản
xuất hiện nhiều hơn ở những khu vực có nền kinh tế phát triển hơn.


Cơ cấu của tội trộm cắp tài
sản theo địa điểm phạm tội

Bên cạnh việc nghiên cứu địa bàn phạm tội của tội phạm trộm cắp tài sản
theo địa giới hành chính, chúng ta còn có thể xem xét cơ cấu của tội phạm này theo
địa điểm phạm tội.
Bảng 1.11: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm phạm tội



×