Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tội quảng cáo gian dối trong bộ luật hình sự việt nam và trong luật hình sự hoa kỳ dưới góc độ so sánh luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ GẤM

TỘI QUẢNG CÁO GIAN DỐI TRONG BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VÀ TRONG LUẬT HÌNH SỰ HOA KỲ
DƢỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH LUẬT
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐĂNG DOANH

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của Thầy giáo, TS. Lê Đăng Doanh.
- Mọi nội dung tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng
tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
- Nếu có sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Tác giả luận văn

Vũ Thị Gấm


LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu là luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, các thầy cô trong Khoa sau đại học và Trung
tâm thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Con xin cảm ơn Bố, Mẹ và gia đình đã luôn động viên, tin tưởng con.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị và
bạn bè gần xa.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo, TS. Lê Đăng Doanh,
người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Gấm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ...........................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài...................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ..........................................................................4
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài .................................................4
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn .....................................................5
7. Cơ cấu của luận văn ............................................................................................5

Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI QUẢNG CÁO GIAN DỐI .....6
1.1. Khái niệm quảng cáo .......................................................................................6
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội quảng cáo gian dối trong pháp luật
Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ...............................................................................9
Chƣơng 2. TỘI QUẢNG CÁO GIAN DỐI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VÀ TRONG LUẬT HÌNH SỰ HOA KỲ.........................................17
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội quảng cáo gian dối trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam so sánh với luật hình sự Hoa Kỳ ..................................................................17
2.2. Hình phạt đối với tội quảng cáo gian dối trong Bộ luật Hình sự Việt Nam so
sánh với luật hình sự Hoa Kỳ ...............................................................................52
2.3. Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định về tội quảng cáo gian dối
trong Bộ luật Hình sự Việt Nam ...........................................................................56
KẾT LUẬN ..............................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt

Đƣợc hiểu là

BLHS

Bộ luật Hình sự

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

FTC


Ủy ban thương mại liên bang

Nxb

Nhà xuất bản

TNHS

Trách nhiệm hình sự


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, quảng cáo đã trở nên hết sức quen thuộc với mỗi người và ngày
càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Quảng cáo không chỉ
chuyển tải thông tin đến công chúng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu
hút người tiêu dùng đến với hàng hóa, dịch vụ, qua đó thúc đẩy sự phát triển thị
trường. Thông qua quảng cáo, công chúng được tiếp cận với các thông tin, được
biết đến nhiều hàng hóa, dịch vụ để lựa chọn.
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, tuy chưa có một nền công nghiệp quảng cáo phát triển nhưng hoạt động
quảng cáo đang bùng phát ngày càng mạnh mẽ. Trong tình hình ấy, quảng cáo ngày
càng phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những quảng cáo trung thực, lành mạnh vẫn còn nhiều
những quảng cáo gian dối ảnh hưởng tiêu cực đến công chúng, đến môi trường kinh
doanh và nền kinh tế nói chung.
Với kinh nghiệm quản lý và lập pháp về quảng cáo còn hạn chế, việc ngăn
chặn và xử lý hành vi quảng cáo gian dối là một khó khăn đối với Việt Nam. Dưới

góc độ luật hình sự, Điều 168 BLHS Việt Nam đã quy định về tội quảng cáo gian
dối, tạo cơ sở pháp lý về mặt hình sự nhằm xử lý đối với hành vi quảng cáo gian dối
Tuy nhiên, quy định về tội quảng cáo gian dối cũng như các quy định có liên quan
vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc nhận thức và áp dụng. Về
mặt khoa học, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu chi tiết nào về tội
quảng cáo gian dối trong BLHS Việt Nam cũng như nghiên cứu về tội quảng cáo
gian dối trong BLHS Việt Nam dưới góc độ so sánh luật.
Để góp phần hoàn thiện quy định của BLHS về tội quảng cáo gian dối ở Việt
Nam nói riêng, pháp luật về quảng cáo nói chung cần có sự nghiên cứu tham khảo
từ pháp luật của các nước khác. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Hoa Kỳ) là nước có nền
kinh tế nói phát triển, nền công nghiệp quảng cáo chuyên nghiệp, có sức ảnh hưởng
toàn cầu. Các hành vi quảng cáo gian dối ở Hoa Kỳ cũng diễn ra hết sức phức tạp.


2
Hành vi quảng cáo gian dối đã được luật hình sự liên bang và nhiều bang quy định
là tội phạm. Với bề dày kinh nghiệp lập pháp và quản lý hoạt động quảng cáo của
Hoa Kỳ, việc nghiên cứu so sánh quy định của BLHS Việt Nam về tội quảng cáo
gian dối với quy định tương ứng của luật hình sự Hoa Kỳ có thể giúp chúng ta tìm
ra những nội dung hợp lý nhất định, góp phần hoàn thiện quy định về tội quảng cáo
gian dối trong BLHS Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn “Tội quảng cáo gian dối trong
Bộ luật Hình sự Việt Nam và trong luật hình sự Hoa Kỳ dưới góc độ so sánh luật”
làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. T nh h nh nghi n cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề về quảng cáo gian dối đã được đề cập trong một số công
trình nghiên cứu khoa học cũng như một số sách báo. Dưới góc độ pháp luật kinh tế
có thể kể đến một số công trình khoa học như “Pháp luật thương mại về hoạt động
quảng cáo và khuyến mại: Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học,

Trần Dũng Hải, Hà Nội, 2004; “Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Thu Trang, Hà Nội, 2004;…Tuy
nhiên, những công trình này chưa thực sự đi sâu phân tích hành vi quảng cáo gian
dối một cách chi tiết, đầy đủ.
Dưới góc độ so sánh luật có thể kể đến bài viết “Pháp luật về chống quảng
cáo không trung thực ở Việt Nam và một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật số 10/1997 (Nguyễn Bá Diến) với những liên hệ so sánh cơ bản về các
quy định pháp luật cũng như thực tiễn xử lý các quảng cáo không trung thực ở Việt
Nam và một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, do so sánh pháp luật một cách tổng
quát nên bài viết không có sự phân tích so sánh sâu sắc hành vi quảng cáo không
trung thực dưới góc độ luật hình sự.
Dưới góc độ nghiên cứu luật hình sự, mặc dù tội quảng cáo gian dối đã được
đưa vào BLHS gần 15 năm, nhưng cho tới nay có rất ít các bài viết cũng như công
trình nghiên cứu về tội phạm này, chủ yếu nằm trong một số giáo trình như Giáo


3
trình luật hình sự Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân,
2002), trong các sách chuyên khảo như Tìm hiểu các tội phạm xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế (PGS.TS Nguyễn Quốc Nhật, Nxb Lao Động, 2003); Bình luận khoa
học Bộ luật Hình sự phần các tội phạm, tập VI (Th.S Luật học Đinh Văn Quế, Nxb
TP.Hồ Chí Minh 2006);… Trên Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 11- 2004 (số 22) có
bài viết “Một số vấn đề về tội quảng cáo gian dối theo quy định của Bộ luật Hình sự
năm 1999” (Th.S Trần Văn Dũng). Tuy nhiên, các sách, giáo trình và bài viết này
mới chỉ dừng lại ở việc phân tích khái quát, ngắn gọn về tội phạm dựa trên quy định
của Điều 168 BLHS Việt Nam về tội quảng cáo gian dối mà chưa có những phân
tích cũng như đối chiếu, so sánh với pháp luật nước ngoài.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ có khá nhiều công trình nghiên cứu công phu về quảng cáo gian
dối như “Deceptive Advertising: Behavioral Study of A Legal Concept”, Jef

Richards, Publisher Routledge, 2013; “False advertising and the law: coping with
today's challenges”, Jeffrey S. Edelstein, Practising Law Institute, 1996; “False
advertising and commercial speech: protecting your clients from public and private
threats”, Helene D. Jaffe, Elaine S. Reiss, Practising Law Institute, 1992;
“Consumer protection from deceptive advertising”, Fredric Stuart, Hofstra
University, 1974; “Honesty and competition; false-advertising law and policy
under FTC administration”, George J. Alexander, Syracuse, Syracuse University
Press, 1967,…Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu dưới góc độ
kinh tế hoặc luận giải pháp luật dân sự, hành chính của liên bang, của các bang về
hành vi quảng cáo gian dối.
Dưới góc độ hình sự, tội quảng cáo gian dối được phân tích trong một số
sách như “Trusted Criminals: White Collar Crime In Contemporary Society”,
David O. Friedrichs, Wadsworth Cengage Learning, 2010; “Crime: Computer
Viruses to Twin Towers”, H. Thomas Milhorn, Universal Publishers, 2004; “An
Introduction to Criminal Law”, Philip Carlan, Lisa Nored, Ragan Downey, Jones &
Bartlett Learning, 2011; “Criminal Law”, Joycelyn M. Pollock, Newnes, 2012;


4
“Enccyclopedia of white collar & corporate crime”, Lawrencem Salinger, A Sage
Publication, 2004,…Tuy nhiên, hầu như không có công trình nào nghiên cứu so
sánh tội quảng cáo gian dối theo luật hình sự Hoa Kỳ với luật hình sự nước khác.
3. Phạm vi nghi n cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và so sánh luật. Trong đó,
tác giả tập trung phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về tội quảng cáo gian
dối thông qua quy định tại Điều 168 BLHS Việt Nam, so sánh với các quy định của
pháp luật hiện hành của liên bang cũng như của một số bang của Hoa Kỳ về tội
quảng cáo gian dối.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –

Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.
Tác giả đã thực hiện phương pháp phân tích để làm rõ từng vấn đề được đặt
ra trong luận văn. Cùng với đó, ở mỗi mục, mỗi chương, tác giả cũng đã sử dụng
phương pháp tổng hợp để rút ra những kết luận cơ bản. Đặc biệt, tác giả luôn sử
dụng phương pháp so sánh trong quá trình nghiên cứu về tội quảng cáo gian dối
theo BLHS Việt Nam và theo luật hình sự Hoa Kỳ, từ đó rút ra những kết luận cần
thiết.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
5.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ quy định của BLHS Việt
Nam về tội quảng cáo gian dối và chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa
BLHS Việt Nam với luật hình sự Hoa Kỳ về tội quảng cáo gian dối, từ đó có thể rút
ra những hạt nhân hợp lý góp phần hoàn thiện luật hình sự Việt Nam về tội quảng
cáo gian dối.
5.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài:
Đề tài có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Khái quát lý luận về quảng cáo;


5
- Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội quảng cáo gian dối trong pháp luật
Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ;
- Phân tích Điều 168 BLHS Việt Nam với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và
hình phạt đối với tội quảng cáo gian dối;
- Phân tích quy định của luật hình sự Hoa Kỳ về tội quảng cáo gian dối;
- Nhận xét, so sánh quy định của BLHS Việt Nam và luật hình sự Hoa Kỳ về
tội quảng cáo gian dối;
- Đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện luật hình sự Việt Nam về tội
quảng cáo gian dối.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Bên cạnh những phân tích cơ bản về tội quảng cáo gian dối trong BLHS Việt
Nam, luận văn đã phân tích, so sánh BLHS Việt Nam và luật hình sự Hoa Kỳ về tội
quảng cáo gian dối. Từ đó, luận văn đã rút ra những nội dung cần thiết có thể tiếp
thu từ quy định của luật hình sự Hoa Kỳ về tội phạm này. Cùng với đó, luận văn
cũng đã đưa ra những kiến nghị hoàn thiện luật hình sự Việt Nam về tội quảng cáo
gian dối.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 2 chương sau:
Chương 1. Một số vấn đề chung về tội quảng cáo gian dối
Chương 2. Tội quảng cáo gian dối trong Bộ luật Hình sự Việt Nam và trong
luật hình sự Hoa Kỳ


6
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI QUẢNG CÁO GIAN DỐI
1.1. Khái niệm quảng cáo
1.1.1. Khái niệm quảng cáo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, quảng cáo đã từng xuất hiện trước năm 1945 trên các ấn phẩm
định kỳ song chỉ ở mức độ đơn lẻ, không đáng kể. Sau năm 1954, các quảng cáo
trong nước được đăng tải trên các báo miền Nam, vùng Mỹ và chính quyền Sài Gòn
kiểm soát. Ở miền Bắc hầu như hoàn toàn vắng bóng quảng cáo [30, tr.158].
Sau khi nước nhà thống nhất, vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX, cùng
với đường lối của Đảng phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, quảng cáo thương mại đã bắt đầu có mặt trên các
trang báo, tạp chí, trong các chương trình phát thanh, truyền hình. Nguồn kinh phí
từ quảng cáo dần tăng lên, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các cơ quan
truyền thông đại chúng ở nước ta [30, tr.158].
Dưới góc độ ngôn ngữ, quảng cáo đơn giản chỉ là một hoạt động thông tin,

có tính chất thông báo rộng rãi, nhưng trong đời sống kinh tế, pháp lý, “quảng cáo”
có không gian tồn tại riêng của nó [15, tr.33].
Dưới góc độ kinh tế, Đại từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa “quảng cáo”
là: “tuyên truyền, giới thiệu bằng nhiều hình thức về hàng hóa, dịch vụ hay về hãng
kinh doanh hàng hóa đó nhằm hấp dẫn và thuyết phục người mua để đẩy mạnh việc
tiêu thụ hàng hóa” [34].
Dưới góc độ pháp luật, ở Việt Nam, khái niệm quảng cáo có sự điều chỉnh,
thay đổi thể hiện qua các văn bản pháp luật về quảng cáo trong từng thời kỳ. Theo
Nghị định số 194/CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/1994 về hoạt động quảng
cáo trên lãnh thổ Việt Nam thì: “Hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và
thông báo rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi,
biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất – kinh doanh – dịch vụ”
(Điều 1, Nghị định số 194/CP).


7
Đến Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, “quảng cáo” được hiểu là “giới thiệu
đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ
có mục đích sinh lợi và dịch vụ không có mục đích sinh lợi” (Khoản 1, Điều 4 Pháp
lệnh Quảng cáo năm 2001). Theo đó, “quảng cáo” bao gồm cả quảng cáo thương
mại  giới thiệu về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi và
quảng cáo phi thương mại  giới thiệu về dịch vụ không có mục đích sinh lợi. Khái
niệm này được xây dựng với quan điểm: mặc dù những hoạt động quảng cáo phi
thương mại, không có mục đích sinh lợi nhưng cũng phải được điều chỉnh theo một
hành lang pháp lý để đảm bảo tính thống nhất, tính trung thực, tính chính xác, tính
văn hóa, góp phần bảo vệ quyền lợi của người quảng cáo cũng như người tiếp nhận
quảng cáo.
Tiếp đó, Luật Quảng cáo năm 2012 thay thế Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001
quy định:
“1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công

chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không
có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
2. Dịch vụ có mục đích sinh lợi là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức,
cá nhân cung ứng dịch vụ; dịch vụ không có mục đích sinh lợi là dịch vụ vì lợi ích
của xã hội không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ”
(Điều 3, Luật Quảng cáo năm 2012).
Theo đó, khái niệm “quảng cáo" đã được nêu một cách cụ thể hơn, phân biệt
rõ ràng hơn với các hoạt động thông tin đơn thuần. Tuy nhiên, “quảng cáo” vẫn
được quy định có nội hàm rất rộng giống như khái niệm “quảng cáo” trong Pháp
lệnh Quảng cáo năm 2001 (vẫn bao gồm việc giới thiệu đến dịch vụ không có mục
đích sinh lợi).
Bên cạnh khái niệm “quảng cáo”, trong pháp luật Việt Nam còn tồn tại khái
niệm “quảng cáo thương mại”. Khái niệm này được quy định trong Luật Thương
mại năm 2005 như sau:“Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại


8
của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ của mình” (Điều 102 Luật Thương mại năm 2005). Theo đó, “quảng cáo
thương mại” chỉ là một bộ phận của “quảng cáo”.
1.1.2. Khái niệm quảng cáo ở Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ, quảng cáo đã xuất hiện trên các tập thông tin (tiền thân của nhật
báo sau này) từ những năm 1800. Lúc này, quảng cáo mới là phương tiện rao vặt và
chưa mang ý nghĩa nhiều. Sang thế kỷ XIX, quảng cáo đã hướng tới mục đích mở
rộng thị trường với hãng quảng cáo đầu tiên trên thế giới ra đời ở Philadenphia (Hoa
Kỳ) có tên Velney Palmer [5]. Hoa Kỳ được coi là nước đi đầu trong hoạt động
quảng cáo trên các sóng điện từ. Người ta ví các chương trình quảng cáo của Hoa
Kỳ là “một giấc mơ về nền văn minh Mỹ, một giấc mơ có sức cuốn hút kỳ lạ đối với
hàng triệu người trên khắp thế giới”[64].

Về mặt ngôn ngữ, ở Hoa Kỳ, “quảng cáo” (“advertising”) được hiểu là:
“1. Hoạt động thu hút sự chú ý của công chúng nhằm xúc tiến việc mua bán;
2. Hoạt động kinh doanh sản xuất và lưu hành các quảng cáo” [43, tr.168].
Theo đó, tính chất thương mại là thuộc tính gắn liền với quảng cáo.
Dưới góc độ marketing, theo quan điểm của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
(American Marketing Association) thì “quảng cáo” là “Việc bố trí những lời giới
thiệu hoặc thông điệp thuyết phục trong không gian, thời gian phải trả tiền thông qua
các phương tiện đa dạng của các doanh nghiệp kinh doanh, các tổ chức phi lợi
nhuận, các cơ quan chính phủ, cá nhân muốn thông tin và/hoặc thuyết phục những
người thuộc thị trường mục tiêu hoặc công chúng về các sản phẩm, dịch vụ, các tổ
chức hoặc các sáng kiến của họ” [42]. Theo đó, “quảng cáo” có nội hàm rất rộng,
bao gồm tất cả các hoạt động thông tin, tuyên truyền rộng rãi thông qua các phương
tiện phải trả tiền của tất cả các chủ thể trong xã hội, không chỉ là thông tin về sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoạt động kinh doanh mà còn về các tổ chức, các sáng kiến.
Dưới góc độ pháp luật, hoạt động quảng cáo được điều chỉnh bởi rất nhiều
quy định có liên quan của liên bang và các bang. Các văn bản này thường là luật về
bảo vệ người tiêu dùng, luật chống cạnh tranh không lành mạnh,…Trong đó,


9
“quảng cáo” luôn được hiểu là hoạt động mang tính thương mại, không bao gồm
quảng cáo về các dịch vụ không có mục đích sinh lợi như ở Việt Nam. Dưới góc độ
liên bang, hai văn bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo chủ yếu là Luật của Ủy ban
thương mại liên bang (Luật FTC) và Luật Lanham tuy không đưa ra định nghĩa về
quảng cáo nhưng thông qua các quy định điều chỉnh về quảng cáo gian dối, quảng
cáo so sánh đều thể hiện quan niệm “quảng cáo” trùng với khái niệm “quảng cáo
thương mại”. Pháp luật các bang cũng có quan điểm tương tự. Có bang đã đưa ra
giải thích về “quảng cáo” như sau: “Quảng cáo bao gồm các nỗ lực thông qua công
bố, tuyên truyền, gạ gẫm hoặc lưu hành, bằng miệng hoặc bằng văn bản để lôi kéo
trực tiếp hoặc gián tiếp bất cứ người nào tham gia một giao dịch hoặc đạt được

quyền, lợi ích đối với dịch vụ, hàng hóa nào đó” (Khoản 1, Tiết 44-1521 Tổng luật
Arizona). Trong đó, dịch vụ, hàng hóa được hiểu theo ý nghĩa thương mại, không
bao gồm dịch vụ không có mục đích sinh lợi. “Quảng cáo” do đó không có ý nghĩa
bao gồm cả “quảng cáo phi thương mại”.
Như vậy, về mặt ngôn ngữ, “quảng cáo” ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam đều được
hiểu thống nhất là hoạt động thông tin đến công chúng nhằm thu hút công chúng
đến với những gì được quảng cáo. Tuy nhiên, quy định của pháp luật Việt Nam về
khái niệm “quảng cáo” có sự khác biệt so với pháp luật của Hoa Kỳ. Theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành, “quảng cáo” không chỉ bao gồm “quảng cáo
thương mại” mà bao gồm cả “quảng cáo phi thương mại” (quảng cáo về sản phẩm,
dịch vụ không có mục đích sinh lợi). Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Hoa
Kỳ, “quảng cáo” được hiểu đồng nhất với “quảng cáo thương mại” và không phát
sinh khái niệm “quảng cáo phi thương mại”.
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội quảng cáo gian dối trong pháp
luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ
1.2.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội quảng cáo gian dối trong pháp
luật Việt Nam
Pháp luật Việt Nam có lịch sử rất lâu dài. Tuy nhiên, do điều kiện lưu trữ tài
liệu còn nhiều hạn chế nên trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu


10
lịch sử lập pháp hình sự về tội quảng cáo gian dối trong pháp luật Việt Nam kể từ
khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945 cho đến nay. Theo đó,
có thể xem xét lịch sử lập pháp hình sự về tội quảng cáo gian dối trong dòng lịch sử
lập pháp hình sự Việt Nam theo các giai đoạn dưới đây:
Thứ nhất, giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi BLHS năm 1985 có hiệu lực
Trong giai đoạn này, vấn đề quảng cáo mới chỉ báo hiệu sự manh nha phát
triển. Thời kỳ này chưa có các quy định điều chỉnh hoạt động quảng cáo. Trong các
văn bản có ý nghĩa là nguồn của luật hình sự cũng chưa quy định về tội quảng cáo

gian dối.
Thứ hai, giai đoạn từ khi BLHS năm 1985 có hiệu lực đến trước khi
BLHS năm 1999 có hiệu lực
BLHS năm 1985 chưa có quy định về tội quảng cáo gian dối.
Ở Việt Nam giai đoạn này cũng chưa có một văn bản quy định thống nhất,
toàn diện về hoạt động quảng cáo. Các quy định về quảng cáo tuy mới được hình
thành nhưng cũng đã quan tâm đến việc điều chỉnh hành vi quảng cáo sai sự thật,
tạo tiền đề cho việc hình thành quy định về tội quảng cáo gian dối sau này.
Văn bản đầu tiên hướng dẫn hoạt động quảng cáo là Chỉ thị về công tác
quảng cáo số 738/VP do Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch ban hành
ngày 10 tháng 08 năm 1990, trong đó mới yêu cầu về tính trung thực và chính xác
của quảng cáo. Tiếp đó, ngày 31 tháng 12 năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 194-CP về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. Nghị định này
không chỉ đưa ra yêu cầu về tính trung thực và chính xác của quảng cáo mà đã có
quy định nghiêm cấm “quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích quốc
gia, tổ chức, cá nhân” (Khoản 7 Điều 6).
Bên cạnh các quy định điều chỉnh hoạt động quảng cáo, giai đoạn này còn có
một số các quy định cấm hành vi quảng cáo gian dối, quảng cáo sai sự thật thuộc
các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, Bộ luật Lao động năm 1994 nghiêm cấm “hành vi dụ
dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ
việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật” (Điều 19); Luật Thương mại


11
năm 1997 cấm thương nhân có hành vi “quảng cáo dối trá” (điểm đ, Khoản 3, Điều
9), “quảng cáo sai với sự thật của hàng hoá, dịch vụ về một trong các nội dung sau:
quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, phương
thức phục vụ, thời hạn bảo hành” (Khoản 6 Điều 192); Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng năm 1999 liệt kê một trong những hành vi bị cấm là hành vi “quảng
cáo sai sự thật” (Điều 7).

Cùng với quy định cấm quảng cáo sai sự thật, pháp luật Việt Nam giai đoạn
này cũng đã có quy định về xử phạt hành chính tương ứng. Theo Điều 27, Nghị
định 88/NĐ-CP ngày 14/12/1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các
hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và phòng chống một số tệ nạn xã hội, hành vi
quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng,
ngoài ra còn bị buộc tháo dỡ bảng, biển quảng cáo.
Như vậy, cho đến trước khi BLHS năm 1999 có hiệu lực, ở Việt nam vẫn
chưa có quy định hành vi quảng cáo gian dối là tội phạm.
Thứ ba, giai đoạn từ khi BLHS năm 1999 có hiệu lực đến nay
BLHS năm 1999 ra đời đã lần đầu tiên ghi nhận một tội phạm trong lĩnh vực
quảng cáo là tội quảng cáo gian dối.
“Điều 168. Tội quảng cáo gian dối:
1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một
trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến
ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Sự ra đời của Điều 168 BLHS 1999 về tội quảng cáo gian dối cùng các quy
định có liên quan là một trong những nhân tố thể hiện tính toàn diện, đồng bộ về lập
pháp hình sự của Việt Nam, đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình hình mới trong điều
kiện kinh tế thị trường.


12
Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện.
Trong lĩnh vực quảng cáo, Pháp lệnh Quảng cáo ban hành năm 2001 đã quy định
tương đối toàn diện về hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, Pháp lệnh mới chỉ liệt kê
một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo là “quảng cáo gian

dối” (Khoản 4 Điều 5) mà chưa có hướng dẫn, giải thích cụ thể hành vi này.
Năm 2012, Luật Quảng cáo ra đời thay thế Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001,
trở thành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Luật đầu tiên điều chỉnh hoạt
động quảng cáo với triển vọng “sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về hoạt động quảng cáo và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo
hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [9]. Luật Quảng cáo năm
2012 đã quy định toàn diện hơn so với Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 về các nội
dung của hoạt động quảng cáo. Ví dụ như: chủ thể, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
quảng cáo, phương tiện quảng cáo, các hành vi bị cấm, xử lý vi phạm cũng như
quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.v.v…Điều này đã giúp cho việc nhận
thức về Điều 168 BLHS được rõ ràng hơn.
Trong các lĩnh vực khác, quảng cáo gian dối tiếp tục được quy định, phát
triển trong các văn bản pháp luật. Chẳng hạn, Bộ luật Lao động năm 1994 sau nhiều
lần sửa đổi vẫn giữ nguyên quy định tại Điều 19. Bộ luật Lao động năm 2012 thay
thế Bộ luật Lao động năm 1994 vẫn cấm hành vi: “Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo
gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái
pháp luật” (Khoản 6, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2012). Luật Thương mại năm
2005 (Khoản 7, Điều 109) cũng quy định giống với Khoản 6, Điều 92 Luật Thương
mại năm 1997 ở chỗ cấm hành vi “Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung
số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao
bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ”.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 không chỉ dừng lại ở việc
liệt kê hành vi bị cấm như trong Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
1999 mà còn đã làm rõ hơn về hành vi quảng cáo lừa dối hoặc gây nhầm lẫn trong
lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Đó là “lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu


13
dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy

đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
cung cấp;
b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ” (Khoản 1, Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng năm 2010).
Ngoài các văn bản pháp luật nêu trên còn có rất nhiều các văn bản thuộc các
lĩnh vực khác cấm hành vi quảng cáo sai sự thật. Chẳng hạn hành vi quảng cáo sai
sự thật trong ngành y tế bị cấm theo Pháp lệnh về hành nghề y dược tư nhân năm
2003 (Khoản 3 Điều 20, Khoản 4 Điều 25) hoặc Luật Khám chữa bệnh năm 2009
(Khoản 7 Điều 6) hay quy định cấm quảng cáo sai sự thật trong lĩnh vực cạnh tranh
(Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004), trong lĩnh vực bán hàng đa cấp
(Khoản 8, Khoản 9 Điều 7; Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày
24/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp).v.v…
Cùng với việc quy định về cấm quảng cáo sai sự thật, pháp luật nước ta cũng
quy định việc xử lý với những người có hành vi quảng cáo sai sự thật, quảng cáo
gian dối. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật (Điều 11, Luật Quảng cáo năm 2012).
Có thể thấy ở Việt Nam, cùng với sự non trẻ của hoạt động quảng cáo, pháp
luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung, tội quảng cáo gian dối nói riêng ra
đời khá muộn. Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh các hoạt động này đang ngày càng
hoàn thiện thể hiện ở việc quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn về hoạt động quảng cáo
cũng như quảng cáo gian dối. Đặc biệt, Điều 168 BLHS ra đời đã tạo cơ sở pháp lý
truy cứu TNHS đối với những hành vi quảng cáo gian dối với tính chất, mức độ
nguy hiểm nhất định.



14
1.2.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội quảng cáo gian dối trong pháp
luật Hoa Kỳ
Pháp luật Hoa Kỳ nói chung, luật hình sự Hoa Kỳ nói riêng rất phức tạp với
hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật các bang khác nhau, gắn với lịch
sử hình thành và phát triển hết sức đa dạng. Vì lý do đó, trong phạm vi nghiên cứu
đề tài này, tác giả chỉ nêu một số nét khái quát nhất về lịch sử lập pháp hình sự về
tội quảng cáo gian dối trong pháp luật Hoa Kỳ mà không chia thành các giai đoạn
cụ thể.
Ngay từ Bản tu chính thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ 1791 (The First amendment
to Constitution), quyền tự do ngôn luận trong hoạt động thương mại (bao gồm hoạt
động quảng cáo) đã được bảo vệ [71]. Tuy nhiên, điều này không loại trừ việc ban
hành các quy định chống lại các hoạt động ngôn luận sai trái nói chung, hoạt động
quảng cáo gian dối nói riêng.
Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp quảng cáo, các hành vi quảng
cáo gian dối xuất hiện ở Hoa Kỳ từ rất sớm. Hai nhà tội phạm học là Marchall
Clinard và Peter Yeager đã chỉ ra về phương diện lịch sử có ba ngành công nghiệp
vi phạm pháp luật nhiều nhất là công nghiệp dầu mỏ, công nghiệp tự động và công
nghiệp dược phẩm. Trong đó, quảng cáo gian dối được liệt kê là một trong các hành
vi vi phạm pháp luật phổ biến ở cả ba ngành công nghiệp này [67, tr.190]. Tuy
nhiên, phải đến cuối thế kỷ 19 thì vấn đề quảng cáo gian dối mới thực sự đáng chú ý
khi người tiêu dùng nghi ngờ các thực phẩm được quảng cáo. Lúc này, ở Hoa Kỳ
vẫn chưa có các quy định về quảng cáo để giải quyết vấn đề quảng cáo gian dối mà
mới chỉ có các quy định về thực phẩm sạch.
Phải đến năm 1911 khi Luật Printer’s Ink ra đời, những nỗ lực ban đầu tạo
nên các tiêu chuẩn chống quảng cáo gian dối mới bắt đầu trỗi dậy, tạo tiền đề cho
việc lập pháp cũng như thành lập các tổ chức xử lý các hành vi quảng cáo thương
mại không trung thực. Tuy nhiên, quy định về các yếu tố cấu thành cũng như cơ chế
xử lý hành vi quảng cáo gian dối thời điểm này còn nhiều hạn chế. Hầu hết các vụ
việc có liên quan đều được giải quyết qua thương lượng cá nhân [74].

Năm 1914, Luật của Ủy ban thương mại liên bang (Federal Trade Commission


15
Act) được ban hành. Trong đó, quảng cáo gian dối được coi là một hình thức
thương mại gian dối, không công bằng. Theo quy định của đạo luật này, Ủy ban
thương mại liên bang FTC được thành lập. FTC là cơ quan liên bang chính chống
các hành vi quảng cáo bất hợp pháp [53, tr.10].
Luật FTC có cả quy định về xử lý hành chính và quy định hình phạt hình sự
cho hành vi quảng cáo gian dối (Tiết 52, Tiết 54, Tiết 55). Trong đó, quảng cáo gian
dối chỉ được coi là tội phạm trong một số trường hợp đặc biệt khi quảng cáo gian
dối gắn với ý định lừa đảo hoặc việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo có
khả năng dẫn đến thiệt hại về sức khỏe.
Năm 1938, Luật Wheeler–Lea được ban hành đã sửa đổi một số quy định của
Luật FTC nhưng quy định về quảng cáo gian dối vẫn được giữ nguyên.
Tuy nhiên, sau nhiều năm kể từ khi hành vi quảng cáo gian dối được quy
định trong Luật FTC, các vấn đề về quảng cáo gian dối vẫn chưa được làm rõ. Các
vụ việc được xét xử theo nhận thức của người có thẩm quyền trên cơ sở các tình tiết
cụ thể của từng vụ việc.
Năm 1946, Luật Lanham được ban hành, trong đó cũng cấm hành vi quảng
cáo gian dối. Tuy nhiên, Luật Lanham không nhìn nhận quảng cáo gian dối như một
tội phạm mà chỉ quy định về quảng cáo gian dối dưới góc độ dân sự để người tiêu
dùng và các đơn vị cạnh tranh thực hiện quyền kiện dân sự của mình. Nhưng những
quy định của luật này cũng đã phần nào gợi ý cho việc nhận thức về hành vi quảng
cáo gian dối.
Ngày 14/10/1983, các thành viên của Ủy ban thương mại Hoa Kỳ và Tòa án
Hoa Kỳ đã rà soát lại các án lệ và căn cứ vào nội dung của Luật FTC để đưa ra nhưng
quy tắc thống nhất về khái niệm “gian dối”, tạo cơ sở nhận thức thống nhất về các
hành vi thương mại gian dối nói chung, hành vi quảng cáo gian dối nói riêng [45].
Năm 1985, Bộ luật hình sự mẫu ra đời tuy không có ý nghĩa là một văn bản

pháp luật nhưng là văn bản mang tính tham khảo để các bang căn cứ vào đó xây dựng
BLHS cho riêng mình. Theo Bộ luật này, hành vi quảng cáo gian dối không cấu thành
một tội phạm riêng biệt nhưng đã được liệt kê là một trong những hành vi của tội hoạt
động thương mại lừa dối [(5), (6), (7) Tiết 224-7 BLHS mẫu năm 1985] [52, tr.335].


16
Cho tới nay, Luật FTC vẫn là công cụ pháp lý quan trọng để xử lý hành vi
quảng cáo gian dối với cả chế tài hành chính và chế tài hình sự theo pháp luật liên bang.
Luật FTC cũng trở thành cơ sở để các bang đề ra các đạo luật của riêng mình.
Cả 50 bang đã có đạo luật tương tự Luật FTC và trong nhiều trường hợp sao chép
giống Luật FTC đến nỗi được gọi là “những luật FTC nhỏ” (“Little FTC Acts”).
Trong đó, hành vi quảng cáo gian dối luôn bị cấm. Khi xét xử, hầu hết các bang đều
yêu cầu Tòa án khi giải thích luật của bang phải dùng các quy định của Luật FTC [74].
Ở Hoa Kỳ đã có 44 bang coi hành vi quảng cáo gian dối như một tội phạm.
Trong số đó, hầu hết các bang đều theo hệ thống Common Law (trừ bang
Louisiana). Tuy nhiên, các bang này đều đã ban hành các quy định luật thành văn
về tội quảng cáo gian dối, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xét xử tội phạm
này [75].
Mỗi bang lại có các cách thức quy định khác nhau. Tội quảng cáo gian dối
không chỉ được quy định trong các BLHS hoặc các phần, các chương về tội phạm
thuộc tổng luật mà còn được đề cập trong một số các quy định của pháp luật về
thương mại, bảo vệ người tiêu dùng, cạnh tranh không lành mạnh,…với tính chất
như là nguồn của luật hình sự. Có bang quy định về tội quảng cáo gian dối trong
một điều luật hoặc một vài khoản trong điều luật về quảng cáo hoặc trong điều luật
về các hành vi thương mại lừa dối. Có bang quy định trong nhiều điều luật. Chẳng
hạn, bang Nevada có hẳn một mục bao gồm 8 điều luật (từ Tiết 207-170 đến Tiết
207-177 Tổng luật Nevada) quy định về quảng cáo gian dối, bang North Dakota có
một phần gồm 11 điều luật quy định về quảng cáo gian dối (từ Tiết 51-12-01 và Tiết
51-12-15; từ Tiết 51-12-08 đến Tiết 51-12-15). Bang Georgia cũng có một phần bao

gồm 8 Điều luật (từ Tiết 420 đến Tiết 427 Chương 1, Phần 10 Tổng luật Georgia)
quy định về tội quảng cáo gian dối.
Như vậy, có thể thấy so với pháp luật Việt Nam, các quy định về quảng cáo
gian dối nói chung, tội quảng cáo gian dối nói riêng ở Hoa Kỳ ra đời từ rất sớm với
nhiều quy định khác nhau theo pháp luật liên bang và pháp luật các bang.
Với quan niệm về nguồn của luật hình sự khác với Việt Nam, quy định về tội
quảng cáo gian dối không chỉ thuộc BLHS giống như ở Việt Nam mà còn có thể
thuộc các văn bản pháp luật chuyên ngành.


17
Chƣơng 2
TỘI QUẢNG CÁO GIAN DỐI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VÀ TRONG LUẬT HÌNH SỰ HOA KỲ
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội quảng cáo gian dối trong Bộ luật Hình sự
Việt Nam so sánh với luật hình sự Hoa Kỳ
Tội quảng cáo gian dối theo khoa học luật hình sự Việt Nam cũng như tội
phạm nói chung xét về mặt cấu trúc được hợp thành bởi những yếu tố không thể
tách rời nhau bao gồm: khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt khách
quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Trong đó:
 Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại.
 Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi luật định đã thực hiện hành vi phạm tội.
 Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm
bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng như những điều kiện bên ngoài khác
(công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội,…).
 Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội
phạm bao gồm: Lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. [33, tr.131- 134]
Về mặt lý luận, các yếu tố cấu thành tội phạm theo luật hình sự Hoa Kỳ bao

gồm: sự vi phạm quy định của luật hình sự, khách quan của tội phạm (hành vi phạm
tội dưới dạng hành động hoặc không hành động), chủ quan của tội phạm (yếu tố
tinh thần căn bản của tội phạm), thiệt hại hay hậu quả, quan hệ nhân quả giữa hành
vi và hậu quả [13].
Về tên gọi cũng như việc phân định các yếu tố cấu thành tội phạm có thể có
sự khác nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, về bản chất thì tội phạm theo
khoa học luật hình sự Hoa Kỳ và khoa học luật hình sự Việt Nam đều được xem xét
trong mối quan hệ thống nhất giữa những biểu hiện bên ngoài của tội phạm (hành vi
khách quan của tội phạm, hậu quả của tội phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả của tội phạm) và diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm (yếu tố tinh
thần căn bản của tội phạm). Bên cạnh đó, để làm phát sinh một tội phạm luôn phải


18
có yếu tố chủ thể của tội phạm và một tội phạm bất kỳ cũng luôn đe dọa xâm hại
đến một quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ.
Để có sự thống nhất trong nghiên cứu so sánh tội quảng cáo gian dối theo
BLHS Việt Nam và luật hình sự Hoa Kỳ, tác giả nghiên cứu so sánh dựa trên các
tiêu chí là các yếu tố cấu thành tội phạm theo luật hình sự Việt Nam.
2.1.1. Khách thể của tội quảng cáo gian dối
a) Khách thể của tội quảng cáo gian dối trong Bộ luật H nh sự Việt Nam
Phạm vi “quảng cáo” trong “quảng cáo gian dối” theo Điều 168 BLHS Việt
Nam chỉ được quy định chung chung là “quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ”. Trong
khi đó, khái niệm “quảng cáo” theo Luật Quảng cáo hiện hành bao gồm cả quảng
cáo về hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi và sản phẩm, dịch vụ không có mục
đích sinh lợi. Tuy nhiên, ngay từ khi ra đời, Điều 168 về tội quảng cáo gian dối đã
được xếp vào Chương XVI của BLHS Việt Nam 1999 về Các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế. Theo đó có thể thấy, khách thể của tội quảng cáo gian dối theo quan
điểm của Nhà nước Việt Nam là trật tự quản lý kinh tế và khách thể trực tiếp là trật
tự quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thương mại.

Có ý kiến cho rằng thông qua việc xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về
hoạt động quảng cáo mà tội quảng cáo gian dối xâm phạm đến lợi ích của người
tiêu dùng.
Có ý kiến khác lại cho rằng hành vi quảng cáo gian dối không chỉ gây thiệt
hại cho người tiêu dùng mà còn có thể gây thiệt hại cho chính người sản xuất ra sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi người đó không trực tiếp thực hiện việc quảng cáo mà
quảng cáo thông qua người phát hành quảng cáo, người kinh doanh quảng cáo [16].
Theo tác giả, tội quảng cáo gian dối thông qua việc xâm phạm đến trật tự
quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo mà xâm phạm đến lợi ích của người tiêu
dùng, lợi ích của các đối thủ cạnh tranh và có thể là lợi ích của chính chủ thể
quảng cáo.
Đối với người tiêu dùng  đối tượng trực tiếp của quảng cáo, thì quảng cáo
gian dối nhằm thu hút người tiêu dùng đến với hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, giá
cả, giá trị không đúng như những gì đã quảng cáo khiến cho bản thân người tiêu


19
dùng không những mất đi một số tiền nhất định mà còn có thể gánh chịu những
thiệt hại do sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó gây nên. Không những thế, họ có thể bỏ
lỡ những cơ hội được sử dụng những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt.
Đối với những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì quảng cáo
gian dối thực sự là một biện pháp cạnh tranh không lành mạnh. Bằng việc đưa ra
những thông tin không đúng sự thật trong nội dung quảng cáo mà chủ thể quảng cáo
thu hút khách hàng về phía mình một cách không trung thực, gây ảnh hưởng tiêu
cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người khác, làm sai lệch mục đích cơ
bản của cạnh tranh là thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Gian dối với
công chúng còn vi phạm các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp, tạo ra sự nghi ngại,
ức chế trong suy nghĩ, ứng xử giữa doanh nhân với nhau. Điều đó gây khó khăn cho
việc bảo đảm tính minh bạch, sòng phẳng trong quan hệ đồng nghiệp  điều kiện
cần thiết cho việc xây dựng, phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh.

Quảng cáo sai sự thật, lẫn lộn với quảng cáo đúng sự thật cũng khiến cái nhìn
của người tiêu dùng đối với quảng cáo trở nên đầy nghi ngại, định kiến. Điều đó
khiến sức thuyết phục của hoạt động quảng cáo nói chung bị giảm sút và chắc chắn
sẽ tác động tiêu cực đối với sự phát triển bình thường của ngành công nghiệp quảng
cáo [17].
Với đặc thù được thực hiện trong lĩnh vực quảng cáo, thông qua các phương
tiện quảng cáo rất đa dạng, tội quảng cáo gian dối không hướng đến từng khách
hàng cụ thể như tội lừa dối khách hàng (Điều 162 BLHS), từng cá nhân, tổ chức cụ
thể như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) mà hướng tới công chúng
nói chung. Chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo gian dối không thể hình dung trước
ai sẽ là nạn nhân của tội phạm. Chính mức độ ảnh hưởng rộng hơn mà tội quảng cáo
gian dối chứa đựng khả năng gây thiệt hại với nhiều người hơn so với tội lừa dối
khách hàng (Điều 162 BLHS) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS)
xét về diện đối tượng bị tác động.
b) Khách thể của tội quảng cáo gian dối trong luật h nh sự Hoa Kỳ
Luật hình sự Hoa Kỳ không coi quan hệ xã hội bị xâm hại như một yếu tố
cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, tác giả nhận thức các quy định của luật hình sự Hoa


20
Kỳ theo tư duy nghiên cứu luật hình sự của Việt Nam về khách thể của tội quảng
cáo gian dối để thuận lợi cho việc so sánh.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, phạm vi quảng cáo được hiểu thống nhất là quảng
cáo thương mại. Tính chất thương mại còn được thể hiện rõ trong điều luật về tội
quảng cáo gian dối của một số bang. “Quảng cáo” luôn được quy định là “nằm
trong mối liên hệ với việc xúc tiến việc mua bán, trao đổi, tiêu dùng, sử dụng hàng
hóa hoặc dịch vụ” Tiết 13A-9-42 Tổng luật Alabama; Tiết 13-2203 Tổng luật
Arizona; Tiết 708-871 Tổng luật Hawaii; Tiết 57-160 Tổng luật Missouri,…) Trong
đó, dịch vụ luôn được hiểu với ý nghĩa là dịch vụ thương mại.
Tội quảng cáo gian dối theo luật hình sự Hoa Kỳ có thể được quy định trong

BLHS, phần liên quan đến các hoạt động thương mại hoặc các Luật, Bộ luật chuyên
ngành liên quan đến hoạt động thương mại.
Cụ thể, dưới góc độ liên bang, hành vi quảng cáo gian dối được coi là tội
phạm trong Luật FTC, luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và
các hành vi thương mại gian dối (Tiết 52 cấm hành vi quảng cáo gian dối; Tiết 54
quy định về tội quảng cáo gian dối và hình phạt đối với tội quảng cáo gian dối; Tiết
55 nêu định nghĩa về quảng cáo gian dối và các thuật ngữ có liên quan).
Ở một số bang, tội quảng cáo gian dối được quy định trong BLHS, chương,
phần về các tội trong kinh doanh và thương mại (Alabama, Arizona, Hawaii,
Arkansas, Tennessee,…). Một số bang quy định tội quảng cáo gian dối trong các luật,
bộ luật chuyên ngành như Bộ luật về Kinh doanh và nghề nghiệp (California),
Chương, Mục về Thương mại thuộc Tổng luật (Georgia, Nebraska, North Dakota,…).
Một số bang còn chỉ rõ các đối tượng mà hành vi quảng cáo hướng tới. Chẳng
hạn, Tiết 13A-9-42 Tổng luật Alabama, Tiết 708-871 Tổng luật Hawaii, Tiết 190-20
Tổng luật New York, Tiết 57-160 Tổng luật Missouri,…đều xác định đối tượng được
quảng cáo gian dối hướng đến là “công chúng hoặc một số đông người nhất định”.
Tương tự, có bang xác định đối tượng ảnh hưởng bởi quảng cáo gian dối là “toàn bộ
hoặc một phần công chúng của bang” (Tiết 817-41 Tổng luật Florida).
Quy định về đối tượng tác động của hành vi quảng cáo gian dối theo luật
hình sự một số bang ở Hoa Kỳ đã làm khắc sâu thêm bản chất của quảng cáo, không
gây nên sự nhầm lẫn giữa quảng cảo với sự đưa thông tin đơn thuần tới cá nhân.


×