Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở KHU VỰC CÙ LAO CHÀM, THÀNH PHỐ HỘI ANQUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH-MÔI TRƢỜNG

DƢƠNG THỊ MỸ LY

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở KHU VỰC CÙ LAO
CHÀM, THÀNH PHỐ HỘI AN-QUẢNG NAM

Đà Nẵng, tháng 5/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH-MÔI TRƢỜNG

DƢƠNG THỊ MỸ LY

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở KHU VỰC CÙ LAO
CHÀM, THÀNH PHỐ HỘI AN-QUẢNG NAM

Ngành: Sƣ phạm sinh

Ngƣời hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Tƣờng Vi

Đà Nẵng, tháng 5/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công


bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Dương Thị Mỹ Ly


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp và những gì đạt được hôm
nay, thì đó không chỉ là những cố gắng, nỗ lực của riêng bản thân, mà trên hết là
phần lớn công lao giảng dạy và hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo,…cũng như
các hỗ trợ, chia sẻ của mọi người ở nhiều phương diện.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo Th.S Nguyễn Thị Tường Vi đã quan
tâm, giúp đỡ, góp phần định hướng bài luận, cũng như hỗ trợ về tinh thần để em có
thể thực hiện tốt Khóa Luận Tốt Nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị cán bộ trong khoa
Sinh-Môi trường, trường Đại học Sư Phạm-ĐH Đà Nẵng cũng như các thầy cô trong
trường dã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong 4 năm học qua. Chính các thầy cô đã
xây dựng cho chúng em những kiên thức nền tảng và những kiến thức chuyên môn
để em có thể hoàn thành luận văn này cũng như những công việc của mình sau này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân, bạn bè
và ban lãnh đạo cũng các cô, chú, bác ngư dân đã luôn động viên giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này!
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Dƣơng Thị Mỹ Ly



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................3
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................3
1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm địa hình ..........................................................................................3
1.1.3. Đặc điểm khí hậu ...........................................................................................3
1.1.4. Điều kiện thủy văn .........................................................................................4
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ ...6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá trên thế giới ..............................6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá vùng biển Việt Nam ..............10
1.2.3. Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá ở vùng biển Cù Lao Chàm–
Hội An, Quảng Nam...............................................................................................14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .........................................................................................................................15
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................16
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................16
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu. ...................................................................................16
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ..................................................................................16
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................16
2.2.1. Danh mục và cấu trúc thành phần loài cá khu vực Cù Lao Chàm.........16


2.2.2. Đặc trƣng về đa dạng sinh học cá. ..............................................................16
2.2.3. Các loài cá kinh tế. .......................................................................................16
2.2.4. Các loài cá có số lƣợng suy giảm nghiêm trọng. .......................................16
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................16
2.3.1. Thu mẫu ngoài thực địa ..............................................................................16
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN..........................................................19
3.1. DANH MỤC VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ VÙNG BIỂN
CÙ LAO CHÀM.....................................................................................................20

3.1.1. Danh mục thành phần loài cá vùng biển Cù Lao Chàm ..........................20
3.1.2. Cấu trúc thành phần loài cá vùng biển Cù Lao Chàm ............................24
3.2. ĐẶC TRƢNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA KHU HỆ CÁ Ở VÙNG
BIỂN CÙ LAO CHÀM ..........................................................................................26
3.2.1. Đa dạng về về taxon bậc họ: .......................................................................26
3.2.2. Đa dạng về taxon bậc giống ........................................................................27
3.3.3. Đa dạng về taxon bậc loài............................................................................28
3.4. CÁC LOÀI CÁ KINH TẾ ..............................................................................29
3.4.3. Các loài cá có ý nghĩa kinh tế đối với ngƣời dân ......................................29
3.4.4. Danh mục các loài cá kinh tế ......................................................................30
3.5. CÁC LOÀI CÁ CÓ SỐ LƢỢNG SUY GIẢM NGHIÊM TRỌNG ...........31
3.5.3. Các loài cá có số lƣợng suy giảm nghiêm trọng ........................................31
3.5.4. Danh mục các loài cá có số lƣợng suy giảm nghiêm trọng ......................32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................33
KẾT LUẬN .............................................................................................................33


KIẾN NGHỊ ............................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................34


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Số hiệu

Trang

bảng
3.1.


Danh mục thành phần loài cá ở Cù Lao Chàm

24

3.2

Cấu trúc thành phần loài cá ở vùng biển Cù Lao Chàm-Hội

28

An, Quảng Nam.
3.3

Sản lượng và doanh thu của một số đối tượng kinh tế ở vùng

33

vùng biển Cù Lao Chàm-Hội An, Quảng Nam.
3.4

Danh mục các đối tượng cá kinh tế ở vùng biển Cù Lao Chàm-

34

Hội An, Quảng Nam.
3.5

Năng suất khai thác của một số đối tượng cá 5-10 năm trước


35

và hiện nay.
3.6

Danh mục các loài cá có số lượng suy giảm nghiêm trọng ở
vùng biển Cù Lao Chàm – Hội An,Quảng Nam.

35


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ

Số hiệu

Trang

hình vẽ
2.1

Các chỉ số đo trong phân loại cá

21

2.2

Các chỉ số đếm trong phân loại cá

22


3.1

Đa dạng bậc họ của các bộ cá vùng biển Cù Lao Chàm-Hội 29
An, Quảng Nam.

3.2

Đa dạng bậc giống của các bộ cá vùng biển Cù Lao Chàm-Hội 30
An, Quảng Nam.

3.3

Đa dạng bậc loài của các bộ cá vùng biển Cù Lao Chàm-Hội 31
An, Quảng Nam.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quần đảo Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam, với tổng diện tích 15km2, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của
thế giới.. Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô
mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông; trong đó đảo lớn nhất là Hòn Lao với
diện tích 1.317 ha, các đảo còn lại có tổng diện tích 327 ha. Dân cư tập trung chủ yếu ở
phía Tây Bắc của đảo với khoảng 3000 dân với các hoạt động sinh kế phụ thuộc nhiều
vào nguồn tài nguyên biển [5].
Quần đảo có độ đa dạng sinh học rất phong phú và nổi bật với 165 ha rạn san hô,
47 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, cung cấp môi trường sống cho các loài cá có giá trị khác

nhau. Không chỉ nổi tiếng với sự phát triển du lịch sinh thái, Cù Lao Chàm còn là nơi có
nguồn lợi hải sản phong phú đa dạng. Vùng biển Cù Lao Chàm có nhiều loại cá, tôm,
mực, cua, ốc...; là một ngư trường lớn, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Chính vì vậy,
đánh bắt thủy hải sản là nghề truyền thống của cư dân địa phương, mang lại thu nhập
chính cho gia đình. Sinh kế của cộng đồng dân cư Cù Lao Chàm phần lớn phụ thuộc vào
nguồn lợi thủy sản ven bờ với các nghề: câu tay cá hố, mành đèn, mành mực, lặn, lưới
kình, lưới mực, lưới thanh ba, lưới dí, lưới cao, lưới thu...[5]
Tuy nhiên sự suy giảm nguồn lợi thủy sản cả nước nói chung và khu vực Cù Lao
Chàm nói riêng đã và đang là thách thức lớn đối với ngành thủy sản. Việc tăng dân số,
hoạt động du lịch và xây dựng đang ngày càng gây áp lực lên nguồn tài nguyên sinh vật
biển nơi đây. Trong đó nguyên nhân chính là do dân số tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng
thực phẩm thủy sản ngày càng cao, số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản quá nhiều, đặc
biệt tàu thuyền công suất nhỏ khai thác ven bờ..Một số loài đang đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng, các hệ sinh thái thủy sinh đang dần bị phá hủy; sự phát triển của nhiều


2

ngành kinh tế khác như du lịch cũng tác động đến việc suy giảm nguồn lợi và môi trường
sống của các loài thủy sản [14].
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu để bảo tồn và phát triển nguồn lợi
thủy sản của quần đảo, tuy nhiên các nghiên cứu về thành phần loài cá vẫn chưa được
quan tâm nhiều. Để có dẫn liệu mới bổ sung cho khu hệ cá của Việt Nam cũng như thể
hiện tính đặc trưng của khu hệ cá ở quần đảo Cù Lao Chàm, cần có những nghiên cứu
làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên động vật ở
khu vực này.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài cá
ở khu vực Cù Lao Chàm, thành phố Hội An – Quảng Nam”.
2. Mục tiêu đề tài
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài cá ở vùng biển Cù Lao Chàm– Hội An, Quảng

Nam nhằm làm cơ sở cho việc lập kế họach quản lí đa dạng sinh học và nguồn lợi cá
vùng biển Cù Lao Chàm nói riêng và cả nước nói chung
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở dữ liệu cho ban các cơ quan, ban, ngành lập kế hoạch quản
lý và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ở đây và là thông tin ban đầu cho những
công trình nghiên cứu tiếp theo về thành phần loài, nguồn lợi cá,… trong tương lai.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vị trí địa lý
Theo số liệu của Phòng văn hóa và thông tin Hội An năm 2011, quần đảo Cù Lao
Chàm nằm ở tọa độ địa lý 15052’ đến 16000’ vĩ độ Bắc và 1080 22’ đến 1080 Đông, cách
bờ biển Cửa Đại 15km về phía Đông , cách trung tâm thành phố Hội An 19 km về phía
Đông-Đông Bắc, thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Quần đảo
bao gồm 8 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích khoảng 15km2. Các hòn đảo quần tụ thành hình
cánh cung hướng mặt ra Biển Đông, được hình tượng hóa như người hoa tiêu khổng lồ,
như bức bình phong che chắn cho đất liền [13].
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Cù Lao Chàm chủ yếu là núi thấp, không có sông ngoại trừ Hòn Lao có
các suối nhỏ với rừng tự nhiên. Hầu hết các đảo nhỏ, có đỉnh hình chóp cụt, có độ cao lớn
nhất so với mực nước biển biến động từ 70-200m. Đảo lớn nhất là Hòn Lao có đỉnh cao
570m, có một dãy núi xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chia Hòn
Lao thành hai sườn có địa thế khác nhau: sườn Đông có độ dốc lớn, đá tảng bao quanh
chân núi rất hiểm trở; sườn Tây dốc thoải, ít đá tảng, nhiều bãi bồi ven biển. Đỉnh Hòn
Lao cao 570m [13].
Địa chất của Cù Lao Chàm chủ yếu là các đá xâm nhập-axit và phong hóa. Khu
vực này có hai loại đá khác nhau, Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Ông, và Hòn Tai gồm các đá

granit và granit mica có tuổi Paleozoi-Mesozoi. Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Khô
Mẹ, và Hòn Khô Con chủ yếu là granit, granodroit, và granosyenit.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu


4

Nằm trong vùng biển Đông, Cù Lao Chàm chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa. Do địa hình phía bắc được ngăn bởi dải Hoành Sơn, phía tây đựơc che chắn
bởi khối núi bắc Kon Tum nên Quảng Nam nói chung và Cù Lao Chàm-Hội An nói riêng
có mùa đông không lạnh lắm. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến
tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9, tháng 10 đến tháng giêng năm sau [6].
a. Nhiệt độ
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên khu vực Cù Lao Chàm
có nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 250C. Dao động nhiệt độ trung bình trong năm
khoảng 60C-70 C. Nhiệt độ mùa đông từ 210C đến 220C; nhiệt đô mùa hè từ 280C đến
290C.
b. Lƣợng mƣa
Cù Lao Chàm có lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 2045mm. lượng mưa
nhiều nhất tập trung vào 4 tháng, đó là tháng 9, 10,11,12; trong đó tháng có ngày mưa
nhiều nhất là tháng 11 (khoảng 21 ngày). Số ngày mưa trung bình trong mùa mưa từ 1321 ngày.
c. Nắng
Ngày nắng thường tập trung và kéo dài trong mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 9),
giai đoạn nắng nhất trong năm: từ tháng 5 đến tháng 6.
d. Độ ẩm, gió, bão
Độ ẩm trung bình 80 - 90% vào các tháng 8, 9, 10 hàng năm.
Gió: Với bức xạ trên 95Kcalo/cm2/năm, vùng biển Cù Lao Chàm có những đặc
tính khí tượng thuỷ văn với chế độ gió phân thành hai mùa rõ rệt, đó là: Gió mùa đông
bắc: từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với tốc độ 15-25m/s và gió mùa hè theo hướng
đông và đông nam với những trận bão và áp thấp nhiệt đới nên tốc độ gió rất cao 40m/s.

1.1.4. Điều kiện thủy văn
a. Chế độ sóng
Phụ thuộc vào chế độ gió, chế độ sóng ở vùng biển Cù Lao Chàm cũng bao gồm
hai hệ thống: Sóng mùa đông: có hướng đông bắc và đông, cao từ 1,5 đến 3m (ngoài


5

khơi) và khoảng 1,5m (ven bờ); sóng mùa hè nhỏ, có hướng tây nam (ngoài khơi) và
hướng đông nam.

b. Chế độ dòng chảy
Chế độ dòng chảy cũng chuyển đổi theo hai mùa: Dòng chảy mùa đông (tháng
hai) có hướng đông bắc-tây nam và dòng chảy mùa hè: theo hướng tây nam-đông bắc.
Vùng biển Cù Lao Chàm có tốc độ dòng chảy tầng mặt đạt giá trị khá lớn đã ảnh hưởng
không nhỏ đến địa hình vùng ven bờ và tác động trực tiếp đến sự đi lại của thuyền buôn
của các nước trong khu vực Hội An, nhất là khi kỹ nghệ đóng tàu, thuyền chưa cao và
những chuyến thương hành đa phần dựa vào chế độ sóng gió và các dòng hải lưu [6].


6

1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá trên thế giới
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các công trình nghiên cứu về cá được
hình thành sớm nhất lúc con người còn ở thời kỳ xã hội nguyên thuỷ sống bằng săn bắt
hái lượm. Trong thời kỳ ấy con người cũng đã phân biệt và đặt tên cho các loài cá. Năm 384-322 (Trước công nguyên) thời Aristode, các công trình nghiên cứu về cá được hình
thành thực sự và có nhà khoa học ghi chép lại để cùng hiểu biết và sử dụng chung. Từ đó
đến nay, nhiều công trình khoa học vô cùng quí giá của rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng
như: C. Linnaeus (1707, 1778); G. Cuvier ; A. Valenciennes (1828-1848); P. Bleeker

(1819-1878); A. Giinther (1830-1914); J. Richardson (1844-1845); Ds. Jordan (18541931); L. S. Berg (1876-1950); Pravdin (1964), Bănărescu... [7].
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu và phân loại cá trên thế giới rất phát triển, được
chia làm 3 thời kì:
a. Thời kỳ thứ nhất (Thời kỳ từ thời Aristode -384-322(TrCN) đến thế kỷ
XVI):
Aistole (384-332 TCN) là người đầu tiên trên thế giới có công trình nghiên cứu cá
được công bố, đánh dấu bước ngoặc lớn trong lịch sử nghiên cứu cá với 115 loài cá với
những dẫn liệu phân bố, sinh sản, di cư....được giới thiệu và đề cập trong cuốn sách
“Historia animalum” (“Lịch sử động vật” ) của mình [7].
Thế kỷ XVI sau thời kỳ phục hưng của Châu Âu, cùng với sự phát triển của các
ngành khoa học tự nhiên khác, các công trình nghiên cứu về cá mới phát triển một cách
mạnh mẽ [3]. Thời kỳ này có các công trình nghiên cứu nổi tiếng như: P. Belon (15181564) người Pháp đã giới thiệu 110 loài cá; G. Rondelt (1507-1557) người Pháp giới


7

thiệu 197 loài ở Địa Trung Hải; C. Gasneri (1516-1565) người Pháp, đã gợi ý cách đặt
tên hai chữ cho cá mà sau này C. Linnaeus đã sử dụng.

b. Thời kỳ thứ hai (Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX)
Trong thời kì này có rất nhiều công trình nghiên cứu về cá có giá trị, nhất là về
phân loại, địa lý phân bố và khu hệ cá ở các vùng nước khác nhau đã được ra đời đánh
dấu bước ngoặc lớn trong sự phát triển và nghiên cứu về nguồn lợi cá trên thế giới [1].
Thời kỳ này có các nhà nghiên cứu nổi tiếng với các công trình nghiên cứu về cá
có giá trị. P. Artedi (Thuỵ Điển), 1705 - 1734 với 5 cuốn sách nổi tiếng: Bibliotheca
ichthylogica, Philosophia ichthyologica, Genera piscium, Species piscium, Synonymia
piscium.
Năm 1735, nhà tự nhiên học Thụy Điển C. Linnaeus (1705-1778) đã cho xuất bản
cuốn sách “Systema nature”, trong cuốn sách này ông đã đề ra “Cách gọi tên các loài sinh
vật theo hai chữ” và đã giới thiệu được 2.600 loài cá.

Ngoài ra còn có các tác giả như: G. Cuvier và A. Valenciennes với cuốn sách
“Historie Naturelle des Poissons” (“Lịch sử tự nhiên về cá”) gồm 21 tập xuất bản liên tục
trong 20 năm (1828-1848); P. Bleeker người Hà Lan (1819-1874) với cuốn sách
“Atlasichthyologiques Inder Orientales Neerlandaises” (“Sưu tập nghiên cứu cá ở phía
Đông Hà Lan”) gồm 9 tập; A. Gunther (1830-1914) với cuốn “Catalogue of the Fishes of
British Museum” (“Thống kê về cá ở viện bảo tàng Anh”) gồm 8 tập… Cho đến nay,
nhiều tập sách phân loại trên vẫn có giá trị [17].
c. Thời kỳ thứ ba (Từ đầu thế kỷ XX đến nay)
Thời kì này, những nghiên cứu về cá tăng lên rất nhanh và toàn diện, trong đó
phân loại cá, sinh lý sinh thái cá đóng vai trò là bước tiên phong để phát triển bền vững


8

nghề cá. Thời kỳ này có các nhà khoa học nổi tiếng như: D. S. Jordan (1854-1931) đã
giới thiệu các loài cá ở Nam Mỹ và Trung Mỹ; G. A. Boulenger (1851) với 15 tập sách
giới thiệu các loài cá ở bảo tàng Anh; L.S. Berg (1876-1950) người Liên Xô, đã giới
thiệu hệ thống Ngư loại; M. Weber và L.F.de Beaufort (Hà Lan) đã công bố 10 tập sách
về các loài cá ở vùng quần đảo Châu Úc (1911-1953); K. Matsubara (Nhật) đã viết cuốn
sách Hình thái và bảng tra các loài cá; F. Day đã viết về các loài cá Ấn Độ…
Phần nửa những năm sau của thập kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
nền khoa học công nghệ, Phân loại cá cũng được chú ý phát triển hơn. Theo thống kê của
Nelson, 1984 hiện trên thế giới có khoảng 29.000 loài cá sống ở các thủy vực; R. Frose
và D. Pauly, 1995 - Fishbase a Biological Database on Fish trên đĩa CD đã tổng hợp giới
thiệu trên 12000 loài chiếm khoảng 50% loài cá sinh sống trong các thủy vực. Năm 1949,
cùng với sự ra đời của cuốn sách “Nguyên tắc phân loại động vật” của E.Mayer(1953), đã
đánh dấu một bước ngoặc lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân loại cá và giúp hình
thành nên hệ thống phân loại cá như hiện nay.
Ở khu vực Đông Nam Á lĩnh vực nghiên cứu thành phần loài cá ở vùng cửa sông,
ven biển cũng được các nhà khoa học của các nước quan tâm và đã có một số công trình

nổi bật [12].
Đặc biệt là ở Trung Quốc đã có rất nhiều nghiên cứu về cá như Vương Dĩ Khang
biên soạn năm 1958 (Nguyễn Bá Mão dịch năm 1963) với cuốn sách “Ngư loại phân loại
học” đã đưa ra khoá phân loại và mô tả 1.800 loài cá phân bố ở khu vực ven bờ và biển
Nam Trung Quốc [7]. Walter J. Rainboth (1996) đã nghiên cứu khu hệ cá sông Mêkông
và đã mô tả được 500 loài [23].
Hệ thống phân loại cá đầy đủ nhất được công bố trong thời gian này bởi 2 tác giả
Rass và Lindberg (1971). Ngoài ra còn rất nhiều tác giả khác như Kottelat (1998, 2000,
2001, 2003) nghiên cứu khu hệ cá Đông Dương [20].


9

Ở một số nước khác trong khu vực trong thời gian này cũng đã góp phần tạo nên
hệ thống nghiên cứu và phân loại cá đa dạng như ngày nay và có thể kể đến một vài tác
giả tiêu biểu như : Geoger H.P de Bruin, Bary.C.R và Andre.B đã nghiên cứu về nguồn
lợi hải sản ở Sri Lanka trong đó đã phân loại và mô tả 691 loài cá biển [22]. Gần đây
nhất, Kimura.S và Keiichi M.(2003) trong cuốn sách “Fishes of Bitung, northern tip of
Sulawesi,Indonesia” đã mô tả bằng hình ảnh 768 loài cá thương mại và cá rạn san hô ở
vùng ven biển thành phố Bitung, phía Bắc Sulawesi, Indonexia [24]; và cuốn sách
“Fishes of Libong Island, west coast of Southern Thailand” đã đưa ra bộ Atlas hình ảnh
của 128 loài cá thu được từ thảm cỏ biển và rừng ngập mặn thuộc đảo Libong phía Nam
Thái lan.
Ngày nay, đã có các công trình đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn và phân chia các
vùng nghiên cứu, các khu hệ và phân bố địa lý. Điển hình: Pravdin, P. Bănărescu, Chu
Xinluo, Chen Yinrui, R. Tyson, Kottelat, Walter Rainboth, Mai Đình Yên, hướng dẫn
nghiên cứu cá của Pravdin (1958)....
Hiện nay việc nghiên cứu và phân loại cá đang được các nhà khoa học trên thế
giới quan tâm nhiều hơn và một số công trình nghiên cứu để bổ sung về thành phần loài
và phân bố cá ở một số nơi trên thế giới vẫn đang được tiến hành thông qua các phương

tiện thông tin do một số tổ chức có uy tín cung cấp, có thể kể đến như: Fishbase(2004)
( trang web này do trung tâm ICLARM và FAO lập ra với danh mục
25.000 loài cá và phân bố của chúng trên thế giới. Công trình nghiên cứu về đa dạng sinh
học đầy đủ nhất từ trước đến nay được tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) công bố về
danh mục của các loài cá trên thế giới và những tra cứu thống nhất của chúng trong 2.500
trang sách [18].
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu cá có rất sớm và lâu đời, ở mỗi nước trên thế giới đều
có nghiên cứu về cá. Tập hợp đã xác định được 29.500 loài cá trên thế giới thuộc 6 lớp cá
và 62 bộ, 484 họ và được thống kê từ 21000 tài liệu tham khảo với 71000 tên đồng vật và
28000 ảnh cá (Fishbase, 2006) [26].


10

1.2.2. Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá vùng biển Việt Nam
Cũng như các ngành khoa học khác, Ngư loại ở nước ta bắt đầu phát triển từ nửa
cuối thế kỷ XVIII cùng với sự xâm nhập của các nhà khoa học Phương Tây như: J. Henry
(1865); H. E. Sauvage (1881-1884, 1887, 1878)...Từ đó đến nay khoa học Ngư loại nước
nhà có những bước phát triển mạnh mẽ, có thể so sánh với một số nước đang phát triển
trên thế giới. Điển hình có các nhà khoa học đầu ngành: Về phân loại cá biển có: Nguyễn
Nhật Thi, Bùi Đình Chung, Lê Trọng Phấn, Nguyễn khắc Hường...Về Phân loại cá nước
ngọt có Mai Đình Yên, Nguyễn Thái Tự, Nguyễn Hữu Dực, Võ Văn Phú, Nguyễn Văn
Hảo...[17].
Có thể chia quá trình nghiên cứu Ngư loại Việt Nam làm 3 thời kỳ sau:
a. Thời kì thứ nhất (trƣớc năm 1954)
Đây là thời kì mở đầu điều tra nghiên cứu về khu hệ và nguồn lợi cá biển ở nước ta.
Các chuyến khảo sát đầu tiên của người Pháp, trên tàu de Lanessan, vào những năm
1925-1930 và các chuyến khảo sát của Hải học viện Nha Trang đã ghi nhận những kết
quả cơ bản về khu hệ cá biển Việt Nam. Điển hình là: H. E. Sauvage (1884) đã nghiên
cứu về khu hệ cá Châu Á và mô tả một số loài mới ở Đông Dương đồng thời đã thống kê

được 139 loài và 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam; L. Vaillant (1891) thu thập 6 loài mô
tả 4 loài mới ở Lai Châu, 5 loài mới ở sông Kỳ Cùng; J. Pellegrin (1905, 1906) Cá Vịnh
Hạ Long; P. Chabanaud (1924)…và rất nhiều công trình khoa học có tính chất hoàn
chỉnh [9].
Công trình nghiên cứu về cá của H.E. Sauvage (1881) “Nghiên cứu về khu hệ cá Á
châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương” đã thống kê 139 loài cá chung cho toàn
Đông Dương, mô tả 2 loài mới ở miền Bắc nước ta và một số loài mới ở Campuchia [2].
Sau công trình nghiên cứu này thì việc nghiên cứu thành phần loài cá ở Việt Nam mới
được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn.


11

Nổi bật là công trình nghiên cứu nổi tiếng của tiến sĩ Gilbert Tirant nghiên cứu về cá
ở phía Nam Việt Nam và Campuchia (Tirant,1929) [25].
Trong nghiên cứu của mình ông đã nghiên cứu và tìm ra được đặc điểm sinh học và
nghề cá của 221 loài thuộc bộ cá Nhám, cá Đuối, cá Chép, cá Trích và một số loài khác.
Nhìn chung những nghiên cứu thời kỳ này tuy chưa nhiều, chưa đầy đủ song là nền
tảng cho các nhà Ngư loại Việt Nam nghiên cứu tiếp
b. Thời kỳ thứ hai (Từ 1954 đến 1975)
Từ khi hoà bình lập lại, các cán bộ khoa học Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ
nghiên cứu của mình và đã đưa Ngư loại học nước ta phát triển vượt bậc. Các nhà Ngư
loại học nước ta kết hợp nghiên cứu với các nhà Ngư loại học nước ngoài đã tiến hành
điều tra nghiên cứu phân loại cá ở 46 vực nước quan trọng nằm rải rác khắp cả nước [3].
Thời kì 1954-1975 được đánh dấu bằng hàng loạt các chương trình điều tra, khảo sát
với quy mô lớn về khu hệ và nguồn lợi cá biển: Chương trình điều tra Việt-Trung ở vịnh
Bắc Bộ vào những năm 1959-1961, chương trình điều tra Việt-Xô vào những năm 19601961, chương trình khảo sát ngư nghiệp viễn duyên phía nam Việt Nam vào những năm
1969-1971…trong thời kì này, hàng loạt các công bố về danh mục cá biển Việt Nam của
Kuronuma K. (1961), Fourmanoir (1965), Báo cáo điều tra Việt-Trung và Việt-Xô
(1965-1970), Báo cáo của Tổ phân loại cá thuộc Viện nghiên cứu biển Hải Phòng

(1971), Orsi JJ. (1974) [9].
Giai đoạn này, ở Miền Bắc, các nhà khoa học đã tiến hành điều tra nghiên cứu ở hầu
hết các vùng sinh thái: Đông Bắc, Tây Bắc và Khu Bốn cũ ở tất cả các loại hình thủy vực
sông, suối, hồ chứa, hồ tự nhiên, đầm, ao, ruộng... Điển hình có các tác giả và các công
trình đã nghiên cứu: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958) “Dẫn liệu sơ bộ ngư giới
sông Bôi” gồm 44 loài; Đào Văn Tiến và Mai Văn Yên (1959) “Dẫn liệu sơ bộ ngư giới
Ngòi Thia (nhánh của sông Hồng)” gồm 54 loài cá; Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên
(1961) “Điều tra nguồn lợi sinh vật hồ Tây”; Mai Đình Yên (1962) “Sơ bộ điều tra thành


12

phần nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng”; Nguyễn Văn Hảo (1964)
“Dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể”; Hoàng Duy Hiệp và Nguyễn Văn Hảo (1964) “Kết
quả điều tra nguồn lợi cá sông Thao”; Mai Đình Yên (1966) điều tra khu hệ cá sông
Hồng với 92 loài và phân loài cá nước ngọt...[12].
Giai đoạn này ở miền Nam cũng có một số công trình do người Việt Nam và
người nước ngoài như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964); M. Yamamura (1966);
Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và Trần Tuý Hoa (1972) [19].
c. Giai đoạn thứ ba (từ 1975 đến nay)
Từ năm 1975 đến nay, Ngư loại đã chuyên sâu nghiên cứu, đã đánh giá tiềm năng về
nguồn lợi Việt nam, đã mở đường cho nghề cá phát triển. thời kì này được ghi nhận bởi
hàng loạt các chương trình lớn của Nhà nước về điều tra, nghiên cứu tổng hợp về điều
kiện tự nhiên và nguồn lợi cá biển Việt Nam. Trong thời gian này có các công trình
nghiên cứu về thành phần loài và khu hệ cá biển nước ta của Nguyễn Khắc Hường
(1985-1993), Nguyễn Nhật Thi (1985, 1991, 2000), Nguyễn Hữu Phụng và nnk. (1994,
1995, 1997, 1999, 2000) [9].
Ngoài ra có rất nhiều công trình có giá trị nghiên cứu ở các khu hệ cá khác nhau
như Nguyễn Thái Tự (1986), Đặc điểm khu hệ cá Nghệ Tĩnh; Nguyễn Thái Tự (1992)
Khu hệ cá Vũ Quang; Võ Văn Phú (1995) Thành phần loài cá ở các đầm phá Thừa Thiên

Huế (163 loài)…
Tháng 9 năm 1998- Hội nghị khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản tổ chức
tại Viện NCNTTSI đã có nhiều báo cáo có giá trị trong nghiên cứu ứng dụng: “Hiện
trạng thành phần loài cá ở hồ chứa Thác Bà tỉnh Yên Bái” của tác giả Ngô Sỹ Vân gồm
68 loài, Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần, phân bố và nguồn lợi cá Lai Châu
của Nguyễn Văn Hảo (1998); Nguyễn Thị Thu Hè (1998) với Dẫn liệu bước đầu về
thành phần loài cá tự nhiên ở các sông suối Đắc Lắc và một vài ý kiến bảo vệ nguồn lợi
thủy sản trong vùng, cho thấy cá ở vùng sông suối Đắc Lắc khá phong phú có 101 loài.


13

Năm 1999 nghiên cứu đa dạng sinh học cá nước ngọt Việt Nam do WWF và
World bank tài trợ đã tiến hành nghiên cứu trên một số địa điểm chính cứu miền Bắc và
M. Kottelat (2001) đã viết cuốn sách Cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam; Nguyễn Văn
Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001) “Cá nước ngọt Việt Nam tập 1 họ cá Chép”. [17].
Hiện nay nhiều chương trình nghiên cứu, nhiều hội nghị hội thảo trao đổi kinh
nghiệm kiến thức, nhiều báo cáo về khu hệ cá và nguồn lợi được tiến hành nhằm nâng
cao công tác điều tra, nghiên cứu, phân loại và bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi, song tập hợp
khá đầy đủ về thành phần loài cá nghiên cứu có Động vật chí Việt Nam và tài liệu về cá
nước ngọt Việt Nam tập 1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), tập II và III của
Nguyễn Văn Hảo (2005). Tổng hợp cá nước ngọt nước ta có hơn 900 loài thuộc 2 lớp: cá
Sụn và cá Xương thuộc 23 bộ, 93 họ.
Năm 2004, Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Chinh, Hồ Thị Hồng công bố công trình
nghiên cứu “Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá một số cửa sông ven biển Miền Trung” đã
xác định được thành phần loài khu hệ cá miền Trung thuộc hệ sinh thái cửa sông, đầm
phá ven biển Hà Tĩnh (cửa Hội, cửa Sót, cửa Khẩu, cửa Nhượng), Quảng Bình (hệ thống
sông Nhật Lệ), Quảng Trị (sông Thạch Hãn), Thừa Thiên Huế (đầm phá Tam Giang Cầu Hai) và tỉnh Phú Yên (đầm Ô Loan) khá phong phú. Và đã xác định được 200 loài,
thuộc 117 giống với 68 họ thuộc 17 bộ. Bộ cá Vược (Perciformes) có số loài chiếm ưu
thế nhất (với 104 loài, chiếm 52,0%). Tiếp theo là các bộ cá Chép (Cypriniformes) có 19

loài, bộ cá Đối (Mugiliformes) có 14 loài, bộ cá Trích (Clupeiformes) 12 loài. Các bộ còn
lại có số loài không nhiều [14].
Đến năm 2007 thì Võ Văn Phú, Nguyễn Thị Phi Loan, Hồ Thị Hồng đã công bố
danh mục thành phần loài cá ở đầm Ô Loan tỉnh Phú Yên với 134 loài, 88 giống với 55
họ thuộc 16 bộ khác nhau. Trong số đó, đã bổ sung 26 loài mới cho thành phần loài cá ở
đầm Ô Loan. Trong tổng số 134 loài cá của khu hệ phát hiện 15 loài cá có giá trị kinh tế,
4 loài cá quí hiếm đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam [15].


14

Năm 2011, nghiên cứu của Dương Văn Long với đề tài “Đa dạng sinh học về cá
và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước Sông Hồng thuộc địa phận
Thành phố Hưng Yên, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên” bước đầu đã xác định được 51
loài cá thuộc 47 giống, 24 họ và 10 bộ ở vùng hạ lưu sông Hồng thuộc địa phận thành
phố Hưng Yên và huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Trong số này có 6 loài có tên trong
Sách Đỏ Việt Nam 2007 [8].
Nhìn chung, trong nước ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần
loài cá được các nhà khoa học tiến hành và công bố. Một trong số đó đã góp phần tạo nên
một dữ liệu hữu ích để phục vụ các lĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là lĩnh vực quản lý
và khai thác thuỷ sản bền vững.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá ở vùng biển Cù Lao Chàm– Hội
An, Quảng Nam
Ở Hội An nói chung, công trình nghiên cứu được xem là nguồn dữ liệu đầu tiên về
cá ở đây là công trình năm 1991 của Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực, đã xác định
được 85 loài cá ở sông Thu Bồn [4].
Tiếp đó là cuộc khảo sát về hoạt động đánh bắt cá biển của ngư dân vùng hạ lưu
sông Thu Bồn-Hội An, Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2009), đã xác định được 19 loài
cá có giá trị kinh tế cao thuộc các họ: cá Đối, cá Dìa, cá Ong Căng, cá Liệt, cá Mú, cá
Bống… Trong đó quan trọng nhất là họ cá Đối, sau đó là họ cá Dìa và họ cá Mú, bổ sung

1 loài cho kết quả nghiên cứu của Mai Đình Yên năm 2008 [11].
Các kết quả nghiên cứu của WWF (1994), Nguyễn Huy Yết (1990) Phạm Viết
Tích (2001), Nguyễn Đăng Ngải (2006) cho thấy quần đảo Cù Lao Chàm có khu hệ sinh
vật biển rất phong phú và đa dạng. Các rạn san hô ở khu vực biển Cù Lao Chàm cũng
được các nhà khoa học đánh giá cao vì đây là nơi khởi nguồn của sự đa dạng sinh học và
nguồn lợi hải sản biển và đưa vào danh sách các khu vực cần bảo vệ các rạn san hô [10].


15

Năm 1996, Nguyễn Hữu Phụng và cộng sự đã công bố một số bài báo viết về cá
rạn san hô ở Cù Lao Chàm nhưng chưa công bố về thành phần loài [6].
Nhìn chung việc nghiên cứu về thành phần loài cá ở khu vực Cù Lao Chàm còn
chưa được quan tâm nhiều. Các nghiên cứu hầu hết tập trung vào nguồn lợi thuỷ sản, đặc
biệt là nguồn lợi thuỷ sản rạn san hô. Ngoài ra chưa có công trình nào nghiên cứu về
thành phần loài cá nơi đây. Chính vì vậy công trình nghiên cứu này sẽ là dẫn liệu bước
đầu để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch quản lí đa dạng sinh
học và nguồn lợi cá vùng biển Cù Lao Chàm nói riêng và cả nước nói chung.

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


×