Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trần Ngọc Sơn - Bài báo cộng đồng- Đã phản biện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.74 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU HIỂU BIẾT CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN LOÀI VOỌC
CHÀ VÁ CHÂN NÂU (Pygathrix nemaeus) Ở QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
Trần Ngọc Sơn1, Nguyễn Văn Khánh1,
Trần Hữu Vỹ2, Hồ Hải Sơn3
1

Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng

2

Trung tâm đa dạng sinh học Nước Việt Xanh
3

Trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng
E-mail:

Tóm tắt
Trong cơng tác bảo tồn, cộng đồng địa phương là một trong những nhân tố
chính quyết định đến sự thành cơng. Chính vì vậy việc nghiên cứu và phân tích
những hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề bảo tồn là cơ sở để nâng cao
hiệu quả công tác tuyên truyền và giáo dục cho người dân địa phương. Qua
nghiên cứu về hiểu biết của cộng đồng địa phương đối với loài Voọc Chà vá
chân nâu (VCVCN) ở quận Sơn Trà, kết quả cho thấy chỉ có 53,8% số lượng
người biết được sự tồn tại lồi VCVCN, tuy nhiên có sự khác nhau theo giới
tính (P = 0,006 < 0,05) và địa bàn (P= 0,001 < 0,05) về mức độ hiểu biết sự tồn
tại củalồi. Kết quả cũng cho thấy có đến 69,3% người được phỏng vấn khơng
biết lồi VCVCN được pháp luật bảo vệ theo Nghị Định 32/2006/NĐ-CP. Nguồn
thông tin về VCVCN mà người dân tiếp được cận chủ yếu thông qua truyền
hình, với 48,2% số người được phỏng vấn.
Từ khóa: Quan điểm, Cộng đồng; Voọc chà vá chân nâu; Sơn Trà; Đà Nẵng.


1. Đặt vấn đề
Loài Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) (VCVCN) là lồi linh trưởng đặc
hữu của Đơng Dương. Tuy nhiên, VCVCN đang bị đe dọa do hoạt động của con người
như săn bắt, phá hủy môi trường tự nhiên. Lồi này được đưa vào danh mục nhóm IB
theo nghị định 32/2006/ND-CP của Chính phủ về các lồi động vật quý hiếm cần được
bảo vệ, được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam nhóm EN (Endangered)[2],[3].
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà có diện tích 4.439 ha tại bán đảo Sơn Trà
là nơi có hệ động thực vật đa dạng và phong phú, với 985 loài thực vật bậc cao thuộc
143họ, trong đó có 22 lồi thực vật quý hiếm. Khu hệ động vật ở Sơn Trà gồm 287 lồi
thuộc 94 họ trong đó có 29 lồi thuộc nguồn gen quý hiếm. Bên cạnh đó, KBTTN Sơn
Trà được xem là nơi cư ngụ của một quần thể VCVCN lớn nhất ở Đông Dương với gần
300 cá thể VCVCN[1],[2].
Trong xu thế bảo tồn các lồi q hiếm nói chung và lồi VCVCN nói riêng, cộng
đồng địa phương có vai trị hết sức quan trọng. Cộng đồng địa phương chính là người có


những tác động trực tiếp và gián tiếp đến đến lồi, là một trong những nhân tố chính
quyết định đến thành cơng trong bảo tồn. Chính vì thế việc nghiên cứu và phân tích
những hiểu biết của cộng đồng người dân ở xung quanh KBTTN Sơn Trà là cấp thiết,
nhằm đề ra những định hướng trong công tác tuyên truyền, giáo dục trong bảo tồn loài
VCVCN.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cộng đồng dân cư tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Lập phiếu phỏng vấn và phỏng vấn trực tiếp 420
người dân thuộc 7 phường: An Hải Đông, An Hải Bắc, An Hải Tây, Mân Thái, Phước
Mỹ, Nại Hiên Đông và Thọ Quang.
Phương pháp xử lý số liệu: Tất cả số liệu được mã hóa và xử lý bằng phần mềm
SPSS 20 và sử dụng kiểm định Chi bình phương (Chi - Square test) với mức ý nghĩa α =
0,05.

3. Kết quả và bàn luận
3.1. Hiểu biết về sự tồn tại của loài VCVCN tại bán đảo Sơn Trà
3.1.1. Hiểu biết của người dânvề sự tồn tại loài VCVCN theo yếu tố giới tính
Qua phỏng vấn 420 người dân ở quận Sơn Trà về hiểu biết sự tồn tại của loài chà vá
chân nâu, kết quả cho thấy: 53,8% số người được hỏi biết được sư tồn tại lồi VCVCN
và 46,2% khơng biết đến sự tồn tại của chúng. Có sự khác biệt có ý nghĩa về hiểu biết
sự tồn tại của lồi theo yếu tố giới tính (có P = 0,006 < 0,05). Trong đó, có đến 60,5%
nam giới có biết đến sự tồn tồn tại của loài, trong khi ngược lại chỉ có 47,1% ở nữ giới.
Bảng 1. Hiểu biết về sự tồn tại lồi VCVCN
Có biết

Khơng biết

Số lượng

Tỉ lệ(%)

Số lượng

Tỉ lệ(%)

Nam

127

60,5

83

39,5


Nữ

99

47,1

111

52,9

Tổng

226

53,8

194

46,2

Đa số người dân địa phương thiếu thông tin về loài VCVCN dẫn đến gần một nửa số
lượng người được phỏng vấn khơng biết đến sự tồn tại của lồi này. Tỉ lệ phụ nữ biết
đến sự tồn tại của loài VCVCN tại bán đảo Sơn Trà thấp hơn nam giới là do đặc thù
công việc của phụ nữ ở khu vực vùng đệm của khu bảo tồn thiê nhiên Sơn Trà chủ yếu
làm công việc nội trợ, buôn bán nên có ít thời gian tìm hiểu các chương trình về đa dạng
sinh học cũng như thông tin về rừng. Ngược lại, nhiều nam giới có thói quen theo dõi
các chương trình thời sự, đọc báo, thích tìm hiểu các chủ đề thời sự của xã hội trong đó
có bảo tồn động vật hoang dã.



3.1.2. Hiểu biết của người dân về sự tồn tại lồi VCVCN theo yếu tố vị trí địa lý
Khi so sánh hiểu biết sự tồn tại của loài VCVCN của 7 phường trên địa bàn quận Sơn
Trà. Kết quả có sự khác nhau có ý nghĩa theo yếu tố địa bàn (P=0,001 < 0,05), thể hiện
ở biểu đồ sau:

Hình 1: Hiểu biết về sự tồn của loài theo các phường thuộc quận Sơn Trà
Số lượng người biết về VCVCN cao nhất lên tới 70% ở phường Thọ Quang. Tiếp
theo đó là phường Mân Thái, Phước Mỹ, An Hải Tây có lần lượt 63,3%, 61,7% và
58,3%. Ba phường cịn lại có sự hiểu biết về lồi VCVCN thấp hơn trong đó thấp nhất
là phường An Hải Đơng chỉ có 36,7%.
Kết quả trên phụ thuộc vào vị trí địa lý, bởi vì KBTTN Sơn Trà nằm trong địa bàn
của phường Thọ Quang, vì thế người dân ở đây có nhiều cơ hội biết đến loài linh trưởng
này hơn các phường khác. Ngoài ra,các hoạt động tuyên truyền bảo vệ loài VCVCN của
các tổ chức bảo tồn chủ yếu thực hiện nhiều ở phường Thọ Quang nên người dân có
được nhiều thơng tin về bảo tồn loài VCVCN.
3.2. Hiểu biết của người dân pháp luật bảo vệ lồi VCVCN
VCVCN thuộc nhóm IB tại Nghị Định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [4]. Ngoài ra trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và
IUCN (2013), VCVCN xếp ở mức độ nguy cấp (EN) và được liệt kê trong phụ lục I của
công ước CITES -Công ước về thương mại Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã
nguy cấp, phụ lục I – bao gồm những loài bị nguy cấp bị đe doạ tuyệt chủng [5].
Tuy nhiên, khi điều tra hiểu biết của người dân về pháp luật bảo vệ lồi VCVCN, kết
quả cho thấy có đến 69,3% người được phỏng vấn khơng biết lồi VCVCN được pháp
luật bảo vệ và chỉ có 30,7% có biết lồi VCVCN được bảo vệ trong các qui định của
pháp luật.


Hình 2. Hiểu biết về pháp luật bảo vệ lồi VCVCN
Ngồi ra, khi phân tích theo yếu tố giới tính và địa bàn về hiểu biết pháp luật bảo vệ

loài VCVCN thì kết quả nghiên cứu cho thấy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa theo yếu
tố giới tính (P = 0,664 > 0,05), địa bàn (P = 0,134 > 0,05). Nguyên nhân chủ yếu của
tình trạng trên là do người dân thiếu thông tin liên quan đến pháp luật và chưa quan tâm
đề vấn đề bảo vệ các lồi động vật hoang dã, trong đó có lồi VCVCN q hiếm ở địa
phương.
3.3. Nguồn thơng tin của người dân biết đến loài VCVCN
Trong số 226 người dânđược điều tra biết đến sự tồn tại của VCVCN ở bán đảo Sơn
Trà, thì nguồn thơng tin chủ yếu mà người dân biết đến lồi thơng qua truyền hình
chiếm 48,2%, tiếp theo có đến 32,7% là quan sát thấy trực tiếp, điều đáng chú ý là công
cụ Internet chỉ chiếm 10,2%.
Bảng 2. Nguồn thơng tin tiếp cận lồi VCVCN

Nguồn thơng tin

Số lượng người Tỉ lệ %

Quan sát thực tế

74

32,7

Radio

4

1,8

Tivi


109

48,2

Báo

3

1,3

Internet

23

10,2

Người thân, bạn bè,

8

3,5

Khác

5

2,2

Tổng


226

100%

Số liệu trên cho thấy nguồn thông tin mà người dân tiếp cận được về lồi VCVCN
chủ yếu thơng qua 1 số chương trình truyền hình có lồng ghép về bảo tồn đa dạng Sơn
Trà. Điều này cho thấy, các kênh truyền thơng về bảo tồn lồi VCVCN được sử dụng
chưa hiệu quả, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin và công cụ Internet trở nên phổ
biến.
4. Kết luận


Qua phỏng vấn 420 người về hiểu biết sự tồn tại của lồi, kết quả cho thấy: Chỉ có
53,8% số lượng người biết được sư tồn tại loài VCVCN và có đến 46,2% khơng biết
đến sự tồn tại của chúng. Và có sự khác biệt có ý nghĩa về hiểu biết sự tồn tại của lồi
theo yếu tố giới tính và địa lý. Trong đó, có đến 60,5% nam giới có biết đến sự tồn tồn
tại của lồi và ngược lại chỉ có 47,1% ở nữ giới. Người dân ở phường Thọ Quang có tỉ
lệ biết đến lồi VCVCN cao nhất với 70% và thấp nhất ở phường An Hải Đơng chỉ có
36,7%.
Có đến 69,3% người được phỏng vấn khơng biết lồi VCVCN được pháp luật bảo vệ
và nguồn thơng tin chủ yếu mà người dân biết đến lồi thơng qua truyền hình chiếm
48,2%, tiếp theo có đến 32,7% là quan sát trực tiếp.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đinh Thị Phương Anh (1997), “Đề tài NCKH cấp thành phố: Điều tra khu hệ động
thực vật và nhân tố ảnh hưởng, đề xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý KBTTN Sơn
Trà”, Báo cáo kỹ thuật.
[2]. Lois K. Lippold and Vu Ngoc Thanh (2008), The time is now: Survival of the douc
langurs of Son Tra, Vietnam.
[3]. Nadler, T., Rawson, B.M., V.N. Thinh (2010), Status of Vietnamese primates complement and revisons Conservation of Primates in Indochina, Ha Noi, tr. 3-17
[4]. Nghị định 32 về quản lý động vật hoang dã

[5]. Species, Checklist of CITES. World Conservation Monitoring Centre, Cambridge,
UK. [Online] CITES Secretariat.
Assessing knowledge of local residents about conservation of Red Shanked Douc
Langur in Son Tra distric, Danang city
Tran Ngoc Son1, Nguyen Van Khanh1,
Tran Hữu Vy2, Ho Hai Son3
1

The University of Education, Danang University
2
Greenviet Biodiversity Conservation Centre
3

Tay Son Secondary School

In conservation, local community is one of the main factors that influence
success. Therefore, the study on public understanding in terms of conservation
issues is essential to enhance effectiveness of raising awareness program to
local residents. This research on understanding of local communities regarding
red shanked douc langur (VCVCN) in Son Tra District was conducted. The
result indicated that 53.8% of people known about the existence VCVCN
species in Son Tra Mountain. And there is significant difference by gender (P =
0.006 <0,05) and geographical (P= 0,001 <0,05). The result also showed that
69.3% of people know that VCVCN is protected by law under Decree 32/2006 /


ND-CP. Most interviewed people know about Red-shanked douc langur through
TV media with about 48.2%.
Keywords: Viewpoint, Community, Red shanked Douc Langur, Son Tra,
Danang.




×