Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tư duy ngoại biên và tư duy phản biện pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.43 KB, 4 trang )

Tư duy ngoại biên và tư duy phản biện
Có thể nói đại bộ phận nhà đầu tư đang trong 1 giai đoạn, 1 thời kỳ
không kiếm được tiền, không việc làm, không tài sản … Chắc chắn mọi
người đã, đang và sẽ đặt ra câu hỏi là lòng tham vào thời điểm này liệu
có thích hợp?

Ngược dòng lịch sử, bắt đầu từ mùa hè 2006 cho đến trước thời điểm
khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, chính lòng tham đã khiến cho
nhiều người kiếm được tiền từ thị trường chứng khoán, hình thành nên 1
lớp tư bản mới, mọi người định nghĩa là đại gia.

Tư duy cụ thể hơn 1 chút, 1 ví dụ điển hình, cũng chính vì lòng tham mà
khiến cho người ta có thể bán căn nhà có thực giá trị 3 tỷ đồng với giá 6
tỷ đồng…Số tiền chênh lệch đó sẽ đi mua sắm và với bản tính của người
VN, họ sẽ mua những đồ xa xỉ phẩm để được tôn vinh, để được kiêu
hãnh…Với 1 bộ phận nho nhỏ, ho sẽ tự đặt ra câu hỏi là sao không vay
thêm 1 ít để mua thêm 1 căn nhà nữa nhỉ??? Chúng ta luôn biết giá nhà
luôn tăng cơ mà? Con người đẻ được chứ đất đâu có đẻ được đâu?

Bây giờ là tư duy rộng ra nhé, cũng chính lòng tham đã khiến chính phủ
hạ lãi suất, để chúng ta – người tiêu dùng có thể tiếp tục mua sắm. Có rất
nhiều tên gọi mỹ miều cho những khoản tín dụng hàng trăm nghìn tỷ
đồng như vay tín dụng, vay thế chấp tài sản, tín chấp, hợp tác đầu tư,
đầu tư chênh lệch, lãi suất ưu đãi …

Khi đại đa số đánh giá rằng thị trường đang vận động quanh vùng đáy,
hình như lòng tham đã trở nên tham lam hơn và còn thêm 1 chút đố kỵ
nữa. Những người đầu cơ mỗi năm mang về nhà khoảng 5-10 tỷ đồng.
Câu chuyện bắt đầu từ đây khi các ngân hàng, các tổ chức tín dụng bắt
đầu miếng đòn bẩy tài chính …


Nên nhớ rằng thời điểm trước đây và cực đại là năm 2009, đại đa số lợi
nhuận của các công ty trên thị trường niêm yết đến từ các dịch vụ tài
chính, các khoản đầu tư tài chính, các khoản đầu tư chéo, các khoản từ
việc sai sót của công tác định giá, … mà không phải đến từ hoạt động
kinh doanh thuần túy hay từ bất kỳ ngành nào đáp ứng nhu cầu thường
nhật của người dân … Đừng đầu là các ngân hàng đóng vai trò dealer và
người tiêu dùng là người chơi, góp phần tạo nên sự quay vòng của đồng
tiền.

Trở lại vấn đề hiện tại, những động thái gần đây và sắp tới ở tầm vĩ mô
chính xác là để xử lý triệt để những vấn đề mang tính gốc rễ nói trên,
tránh 1 nền kinh tế bong bóng và quan trọng nhất là để người tiêu dùng,
giới đầu tư nhận ra và có thêm lòng tin, tạo môi trường trong sạch và
minh bạch hơn dẫn đến hiệu ứng tích cực về mọi mặt trong nền kinh tế.

Khi các vấn đề ở thượng tầng dần được đảm bảo và đi vào ổn định,
những vấn đề nhỏ hơn liên quan trực tiếp đến thị trường tài chính nói
chung và thị trường chứng khoán nói riêng sẽ được đề cập đến theo
hướng tích cực hơn, tạo 1 sân chơi công bằng hơn, để giới đầu tư không
gọi thị trường chứng khoán – hàn thử biểu của nền kinh tế - kênh dẫn
vốn quan trọng là 1 sới bạc.

Với tư duy phản biện, tôi sẽ tự hỏi vậy với những phân tích ở trên, lòng
tham bây giờ liệu đã được chưa? Câu trả lời là được rồi, nhưng mới
được một nửa, một nửa còn lại chưa được và chưa thích hợp đó chính là
đòn bẩy tài chính - margin. Tôi nhớ từ topic đầu tiên của năm cho đến
tận bây giờ, tôi vẫn luôn khuyên các bạn không dùng margin và cho đến
ngày hôm nay, động thái của các CTCK đã chứng minh điều tôi nói.

Vài trăn trở, vài tư duy theo hướng vừa ngoại biên, vừa phản biện của

tacke tôi muốn chia sẻ cùng mọi người. Sẽ có những bạn đọc lần đầu
chưa hiểu ngay được và cũng sẽ có nhiều người thắc mắc nhưng nên
nhớ, vừa đọc phải vừa tư duy nhé. Đây là cách tacke tôi được học từ độ
tuổi trung học, cách đây cũng lâu lắm rồi và cho đến bây giờ, tacke tôi
vẫn đang thành công với nó. Chủ đề hơi dài, cảm ơn các bạn đã đọc và
tham gia chủ đề.

×