Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội được thành phố lào cai (vietnamese)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 208 trang )

Public Disclosure Authorized
Public Disclosure Authorized

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ODA TỈNH LÀO CAI
---  ---

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
(Báo cáo cuối cùng)
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ LOẠI VỪA (MCDP)
CÁC HẠNG MỤC BỔ SUNG
TIỂU DỰ ÁN THÀNH PHỐ LÀO CAI

Public Disclosure Authorized

Public Disclosure Authorized

SFG2701 V1

LÀO CAI, 12-2016


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TỈNH LÀO CAI
---  ---

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
(Báo cáo cuối cùng)
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ LOẠI VỪA


TIỂU DỰ ÁN THÀNH PHỐ LÀO CAI
CÁC HẠNG MỤC BỔ SUNG

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

LÀO CAI, 12-2016

ĐƠN VỊ TƯ VẤN


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN ........................................................................... 1
1.1. Xuất xứ và mục tiêu của dự án ............................................................................................ 1
1.2. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho việc lập ESIA ...................................................................... 3

1.2.1. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật trong nước ............................................................. 3
2.2.2. Chính sách an toàn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới ............... 6
1.3. Mô tả dự án .......................................................................................................................... 8

1.3.1. Vị trí dự án ...................................................................................................... 8
1.3.2 Các hợp phần của dự án .................................................................................. 8
1.2.3 Vùng ảnh hưởng của tiểu dự án ..................................................................... 12
1.2.4. Các công trình phụ trợ .................................................................................. 13
1.4 Phương pháp áp dụng trong đánh giá tác động môi trường ............................................... 20
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC DỰ ÁN ................................................................................................................................ 24
2.1. Điều kiện tự nhiên và sinh học khu vực dự án .................................................................. 24

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất.......................................................................... 24
2.1.2. Các điều kiện khí tượng thủy văn.................................................................. 25

2.1.3. Điều kiện thủy văn ........................................................................................ 28
2.1.4. Điều kiện về sinh thái và đa dạng sinh học .................................................. 30
2.1.5. Hiện trạng các điều kiện xã hội và môi trường khu vực dự án .................... 33
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án ............................................................. 38

2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí ................................................................. 38
2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước .......................................................................... 40
2.2.3. Nước thải và ảnh hưởng của nó đến chất lượng nước ................................. 41
2.2.4 Chất lượng bùn thải ....................................................................................... 42
2.2.5. Chất lượng đất .............................................................................................. 43
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội..................................................................................................... 44

2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế ........................................................................... 44
2.3.2. Tình hình xã hội ............................................................................................ 45
2.4. Điều kiện hạ tầng ............................................................................................................... 48

2.4.1. Hệ thống giao thông...................................................................................... 48
2.4.2. Hệ thống cung cấp nước ............................................................................... 48
2.4.3. Thu gom và xử lý chất thải rắn ..................................................................... 49
2.4.4. Hệ thống điện ................................................................................................ 50
2.4.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ....................................................... 50
2.4.6. Tài nguyên văn hóa phi vật thể và các điểm nhạy cảm ................................ 51
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ..................................................... 55
3.1. Trường hợp không có dự án .............................................................................................. 55
3.2. Phương án có tiểu dự án .................................................................................................... 57

3.2.1 Hợp phần 1: nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản và cải thiện dịch vụ ................ 57
3.2.2 Hợp phần 2: Cải thiện vệ sinh môi trường .................................................... 60
3.2.3. Hợp phần 3: Đường và cầu đô thị ................................................................ 61
CHƯƠNG 4. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TIỀM TÀNG............................ 62

4.1 Các tác động môi trường tiềm tàng .................................................................................... 62

4.1.1 Các tác động tích cực..................................................................................... 62
4.1.2. Các tác động tiêu cực tiềm tàng ................................................................... 63
4.2. Tác động xã hội ................................................................................................................. 98

4.2.1 Tác động tích cực ........................................................................................... 98


4.2.2. Nhận diện các tác động tiêu cực tiềm tàng ................................................... 99
4.3. Tác động đến khả năng phát triển .................................................................................... 101
CHƯƠNG 5. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG................................................... 102
5.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường ............................................................... 102

5.1.1. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị ......................................... 102
5.1.2 Biện pháp giảm thiểu các tác động chung trong giai đoạn xây dựng ......... 103
5.1.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù của Hợp phần 1- Nâng cấp hạ
tầng cơ bản và cải thiện dịch vụ ........................................................................... 107
5.1.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù của Hợp phần 2 .................... 109
5.1.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù của Hợp phần 3 .................... 115
5.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội ....................................................................... 118

5.2.1 Tái định cự bắt buộc .................................................................................... 118
5.2.2 Dân tộc thiểu số ........................................................................................... 118
5.2.3 Các kế hoạch được lập để giảm thiểu tác động xã hội ................................ 118
5.2.4. Kiểm soát các tác động xã hội do hoạt động thi công ................................ 118
5.2.5. Các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cộng đồng ..................... 119
5.2.6. Các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội khác ......................................... 120
CHƯƠNG 6. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI ............................................................ 121
6.1. Nguyên tắc cơ bản ........................................................................................................... 121

6.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường chính ..................................................... 121

6.2.1. Bộ quy tắc thực hành môi trường cho xây dựng ở khu vực đô thị (ECOP) 121
6.2.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đặc thù ............................. 138
6.2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành........................... 151
6.3 Trách nhiệm thực hiện ...................................................................................................... 153

6.3.1 Vai trò và trách nhiệm thực hiện KHQLMT&XH ........................................ 153
6.3.2 Chương trình giám sát chất lượng môi trường ............................................ 158
6.4. Chương trình nâng cao năng lực...................................................................................... 161

6.4.1 Hỗ trợ Kỹ thuật cho việc triển khai các chính sách an toàn ....................... 161
6.4.2 Chương trình đào tạo nâng cao năng lực .................................................... 162
6.5. Dự toán chi phí ESMP ..................................................................................................... 164
6.6. Cơ chế Giải quyết Khiếu nại (GRM) ............................................................................... 165
CHƯƠNG 7. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN ................................ 169
7.1. Quá trình tham vấn cộng đồng ........................................................................................ 169
7.2 Kết quả tham vấn cộng đồng ............................................................................................ 171
7.3 Phản hồi và cam kết của chủ đầu tư ................................................................................. 182
7.4. Công bố thông tin ............................................................................................................ 182
CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT .......................................................... 183
1. Kết luận .............................................................................................................................. 183
2. Kiến nghị ............................................................................................................................ 183
3. Cam kết ............................................................................................................................... 183

3.1. Cam kết chung ................................................................................................ 183
3.2. Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn và Quy môi trường .................................... 184
3.3. Cam kết quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường........................................ 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 185
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 186

PHỤ LỤC 1: Kế hoạch quản lý các vật liệu nạo vét ............................................................. 186
PHỤ LỤC 2. Đánh giá dự án liên kết với dự án MCDP-AF Lào Cai ................................... 193


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các hạng mục đầu tư chính của tiểu dự án ...................................................................... 9
Bảng 1.2 Dự kiến khối lượng vật liệu của dự án ........................................................................... 13
Bảng 1.3. Danh sách mỏ đá, cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................................................... 13
Bảng 1.4. Khối lượng đất đào và bùn nạo vét của từng hợp phần ................................................ 15
Bảng 1.5 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án ......................................................................... 20
Bảng 2.1. Đặc trưng nhiệt độ (0C) tại trạm khí tượng Lào Cai ..................................................... 26
Bảng 2.2 Đặc trưng độ ẩm (%) tại trạm khí tượng Lào Cai .......................................................... 26
Bảng 2.3 Đặc trưng lượng mưa (mm) tại trạm khí tượng Lào Cai ............................................... 27
Bảng 2.4 Tốc độ gió trung bình tại thành phố Lào Cai ................................................................. 28
Bảng 2.5: Danh mục các loài động vật có xương sống ở Lào Cai ................................................ 30
Bảng 2.6: Thống kê số hộ bị ảnh hưởng bởi hợp phần 1 .............................................................. 34
Bảng 2.7. Hiện trạng sử dụng đất tại 9 tuyến đường được xây dựng ở xã Vạn Hòa .................... 34
Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án ............................................... 39
Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt vùng dự án ..................................................... 40
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất khu vực dự án ....................................... 41
Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải vùng dự án ................................................... 42
Bảng 2.12. Mô tả vị trí lấy mẫu tại hồ trung tâm .......................................................................... 43
Bảng 2.13. Kết quả phân tích mẫu bùn nạo vét tại hồ trung tâm trong công viên Nhạc Sơn ....... 43
Bảng 2.54. Kết quả phân tích chất lượng đất vùng dự án ............................................................. 44
Bảng 2.15. Thông tin về các đơn vị hành chính của thành phố Lào Cai ....................................... 45
Bảng 2.16. Thành phần dân tộc tại thành phố Lào Cai ................................................................. 45
Bảng 2.17. Hiện trạng lao động thành phố Lào Cai ...................................................................... 45
Bảng 2.18 Cơ cấu nghề nghiệp ..................................................................................................... 46
Bảng 2.19. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt ở các khu vực dự án ............................................. 49
Bảng 2.20. Mô tả các điểm nhạy cảm khu vực triển khai dự án ................................................... 51

Bảng 3.1. Phân tích phương án "có" và "không có" tiểu dự án ..................................................... 56
Bảng 3.2 Lựa chọn thay thế cho cao độ thiết kế của tuyến đường được đề xuất tại xã Vạn Hòa . 57
Bảng 3.3. Lựa chọn về cung cấp nước sạch cho xã Vạn Hòa ....................................................... 58
Bảng 3.4. Lựa chọn phương án thay thế cho thu gom và xử lý nước thải tại xã Vạn Hoà ........... 59
Bảng 3.5. Phân tích phương án thay thế cho Hợp phần 2 của Tiểu dự án Cai Lào ...................... 60
Bảng 3.6. Phân tích phương án thay thế cho vị trí cầu Ngòi Đum ................................................ 61
Bảng 4.1 Tóm tắt các tác động của dự án đến môi trường và xã hội của dự án............................ 64
Bảng 4.2. Mức ồn cộng hưởng phát sinh từ hoạt động của các thiết bi, máy móc chuyên dụng .. 68
Bảng 4.3. Tổng hợp khối lượng đào đắp và thời gian thi công các hạng mục - Hợp phầns 1 ...... 69
Bảng 4.4. Tính toán tổng lượng bụi phát sinh theo từng hạng mục công trình ............................. 70
Bảng 4.5. Tính toán lượng chất thải cần vận chuyển khi thi công Hợp phần 1. ........................... 71
Bảng 4.6. Hệ số ô nhiễm và tải lượng ô nhiễm do quá trình vận chuyển vật liệu ........................ 71
Bảng 4.7 Tải lượng ô nhiễm bụi và khí thải do các phương tiện vận chuyển vật liệu nạo vét ..... 72
Bảng 4.8. Tải trọng và nồng độ các thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ..................... 73
Bảng 4.9. Tổng lượng bụi phát sinh đối với hợp phần 2 ............................................................... 81
Bảng 4.10. Tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ thiết bị nạo vét trong quá trình thi công ......... 81
Bảng 4.11. Nồng độ bụi và khí thải phát sinh do các hoạt động của phương tiện tham gia nạo vét
các hạng mục công trình ............................................................................................................... 82
Bảng 4.12. Thống kê vận chuyển vật liệu thải của hợp phần 2..................................................... 82


Bảng 4.13. Tính toán tải lượng ô nhiễm bụi và khí thải do các phương tiện vận chuyển ............. 83
Bảng 4.14. Tải trọng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi chưa qua xử lý ..... 84
Bảng 4.15. Tổng hợp khối lượng vận chuyển tại mỗi hạng mục công trình thuộc hợp phần 2 .... 87
Bảng 4.16. Danh sách các công trình văn hóa bị ảnh hưởng thuộc Hợp phần 2 ........................... 88
Bảng 4.17. Lượng bụi và khí thải sinh ra do hoạt động của các thiết bị thi công - Hợp phần 3 ... 92
Bảng 4.18. Lượng bụi và khí thải sinh ra do vận chuyển vật liệu thi công -Hợp phần 3 .............. 92
Bảng 4.19. Tải lượng ô nhiễm do quá trình hàn ............................................................................ 93
Bảng 4.20. Tải ô nhiễm trung bình do quá trình hàn .................................................................... 93
Bảng 4.21. Thống kê các hộ bị ảnh hưởng .................................................................................... 99

Bảng 4.22. Tác động đến các hộ gia đình ................................................................................... 100
Bảng 5.1: Các biện pháp giảm thiểu tác động lên các điểm nhạy cảm thuộc Hợp phần 2 ......... 112
Bảng 5.2: Các biện pháp giảm thiểu tác động PCR của Hợp phần 3 .......................................... 116
Bảng 6.1 Các biện pháp giảm thiểu theo ECOP ......................................................................... 123
Bảng 6.2 Các biện pháp giảm thiểu và tác động công trình đặc thù - hợp phần 1 ...................... 138
Bảng 6.3. Trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành .............. 153
Bảng 6.4. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan chủ chốt .............................................. 154
Bảng 6.5. Các yêu cầu về báo cáo chung .................................................................................... 158
Bảng 6.6. Phạm vi giám sát môi trường trong quá trình xây dựng ............................................. 158
Bảng 6.7. Số mẫu quan trắc đất, nước, không khí cho việc giám sát môi trường ....................... 159
Bảng 6.8 Ước tính chi phí cho việc quan trắc và phân tích mẫu................................................. 159
Bảng 6.9. Phạm vi giám sát môi trường khi công trình đi vào vận hành trong 1 năm đầu tiên .. 161
Bảng 6.10. Chương trình đào tạo xây dựng năng lực giám sát và quản lý môi trường .............. 162
Bảng 6.11 Dự toán kinh phí thực hiện EMP trong quá trình thực hiện tiểu dự án ..................... 165
Bảng 6.12 Dự toán kinh phí dành cho TVGSMT ....................................................................... 165
Bảng 7.1 Tóm tắt kết quả tham vấn lần 1.................................................................................... 171
Bảng 7.2 Tóm tắt kết quả tham vấn lần 2.................................................................................... 177


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ vị trí khu vực Dự án Lào Cai .............................................................................. 8
Hình 1.2 Bản đồ vị trí dự án .......................................................................................................... 10
Hình 1.3. Vị trí xây dựng hợp phần 1 .......................................................................................... 10
Hình 1.4 Vị trí đầu tư xây dựng hợp phần 2 ................................................................................ 11
Hình 1.5 Vị trí đầu tư xây dựng hợp phần 3 ................................................................................ 12
Hình 1.6 Mô hình tổ chức quản lý dự án...................................................................................... 16
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khu vực thi công thuộc hợp phần 1 tại xã Vạn Hòa .................................. 25
Hình 2.2. Biể u đồ nhiê ̣t đô ̣ tra ̣m khí tươ ̣ng Lào Cai ...................................................................... 26
Hình 2.3 Biều đồ lượng mưa và độ ẩm trung bình năm ............................................................... 27
Hình 2.4. Sơ đồ vị trí hồ trung tâm trong công viên Nhạc Sơn.................................................... 30

Hình 2.5. Hiện trạng Hồ trung tâm trong công viên Nhạc Sơn .................................................... 36
Hình 2.6. Sơ đồ khu vực hồ trung tâm trong công viên Nhạc Sơn ............................................... 37
Hình 2.7. Khu vực cầu Ngòi Đum ............................................................................................... 38
Hình 2.8. Vị trí lấy mẫu trầm tích tại hồ Trung tâm .................................................................... 43
Hình 2.9. Cầu Kiều 2 bắc qua sông Nậm Thi nối Việt Nam với Trung quốc .............................. 48
Hình 2.10. Cầu Cốc Lếu, Giang Đông và Phố Mới tại thành phố Lào Cai .................................. 48
Hình 4.1. Suối Ngòi Đum đoạn chảy qua vị trí xây dựng bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt từ cá
khu dân cư xung quanh ................................................................................................................. 95
Hình 6.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện ESMP .................................................................................. 153


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BAH
BOD
BTCT
BVMT
CBĐT
CMC
COD
ĐTMXH/ESIA
EMP
EPA
FS
FTA
GDP
GPMB
GSMT
IDA
KHĐT

MEDP
NCKT
NMN
ODA
OCI
PCCC
QCVN
QL
QLDA
RP
SEMP
Sở TNMT/ DONRE
TCCP
TCVN
TĐC
TH
THCS
TKCT
T-N
TNHH
TOR
TP Lào Cai
T-P
TSP
TSS/ SS

Bị ảnh hưởng
Nhu cầu oxy sinh hóa
Bê tông cốt thép
Bảo vệ môi trường

Chuẩn bị đầu tư
Tư vấn giám sát xây dựng
Nhu cầu ôxy hóa học
Đánh giá tác động môi trường xã hội
Kế hoạch quản lý môi trường
Cục bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
Nghiên cứu khả thi
Cơ quan Quản lý giao thông đường bộ Hoa Kỳ
Tổng sản phẩm Quốc nội
Giải phóng mặt bằng
Giám sát môi trường
Hiệp hội phát triển Quốc tế
Kế hoạch Đầu tư Lào Cai
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số
Nghiên cứu khả thi
Nhà máy nước
Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức
Công ty CP Tư vấn & đầu tư xây dựng hạ tầng Phương Đông
Phòng cháy chữa cháy
Quy chuẩn Quốc gia Việt Nam
Quốc lộ
Quản lý Dự án
Kế hoạch Tái định cư
Kế hoạch quản lý môi trường hiện trường
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam
Tái định cư
Tiểu học
Trung học cơ sở

Thiết kế chi tiết
Tổng nitơ
Trách nhiệm hữu hạn
Điều khoản tham chiếu
Thành phố Lào Cai
Tổng photpho
Tổng hàm lượng bụi lơ lửng
Tổng chất rắn lơ lửng


TV
TXL
UBND
USD
VH&BD
VNĐ
VSMT
WB/NHTG
WHO
WSC/ LCWSC
WWTP
XD
XDCB
XLNT
XNK

Tư vấn
Trạm xử lý
Ủy ban Nhân dân
Đô la Mỹ

Vận hành và bảo dưỡng
Đồng Việt Nam
Vệ sinh môi trường
Ngân hàng thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cấp nước Lào Cai
Trạm xử lý nước thải
Xây dựng
Xây dựng cơ bản
Xử lý nước thải
Xuất nhập khẩu


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN

Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội được Thành phố Lào Cai lập nhằm đảm bảo
rằng tiểu dự án Lào Cai được đề xuất thuộc dự án phát triển các thành phố loại vừa (MCDP)
nguồn vốn bổ sung tuân thủ theo các quy định của cả Ngân hàng Thế giới và các chính sách mà
Chính phủ Việt Nam đã ban hành.
1.1. Xuất xứ và mục tiêu của dự án
Dự án gốc
Dự án phát triển các thành phố loại vừa (MCDP) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
văn bản số 602/TTg-QHQT ngày 16 tháng 4 năm 2010. Hiệp định tín dụng số 5031-VN được
ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) vào ngày 12 tháng 1 năm 2012.
Dự án được tài trợ bằng nguồn vốn IDA của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng từ ngân sách
tỉnh /vốn hỗ trợ từ Trung ương.
Mục tiêu của MCDP gốc: nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị
tốt hơn, cải thiện điều kiện sống của người dân, đặc biệt là trong các cộng đồng nằm trong 40%

dân số có thu nhập thấp nhất.
Dự án MCDP đã và đang được triển khai tại ba thành phố trực thuộc tỉnh là: Phủ Lý (tỉnh Hà
Nam), Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Vinh (tỉnh Nghệ An); và bao gồm 4 hợp phần: (1) nâng cấp
và các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản cải tiến; (2) Cung cấp nước và vệ sinh môi trường; (3)
đường và cầu đô thị; (4) Quản lý dự án và hỗ trợ kỹ thuật.
Bắt đầu được triển khai từ năm 2012, dự án đang đi đúng hướng để dần dần đạt được các mục
tiêu phát triển của dự án. Các hợp phần được đầu tư theo thiết kế ban đầu đang mang lại hiệu
quả kinh tế rất lớn, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, tạo động lực cho phát triển cơ sở hạ
tầng, cải thiện quy hoạch đô thị, từng bước theo hướng văn minh, sạch, đẹp và phát triển bền
vững.
Đồng USD lên giá so với SDR đã dẫn đến giảm nguồn vốn IDA cho dự án, từ khoản gốc 210
triệu USD xuống còn 184 triệu USD, giảm 12%. Trong trường hợp của Thành phố Vinh, tiểu
dự án lớn nhất, tác động đã được giảm nhẹ bằng cách giảm quy mô đầu tư đường và sử dụng
nguồn vốn dự phòng. Tuy nhiên đối với thành phố Lào Cai và Phủ Lý, các hạng mục đầu tư lớn
đã bị ảnh hưởng do nguồn vốn giảm. Việc huỷ bỏ các khoản đầu tư này sẽ ảnh hưởng đến kết
quả của PDO nếu không tiến hành hành động khắc phục thông qua tài trợ bổ sung (AF). Khoản
tài trợ bổ sung đề nghị là 53 triệu USD sẽ: (i) bù vào khoản thiếu hụt tài chính do lỗ tỷ giá hối
đoái; và (ii) đầu tư nâng cấp ở các khu vực quan trọng bị bỏ qua trong thiết kế ban đầu, nhằm
nâng cao lợi ích của dự án. Các hoạt động nâng cấp đề xuất phù hợp với các hợp phần hiện có
của MCDP. Do sự cần thiết phải bổ sung vốn cho dự án, Ngân hàng Thế giới đã đồng ý cung
cấp tài trợ bổ sung (AF) cho tỉnh Hà Nam và Lào Cai để hoàn thành việc đầu tư đã thiết kế của
dự án và cấp vốn cho hoạt động nâng cấp để nâng cao khả năng đạt mục tiêu của dự án (Thể
hiện trong các thư quản lý ngày 13/11/2015 và 15/2/2016 của bà Victoria Kwakwa - Giám đốc
Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, được gửi đến chủ tịch UBND các tỉnh Hà Nam, Lào
Cai, Nghệ An).
Quyết định của Phó Thủ tướng, như trong công văn số 2003/TTg-QHQT ngày 08 tháng 11 năm
2016, nêu rõ như sau:
a. Đồng ý tiến hành khoản IDA bổ sung 13 triệu USD do lỗ tỷ giá (6,5 triệu USD mỗi
tỉnh);
1



Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

b. Phê duyệt các đề xuất của Lào Cai và Phủ Lý yêu cầu khoản tiền IBRD bổ sung là 40
triệu USD (Lào Cai: 20,5 triệu USD; Phủ Lý: 19,5 triệu USD) cho các hoạt động nâng
cấp theo yêu cầu từ Bộ KH&ĐT và cơ chế tài chính hiện hành;
Nguồn tài chính bổ sung (AF)
AF được đề xuất sẽ được sử dụng để hỗ trợ hai tiểu dự án của thành phố Lào Cai và thành phố
Phủ Lý để cấp vốn cho:
a. các hạng mục đầu tư bị loại khỏi phạm vi của dự án MCDP vì thiếu hụt tài chính phát
sinh từ sự tăng giá của đồng đô la Mỹ so với SDR (~13 triệu USD); và
b. các hạng mục đầu tư bổ sung ở các khu vực quan trọng để tăng cường kết quả của
PDO (~ 40 triệu USD). Tổng số AF đề nghị là 68,04 triệu USD, trong đó 53 triệu USD
từ WB và 15,04 triệu USD vốn đối ứng (CF)1
Mục tiêu của Dự án MCDP AF: Mục tiêu của Dự án AF là tăng tiếp cận cải thiện dịch vụ cơ
sở hạ tầng đô thị tại các thành phố loại vừa được lựa chọn để hỗ trợ chương trình phát triển đô
thị Việt Nam
Tổng chi phí AF cho Lào Cai là 35,13 triệu US $, trong đó IDA là 6,5 triệu USD, IBRD là 20,5
triệu USD và vốn đối ứng (CF) là 8,13 triệu USD. Các khoản đầu tư được đề xuất theo AF cho
thành phố Lào Cai được nêu dưới đây.
1. Hợp phần 1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản và cải thiện dịch vụ đô thị (~14,27 triệu
USD2, IDA: 5,1 triệu USD, IBRD: 3,5 triệu USD, và CF: 5,6 triệu USD) bao gồm nâng
cấp cơ sở hạ tầng cấp 2 và cấp 3 cho khu Vạn Hòa, là khu dân cư nghèo do vị trí bị cô
lập với các khu khác của thành phố. Cư dân địa phương không được đấu nối với nguồn
cấp nước, hệ thống thoát nước. Các khoản đầu tư đề xuất sẽ cung cấp các dịch vụ hạ
tầng đô thị cơ bản (cấp nước, điện, thoát nước và thu gom nước thải, cải tạo tuyến đường
địa phương và chiếu sáng) để cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương và tăng
cường vệ sinh môi trường. Hiện nay, nước thải từ các hộ gia đình xả thẳng ra sông Hồng
mà không qua xử lý, dự án sẽ thu gom nước thải và đưa về trạm XLNT được thành phố

xây dựng trong khu vực Phố Mới. Tính toán thủy lực và soát xét kỹ thuật xác nhận rằng
năng lực của trạm XLNT hiện tại là đủ cho lượng nước thải xã Vạn Hòa và công nghệ
xử lý là thích hợp. Nước thải được xử lý từ trạm XLNT đạt loại A (tiêu chuẩn VN) và
pha loãng vào một con suối địa phương trước khi xả ra sông Hồng. IDA sẽ tài trợ một
phần cho các khoản đầu tư trong hợp phần này.
2. Hợp phần 2: Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đô thị (~9,93 triệu USD, IBRD:
9,93 triệu USD) bao gồm: (i) nạo vét, xây kè và cải tạo hồ điều hòa trung tâm để tách
nước thải và nước mưa (nước thải sẽ được thu gom bằng giếng tách và đưa đến trạm
XLNL nước thải đang được xây dựng); và (ii) cải tạo đường ống thoát nước dọc theo
tuyến phố để ngăn ngập úng và cải thiện điều kiện vệ sinh, và trải lại mặt đường các
tuyến phố này.
3. Hợp phần 3: Đường và cầu đô thị (0,5 triệu USD của IBRD) để xây dựng cầu Ngòi
Đum. Hợp phần sẽ làm giảm ùn tắc giao thông và tăng cường kết nối giữa các khu vực
quan trọng của thành phố.
4. Hợp phần 4: Hỗ trợ quản lý dự án và hỗ trợ kỹ thuật (~2,85 triệu USD, IBRD: 1,47
triệu USD và CF: 1,38 triệu USD) sẽ hỗ trợ (i) quản lý dự án và giám sát các khoản đầu
1

Các số liệu về chi phí bao gồm cả khoản dự phòng và thuế

2

Các chi phí hợp phần nêu trong phần này đề cập đến chi phí cơ sở, VAT và chi phí dự phòng được bổ sung thêm.

2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

tư bổ sung, và (ii) giám sát xã hội và môi trường độc lập và dịch vụ kiểm toán tài chính.

1.2. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho việc lập ESIA
1.2.1. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật trong nước
a. Khung hành chính cho đánh giá môi trường
Luật Bảo vệ Môi trường (số 55/2014/QH13) ngày 23/6/2014 và Nghị định về Quy hoạch bảo
vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo
vệ môi trường (số 18/2015/NĐ-CP) ngày 14/2/2015 là khung pháp lý quan trọng để quản lý
môi trường ở Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) cung cấp quy định pháp luật về hoạt
động bảo vệ môi trường; biện pháp và nguồn lực được sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường;
quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao nhiệm vụ bảo vệ
môi trường. Luật BVMT áp dụng đối với cơ quan quản lý, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình,
cá nhân trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền,
hải đảo, vùng biển và vùng trời. Luật BVMT là cơ sở cho đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Hơn nữa, luật còn quy định về tham vấn, kiểm tra và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường
(Điều 11, Chương II) cũng như danh sách các đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược
trong phụ lục I và II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.
Điều 13 của Nghị định (số 18/2015/NĐ-CP) giải thích các yêu cầu của các cơ quan liên quan
đến ESIA. Khoản 1: Chủ dự án, tổ chức tư vấn khi thực hiện đánh giá tác động môi trường phải
có đủ các điều kiện dưới đây: a) Có cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường đáp ứng
điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này; b) Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với
trình độ đại học trở lên; c) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều
kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác
động môi trường của dự án; trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn
đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực. Khoản 2: Cán bộ thực hiện đánh
giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá
tác động môi trường đúng chuyên ngành. Khoản 3: Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc
đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường.
Dự án không liên quan đến đất ngập nước và các khu bảo tồn thiên nhiên, và cũng không liên
quan đến phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hay buôn bán quốc tế các loài động
thực vật nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, không có thoả thuận môi trường quốc tế nào có liên quan

mà Việt Nam là thành viên sẽ áp dụng.


Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày ngày 23 tháng 06 năm 2014.



Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.



Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 26 tháng 11 năm 2014.



Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 18 tháng 06 năm 2014.



Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.



Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật Việt Nam số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006.




Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2015
quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội



Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi trường.



Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
qui định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.



Nghị định số 127/2007 / NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định
việc thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.



Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ
qui định về thoát nước và xử lý nước thải.




Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 6 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá thiệt
hại về môi trường.



Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý đầu tư xây dựng công trình.



Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015
quy định về quản lý chất thải và phế liệu.



Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;



Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.



Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định giá
đất.




Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 2014/05/15 của Chính phủ quy định việc thu tiền sử
dụng đất.



Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 2014/05/15 của Chính phủ quy định việc thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước.



Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 2014/05/15 của Chính phủ quy định bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi thu hồi đất của Nhà nước.



Nghị định số 84/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư.



Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 2016/03/16 của Chính phủ về quản lý và sử dụng
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ;



Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường.




Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 Tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.



Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
phương pháp định giá đất, xây dựng và điều chỉnh bảng giá đất; xác định giá đất cụ thể
và tư vấn về giá đất.



Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ TN & MT quy định chi tiết
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.



Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/12/2015 về chính
sách hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

4


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội



Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/11/2009 phê
duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".


Các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng:


QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất.



QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh



QCVN 06/2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh;



QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.



QCVN 09:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.



QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.




QCVN 26/2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.



QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.



QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình xử lý
nước.



Quy chuẩn xây dựng quốc gia QCXDVN 01: 2008/BXD do Viện quy hoạch đô thị nông thôn Việt Nam biên soạn, Vụ KHCN phê duyệt, ban hành theo Quyết định
04/2008/QD-BXD ngày 3/8/2008 của Bộ Xây Dựng.



Hệ thống và thiết bị phân phối – Tiêu chuẩn thiết kế;

b. Văn bản pháp quy, quyết định và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chức năng về dự
án
o Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn về một số điều của nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn.


Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.




Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm
2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định,
phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự
án phát triển.



Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường;



Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 10/03/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.



Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y Tế về việc Ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống.



Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y Tế về việc Ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
5



Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

c. Hồ sơ pháp lý của Dự án do chủ đầu tư cung cấp


Quyết định số 244/2001/QĐ-UB của UBND tỉnh Lào Cai: Quy hoạch chung cụm đô thị
Lào Cai - Cam Đường đến năm 2020.



Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/3/2008: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.



Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình: Hệ thống cấp nước Khu đô
thị mới Lào Cai - Cam Đường.



Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Lào Cai giai
đoạn 2006- 2020.

2.2.2. Chính sách an toàn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới
Mục tiêu của chính sách an toàn là để ngăn ngừa và giảm thiểu tác động trực tiếp và gián tiếp
đến người dân và môi trường trong quá trình phát triển.
Các chính sách an toàn có liên quan của Ngân hàng Thế giới được kích hoạt cho tiểu dự án
được mô tả dưới đây:

Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01),3
Tiểu dự án đề xuất sẽ chủ yếu liên quan đến các khoản đầu tư cơ sở vật chất sau đây theo Hợp
phần 1, 2, 3: i) Xây dựng, nâng cấp và cải tạo đường giao thông đô thị ngắn; ii) Lắp đặt hệ
thống nước thải và thoát nước mưa kết hợp; iii) Lắp đặt mạng lưới cấp nước; iv) Xây kè sông,
hồ; và v) Xây dựng trường học và mẫu giáo.
Tác động về môi trường, xã hội tiềm tàng chung của tiểu dự án là tích cực vì dự án dự kiến sẽ
đem lại: i) cải thiện vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị; ii) tăng năng lực thu gom nước thải
và thoát nước đô thị; iii) giảm thiểu xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; iv) giảm thiểu
rủi ro y tế công cộng liên quan với bệnh liên quan đến nước và chi phí chăm sóc sức khỏe có
liên quan; v) giảm các rủi ro an toàn và tổn thất tài sản do ngập lụt; vi) tăng khả năng tiếp cận
của người dân địa phương đến các khu vực lân cận.
Ngoài ra còn có khả năng tác động môi trường, xã hội tiêu cực liên quan đến các khoản đầu tư
cơ sở vật chất được đề xuất. Chúng bao gồm các tác động xây dựng và rủi ro thông thường,
chẳng hạn như: i) mất thảm thực vật và cây cối, làm xáo trộn môi trường sống của các loài thủy
sinh ii) tăng độ bụi, tiếng ồn, độ rung; iii) rủi ro ô nhiễm liên quan đến phát sinh chất thải và
nước thải, đặc biệt là lượng vật liệu đào đắp/nạo vét lớn; iv) xáo trộn giao thông, và tăng rủi ro
an toàn giao thông; v) nguy cơ xói mòn và sạt lở đất trên các sườn dốc và các khu vực đào sâu
cũng như những tác động tiêu cực tiềm tàng đối với các công trình yếu hiện hữu; vi) gián đoạn
cơ sở hạ tầng và các dịch vụ như cung cấp nước và điện hiện có; vii) xáo trộn đối với các hoạt
động kinh tế-xã hội hàng ngày trong khu vực dự án và xáo trộn xã hội; viii) các vấn đề sức khỏe
và an toàn liên quan đến công chúng và những người lao động tại các công trường; và ix) các
tác động xã hội gắn liền với việc thu hồi đất, xây dựng gián đoạn hoạt động kinh doanh do các
hoạt động liên quan đến xây dựng và huy động công nhân đến công trường. Những tác động
này mang tính đặc thù; tạm thời; ít nếu có bất kỳ tác động nào là không thể đảo ngược; và trong
hầu hết các trường hợp, các biện pháp giảm nhẹ được thiết kế sẵn sàng. Do đó, tiểu dự án đề
xuất được xếp loại A.

3

Thông tin đầy đủ về OP/BP 4.01 có tại trang web của Ngân hàng:


/>MDK:20543912~menuPK:1286357~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html

6


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

Môi trường sống tự nhiên (OP / BP 4.04)4;
Tiểu dự án sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực bảo vệ và cũng không ảnh hưởng các loài
động thực vật quan trọng/bị đe dọa hoặc các khu vực đa dạng sinh học có giá trị cao. Trong quá
trình đánh giá môi trường, người ta xác nhận rằng có môi trường sống tự nhiên trong khu vực
dự án, bao gồm sông Hồng, hồ Nhạc Sơn, suối Ngòi Đum. Việc xây dựng và vận hành của các
công trình thu gom nước thải, xây dựng cầu và công việc nạo vét hồ sẽ có một số tác động tiêu
cực tiềm ẩn về môi trường sống tự nhiên của sông, hồ, bao gồm mất môi trường sống sinh vật
đáy và xáo trộn các sinh vật đáy. Tác động và các biện pháp giảm thiểu đã được bao gồm trong
ESIA của tiểu dự án và KHQLMT&XH để giải quyết những tác động này.
Tài nguyên văn hóa vật thể (OP / BP 4.11)5
Tiểu dự án không phải di dời tài nguyên văn hóa vật thể (PCR) như tượng đài, chùa chiền, nhà
thờ, các điểm tôn giáo/tâm linh và văn hóa. Chính sách này được kích hoạt vì các công trình
dân dụng của tiểu dự án sẽ liên quan đến việc di dời 05 ngôi mộ, được coi là PCR. Do dự án có
các hoạt động nạo vét và đào đắp, có thể dẫn đến phát lộ, một thủ tục xử lý phát lộ đã được đưa
vào KHQLMT&XH của tiểu dự án.
Tái định cư (OP / BP 4.12)6
OP/BP 7.50 - Đường thủy Quốc tế7
Theo AF, đầu tư tiểu dự án thành phố Lào Cai sẽ thu gom nước thải thô tại xã Vạn Hòa, hiện
đang chảy tự do trong một khu vực đông dân cư, và đưa tới nhà máy XLNT Đông Phố Mới
hiện có để xử lý. Nước thải sau xử lý của Nhà máy được đổ ra một con sông không tên và sau
đó chảy vào sông Hồng, một tuyến đường thủy quốc tế. Do đó, chính sách này được kích hoạt
theo đoạn 7(b) của OP 7.50.

Tuy nhiên, người ta đánh giá rằng tiểu dự án thuộc phạm vi ngoại trừ về quy định thông báo,
cụ thể là đoạn 7(a) của chính sách. Ngoại trừ này được áp dụng khi dự án liên quan đến việc bổ
sung lượng xả thải đã qua xử lý từ một nhà máy XLNT hiện có xuống nhánh của sông Hồng,
một tuyến đường thủy quốc tế. Người ta đánh giá rằng lượng thải bổ sung này sẽ không thay
đổi chất lượng hay số lượng các dòng chảy đối với các quốc gia ven sông, trong trường hợp này
là Trung Quốc.
Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về môi trường, y tế và an toàn 8
Các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ cũng cần xem xét Hướng dẫn về môi trường, y tế và
an toàn của nhóm Ngân hàng Thế giới (được gọi là "Hướng dẫn EHS"). Hướng dẫn EHS là
những tài liệu tham khảo kỹ thuật với các điển hình nói chung và ngành công nghiệp cụ thể về
thực hành công nghiệp quốc tế.
Hướng dẫn EHS bao hàm các mức hiệu suất và các biện pháp được chấp nhận đối với Nhóm
Ngân hàng Thế giới và thường được coi là có thể đạt được trong các cơ sở mới với chi phí hợp
lý theo công nghệ hiện có. Quá trình đánh giá môi trường có thể đề nghị mức hoặc các biện
Thông tin đầy đủ về OP/BP 4.04 có tại
/>PK:1286576~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html
5 OP/BP 4.11 có thể tham khảo tại
/>PK:1286639~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html
6 Chi tiết về OP/BP 4.12 có thể tham khảo tại
/>enuPK:1286647~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html
7 Chi tiết về OP/BP 7.50 có thể tham khảo tại
/>PK:1286706~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html
4

8

Chi tiết về Hướng dẫn EHS có thể tham khảo tại www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines.

7



Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

pháp thay thế (cao hơn hoặc thấp hơn), trong đó, nếu chấp nhận được đối với Ngân hàng Thế
giới, sẽ trở thành yêu cầu theo dự án hoặc mang tính đặc thù. Tiểu dự án này phải tuân thủ với
các hướng dẫn EHS chung và Hướng dẫn cụ thể của ngành Nước và Vệ sinh.
1.3. Mô tả dự án
1.3.1. Vị trí dự án
Dự án Phát triển các đô thị loại vừa Việt Nam - Tiểu dự án TP Lào Cai – nguồn vốn bổ sung
được thực hiện tại Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Vị trí tiểu dự án
TP Lào Cai

Hình 1.1. Bản đồ vị trí khu vực Dự án Lào Cai

1.3.2 Các hợp phần của dự án
Tiểu dự án Lào Cai – nguồn vốn bổ sung bao gồm 4 hợp phần: (i) Hợp phần 1: Nâng cấp hạ
tầng cơ bản và cải thiện dịch vụ; (ii) Hợp phần 2: Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường; (iii)
Hợp phần 3: Cầu và đường đô thị; (iv) Hợp phần 4: Tăng cường năng lực và hỗ trợ kĩ thuật.

8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội
Bảng 1.1 Các hạng mục đầu tư chính của tiểu dự án
TT

Hạng mục đầu tư


Mô tả chi tiết

1
Hợp phần 1
Nâng cấp hạ tầng cơ bản và cải thiện dịch vụ (14,27 triệu USD)
1.1
Các hạng mục đầu tư:
Nâng cấp hạ tầng xã Vạn
 Xây dựng/cải tạo 09 tuyến đường nội bộ với tổng chiều dài 6,1 km,
Hòa
và chiều rộng 16,5-24,0 m.
 Xây dựng hệ thống thoát nước riêng dọc theo tuyến đường chính.
1. Hệ thống thoát nước mưa với tổng chiều dài 11,0 km bao gồm:
7,9 km cống hộp với kích thước của BxH=500x600 - 600x800;
và đường ống có chiều dài 3,1 km với D = 750-1000.
2. Các đường ống thu gom nước thải dài 4,0 km, D = 225-315,
đường ống dẫn nước thải áp lực kết nối 3,7 km, D = 110; 02 trạm
bơm công suất Q = 10-20 m3/h để chuyển nước thải về nhà máy
Xử lý nước thải Đông Phố Mới (NMXLNT)
 Xây dựng một hệ thống cung cấp nước với tổng chiều dài 3,7 km; D
= 50-110;
 Cung cấp điện, chiếu sáng, trồng cây cho tuyến đường xây dựng
2
Hợp phần 2:
Cải thiện vệ sinh môi trường (9,93 triệu USD)
2.1
Hồ trung tâm trong công viên Nhạc Sơn của thành phố Lào Cai có tổng
Cải tạo hồ trung tâm
diện tích khoảng 5,4ha. Các khoản đầu tư bao gồm:
trong công viên Nhạc


Nạo vét hồ với tổng diện tích 5,4 ha, từ độ sâu hiện hữu 3,7-5,2 m
Sơn của thành phố Lào
đến độ sâu 5,2 m.
Cai
 Sửa chữa các phần kè hồ bị hư hỏng, với tổng chiều dài ước tính
100 m.
 Xây dựng hệ thống tiêu thoát nước cho hồ bao gồm: kênh gom với
chiều dài 539 m, D = 560; 01 buồng tràn; cống hộp dài 149 m và
BxH = 2,0x2,0 m; 01 trạm bơm công suất 324 m3/h; và ống áp lực
nước thải dài 1,5 km và D = 315 đưa nước thải để TXLNT Ngòi
Đum, hiện đang được xây dựng theo dự án gốc MCDP.
2.2 Cải tạo hệ thống thoát Các hạng mục đầu tư bao gồm:
nước và thảm lại mặt
 Cải tạo hệ thống thoát nước hiện có với chiều dài khoảng 71 km;
đường các tuyến phố
 Xây dựng hệ thống thoát nước dài 5,2 km với D = 600-1000 tại các
địa điểm ngập úng, kết hợp với thảm lại mặt đường với tổng chiều
dài 48,0 km thuộc 10 phường: Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường,
Nam Cường, Cốc Lếu, Phố Mới, Bình Minh, Bắc Lệnh, Pom Hán
3
Hợp phần 3
Đường đô thị và cầu (0,5 triệu USD)
3.1 Xây dựng một cây cầu
Cầu dài 48 m, và đường gom ở hai đầu dài 62 m. Cầu chính được thiết
bắc qua suối Ngòi Dum kế với tải trọng công tác HL93, kết cấu BTCT dự ứng lực, sơ đồ nhịp L
= 3x15 (m), khổ cầu K = 7 + 2x0,5m (không có vỉa hè cho người đi bộ).
4
Hợp phần 4
Quản lý dự án và Hỗ trợ kỹ thuật (2,85 triệu USD)

4.1 Giám sát thi công và
Hạng mục đầu tư bao gồm: Hỗ trợ tất cả các hoạt động của Ban QLDA,
quản lý hợp đồng
giám sát thi công và quản lý hợp đồng.
4.2 Giám sát an toàn môi
Phạm vi bao gồm các dịch vụ độc lập cho:
trường và xã hội độc lập
i) giám sát an toàn môi trường;
ii) giám sát an toàn xã hội;
4.3 Kiểm toán tài chính độc Thực hiện kiểm toán độc lập theo tiến độ thỏa thuận trong thời gian dự án.
lập
4.4 Đánh giá dự án
Tiến hành đánh giá thực hiện sau dự án tại ngày kết thúc;

9


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

Hình 1.2 Bản đồ vị trí dự án

Hình 1.3. Vị trí xây dựng hợp phần 1

10


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

Công viên
Nhạc Sơn

Hồ trung tâm

Hình 1.4 Vị trí đầu tư xây dựng hợp phần 2

11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

Suối Ngòi Đum

Vị trí xây dựng
cầu Ngòi Đum

Hình 1.5 Vị trí đầu tư xây dựng hợp phần 3

1.2.3 Vùng ảnh hưởng của tiểu dự án
Trong quá trình đánh giá tác động môi trường và xã hội, việc xác định phạm vi khu vực ảnh
hưởng bởi các hoạt động của dự án là rất quan trọng. Dự án MCDP - Tiểu dự án thành phố Lào
Cai - AF được đầu tư nhằm cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường và kiểm soát giao thông
cho toàn bộ thành phố, đồng thời ngăn chặn sự suy thoái nhanh chóng về chất lượng nước mặt,
đặc biệt là chất lượng nước sông Hồng và suối Ngòi Đum. Dự án được thực hiện thông qua: (i)
xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường và cầu tại khu vực xã Vạn Hòa và khu vực đô thị thành phố
Lào Cai; (ii) thu gom và xử lý nước thải xả tự do ở xã Vạn Hòa trước khi thải ra suối tự nhiên;
và (iii) nạo vét, cải tạo hồ Nhạc Sơn.
Vùng ảnh hưởng của tiểu dự án không chỉ giới hạn trong ranh giới tiểu dự án, mà còn mở rộng
12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội


đến toàn bộ khu vực của thành phố, bao gồm cả phần mở rộng cũ và mới của thành phố. Các
tác động môi trường do việc thi công các hạng mục công trình của tiểu dự án cũng sẽ liên quan
đến một số phần của sông Hồng, do có khả năng bị ảnh hưởng bởi nước thải sẽ được thải ra từ
hệ thống cống thoát nước mới được xây dựng tại xã Vạn Hòa.
Vùng ảnh hưởng của tiểu dự án cũng sẽ bao gồm các phần phụ trợ bao gồm các mỏ vật liệu, bãi
thải, tuyến đường vận chuyển vật liệu xây dựng và vật liệu thải. Chi tiết về các công trình này
được trình bày dưới đây.
1.2.4. Các công trình phụ trợ
a. Vật liệu xây dựng và các bãi đổ thải
Khối lượng vật liệu xây dựng dự kiến cho các hạng mục công trình của dự án được thể hiện
trong Bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2 Dự kiến khối lượng vật liệu của dự án
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Vật liệu
Các loại vật liệu đất và đá
Các loại cát
Thép cuộn
Đinh
Gỗ cốp pha

Que hàn
Các loại thép
Xi măng PC300
Bê tông Asphalt

Đơn vị
m3
m3
kg
kg
m3
kg
kg
kg
m3

Hợp phần 1
32.000
7.000
23.400
9.000
700
14.000
227.000
2.500.000
34.500

Hợp phần 2
12.000
6.000

11.000
7.000
850
7.000

Hợp phần 3
17.000
7.000
11.000
5.000
600
4.000

1.500.000
921.000

1.500.000
50.000

b. Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng
Thép và xi măng sẽ được cung cấp bởi các nhà cung cấp nguyên liệu tại thành phố Lào Cai và
các trung tâm huyện lỵ trong vùng dự án. Gạch sẽ được mua tại các cơ sở sản xuất tại địa
phương như tại xã Bản Vược, Bản Qua.
Cát và đá, sỏi được thu mua từ các đơn vị đã được cấp phép ở tỉnh Lào Cai cách công trường
xây dựng trung bình khoảng 20km. Danh sách các nhà cung cấp cát, đá sỏi được trình bày trong
Bảng 1.3 dưới đây.
Tất cả vật liệu được sử dụng cho dự án sẽ được kiểm định đảm bảo đạt tiêu chuẩn về các tính
chất cơ lý theo các quy định hiện hành. Nếu thành phần nguyên liệu nào không đáp ứng các
tiêu chuẩn, nhà thầu phải sẽ phải thay đổi ngay nguồn nguyên liệu. Nhu cầu về vật liệu và nguồn
cung ứng kỹ thuật sẽ gắn với tiến độ thi công.

Nguồn cung ứng vật liệu sẽ tính tới tổn hao trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ.
Bảng 1.3. Danh sách mỏ đá, cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số TT Vị trí khai thác

Vật liệu

Địa điểm

Khảong cách đến vị
trí dự án

1

Bản Cầm

Đá, sỏi

Bảo Thắng

15km theo QL 4D.

2

Bến Đền, Gia Phú

Cát

Tp Lào Cai


14 km theo QL 4E.

Đối với vật liệu đắp và san nền tại các khu vực thi công: Theo thiết kế, đất lớp 2 được đào lên
từ các công trình của dự án có thể được tái sử dụng cho nhu cầu san lấp ở tất cả các hợp phần.
Nếu cần bổ sung lượng vật liệu để phục vụ quá trình san lấp thì nguồn vật liệu này sẽ được khai
thác tại các mỏ tại các huyện Bảo Thắng, Bắc Hà của tỉnh Lào Cai. Khoảng cách trung bình từ
13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

các công trình thi công đến mỏ khoảng 20 km.
Những mỏ đá đang hoạt động từ năm 2008 có giấy phép của UBND tỉnh Lào Cai. Các nguồn
cung cấp này không chỉ cho tiểu dự án Lào Cai mà còn cho các tỉnh lân cận. Tiểu dự án MCDP
AF Lào Cai không liên quan đến khai thác quy mô lớn cát, sỏi, do đó, không cần mở bất kỳ mỏ
mới nào. Không có mỏ đá nào chỉ phục vụ riêng cho tiểu dự án.
Trong tương lai, việc lựa chọn các mỏ đá cụ thể để cung cấp nguyên liệu cho tiểu dự án sẽ được
đề xuất bởi các nhà thầu xây dựng, dựa trên yêu cầu kỹ thuật cụ thể của thiết kế kỹ thuật. Các
tài liệu đấu thầu và các hợp đồng đã được đảm bảo rằng các mỏ vật liệu đề xuất phải đáp ứng
các yêu cầu kỹ thuật, và có chứng nhận bảo vệ môi trường và giấy phép hoạt động.
Cấp điện và năng lượng
Lưới điện quốc gia có thể dễ dàng tiếp cận tại toàn bộ vùng tiểu dự án. Các máy phát điện diesel
di động cũng được chuẩn bị để sử dụng khi cần thiết. Hệ thống điện hạ thế đã được phân phối
cho khu vực tiểu dự án cho xây dựng và vận hành các cơ sở.
Xăng dầu cho các hoạt động của máy móc thiết bị thi công xây dựng được cung cấp bởi các
công ty xăng dầu địa phương. Do hệ thống phân phối có sẵn, cung cấp nhiên liệu cho tiểu dự
án là khá thuận tiện.
d. Cấp nước cho mục đích xây dựng và sinh hoạt
Nguồn nước để tiến hành thi công chủ yếu sẽ từ các dòng sông/suối lân cận. Đối với khu vực
xây dựng ở xa nguồn nước hoặc chất lượng nước không đủ tiêu chuẩn, xe bồn chở nước được

sử dụng để chuyển nước đến các công trường.
Đối với mục đích sinh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện của từng công trường, nước có thể được
cung cấp từ hệ thống cấp nước tập trung hiện có, và giếng đào và giếng khoan tại các công
trường xây dựng. Trường hợp không có nhà máy cấp nước sinh hoạt tập trung, nước giếng sẽ
được tinh lọc thông qua một hệ thống lọc đơn giản tại chỗ và/hoặc cấp nước sạch trong các
thùng chứa.
e. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Tổng lượng chất thải sinh hoạt là khoảng tối đa 548 kg/ngày. Chất thải rắn phát sinh tại các
công trường của tiểu dự án tại thành phố Lào Cai sẽ được thu gom bởi URENCO Lào Cai và
xử lý tại bãi rác Tòng Mòn (cách thành phố 6km).
Chất thải sinh hoạt phát sinh tại công trường xây dựng và các lán trại sẽ được thu gom và vận
chuyển, xử lý tại bãi rác địa phương hợp pháp do các tổ đội hoặc hợp tác xã vệ sinh môi trường
tại địa phương quản lý.
Chất thải nguy hại sẽ được thu gom và lưu trữ tạm thời trong các kho chứa tại công trường, sau
đó được vận chuyển bởi các đơn vị có chức năng thông qua hợp đồng dịch vụ. Hiện nay
URENCO Lào Cai có khả năng xử lý tất cả các chất thải phát sinh trên toàn thành phố.
f. Xử lý vật liệu đào
Khối lượng vật liệu đào từ các hoạt động của tiểu dự án được tóm tắt trong Bảng 1.4 dưới đây:

14


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội
Bảng 1.4. Khối lượng đất đào và bùn nạo vét của từng hợp phần
TT

Công trình

Hợp phần 1
Xây dựng đường

Hệ thống thoát nước
Hợp phần 2
Nạo vét hồ trung tâm
thành phố Lào Cai
Hệ thống thoát nước
Hợp phần 3
Nạo vét suối Ngòi
Đum
Đào móng trụ cầu
Tổng

1
2
3
4
5
6

Khối lượng
đào (m3)

Lượng
đắp (m3)

447,973
4,950

306,763
3,250


Bùn nạo
vét (m3)

141,210
1,700
67,500

5,700

3,000
461,623

3,500

2,000
315,513

Khối lượng vận chuyển
khỏi công trường

67,500
2,200

2,500

2,500

70,000

1,000

216,110

Sẽ có khoảng 460.000 m3 vật liệu đào từ các hoạt động của tiểu dự án, chủ yếu là từ việc xây
dựng đường giao thông trong khu dân cư Văn Hòa. Trong đó, 320.000 m3 sẽ được sử dụng làm
đất đắp tại công trường xây dựng và khối lượng còn lại 140.000 m3, có thể được sử dụng để san
lấp tại bãi rác Tòng Mòn.
Có khoảng 70.000 m3 bùn nạo vét từ hồ trung tâm trong công viên Nhạc Sơn thuộc thành phố
Lào Cai và cầu Ngòi Dum. Kết quả kiểm tra cho thấy bùn nạo vét là không nguy hại, tuy nhiên,
chúng có hàm lượng các chất hữu cơ cao và do đó sẽ được xử lý tại bãi rác Tòng Mòn. Bãi rác
này tại xã Đồng Tuyển, huyện Bát Xát, cách khoảng 6 km từ thành phố. Bãi rác Tòng Mòn là
khu vực duy nhất thu gom và xử lý tất cả các chất thải rắn cho toàn thành phố Lào Cai và huyện
Bát Xát với công suất 70 tấn/ngày. Bãi rác nằm trong một thung lũng, bao quanh bởi các đồi
rừng sản xuất, trên tổng diện tích 46 ha. Bãi được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1999.
Các chất thải rắn trong được thu gom 2 lần mỗi ngày và đầm nén trong ngày với độ sâu 0,8-1,0
m cho mỗi lớp. Sau khi được phun với các sản phẩm enzyme (khoảng 10-12l EM/m3 chất thải),
rác thải được bao phủ bằng một lớp đất dày thường 7-10cm.
Cây được trồng để tạo cảnh quan môi trường xung quanh các bãi rác. Có một hệ thống thu gom
nước rò rỉ cho bãi rác Tòng Mòn bao gồm ba ngăn cát lọc: ngăn chứa trầm tích với thể tích
lượng 104 m3, ngăn lọc ngang 10,4 m3 và ngăn xử lý vôi bột 45 m3.
a. Phương thức tổ chức

-

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Lào Cai;

-

Cơ quan giám sát: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai;

-


Chủ đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai

-

Đơn vị quản lý thực hiện: Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai;

-

Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB).

b. Mô hình tổ chức và quản lý
Mô hình tổ chức và quản lý được minh họa trong Hình 1.6 dưới đây.

15


Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội

- VP Chính phủ
- Bộ KH& ĐT
- Bộ Tài chính
- Bộ Tài nguyên và Môi
trường
- Bộ Xây dựng

Ngân hàng Thế giới

Cơ quan chủ quản
UBND tỉnh Lào Cai

Ban Chỉ đạo Dự án
- Chủ tịch/PCT UBND tỉnh
- Đại diện VP UBND tỉnh
- Đại diện Sở KHĐT
- Đại diện Sở Xây dựng
- Đại diện Sở Tài chính
- Đại diện Sở TN - MT
- Đại diện Sở GT - VT
- Đại diện UBND Thành phố

Quan hệ trực tiếp
Quan hệ gián tiếp

Hỗ trợ thực hiện dự án:
- Các Sở chức năng, UBND
thành phố.
- Công ty dịch vụ
- Kho bạc nhà nước tỉnh
-UBND các phường, xã

Ban QLDA
(Cơ quan thực hiện)

Các tư vấn, nhà thầu
hỗ trợ thực hiện Dự án

Hình 1.6 Mô hình tổ chức quản lý dự án

c. Cơ chế làm việc giữa các bộ, ngành
* Các Bộ, ngành liên quan

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục dự án,

tổng hợp danh mục các dự án ODA, chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và
điều phối các nguồn ODA phù hợp; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp phân
bổ chi tiết vốn đầu tư; hỗ trợ các Bộ, ngành và các địa phương chuẩn bị nội dung và theo
dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ; theo dõi,
giám sát đánh giá đầu tư theo định kỳ là đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan
Bộ Tài chính: Chủ trì, phố i hơ ̣p với Bô ̣ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chủ quản và các cơ

quan có liên quan triǹ h Thủ tướng Chin
́ h phủ phê duyê ̣t cơ chế tài chin
́ h trong nước áp
du ̣ng đố i với các tiể u dự án trước khi ký kế t hiê ̣p đinh
̣ tài trơ ̣. Thực hiê ̣n kiể m tra đơn
rút vố n và giải ngân vố n vay IDA/ IBRD cho các tiể u dự án theo quy đinh
̣ hiê ̣n hành.
Đồng thời, thực hiê ̣n quản lý tài chính đố i với viê ̣c sử du ̣ng nguồ n vố n của các tiể u dự
án và hoa ̣ch toán ngân sách nhà nước đố i với nguồ n vố n này.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp các Bộ ngành xem xét các
vấn đề về môi trường, quản lý chất thải của dự án.

Bộ Xây dựng: thực hiện các quy định của pháp luật về hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự

án đầu tư xây dựng công trình, tiến hành thẩm định các thiết kế theo quy định hoặc kiểm
tra công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các hợp phần,
chi phí quản lý dự án; hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng,
các hoạt động kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình
16



×