Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH PHÊ BÌNH HẬU THỰC DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.75 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

BÀI THUYẾT TRÌNH
LỚP CAO HỌC – CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VĂN HỌC – KHOÁ 2016 – 01
CÁC TRƯỜNG PHÁI PHÊ BÌNH VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY

PHÊ BÌNH HẬU THỰC DÂN

Giảng viên giảng dạy: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
Sinh viên thực hiện: Bùi Trọng Thùy Linh
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Nguyễn Thị Nhân
Võ Trần Thùy Trâm

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 7 năm 2017


MỤC LỤC

1. Phê bình hậu thực dân ................................................................................................... 1
2. Nền tảng của lý thuyết .................................................................................................. 1
3. Các khái niệm chính ..................................................................................................... 3
4. Những luận điểm chính của phê bình thực dân ............................................................ 5
5. Quan niệm của một số tác giả tiêu biểu ........................................................................ 6
5.1. Edward Wadie Said (1935-2003) ................................................................................ 6
5.2 Gayatri Chakravorty Spivak (1942) .............................................................................. 7
5.3. Homi Bhabha (1949) .................................................................................................... 7
5.4. Frederic Jamseson (1934) ............................................................................................. 7
6. Đối tượng ...................................................................................................................... 7


7. Một số phương pháp gợi ý cho việc tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn phê bình hậu
thực dân ............................................................................................................................... 8
8. Các tác phẩm có thể đọc ............................................................................................. 10
9. Vận dụng ..................................................................................................................... 10
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 0


Nửa sau thế kỷ XX, các cơ sở lý thuyết của mỹ học và văn học – nghệ thuật đã
chuyển hướng từ triết học sang chính trị học, lịch sử học, xã hội học, văn hóa học,…Chính
vì vậy mà hàng loạt các chủ nghĩa mới ra đời như chủ nghĩa lịch sử mới, chủ nghĩa nữ
quyền, trong đó có chủ nghĩa hậu thực dân. Chủ nghĩa hậu thực dân đề cập đến khát vọng
mãnh liệt bá quyền về kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của thực dân. Chính từ những
đặc trưng này, chủ nghĩa hậu thực dân xác lập cơ sở lý luận cho phê bình hậu thực dân.
1. Phê bình hậu thực dân
Sau thời kỳ chiếm đóng và đặt ách thống trị tại các nước thuộc địa, thực dân đã gây
ra những tổn thất nghiêm trọng về mặt vật chất đặc biệt là tinh thần của thuộc địa. Mặt
khác, thực dân cũng làm biến đổi thuộc địa trên nhiều phương diện, đem lại các ý nghĩa
tích cực, lẫn tiêu cực cho sự thay đổi đó. Phê bình hậu thực dân chính là đi tìm những hậu
quả của chấn thương mà thực dân đã gây ra và những vết tích của thực dân đối với thuộc
địa.
Cùng với phê bình nữ quyền, cấu trúc, phê bình lịch sử, phê bình hậu thực dân thuộc
phạm trù hậu hiện đại, gắn liền với hoạt động chính trị, văn hóa, dân tộc. Phê bình hậu thực
dân xuất hiện vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, bắt nguồn từ tác phẩm Orientalism
(1978) của Edward Said và tiểu luận Postcolonial Criticism của Homi K. Bhabha. Phê bình
hậu thực dân chịu sự ảnh hưởng của phê bình Marxist và phê bình giải cấu trúc.
2. Nền tảng của lý thuyết
 Cơ sở lịch sử : sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống thuộc địa dần tan rã về
mặt quân sự, chính trị, các nước thuộc địa được trả lại tự do nhưng sự cai trị của các cường
quốc trên các nước thuộc địa đã tồn tại một thời gian khá dài, vứt bỏ các ảnh hưởng từ các

nước đế quốc là không thể, từ đó đã gây ảnh hưởng không ít về mọi mặt trong đời sống xã
hội của các nước thuộc địa, chủ nghĩa hậu thực dân được dùng như một thuật ngữ chỉ những
hệ lụy mà các quốc gia hậu – độc lập phải đối mặt bởi các di sản của chủ nghĩa thực dân
còn lưu lại trên các cựu thuộc địa đó. Tuy sự thống trị của các nước đế quốc đã tan rã nhưng
sự thật là mầm móng bá quyền của các đế quốc vẫn đang từng ngày nung nấu, nuôi dưỡng

1


mưu đồ thống trị các nước vừa được giải phóng bằng mọi phương sách, đặc biệt trong giai
đoạn hiện đại thì xâm nhập văn hóa giữ vai trò tiên phong.
 Cơ sở lí luận: Bắt nguồn từ lí luận “bá quyền văn hóa”, “quyền lãnh đạo văn hóa”
của A. Gramsci. Các công trình “Da đen mặt trắng” (Black skin, white masks), “Những
kẻ bất hạnh trên địa cầu” (The wretched of the earth) của Frantz Fanon, diễn ngôn của M.
Foucault cũng chi phối lí luận của chủ nghĩa hậu thực dân. Lí luận chủ nghĩa hậu thực dân
chính thức được hình thành vào khoảng đầu thập niên 1990 với công trình Orientalism
(chủ nghĩa phương Đông) năm 1978 của E.W. Said, trong quyển này, ông giải mã quan hệ
quyền lực giữa phương Đông và phương Tây qua các hình thức khác nhau, chủ yếu qua
việc sáng tạo nên khái niệm “phương Đông” như một cái khác so với phương Tây. Trong
công trình này, E. W. Said đã chuyển từ việc nghiên cứu văn học thuần túy sang nghiên
cứu mối quan hệ giữa văn học với xã hội liên quan đến các lĩnh vực lịch sử, chính trị, triết
học, văn hóa mang tính chất lí luận văn học vĩ mô, tác phẩm có sự phân tích rõ ràng trên
bình diện hình thái ý thức và giàu khuynh hướng phê phán quyền lực chính trị. Ngoài ra,
tác phẩm này còn nêu lên về mặt văn hóa truyền thống, phương Đông cũng bị kiến tạo, giải
thích dựa trên cách nhìn của phương Tây theo nhiều mục đích khác nhau là ngăn cản sự
trỗi dậy của thế giới thứ ba, giải trừ những mặc cảm thua kém trước nền văn minh cổ đại
rực rỡ ở phương Đông. Nhưng ông đưa ra công trình này không nhằm bày trừ nền văn hóa
phương Tây, độc tôn nền văn hóa phương Đông mà tạo lập một thái độ bình đẳng cộng
hưởng chung cho nền văn hóa nhân loại, khôi phục và phát triển một nền văn hóa bị chủ
nghĩa đế quốc đè nén. Về công trình “văn hóa và chủ nghĩa đế quốc”, E. W. Said nêu bật

tư tưởng cốt lõi rằng chủ nghĩa hậu thực dân đích thực là kết quả trực tiếp của chủ nghĩa
đế quốc đã kết thúc nhưng ở các phương diện chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, đặc biệt
là lĩnh vực văn hóa vẫn còn lưu lại sâu đậm, và dựa vào đó chủ nghiã đế quốc thay đổi
phương sách để nhằm thâu tóm thuộc địa thêm một lần nữa. Công trình thứ ba vào những
năm 80 là “Thế giới, văn bản, nhà phê bình”, E. W. Said chú ý đến lí thuyết về tác giả, bắt
nguồn từ một công trình “Khởi Thủy: ý đồ và phương pháp”, công trình lên tiếng ý đồ tìm
về nguồn cội của một nhà văn, ý đồ phản chiếu sức mạnh văn hóa chính trị tôn giáo trong
2


xã hội. Sau E. W. Said, có hai lí thuyết gia chủ chốt là Gayatri Chakravorty và Homi K.
Bhabha đã vận dụng kí hiệu học, văn hóa học để nghiên cứu và biểu dương nền văn hóa
của thế giới thứ ba. Ở Anh có Jomlinson với “Chủ nghĩa đế quốc văn hóa” (Cultural
imperialism, 1985) đã từ bốn phương diện như chủ nghĩa đế quốc trong truyền thông, ngôn
ngữ dân tộc, chủ nghĩa tư bản toàn cầu, chủ nghĩa hiện đại để xác định nội dung cùng
phương hướng của văn hóa hậu thực dân. Ở Hoa Kì, có thể nhắc đên Bill Ashcroft, Govreth
Griffiths và Helen Tiffin với công trình tập thể “Phản kích đế quốc: Lí luận và thực tiễn
của văn học hậu thực dân” (The empire writes back: Theory and practice in post – colonial
literatures, 1987), công tình nhấn mạnh tính chất “hỗn sinh” (hybridization) giữa hình thức
truyền thông bản địa với tàn dư đế quốc để sản sinh ra những hình thức biểu đạt của văn
hóa văn học hậu thực dân.
 Nguyên nhân sâu xa: sự bất lực của các lí thuyết phương Tây trong việc lý giải
tính chất phức tạp trong nền văn học các nước cựu thuộc địa. Hầu hết các lí thuyết về mỹ
học, thể loại cũng như phong cách ở phương Tây được xây dựng trên tiền đề về tính phổ
quát triết học và văn học: những gì đúng và hay ở nơi này thì cũng cũng đúng và hay ở nơi
khác, có thể thấy quan niệm này mang tính chất chủ nghĩa độc tôn của chủ nghĩa đế quốc
về văn hóa và chính trị chứ không chú ý đến tính chất riêng của từng đất nước, từng khu
vực.
3. Các khái niệm chính
 Cái khác (Other)

 Chủ nghĩa độc tôn (Monocentrism)
 Tính nước đôi (Ambivalence)
Tính nước đôi chú trọng vào trạng thái cảm xúc, thái độ của thuộc địa và mẫu quốc.
Nó tương tự với sự song hành của hai thái cực cảm xúc vừa yêu vừa ghét. Đối với thực
dân, chúng vừa muốn tạo ra một thực thể phục tùng và tái diễn lại tập tính, thói quen của
mình tuy nhiên lại không muốn tạo ra một bản sao. Vì thế, thuộc địa trở thành một sản
phẩm của sự bắt chước mẫu quốc nhưng không trọn vẹn. Đối với thuộc địa, phía thuộc địa
3


lại mang tâm thế thích ứng với sự bá quyền của thực dân nhưng cũng vừa chống đối lại
chúng. Tuy nhiên, sự kháng cự của thuộc địa là một hành động không đơn giản. Thuộc địa
luôn che lấp thái độ nhạo báng của mình bằng hành vi chống đối hay tuân phục nhằm qua
mắt thuộc địa. Điều này làm mất đi vị thế thống trị của thực dân trong mối quan hệ thực
dân – thuộc địa.
 Tính lai ghép (Hybrid)
Tính lai ghép nhấn mạnh vào khía cạnh văn hóa. Sự ảnh hưởng qua lại giữa thực
dân và thuộc địa có tính hai mặt. Thuộc địa khi bị thống trị bởi thực dân, tất yếu bị ảnh
hưởng bởi tập quán, văn hóa, ngôn ngữ của chúng. Tuy nhiên, sự tác động ngược trở lại
của thuộc địa đối với thực dân là điều không thể tránh khỏi. Người Châu Âu khi xâm lược
thuộc địa bao giờ cũng duy trì những nguyên tắc riêng của mình trong quá trình khai hóa,
giữ gìn cái tôi của mình và cho rằng sự hiện diện của họ là một ảnh hưởng lớn cho các
nước được cho là man di. Nhưng, sự ảnh hưởng của thuộc địa với thực dân đối với thế hệ
sau của chúng là điều không thể phủ nhận được.
Điều này tạo nên sự đa văn hóa trong sự tiếp xúc giữa thực dân và thuộc địa. Văn
hóa của thực dân không còn trở thành một nền văn hóa hay văn minh độc tôn mà đã được
tiếp nhận bởi thuộc địa. Tuy nhiên, sự tiếp nhận không còn được nguyên bản mà là hình
thức tiệp nhận sao cho phù hợp với sinh hoạt của thuộc địa. Và ngược lại, sự ảnh hưởng
của thuộc địa lên thực dân của tương tự. Vì vậy, một nền văn hóa mới được hình thành, là
sự hòa trộn nhuần nhuyễn giữa văn hóa của hai phe thực dân và thuộc địa, gọi là văn hóa

lai ghép hay lai tạp.
 Tính bắt chước (Mimic)
 Văn học hậu thực dân (Post-colonialist literature)
 Tính đề kháng (Resistance)
Với chủ nghĩa quốc gia, ý niệm về bản sắc dân tộc khiến cho các nước thuộc địa
luôn ra sức kháng cự lại áp lực đồng hóa của thực dân. Sức quyến rũ của một nền văn hóa
4


tiến bộ, hiện đại như phương Tây luôn lôi kéo các nước thuộc địa chạy theo và bị hủy diệt,
thậm chí là mất gốc. Nhưng lòng tự cường dân tộc luôn mang lại một sức mạnh để họ có
thể chống trả. Quá trình loay hoay để đề kháng lại trước sự áp đảo ấy của thực dân nếu có
thể thực hiện được, điều đó sẽ trở thành chiến thắng lớn lao và vĩ đại cho các quốc gia
thuộc địa.
Phê bình hậu thực dân sẽ làm việc đó, sẽ xem xét sự công nhận hay phủ định các
giá trị mà phương Tây mang lại cho các nước thuộc địa.
 Diễn ngôn hậu thực dân
4. Những luận điểm chính của phê bình thực dân
Phê bình hậu thực dân cho rằng văn học hậu thuộc địa là triệu chứng và là hệ quả
của chính sách bành trướng đàn áp và khai thác thuộc địa của các quốc gia Châu Âu, đồng
thời sự hồi phục của thuộc địa sau khi được giải thực.
Đối với cộng đồng các nước thuộc địa, văn học hậu thực dân là quá trình thoát ly.
Châu Âu thường đặt mình là vị trí trung tâm và xem các nước phương Đông là “cái khác”,
đặt mình ở ví trí cao hơn để nhìn về phương Đông. Văn bản mang diễn ngôn thuộc địa
thường mang vấn đề giải vị trí trung tâm của thực dân, lật đổ vị thế độc tôn trong diễn
thuyết của thực dân. Văn bản cũng thường có khuynh hướng vay mượn ý thức hệ, ngôn
ngữ của thực dân để phản kháng lại chính thực dân, mang đển sự thoát ly cho thuộc địa.
Bắt chước là một vấn đề tất yếu trong phép phân tích văn học hậu thực dân, bởi sự
bắt chước là vũ khí kín đáo nhưng lợi hại để chống lại thực dân. Bắt chước thực dân là một
sự bắt chước không trọn vẹn, bởi nó tưởng như giống nhưng lại không hoàn toàn. Sự bắt

chước ban đầu là sự học hỏi theo quy chuẩn văn minh của một đế chế ánh sáng nhưng sau
đó là sự bắt chước thiên lệch, bị bóp méo nhằm kháng cự.
Văn học hậu thực dân là giao điểm của văn hóa. Văn bản hậu thực dân luôn tạo
dựng nên một nền văn hóa có sự lai ghép ngỗn ngang và phức tạp mà chủ thể dẫn dắt chính
là thực dân. Sự lai ghép văn hóa trong văn bản hậu thực dân chính là sự kết hợp giữa văn
minh và lạc hậu, của quốc gia văn minh và các quốc gia được khai hóa một cách không
5


trọn vẹn. Dù mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực trong sự lai ghép thì tính lai ghép là đặc
trưng và hệ quả cơ bản của văn học cộng đồng thuộc địa. Sự lai ghép dường như là bằng
chứng rõ rệt nhất cho việc truy tìm các dấu vết của thực dân trên thuộc địa. Dù các nước
thuộc địa có nguồn gốc từ đâu cũng không thể quay trở về hay khám phá trở lại nền văn
minh nguyên sơ thuần khiết của họ sau giai đoạn thuộc địa. Nền văn hóa tiền thực dân gần
như bị loại bỏ triệt để.
5. Quan niệm của một số tác giả tiêu biểu
5.1. Edward Wadie Said (1935-2003)
Ông là tác giả chính của phê bình hậu thực dân. Theo quan điểm của ông đặc trưng
của chủ nghĩa hậu thực dân là sự giao lưu bất bình đẳng mang tính bá quyền về mặt văn
hóa của các nước đế quốc phương Tây với các nước vốn là thuộc địa cũ. Họ rêu rao văn
hóa và tư tưởng phương Tây mãi mãi thấm đượm tính ưu việt của các dân tộc thượng đẳng,
phải trở thành chủ thể của văn hóa thế giới, phải được truyền bá vào thế giới thứ ba. Trong
“Đông phương luận” E. W. Said chỉ ra quan hệ giữa phương Tây và phương Đông trong
tương quan văn hóa, văn học là phương Tây luôn ở vị thế “trung tâm”, trong khi phương
Đông là ngoại biên “cái khác” (otherness)
“Đông phương luận” chỉ ra phương Đông thực chất là “cái khác” trong thế tương
quan kẻ mạnh người yếu, kẻ chinh phục và người bị chinh phục, kẻ khai sáng và người
được khai sáng. Bởi vì lịch sử luôn được kể lại từ một góc nhìn nhất định, nó luôn mang
tính chính trị rõ nét, và trong bối cảnh văn hóa thực dân thì trung tâm tạo nghĩa cho lịch sử
chính là quan điểm phương Tây.

E.W Said cũng quan niệm:
+Văn hóa, chính trị, tôn giáo trong xã hội có ảnh hưởng đến tinh thần nhà văn và
phản chiếu nó trong văn bản.
+Văn bản tác phẩm là một lực lượng sản xuất- sản xuất ra vô số văn bản giải thích
nó và sản sinh một mạng lưới ý nghĩa mới

6


+Văn bản phê bình làm cho tác phẩm luôn có ý nghĩa đương đại.
5.2 Gayatri Chakravorty Spivak (1942)
Ông bổ sung về vấn đề phê bình nữ quyền của thế giới thứ ba. Bà phản đối lối vận
dụng rập khuôn phê bình nữ quyền phương Tây vào phụ nữ ở thế giới thứ ba vì ở đây ngoài
vấn đề phụ quyền hóa còn có vấn đề thực dân hóa, vượt qua tầm lí thuyết của Phê bình Nữ
quyền.
5.3. Homi Bhabha (1949)
Ông bổ sung vấn đề định vị văn hóa để các nền văn hóa nhỏ cùng với các nền văn
hóa bá quyền để tạo nên sự đa dạng cho văn hóa nhân loại như nó vốn có. Ông nhấn mạnh
tính khác biệt về văn hóa trong tình trạng các nền văn hóa nhỏ yếu chịu áp lực của các nền
văn hóa mạnh thế. Ông kêu gọi cảnh giác không chỉ mưu đồ bá quyền và sự bành trướng
văn hóa thực dân mà cả sự biến đổi từ chỗ đối lập đến chỗ tích cực tham gia và thay đổi
thân phận trong thế giới thứ ba.
5.4. Frederic Jamseson (1934)
Ông là nhà mỹ học Marxist nổi tiếng Hoa Kỳ, giáo sư các đại học California, Yale
quan tâm đến văn học các nước thứ ba. Với công trình “Văn hóa của thế giới thứ ba trong
thời đại tư bản đa quốc gia”, ông cho rằng các nước Âu Mỹ tự cho ý thức hệ của mình là
ưu việt, có giá trị toàn thế giới, giữ quyền chủ đạo trong việc truyền bá và cưỡng chế văn
học vào các nước thế giới thứ ba, làm cho văn học truyền thống ở những xứ này rơi vào
địa vị phụ thuộc, lép vế và biến chất. Jameson chủ trương phải để văn học truyền thống ở
thế giới thứ ba được “đối thoại” bình đẳng với văn họcÂu Mỹ, trở thành một bộ phận xứng

đáng trong nền văn học nhân loại đa trung tâm và nhiều màu sắc.
6. Đối tượng
Phạm vi đối tượng cho phê bình hậu thực dân là toàn bộ văn học thuộc về các nước
thuộc địa và cả thực dân giai đoạn bị chiếm đóng cho đến nay. Bên cạnh đó, đối tượng
nghiên cứu của phương pháp phê bình này cũng được mở rộng ra phạm vi của đời sống
văn học trong thời kỳ thuộc địa. Với đối tượng này, phê bình hậu thực dân nghiên cứu

7


những hệ quả của chính sách thực dân đối với đời sống văn học, như là những áp đặt, ảnh
hưởng, những mảnh vỡ của lịch sử văn học.
Một cách cụ thể hơn, phê bình hậu thực dân hướng đến các chủ đề sau đây trong
văn học hậu thực dân:
Tâm thế con người cá nhân sau sự tan rã của đế chế thực dân. Cư dân thuộc địa sau
khi được giải thực trở nên hoang mang và mất đi sự định vị bản thân, luôn tự hỏi về bản
ngã của mình, tự vấn về cuộc đời và những gì sẽ xảy đến tiếp theo với mình trên đất nước
mới này.
Nền văn hóa mới được hành thành sau sự tan rã của thực dân khiến các nước thuộc
địa loay hoay đi tìm đâu là đặc trưng văn hóa mới, bởi sau thời kỳ thực dân, văn hóa thuộc
địa đã bị biến đổi và ăn mòn nặng nề. Bên cạnh đó, họ phải tự định hình nền văn hóa mới
cho chính mình sau khi được tháo bỏ xiềng xích thực dân.
Sau khi độc lập, cộng động các nước thuộc địa dường như vẫn còn bị áp ảnh bởi hệ
thống cai trị của thực dân và chưa hoàn toàn thoát khỏi cái bóng to lớn đó. Vì vậy, phương
thức vận dụng và khai thác quyền lực của các nước thuộc địa sau giải thực chưa triệt để.
Các nước thuộc địa gặp nhiều khó khăn và nhập nhằng trong việc định vị trở lại ai mới
thực sự là chủ thể nắm quyền.
7. Một số phương pháp gợi ý cho việc tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn phê bình
hậu thực dân
 Chọn văn bản

Cũng như các phương pháp phê bình khác, phê bình hậu thực dân cần chọn những
tác phẩm phù hợp cho nghiên cứu.
Do lý thuyết hậu thực dân ra đời vào khoảng đầu thập niên 1990, khi mà các nước
thuộc địa dần được giải thực nên có thể nói, các tác phẩm văn học là đối tượng của phê
bình hậu thực dân là những tác phẩm được viết ra vào giai đoạn sau thế chiến thứ hai ở các
nước thuộc địa. Thế nhưng, có ý kiến cho rằng “Quan niệm lý thuyết hậu thực dân bao
trùm toàn bộ mọi nền văn hoá chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc từ thời bành trướng
8


của thực dân cho đến tận ngày nay” (tienve.org). Theo quan niệm này thì tất cả các tác
phẩm được viết ra sau khi chấm dứt thuộc địa của các nước thuộc địa và cả các nước chính
quốc đi chinh phục và xâm chiếm nước khác cho đến nay đều được soi xét dưới góc nhìn
của phê bình hậu thực dân.
 Thiết lập hệ thống câu hỏi
Dựa trên những khái niệm và luận điểm chính của trường phái phê bình hậu thực
dân, người nghiên cứu xác lập một bảng hỏi các vấn đề có liên quan đến tác phẩm. Dựa
vào đó, người nghiên cứu tìm kiếm câu trả lời phù hợp trong suốt quá trình đọc cận văn
bản.
Sau đây là các câu hỏi có thể được đặt ra khi tiếp cận tác phẩm:
-

Những biểu hiện của quyền lực thực dân?

-

Có hay không sự phức tạp trong bản sắc hậu thuộc địa?

-


Những nhóm người nào chiếm vị trí trung tâm? Những nhóm người nào được
cho là “Người khác”?

-

Vấn đề chính trị và các phong trào chống thực dân được thể hiện ra sao?

-

Tính chất và đặc điểm của diễn ngôn thực dân và thuộc địa trong văn bản?

-

Văn bản có góp phần tạo nên những đặc trưng chung cho văn học của cộng đồng
thuộc địa?

-

Văn bản đưa ra những nhận định, hay đánh giá thế nào đối với nền thực dân hay
thái độ của thực dân đối với thuộc địa?

-

Tâm thức dân tộc được thể hiện như nào trong văn bản?

 Xác định các yếu tố
+ Sự tái hiện lịch sử: lịch sử ở đây trước hết là hoàn cảnh của nước thuộc địa trong
giai đoạn trước và trong khi bị thực dân cai trị. Sau đó, lịch sử của nước thực dân, mở rộng
hơn là bối cảnh lịch sử thế giới cũng là các vấn đề cần được xác lập.


9


+ Sự bá quyền hay vị trí chiếm lĩnh của thực dân thông qua các quyền lực về kinh
tế, tình dục,…
+ Cảm thức về những mặc cảm tự ti hoặc tự tôn của dân tộc hay tâm lý nhược tiểu
thuộc địa.
+ Các mã văn hóa và tính đa văn hóa trong sự giao thoa ảnh hưởng qua lại trong quá
trình các nước thuộc địa chịu sự đô hộ của thực dân.
+ Tính đề kháng và tính tuân phục, tính bắt chước.
+ Kiểu diễn ngôn của văn bản
8. Các tác phẩm có thể đọc
- Chinua Achebe, Quê hương tan rã
- Linda Lê, Thư chết
- Ruồng bỏ
9. Vận dụng
“Người tình” là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Pháp làm nên tên
tuổi của Marguerite Duras. Nó như một quyển tự truyện về chính cuộc đời bà sau những
năm tháng lưu lạc trên đất Đông Dương. Những trải nghiệm thuộc địa đã trở thành một
phần ám ảnh suốt quãng đời còn lại của Duras. Để nhờ đó, bà có thể cho ra đời một tuyệt
tác như “Người tình”. Tác phẩm được viết nên dưới dạng tiểu thuyết dòng ý thức với những
biến cố và hoài niệm đan xen. Nó có thể trở thành đối tượng cho phê bình phân tâm học.
Nhưng ở đây, người viết đã chọn quan sát tác phẩm dưới góc nhìn hậu thực dân.
Đây là hệ thống câu hỏi mà người viết đặt ra trong quá trình tiếp cận tác phẩm:
1.

Tác phẩm được viết ra dưới nhãn quan của ai?

2.


Không gian trong tác phẩm là không gian gì? Như thế nào?

3.

Tác phẩm ra đời trong thời gian nào?

10


4.

Tính nước đôi được thể hiện như thế nào qua hai nhân vật chính?

5.

Biểu hiện của vấn đề kinh tế trong tác phẩm?

6.

Quyền lực tình dục được đề cập đến ra sao trong tác phẩm?

7.

Ý nghĩa về sự thống trị của chủ nghĩa thực dân và sự phản kháng của thuộc

địa đối với chúng được thể hiện hiển lộ hay ngầm ẩn trong tác phẩm?
8.

Cái khác trong tác phẩm được biểu hiện ở đâu?


9.

Tâm lý con người lưu vong được khắc họa như thế nào?

10.

Có thể nói cuộc đời nhân vật nữ chính là một sự phân mảnh hay không?

11.

Sức kháng cự của con người thuộc địa là mạnh mẽ hay yếu ớt?

12.

Đâu là biểu hiện của sự tuân phục?

13.

Khát vọng về sự đồng hóa có xảy ra trong tác phẩm không?

14.

Việc giải huyền thoại hình ảnh người đàn ông nói lên điều gì?

15.

Những áp chế hay bóc lột của chế độ thực dân được biểu hiện như thế nào?

16.


Diễn ngôn của Duras trong tác phẩm là diễn ngôn gì?

17.

Con người trong tác phẩm có bị điều kiện hóa bởi hoàn cảnh hay không?

Tác phẩm ra đời vào giai đoạn hậu thực dân, khi Duras đã di dân sang Đông Dương,
sống một cuộc đời lưu lạc ở đất Vĩnh Long, Nam Kì. Trong tâm thế của một con người lưu
vong, Duras để cho nhân vật của mình - cô gái da trắng luôn mang một trạng thái tâm lý
hoang mang, lo sợ, thậm chí rơi vào điên loạn. Cô trở nên cô bị cô lập bởi sự khác biệt về
màu da, quốc tịch, cảm nhận sự cô đơn ngay cả ở chốn đông người.
Bằng nhãn quan thuộc địa, Duras đã miêu tả vùng đất này xinh đẹp với một tình yêu
thương tràn trề nhưng cũng đồng thời xót thương cho vẻ tan tác và tiều tụy của nó. Những
người phụ nữ tả tơi, buồn bã, những mảnh đất không mùa xuân và sự hồi phục.
11


Cô gái da trắng và chàng người tình Trung Hoa đã gặp nhau trên chuyến phà sông
Cửu Long. Họ làm tình với nhau rồi yêu nhau. Tuy là đứa con của một “mẫu quốc” nhưng
cô gái da trắng lại luôn trong một tâm trạng sợ hãi và e dè tuân phục người anh trai gia
trưởng của mình. Trong khi đó, anh chàng người tình Trung Hoa lại có phong cách lịch
thiệp, phóng đãng như những con người phương Tây.
Trong “Người tình”, mối quan hệ phức tạp giữa thực dân và thuộc địa được tập trung
làm rõ qua mối tình giữa cô gái da trắng và người tình Chợ Lớn: tính nước đôi, vấn đề kinh
tế, quyền lực tình dục, sự đồng hóa,… Cô khao khát được anh chiếm hữu, ra lệnh cho anh
bằng quyền lực tính nữ để anh chỉ việc ngoan ngoãn tuân phục theo với một tính cách
nhược tiểu. Đó là cái điều mà cô không thể có được nơi những người đàn ông Châu Âu –
một sự giải phóng về giới tính, một lối thoát về rào cản nam quyền. Cô mong muốn được
đồng hóa với người tình. Nhưng khát vọng ấy đến cuối cùng vẫn không thực hiện được.
Điều đó cho thấy, ý đồ đồng hóa của đế quốc là một việc bất khả thực thi, mãi mãi không

trở thành hiện thực.
Qua tác phẩm, ý nghĩa về quyền lực, sự thống trị của thực dân và sự phản kháng của
thuộc địa được thể hiện ngầm ẩn thông qua các nhân vật: người anh trưởng, cô gái da trắng,
người tình Trung Hoa. Diễn ngôn của Duras cũng được ẩn hiện lớp ngôn từ sâu lắng. Đó
là diễn ngôn về xứ thuộc địa, đứng về thuộc địa mà bênh vực, thách thức những quyền lực
thực dân, đồng thời, nó cũng chứa đựng sự đồng cảm về số phận bất hạnh của một quốc
gia mang thân phận lệ thuộc.
Với những khía cạnh mà người viết tiếp cận được trên văn bản, có thể thấy, “Người
tình” là một đối tượng thích hợp cho nghiên cứu phê bình hậu thực dân, là mảnh đất bao la
cho việc khám phá những dấu tích và hình ảnh con người sau chiến tranh về sau nữa.
KẾT LUẬN
Phê bình hậu thực dân là một trường phái tiếp cận văn học trên bình diện văn hóa
chính trị, xuất hiện khi thực dân có xu hướng muốn bành trướng quyền lực và khai thác
thuộc địa. Phê bình hậu thực dân khai thác con người ở nhiều khía cạnh chính trị - xã hội,
12


văn hóa, tâm lý. Hiện nay, phê bình hậu thực dân ngày càng phát triển theo hướng phân
nhánh quốc gia nhưng nhìn chung, trường phái phê bình này đem lại một niềm tin rằng xã
hội nào văn học ấy.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phương Lựu (2011), Lý thuyết văn học Hậu hiện đại, NXB. Đại học

Sư Phạm,

2.

Edward Said ( ), Đông phương luận, Người dịch, NXB.



×