Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

So sánh nền hành chính của Việt Nam và Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.74 KB, 10 trang )

1. Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
2. Thủ đô: Viêng-chăn
3. Địa lý hành chính: Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đường biên; Tây Bắc
giáp Mi-an-ma 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Campuchia
492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km đường biên.
4. Diện tích: 236.800 km 2
5. Dân số: 6.320.000 người (số liệu năm 2009).
6. Dân tộc:Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia
thành 04 nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ Mon-Khơ
Me, nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng
7. Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn)
8. Khí hậu:Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa
mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
9. Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 85%
10. Ngôn ngữ: Tiếng Lào
11. Ngày Quốc khánh: 02/12/1975
12. Ngày Độc lập: 12/10/1945
Thể chế chính trị
Nước Lào từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi giành được độc lập
đã đi theo con đường phát triển XHCN với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ
nhân dân.
Hệ thống chính trị ở Lào hiện nay là một hệ thống thống nhất các thiết chế
bao gồm Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào của dân, do dân, và vì dân; Mặt trận Xây dựng đất nước Lào và các tổ chức
chính trị - xã hội, theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Vai trò của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về quyền hạn và nhiệm vụ gần
như không có trong Hiến pháp, điều 3 Chương I Chế độ Chính trị - "Quyền làm chủ
nhà nước của nhân dân các bộ tộc Lào được bảo đảm và thực hiện thông qua chế độ
chính trị với hạt nhân lãnh đạo là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào".



 Nhận xét: Hệ thống chính trị của Lào có nhiều đặc điểm giống Việt Nam,
được cấu thành bởi 3 bộ phận tiêu biểu và đặt dưới sự lãnh đạo của 1 Đảng
duy nhất, đó là Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Tuy nhiên, Hiến pháp Lào
không quy định cụ thể về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Nhân dân cách
mạng Lào, nhưng sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng này được coi là điều hiển
nhiên.
Tổ chức bộ máy nhà nước
Đảm bảo nguyên tắc : Quyền lực nhà nước là thống nhất

Bộ máy nhà
nước CHDCND
Lào

Lập pháp

Hành pháp

Tư pháp

Quốc hội Lào : là Quốc hội đơn viện của Lào, được thành lập dựa theo hình thức
hiện tại bởi Hiến pháp Lào năm 1991 để thay thế Hội đồng Nhân dân Tối cao.[1]
Quốc hội là cơ quan lập pháp, cơ quan quyền lực cao nhất có quyền ra quyết định
các vấn đề cơ bản của đất nước, giám sát cơ quan hành pháp, tòa án Nhân dân và
viện kiểm sát.[Quốc hội Lào gồm 99 đại biểu với nhiệm kỳ 5 năm, các đại biểu do
cử tri trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Để thực hiện chức năng của mình, Quốc hội thành lập nên các cơ quan, trong đó,
Ủy ban Thường vụ được coi là "cánh tay phải" của Quốc hội.
Chức năng :
Điều 53 Hiến pháp Lào quy định quyền và nhiệm vụ của Quốc hội:
1. Soạn, thông qua hoặc sửa đổi Hiến pháp;

2. Xem xét, thông qua, sửa đổi hoặc bãi bỏ Luật;
3. Xem xét và thông qua các quyết định, sửa đổi hoặc bác bỏ các loại thuế;


4. Xem xét và thông qua cá kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và
ngân sách Quốc gia;
5. Bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội và các thành viên của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
6. Bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước dựa theo đề nghị của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội;
7. Xem xét và thông qua các quyết định bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm Thủ tướng
Chính phủ dựa theo đề nghị của Chủ tịch nước, và xem xét thông qua cơ
quan tổ chức của Chính phủ và thông qua sự thuyên chuyển hoặc bãi nhiệm
thành viên Chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng;
8. Bầu và bãi nhiệm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện
Kiểm sát Tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước;
9. Quyết định thành lập hoặc giải tán Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tỉnh và Thành
phố, và quyết định ranh giới của tỉnh hoặc thành phố theo đề nghị của Thủ
tướng;
10.Quyết định và cấp lệnh ân xá;
11.Quyết định phê chuẩn Hiệp định và hiệp ước với quốc gia bên ngoài theo
đúng luật định;
12.Quyết định việc tuyên chiến hoặc hòa bình;
13.Giám sát tuân thủ và thi hành Hiến pháp và pháp luật;
14.Thi hành và thực hiện quyền thông qua pháp luật;
Đại biểu quốc hội :
Tiêu chuẩn :
Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn Thủ tướng hoặc các thành viên khác của Chính
phủ, Chánh án Tòa án Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao. Người chất
vần buộc phải chất vấn tại phiên họp Quốc hội bằng lời nói hoặc văn bản.

Đại biểu Quốc hội sẽ không bị truy tố hoặc giam giữ nếu như chưa có sự phê chuẩn
của Quốc hội, hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu Quốc hội không nhóm họp.
Trong trường hợp ngẫu nhiên hay cấp bách cơ quan giam giữ đại biểu phải thông
báo ngay với Quốc hội, hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu Quốc hội không


nhóm họp xem xét và quyết định. Việc điều tra không thể ngăn cản việc tham dự
phiên họp của đại biểu.
Cuộc bầu cử Quốc hội mới được tổ chức trước 60 ngày Quốc hội hiện tại hết nhiệm
kỳ. Trong thời gian chiến tranh hoặc trong hoàn cảnh không bầu được Quốc hội
khóa mới, Quốc hội hiện tại có quyền kéo dài nhiệm kỳ hiện tại thêm 6 tháng.
Nếu thấy cần thiết với 2/3 số thành viên Quốc hội tán thành, Quốc hội hiện tại sẽ
kết thúc nhiệm kỳ sớm và tổ chức cuộc bầu cử mới.
Phiên họp
Quốc hội nhóm họp định kỳ 2 lần 1 năm theo quyết định của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường nếu
thấy cần thiết.
Kỳ họp Quốc hội sẽ được triệp tập với 1/2 số thành viên Quốc hội, các quyết định
được coi là hợp lệ với 1/2 số thành viên nhọm họp trừ những quyết định quan trọng
về nhiệm kỳ Quốc hội, bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch nước.
Số lượng Ủy ban
Ủy ban Quốc hội của Quốc hội Lào hiện có 6 ủy ban gồm:[4]


Ủy ban Pháp luật



Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Tài chính




Ủy ban Văn hóa xã hội



Ủy ban Dân tộc



Ủy ban Quốc phòng và an ninh



Ủy ban Đối ngoại

Trong trường hợp cần thiết thì Quốc hội có thể thành lập thêm một số ủy ban theo
yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: là cơ quan thường trực của Quốc hội, có thể thực
hiện nhiệm vụ thay mặt Quốc hội trong thời gian Quốc hội không nhóm họp
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền và nhiệm vụ sau:
1. Chuẩn bị phiên họp của Quốc hội và đảm bảo Quốc hội triển khai công việc
theo kế hoạch;


2. Giải thích các điều khoản của Hiến pháp và Luật;
3. Giám sát cơ quan hành pháp, tòa án Nhân dân và viện kiểm soát trong thời
gian Quốc hội không nhóm họp;
4. Thông qua, luân chuyển hoặc bãi nhiệm thẩm phán tòa án các cấp và tòa án
quân sự;

5. Triệu tập phiên họp Quốc hội;
6. Thi hành và thực hiện quyền thông qua pháp luật;
Luật định được Quốc hội ban hành phải được Chủ tịch nước ký quyết định thông
qua trong vòng 30 ngày. Trong thời gian này Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Quốc
hội xem xét lại. Nếu Quốc hội vẫn quyết định giữ nguyên như theo ban đầu thì Chủ
tịch nước phải ký quyết định trong vòng 15 ngày.
 Nhận xét : Cơ quan lập pháp của CHDCND Lào có nhiều đặc điểm tương tự
với Việt Nam, đều có Quốc hội là cơ quan lập pháp và chỉ bao gồm 1 viện
duy nhất, do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, chức
năng của Quốc Hội Lào cũng tương tự Quốc Hội Việt Nam, sự khác nhau cơ
bản có thể thấy thể hiện qua số lượng ủy ban Quốc hội Lào ít hơn của Việt
Nam, về thời gian nhóm họp (định kỳ 2 lần trong 1 năm) .
Hành pháp
Nguyên thủ Quốc gia
Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là người đứng đầu Nhà
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Chủ tịch nước là đại diện cho Nhà
nước trong các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại, phụ trách giám sát hoạt động
cũng như giữ gìn sự ổn định của hệ thống và bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu và phải là một đại biểu Quốc hội,
chịu trách nhiệm trước Quốc hội, có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, Phó Chủ tịch
nước, các Bộ trưởng và các quan chức khác với sự đồng ý của Quốc hội. Nhiệm kỳ
của Chủ tịch nước trùng với nhiệm kỳ của Quốc hội. Giúp việc cho Chủ tịch nước
là một Phó Chủ tịch nước cũng do Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước Quốc
hội.
Ngoài ra Chủ tịch nước còn là Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang của Quân đội
Nhân dân Lào. Chủ tịch nước hiện nay là Choummaly Sayasone được bầu vào
ngày 8 tháng 6 năm 2006. Ông cũng là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào được xếp hạng đầu tiên trong hệ thống phân cấp của Bộ Chính trị.
Chủ tịch nước có quyền và nhiệm vụ sau





Ban hành Hiến pháp và Luật đã được Quốc hội thông qua;



Ban hành sắc lệnh và nghị định của Chủ tịch nước;



Giới thiệu hoặc bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ cho Quốc hội xem xét và
quyết định;



Thông qua hoặc bãi nhiệm Thủ tướng hoặc thành viên của Chính phủ do
Quốc hội phê chuẩn;



Thông qua hoặc bãi nhiệm Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao theo đề
nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và thông qua hoặc bãi nhiệm Phó
Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát
Tối cao;



Thông qua, luân chuyển hoặc bãi nhiệm chính quyền tỉnh và thành phố theo
đề nghị của Thủ tướng;












Đứng đầu lực lượng vũ trang nhân dân;
Thăng hoặc giáng cấp Tướng lực lượng Quốc phòng và an ninh theo đề nghị
của Thủ tướng;
Triệu tập và trì phiên họp đặc biệt của Chính phủ;
Quyết định trao Huân chương sao vàng, Huy chương công lao, Huân chương
chiến thắng và danh hiệu cao quý nhất của Nhà nước;
Quyết định đặc xá;
Quyết định chọn tướng hoặc cưỡng bức tòng quân và ban bố tình trạng khẩn
cấp trên toàn quốc hoặc địa phương bất kỳ;
Ban hành phê chuẩn các Hiệp ước, điều ước quốc tế;
Bổ nhiệm hoặc triệu hồi đại sứ tại nước ngoài theo sự đề nghị của Thủ tướng,
và chấp thuận đại sứ tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
Thi hành và thực hiện quyền thông qua pháp luật;

Phó Chủ tịch nước có thể thay quyền Chủ tịch nước trong thời gian Chủ tịch nước
không đảm đương được nhiệm vụ công việc.


 Nhận xét : nguyên thủ quốc gia của CHDCND Lào và Việt Nam có nhiều

điểm tương đồng, đều là chức danh chủ tịch nước và mang tính quyền lực
tượng trưng, phụ trách các công việc đại diện quốc gia về đối nội và đối
ngoại.
Chính phủ : là cơ quan hành pháp cao nhất của nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào. Đây là cơ quan cao nhất trong Chính quyền Trung ương. Thủ
tướng đương nhiệm là Thongsing Thammavong từ ngày 23 tháng 12 năm 2010.
Ông chỉ xếp vị trí thứ hai trong Bộ Chính trị
Thủ tướng Chính phủ được bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước với Quốc
hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, trong việc bầu ra tất cả các bộ trưởng
chính phủ. Các báo cáo hoạt động của Thủ tướng Chính phủ phải được trao cho
Quốc hội, trong khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát các hoạt động của Trung
ương và Thủ tướng Chính phủ. Cuối cùng, các đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn
Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của chính phủ.
[2]

Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
được hình thành từ thời Kaysone Phomvihane, vị thủ tướng đầu tiên của nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Cơ cấu của Chính phủ gồm có 21 bộ, cơ quan ngang bộ (18 bộ và 3 cơ quan
ngang bộ); trong đó có 4 bộ mới (Bộ Nội vụ; Bộ Bưu chính, Viễn thông và truyền
tin; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường). Trong đó có 4 bộ
và 1 cơ quan ngang bộ mới thành lập, so với cơ cấu bộ máy Chính phủ khoá trước
chỉ là 14 bộ và 2 cơ quan ngang bộ. Đến cuối năm 2013, bộ máy tổ chức của các
bộ, ngành đã tiếp tục cải cách và số lượng các cục/vụ đã tăng lên tới 317 vụ.
Chính quyền địa phương
Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp
địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Viêng
Chăn. Cấp địa phương cấp hai là các quận, huyện, thị xã. Tiếp theo là cấp Cụm
bản . Cấp địa phương thấp nhất là bản.
Theo Hiến pháp năm 1991 của Lào thì chính quyền địa phương ở CHDCND

Lào gồm có 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản - làng.
- Cấp tỉnh có tỉnh trưởng, thành trưởng; phó tỉnh trưởng, phó tỉnh thành.
- Cấp huyện có huyện trưởng, phó huyện trưởng.
- Cấp bản - làng có trưởng bản - làng, phó trưởng bản - làng.
Ở Lào, chính quyền địa phương chỉ có cơ quan hành chính do cấp trên bổ
nhiệm, không có cơ quan dân cử ở tất cả các cấp.


Chính phủ giao trách nhiệm cho cơ quan hành chính địa phương quản lý lãnh
thổ, tài nguyên, thiên nhiên và nhân dân để bảo vệ và xây dựng phát triển địa
phương mình.
=> Nhận xét : Bộ máy tổ chức của chính quyền địa phương có 3 cấp tương tự
như bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam, trong đó cấp thấp nhất của chính
quyền địa phương ở Lào là cấp bản – làng, ở Việt Nam gọi là cấp xã. Về cơ chế bổ
nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương nếu ở Lào người đứng đầu cơ quan
hành chính cấp dưới do người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm thể
hiện tính tập quyền trung ương mạnh, và không có cơ quan dân cử ở cấp cơ sở.
Trong khi đó ở Việt Nam, người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương do cơ
quan dân cử cùng cấp bầu ra (HĐND), thể hiện vai trò của cơ quan dân cử ở địa
phương. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đã và đang thí điểm mô hình không tổ chức
HĐND theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc
hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận,
phường theo tiến trình cải cách chung về tổ chức và hoạt động của bôh ámy nahf
nước.
Công chức
Về khái niệm : Nghị định số 82/CP ngày 19/5/2003 Điều 2 Nghị định số
82/CP ngày 19/5/2003 quy định: CC nước CHDCND Lào là công dân Lào, được
tuyển dụng và bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên ở các cơ quan tổ chức
Đảng, nhà nước, tổ chức quần chúng ở trung ương, cấp địa phương và cơ quan thay
mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài và được hưởng lương và tiền hỗ trợ khác từ

ngân sách nhà nước.
 Nhận xét : CC nước CHDCND Lào không chỉ bao gồm những người làm
việc trong bộ máy nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc cho
các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng như: Mặt trận Lào xây dựng đất nước,
Hội Liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng
Lào, Hội Cựu chiến binh, điều này thể hiện sự tương đồng trong khái niệm,
với đội ngũ công chức của nhà nước Việt Nam. Sự khác biệt cơ bản về đội
ngũ CC giữa Lào và Việt Nam thể hiện ở đối tượng CC không áp dụng cho
đối tượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, kể cả các đơn vị
sự nghiệp thực hiện dịch vụ công.
Về đặc trưng mô hình công vụ : mô hình chức nghiệp
Theo Điều 42 của Nghị định số 82/TT-CP ngày 19/5/2003 đã quy định: việc
tuyển dụng công chức phải thông qua kỳ thi hoặc xét tuyển tùy theo trường hợp do
Ủy ban tuyển dụng CC của cấp bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương quyết định và
phải được sự đồng ý từ cơ quan quản lý CC cấp trung ương.


Khi CC đã trúng tuyển qua kỳ thi hoặc xét tuyển CC, đã có quyết định tuyển
dụng và xếp lương theo đúng tiêu chuẩn, ngạch, bậc của CC, nhưng chưa phải là
CC chuyên nghiệp, gọi là công chức tập sự.
CC CHDCND Lào ở nước ngoài, được phân loại theo chức vụ chuyên môn và
tương ứng là trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, theo vị trí công tác, được xếp
vào một ngạch công chức, mỗi ngạch có 35 chức danh riêng, tiêu chuẩn riêng,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước". Theo cơ chế quản lý hiện
hành, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quản lý cán bộ theo ngành dọc từ Trung
ương đến cấp huyện.
 Mô hình công vụ Lào mang đặc trưng thuần túy của mô hình công vụ chức
nghiệp, giống như Việt Nam, nhưng chế độ tuyển dụng và quản lý công chức
còn chịu sự kiểm soát khá nghiêm ngặt của chính quyền trung ương, trong
khi ở Việt Nam các quy định về tueyẻn dụng, sử dụng và quản lý công chức

thường xuất phát từ yêu cầu thực tế, do các đơn vị chức năng địa phương
thực hiện.
Phân loại công chức
Có nhiêu cách phân loại khác nhau
+ Phân loại dựa vào hệ thống thứ bậc của nền công vụ : theo cách phân loại này
công chức được phân theo ngành (chuyên môn), ngạch (cấp bậc), bậc (vị trí).
+ Phân loại theo chuyên môn đào tạo :
Công chức loại A : những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu trình độ
chuyên môn từ giáo dục đại học trở lên
Công chức loại B : những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu trình độ
chuyên môn là giáo dục nghề nghiệp
Công chức loại C : những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu trình độ
chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp
Phối hợp hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp
Sự phân công thực hiện ở quyền lập hiến, lập pháp tập trung ở Quốc hội,
quyền hành pháp tập trung ở Chính phủ, quyền tư pháp tập trung ở cơ quan Toà án
và Viện Kiểm sát, trong đó Toà án là cơ quan xét xử. Sự phân công nhằm phát huy
tính chủ động sáng tạo của từng cơ quan và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn
bộ máy nhà nước phục vụ nhân dân.
Sự phối hợp thể hiện ở chỗ Quốc hội có chức năng quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước, Chính phủ giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng các dự
án luật. Chủ tịch nước là người thực hiện sự phối hợp và điều hòa hoạt động của


các cơ quan nhà nước. Toà án là cơ quan duy nhất nắm quyền xét xử nhưng tham
gia vào hoạt động tư pháp. Sự kiểm tra và giám sát lẫn nhau thể hiện ở Quốc hội là
cơ quan giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nước, Chính phủ báo cáo hoạt
động của mình trước Quốc hội, Chính phủ làm chức năng kiểm tra, thanh tra, quản
lý hành chính nhà nước đối với hoạt động của mọi cơ quan nhà nước. Cơ quan tư
pháp thực hiện chức năng công tố và xét xử độc lập mọi hành vi vi phạm pháp luật

nhưng chịu sự giám sát của Quốc hội và quản lý hành chính nhà nước của Chính
phủ. Nhà nước trực tiếp và gián tiếp thực hiện quyền kiểm tra, kiểm soát và quyền
bãi miễn đối với cơ quan và viên chức nhà nước.
=>Cách thức phối hợp tổ chức và hoạt động giữa các quyền hành pháp, lập
pháp, tư pháp có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên khác với Việt
Nam, quyền bổ nhiệm các chức vụ đứng đầu ngành tư pháp các cấp đều đặt dưới sự
kiểm soát của Quốc hội, Trong khi ở Việt Nam quyền bổ nhiệm các chức vụ đứng
đầu ngành tư pháp ở trung ương do Chủ tịch nước quyết định, các chức vụ đứng
đầu ngành tư pháp cấp dưới đều do người đứng đầu ngành tư pháp trung ương trực
tiếp thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.



×