Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: sự cần thiết của việc ghi nhận vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335 KB, 15 trang )

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: sự cần thiết của việc ghi nhận vấn đề
cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh
Trần Thăng Long1
TÓM TẮT
Bài viết bàn về sự cần thiết ghi nhận vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền
trong sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung bài viết bao gồm ba vấn đề cơ bản.
Trước hết là phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn cho việc ghi nhận trong
Hiến pháp các vấn đề này. Sau đó, bài viết tìm hiểu cách tiếp cận và kinh
nghiệm của một số nước có nền kinh tế chuyển đổi. Cuối cùng, vấn đề ghi nhận
nguyên tắc chống độc quyền trong kinh doanh trong Hiến pháp sửa đổi sẽ được
thảo luận cùng với những kiến nghị cụ thể.

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cạnh tranh là một hiện tượng khách quan tồn tại trong nền kinh tế thị trường
(KTTT) và bao hàm cả hai khía cạnh tiêu cực và tích cực.2 Một mặt, cạnh tranh
đóng vai trò là động lực cho phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, đảm bảo phát
huy cao nhất khả năng của mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, nếu các hành vi
cạnh tranh không được điều chỉnh đúng đắn và kịp thời, tình trạng độc quyền và
những hành vi hạn chế cạnh tranh trở thành rào cản cho sự huy động một cách
có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời tác động tiêu cực đến quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung thời kỳ trước Đổi mới, những khái
niệm như “cạnh tranh”, “pháp luật cạnh tranh”, “độc quyền”, “chống độc quyền”
hay “pháp luật chống độc quyền” là tương đối xa lạ. Khái niệm “cạnh tranh”
được hiểu theo nghĩa là “thi đua” và trên thực tế cũng có sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nhà nước. Tuy nhiên cạnh tranh theo nghĩa này

1



Tiến sĩ Luật học, Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh.
Xem Nguyễn Như Phát, Báo cáo Tổng hợp đề tài “Xây dựng thể chế cạnh tranh thị trường ở Việt Nam” (2005)
trang 1; Đặng Vũ Huân, Pháp luật về Kiểm soát Độc quyền và Chống Cạnh tranh không lành mạnh ở Việt (Luận
án Tiến sĩ Luật, Đại học Luật Hà Nội, năm 2002) trang 19-20.
2

1


không đóng vai trò là động lực cho sự phát triển.3 Kể từ sau Đổi mới, ở Việt
Nam đã bước đầu có được phát triển trong nhận thức về vai trò của cạnh tranh
và pháp luật cạnh tranh trong nền kinh tế. Cạnh tranh đã bắt đầu được công nhận
là một hiện tượng khách quan, là một trong những vấn đề cơ bản của một nền
kinh tế thị trường,4 và là động lực cho sự phát triển kinh tế, giúp tăng cường
hiệu quả và tiến bộ xã hội.5 Trái lại, sự độc quyền sẽ đem lại những hậu quả tiêu
cực cho nền kinh tế và môi trường kinh doanh.6 Luật cạnh tranh đã được xác
định là một trong những công cụ hiệu quả cho nhà nước để bảo đảm quyền kinh
doanh hợp pháp, tạo ra một môi trường công bằng và lành mạnh cho hoạt động
kinh doanh.7 Vì vậy, việc thực hiện có hiệu quả của pháp luật cạnh tranh chính
là góp phần cải thiện môi trường cạnh tranh.8
Sự thay đổi quan niệm này đã được phản ánh trong một số văn kiện quan
trọng của ĐCS Việt Nam sau Đổi mới.9 Đáng tiếc là, khi quyền tự do kinh
doanh được đề cập trong Hiến pháp năm 1992, quy định về cạnh tranh và chống
độc quyền trong kinh doanh lại chưa được đề cập. Điều này xuất phát từ thực tế
là khi Hiến pháp 1992 được ban hành, Việt Nam mới bắt đầu xây dựng nền
KTTT, khi đó vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền còn là mới mẻ, do đó cần
sự cẩn trọng và đánh xem xét chúng trong bối cảnh nền KTTT theo định hướng
XHCN. Ngoài ra trọng tâm của nhà nước trong thời kỳ này là xây dựng thể chế
của nền kinh tế thị trường, thể hiện qua việc ban hành hàng loạt các đạo luật

3

Xem Nguyễn Như Phát, trích dẫn số 2, trang 1; Đặng Vũ Huân, trích dẫn số 2, trang 116-117; Nguyễn Như
Phát và Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới Xây dựng Pháp luật về Cạnh tranh và Chống Độc quyền trong Điều kiện
chuyển sang Nền Kinh tế Thị trường (NXB CNND, 2001).
4
Xem Đặng Vũ Huân, trích dẫn số 2, trang 19-20; Nguyễn Như Phát, trích dẫn số 2, trang 1-2.
5
OECD, „Bringing Competition into Regulated Sectors in Vietnam‟ (2005)
<www.oecd.org/dataoecd/49/29/34285298.pdf>.
6
Xem Nguyễn Như Phát, trích dẫn số 2, trang 11; Lê Việt Thái, Vũ Xuân Nguyệt Hồng và Trần Văn Hoa, „Antitrust Law and Competition Policy in Vietnam: Macroeconomic Perspective‟ in Tran Van Hoa (Ed) Competition
Policy and Global Competitiveness in Major Asian Economies (Edward Elgar Publishing, 2003) trang 139; Bài
phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tại Hội nghị đánh giá về Tổ chức và hoạt động của mô hình
các tổng công ty 90 và 91 tại Hà Nội, ngày 01-02/3/1999.
7
Xem Nguyễn Như Phát, trích dẫn số 2, trang 9-12; Đặng Vũ Huân, trích dẫn số 2, trang 34.
8
Xem Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA), Tiếp tục
Xây dựng và Hoàn thiện Thể chế Kinh tế Thị trường theo Định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, (NXB
Khoa học và Công nghệ, năm 2006) trang 186.
9
Xem Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ Tám (12/1997);
Chiến lược Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội năm đến 2000 của Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ Tám (NXB Chính trị Quốc gia, 1996); Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ IX (Nghị quyết số 05-NQ-TW (24/9/01) Tiếp tục Tái cơ cấu, Cải cách, Phát triển và Nâng
cao Hiệu quả của các Doanh nghiệp Nhà nước.

2



khung như luật dân sự, luật về doanh nghiệp, luật đầu tư…Mặc dù vậy, một số
quy định rải rác nhằm điều chỉnh một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã
được ban hành ra cho đến khi Luật Cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực.Tuy nhiên,
các quy định này được thiết kế để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà không loại bỏ bất kỳ hành vi hạn chế cạnh
tranh bởi các thực thể này. Sự ra đời của Luật cạnh tranh là một bước tiến quan
trọng trong việc khẳng định nỗ lực của Nhà nước trong việc đảm bảo một môi
trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền tự do
kinh doanh.10 Tuy nhiên, việc ghi nhận vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền
như một quy định trong Hiến pháp rõ ràng là hết sức cần thiết.
II.

SỰ CẦN THIẾT GHI NHẬN VẤN ĐỀ CẠNH TRANH

VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỂN TRONG SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
Tác giả lập luận vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền cần phải được quy
định cụ thể trong Hiến pháp như một nguyên tắc Hiến định. Thứ nhất, đó là sự
khẳng định ý nghĩa của cạnh tranh trong nền KTTT và vai trò của pháp luật cạnh
tranh trong việc đảm bảo môi trường kinh doanh, đầu tư lành mạnh. Thứ hai,
làm cơ sở quan trọng cho sự điều chỉnh hành vi thị trường của các doanh nghiệp
nhà nước (DNNN). Thứ ba, khẳng định sự cần thiết của vấn đề cạnh tranh và
chống độc quyền trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Một là, pháp luật cạnh tranh11 có ý nghĩa quan trọng để tạo lập
một môi trường đầu tư lành mạnh và là cần thiết để thúc đẩy quá
trình hoàn thiện nền KTTT theo định hướng XHCN.12
Một nền KTTT cần cạnh tranh như là một động lực cần thiết cho phát triển
kinh tế. Việc sử dụng các quy định hành chính, hướng dẫn và mệnh lệnh của nhà
nước để can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế là không


10

Điều 1 Luật Cạnh tranh 2004: “Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh”.
11
Khái niệm Luật Cạnh tranh ở Việt Nam được hiểu bao gồm hai bộ phận: các quy định về các hành vi hạn chế
cạnh tranh và những quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
12
Xem Vũ Thành Tự Anh, Competition and Privatization in Vietnam: Substitutes or Complements? (2006) 2
< />CUTS,
Competition Scenario in Vietnam (2005) < />
3


phù hợp,13 bởi vì hoạt động kinh tế, bao gồm cả cạnh tranh, cần được quy định
bởi các nguyên tắc thị trường. Điều đó đòi hỏi nhà nước xây dựng một khung
pháp lý cùng với chính sách cạnh tranh, và với một cơ chế thực thi hiệu quả để
kiểm soát và đối phó với hành vi hạn chế cạnh tranh. Nhìn chung, thúc đẩy lợi
ích của người tiêu dùng và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế luôn được coi là những
mục tiêu cơ bản của luật cạnh tranh.14 Để đạt được mục tiêu thứ nhất, các chính
phủ cần phải điều chỉnh những cấu trúc thị trường làm hạn chế cạnh tranh và
những hành vi của các doanh nghiệp làm cản trở cạnh tranh, đồng thời cũng cần
phải giảm thiểu hoặc loại trừ những nguy cơ làm tạo ra các rào cản cho thương
mại và cạnh tranh. Mục tiêu thứ hai đạt được khi các chính phủ áp dụng đúng
đắn các biện pháp và chính sách kinh tế.15 Việc tạo ra và duy trì một môi trường
cạnh tranh lành mạnh là một trong những chức năng của nhà nước trong nền
KTTT, điều này phù hợp với quan điểm của ĐCS Việt Nam.16
Việc ra đời luật Cạnh tranh năm 2004 đã giải quyết hai vấn đề chính. Trước
hết đã tạo cơ sở pháp lý đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh cho tất cả các
thành phần kinh tế. Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý để ngăn chặn sự lạm dụng quyền

lực kinh tế và hành chính của các DNNN.17
Không giống như ở nhiều quốc gia khác,18 Luật Cạnh tranh 2004 không có
một điều khoản cụ thể nêu rõ mục tiêu của luật cạnh tranh 19 mà chỉ có thể suy ra
từ Điều 4(2): “2. Việc cạnh tranh phải … không xâm phạm đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người
tiêu dùng…” Mặc dù vậy, mục tiêu của luật cạnh tranh là không rõ ràng. Ở đây,
13

Trương Quang Hoài Nam, „Competition Policy and Liberalization of Trade and Investment‟ (2006)
<www.jftc.go.jp/eacpf/06/6_01_03.pdf>.
14
Xem Phillip E Areeda and Herbert Hovekamp, Antitrust Law: An Analysis of Antitrust Principles and Their
Application (Aspen, 2nd ed, 2000); WTO, The Fundamental Principles of Competition Policy (1999) 5
< />15
WTO, trích dẫn số 14.
16
Đặng Vũ Huân, trích dẫn số 2, trang 34-38.
17
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), 'Một số vấn đề pháp lý và thể chế liên quan đến chính
sách cạnh tranh và kiểm soát Độc quyền Kinh tế (2002) (Báo cáo trong khuôn khổ của Dự án VIE/97/016).
18
Xem Luật Chống độc quyền Trung Quốc 2009, Luật Chống độc quyền Nhật Bản 1947, Luật Điều chỉnh độc
quyền và Thương mại Công bằng Hàn Quốc 1980; Luật Cạnh tranh và Người Tiêu Dùng Australia 2010.
19
Điều này có thể được giải thích bởi hai lý do. Thứ nhất, theo kỹ thuật lập pháp của Việt Nam, mục tiêu của
luật thường được ghi nhận trong lời nói đầu hoặc được suy ra từ những điều khoản sau đó của luật. Thứ hai, việc
không có một điều khoản quy định về mục tiêu của luật cạnh tranh nhằm tránh sự xung đột với quan điểm nhằm
bảo vệ sự thống trí của thành phần kinh tế nhà nước.

4



khái niệm “lợi ích của nhà nước” tương đối rộng, do đó chưa thể hiện quan điểm
của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng một môi trường cạnh tranh lành
mạnh và không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế. Bởi lẽ, bảo vệ “lợi ích của nhà nước” có thể hiểu theo nghĩa hẹp
hơn là chỉ bảo vệ “lợi ích” của thành phần kinh tế nhà nước mà điều này rõ ràng
là đi ngược lại mục tiêu và quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, việc Hiến pháp 1992 sửa đổi ghi nhận vấn đề cạnh tranh và chống
độc quyền là hết sức cần thiết, phù hợp với sự phát triển tất yếu của nền kinh tế.
Điều này cũng sẽ thể hiện được vai trò của nhà nước trong việc điều chỉnh cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường.
2. Hai là, xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh hành vi thị trường của
các DNNN bằng pháp luật cạnh tranh trong tiến trình xây dựng và
hoàn thiện nền KTTT theo định hướng XHCN
Cho đến đầu những năm 2000, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Việt
Nam kiểm soát phần lớn nguồn vốn của nền kinh tế20 và nắm giữ trong hầu hết
các lĩnh vực chiến lược. Điều này đã phản ánh khá rõ nét quan điểm về vai trò
lãnh đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Trong Hiến pháp 1980, kinh tế quốc
doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu
tiên.21 Hiến pháp 1992 khẳng định kinh tế quốc doanh được củng cố và phát
triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh các thành phần kinh tế khác được thừa nhận
và tạo điều kiện phát triển.22
Trong quá trình cải cách DNNN, một số các tập đoàn kinh tế nhà nước đã
được thành lập, đặc biệt kể từ năm 1995 với việc hình thành các Tổng công ty
Nhà nước.23 Kể từ đó, một số DNNN đã chuyển đổi một cách nhanh chóng trở
thành những doanh nghiệp độc quyền nhà nước trong nhiều lĩnh vực quan trọng

20


Điều này được thể hiện tại bảng 4.3 trong CUTS, Competition Scenario in Vietnam, trích dẫn số 12.
Điều 18 Hiến pháp 1980.
22
Điều 20, 21 Hiến pháp 1992.
23
Các Tổng Công ty Nhà nước đầu tiên được thành lập theo Quyết định số 90 và 91/ ngày 07/03/ 1994.
21

5


của nền kinh tế24 trong đó bao gồm những lĩnh vực cung cấp dịch vụ thiết yếu
như điện, nước, viễn thông…Chính vì vậy, độc quyền nhà nước ở Việt Nam bao
gồm các lĩnh vực độc quyền tự nhiên (natural monopoly).25 Trong khi chú trọng
xây dựng cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các tập đoàn nhà
nước lớn, cơ chế giám sát và điều tiết các hoạt động của chúng chưa được quan
tâm đúng mức.26 Do đó, khuôn khổ pháp lý cho các tổng công ty nhà nước lớn
còn thiếu các quy định điều chỉnh hành vi thị trường của họ và thiếu của các tổ
chức chính thức để giám sát hoạt động của họ.27 Điều này dẫn đến nhu cầu phải
kiểm soát đối với hoạt động của các DNNN bởi vì việc lạm dụng vị trí độc
quyền của họ đã trở nên phổ biến28. Vấn đề mà các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác quan tâm là sự bất lợi trong cạnh tranh với những
DNNN độc quyền và trên những lĩnh vực độc quyền. Ngoài ra, việc luật cạnh
tranh có những quy định cụ thể về hoạt động của các DNNN/lĩnh vực độc quyền
nhà nước là rất quan trọng để khuyến khích sự tham gia của các công ty tư nhân
trong các lĩnh vực mà trước đây là lĩnh vực “bất khả xâm phạm” của khu vực
kinh tế nhà nước. Khi hành vi thị trường của các DNNN được quy định đúng
cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực tư nhân và do đó
một môi trường cạnh tranh thực tế có thể đạt được.29

Trên thực tế, đã có một số các vụ việc các DNNN độc quyền lạm dụng vị trí
độc quyền/vị trí thống lĩnh để thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh. Tranh
chấp giữa doanh nghiệp độc quyền nhà nước trong viễn thông (VNPT) và một
liên doanh trong lĩnh vực này vào năm 2003 là trường hợp đầu tiên dẫn đến yêu
cầu thông qua luật cạnh tranh để đối phó với hành vi độc quyền bởi các công ty

24

Chẳng hạn như VNPT về Viễn thông, EVN về sản xuất, truyền tải và cung ứng điện năng, Vietnam Airlines
trong lĩnh vực hàng không dân dụng, PetroVietnam về dầu khí, VINACOMIN về khoáng sản…
25
Về bản chất, các doanh nghiệp độc quyền ở Việt Nam chính là những DNNN đang hoạt động trong những lĩnh
vực độc quyền. Xem Trần Thăng Long and Gordon Walker, „Abuse of Market Dominance by State Monopolies
in Vietnam‟ trong Houston Journal of International Law, 2012 vol 34(2) trang 191-192.
26
Nguyễn Như Phát, „Pháp luật Cạnh tranh ở Việt Nam Hiện nay‟, Tài liệu các khóa học đào tạo về Luật Cạnh
tranh được tổ chức bởi Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (2008) 21.
27
Xem Lê Việt Thái, Vũ Xuân Nguyệt Hồng và Trần Văn Hoa, trích dẫn số 6, trang 155.
28
Xem Lê Hoàng Oanh, „To Build Competition Law in the context of the Transition to Market Economy in
Vietnam‟ (2002) < trang 13.
29
CIEM và SIDA, trích dẫn số 8.

6


độc quyền nhà nước.30 Ngay cả sau khi Luật Cạnh tranh đã được ban hành, các
hành vi hạn chế cạnh tranh do các DNNN độc quyền vẫn tiếp diễn và đa dạng.31

Việc Hiến pháp sửa đổi sẽ tiếp tục xác định vai trò chủ đạo của thành phần
kinh tế nhà nước thể hiện đặc trưng của nền KTTT Việt Nam là “theo định
hướng XHCN”. Trong bối cảnh đó, sự khẳng định nguyên tắc chống sự độc
quyền và các hành vi hạn chế cạnh tranh trong Hiến pháp là rất cần thiết.32 Đây
sẽ là tuyên bố chính thức của nhà nước Việt Nam khẳng định đảm bảo môi
trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, lành mạnh và đặt các doanh nghiệp thuộc
thành phần kinh tế nói chung và DNNN độc quyền nói riêng trong sự kiểm soát
của pháp luật mà cụ thể là Luật cạnh tranh 2004. Điều này không tạo ra mâu
thuẫn trong Hiến pháp giữa việc tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của thành
phần kinh tế nhà nước và việc đảm bảo cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế ở
Việt Nam. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài dẹp bỏ dần sự e ngại về vai trò chi phối nền kinh tế của các DNNN,
từ đó có thể yên tâm đầu tư và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tại
Việt Nam. Nếu việc ghi nhận vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền đã chưa thể
thực hiện được khi ban hành Hiến pháp 1992 lúc Việt Nam bắt đầu chuyển đổi
sang nền KTTT theo định hướng XHCN thì nay chính là thời điểm thích hợp.
3. Ba là, sự cần thiết tất yếu của việc chống độc quyền và các hành
vi hạn chế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chủ động hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới được coi là một động lực
cần thiết để thúc đẩy việc chuyển đổi sang nền KTTT và góp phần vào chiến
30

Vảo năm 2003 S-Fone, một liên doanh giữa Tổng công ty Saigon Postel và SK Telecom Hàn Quốc, muốn kết
nối với hệ thống VNPT để triển khai dịch vụ nhắn tin của mình nhưng đề xuất của S-Fone đã bị trì hoãn nhiều
lần do VNPT đã đưa ra lý do nằm ở vấn đề kỹ thuật. Giải thích này đã bị từ chối bởi S-Fone.
31
Tiêu biểu trong số đó là các vụ việc như tranh chấp về kết nối giữa VNPT và Viettel và VNPT với EVN
Telecom trong các năm 2005-2006; vụ tranh chấp giữa Vietnam Airlines và các hãng hàng không về cung cấp
dịch vụ mặt đất năm 2008, vụ lạm dụng vị trí thống lĩnh của Công ty xăng dầu Hàng không VINAPCO, vụ thỏa
thuận giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm thuộc Hiệp hội các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam

(AVI) về ấn định giá bảo hiểm ô tô năm 2008. Xem Trần Thăng Long và Gordon Walker, trích dẫn số 25. Các
vụ việc tập trung kinh tế do các DNNN tiến hành gần đây như vụ Viettel tiếp quản EVN Telecom và đề án sáp
nhập VinaPhone và Mobiphone. Xem VNExpress, VNPT xin sáp nhập Mobifone - VinaPhone
< />32
Xem Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương
Đảng Khóa XI
c=990&id=BT1851232521>.

7


lược của ĐCS Việt Nam về phát triển kinh tế.33. Trong bối cảnh đó, cạnh tranh
và chống độc quyền có ý nghĩa quan trọng và tất yếu trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh là bắt buộc đối với Việt Nam nhằm tiếp tục
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới34 và để hoàn tất các công
cụ pháp lý cần thiết cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.35 Đồng thời, việc
thông qua luật cạnh tranh là một trong các nghĩa vụ thành viên của các tổ chức
quốc tế, chẳng hạn như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như nhằm
thực thi các cam kết quốc tế đa phương.36 Trước hết, áp dụng luật cạnh tranh là
một trong những phương tiện để thực hiện các điều ước quốc tế đa phương.37
Hai là, theo quy định của WTO, các quy định liên quan đến tự do hóa thương
mại phải đi song song với quy định bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.38 Ba là, một
số tổ chức quốc tế quan trọng như OECD và UNCTAD đã có những nỗ lực để
thiết kế một mô hình chung của luật cạnh tranh, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các
nước và thiết lập các thỏa thuận đa phương nhằm đối phó với các vấn đề phát
sinh qua biên giới giữa các quốc gia.39
Thứ hai, xuất phát từ nhu cầu phải kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh
có thể xảy ra khi thị trường nội địa đã được mở cửa.40 Tự do hóa thương mại và

33

Việc gia nhập WTO trong năm 2007 là một minh chứng về điều này. Xem Vladimir Mazyrin, 'Vietnam's
International Commitments upon Entry into the WTO: Limits to its Sovereignty?' in Stepanie Balme and Mark
Sidel (eds), Vietnam's New Order: International Perspectives on the State and Reform in Vietnam (Palgrave
Macmillan, 2006); Ministry of Trade, 'Overall Report on Some Issues Have to be Dealt with in Implementation
Commitments of Vietnam - US Bilateral Trade Agreement and Vietnam‟s Process of Accession to the WTO'
(2004); Joint Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting, „Aiming High – Vietnam Development
Report‟ (2006) 49 < />34
Như trên, CUTS, trích dẫn số 12.
35
Xem Lê Danh Vĩnh, „Building Competition Law in Vietnam to Meet the Need of Regulating Market Economy
and in the light of Trade Liberalization and International Economic Integration‟ (2003)
< />36
Ví dụ có nhiều những quy định trong khuôn khổ WTO liên quan đến cạnh tranh. Chẳng hạn, Điều 8, Điều 40
(1) của Hiệp định TRIPS; Điều XVII của; Điều VIII của GATS Phụ lục của GATS về viễn thông (phần 5); (Điều
11.1 (b) và 11.3), Hiệp định về Tự vệ (Safeguard) .
37
Ví dụ Điều 10bis của Công ước Paris 1883 về Bảo hộ Sở hữu Công nghiệp.
38
Xem Nguyễn Thanh Tú, „Pháp luật Cạnh tranh trong WTO và Kinh nghiệm cho Việt Nam‟ .nclp.org.vn / nha_nuoc_va_phap_luat / phap-luat-canh-tranh-t rong-wto-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam.
39
Xem OECD, Directorate for Financial and Enterprise Affair < 3355,
en_2649_34685_1_1_1_1_1, 00.htm> Xem Đặng Vũ Huân, trích dẫn số 2, trang 50-51.
40
Sự mở cửa thị trường có thể kéo theo các hậu quả có hại nhất định, chẳng hạn như sự hạn chế hoạt động kinh
doanh, lạm dụng vị trí thống lĩnh và cạnh tranh không lành mạnh. Xem Lê Danh Vĩnh, trích dẫn số 35; Trương
Quang Hoài Nam, trích dẫn số 13; Alice Phạm, „The Development of Competition Law in Vietnam in the Face
of Economic Reforms and Global Integration‟ (2006) 26 Northwestern Journal of International Law and


8


mở cửa thị trường mang lại nhiều cơ hội hơn cho các công ty nước ngoài khi
cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, đem lại nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp nước ngoài tiến hành các hành vi làm sai lệch thị trường như ấn định giá
và bán phá giá và do đó có thể cản trở sự cạnh tranh công bằng trên thị
trường. Cũng từ những năm 1990, xuất hiện mối quan ngại ngày càng lớn hơn
về khả năng xảy ra các vụ tập trung kinh tế (sáp nhập và mua lại – M&A) thực
hiện bởi các tập đoàn nước ngoài để đạt được vị trí thống trị trên thị trường của
Việt Nam, tạo điều kiện cho họ để ấn định và thao túng về giá mua bán.41 Do đó,
luật cạnh tranh có vai trò quan trọng để kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế
cũng như duy trì các lĩnh vực lợi ích quốc gia đối với việc mua lại của các công
ty nước ngoài.42
Cuối cùng, đảm bảo cạnh tranh công bằng chính là nhu cầu bảo vệ các doanh
nghiệp trong nước từ những áp lực của sự mở cửa của thị trường. Kể từ khi mở
cửa thị trường đến nay, các hành vi hạn chế cạnh tranh do các doanh nghiệp
nước ngoài thực hiện trên thị trường Việt Nam ngày càng phổ biến dưới dạng
các thoả thuận nhằm hạn chế cạnh tranh, lạm dụng sự thống trị thị trường và tập
trung kinh tế.43 Các hành vi hạn chế cạnh tranh này làm bóp méo cạnh tranh và
cuối cùng ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường và tác động tiêu cực đến những lợi
ích của toàn xã hội, từ đó triệt hạ các doanh nghiệp trong nước.44 Những hành vi
nhằm đạt được sự thống lĩnh thị trường thông qua chiếm lĩnh thị phần đã được
tiến hành bởi các tập đoàn xuyên quốc gia, thông thường là bằng các chiến dịch
tiếp thị quảng cáo và bán phá giá, chẳng hạn như trường hợp của Coca Cola và

Business, trang 550-551, Nguyễn Như Phát, „Pháp Luật Cạnh tranh của Việt Nam Hiện nay‟ trong Giáo trinh
Luật Thương Mại – Tập 1 (Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2007).
41

Ví dụ, việc mua lại của Việt Nam liên doanh của Coca-Cola năm 2001. Xem Việt Báo, Sáp nhập Ba Doanh
Nghiệp Coca-Cola Việt Nam < nghiep-Cocacola-VietNam/10725308/87 />.
42
Chẳng hạn, quy định của luật cạnh tranh về tập trung kinh tế là cần thiết để kiểm soát sự hình thành của các
công ty lớn có thể chiếm lĩnh thị trường và cho phép nhà nước để giám sát hoạt động tập trung kinh tế. Xem Lê
Danh Vĩnh, trích dẫn số 35; Cục Quản lý Cạnh tranh (VCAD), Báo cáo về tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện
trạng và Dự báo (2009) <. gov.vn/Modules/CMS/Upload/31/2009_3_20/bao% 20cao% 20tap%
20trung% 20kinh% 20te.pdf>.
43
Xem Đặng Vũ Huân, trích dẫn số 2, trang 34-38.
44
Xem Nguyễn Như Phát, trích dẫn số 2.

9


Pepsi với Sài Gòn Tribeco.45 Đáng chú ý, sau khi đạt được sự thống trị trên thị
trường, các công ty này đã tăng giá bán để bù đắp chi phí trước đó và khai thác
ưu thế của họ, đồng thời hạn chế việc áp dụng công nghệ mới, ấn định số lượng
sản xuất, đầu cơ và duy trì giá cả của một số hàng hóa quan trọng như dược
phẩm, vật liệu xây dựng và các sản phẩm nông nghiệp.46
Một số hành vi hạn chế cạnh tranh trước đây không quy định trong luật cũng
xuất hiện như độc quyền bán hoặc mua với giá cao hơn hoặc thấp hơn so với chi
phí sản xuất và áp đặt các điều kiện bất hợp lý trong các giao dịch kinh doanh.47
Bên cạnh đó, các tập đoàn xuyên quốc gia, thông qua chiến lược sáp nhập và
mua lại của các doanh nghiệp địa phương bằng cách hình thành liên doanh hoặc
mua cổ phần, của các công ty Việt Nam, sau đó chiếm lĩnh thị trường và loại các
đối thủ khỏi thị trường.
Như vậy, nếu Luật Cạnh tranh 2004 đã đáp ứng yêu cầu tất yếu của quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế thì việc khẳng định vấn đề cạnh tranh và chống độc

quyền trong Hiến pháp sửa đổi là rất cần thiết. Điều này đảm bảo sự nhất quán
của chính sách và pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam với đặc điểm là chúng đã
được xác định bằng một đạo luật, vì vậy việc cần phải làm là bổ sung vào Hiến
pháp để khẳng định giá trị pháp lý cao nhất của vấn đề.48
III.

VẤN ĐỀ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN

TRONG HIẾN PHÁP –KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
1. Quy định vấn đề cạnh tranh và độc quyền trong Hiến pháp của
một số nước
Trong phần này, tác giả tìm hiểu việc quy định vấn đề cạnh tranh và chống
độc quyền trong Hiến pháp của một số nước và giới hạn ở Hiến pháp của một số
45

Xem Nguyễn Như Phát và Nguyễn Ngọc Sơn, Phân tích và Luận giải các Quy định của Luật Cạnh tranh về
Hành vi Lạm dụng Vị trí Thống lĩnh/Độc quyền để Hạn chế Cạnh tranh (NXB Tư pháp, 2006); Cục Quản lý
Cạnh tranh, trích dẫn số 42.
46
Xem Đoàn Văn Trường, Phá giá và Biện pháp, Chính sách Bán Phá giá (NXB Thống kê, 1998) trang 117121; CUTS, Competition in Vietnam: A Toolkit (CUTS International, 2007) trang 67.
47
Chẳng hạn như các vụ tranh chấp về kết nối giữa VNPT và S-Fone và giữa VNPT và Viettel.
48
Như vậy có thể thấy ở Việt Nam sẽ tạo ra một quy trình ngược, nghĩa là một vấn đề được quy định bởi một
đạo luật, sau đó là bổ sung nội dung này vào Hiến pháp để đảm bảo tính nhất quán và xuyên suốt của vấn đề.

10



nước Đông Âu và Liên Xô cũ.49 Cũng như Việt Nam, các nước này đã có sự tồn
tại của cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung, sự thống lĩnh của thành phần kinh tế
nhà nước cho đến trước khi chuyển đổi kinh tế và sự hiện diện của các DNNN
lớn trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sự ghi nhận
trong Hiến pháp của các nước này là khá đa dạng, thể hiện ở những vấn đề sau:
Thứ nhất, về vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Quy định trong Hiến pháp đã thể hiện quan điểm chính thức của nhà nước trong
việc đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, lành mạnh trên cơ sở
thừa nhận cạnh tranh hợp pháp và ngăn chặn, trừng trị các hành vi hạn chế cạnh
tranh cũng như hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh
tế.50 Ngoài ra, vai trò của cạnh tranh được khẳng định thông qua việc việc
nghiêm cấm và trừng trị đối với những hành vi nhằm làm hạn chế cạnh tranh
(độc quyền).51 Chẳng hạn, Hiến pháp LB Nga 2008, Điều 34 khẳng định vấn đề
cạnh tranh và chống độc quyền gắn liền với quyền tự do kinh doanh, đồng thời
cho thấy quan điểm của nhà nước LB Nga là chỉ ngăn chặn những hành vi mà
mục đích là hướng đến sự độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh.52
Hiến pháp CH Bulgaria 199153có cách tiếp cận khác. Điều 18(4) công nhận
sự độc quyền hợp pháp, đồng thời xác định rõ những lĩnh vực có thể độc quyền
và xác định độc quyền thuộc về nhà nước. Hiến pháp cũng khẳng định vai trò
49

Cụ thể, bài viết tìm hiểu Hiến pháp của các nước Liên bang Nga, Ukraine, Bulgaria, Kazakhstan, Slovenia,
Lithuania, Slovakia và Moldova.
50
Chẳng hạn, Hiến pháp CH Ukraine 1991, Điều 42 quy định “Nhà nước bảo đảm bảo vệ cạnh tranh trong việc
theo
đuổi
các
hoạt
động

kinh
doanh”.
Xem
Hiến
pháp
CH
Ukraine
1991
< Hiến pháp CH Slovakia 1992, Điều 55(2) quy
định “Cộng hòa Slovakia bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh kinh tế. Những vấn đề cụ thể sẽ do luật quy định”.
Xem Hiến pháp CH Slovakia 1992 < Hiến pháp cộng hòa
Moldova 1994, Điều 9(3) quy định về những nguyên tắc nền tảng đối với tài sản, trong đó quy định “nền kinh tế
quốc dân dựa trên sự tương tác của sức mạnh thị trường, cũng như hoạt động tự do kinh tế và cạnh tranh lành
mạnh”. Xem Hiến pháp CH Moldova 1994 < />51
Chẳng hạn, cũng tại Hiến pháp CH Ukraine 1991, Điều 42 có quy định “… Lạm dụng vị trí độc quyền trên thị
trường, hạn chế cạnh tranh bất hợp pháp và cạnh tranh không lành mạnh sẽ không được phép. Các loại hình và
những giới hạn của những doanh nghiệp độc quyền sẽ do pháp luật quy định”. Xem Hiến pháp CH Ukraine 1991
< Hiến pháp Lithuania 1992, Điều 46 quy định
“Pháp luật cấm sự độc quyền đối với sản xuất và thị trường và bảo vệ sự tự do cạnh tranh lành mạnh Xem Hiến
pháp Lithuania < />52
Điều 52 (quy định về quyền tự do kinh doanh) nhấn mạnh: “Hoạt động kinh tế nhằm hướng đến sự độc quyền
và cạnh tranh không lành mạnh sẽ không được phép”. Ngoài ra, Điều 8(1) Hiến pháp LB Nga có quy định “Sự
thống nhất về không gian kinh tế, tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ và các nguồn lực tài chính, hỗ trợ cạnh tranh
và tự do tiến hành các hoạt động kinh tế được đảm bảo ở Liên bang Nga”. Xem Hiến pháp LB Nga 2008
< />53
Sửa đổi, bổ sung năm 2003, 2005, 2006 và 2007.

11



đảm bảo quyền bình đẳng và tự do kinh doanh của mọi công dân và pháp nhân
thông qua việc ngăn chặn tất cả những hành vi lạm dụng quy chế độc quyền và
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.54
Thứ hai, về vị trí của quy định về cạnh tranh và chống độc quyền. Ở đa số
các nước, quy định này thường đặt ở trong phần quy định về chế độ kinh tế. Ví
dụ Hiến pháp CH Lithuania (Điều 46); Hiến pháp CH Slovakia (Điều 55)…;
hoặc ngay sau quy định về quyền tự do kinh doanh, ví dụ Hiến pháp Ukraine
1992 (Điều 42). Tương tự, Hiến pháp CH Slovenia quy định vấn đề cạnh tranh
ngay sau khi nhấn mạnh nguyên tắc tự do kinh doanh trong phần quan hệ kinh
tế, xã hội; gắn liền với việc đề cao quyền tự do kinh doanh. Ví dụ Điều 19(2)
Hiến pháp Bulgaria, hoặc sau khi khẳng định vấn đề nhà nước điều chỉnh các
hoạt động kinh tế nhằm phục vụ cho lợi ích chung của đất nước. Ví dụ Hiến
pháp CH Lithuania (Điều 46); Hiến pháp CH Slovakia (Điều 55). Trong Hiến
pháp Liên bang Nga, vấn đề này được quy định trong phần các quyền tự do của
con người và công dân (Liên bang Nga).55
Thứ ba, về cách thức thể hiện vấn đề này trong Hiến pháp. Nhìn chung có
hai cách thể hiện. Một là, khuyến khích cạnh tranh trung thực và hợp pháp bằng
việc quy định vấn đề một cách gián tiếp, chẳng hạn như Hiến pháp CH Moldova
(Điều 9(3)), Hiến pháp Slovakia (Điều 55(2)) hay Hiến pháp LB Nga (Điều
8(1)). Hai là, khẳng định rõ vấn đề chống độc quyền hay nghiêm cấm các hành
vi độc quyền hoặc hành vi hạn chế cạnh tranh, ví dụ như Hiến pháp của
Kazakhstan 1995 (Điều 26); Hiến pháp Lithuania (Điều 46), Hiến pháp Ukraine
(Điều 42), Hiến pháp Bulgaria (Điều 19(2)). Quy định như vậy cho thấy quan
điểm của các nước này coi độc quyền không phải bị cấm tuyệt đối; hoặc các
nước này thừa nhận sự tồn tại của các doanh nghiệp độc quyền nhưng nêu rõ
54

Điều 18(4) quy định “Doanh nghiệp nhà nước độc quyền có thể được thành lập theo trong lĩnh vực đường sắt,
bưu chính, viễn thông, mạng lưới, sử dụng năng lượng hạt nhân, sản xuất các chất phóng xạ, các hóa chất gây nổ
hoặc sử dụng cho lực lượng vũ trang”. Điều 19(2) quy định “Nhà nước thiết lập và đảm bảo các điều kiện pháp

lý bình đẳng cho tất cả công dân và pháp nhân thông qua việc ngăn chặn tất cả những hàng vi lạm dụng quy chế
độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh, và thông qua việc bảo vệ người tiêu dùng”. Xem Hiến pháp CH
Bulgaria 1991 < />55
Ngoài ra, trong phần về chế độ kinh tế, Hiến pháp CH Moldova, Điều 126(2)(b) quy định “Nhà nước phải đảm
bảo “b) Quyền tự do buôn bán và các hoạt động kinh doanh, sự bảo vệ cạnh tranh trung thực, việc thiết lập
khung pháp lý cho việc phát triển tất cả các yếu tố có khả năng kích thích sản xuất”.

12


hoạt động sản xuất kinh doanh và các hành vi độc quyền của chúng sẽ do pháp
luật quy định và điều chỉnh. Ngoài ra, quy định như vậy còn thể hiện ý nghĩa
tích cực của cạnh tranh trên thị trường thông qua việc Hiến pháp tuyên bố bảo
vệ sự tự do cạnh tranh lành mạnh, hàm ý bảo vệ những hành vi cạnh tranh hợp
pháp trên thị trường và chỉ trừng trị những hành vi xâm phạm đến những hoạt
động cạnh tranh bất hợp pháp.
Thứ tư, quy định hai dạng hành vi cạnh tranh đó là “hành vi hạn chế cạnh
tranh” (hành vi độc quyền) và “hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Chẳng
hạn, Hiến pháp CH Slovenia năm 199156 Điều 74(3) quy định “Những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh và những hành vi hạn chế cạnh tranh trái với pháp
luật sẽ bị cấm”. Quy định này tương tự như quy định trong Hiến pháp CH
Kazakhstan 1995, Điều 2657 hoặc Điều 19(2) Hiến pháp CH Bulgaria58 và Điều
34 Hiến pháp LB Nga. Hiến pháp Ukraine có sự liệt kê các dạng hành vi bị cấm,
bao gồm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường, hạn chế cạnh tranh
bất hợp pháp và cạnh tranh không lành mạnh” (Điều 42).59
2. Đề xuất về ghi nhận vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền
trong Hiến pháp Việt Nam 1992
Như đã phân tích ở trên, Hiến pháp 1992 có ý nghĩa quan trọng ở việc thừa
nhận các thành phần kinh tế trong nền KTTT theo định hướng XHCN, khẳng
định quyền tự do kinh doanh của mọi cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần

kinh tế khác nhau và trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo môi trường
pháp lý bình đẳng, lành mạnh cho các hoạt động kinh doanh.60 Về mặt lý luận,
cần phải quy định thành nguyên tắc Hiến định để sự điều chỉnh này có cơ sở
pháp lý cao nhất. Về mặt thực tiễn, việc Luật Cạnh tranh 2004 ra đời là cơ sở
pháp lý cho việc điều chỉnh bằng pháp luật những hành vi hạn chế cạnh tranh và
56

Sửa đổi, bổ sung năm 1997, 2000, 2003 và 2006.
Điều 26 quy định “Hành vi độc quyền sẽ được điều chỉnh và hạn chế bởi pháp luật. Cạnh tranh không lành
mạnh sẽ bị cấm”.
58
Điều 19(2) nêu rõ nhà nước “…ngăn chặn tất cả những hàng vi lạm dụng quy chế độc quyền và cạnh tranh
không lành mạnh, và thông qua việc bảo vệ người tiêu dùng”. Xem Hiến pháp CH Bulgaria 1991
< />59
Cách tiếp cận này tương tự như trong Luật cạnh tranh Việt Nam 2004 tại Điều 1.
60
Vấn đề này được thể hiện ở Điều 16 Hiến pháp 1992.
57

13


cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, Hiến pháp với ý nghĩa là đạo luật cơ
bản của nhà nước được ban hành trước đó chưa đề cập đến vấn đề này. Việc bổ
sung vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền trong Hiến pháp sửa đổi lần này sẽ
đảm bảo sự nhất quán và đồng bộ trong hệ thống các văn bản pháp luật của nhà
nước và tạo ra cơ sở pháp lý cao nhất cho việc điều chỉnh cạnh tranh và chống
độc quyền. Cụ thể:
Một là, vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền cần được quy định trong
chương II hiện hành về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục, khoa học công

nghệ và môi trường. Đây là cách tiếp cận khá phổ biến trong Hiến pháp của
nhiều nước trên thế giới và phù hợp với bản chất của vấn đề cạnh tranh trong
mối liên hệ với chế độ kinh tế của một nhà nước.
Hai là, vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền cần được quy định ngay sau
phần quy định về quyền tự do kinh doanh của các thành phần kinh tế và ngay
sau phần quy định về thành phần kinh tế nhà nước. Điều này thể hiện quan điểm
chính thức của nhà nước trong việc thừa nhận giá trị tích cực của cạnh tranh đối
với sự phát triển kinh tế và mục tiêu của nhà nước hướng đến là đảm bảo môi
trường cạnh tranh hợp pháp, bình đẳng và lành mạnh. Trong khi “độc quyền”
thường bao hàm khía cạnh tiêu cực, gắn liền với các hành vi hạn chế cạnh tranh,
tác động làm bóp méo thị trường, sự độc quyền có thể được phép và cần thiết
đối với một số lĩnh vực quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và lợi ích
công cộng. Do đó nhà nước cần hướng đến việc ngăn chặn và trừng trị những
hành vi độc quyền gây tác động tiêu cực đến thị trường. Thêm vào đó, đặt vấn
đề cạnh tranh và chống độc quyền sau quy định về thành phần kinh tế nhà nước
sẽ có ý nghĩa khẳng định quan điểm rõ ràng của Đảng và Nhà nước về vị trí và
vai trò của thành phần kinh tế này trong nền KTTT cũng như tạo sự yên tâm cho
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Ba là, cần xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước trong việc thực
thi chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh
trong kinh doanh. Đây chính là sự sửa đổi, bổ sung Điều 16 hiện hành. Ngoài ra,
cần nêu rõ trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng, ban hành và bảo đảm
14


thực thi chính sách và pháp luật về cạnh tranh nhằm bảo vệ cạnh tranh lành
mạnh, hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bốn là, cần thể hiện rõ quan điểm cạnh tranh hợp pháp cần được khuyến
khích và tạo điều kiện. Đồng thời nêu rõ chỉ những hành vi dẫn đến hạn chế
cạnh tranh mới bị điều chỉnh bằng pháp luật cạnh tranh. Điều này có thể thực

hiện bằng hai cách, hoặc là nêu rõ “nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi làm hạn
chế cạnh tranh” hoặc “những hành vi làm hạn chế cạnh tranh sẽ bị nghiêm cấm”.
Ngoài ra, quy định về chống độc quyền có thể theo hướng: Một là chỉ rõ các vấn
đề như: nhà nước có cho phép vấn đề độc quyền hay không? Hai là: chỉ những
hành vi lợi dụng hoặc nhằm tiến tới vị trí thống lĩnh/ví trí độc quyền trên thị
trường một cách bất hợp pháp mới bị cấm?
Năm là, vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền cần được thể hiện rõ ràng
trên cơ sở có sự phân biệt giữa hành vi hạn chế cạnh tranh (hành vi độc quyền)
và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Về lý luận, cả hai nhóm hành vi đều
liên hệ mật thiết đến nhu cầu đảm bảo môi trường kinh doanh, đầu tư lành mạnh.
Tuy nhiên, nếu hành vi hạn chế cạnh tranh chủ yếu gắn với vai trò của nhà nước
bởi lẽ chúng làm ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế ở mức độ chung nhất thì
hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu làm ảnh hưởng đến quyền lợi của
người tiêu dùng. Chống độc quyền nhắm đến việc ngăn chặn và trừng trị các
hành vi hạn chế cạnh tranh, còn chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng Đây chính là việc sửa đổi bổ sung
Điều 28 hiện hành.61

61

Điều 28 Hiến pháp 1992 quy định: “Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại
nền kinh tế quốc dân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công
dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và
người tiêu dùng”.

15




×