Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Dàn bài nghị luận xã hội về CHÀO hỏi của học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.69 KB, 2 trang )

Dàn bài nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay – dàn
bài văn lớp 9

Mở bài:
Có người cho rằng cử chỉ khoanh tay, cúi đầu khi chào hỏi là rất đẹp vì thế ông cha ta mới có
nhận định: lời chào hơn mâm cỗ
Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng thực hiện được điều này nhất là đối với giới trẻ hiện
nay
Thân bài
-Gọi tên:
Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người, họ chào nhau bằng lời nói, cử
chỉ hay hành động, có rất nhiều cách chào hỏi, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, vì thếngười giao
tiếp cần lựa chọn tình huống giao tiếp cho phù hợp.
-Biểu hiện
-Con cái cần phải chào ông bà, cha mẹ khi ra khỏi nhà, khi về
-Ra ngoài xã hội, người bé tuổi phải chào người lớn tuổi hơn để thể hiện thái độ lịch sự trong
giao tiếp
-Đến trường học sinh chào thầy cô lễ phép thể hiện cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức
-Bạn bè trong lớp, trong trường cần chào nhau có thể bằng tiếng cười, câu nói hoặc cử chỉ hành
động


Kết luận: Chào hỏi là một nét đẹp văn hóa, một cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp mà chúng
ta cần phát huy
Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng có thể chào hỏi, ai cũng có được phép lịch sự trong
quá trình giao tiếp bởi học sinh càng lớn càng ngại chào hỏi thầy cô, có nhiều gia đình con cái đi
không thưa, về không chào hoặc có những trường hợp gặp nhau thiếu đi cả cái gật đầu.
Nguyên nhân
+Đối với những người có ý thức chào hỏi: đây là người có trình độ, có nhân cách, đạo đức tốt, cá
nhân có ý thức, được lớn lên được học hành trong môi trường tốt
+Người không có ý thức chào hỏi là những người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế, học


yếu hoặc sinh ra môi trường giáo dục không có nề nếp
-Tác hại và lợi ích
Những người có ý thức chào hỏi sẽ luôn được mọi người yêu quý, được đánh giá là con ngoan,
trò giỏi
Những người không có ý thức chào hỏi họ tự biến mình thành người vô lễ, không có nề nếp, giáo
dục, chắc chắn họ sẽ bị xử lý, hạnh kiểm yếu, bị mọi người xa lánh, ghét bỏ
-Biện pháp
Ở nhà đi thưa về chào
Ở trường chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi, phải có cách cư xử đúng mực và nên phân loại đối
tượng và tình huống giao tiếp để cách chào hỏi phù hợp
Chào hỏi là nét đẹp văn hóa truyền thống mà ông cha ta đã gây dựng lên, chính vì vậy mà chúng
ta cần phát huy nét đẹp văn hóa này.
Kết bài:
Chào hỏi là thể hiện nhân cách của con người, nó cũng phản ánh trình độ văn minh của xã hội,
chính vì vậy khi xã hội đang phát triển hòa nhập với kinh tế toàn cầu thì chúng ta phải giữ gìn,
phát huy nét đẹp văn hóa trong nếp chào hỏi của người Việt Nam
Tìm kiếm:



×