Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.45 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Trung
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2013
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một thời gian dài trước đây, môn làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào
nghị luận văn học, coi trọng nghị luận văn học, khiến học sinh chỉ quẩn quanh với
kiến thức sách vở, sự liên hệ với thực tế đời sống ít ỏi. Việc dạy và học văn phần
nào đó trở nên phiến diện, máy móc, giáo điều. Vài năm trở lại đây chương trình dạy
học và thi môn văn có nhiều đổi mới. Mảng văn nghị luận xã hội được đưa vào
chương trình các cấp học từ THCS đến THPT. Đề văn nghị luận xã hội là một trong
những tiêu chí đánh giá quan trọng trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, thi
tốt nghiệp THPT và đặc biệt là kì thi tuyển sinh cao đẳng, đại học. Sự thay đổi này
đã đem lại không ít cơ hội cho việc rèn luyện năng lực tư duy và phát triển toàn diện
cho học sinh. Tuy nhiên nó cũng đặt ra cho các em không ít thách thức. Thời gian
rèn luyện về nghị luận xã hội ở trên lớp không nhiều, nhiều em kiến thức xã hội còn
rất hời hợt, kĩ năng làm bài không thuần thục tất cả những điều đó tạo nên khó
khăn khá lớn cho học sinh trong các kì thi. Nhằm giúp các em có thêm kĩ năng làm
tốt bài văn nghị luận xã hội đó là lí do để tôi chọn đề tài này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi tiến hành đề tài này với ba mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất: Giúp học sinh nắm được những phương pháp và kĩ năng cơ bản để


làm tốt một bài văn nghị luận xã hội trong các kì thi.
Thứ hai: Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội giúp
học sinh nâng cao khả năng trình bày quan điểm của mình; cung cấp cho các em vốn
tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao nhận thức và kĩ năng
sống, sống tốt hơn, đẹp hơn, từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
Thứ ba: Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên Ngữ văn
khi dạy phần nghị luận xã hội.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Nghị luận xã hội có mặt trong chương trình Ngữ văn từ
bậc trung học cơ sở đến bậc trung học phổ thông, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này
chúng tôi chỉ tìm hiểu phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh trung
học phổ thông đặc biệt là học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT và tuyển
sinh vào Đại học, Cao đẳng.
Phạm vi nghiên cứu: Các dạng đề, các đề bài nghị luận xã hội được học trong
chương trình THPT đặc biệt tập trung vào 2 dạng đề cơ bản: nghị luận về một tư
tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
2
- Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp thống kê phân loại.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay
thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc
gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới
UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để

chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa mảng nghị luận xã hội vào
chương trình Ngữ văn bậc trung học hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trên.
Nghị luận xã hội là phưong pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính
trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn
đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như
vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là
những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự
cao. Đối với học sinh THPT, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các
em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống; có ý nghĩa hướng đạo, đặc
biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống
xã hội đang tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
- Về chương trình: Từ năm học 2008 - 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính
thức đưa vào đề thi môn văn kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh vào các trường
Cao đẳng, Đại học một câu nghị luận xã hội, chiếm tỉ lệ 30% trong tổng số đề ra.
Những vấn đề nghị luận xã hội được đưa ra cho học sinh bàn bạc từ đó đến nay đều
rất phong phú, đa dạng; đề cập đến tất cả các phương diện của đời sống . Vừa có
dạng đề về tư tưởng đạo lí lại vừa có dạng đề về các hiện tượng đời sống. Thế nhưng
thời lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị
luận xã hội trong phân phối chương trình THPT theo qui định của Bộ Giáo dục là
quá ít ỏi. ở lớp 12 cả Ban cơ bản và Ban Khoa học Xã hội nhân văn đều chỉ có 2 tiết
lí thuyết về cách làm bài nghị luận xã hội: một cho dạng bài nghị luận về một tư
tưởng đạo lí, một cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Cả năm học
12 các em chỉ có hai bài viết rèn luyện nghị luận xã hội, còn lại thì tập trung vào
nghị luận văn học. Thực tế đó khiến học sinh không có điều kiện để rèn luyện nghị
luận xã hội một cách thường xuyên dẫn tới kết quả đạt được không cao.
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
3
- Về học sinh: Học sinh THPT đều ở độ tuổi mới lớn, chưa có điều kiện tiếp xúc
nhiều với thực tế đời sống đa sắc, đa chiều, vốn kiến thức xã hội còn ít ỏi. Nhiều em

cách nhìn nhận vấn đề còn ấu trĩ, thậm chí lệch lạc do đó để hiểu đúng, hiểu sâu bản
chất và bàn luận thấu đáo một vấn đề xã hội là điều không đơn giản đối với các em.
III. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG
BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
Hòa với thực tế chung của các trường THPT trong cả nước, trường THPT Hà
Trung cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định
- Về phía giáo viên: Các giáo viên bộ môn Ngữ văn đã chú ý đến mảng nghị luận xã
hội đặc biệt là ở chương trình lớp 12. Nhưng do thời lượng chương trình hạn chế nên
không có nhiều điều kiện bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng viết bài nghị
luận xã hội cho học sinh. Với thời gian 2 tiết lí thuyết chỉ đủ để giáo viên giới thiệu
khái niệm, kiểu bài, dạng đề và cách làm bài một cách đơn giản nhất. Qua một số bài
kiểm tra định kì, mỗi bài một câu nghị luận xã hội chiếm khoảng 30% bài viết chỉ đủ
để các em tiếp cận và làm quen với cách làm bài chứ chưa thể đạt đến độ thuần thục,
nhuần nhuyễn được.
- Về phía học sinh: Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng làm bài nghị luận
xã hội tốt không nhiều. Đa phần các em thường ngợp trước các vấn đề xã hội, hiểu
lơ mơ, viết hời hợt. Không có những trăn trở sâu sắc. không có cái nhìn toàn diện, đa
chiều. Đôi khi viết theo tính chất cảm hứng, không nắm vững qui trình làm bài. Gặp
phải đề lắt léo hay vấn đề nghị luận ẩn sau câu chữ, hình ảnh là không làm được.
- Về phía Nhà trường: Nhà trường cũng đã có kế hoạch phụ đạo phù hợp nhưng
chưa thể giảm hết khó khăn cho cả thầy và trò.
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
4
PHẦN II: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT
I. NHẬN DẠNG ĐỀ:
Nghị luận xã hội là những bài văn mà người viết dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ
để bàn luận về một vấn đề chính trị, xã hội, đời sống. Đề tài của dạng bài này hết
sức rộng mở, bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối sống, những hiện
tượng tích cực, tiêu cực trong đời sống, vấn đề thiên nhiên, môi trường, vấn đề hội

nhập, vấn đề giáo dục nhân cách Nghĩa là ngoài những tác phẩm văn học ( lấy tác
phẩm văn học trong nhà trường làm đối tượng) thì tất cả các vấn đề khác được đưa
ra bàn luận đều được xếp vào dạng nghị luận xã hội. Có thể qui về hai dạng đề cơ
bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học xét cho cùng thì cũng
phải qui về một trong hai dạng đề trên. Trên thực tế các đề nghị luận xã hội rất
phong phú và đa dạng, sự phân chia dạng đề chỉ là tương đối. Nhiều khi giới hạn
giữa hai dạng đề rất nhỏ nên học sinh khó xác định rạch ròi. Việc nhận dạng đề
trước khi tìm hiểu đề rất quan trọng, giúp học sinh định hướng đúng cho bài làm,
tránh sai lạc trong trong quá trình làm bài.
1. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng
đạo đức, lối sống, quan niệm của con người. Vấn đề tư tưởng đạo lí thường được
nêu lên trong các ý kiến, nhận định của các bậc vĩ nhân, hay nhà thơ, nhà văn, hoặc
được nêu ra ở tục ngữ, ca dao….
Ví dụ:
- Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về
ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn
đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” (Theo sách Dám thành công – Nhiều
tác giả, NXB trẻ, 2008, tr90): Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2009.
- “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng
kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép Tônxtôi) . Anh
(chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng
của mình .
- “Đời người cũng như một bài thơ, giá trị của nó không tùy thuộc vào số câu mà
tùy thuộc vào nội dung” (Seneca). Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
- “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: Thời
gian, lời nói và cơ hội” Lời nhắn nhủ này nhắc anh (chị) điều gì?
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
5

- Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Chúa Jesus: “Thiên đường ở chính trong ta.
Địa ngục cũng do ta mà có”
- Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Tuân Tử: “Người khen ta mà khen phải là
bạn của ta, người chê ta mà chê phải là thầy của ta, những kẻ tâng bốc, xu nịnh là
thù của ta”.
Học sinh có thể nhận ra dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí khi nhận thấy đề
bài yêu cầu bàn luận về một nhận định, một câu tục ngữ, hay một câu danh ngôn.
Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và được đặt trong dấu ngoặc
kép.
2. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Xung quanh chúng ta hằng ngày có biết bao hiện tượng xảy ra. Có hiện tượng tốt,
có hiện tượng xấu. Tất cả những điều xảy ra trong cuộc sống ấy đều là hiện tượng
đời sống. Nghị luận về một hiện tượng đời sống là cách sử dụng tổng hợp các thao
tác lập luận để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội,
đáng khen, đáng chê, hay đáng suy nghĩ; có tính bức xúc, cập nhật nóng hổi diễn ra
trong đời sống hàng ngày, được xã hội quan tâm như: an toàn giao thông, gian lận
trong thi cử, bạo lực học đường, bệnh vô cảm, bệnh thành tích, bệnh đạo đức giả,
hiện tượng mê muội thần tượng từ đó làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu
sâu, để đồng tình hoặc bác bỏ trước những hiện tượng đó. Các đề thường gặp là:
- Hãy viết một bài văn bàn về vấn đề: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để
góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.
- Em có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực học đường đang diễn ra khá nhiều trong
trường học hiện nay?
- Hãy viết một bài văn với tiêu đề: “ Nước - nguồn tài nguyên quý vô giá”.
- Hãy viết một bài văn bàn về vấn đề: ô nhiễm môi trường .
- Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa
nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”
- Anh (chị) có suy nghĩ gì về căn bệnh vô cảm trong xã hội ta hiện nay?
- “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Suy
nghĩ của em về ý kiến trên.

- Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về
hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:
“Chiều ngày 30 - 4 – 2013, bên bờ sông Lam , đoạn chảy qua xã Trung Sơn,
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT
Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến.
Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu
được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì
Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.
(Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6 - 5 - 2013)
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
6
Học sinh nhận ra dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống nhờ vào đối
tượng được đề cập đến trong đề bài và yêu cầu của đề bài. Đối tượng được đề cập
bây giờ không phải là một câu nói nào đó mà là một vấn đề đang xảy ra trong cuộc
sống hiện tại. Thông thường trên dạng đề này có các từ ngữ như: hiện tượng, vấn đề,
vấn nạn…. nhờ các từ ngữ nói trên, học sinh có thể xác định được dạng đề ngay tức
thì.
Tuy nhiên với một số đề thì vấn đề lại không hoàn toàn đơn giản như vậy. Có
những đề có sự giao thoa giữa nghị luận về một tư tưởng đạo lí với nghị luận về một
hiện tượng đời sống.
Ví dụ: Nhà hoạt động xã hội Martin Luther King từng nói: “Trong thế giới này,
chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả
vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Đề bài trên vừa bàn về tư tưởng đạo lí, vừa bàn về hiện tượng đời sống. Với dạng
đề bài này, học sinh cần kết hợp yêu cầu bài làm của cả hai dạng đề để giải quyết.
Trước hết các em cần xác định phần chung của hai dạng đề cần giải quyết, đó là:
- Giới thiệu, tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng cần giải quyết.
- Bình luận về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống. Chỉ ra mặt đúng, mặt tích
cực, hay mặt sai, mặt tiêu cực của vấn đề cần bàn luận.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Mỗi dạng đề có các yêu cầu riêng của nó. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo
lí cần thiết phải giải thích ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Còn dạng đề nghị luận về một
hiện tượng đời sống cần thiết phải phân tích nguyên nhân và chỉ ra hậu quả của hiện
tượng cần bàn luận. Đối với các đề bài có sự kết hợp cả hai dạng thì học sinh cần
phải xác định luận điểm nhiều hơn, bao gồm cả phần chung và phần riêng đã nói
trên.
Như vậy, nhận dạng đề là khâu quan trọng đầu tiên giúp học sinh xác định
được hướng đi của bài làm, nhằm tránh việc lạc đề. Có thể thấy dạng đề được thể
hiện khá rõ qua các dấu hiệu ngôn ngữ có trong đề bài. Đề nghị luận về một tư
tưởng đạo lí thường yêu cầu bàn luận về một nhận định, một câu tục ngữ, một câu
danh ngôn. Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và được đặt
trong dấu ngoặc kép. Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường đề cập đến
đối tượng cụ thể là các hiện tượng, vấn đề, vấn nạn học sinh có thể nhận biết dễ
dàng nếu tập trung chú ý.
II. TÌM HIỂU ĐỀ:
Sau khi nhận dạng đề, học sinh cần tiến hành khâu tìm hiểu đề. Đây không phải
là công đoạn riêng của văn nghị luận xã hội mà bất cứ bài làm văn nào cũng cần
thiết phải được chú ý. Tìm hiểu đề là tìm hiểu 3 yêu cầu của đề, bao gồm:
- Yêu cầu về thể loại.
- Yêu cầu về nội dung.
- Yêu cầu về dẫn chứng.
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
7
Về thể loại gần như cả 2 dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận
về một hiện tượng đời sống đều là bình luận. Về dẫn chứng, người viết phải biết huy
động mọi loại kiến thức trong nhà trường cũng như trong cuộc sống đặc biệt là
những hiểu biết thực tế để làm cho bài viết vừa sâu sắc vừa sống động, đầy sức
thuyết phục. Yêu cầu quan trọng nhất là về nội dung đòi hỏi học sinh phải xác định
đúng trọng tâm của đề thì bài viết mới đúng hướng.
Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng: “Nếu cuộc đời là một bộ phim , tôi muốn là vai phụ

xuất sắc nhất”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Luận đề của đề bài này là: Bàn về vai trò của một người bình thường trong xã hội
nhưng là người bình thường xuất sắc.
Ví dụ 2: Hãy viết bài văn với tiêu đề: “Góc sân và khoảng trời”.
Luận đề của đề bài này là: Bàn về mối quan hệ giữa những cái nhỏ bé, gần gũi và
những cái lớn lao, to tát; giữa thực tại và ước mơ, khát vọng.
Ví dụ 3: Có ý kiến cho rằng: “ Một người chưa biết đến những lời nói dối đẹp thì
cũng chưa biết đến thế giới chân thực” . Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Luận đề của đề bài này là: Bàn về ý nghĩa của những lời nói dối đẹp.
Ví dụ 4: Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Âu Dương Tử: “Trăm sông học bể
đến được bể. Gò đống học núi không đến được núi là bởi một đằng đi, một đằng
đứng”.
Luận đề của đề bài này là : Tầm quan trọng của cách học và cũng là cách sống của
con người trong cuộc đời.
Ví dụ 5: Có ý kiến cho rằng: “ Một người khi đã đánh mất niềm tin vào bản thân
thì sẽ đánh mất thêm nhiều thứ quí giá khác”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Luận đề của đề bài này là: Bàn về vai trò, tầm quan trọng của lòng tự tin.
Ví dụ 6: Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Chúa Jesus: “Thiên đường ở chính
trong ta. Địa ngục cũng do ta mà có”.
Luận đề của đề bài này là: Cuộc sống của chúng ta trở nề đẹp đẽ hay chán ngắt là
do chính chúng ta quyết định.
Từ một số ví dụ trên có thể thấy việc tìm hiểu đề có ý nghĩa như thế nào. Nó xác
định đúng hướng, đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Những học sinh vội vàng, hấp tấp,
bỏ qua công đoạn tìm hiểu đề, gặp những đề như thế này chắc chắn sẽ làm lạc đề.
Phương pháp chung cho việc tìm hiểu đề là: Đọc thật kĩ đề ra, tiếp theo tìm từ hoặc
cụm từ then chốt có chứa ẩn ý được gọi là từ khóa hay cụm từ khóa . Sau đó giải mã
các từ khóa để tìm ra yêu cầu trọng tâm của đề là gì. Ở ví dụ 1 cụm từ then chốt là
“vai phụ xuất sắc nhất”; nếu xác định từ then chốt là cuộc đời hay bộ phim thì sẽ lạc
đề ngay. Ở ví dụ 2 từ khóa là “góc sân” và “khoảng trời”; ví dụ 3 cụm từ khóa là
“lời nói dối đẹp” và “thế giới chân thực”; ví dụ 4 từ khóa là “đi” và “đứng”; ví dụ 5

cụm từ khóa là “niềm tin vào bản thân”; ví dụ 6 từ khóa là “thiên đường” và “địa
ngục”
III. LẬP Ý:
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
8
Đa số học sinh hiện nay thường mắc phải một lỗi cơ bản đáng tiếc là không thiết
lập hệ thống ý trước khi viết bài. Các em thường nghĩ đến đâu, viết đến đấy nên bài
viết thường lan man, ý lộn xộn, thiếu ý hoặc các ý trình bày trùng lặp. Vấn đề được
hiểu lơ mơ lại viết theo kiểu ngẫu hứng nên bài làm thường không sâu, không đạt
được yêu cầu của đề ra.
Ở một bài văn nghị luận xã hội , luận điểm chính đã có sẵn ở cấu trúc bài làm.
Học sinh chỉ cần dựa vào trình tự các bước để thiết lập luận điểm. Sách giáo khoa
ngữ văn 12 đã đưa ra phần ghi nhớ về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
và nghị luận về một hiện tượng đời sống như sau:
- “Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường có một số nội dung sau:
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận;
+ Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến
vấn đề bàn luận;
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
+ Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố
biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.”
(Sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 1, NXB giáo dục, tr 21)
- “Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung:
+ Nêu rõ hiện tượng
+ Phân tích các mặt đúng, sai, lợi, hại.
+ Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã
hội đó.
+ Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố
biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng”
(Sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 1, NXB giáo dục, tr 67)

Sau đây tôi xin triển khai cụ thể hơn về cách thiết lập luận điểm trong một bài nghị
luận xã hội (các luận điểm trong phần thân bài).
1. Đối với đề bài nghị luận về một tư tưởng đaọ lí:
- Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
Làm rõ vấn đề được dẫn trong đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng trích dẫn một
câu tục ngữ, một câu danh ngôn hay một nhận định, người viết cần lần lượt giải
thích, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm, ý nghĩa của các từ ngữ,
hình ảnh đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề
được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ, bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng của từ ngữ.
+ Luận cứ: Nghĩa đen (nghĩa tường minh)
Nghĩa bóng (nghĩa hàm ẩn)
Nghĩa cả câu
- Luận điểm 2: Bàn luận về tư tưởng đạo lí được đề cập đến trong đề bài.
+ Luận cứ 1: Các biểu hiện của vấn đề trong thực tế đời sống.
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
9
+ Luận cứ 2: Ý nghĩa, tác dụng của vấn đề đối với đời sống xã hội: Mặt tích cực,
tiêu cực, đúng hay chưa đúng của tư tưởng đạo lí, khẳng định mặt đúng, tích cực,
bác bỏ những biểu hiện sai lệch.
+ Luận cứ 3: Bàn luận mở rộng, nâng cao vấn đề: Đưa ra phản đề làm đối sánh
nhằm khẳng định luận đề, mở rộng nâng cao vấn đề lên mức độ khái quát thành
quan niệm sống, triết lí sống.
- Luận điểm 3: Bài học sâu sắc cho bản thân:
+ Luận cứ 1: Bài học về nhận thức
+ Luận cứ 2: Bài học về hành động.
Yêu cầu với các bước tiến hành một bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí là: giải
thích vấn đề thật rõ ràng, nêu biểu hiện của vấn đề thật cụ thể, bàn luận thật sâu và
rút ra bài học thật thấm thía, sâu sắc.
Ví dụ1: Có ý kiến cho rằng: “Bàn tay tặng hoa hồng luôn phảng phất hương

thơm”.
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
- Luận điểm 1: Giải thích ý kiến:
+ Luận cứ 1: Ý kiến trên chứa đựng một hàm ý sâu sắc ẩn dưới những hình ảnh có
ý nghĩa biểu trưng. “Bàn tay” là hình ảnh hoán dụ để chỉ “người tặng hoa hồng” tức
là người có lòng nhân ái, vị tha, luôn biết đồng cảm, sẻ chia, biết sống vì người
khác. “Tặng” là thái độ, là hành động tự nguyện, vui vẻ, chân thành trao cho người
khác một thứ gì đó của mình. “Hoa hồng” là hình ảnh biểu trưng cho vẻ đẹp của tình
yêu thương chân thành, của lòng nhân ái, của tất cả những gì trong sáng, cao đẹp.
Còn hình ảnh “phảng phất hương thơm” là niềm hạnh phúc của người biết trao tặng.
+ Luận cứ 2: Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói trên là: Biết đồng cảm, sẻ chia, biết
trao tặng tình yêu thương chân thành, biết sống vì người khác thì sẽ luôn cảm thấy
hạnh phúc. Đó là một cách để chúng ta làm đẹp tâm hồn mình và góp phần làm đẹp
cho cuộc sống.
- Luận điểm 2: Bàn luận về vấn đề:
+ Luận cứ 1: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu đi sự ấm áp của những tấm lòng? Mỗi
con người sẽ như thế nào nếu tâm hồn ngày càng cằn cỗi? Nếu không biết tự làm
giàu cho tâm hồn mình thì con người sẽ chẳng khác gì những cỗ máy. Sự thơm thảo
của những tấm lòng biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia chính là biểu hiện sinh động
nhất, đẹp đẽ nhất, ấm áp nhất của tâm hồn con người và cũng là của cuộc sống.
+ Luận cứ 2: Xung quanh chúng ta hàng ngày, hàng giờ có biết bao nhiêu hành
động, việc làm của các cá nhân, tập thể luôn sẵn sàng cưu mang, đùm bọc, sẻ chia
với người khác. Cái mà họ cho đi không phải lúc nào cũng mang giá trị vật chất mà
trước hết là ý nghĩa tinh thần. Nó là biểu hiện của đạo lí sống cao đẹp, của truyền
thống nhân ái có từ xa xưa của dân tộc ta.
+Luận cứ 3: Bên cạnh những người sẵn lòng trao cho người khác tất cả những gì
tốt đẹp mình có thì vẫn còn không ít những kẻ chỉ biết sống cho riêng mình, ích kỉ,
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
10
hẹp hòi, bon chen, vụ lợi, không dám rớt cho ai thứ gì hoặc chỉ biết nhận mà không

có trao. Nếu bất đắc dĩ phải trao thì miễn cưỡng hoặc vì mục đích vụ lợi nào đó
Tất cả các cách sống trên sẽ không bao giờ có được niềm vui, niềm hạnh phúc đích
thực của người được cho, không bao giờ cảm nhận được vẻ đẹp của những tấm lòng
và tất yếu sẽ không thể thấy được giá trị đích thực của cuộc sống từ sự vị tha.
+ Luận cứ 4: Yêu thương người khác bằng cả trái tim thì sẽ được đáp lại bằng tình
cảm chân thành. Biết cho đi cũng sẽ được nhận lại. Đó là phần thưởng xứng đáng
cho những người có cách sống đẹp.
+ Luận cứ 5: Được ban tặng là niềm hạnh phúc nhưng biết ban tặng cho người
khác còn hạnh phúc hơn. Điều quan trọng không phải là tặng cái gì mà là tặng như
thế nào. Món quà được trao gửi, ban tặng sẽ có ý nghĩa hơn gấp bội khi nó được trao
đi từ những “tấm lòng”.
- Luận điểm 3: Bài học nhận thức và hành động:
+ Luận cứ 1: Hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc của ý kiến trên, liên hệ với bản thân, nhìn
nhận đánh giá lại chính mình.
+ Luận cứ 2: Cần tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn để
sống đẹp hơn, hòa đồng hơn với mọi người xung quanh. Biết đồng cảm, sẻ chia để
làm giàu cho tâm hồn mình và góp phần làm đẹp cho cuộc sống.
Ví dụ 2: Suy nghĩ của anh chị về câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó,
không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
- Luận điểm 1: Giải thích câu nói:
+ Luận cứ 1: Nghĩa tường minh: Trước đây, giao thông chưa thuận tiện, muốn
đến nơi nào đó phải trèo đèo lội suối rất vất vả. Những cuộc hành trình dài thường
khiến người ta mệt mỏi, sợ hãi, không dám đến đích cần tới.
+ Luận cứ 2: Nghĩa hàm ẩn: Đường đi còn có nghĩa là đường đời, cuộc sống con
người; Sông, núi là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn thử thách.
+ Luận cứ 3: Ý cả câu: Mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua nếu con
người có ý chí và nghị lực.
- Luận điểm 2: Bàn luận về vấn đề.
+ Luận cứ 1: Cuộc sống luôn chứa đựng muôn vàn khó khăn, trắc trở. Vượt qua
những khó khăn trắc trở đó, con người sẽ thành công.

Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi phải học dưới ánh đèn đom đóm mà đỗ đạt thành công.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí viết bằng đôi chân mà trưởng thành.
Stephen Hawking chỉ đi lại bằng xe lăn vì bại liệt nhưng đã trở thành nhà vật lý
học kiệt xuất, là người đầu tiên nêu lên khái niệm “hố đen vũ trụ” có ý nghĩa lớn đối
với nhân loại.
Nick Vujicick, chàng trai khuyết tật bẩm sinh, không có cả tay và chân nhưng
anh không hề nản chí, với sự nỗ lực vượt bậc, anh đã vượt lên số phận, vượt lên
chính mình để trở thành một diễn viên xuất sắc, một nhà diến thuyết nổi tiếng, anh
đã truyền lửa sống cho biết bao người đặc biệt là thế hệ thanh niên.
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
11
+ Luận cứ 2: Những khó khăn thử thách là cơ hội để thử sức, rèn luyện bản thân
mình, là cơ hội để nhận diện năng lực mình, và là cơ hội để có những bài học.
Dẫn chứng: Nhà diễn thuyết nổi tiếng thời cổ đại Hi Lạp Demosthenes thưở nhỏ bị
nói lắp. Khi đứng trên sân khấu diễn giảng, giọng nói ông không rõ ràng, phát âm
không chuẩn, vẫn thường bị mọi người chế nhạo. Nhưng ông không hề chán nản. Để
khắc phục khó khăn này, ngày ngày ông đều ngậm một viên đá trong miệng, rồi
đứng trước biển tập đọc. Sau một thời gian kiên trì tập luyện, ông đã chứng minh
được năng lực của mình, và trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng nhất Hi Lạp.
Nhà bác học Marie Curie đã từng bị bệnh ung thư máu, nhưng bà đã không chịu
cúi đầu bỏ cuộc, không cam tâm để mình trở thành người vô dụng, và cuối cùng bà
đã hai lần được nhận giải thưởng Nobel (về vật lí và hóa học).
Từ hai luận cứ trên, khẳng định câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng.
Nếu con người kiên trì nghị lực thì “không có việc gì khó” cả.
- Luận cứ 3: Phê phán một bộ phận trong xã hội thiếu ý chí nghị lực trong cuộc
sống. Gặp chuyện khó khăn là chán nản, sinh ra bi quan, hoặc sa vào con đường tội
lỗi.
- Luận điểm 3: Rút ra bài học trong cuộc sống:
+ Luận cứ 1: Con người cần ý thức được vai trò, tầm quan trọng của tinh thần
vượt khó trong cuộc sống.

+ Luận cứ 2: Liên tưởng bài thơ của Bác Hồ: “Không có việc gì khó; Chỉ sợ lòng
không bền; Đào núi và lấp biển; Quyết chí ắt làm nên.” Mỗi con người cần mài sắc
ý chí, nghị lực trên mọi bước đường, mọi hành trình.
2. Đối với đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Luận điểm 1: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần bàn luận:
- Luận điểm 2: Nêu thực trạng của hiện tượng, phân tích các mặt đúng, sai, lợi, hại.
- Luận điểm 3: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, bày tỏ thái độ, ý kiến của
người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Luận điểm 4: Tìm hiểu hậu quả của hiện tượng.
- Luận điểm 5: Nêu giải pháp.
Ví dụ 1: Suy nghĩ của em về nạn bạo hành gia đình đang diễn ra khá nhiều trong
xã hội hiện nay
- Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng
Nạn bạo hành gia đình là hiện tượng các thành viên trong gia đình có hành vi
dùng bạo lực để xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các thanh viên khác như:
chồng hành hạ vợ con, bố mẹ hành hạ con cái…biểu hiện và mức độ của nạn bạo
hành gia đình có khác nhau, có thể là đánh đập, hành hạ, chửi bới, mạt sát cũng có
thể là giam hãm, cấm đoán….
- Luận điểm 2: Thực trạng của hiện tượng
Nạn bạo hành gia đình đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay, nó trở
thành một vấn đề nhức nhối, một vấn nạn của xã hội.
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
12
Dẫn chứng: Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đã không ít lần đưa tin về
các vụ bạo hành gia đình gây hậu quả tồi tệ như: vợ bị chồng đánh thành tật, con bị
bố mẹ hành hạ gần chết, lại có những trường hợp con cái không được đáp ứng, thỏa
mãn những đòi hỏi đã có những hành vi thô bạo với bố mẹ…có những người đàn bà
trở nên tâm thần điên dại, có những đứa trẻ phải mang tật suốt đời, có những ông bố,
bà mẹ phải thắt cổ tự tử vì quá tuyệt vọng với những đứa con hư hỏng. Điều đó quả
thực rất đau lòng, xót xa và được dư luận xã hội rất quan tâm.

- Luận điểm 3: Nguyên nhân của hiện tượng
Nguyên nhân của hiện tượng bạo hành gia đình có rất nhiều nhưng có thể kể ra
những nguyên nhân cơ bản sau:
Do cuộc sống quá khó khăn đến mức quẫn bách, bức bối sinh ra đánh chửi nhau
trong gia đình.
Do một số người nghiện ngập không làm chủ được hành vi.
Do bản tính hung ác của một số người, khi không vừa ý thì sẵn sàng dùng bạo
lực hành hạ cả người thân.
Do ghen tuông mù quáng.
Do một số người mang tư tưởng phong kiến nặng nề, cổ hủ, đó là những người
đàn ông gia trưởng, độc đoán, tự cho mình cái quyền được hành hạ vợ con.
………
- Luận điểm 4: Tìm hiểu hậu quả của hiện tượng, bày tỏ thái độ, ý kiến của người
viết về hiện tượng đó
+ Luận cứ 1: Cho dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì bạo hành gia đình cũng là
yếu tố đầu tiên dẫn tới sự rạn nứt, sứt mẻ thậm chí là đổ vỡ ở nhiều gia đình.
+ Luận cứ 2: Xét cho đến cùng thì bạo hành gia đình cũng là sự vi phạm nhân
quyền, vi phạm đạo đức xã hội, cao hơn cả là vi pháp luật. Bởi nó chà đạp lên quyền
sống và nhân phẩm, chà đạp lên quyền bình đẳng của con người; biểu hiện sự thiếu
tôn trọng lẫn nhau, thiếu tình thương và lòng nhân ái của các thành viên trong gia
đình.
- Luận điểm 5: Giải pháp và cách khắc phục:
+ Cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vấn đề bình đẳng, bình
quyền trong gia đình; bài trừ thói gia trưởng.
+ Bản thân mỗi người phải tự có ý thức quí trọng gia đình, có tình yêu thương
chân thành, luôn nỗ lực cố gắng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Phải thực sự xem gia
đình là tổ ấm, là điểm tựa, niềm tin, là tình yêu và hạnh phúc đích thực. Đây là yếu
tố căn bản có tính chất quyết định việc loại bỏ nạn bạo hành gia đình.
+ Cần ngăn chặn nạn bạo hành gia đình bằng cách kêu gọi dư luận xã hội lên án,
bài trừ đối với tệ nạn này.

+ Khi cần thiết phải có sự can thiệp của pháp luật. Hiện nay Bộ luật của nước
CHXHCN Việt Nam đã có một số điều luật để bảo vệ cho quyền con người, ngăn
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
13
chặn nạn bạo hành gia đình như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ bà mẹ, trẻ
em….
Ví dụ 2: Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện
nay.
- Luận điểm 1: Giải thích bệnh vô cảm là gì? Hiện tượng mà quan hệ giữa người với
người trở nên lạnh lùng, thiếu quan tâm lẫn nhau, thiếu trách nhiệm với nhau trong
cuộc sống.
- Luận điểm 2: Nêu thực trạng về bệnh vô cảm
+Luận cứ 1: Biểu hiện: Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ với người khác, nhất là với
những người gặp khó khăn hơn mình.
Dẫn chứng: Đi đường gặp người hoạn nạn thì làm ngơ. Đi xe bus không nhường
ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai.
+ Luận cứ 2: Đối tượng vô cảm: người với người trong đời sống xã hội như bác
sĩ vô cảm với bệnh nhân, thầy cô giáo với học sinh, cha mẹ với con cái…
Thế hệ trẻ ngày nay rất nhiều người thơ ơ, vô cảm.
- Luận điểm 3: Nêu nguyên nhân
+ Luận cứ 1: Về khách quan: Xã hội phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc
liệt đã khiến con người dễ quan tâm đến quyền lợi của bản thân mình một cách thái
quá.
+ Luận cứ 2: Về chủ quan: Thói ích kĩ có sẵn trong mỗi con người.
Một bộ phận được xã hội trao quyền lực nhưng không ý thức đầy đủ trách nhiệm
đối với xã hội, đã tỏ ra hống hách, chuyên quyền.
Cá nhân, nhà trường, xã hội chưa thường xuyên giáo dục tuyên truyền kịp thời
một cách hài hòa giữa trí, đức và mĩ.
- Luận điểm 4: Nêu hậu quả:
+ Xã hội thiếu tình người trong đời sống cộng đồng.

+ Ảnh hưởng đến tương lai của những con người đang trong quá trình hoàn thiện
nhân cách, hoàn thiện đời sống tâm lí.
+ Đời sống tâm hồn con người trở nên nghèo nàn.
+ Xã hội nhức nhối vì những bất công vô lí.
- Luận điểm 5: Thái độ và đề xuất giải pháp
+ Lên án nghiêm khắc trước những suy nghĩ và hành động vô cảm của con
người.
+ Tích cực tham gia ngăn chặn và tuyên truyền giáo dục mọi người về một lối
sống đẹp.
+ Mỗi người cần tự rèn luyện để có lẽ sống đẹp, cao cả, nhân ái, vị tha.
+ Cần tham gia những phong trào thanh niên với mục đích giúp đỡ, quan tâm đến
những số phận bất hạnh.
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
14
Cần nhấn mạnh cho học sinh nhớ rằng: Mỗi luận điểm nên được viết thành một
đoạn văn riêng biệt, để người đọc nhận thấy bài làm có luận điểm rõ ràng, mạch lạc
và học sinh cũng tránh được lối viết lan man, nhập nhằng, không rõ ý.
IV. LẬP DÀN Ý:
Từ yêu cầu chung và một số ví dụ nêu trên, chúng tôi đề nghị mẫu dàn bài cho
bài văn nghị luận xã hội như sau:
1. Đối với đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu khái quát nhận định, đánh giá có nêu ra ở đề bài. Sau
đó định hướng vấn đề nghị luận.
Lưu ý: Học sinh phải trích dẫn nhận định và nêu luận đề của đề bài trong phần
mở bài này.
- Thân bài:
+ Giải thích Làm rõ nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí được dẫn trong đề.
+ Các biểu hiện của vấn đề trong thực tế đời sống.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống hiện
tại.

+ Ý nghĩa, tác dụng của vấn đề đối với đời sống xã hội: Mặt tích cực, tiêu cực,
đúng hay chưa đúng của tư tưởng đạo lí, khẳng định mặt đúng, tích cực, bác bỏ
những biểu hiện sai lệch.
+ Bàn luận mở rộng, nâng cao vấn đề: Đưa ra phản đề làm đối sánh nhằm khẳng
định luận đề, mở rộng nâng cao vấn đề lên mức độ khái quát thành quan niệm sống,
triết lí sống.
- Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu bài học sâu sắc cho bản thân về nhận thức, về hành
động.
Lưu ý: Bài làm ở dạng này cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và
đưa ra ý kiến riêng của mình. Có thể chọn dẫn chứng từ 3 nguồn: thực tế, sách vở và
giả thiết. Tuy nhiên không nên chọn nhiều dẫn chứng văn học, vì sẽ dễ sa vào nghị
luận văn học.
2. Đối với đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng đời sống có vấn đề, cần bàn luận.
- Thân bài:
+ Nêu thực trạng của hiện tượng, phân tích các mặt đúng, sai, lợi, hại.
+ Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng.
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
+ Đề xuất các giải pháp cụ thể đối với hiện tượng.
- Kết bài: Kết luận, khẳng định những vấn đề đã nêu trong thân bài.
Lưu ý: Bài làm ở dạng này cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định,
đưa ra ý kiến và sự cảm nhận riêng của người viết.
V. HUY ĐỘNG DẪN CHỨNG
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
15
Bài làm thiếu dẫn chứng cụ thể cũng là một thiếu sót thường xuyên xảy ra trong
các bài làm văn nghị luận xã hội của các em học sinh. Để chứng minh một cách
thuyết phục cho các luận điểm của một bài văn nghị luận xã hội, người viết phải sử
dụng các dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về những người thật, việc thật. Đây là một
công việc vô cùng khó khăn đối với học sinh, bởi vì vốn hiểu biết về thực tế xã hội

của các em còn quá ít. Để có thể có những hiểu biết nhất định về thời sự, về các vấn
đề chính trị xã hội nóng bỏng của đất nước, đặc biệt là các vấn đề đang được đưa ra
bàn luận, được dư luận xã hội quan tâm, từ đó tích lũy thành những dẫn chứng cụ
thể để đưa vào bài làm của mình, học sinh cần tích lũy từ nhiều kênh thông tin khác
nhau như: sách vở, báo chí, truyền hình, internet, đời sống thực tế.… như thông tin
về các vụ tai nạn giao thông, thống kê số người tử vong vì tai nạn giao thông trong
một năm, thông tin về tình hình biến đổi khí hậu, về nạn gian lận thi cử trong các kì
thi tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng, thông tin về sự kiện chàng trai Nick
Vujicick đến Việt Nam….
Ví dụ: “Tháng 5-2013, Nick Vujicick chàng trai diệu kì đã đến Việt Nam. Anh sinh
ra ở Austrailia, hiện sống tại California (Mĩ). Từ khi ra đời anh đã mắc hội chứng
rối loạn gen hiếm gặp, gây ra sự thiếu hụt chân tay. Chàng trai không chân, không
tay đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng với ý chí và nghị lực phi
thường, với lòng lạc quan vô bờ bến, anh đã vươn lên, tự luyện tập để có thể vượt
qua tật nguyền, làm được mọi việc mà những người bình thường vẫn làm, thậm chí
là những việc người bình thường khó làm được. Nick Vujicick đã là tác giả của hai
cuốn tự truyện nổi tiếng “Cuộc sống không giới hạn” và “Đừng bao giờ từ bỏ khát
vọng”; anh từng là diễn viên điện ảnh xuất sắc, là nhà diễn thuyết tài năng với hơn
1600 bài nói chuyện ở 24 quốc gia. Một lần nữa Nick Vujicick đã truyền lửa sống
cho những người khuyết tật và những bạn trẻ ở Việt Nam”. (Theo báo Dân trí ngày
28-5-2013).
Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin đại
chúng, học sinh cần ghi lại thông tin về những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện,
những con số chính xác về một sự việc nào đó để có thể huy động làm dẫn chứng
cho bài viết của mình.
Dĩ nhiên là các tư liệu về đời sống thực tế phải được các em tích lũy dần dần
trong cuộc sống của mình. Điều đặc biệt chú ý là học sinh phải nhớ được tên cụ thể
của con người hay hiện tượng đưa ra làm dẫn chứng, tránh việc đưa dẫn chứng
chung chung kiểu như: có những người, có bạn học sinh, ở một trường học nọ.…
VI. KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT:

Trong quá trình viết bài làm văn nghị luận xã hội, có một yêu câu vô cùng quan
trọng không thể bỏ qua là kĩ năng diễn đạt. Học sinh cần rèn luyện kĩ năng diễn đạt
tốt bằng cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (thao tác lập luận so sánh, giải
thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ) và các phương thức biểu đạt (thuyết
minh, biểu cảm, nghị luận) đã học. Với những học sinh có khả năng diễn đạt tốt và
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
16
văn viết có cảm xúc, chắc chắn bài viết của các em sẽ đạt được kết quả cao nhất nếu
có sự chuẩn bị tốt theo các hướng dẫn ở phần này.
Trong quá trình dạy, trong các tiết trả bài, giáo viên cần quan tâm nhiều đến việc
rèn luyện các thao tác lập luận cho học sinh thông qua các dẫn chứng cụ thể trong
bài viết của các em.
PHẦN III: THỰC NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
I. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM:
Các nội dung được trình bày ở phần II của đề tài này đã được ứng dụng ở trường
THPT Hà Trung trong 2 năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 -2013.
- Đối tượng thực nghiệm đại trà: Học sinh lớp 12 của trường.
- Thời gian tiến hành:
+ Năm học 2011 – 2012: Thực hiện trong các tiết dạy lí thuyết về nghị luận xã
hội, các tiết trả bài số 1 và số 3 ở chương trình ngữ văn 12 cơ bản; các tiết trả bài số
1, số 3 và số 6 trong chương trình ngữ văn 12 nâng cao; nội dung thực nghiệm còn
được tiến hành trong 2 tuần ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định
của khung chương trình 37 tuần.
+ Năm học 2012 – 2013: Thực hiện trong các tiết dạy lí thuyết về nghị luận xã
hội, các tiết trả bài số 1 và số 3 ở chương trình ngữ văn 12 cơ bản; các tiết trả bài số
1, số 3 và số 6 trong chương trình ngữ văn 12 nâng cao Thực hiện trong nội dung
dạy phụ đạo khối 12 học 1 buổi/ tuần trong cả năm (đan xen trong chương trình phụ
đạo Ngữ Văn nói chung) và nội dung thực nghiệm còn được tiến hành trong 2 tuần
ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định của khung chương trình 37
tuần.

- Phương pháp thực nghiệm là: Ở những tiết đầu, giáo viên trình bày kĩ phương
pháp, cách thức tiến hành chuẩn bị cho một bài văn nghị luận xã hội. Sau đó, giáo
viên ra đề, học sinh tự tìm hiểu đề, tìm dẫn chứng, lập dàn bài, tiến hành viết bài.
Giáo viên kiểm tra, chấm, sửa chữa tỉ mỉ và cung cấp thông tin liên quan đến đề bài.
II. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
Chúng tôi đã tiến hành thống kê điểm bài kiểm tra của loại đề nghị luận xã hội
của học sinh các lớp 12 trong quá trình trực tiếp giảng dạy. Các bài viết số 1, số 3
được đánh giá thang điểm 10/10. Các bài kiểm tra học kì I, II được đánh giá thang
điểm 3/10. Như vậy, chúng tôi đã thống kê con số đạt điểm 5 trở lên của bài viết số
1, 3 và con số điểm 1,5 trở lên của bài kiểm tra học kì. Chúng tôi cũng đã so sánh
kết quả giữa các thời điểm, đặc biệt là ở 2 thời điểm: Khi giáo viên chưa cung cấp
nội dung thực nghiệm (ở bài viết số 1) và sau khi giáo viên đã tiến hành ôn tập cho
học sinh (ở các bài viết sau). Kết quả như sau:
Năm học Tên bài viết Lớp học Ghi chú
12A 12N
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
17
2011-2012 Bài số I 30% 37% Chương trình CB
Bài số III 40% 45% Chương trình CB
Bài kiểm tra HKI 50% 52% Chương trình CB
Bài kiểm tra HKII 62% 65% Chương trình CB
Năm học Tên bài viết Lớp học Ghi chú
12C 12M
2012-2013 Bài số I 42% 40% Chương trình CB
Bài số III 50% 51% Chương trình CB
Bài kiểm tra HKI 65% 67% Chương trình CB
Bài kiểm tra HKII 78% 83% Chương trình CB
Nhìn vào bảng so sánh trên, chúng tôi nhận thấy chất lượng bài làm nghị luận xã
hội của học sinh lớp 12 có được cải thiện rõ rệt tính từ thời điểm trả bài viết số 1
hằng năm. Rõ ràng là khi được hướng dẫn tỉ mỉ, được cung cấp nội dung cần thiết,

được rèn luyện kĩ năng nhuần nhuyễn, học sinh đã có kết quả làm bài tốt hơn hẳn.
Đây chính là minh cho tính khả thi của đề tài này.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm tôi đã đúc rút được một số giải pháp cơ
bản sau:
- Không cần phải chờ đến năm học 12 mới rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã
hội cho học sinh. Trên cơ sở kiến thức về văn nghị luận xã hội các em đã có ở
THCS, giáo viên cần tăng cường rèn luyện phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận
xã hội cho học sinh THPT từ lớp 10 thông qua các đề kiểm tra định kì, kiểm tra
thường xuyên (mứcđộ kiểm tra, đánh giá tùy thuộc vào loại bài kiểm tra).
- Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn vốn đã không dễ, để các em có hứng
thú trong làm bài nghị luận xã hội càng khó khăn hơn. Một trong những yếu tố gợi
hứng thú cho các em khi làm bài nghị luận xã hội là việc ra đề của giáo viên. Việc
đổi mới cách thức ra đề thi là vô cùng cần thiết. Xu hướng chung của đổi mới đề thi
môn văn là kiểu ra đề “mở”. Đề bài nghị luận xã hội rất phù hợp với kiểu ra đề mở.
Đó là mở về phạm vi đề tài, mở về thao tác nghị luận, mở về nội dung kiến thức, mở
cho những suy nghĩ độc lập và những kiến giải sáng tạo để từ đó "mở" ra một
không gian rộng lớn, kích thích suy nghĩ, sáng tạo và hứng thú làm bài của các em.
Chẳng hạn như:
+ Em hãy viết một bài văn với tiêu đề: “Điều kỳ diệu của tình yêu thương”.
+ Em hãy viết một bài văn với tiêu đề: “Góc sân và khoảng trời”.
+ Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm của con người thời hiện đại.
+ Bàn về hai chữ “Danh” và “Thực” của con người trong cuộc đời
+ Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội
nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
18
Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn
ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa

vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng: ơ hay,
việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh
nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra.
Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của Báo Hoa học trò).
Quà tặng cuộc sống mà anh (chị) nhận được từ câu chuyện trên?
Đề “mở” yêu cầu cao ở học sinh sự sáng tạo, linh hoạt, những suy nghĩ, cách kiến
giải độc lập, khó có thể lệ thuộc vào các loại tài liệu tham khảo. Kiến thức học được
ở nhà trường cũng như tích lũy trong đời sống, giờ đây có dịp được phát biểu ra theo
cảm nhận và suy nghĩ riêng của học sinh. Bài văn khi đó sẽ đích thực là một tác
phẩm nhỏ, là tiếng nói riêng của từng em, không ai giống ai, như một vườn hoa
nhiều hương sắc, chứ không chỉ là một bông hoa theo một khuôn mẫu cho sẵn. Bài
viết của học sinh sẽ không bị lệ thuộc, bắt chước hay ám ảnh bởi các bài văn mẫu
đang tràn lan trên thị trường sách hiện nay.
- Một trong những kinh nghiệm khi ra đề nghị luận xã hội cho học sinh là không ra
đề quá khó theo kiểu đánh đố, học sinh không làm được sẽ gây tâm lí chán nản. Tuy
nhiên cũng không ra đề quá dễ, kiểu đề chung chung, học sinh không phải suy nghĩ
nhiều chỉ “chém gió” cũng có thể kiếm được điểm khá. Ra đề làm sao phải “có vấn
đề” buộc học sinh phải có suy nghĩ, tìm tòi, trăn trở mới hiểu thấu đáo vấn đề. Như
thế mới rèn luyện được khả năng tư duy và lập luận của các em. Xin đơn cử một ví
dụ:
Đề bài: Nhà văn Nga Lep Tônxtôi từng nói: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng
bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
Một đề thi mới đọc qua có cảm tưởng rất dễ nhưng nếu học sinh không hiểu và
giải thích thấu đáo ý nghĩa cụm từ “quà tặng bất ngờ của cuộc sống” chắc chắn sẽ
không thể làm tốt đề này.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững và vận dụng linh hoạt qui trình các bước
tiến hành một bài nghị luận xã hội. Cho các em thực hành nhiều với các kiểu đề
phong phú, đa dạng. Một điều vô cùng cần thiết là giáo viên phải thực sự nhiệt tình
trong việc chấm, chữa bài, sửa và uốn nắn cho các em thật tỉ mỉ về kĩ năng trình bày

lập luận, huy động kiến thức, bày tỏ quan điểm thái độ riêng…
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
19
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Việc đưa mảng nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn THPT là hoàn toàn
phù hợp với mục tiêu giáo dục con người toàn diện. Một mặt, nó đáp ứng được yêu
cầu chung về đổi mới dạy học. Mặt khác, nó vừa đảm bảo yêu cầu đối với bộ môn
khoa học xã hội nhân văn, đó là giáo dục chân, thiện, mĩ cho học sinh, vừa chứng
minh những hiệu quả giáo dục đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách con người. Tuy nhiên điều này đã thách thức không nhỏ đối với người trực tiếp
giảng dạy và người học. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của đề tài, tôi không mong muốn
gì hơn là góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời
kì mới.
II. KIẾN NGHỊ:
Bất cứ công việc gì muốn đạt hiệu quả cao cũng đều cần có những điều kiện cần
thiết. Dạy và học bộ môn Văn nói chung, nghị luận xã hội nói riêng cũng vậy. Kiến
nghị mà tôi đưa ra ở đây là đề nghị các nhà quản lí giáo dục, những người làm
chương trình nên có sự điều chỉnh phù hợp, tăng thời lượng cho việc giảng dạy phần
nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn THPT thì chúng tôi, những người trực
tiếp giảng dạy mới có điều kiện giúp học sinh rèn luyện tốt, có kết quả cao khi làm
bài nghị luận xã hội trong các kì thi. Giúp các em phát triển năng lực, hoàn thiện
nhân cách hơn khi học tập mảng kiến thức này.
Trên đây là một vài ý kiến kết luận và đề xuất. Chúng tôi rất mong sự đóng
góp quý báu của các đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 01 tháng 6 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.

Phạm Thanh Hà
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (chủ biên), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1, NXB giáo
dục, Hà Nội, 2007.
2. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử, Hướng dẫn thực hiện chương trình sách
giáo khoa lớp 12 môn Ngữ Văn, NXB giáo dục, Hà Nội, 2008.
3. Vũ Nho, Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2009 – 2010
môn Ngữ Văn, NXB giáo dục Việt Nam.
4. Phan Quốc Trung, Những bài làm văn nghị luận xã hội chọn lọc, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội.
5. Lê Anh Xuân (chủ biên), Rèn kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT và thi
đại học môn Ngữ Văn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Người thực hiện: Phạm Thanh Hà – THPT Hà Trung
21

×