Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn rabelais

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.23 KB, 2 trang )

Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn Rabelais
Khoa học kĩ thuật phát triển gắn liền với sự phát triển và vận động của xã hội. Chúng ta đã từng
chứng kiến nhiều sự đổi thay đáng ngạc nhiên. Con người, từ thuở sơ khai, đã biết sử dụng công
cụ đồ đá để bắt lửa, săn bắt thú dữ. Ngày nay, họ đã biết sử dụng công cụ hiện đại của khoa học
kĩ thuật. Lịch sử phát triển của loài người ghi nhận những thành tự to lớn, không thể nào kể hết
của khoa học công nghệ . Đối với xu thế hiện nay, chúng ta cần thấy rõ được mối quan hế giữa
khoa học và nhân văn. Ngay từ thế kỉ XXI, Rabelais – một nhà văn đã lên tiếng cảnh
giác: : Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn.

Chúng ta điều biết rằng, khoa học là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau
như: toán học, thiên văn học, sinh học, văn học,… Khoa học ngày nay nhằm khám phá ra các
quy luật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên, sáng chế, phát minh ra các công cụ hiện đại nhằm
phục vụ đời sống tinh thần của con người. Đạo đức là nền tảng cho sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, khoa học phát triển nhằm phục vụ mục đích tốt đẹp của con người. Nếu không có đạo đức,
phát minh khoa học sẽ chỉ thỏa mãn được tham vọng tham lam ích kỉ của con người. Từ đó, loài
người sẽ bị rơi xuống bờ vực diệt vong, bị đẩy tới chỗ hủy hoại tâm hồn mình. Một người sở hữu
trí tuệ siêu phàm, xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khoa học, hiểu biết sâu rộng mà không có lương
tâm, không bồi dưỡng nhân cách bản thân thì cũng sẽ dẫn đến chỗ băng hoại, lụi tàn của tâm
hồn. Vậy là, bằng những lời lẽ ngắn ngọn mà khúc triết, Rabelais đã cho chúng ta bài học thấy
được mỗi quan hệ chặt chẽ giữa khoa học và nhân văn. Câu nói nhắc nhở chúng ta rằng: khoa
học phát triển luôn luôn phải hướng tới mục đích tốt đẹp để phục vụ đời sống vật chất, tinh thần
của con người. Đồng thời, nó cũng là phát súng hiệu, cảnh tình đối với những người con người
đang sử dụng thứ khoa học vì mục đích phi nghĩa, làm lụi tàm tâm hồn của con người. Mỗi
người chúng ta, không chỉ trau dồi cho mình về mặt kiến thức mà còn phải bồi đắp, hoàn thiện vẻ
đẹp của nhân cách, của tâm hồn.

Từ trước tới nay, lịch sủ phát triển của nhân loại, biết bao lần đã chứng kiến sự phát triển và thay
đổi đáng ngạc nhiên của khoa học kĩ thuật. Từ thời những thời sử dụng điện thoại chỉ vì mục
đích giao tiếp cho đến ngày nay, việc sử dụng điện thoại còn vì những mục đích cao hơn như
tiếp cận thông tin, giao lưu kết bạn với mọi người ở khắp nơi trên thế giới,… Thế rồi hàng ngàn,
hàng vạn những phát minh khoa học ra đời như: máy hơi nước, máy vi tính, cừu dolly nhân bản


vô tính, tàu vũ trụ,.. Và cũng đã rất nhiều lợi ích to lớn mà khoa học mang lại. Ví dụ như, việc
phát minh ra máy tính có thể giúp con người tiếp cận với kho tri thức khổng lồ của nhân loại để
làm phong phú vồn sống, vốn kiến thức của mình. Hay việc nhân bản vô tính cừu Dolly cũng có
thể nhân bản vô tính nhiều loài khác đã cứu sống các loài sinh vật khác đang đứng trên bờ vực
tuyệt chủng. Sự phát minh ra nhiều loại thuốc mới trong ý học cũng đã trị khỏi nhiều căn bệnh
nguy hiểm. Khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ thì sức lao động của con người sẽ dân được giải
phóng. Nhờ những máy móc, thiết bị hiện đại, phần nào việc lao động của con người cũng sẽ trở


nên ít vất vả hơn. Đồng thời, khoa học cũng làm cho con người hiểu sâu, học rộng, có thêm
nhiều kiến thức để phục vụ cho những mục đích chính đáng của cá nhân mỗi người.

Tuy nhiên, hầu hết mọi thứ trong cuộc sống đều như một con dao hai lưỡi, có cả mặt lợi và cả
mặt hại. Khoa học kĩ thuật cũng không nằm ngoài điều này. Bên cạnh những phát minh vĩ đại
phục vụ mục đích tốt đẹp của con người, phát minh khoa học vì mục đích vụ lợi cá nhân, làm lụi
tàm tâm hồn, đẩy nhân loại tới bờ diệt vong cũng không ít. Ví dụ, phát minh ra bom nguyên tử,
Mĩ đã thả hai quả bom xuống thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản làm hơn 8000
người chết vào năm 1945. Việc phát minh ra thuốc trừ sâu cũng đã làm ảnh hưởng không ít tới
môi trường thiên nhiên và sức khỏe của con người. Các hóa chất độc hại được phát minh ra
nhằm mục đích vụ lợi như hóa chất tạo nạc cho thịt lợn mà ngày nay chúng ta vẫn thường hay
gặp và gọi đó là thực phẩm bẩn. Rất nhiều những con người đang lạm dụng khoa học nhằm
những mục đích xấu xa, chỉ biết đến lợi ích bản thân mà không biết đến lợi ích của người khác.
Rồi có cả những con người chỉ lo làm giàu vốn kiến thức bản thân mà không trau dồi, làm đẹp
tâm hồn mình. Đó là những hiện tượng xấu và đáng trê trách, lên án.

Như vậy, tất cả chúng ta đều đã nhận thức rõ được hiểm họa khôn lường của khoa học không có
lương tâm. Trước sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, mỗi chúng ta hãy tự nhận
thức đầy đủ và rõ ràng rằng: khoa học phát triển là để phục vụ cho mục đích tốt đẹp, đáp ứng nhu
cầu vật chất và tinh thần của con người. Chỉ khi chúng ta chịu thay đổi nhận thức, suy nghĩ và
hành động của chúng ta sẽ thay đổi và nhờ đó, chúng ta sẽ không sự dụng khoa học vào những

mục đích xấu xa, làm lụi tàn tâm hồn con người. Thêm vào đó, chúng ta hãy tuyên truyền và kêu
gọi lương tâm con người, ngăn trặn sự phát triển của hoa học theo hướng tiêu cực, lên tiếng đấu
tranh bảo vệ nền hòa bình thế giới . Khoa học dù có phát triển như thế nào thì việc bồi dưỡng
nhân cách, tâm hồn mình vẫn là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng tận dụng
thành tựu của khoa học kĩ thuật để làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.



×