Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

NGHỊ LUẬN xã hội về văn hóa NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.61 KB, 2 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Tư tưởng văn hóa nghệ thuật của Bác Hồ luôn là tư tưởng sáng suốt và đúng đắn nhất cho
văn học thời kháng chiến. Nó chính là động lực khích lệ tinh thần chiến đấu của quần chúng. Tư
tưởng đó cũng được người nhắc đến trong một bài phát biểu tại triển lãm hội họa năm 1951 : ”
Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt
trận ấy”
Về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nó là một khái niệm bao hàm toàn bộ các lĩnh vực nghệ thuật
trong đó. Nhưng ở đây, ” Văn hóa nghệ thuật” được Bác nói đến mang khái niệm rất cụ thể. Văn
hóa nghệ thuật chính là văn học, gồm thơ ca kháng chiến, văn học kháng chiến… Trong thời
kỳ kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
chúng ta ngoài đấu tranh trên mặt trận chính trị mà còn dùng hình thức đấu tranh văn hóa nghệ
thuật. Từ đó quyền tự do ngôn luận được tất cả các nhà văn nhà thơ sử dụng như một vũ khí sắc
bén dùng chiến đấu. Bác Hồ cũng là một người chiến sĩ cộng sản, chính tác dụng của văn học
ảnh hưởng tới đời sống chiến đấu mà ngay cả khi ở trong ngục Bác vẫn nói ” Ngâm thơ ta vốn
không ham – Nhưng giờ trong ngục biết làm chi đây”. Nghệ thuật luôn mang đến cho người
nghệ sĩ nhiều cảm hứng sáng tác. Trong quan điểm sáng tác của Bác thường xác định rằng văn
chương là vũ khí chiến đấu, nhà văn cũng là chiến sĩ. Mặt trận tư tưởng chính trị chính là mặt
trận đấu tranh chính của quần chúng nhưng văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Phải chăng
có sự phi lý ở đây? ” mặt trận” là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái chính nghĩa và
phi nghĩa. Nó diễn ra trên tất cả mọi chiến trường cam go, quyết liệt căng thẳng với không khí
mù mịt khói súng, thuốc nổ nhưng mặt trận văn hóa nghệ thuật tuy không có tiếng súng nhưng
nó cũng rất quyết liệt, rất sôi sục. Đó là đấu tranh trên tư tưởng văn hóa, văn học nghệ thuật.
Trong câu thơ của Bác ” anh chị em chiến sĩ” là những nhà văn, nhà thơ kháng chiến mang niềm
cảm hứng sáng tác của mình vào cuộc đấu tranh chính. Thời điểm Bác nói câu phát biểu năm
1951 – cuộc đấu tranh chống Phát diễn ra rất quyết liệt, căng thẳng, ngay lúc này rất cần những
người chiến sĩ cộng sản phải có sự đúng đắn nhất cần thiết nhất khi cầm súng và cầm bút. Hầu
hết các nhà văn nhà thơ chúng ta biết đều là chiến sĩ như Phạm Tiến Duật, Tố Hữu, Chính Hữu…
Từ thời xa xưa, từ thời vua hùng dựng nước và giữ nước, trong quá trình bảo vệ đất nước thơ ca
cũng góp phần như khúc ca kháng chiến khích lệ tinh thần nhân dân như bản Tuyên ngôn
độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta của Lý Thường Kiệt ” Nam Quốc Sơn Hà”, bài thơ khẳng
định bờ cõi nước Nam cũng là động lực khích lệ tinh thần chiến đấu. Hay sự quyết liệt, khẳng


khái của Nguyễn Đình Chiểu ” Chở bao nhiêu đao thuyền không khảm – Đâm mấy thằng gian
bút chẳng tà”, dường như cây bút không mang ý nghĩa nhỏ bé, bình thường mà nó chính là người
bạn, là người chiến sĩ nhỏ bé trong chiến đấu. Văn học thời kháng chiến với các nhà thơ tiêu biểu
về chính trị, cách mạng không thể không nhắc đến Tố Hữu với tập thơ ” Từ ấy” hay ” xiềng
xích”. Con đường cách mạng soi sáng tư tưởng chiến đấu cho người chiến sĩ, Bác mang thơ
ca vào đời sống tinh thần chiến đấu, Bác đã từng viết báo. viết thơ, đặc biệt cuốn ” Đường Cách
Mệnh” tâp trung mọi tư tưởng quan điểm về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, hay ” Nhật
ký trong tù” mang ánh sáng của cách mạng vào đời người chiến sĩ khích lệ tinh thần chiến đấu.


Không chỉ mang đến cho người chiến sĩ cảm hứng sáng tác mà còn nuôi dưỡng tinh thần
yêu nước, tinh thần chiến đấu của người dân Việt Nam. Ngay cả khi chiến tranh đã lùi xa, văn
học luôn là liều thuốc bổ mỗi ngày để chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn, bồi đắp tình yêu nước. Các
nhà báo, nhà thơ mang tư tưởng yêu nước được người dân Việt Nam ta hưởng ứng, tiếp thu rất
nhanh. Với lòng yêu nước nồng nàn, tình yêu Tổ quốc các bài báo, các văn kiện của nhà nước,
của chính phủ ta nhằm động viên tinh thần nhân dân, mang tình yêu văn hóa nghệ thuật tới
Việt Kiều nước ngoài.
Đấu tranh trên mặt trận văn hóa nghệ thuật không phải là không có sự nguy hiểm, các nhà văn
nhà thơ cả thời chiến lẫn thời bình đều phải liều mình , vào tận chiến trường, vào tận nơi có tư
liệu sáng tác để viết bài để lấy được sự chân thực và sự can đảm nhất trong sáng tác. Với văn hóa
nghệ thuật, người nghệ sĩ luôn đẹp mỗi khi tình yêu Tổ Quốc, tình yêu đồng bào là động lực là
niềm tin chiến đâú.
Lời nhận xét của Bác về tư tưởng văn hóa nghệ thuật quả đúng đắn. Tư tưởng của người
làm kim chỉ lam soi sáng cho quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc của quần chúng. Người
luôn quan niệm rằng viết để cho nhân dân hiểu để quần chúng nhân dân cảm nhận một cách rõ
ràng thì đó là thành công của người nghệ sĩ. Qua câu nói của Bác ta thấy rõ được vai trò quan
trọng của văn hóa nghệ thuật.




×